KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH HỘI THI
“NGÔI NHÀ NỘI TRÚ YÊU THƯƠNG” KỶ NIỆM 101 NĂM
NGÀY QTPN 8/3/1910 – 8/3/2011.
I. Văn nghệ chào mừng : (Đội V.N).
II. Phần Hội thi.
1. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
Xin trân trọng kính chào các quý vị đại biểu.
Chào các thành viên “Ngôi nhà nội trú yêu thương” đã có mặt trong ngày
vui hôm nay.
Hôm nay 8-3, Ngày Quốc tế phụ nữ, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi
những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người mẹ, người vợ, người chị và những
người phụ nữ thân yêu bởi chính họ đã góp phần làm nên những trang sử đẹp
tươi và hào hùng, chính họ là những bông hoa rạng rỡ giữa muôn đời. Xin được
kính chúc các mẹ, các chị, chúc những người phụ nữ, những nữ sinh của chúng
ta hôm nay luôn tươi trẻ, yêu đời, thành đạt và ngày càng thành đạt hơn!
Thay lời các chị em phụ nữ, tôi cũng xin được chân thành cảm ơn một
nửa thế giới còn lại đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong mọi hoàn cảnh,
luôn là điểm tựa vững chắc cho chúng tôi vững tin trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc các quý vị đại biểu, các vị khách
quý đã có mặt giao lưu cùng chị em “CLB nữ công 20.11” và các nữ sinh của
“Ngôi nhà nội trú yêu thương” hôm nay.
- Kính thưa quý vị.
- Thưa toàn thể các thành viên.
Nằm trong hệ thống các trường chuyên biệt, trường PTDT nội trú là chiếc
nôi nuôi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ kế cận cho địa phương. Các em học sinh
của chúng tôi còn rất nhỏ nhưng đã sớm phải xa gia đình nên cũng sớm phải rèn
luyện ý thức tự lập. Dù không hoàn toàn thay thế được cha mẹ các em nhưng
thầy trò chúng tôi vẫn luôn tâm niệm một điều “Trường là nhà, Bạn bè là anh
em, Thầy cô là cha mẹ”.
Vì thế nhân ngày QTPN 8.3 năm nay, cùng với nhiều hoạt động thiết thực
khác, Công đoàn và Liên đội nhà trường phối hợp tổ chức Hội thi “Ngôi nhà nội
trú yêu thương” nhằm ôn lại những truyền thống quý báu của người phụ nữ nói
chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng, những người luôn giữ lửa cho mỗi mái ấm
1
gia đình và cũng để thắt chặt thêm tình cảm trân trọng, yêu mến, gắn bó của
thầy và trò nhà trường.
Đến dự Hội thi hôm nay, xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của các vị đại
biểu:
Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh Ngôi nhà nội trú Ngân Sơn.
2. Phát biểu chào mừng và tặng hoa.
2.1. Chào mừng:
Xin trân trọng giới thiệu và mời anh Trần Hữu Quyết thay mặt các đại
biểu nam của nhà trường Phát biểu chào mừng Ngày QTPN 8/3, chào mừng
những người phụ nữ, các nữ sinh của chúng ta. Xin mời anh.
2
2.2. Đại biểu tặng hoa.
Đến với ngày hội vui hôm nay các vị đại biểu đã mang đến cho những
người phụ nữ, những nữ sinh của chúng ta một khí thế vui tươi, một tình cảm
thân ái, ấm áp và sau đây xin trân trọng kính mời các quý vị đại biểu lên tặng
hoa chúc mừng chị em.
Xin mời các chị:
- Chị: Nông Thị Thái.
- Chị: Long Thị Thúc.
- Chị: Hoàng Thị Phương.
- Chị: Ma Thị Lan.
- Chị: Phan Thị Kim Doanh.
- Chị: Hoàng Thị Nga.
- Chị: Hoàng Thị Mai.
