Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

cay xoai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.95 KB, 13 trang )

BỆNH THÁN THƯ XOÀI

Tên khoa học:
Colletotricum gloeosporioides
[list][*]Nguyên nhân: Colletotricum gloeosporioides
Bệnh phổ biến và khá trầm trọng ở những khu vực trồng xoài.
[*]Triệu chứng của bệnh:
[]>Bệnh thường phổ biến trong mùa mưa hoặc vào những đêm có
sương bệnh bệnh thường tấn công cành non, lá non, hoa và trái. Trên hoa bệnh làm
rụng hoa và hư phát hoa. Ở lá đốm bệnh có màu xám nâu, tròn hay có gốc cạnh, tạo
các đốm cháy và rách lá nên lá bệnh mang nhiều vết thủng rồi rụng đi. Ngọn, cành
non có các đốm bệnh màu nâu xám phát triển lớn bao quanh cành, lan dần xuống,
vùng bị bệnh sẽ khô đi làm rụng lá và khô chết đọt. Trên trái triệu chứng thường thể
hiện rõ khi trái già chín, vỏ trái có những đốm đen hơi tròn hay bầu dục, cỡ 5 – 10
mm, lõm vào. Các đốm có thể liên kết nhau lại, thịt trái bên dưới đốm bệnh thường bị
chai và dính theo vỏ trái khi lột.
Mầm bệnh lưu tồn trong cành lá bị bệnh, lây lan phát triển mạnh nhất trong các tháng
mưa. Khi trời có nhiều sương, bệnh sẽ phát triển gây hại làm rụng nhiều bông.
[*]Phòng trị
Bệnh thán thư trên xoài việc tiêu hủy các cành lá bệnh để tránh lây lan là rất quan
trọng. Trong mùa mưa có thể phun định kỳ 7 ngày/lần các loại thuốc gốc đồng như
dung dịch Bordeaux 1%, Copper zinc, Copper B hay Benomyl từ khi hoa nở cho đền
2 tháng. Sau đó giảm số lần phun khoảng 1 tháng phun 1 lần.
Bệnh này gây hại nghiêm trọng trên lá, hoa và trái xoài, chúng nhiễm trên hầu hết các giống
xoài, lá xoài non khi chuyển từ màu đồng sang xanh sáng là giai đoạn mẫn cảm nhất, cuống
lá cũng nhiễm dẫn đến hiện tượng rụng sớm. Trong trường hợp nhiễm nặng, toàn bộ chồi
nhiễm bị cháy và chết khô, nhất là gặp lúc thời tiết ẩm.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. acutatum gây ra.
Nấm C. gloeosporioides cần ẩm độ cao cho sự xâm nhiễm, bào tử nấm có thể dễ dàng nẩy
mầm trong nước sau đó tạo nên các giác bám và tiến hành xâm nhiễm.
Triệu chứng bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển


Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên toàn bộ bề mặt lá, trái, sau đó
chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra có thể là những đốm tròn hay bất định.
Dưới điều kiện ẩm ướt chúng liên kết lại thành những đốm lớn. Những đốm này có tâm màu
nâu sáng đến nâu xám được bao bọc bởi rìa màu nâu đen và hơi có quầng màu xanh vàng.
Trong điều kiện khô ráo, những vết bệnh trở nên khô và rơi xuống tạo thành những lỗ hỏng
trên lá.
Trên trái, vết bệnh có thể bị nứt giữa các mãng liên kết trong điều kiện ẩm độ cao, trên những
vết bệnh có khối các bào tử nấm màu hồng. Nếu có những đợt mưa trong quá trình sinh
trưởng của trái, thì vết bệnh tạo thành từng dãy chảy dọc xuống gọi là tear-staining. Khi mưa
dứt, có thể những giọt này chảy xuống theo trái và đọng lại ở phần cuối trái làm cho bệnh
nhiễm trên phần này.
Phòng trừ
Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả.
Trong đó bao gồm:
Biện pháp canh tác
Đào mương lên líp (luống): Tuỳ theo độ cao của đất mà thiết kế líp đôi hay líp đơn, sao cho
đảm bảo hơn mực nước ở thời điểm cao nhất là 20 cm.
Trồng cây chắn gió: Nên phối hợp với hệ thống bờ bao đối với vùng có nguy cơ ngập nước
và trồng cây chắn gió đối với những vùng chuyên canh có diện tích tương đối lớn.
Mật độ và khoảng cách trồng: Nên trồng với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong
vườn, sau đây là một số ví dụ về khoảng cách và mật độ trồng áp dụng cho ĐBSCL.





ẩn trọng với bệnh thán thư hại xoài (25/05/2008)
Thán thư là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây xoài. Bệnh do
nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận
của cây như lá, hoa, các gié hoa, cành hoa, quả non và quả già.

Nhiều năm bệnh đã trở thành dịch lớn gây thất thu lớn cho các nhà vườn. Bệnh thán
thư gây hại trên xoài ở hầu hết các tháng trong năm, song nặng nhất vào các tháng 3,
4 tiếp đến là các tháng 2, 5, 7, 8 đối với các tỉnh miền Bắc; còn các vùng trồng xoài
tập trung ở phía Nam bệnh thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa. Bệnh sẽ giảm
dần và ít gây hại vào các tháng 11 và 12 hàng năm. Theo điều tra của ngành BVTV
các địa phương các tỉnh phía Bắc thì hiện nay hầu hết các vườn xoài đang nở hoa, một
ít hoa đã đậu quả. Tuy nhiên, đã có nhiều vườn xoài bắt đầu có triệu chứng bị bệnh
thán thư gây hại. Theo quan sát của chúng tôi một số vườn xoài ở Lục Ngạn, Việt Yên
(Bắc Giang), Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ (Hà Tây) bị bệnh thán thư gây hại
trên các giò hoa khá nặng sau các đợt mưa phùn và nhiệt độ thấp giữa tháng 3 vừa
qua.
Nhận biết triệu chứng bệnh: Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây.
Tuy nhiên, tuỳ theo từng bộ phận gây hại mà bệnh có các biểu hiện triệu chứng khác
nhau:
- Trên lá: Trên các lá non, đặc biệt là từ giai đoạn lá màu đồng thiếc đến khi lá có màu
xanh nhạt là lúc lá mẫn cảm nhất với bệnh. Lúc này các sợi nấm, các bào tử nấm rất
dễ bám vào và xâm nhập các lá non này thông qua các lỗ khí khổng hoặc các vết
thương do bị rách, bị xây xước… Đầu tiên xuất hiện các đốm đen nhỏ rải rác, sau đó
các vết đốm này mở rộng và liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn không định
hình màu nâu tối. Các vết bệnh thường tròn hoặc có góc cạnh theo gân lá, màu sậm
khi lá còn màu đỏ nâu, đến khi lá chuyển sang màu xanh thì vết bệnh có màu nâu,
viền màu nâu đậm. Khi vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng đi.
Nếu bị nặng, nhiều vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá xoài bị vặn vẹo, xoắn cong.
- Trên hoa: Cũng như lá, khi các gié hoa còn non, các bào tử bám dính, xâm nhập và
gây hại tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục và nhánh hoa. Các chấm nhỏ
này mở rộng và liên kết với nhau thành các mảng lớn làm cho các hoa không nở,
không thụ phấn được. Bệnh càng phát triển mạnh làm rụng hoa, các gié hoa, cành hoa
bị thối đen, khô héo và chết.
- Trên quả: Bệnh tấn công từ lá đài và lan dần vào cuống, làm cuống trái bị thối đen
và rụng. Ở giai đoạn quả non bệnh thường xuất hiện ở hõm của cuống quả. Các vết