- Em: Hoàng Thị Minh Son (lớp 8A).
- Em: Nông Thị Mỹ Hường (lớp 6).
- Em: Hoàng Thị Hiến (lớp 7A).
- Em: Luân Thị Bông (lớp 8B).
Lên nhận hoa của đại biểu tặng. Xin mời chị Nông Thị Thái – Hiệu
trưởng nhà trường thay mặt các chị em và các nữ sinh nói lời cảm ơn.
3. Công bố chương trình Hội thi.
TT
Hoạt động Người thực hiện
1 Khai mạc. Long Thị Thúc
2
Tiến hành thi giữa các đội.
Giao lưu với đại biểu.
Giao lưu với khán giả: trò chơi “Đuổi hình,
bắt chữ”.
M.C + Đội chơi
M.C + Đại biểu: LĐLĐ,
CĐ ngành, ĐB nam, phu
quân…
M.C + Khán giả (HS)
3 Công bố kết quả và tổ chức trao giải Đàm Trung Thủy
4 Kết thúc. M.C
3
4. Khai mạc:
Sau đây xin giới thiệu chị Long Thị Thúc – CTCĐ nhà trường – lên phát
biểu khai mạc Hội thi.
5. Hội thi.
Kính thưa quý vị.
Thưa các thành viên.
Hội thi mang tên “Ngôi nhà nội trú yêu thương”.
(Tóm tắt Thể lệ).
Hình thức tổ chức: thành lập 03 đội thi. Mỗi đội là một gia đình nhỏ gồm bố,
mẹ cùng hai con với sự tham gia của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
Nội dung: Các đội sẽ trải qua ba phần thi: Chào hỏi, Ứng xử “Văn hóa gia đình
Việt”, Trò chơi (Hóa trang ngược).
Giải thưởng:
* Giải chính thức: trao giải nhất, nhì, ba cho ba gia đình (theo đánh giá
của BGK).
* Giải không chính thức:
- Dành cho đội chơi (khán giả bình chọn):
+ Giải gia đình hài hước nhất (quà tặng đặc biệt).
+ Giải gia đình ấn tượng nhất (quà tặng đặc biệt).
+ Giải gia đình hạnh phúc nhất (quà tặng đặc biệt).
- Dành cho khán giả (hs): tham gia chơi “Đuổi hình bắt chữ).
Mời Ban giám khảo vào vị trí làm việc:
(1). Chị: Nông Thị Thái – HT – Tr. Ban.
(2). Anh: Đàm Trung Thủy – P. HT – P. Tr. B.
(3). Chị: Long Thị Thúc – CTCĐ – Thành viên.
(4). Mời anh: ………………………………….
(Sau chấm điểm: anh Thủy, chị Thúc tổng hợp kết quả).
Thể lệ Phần thi: Chào hỏi (tối đa 100đ).
Giới thiệu về thành viên gia đình trong đó nêu bật được điểm riêng của
gia đình mình (gia đình gồm các con gái hoặc các con trai hoặc có đủ con gái và
trai), thể hiện được giá trị hạnh phúc của mái ấm gia đình đối với mỗi người đặc
biệt là “gia đình nội trú” – ngôi trường chuyên biệt - nơi các thầy cô chính là
người cha, người mẹ, các học trò chính là những người con.
4
Thể hiện tài năng của cá nhân hoặc sự kết hợp của tất cả các thành viên
gia đình về mọi lĩnh vực âm nhạc, hội họa, võ thuật, sân khấu…Ưu tiên điểm
cho gia đình có sự kết hợp ăn ý, hiệu quả về năng khiếu cả gia đình.
Điểm tối đa cho phần thi này là: 100đ.
Mời đội chơi:
(1). Gia đình:
(2). Gia đình:
(3). Gia đình:
GIAO LƯU:
Mời anh: ….
(?). Trước hết xin hỏi anh đã từng tham dự bao nhiêu cuộc vui có con số 8.3 rồi
ạ?
(?). Vậy anh có thể vui lòng chia sẻ với chúng tôi về một ngày 8.3 ấn tượng
nhất của anh? Và xin mời anh hát tặng chị em một bài.
Cảm ơn anh, và chúng tôi cũng hy vọng đây cũng sẽ là một trong những
ngày 8.3 ấn tượng nhất đối với anh cũng như các quý vị bởi tại Hội thi hôm nay
các gia đình của chúng ta có những người chưa từng trải qua lễ cưới nhưng lại
có cả một gia đình và những đứa con rất đáng yêu. Vâng điều đó có thể chỉ có ở
những trường PTDT nội trú.
Phần II: Ứng xử “Văn hóa gia đình Việt”
Mỗi gia đình sẽ giải quyết 02 tình huống thuộc hai nhóm “Câu chuyện
cuộc sống” và “Hiểu biết văn hóa” bằng cách lựa chọn những bông hoa trên
bảng chiếu.
Cách ứng xử của mỗi gia đình phải thể hiện được sự am hiểu kiến thức
pháp luật về Bình đẳng giới, về Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, về
nét đẹp văn hóa ứng xử đồng thời thể hiện sự ăn ý, hài hước của gia đình.
Điểm tối đa của phần thi này: 100đ (mỗi tình huống: 50đ).
1. Ứng xử về “Câu chuyện cuộc sống”
Tình huống 1:
Cách nhìn cuộc sống
John là một ông lão ít nói và thông thái. Một hôm có người đàn ông đến
làng, gặp ông và hỏi:
- Trong ngôi làng này người ta sống kiểu gì hả ông lão?
Ông John:- Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi, người ta sống ra sao?
Người lạ: - Nơi ấy hả? Mọi người chỉ toàn chỉ trích nhau. Hàng xóm thì
5
ngồi lê đôi mách và nói chung là một nơi rất đáng chán!
John: - Anh biết không, nơi này cũng như thế, hệt như nơi anh vừa đi
khỏi vậy!
Một lát sau, một người đàn ông khác đến và cũng hỏi:
- Thưa ông, nơi này sống có tốt không ạ?
John hỏi lại: - Vậy nơi mà anh vừa đi khỏi thì thế nào?
Người lạ: - Ở đó, mọi người sống rất thân thiết, luôn sẵn lòng giúp đỡ
nhau. Chúng tôi không muốn ra đi chút nào, nhưng vì điều kiện làm việc nên
phải chuyển tới đây.
Ông John: - Đừng lo, nơi này cũng giống như nơi anh vừa đi khỏi đấy
mà, cũng tốt lắm!
(?) Gia đình anh chị nghĩ và hiểu gì qua cách trả lời cùng một ý
hỏi của ông John?
Tình huống 2: Bốn người vợ của nhà vua
Có một vị vua giàu có trị vì một vương quốc hùng mạnh. Ông có đến bốn
người vợ, bà hoàng nào cũng xinh đẹp. Nhà vua yêu người vợ thứ tư nhất và
luôn chiều theo mọi sở thích của bà, không bao giờ từ chối.
Kế đến là người vợ thứ ba, nhà vua lúc nào cũng sợ mất bà, đi đâu
cũng luôn muốn đưa bà đi theo.
Bà vợ thứ hai là chỗ dựa tinh thần của nhà vua, bà rất tử tế, dịu dàng
và kiên nhẫn. Mỗi khi nhà vua gặp chuyện khó khăn, ông thường tâm sự với
bà và thường nhận được những lời khuyên quý giá.
Người vợ thứ nhất của vua là người trung thành nhất, giúp vua trị vì
và làm cho đất nước ngày càng giàu có nhưng nhà vua lại không dành
nhiều tình cảm cho bà. Nhà vua luôn nghĩ rằng bà có thể tự chăm sóc lấy
mình nên ít khi để ý đến bà.