đốm nâu lan rộng khắp vùng đó tạo nên màu nâu đen làm cho quả không lớn được
hoặc gây dị hình méo mó. Nếu bệnh phát triển nặng hơn có thể gây rụng quả hàng
loạt. Theo điều tra của nhiều nhà vườn ở Nha Trang thì thiệt hại do bệnh thán thư
thường lớn hơn ở những giống xoài có lá đài to và dài. Ngược lại, kết quả nghiên cứu
của Viện Nghiên cứu Rau quả chỉ ra rằng trong số các giống xoài đang được trồng
phổ biến ở miền Bắc thì giống GL2 mẫn cảm với bệnh thán thư hơn giống GL1 và
GL6.
Nhiệt độ và ẩm độ là hai trong những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến diễn biến của
bệnh thán thư trên cây xoài. Trong tháng 4 ẩm độ cao (trên 80%), trời ấm (nhiệt độ
25-26 độ C) nấm bệnh phát triển mạnh, biểu hiện tỷ lệ và chỉ số bệnh tăng cao.
Biện pháp phòng trừ:
- Cắt tỉa, thu gom các gié hoa, cành hoa, lá và quả cây bị bệnh đem đốt để tránh nguồn
bệnh có thể lây lan.
- Có 3 thời điểm phun thuốc phòng và trừ hiệu quả nhất đối với bệnh thán thư hại
xoài: Lần đầu là trước khi hoa nở 5 ngày nhằm chủ động ngăn ngừa nấm tấn công ở
giai đoạn hoa nở làm thối hoa, rụng hoa và rụng quả non. Phun lần 2 sau khi hoa nở
được khoảng 30-50%, tức là vào khoảng 20 ngày sau xử lý lần 1 để bảo vệ các gié
hoa còn lại và các quả non vừa đậu. Phun lần 3 trước khi thu hoạch 15 ngày để phòng
bệnh hại trên vỏ quả, làm cho vỏ quả sáng hơn, bóng đẹp hơn và hạn chế bệnh gây
thối cuống quả.
- Các loại thuốc nên sử dụng để phòng trị bệnh thán thư bao gồm: Viben C75 WP
nồng độ 0,2% (20 gam/ bình10 lít); Score 250 ND nồng độ 0,05% (5 ml/bình 10 lít);
Amistar 250SC nồng độ 0,05%( 5cc/bình 10 lít) phun kỹ, phun đều trên tán lá, gié hoa
và quả non.
Bệnh thán thư xoài
Tên khoa học:Colletotrichum gloeosporides
Triệu chứng
- Bệnh gây hại trên chồi non, cành non và trái non.
- Trên lá: Đốm bệnh là những vết gần tròn hay bất định có màu nâu xám, vết bệnh lan
rộng và liên kết lại làm rách và rụng lá.

- Bệnh tấn công chồi non rồi lan dần xuống cành. Cành non bị bệnh là những vết màu
nâu lan rộng dần làm chết ngọn.
- Trên hoa: Những đốm nhỏ màu nâu đen xuất hiện và lớn dần làm hoa rụng.
- Trên trái: Thường bị tấn công lúc trái còn nhỏ. Lúc đầu là những chấm màu nâu nhỏ,
sau lớn dần, lõm xuống có màu đen, trái bị chín háp hoặc gây thối trái lúc tồn trữ.
Tác nhân
Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporides gây ra.
Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh
- Bệnh lưu tồn trong cành lá bệnh trên cây hoặc lá tàn dư trên mặt đất, trong điều kiện
độ ẩm cao, trời mát bệnh phát triển gây hại nặng, nặng nhất trong mùa mưa.
- Trên trái, đốm bệnh tập trung nhiều trên cuống, hay trên chóp trái. Nấm có thể xâm
nhập vào các lỗ tự nhiên trên trái còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh sẽ ăn sâu vào
thịt quả trong quá trình trái chín.
- Khi có sương nhiều bệnh hại nặng trên bông.
Biện pháp phòng trừ
- Tỉa cành, tạo tán tạo vườn cây thông thoáng.
- Tỉa bỏ cành lá nhiễm bệnh để tránh lây lan.
- Phun thuốc ở các thời điểm bệnh có thể xuất hiện như chồi non, lá non, hoa, trái còn
nhỏ. Dùng Benomyl phun lúc chùm hoa dài 4-6 cm, phun hàng tuần cho đến khi trái
lớn và ngưng trước khi thu hoạch 30 ngày. Cũng có thể sử dụng các loại thuốc gốc
đồng hoặc Manzate, Tilt super, Tilt, Carbendazim, Topsin-M, Score.
Theo Chi Cục BVTV TP.HCM
Bệnh thán thư hại xoài
Xem tin gốc
Báo Nông nghiệp VN - 7 tháng trước 58 lượt xem
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh xuất hiện và gây
hại khá phổ biến, đôi khi rất trầm trọng ở nhiều khu vực trồng xoài của nước ta, cùng
nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong mùa mưa hoặc những
thời điểm ban đêm có nhiều sương mù (trong mùa khô), tạo ẩm độ không khí cao.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành non, đến bông, trái
Trên lá non: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay hình góc cạnh, màu nâu đỏ,
kích thước khoảng 3-5mm. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh hòa lẫn vào nhau tạo
thành một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm cho phiến lá có nhiều vết
thủng, cuối cùng có thể bị rụng.
Trên cành non: Thường nấm bệnh tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống
cành non, vết bệnh có màu nâu xám, phát triển ngày một rộng bao kín xung quanh
cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận
non phía trên bị ách tắc làm lá bị rụng và đọt non dần dần bị chết khô.
Trên bông: Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ màu nâu đen, xuất hiện rải rác trên
cuống bông, sau đó lớn dần lên, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển
mạnh, làm cho bông bị rụng, nếu nặng bông có thể bị rụng hàng loạt.
Trên trái: Bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường thể hiện rõ nhất từ
khi trái già trở đi. Ban đều vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát
triển lớn dần và có hình hơi tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm (những vết
lớn có thể tới 5-10mm). Chỗ bị bệnh lõm xuống, có màu đen. Dần dần các vết bệnh
phát triển rộng dần ra, nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn có hình
dạng không nhất định. Thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi
lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp, hoặc bị rụng (nếu bị hại nặng). Bệnh tiếp tục gây
hại trái sau khi thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tồn trữ, làm cho trái bị hư thối
không sử dụng được.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số
biện pháp chính:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn bít bùng. Thường xuyên cắt tỉa bỏ những
cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho
trái… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn cây.
- Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn
chế bệnh lây lan.
- Kiểm tra vườn xoài thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh mà thời tiết đang
thuận lợi cho bệnh (như đã nói ở phần trên) thì tiến hành phun thuốc phòng trị bệnh