Khi nhà vua sắp qua đời, ông không muốn cô đơn nên đã gọi lần lượt các
bà vợ đến để hỏi xem ai là người sẽ đi theo nhà vua. Cuối cùng chỉ có bà vợ thứ
nhất là sẵn sàng theo ông.
(?). Câu chuyện của vị vua nọ giúp gia đình anh chị hiểu gì về giá trị cuộc
sống và bản thân mỗi con người?
6
Tình huống 3: Trái tim hoàn hảo
Tại một thị trấn nọ, có chàng thanh niên tuyên bố mình có trái tim đẹp
nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào.
Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái
tim tôi!".
Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh
mẽ nhưng đầy những vết sẹo…
Chàng trai cười nói: “Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn
của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt”.
Cụ già dịu dàng nói: “Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một
người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn
bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một
mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng
hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại
họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng
tạo ra những nếp sần sùi nhưng tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình
yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề
được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết….”
(?) Nếu là chàng thanh niên trong tình huống trên, mỗi người
trong gia đình bạn sẽ hành động như thế nào tiếp theo? Hãy chia
sẻ cảm xúc với chúng tôi khi các bạn hành động như vậy?
GIAO LƯU:
Mời chị: (LHPN)
Có một câu nói: “Đằng sau người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có
bóng dáng của một người phụ nữ”
(?). Vậy theo chị “Đằng sau người phụ nữ thành đạt” sẽ là gì? Và chúng tôi
cũng mong muốn chị sẽ chia sẻ với chúng tôi về cái gọi “đằng sau” những đóng
góp quý báu của chị trong công việc?
M.C: Câu hỏi này cũng đã từng được nhiều ý kiến đưa ra trên nhiều diễn đàn
mạng. Có người nói rằng “Đằng sau người phụ nữ thành đạt là … khoảng
trống mênh mông”. Điều ấy theo tôi cũng có thể bởi cuộc sống muôn mầu nên
không có gì là không xảy ra nhưng cũng sẽ không là lạ khi chúng ta khẳng định
rằng “Đằng sau người phụ nữ thành đạt là điểm tựa vững chắc – gia đình”. Xin
cảm ơn chị và cảm ơn những chia sẻ của chị.
7
Nhiều điều thú vị về cuộc sống và một nửa thế giới được gọi là “phái
yếu”, “phái đẹp”… sẽ được tiếp tục trong phần thi hấp dẫn sau đây:
(2). Ứng xử “Hiểu biết văn hóa”
Tình huống 4:
Nếu một ngày không hẹn trước phụ nữ bỗng biến mất khỏi thế gian
này như chưa bao giờ tồn tại.
(?) Theo gia đình anh chị thì điều gì sẽ xảy ra?
Tình huống 5:
Nếu nói “Mỗi đứa trẻ là một kỳ quan”.
(?). Là cha mẹ, gia đình anh chị sẽ làm gì để xây đắp cho kỳ quan của
mình?
Tình huống 6:
Rất nhiều người đàn ông vẫn có câu cửa miệng: “Phải đi làm để kiếm
tiền nuôi vợ con thôi”.
(?). Gia đình anh chị thể hiện quan điểm của mình như thế nào trước
ý kiến này?
GỢI Ý CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
(các gia đình cần mở rộng thêm):
Tình huống 1:
Mỗi người vẫn thường có thái độ, cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau.
Khi đi đến nơi nào đó, họ vẫn mang theo thái độ của chính mình đối với cuộc
sống đi theo. Chính thái độ của riêng mình, cộng với phản ứng của những người
xung quanh với thái độ đó thì nơi mới đến có thể rất tồi tệ, hoặc rất tuyệt vời
theo cảm giác của riêng họ mà thôi.
Lời khuyên: hãy nên rộng lượng và thân ái với mọi người để cuộc sống
tốt đẹp hơn. Quy luật “cho” và “nhận”.
8
Tình huống 2:
Trong mỗi chúng ta cũng có đến bốn “người vợ”:
“Người vợ” thứ tư của chúng ta là cơ thể. Hầu như ai cũng lo lắng, chăm
sóc đến bản thân, đến cơ thể mình nhiều nhất, làm sao để trông thật đẹp đẽ.
Nhưng khi chúng ta ra đi, cơ thể ấy cũng tan biến, không để lại gì trên đời.
“Người vợ” thứ ba có tên là “địa vị và của cải” – đây chính là những thứ
dễ mất nhất, vì dù sao chúng cũng chỉ là vật chất. Khi chúng ta không còn sống,
“địa vị” không còn và “của cải” sẽ thuộc về người khác.
“Người vợ” thứ hai là “gia đình và bè bạn”. Họ luôn quan tâm và giúp
đỡ, luôn an ủi và khuyên giải, nhưng họ chỉ có thể chăm sóc ta đến những phút
cuối cùng và nhớ thương ta.
“Người vợ” thứ nhất chính là “TÂM HỒN”. Không phải ai cũng nhớ đến
nó khi sống trong một thế giới mọi người đều phải chạy đua với của cải, địa vị
để thỏa mãn cho cái “tôi” của mình. Thế nhưng TÂM HỒN là điều duy nhất
luôn đi cùng với chúng ta đến bất cứ nơi nào chúng ta đến, và chính là thứ để
mọi người nhớ mãi đến ta dù ta có ở nơi nào.
Lời khuyên: hãy để ý và chăm dưỡng để tâm hồn mỗi con người luôn
tươi trẻ, lành mạnh.
Tình huống 3:
Diễn biến tiếp theo: Anh thanh niên bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn
hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích
của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo
nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn
hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã
chảy trong tim anh
(Gia đình bạn tự lựa chọn cách ứng xử).
Lời khuyên: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Nhạc Trịnh
Công Sơn).
Tình huống 4:
Cuộc sống sẽ mất đi sự cân bằng.
Những đóng góp của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đã khẳng định vai trò không thể
thiếu của họ…
9
Và… Thế giới sẽ chỉ còn lại 48% dân số vì đã mất đi 52%.
Tình huống 5:
Con người vốn là điều kỳ diệu nhất của cuộc sống. Con cái chính là
những viên ngọc quý của mỗi gia đình, là tình yêu, niềm tin, hy vọng, là tương
lai của cha mẹ.
Để xây đắp cho kỳ quan của mình, mỗi gia đình: cần định hướng đúng
cách và có phương pháp giáo dục con tích cực; con cái cũng cần biết vâng lời
cha mẹ, có ý chí, nghị lực phấn đấu để đóng góp cho cuộc sống những kỳ quan
tuyệt diệu
Và … như vậy mỗi ngày thế giới sẽ có thêm khoảng trên 5.400 kỳ quan –
tức là có khoảng hơn 5.400 đứa trẻ được chào đời.
Tình huống 6:
Câu nói thể hiện rõ rệt quan niệm trọng nam khinh nữ, đề cao vai trò
người đàn ông – là trụ cột gia đình. Người vợ hoàn toàn phụ thuộc chồng về tài
chính và cũng đồng nghĩa với việc không có quyền quyết định các vấn đề quan
trọng trong gia đình.
Thực tế phụ nữ ngày nay hoàn toàn bình đẳng và có đủ khả năng tự
khẳng định mình. Thậm chí học vấn, khả năng làm chủ cuộc sống… của phụ nữ
còn hơn hẳn nhiều đấng nam nhi. Đó là niềm kiêu hãnh chính đáng của phụ nữ
hiện đại.
Và… nếu các gia đình tiếp tục lựa chọn giới tính trước khi sinh thì
kết cục sẽ lại giống như Trung Quốc: nhiều nam giới không có cơ hội
“kiếm tiền để nuôi vợ con” vì họ không đủ tiền cưới vợ!