kịp thời.
Về thuốc, có thể sử dụng Carbenzim 500FL pha 10-15ml cho một bình 8 lít (hoặc hỗn
hợp Carbenzim 500FL (10ml) + Dipomate 80WP (30gram) pha cho một bình xịt 8 lít)
phun ướt đều tán lá. Phun 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.
- Những vườn thường bị bệnh gây hại hàng năm, nên dùng loại thuốc trên phun ngừa
vào các giai đoạn cây xoài dễ nhiễm bệnh như lúc cây có chồi non, lá non, lúc cây ra
hoa, ra trái, nhất là vào những tháng mùa mưa hoặc những thời điểm trời có sương mù
nhiều về ban đêm trong mùa khô.
- Khi thu hoạch cố gắng nhẹ tay, tránh để sây sát vỏ trái, hạn chế trái tiếp xúc với
nguồn bệnh. Xử lý trái đã thu hoạch bằng cách nhúng trái vào nước nóng già (pha 3
sôi 2 lạnh) có pha thêm thuốc Bendazol 50WP ở nồng độ 0,05% trong thời gian 5-10
phút để bảo vệ trái trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
Phòng trị bệnh thán thư cho xoài
Xoài ra hoa mùa nghịch thường tập trung
vào những tháng mưa nên bị rất nhiều sâu
bệnh tấn công, đặc biệt là bệnh thán thư
Trong các biện pháp phòng trị bệnh thán thư
thì việc dùng thuốc hoá học là biện pháp
cuối cùng.
Để sử dụng một loại thuốc được lâu bền thì
cần phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
Ví dụ đối với bệnh thán thư từ lâu bà con đã
chọn đúng thuốc như Tilt Super, Score,
Diathane, Antracol, đúng cách (phun đúng
vào vị trí nơi mang mầm bệnh) và đúng thời điểm. Còn đúng liều thì
có một số địa phương bà con có tập quán sử dụng thuốc để phòng trừ
bệnh thán thư với liều lượng rất thấp hơn so với khuyến cáo để rửa lá
xoài rất nhiều lần, điều này làm tăng nguy cơ bệnh hại kháng thuốc
rất cao. Vì vậy, đối với bệnh thán thư trên xoài chúng tôi cũng
khuyến cáo bà con là ở những thời điểm quan trọng ví dụ như thời

điểm xử lý lộc, thời điểm xoài ra hoa trước khi nở hoặc sau khi đậu
trái (tức hoa nở khoảng 30-50%) để ngăn chặn bệnh thán thư thì nên
sử dụng đúng liều theo khuyến cáo. Đối với Score thì liều lượng
khoảng 4cc/bình 8 lít, bà con sử dụng bao nhiêu nước thì có thể nhân
lên theo tỉ lệ trên. Trong quá trình sử dụng bà con cũng nên luân phiên giữa các
loại thuốc với nhau như Score, Topan, Ridomyl gold Hiện nay trên thị trường có
một sản phẩm mới đặc trị bệnh thán thư xoài có tên là Amistar 250SC, đây là sản
phẩm có nguồn gốc sinh học do Cty Syngenta SX và Cty CP. BVTV An Giang phân
phối. Thuốc sau khi được phun lên các bộ phận cây trồng sẽ nhanh chóng được
hấp thụ vào mô cây, do vậy không sợ mưa rửa trôi cũng như khi tưới nước. Hiệu
lực kéo dài khoảng 10 ngày, rất an toàn cho môi trường, con người và cây trồng;
kể cả khi phun lên hoa và trái non theo liều hướng dẫn, một cốc 10cc/ bình 16-20
lít nước phun đều lên các bộ phận cây trồng mà chúng ta muốn bảo vệ hoặc tán
cây trồng.
Có 3 thời điểm sử dụng: Lần thứ nhất là trước khi hoa nở khoảng 5 ngày nhằm
chủ động ngăn ngừa nấm tấn công ở giai đoạn hoa nở làm rụng hoa và trái non.
Lần thứ hai: Sau khi hoa nở được khoảng 30-50% tức vào khoảng 20 ngày sau
khi xử lý lần trước, mục đích bảo vệ những bông hoa và trái non vừa mới đậu.
Lần thứ ba: Trước khi thu hoạch 15 ngày, theo kinh nghiệm của nhiều bà con cho
thấy rằng nếu sử dụng Amistar ở giai đoạn này sẽ trị được bệnh thán thư trái và
một số nấm bệnh trên vỏ trái làm cho vỏ trái có màu sắc đẹp hơn, bắt mắt hơn
và được thị trường ưa chuộng hơn.
Nguồn: Báo Nông nghiệp
Bệnh thán thư trên cây xoài (do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. acutatum gây ra)
1. Đặc điểm nhận biết
Trên lá: bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu
có những đốm nhỏ như mũi kim màu nâu đến đen, về sau
vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và
lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và rách
thành lỗ thủng. Trên một lá có nhiều đốm bệnh và các