Phần III: Cả nhà cùng vui (100đ).
Mỗi gia đình sẽ tham gia trò chơi hóa trang ngược (nam hóa trang thành
nữ và nữ hóa trang thành nam). Sau đó các gia đình sẽ xuất hiện và giới thiệu về
ý tưởng hóm hỉnh của gia đình mình.
Thời gian hóa trang: 15’
GIAO LƯU:
HỎI XOÁY – ĐÁP XOAY (Mr Đàm)
M.C: Xin chào anh! Mọi người trong trường dường như cũng đã rất quen gọi
anh là “giáo sư” bởi vốn hiểu biết của anh khá phong phú. Vậy hôm nay “giáo
sư” có sẵn lòng giao lưu cùng chúng tôi?
10
GS: Không, mọi người gọi tôi thế cho hài hước chứ tôi cũng không hiểu biết
được mọi điều đâu. Nhưng tôi cũng sẽ rất sẵn lòng được giao lưu trong cuộc vui
hôm nay.
M.C: Cảm ơn anh! Vậy có lẽ tôi sẽ thêm cho anh một biệt hiệu là “giáo sư biết
tuốt”. Anh có nhất trí không ạ?
GS (tỏ vẻ ngượng ngùng): Tôi rất ngại nhưng không sao. Tôi sẽ cố gắng để
xứng đáng với danh hiệu chị vừa gọi tôi. “Giáo sư… biết tuốt … gì gì” đó.
M.C: Tôi sẽ bắt đầu câu hỏi đầu tiên về con số.
Anh có biết chính xác dân số nước ta năm 1961 là bao nhiêu ?
GS: 30 triệu.
M.C: Mỗi năm trung bình có thêm bao nhiêu trẻ em được sinh ra?
GS: Gần 2 triệu.
M.C: Trung bình mỗi cặp vợ chồng có số con là bao nhiêu?
GS: 3,8 con. Ứng với tháng 3 ngày 8.
M.C: Hiện nay có khoảng bao nhiêu dân số nông thôn và hoạt động trong lĩnh
vực nông thôn?
GS: 73%.
M.C: Liên quan đến con số 3. Chữ ba có vần a.
Anh có biết phu nhân của lãnh tụ V. I. Lê-nin tên là gì ?
GS : Cơ-rúp-xcai-a.
M.C : Anh có biết bà Cơ-rúp-xcai-a đã có hoạt động gì nổi tiếng vào năm
1910 ?
GS : Tôi sẽ nói đến sự kiện tháng 2 năm 1909. Lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi
trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền
bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản đối
chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ. Những cuộc đấu tranh đầu tiên
đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho
phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào
đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-
re-zet-kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-xăm-bua (người Ba Lan). Hai bà đã
phối hợp với bà Cơ-rúp-xcai-a vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ
để lãnh đạo phong trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên
thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1910, đại hội lần thứ II của những người
phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gen (thủ đô Ðan Mạch). Về dự có
100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày Quốc tế phụ
nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Từ đó đến
nay, ngày 8.3 trở thành ngày QTPN.
M.C: Vâng cảm ơn anh.
Tôi nói đến các con số 3. 40. Anh nghĩ đến ai?
11
GS: Hai Bà Trưng.
M.C: Tại sao anh nghĩ đến họ?
GS: Hai Bà Trưng là người lãnh đạo khởi nghĩa chống nhà Đông Hán xâm lược
tháng 3. 40.
M.C: Phụ nữ thời đại nào cũng có người hào hùng, bất diệt.
Nếu cần một lời nhận xét anh sẽ nhận xét gì về phụ nữ thời nay?
GS: Tôi thấy phụ nữ ngày nay có phong trào thi đua “Hai giỏi” và nhiều chị em
đã đạt danh hiệu này nên có thể nói phụ nữ ngày nay giỏi toàn diện.