đốm này nối liền nhau thành vết bệnh lớn, màu nâu, xung
quanh viền nâu sậm. Lá non không phát triển đôi khi biến
dạng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Trên ngọn: vết bệnh nhỏ màu nâu xám sau phát triển
bao quanh ngọn và lan dần xuống dưới làm đọt chết khô,
lá rụng.
Trên bông: bệnh phát triển trên cả chùm bông làm
bông bị khô đen và rụng. Khi xoài ra bông gặp những
ngày trời âm u, có nhiều sương, bệnh gây rụng bông hàng
loạt, bị thiệt hại nặng sẽ không thu hoạch được
Trên quả: bệnh nhiễm từ lúc quả còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên
quả là những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều
đốm kết hợp với nhau tạo thành những đốm lớn lõm vào phần thịt quả, làm cho
thịt quả bị chai sượng và thối, dính theo vỏ quả khi lột.
2. Tác nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và C. acutatum gây ra.
3. Điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm C. gloeosporioides cần ẩm độ cao cho sự xâm nhiễm. Bệnh phát triển
mạnh vào mùa mưa, ẩm độ không khí cao và nhiệt độ cao. Những vườn xoài rậm
rạp, không thông thoáng thường bị bệnh nặng.
4. Biện pháp phòng trừ:
-Nên trồng với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong vườn.
-Tỉa bỏ cành lá rậm rạp cho vườn xoài thông thoáng.Thu gom tiêu hủy các
cành lá bị bệnh.
-Trong mùa mưa cần phun thuốc ngừa định kỳ. Phòng trừ bệnh thán thư nên
phun thuốc khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện, khi xoài mới nhú bông, nếu bệnh
phát triển mạnh cần phun nhiều lần mỗi lần cách 7-15 ngày để ngăn chận sự phát
triển và lây lan bệnh.
-Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư hại xoài:
Bavistin 50FL, Carbenda 50SC (10ml/10 lít nước); Polyram 80DF (30g/10 lít

nước); Dithane Xanh M-4580WP, Manozeb 80WP (40g/10 lít nước), Bemyl
50WP (25g/10 lít nước); Cozol 250EC (5ml/10 lít nước).
hòng trị bệnh thán thư hại xoài?
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều
kiện mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.
Những vườn xoài rậm rạp, không thông
thoáng thường bị bệnh nặng.
Bệnh thán thư thường gây hại trên nhiều bộ phận: lá, ngọn, bông và trái xoài.
Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu có những đốm nhỏ như mũi kim màu
nâu đến đen có hình dạng không định hình, về sau vết bệnh phát triển thành từng đốm tròn
hoặc có góc cạnh, màu nâu đỏ, đường kính khoảng 3-5 mm, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị
khô và rách thành lỗ thủng. Trên một lá có nhiều đốm bệnh và các đốm này nối liền nhau
thành vết bệnh lớn, màu nâu, xung quanh viền nâu sậm. Lá non không phát triển đôi khi biến
dạng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Trên ngọn: Vết bệnh nhỏ màu nâu xám sau phát triển bao quanh ngọn và lan dần xuống
dưới làm đọt chết khô, lá rụng.
Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm bông bị khô đen và rụng. Khi xoài ra bông
gặp những ngày trời âm u, có nhiều sương, bệnh gây rụng bông hàng loạt, bị thiệt hại nặng
sẽ không thu hoạch được.
Trên trái: Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái là những
đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau tạo
thành những đốm lớn lõm vào phần thịt trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối, dính theo
vỏ trái khi lột.
Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Những
vườn xoài rậm rạp, không thông thoáng thường bị bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ:
- Tỉa bỏ cành lá rậm rạp cho vườn xoài thông thoáng.Thu gom tiêu hủy các cành lá bị bệnh.
- Trong mùa mưa cần phun thuốc ngừa định kỳ. Phòng trừ bệnh thán thư nên phun thuốc khi
phát hiện bệnh chớm xuất hiện, khi xoài mới nhú bông, nếu bệnh phát triển mạnh cần phun
nhiều lần mỗi lần cách 7-15 ngày để ngăn chặn sự phát triển và lây lan bệnh. Phòng bệnh

trên trái nên phun thuốc ở giai đoạn trái già.
- Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư hại xoài: Cercosin 5SC (6-10
ml/bình 8 lít nước); Topsin M 70WP (4-8 g/bình 8 lít nước); Bavistin 50FL, Carbenda 50SC
(10ml/bình 8 lít nước); Polyram 80DF (30g/bình 8 lít nước); Dithane Xanh M-4580WP,
Manozeb 80WP (30g/bình 8 lít nước), Bemyl 50WP (20g/bình 8 lít nước); Cozol 250EC
(5ml/bình 8 lít nước).
Theo VNG
• Phòng trừ bọ cánh cứng (23/9/2010)
Bệnh thán thư hại xoài
Thứ Sáu, 13 Tháng 8 2010 10:04
Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra.
Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến, đôi khi rất trầm trọng
ở nhiều khu vực trồng xoài của nước ta, cùng nhiều nước khác
trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong mùa mưa hoặc
những thời điểm ban đêm có nhiều sương mù (trong mùa khô),
tạo ẩm độ không khí cao.
Bệnh có thể gây hại nhiều bộ phận của cây xoài từ lá non, cành
non, đến bông, trái
Trên lá non: Vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hay hình góc cạnh, màu nâu đỏ,
kích thước khoảng 3-5mm. Nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh hòa lẫn vào nhau tạo thành
một mảng lớn, chỗ bị bệnh khô dần rồi rách, làm cho phiến lá có nhiều vết thủng, cuối
cùng có thể bị rụng.
Trên cành non: Thường nấm bệnh tấn công trên các chồi non, sau đó lan dần xuống
cành non, vết bệnh có màu nâu xám, phát triển ngày một rộng bao kín xung quanh
cành. Chỗ bị bệnh khô dần, làm cho khả năng dẫn dinh dưỡng lên nuôi những bộ phận
non phía trên bị ách tắc làm lá bị rụng và đọt non dần dần bị chết khô.
Trên bông: Ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ màu nâu đen, xuất hiện rải rác trên
cuống bông, sau đó lớn dần lên, gặp điều kiện ẩm độ không khí cao bệnh sẽ phát triển
mạnh, làm cho bông bị rụng, nếu nặng bông có thể bị rụng hàng loạt.
Trên trái: Bệnh có thể tấn công từ lúc trái còn nhỏ, nhưng thường thể hiện rõ nhất từ

khi trái già trở đi. Ban đều vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó phát
triển lớn dần và có hình hơi tròn hay bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm (những vết
lớn có thể tới 5-10mm). Chỗ bị bệnh lõm xuống, có màu đen. Dần dần các vết bệnh
phát triển rộng dần ra, nhiều vết hòa lẫn vào nhau tạo thành một mảng lớn có hình
dạng không nhất định. Thịt trái bên dưới chỗ bị bệnh chai đi và dính theo vỏ trái khi
lột. Bệnh làm cho trái bị chín háp, hoặc bị rụng (nếu bị hại nặng). Bệnh tiếp tục gây
hại trái sau khi thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tồn trữ, làm cho trái bị hư thối không
sử dụng được.
Để hạn chế tác hại của bệnh, phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp. Sau đây là một số
biện pháp chính:
- Không nên trồng quá dày làm cho vườn bít bùng. Thường xuyên cắt tỉa bỏ những
cành bị sâu bệnh, cành chết khô, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho
trái… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn cây.
- Thường xuyên thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn rồi tiêu hủy, để hạn
chế bệnh lây lan.
- Kiểm tra vườn xoài thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh mà thời tiết đang
thuận lợi cho bệnh (như đã nói ở phần trên) thì tiến hành phun thuốc phòng trị bệnh
kịp thời.
Về thuốc, có thể sử dụng Carbenzim 500FL pha 10-15ml cho một bình 8 lít (hoặc hỗn
hợp Carbenzim 500FL (10ml) + Dipomate 80WP (30gram) pha cho một bình xịt 8 lít)
phun ướt đều tán lá. Phun 2 lần cách nhau khoảng 7-10 ngày.
- Những vườn thường bị bệnh gây hại hàng năm, nên dùng loại thuốc trên phun ngừa
vào các giai đoạn cây xoài dễ nhiễm bệnh như lúc cây có chồi non, lá non, lúc cây ra
hoa, ra trái, nhất là vào những tháng mùa mưa hoặc những thời điểm trời có sương mù
nhiều về ban đêm trong mùa khô.
- Khi thu hoạch cố gắng nhẹ tay, tránh để sây sát vỏ trái, hạn chế trái tiếp xúc với
nguồn bệnh. Xử lý trái đã thu hoạch bằng cách nhúng trái vào nước nóng già (pha 3
sôi 2 lạnh) có pha thêm thuốc Bendazol 50WP ở nồng độ 0,05% trong thời gian 5-10
phút để bảo vệ trái trong quá trình vận chuyển, bảo quản.
AZ News (Theo Nông Nghiệp)


PHÒNG TRỊ BỆNH THÁN THƯ HẠI XOÀI

Bệnh thán thư thường gây hại trên nhiều bộ phận: lá, ngọn, bông và trái xoài.
Kiểm tra trọng lượng xoài Tứ Qúy -ảnh: tư liệu
Trên lá: bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu có những đốm nhỏ như mũi kim
màu nâu đến đen có hình dạng không định hình, về sau vết bệnh phát triển thành những đốm
tròn hay có góc cạnh, màu nâu đỏ, đường kính khoảng 3 – 5mm, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị
khô và rách thành lỗ thủng. Trên một lá có nhiều đốm bệnh và các đốm này nối liền nhau
thành vết bệnh lớn, màu nâu, xung quanh màu nâu sậm. Lá non không phát triển đôi khi biến
dạng và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Trên ngọn: vết bệnh nhỏ màu nâu xám sau phát triển bao quanh ngọn và lan dần xuống
dưới làm đọt chết khô, lá rụng. Trên bông: bệnh phát triển trên cả chùm bông, làm bông bị
khô đen và rụng. Khi xoài ra bông gặp những ngày trời âm u, có nhiều sương bệnh gây rụng
bông hàng loạt, bị thiệt hại nặng sẽ không thu hoạch được. Trên trái: bệnh nhiễm từ trái còn
non đến lúc thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái là những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc
nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau tạo thành những đốm lớn lõm vào phần
thịt trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối, dính theo vỏ trái khi lột. Bệnh thán thư phát
triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Những vườn xoài rậm rạp,
không thông thoáng thường bị bệnh nặng.
Biện pháp phòng trừ: Tỉa bỏ cành lá rậm rạp cho vườn xoài thông thoáng. Thu gom các
cành lá bị bệnh. Trong mùa mưa cần phun thuốc ngừa định kỳ. Phòng ngừa thán thư nên phun
thuốc khi bệnh chớm xuất hiện, khi xoài mới nhú bông, nếu bệnh phát triển mạnh cần phun
thuốc nhiều lần mỗi lần cách từ 7-15 ngày để ngăn sự phát triển và lây lan bệnh. Phòng bệnh
trên trái nên phun thuốc khi trái già. Nên sử dụng các loại thuốc có hiệu quả cao với bệnh
thán thư hại xoài như: Cercosin 5SC (6 – 10 ml/bình 8l nước), Topsin M 70WP (4-8 g/bình
8 l nước), Bavistin 50FL , Carbenda 50 SC (10ml/bình 8 l nước), Polyram 80DF (30g/bình
8 l nước), Dithane Xanh M-4580WP, Manozeb 80 WP (30g/bình 8l nước).
Cập nhật: 04 tháng 10 năm 2004
Khảo sát diễn biến bệnh thán thư gây hại trên cây xoài và các biện