M.C: Tôi cũng đồng tình với anh ở một mặt nào đó. Nhưng ngày nay tôi thấy
nhiều (phải nói là tương đối nhiều) phụ nữ thành đạt rất ngại việc nhà.
Vậy anh có cho rằng những người phụ nữ thành đạt như vậy là toàn diện
không?
GS: Có thể chứ. Nhưng với họ có lẽ Toàn diện là: sáng diện, trưa diện, chiều
diện và … tối đi ngủ vẫn diện đồ đẹp!.
M.C: Vâng rất cảm ơn anh đã tham gia phần giao lưu thú vị cùng chúng tôi
trong ngày dành cho phụ nữ. Cảm ơn anh đã mang lại những tiếng cười hết sức
bổ ích mà cũng giúp chúng tôi hiểu rõ hơn lịch sử ngày QTPN 8/3. Chúng tôi sẽ
rất tự hào về giới mình và sẽ cố gắng để trở thành những người phụ nữ Toàn
diện thật sự.
Anh thật xứng đáng với danh hiệu “Giáo sư biết tuốt”… nhưng … có thể anh
cũng biết … tuốt lúa thật!
Xin chân thành cảm ơn anh!
GS: …
Mời các gia đình:
(1). Gia đình:
(2). Gia đình:
(3). Gia đình:
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
(Đuổi hình bắt chữ)
GIAO LƯU:
Mời CĐ ngành: …
Tham gia các phần thi cùng các gia đình, chắc hẳn anh (chị) sẽ có những cảm
xúc của riêng mình và cũng sẽ có nhiều điều muốn đóng góp cho chúng tôi về
cách tổ chức… Chúng tôi rất muốn được lắng nghe những tâm sự và chia sẻ của
anh (chị).
6. Công bố kết quả và trao giải:
6.1. Giải chính thức: Mời BGK (anh Đàm Trung Thủy).
6.2. Giải do khán giả bình chọn.
12
M.C: Mời các em học sinh bình chọn cho các gia đình bằng cách vỗ tay.
Quy ước:
+ Gia đình hài hước nhất (nổi bật ở yếu tố hài hước): một tràng
vỗ tay ngắn.
+ Gia đình ấn tượng nhất (tạo ra những ấn tượng đặc biệt): một
tràng vỗ tay dài.
+ Gia đình hạnh phúc nhất (thể hiện tình cảm đầm ấm nhất): một
tràng vỗ tay thật dài.
M.C: Đọc giải thưởng và mời đại biểu trao.
7. Kết thúc:
Kính thưa quý vị đại biểu;
Các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến.
Một cuộc thi nhỏ với một ý nghĩa lớn đã mang lại cho chúng ta những
giây phút vui tươi, thoải mái để rồi thêm hiểu, thêm yêu quý và trân trọng
truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ. Cũng từ đó, mỗi người phụ nữ chúng ta
hãy luôn phấn đấu không chỉ trên bước đường công danh, sự nghiệp mà sẽ luôn
giữ cho ngọn lửa của tình yêu thương trong mỗi gia đình được nồng ấm. Mỗi
thành viên trong “Ngôi nhà nội trú yêu thương” hãy chung tay xây đắp để mái
trường của chúng ta sẽ thực sự là ngôi là chung thứ hai, mỗi em học trò sẽ trở
thành một “kỳ quan” rực rỡ trong tương lai.
Hội thi xin được kết thúc tại đây. Một lần nữa tôi xin được gửi tới các
mẹ, các chị, gửi tới toàn thể giới nữ một lời chúc tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu, các thầy cô, các em học sinh
đã tham dự buổi giao lưu chào mừng 101 năm ngày QTPN 8.3 hôm nay của nhà
trường. Xin kính chúc quý vị, chúc các thầy cô và các em lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành công!
13