pháp phòng trừ
Bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp. gây hại
trên xoài là một trong những bệnh phổ biến và gây hại
nghiêm trọng làm thiệt hại về năng suất và kinh tế cho
những vùng trồng xoài trên thế giới như Florida, India,
Malaysia, Thailand, Australia, Braxin, Bangladesh
(Cook,1975; Ploet et al,1994). Bệnh gây hại từ giai đoạn cây
con ở vườn ươm đến cây trưởng thành, chúng gây hại trên
tất cả các bộ phận của cây xoài như lá non, hoa, trái non,
cành non kể cả sau thu hoạch (Bose et al., 1973; Lim and
Khoo,1985), làm cây kém phát triển, hoa không đậu trái và
rụng trái non, ảnh hưởng đến phẩm chất trái sau thu hoạch.
Ngoài ra bệnh còn gây hại nặng trên nhiều cây ăn trái cam
quýt, chuối, thanh long, bơ, mận, dứa và nhiều cây ký chủ
khác (Mendoza, 1977).
Công nghệ phòng trừ sinh học đối với bệnh cây đã trở thành
chiến lược trong những năm gần đây. Những thành công khi sử dụng biện pháp sinh học đã hạn chế
sử dụng thuốc hóa học, cải thiện hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp cho nền nông nghiệp hiện đại và
bảo đảm sự cân bằng hệ sinh thái. Có vài báo cáo về khả năng sử dụng nấm đối kháng để phòng trừ
bệnh nấm như nấm đối kháng Trichoderma sp., Chaetomium spp. (Soytong, 1989) đã quản lý được
nhiều nấm gây bệnh như Helminthosporium, Fusarium, Pyricularia, Pythium, Phytophthora. Nhiều
nhà khoa học đã sử dụng nấm Trichoderma harzianum để phòng trừ nấm Phytop - hthora capsici
(Lee et al., 1988).
Để bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm cần sử dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả để gia
tăng sản lượng xoài là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh thán thư
Colletotrichum sp. gây hại trên xoài nhằm đề xuất các biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm giảm thiệt
hại do bệnh gây ra, bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Điều tra theo dõi diễn biến bệnh trong vườn xoài
Triệu chứng bệnh
Bệnh thán thư trên xoài phát triển trên tất cả các bộ phận của cây và xuất hiện quanh năm bệnh có

những triệu chứng đặc trưng trên từng bộ phận.
Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu chứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có
màu nâu sẫm đến đen có hình dạng không định hình lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao và về
sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào
bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển, bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của cây.
Trên cành non: Lúc đầu bệnh xuất hiện từng chấm nhỏ có màu đen về sau phát triển bao quanh
cành làm cành khô và rụng.
Trên hoa: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng đây là nguyên nhân làm giảm số
lượng tạo trái (Mendoza 1977) hoặc bị thiệt hại nặng không thu hoạch được (Fitzell & Peak 1984,
Prior et al 1992).
Trên trái: Sự phát triển của bệnh trên trái, bệnh nhiễm từ lúc trái non đến thu hoạch, vết bệnh lúc
đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan ra, nhiều đốm kết hợp với
nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt
trái bị chai sượng và thối.
Diễn biến bệnh thán thư
Qua điều tra diễn biến bệnh thán thư và các yếu tố thời tiết như sau :
Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
Diễn biến các yếu tố thời tiết
Diễn biến ẩm độ và nhiệt độ
Qua kết quả điều tra nhận thấy rằng nhiệt độ trung bình trong thời gian điều tra từ 24 – 28oC và
thường xuyên có mưa từ tháng 6 đến tháng 12. Aåm độ không khí trung bình biến động từ 82 – 90%.
Mức độ phát triển của bệnh cũng có tính chất theo mùa và có liên quan đến các yếu tố khí hậu thời
tiết trong năm đặc biệt là lượng mưa và ẩm độ. Qua đồ thị cho thấy bệnh phát triển tăng giảm theo
lượng mưa và có tính chất quy luật theo hàng năm, lượng mưa cao nhất là vào tháng 10 (337mm) và
các tháng 11, 6, 7, 8. Ngoài ra thời gian này có ẩm độ không khí cao (85 - 90%), và bệnh phát triển
mạnh nhất cũng vào tháng có lượng mưa cao như tháng 10 có TLB 63.98 (%), CSB 27.41 (%). Sau
đó bệnh giảm dần từ tháng 1 đến tháng 6 năm sau, rồi tăng dần lên cho đến tháng 11. Nhận thấy
bệnh thán thư trên xoài phát triển tỉ lệ thuận với lượng mưa và ẩm độ không khí.
Như vậy, với điều kiện ở Tiền Giang bệnh phát triển và tăng nhanh trong những tháng mưa nhiều,

ẩm độ không khí cao với nhiệt độ trung bình từ 24 – 28
0
C.
Kết quả thí nghiệm phòng trừ bệnh thán thư trên xoài
Xác định tác nhân
Mẫu bệnh được thu thập từ các vườn xoài trên các vùng khác nhau và trên các giống cũng như
những bộ phận khác nhau, hoa, trái, lá và thân, cho ra những dòng nấm khác nhau trên từng giống và
từng bộ phận.
Khi sử dụng khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với nấm Colletotrichum trong phòng lab. thì
khả năng ức chế sự phát triển sợi nấm cũng như khả năng sinh bào tử của nấm Trichoderma đối với
nấm Colletotrichum rất cao và khác biệt có ý nghĩa giữa các dòng Trichoderma khác nhau. Khả năng
ức chế sinh bào tử trên 90% cao nhất là dòng Trichoderma harzianum thu thập từ viện BVTV :
56,24%, 95,05% tiếp đó dòng từ Thái Lan cũng có khả năng ức chế cao: 55,00%, 92,83%. Những
dòng thu thập tại SOFRI cũng có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn lạc cũng như sự sinh bào
tử trong đó cao nhất là dòng IT7: 53,76%, 93,84% và IT12: 55,00%, 93,46%.
Thí nghiệm phòng trừ ở ngoài đồng
Vào thời điểm sau xử lý 90 ngày mức độ bệnh giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa, đặc biệt
là ở nghiệm thức bao trái có mức độ bệnh (CSB 1,71%) là thấp nhất so với các nghiệm thức khác và
so với nghiệm thức nông dân (7,85%) sử dụng các loại thuốc như Cardbenzim, Benomyl, Mancozeb.
Ngoài ra, nghiệm thức sử dụng thuốc Antracol phòng trừ bệnh cũng có hiệu quả cao (CSB 3,46%).
Ở thời điểm sau thu hoạch về để tự nhiên với nhiệt độ trong phòng thì chúng tôi nhận thấy sau 5
ngày thu hoạch thì bệnh bắt đầu xuất hiện trên trái ở tất cả các nghiệm thức chỉ trừ nghiệm thức bao
trái thì bệnh chưa xuất hiện. Đến 10 ngày sau thu hoạch thì tất cả các nghiệm thức đều xuất hiện
bệnh thán thư và tỉ lệ bệnh trên 90%. Thấp nhất vẫn là nghiệm thức bao trái (43,49%, 24,77%) khác
biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác và so với đối chứng, ngoài ra ở nghiệm thức này ít bị
ảnh hưởng của các sâu bệnh hại khác như ruồi đục trái, sâu đục trái và những loại sâu bệnh khác.
Đối với các nghiệm thức sử dụng nấm Trichoderma sử dụng với liều lượng 404 ( 1010 conidia/ml
phun 2 lần cách nhau 10 ngày trên giai đoạn trái non để phòng trừ bệnh thán thư chưa thấy khác biệt
có ý nghĩa so với các nghiệm thức phun thuốc hóa học và nghiệm thức nông dân nhưng những
nghiệm thức này có thể hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường và

không gây ảnh hưởng những thiên địch trong tự nhiên. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của
Kasem Soytong ở Thái Lan, 1999.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Với điều kiện khí hậu ở Tiền Giang bệnh thán thư trên xoài phát triển có tính chất tỉ lệ thuận với
lượng mưa và ẩm độ không khí và phát triển theo một quy luật hàng năm, về mùa mưa bệnh phát
triển mạnh và sau đó giảm dần về mùa khô.
- Sử dụng các dòng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng nấm Colletotrichum trong phòng lab.
có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty và sự sinh sản bào tử của nấm Colletotrichum rất cao
trên 90% nhất là những dòng ITHN, ITTL, IT7, IT12.
- Sử dụng bao trái đối với xoài sau khi rụng sinh lý cho hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư rất cao.
Ngoài ra, còn hạn chế được các côn trùng và bệnh khác gây hại trên trái. Phun thuốc Antracol cũng
có thể hạn chế sự phát triển của bệnh thán thư trên xoài.
- Sử dụng nấm Trichoderma phòng trừ bệnh thán thư trên trái tuy không khác biệt có ý nghĩa so với
các nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học nhưng hạn chế sự phát triển của bệnh và không gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
Trở về đầu trang | Quay về trang trước
Cập nhật: 04 tháng 10 năm 2004
Khảo sát diễn biến bệnh thán thư gây hại trên cây xoài và các biện
pháp phòng trừ
Bệnh thán thư trên xoài do nấm Colletotrichum sp. gây hại
trên xoài là một trong những bệnh phổ biến và gây hại
nghiêm trọng làm thiệt hại về năng suất và kinh tế cho
những vùng trồng xoài trên thế giới như Florida, India,
Malaysia, Thailand, Australia, Braxin, Bangladesh
(Cook,1975; Ploet et al,1994). Bệnh gây hại từ giai đoạn cây
con ở vườn ươm đến cây trưởng thành, chúng gây hại trên
tất cả các bộ phận của cây xoài như lá non, hoa, trái non,
cành non kể cả sau thu hoạch (Bose et al., 1973; Lim and
Khoo,1985), làm cây kém phát triển, hoa không đậu trái và
rụng trái non, ảnh hưởng đến phẩm chất trái sau thu hoạch.

Ngoài ra bệnh còn gây hại nặng trên nhiều cây ăn trái cam
quýt, chuối, thanh long, bơ, mận, dứa và nhiều cây ký chủ
khác (Mendoza, 1977).
Công nghệ phòng trừ sinh học đối với bệnh cây đã trở thành
chiến lược trong những năm gần đây. Những thành công khi sử dụng biện pháp sinh học đã hạn chế
sử dụng thuốc hóa học, cải thiện hệ sinh thái nông nghiệp phù hợp cho nền nông nghiệp hiện đại và
bảo đảm sự cân bằng hệ sinh thái. Có vài báo cáo về khả năng sử dụng nấm đối kháng để phòng trừ
bệnh nấm như nấm đối kháng Trichoderma sp., Chaetomium spp. (Soytong, 1989) đã quản lý được
nhiều nấm gây bệnh như Helminthosporium, Fusarium, Pyricularia, Pythium, Phytophthora. Nhiều
nhà khoa học đã sử dụng nấm Trichoderma harzianum để phòng trừ nấm Phytop - hthora capsici
(Lee et al., 1988).
Để bảo đảm năng suất, chất lượng sản phẩm cần sử dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả để gia
tăng sản lượng xoài là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh thán thư
Colletotrichum sp. gây hại trên xoài nhằm đề xuất các biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhằm giảm thiệt
hại do bệnh gây ra, bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Điều tra theo dõi diễn biến bệnh trong vườn xoài
Triệu chứng bệnh
Bệnh thán thư trên xoài phát triển trên tất cả các bộ phận của cây và xuất hiện quanh năm bệnh có
những triệu chứng đặc trưng trên từng bộ phận.
Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, triệu chứng bắt đầu có những đốm nhỏ như mũi kim có
màu nâu sẫm đến đen có hình dạng không định hình lúc thì hình tròn, bầu dục, hình ngôi sao và về
sau vết bệnh phát triển liên kết với nhau thành từng mảng và lan rộng ra, ở giữa vết bệnh lớp tế bào
bị khô và có những lỗ thủng làm lá non không phát triển, bị biến dạng, ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của cây.
Trên cành non: Lúc đầu bệnh xuất hiện từng chấm nhỏ có màu đen về sau phát triển bao quanh
cành làm cành khô và rụng.
Trên hoa: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm đen bông và rụng đây là nguyên nhân làm giảm số
lượng tạo trái (Mendoza 1977) hoặc bị thiệt hại nặng không thu hoạch được (Fitzell & Peak 1984,
Prior et al 1992).
Trên trái: Sự phát triển của bệnh trên trái, bệnh nhiễm từ lúc trái non đến thu hoạch, vết bệnh lúc

đầu trên trái có những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan ra, nhiều đốm kết hợp với
nhau thành những đốm lớn hơn lõm vào phần thịt trái và có thể lan ra bao quanh trái, làm cho thịt
trái bị chai sượng và thối.
Diễn biến bệnh thán thư
Qua điều tra diễn biến bệnh thán thư và các yếu tố thời tiết như sau :
Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh
Diễn biến các yếu tố thời tiết
Diễn biến ẩm độ và nhiệt độ
Qua kết quả điều tra nhận thấy rằng nhiệt độ trung bình trong thời gian điều tra từ 24 – 28oC và
thường xuyên có mưa từ tháng 6 đến tháng 12. Aåm độ không khí trung bình biến động từ 82 – 90%.
Mức độ phát triển của bệnh cũng có tính chất theo mùa và có liên quan đến các yếu tố khí hậu thời
tiết trong năm đặc biệt là lượng mưa và ẩm độ. Qua đồ thị cho thấy bệnh phát triển tăng giảm theo
lượng mưa và có tính chất quy luật theo hàng năm, lượng mưa cao nhất là vào tháng 10 (337mm) và
các tháng 11, 6, 7, 8. Ngoài ra thời gian này có ẩm độ không khí cao (85 - 90%), và bệnh phát triển
mạnh nhất cũng vào tháng có lượng mưa cao như tháng 10 có TLB 63.98 (%), CSB 27.41 (%). Sau
đó bệnh giảm dần từ tháng 1 đến tháng 6 năm sau, rồi tăng dần lên cho đến tháng 11. Nhận thấy
bệnh thán thư trên xoài phát triển tỉ lệ thuận với lượng mưa và ẩm độ không khí.
Như vậy, với điều kiện ở Tiền Giang bệnh phát triển và tăng nhanh trong những tháng mưa nhiều,
ẩm độ không khí cao với nhiệt độ trung bình từ 24 – 28
0
C.
Kết quả thí nghiệm phòng trừ bệnh thán thư trên xoài
Xác định tác nhân
Mẫu bệnh được thu thập từ các vườn xoài trên các vùng khác nhau và trên các giống cũng như
những bộ phận khác nhau, hoa, trái, lá và thân, cho ra những dòng nấm khác nhau trên từng giống và
từng bộ phận.
Khi sử dụng khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với nấm Colletotrichum trong phòng lab. thì
khả năng ức chế sự phát triển sợi nấm cũng như khả năng sinh bào tử của nấm Trichoderma đối với
nấm Colletotrichum rất cao và khác biệt có ý nghĩa giữa các dòng Trichoderma khác nhau. Khả năng
ức chế sinh bào tử trên 90% cao nhất là dòng Trichoderma harzianum thu thập từ viện BVTV :

56,24%, 95,05% tiếp đó dòng từ Thái Lan cũng có khả năng ức chế cao: 55,00%, 92,83%. Những
dòng thu thập tại SOFRI cũng có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn lạc cũng như sự sinh bào
tử trong đó cao nhất là dòng IT7: 53,76%, 93,84% và IT12: 55,00%, 93,46%.
Thí nghiệm phòng trừ ở ngoài đồng
Vào thời điểm sau xử lý 90 ngày mức độ bệnh giữa các nghiệm thức khác nhau có ý nghĩa, đặc biệt
là ở nghiệm thức bao trái có mức độ bệnh (CSB 1,71%) là thấp nhất so với các nghiệm thức khác và
so với nghiệm thức nông dân (7,85%) sử dụng các loại thuốc như Cardbenzim, Benomyl, Mancozeb.
Ngoài ra, nghiệm thức sử dụng thuốc Antracol phòng trừ bệnh cũng có hiệu quả cao (CSB 3,46%).
Ở thời điểm sau thu hoạch về để tự nhiên với nhiệt độ trong phòng thì chúng tôi nhận thấy sau 5
ngày thu hoạch thì bệnh bắt đầu xuất hiện trên trái ở tất cả các nghiệm thức chỉ trừ nghiệm thức bao
trái thì bệnh chưa xuất hiện. Đến 10 ngày sau thu hoạch thì tất cả các nghiệm thức đều xuất hiện
bệnh thán thư và tỉ lệ bệnh trên 90%. Thấp nhất vẫn là nghiệm thức bao trái (43,49%, 24,77%) khác
biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác và so với đối chứng, ngoài ra ở nghiệm thức này ít bị
ảnh hưởng của các sâu bệnh hại khác như ruồi đục trái, sâu đục trái và những loại sâu bệnh khác.
Đối với các nghiệm thức sử dụng nấm Trichoderma sử dụng với liều lượng 404 ( 1010 conidia/ml
phun 2 lần cách nhau 10 ngày trên giai đoạn trái non để phòng trừ bệnh thán thư chưa thấy khác biệt
có ý nghĩa so với các nghiệm thức phun thuốc hóa học và nghiệm thức nông dân nhưng những
nghiệm thức này có thể hạn chế sự phát triển của bệnh cũng như hạn chế sự ô nhiễm môi trường và
không gây ảnh hưởng những thiên địch trong tự nhiên. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của
Kasem Soytong ở Thái Lan, 1999.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Với điều kiện khí hậu ở Tiền Giang bệnh thán thư trên xoài phát triển có tính chất tỉ lệ thuận với
lượng mưa và ẩm độ không khí và phát triển theo một quy luật hàng năm, về mùa mưa bệnh phát
triển mạnh và sau đó giảm dần về mùa khô.
- Sử dụng các dòng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng nấm Colletotrichum trong phòng lab.
có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty và sự sinh sản bào tử của nấm Colletotrichum rất cao
trên 90% nhất là những dòng ITHN, ITTL, IT7, IT12.
- Sử dụng bao trái đối với xoài sau khi rụng sinh lý cho hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư rất cao.
Ngoài ra, còn hạn chế được các côn trùng và bệnh khác gây hại trên trái. Phun thuốc Antracol cũng
có thể hạn chế sự phát triển của bệnh thán thư trên xoài.

- Sử dụng nấm Trichoderma phòng trừ bệnh thán thư trên trái tuy không khác biệt có ý nghĩa so với
các nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học nhưng hạn chế sự phát triển của bệnh và không gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×