Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 85 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÀN THỊ MỲ


“ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG
TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN
PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG














Thái Nguyên – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



BÀN THỊ MỲ


“ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG
TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN
PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”


Ngành : Khoa học môi trƣờng
Mã số ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. NGUYỄN THẾ ĐẶNG








Thái Nguyên – 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Phú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii


2012-2014.
, tôi

,
Khoa Môi trường
gi Nguyên, tôi
.
GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
.

.
n UBND huyện Phú Lương,
, UBND các thị trấn, xã t –
Nguyên .
, tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè và người thân đã luôn
động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.





Bàn Thị Mỳ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii


MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu tổng quát 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1. Đất và sử dụng đất 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất 5
1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất 7
1.2.1. Yêu cầu khách quan 7
1.2.2. Yêu cầu về pháp lý 9
1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong
quy hoạch sử dụng đất 10
1.3.1. Các yêu cầu chung trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất 20
1.3.2. Các chỉ tiêu môi trường cần kiểm soát 20
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.3. Nội dung nghiên cứu 25
2.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương 25
2.3.2. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn
2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 25
2.2.3. Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 huyện Phú Lương 26

2.2.4. Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ
huyện Phú Lương đến năm 2020 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, tài liệu 26
2.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu 26
2.4.3. Phương pháp kế thừa, chọn lọc những tư liệu sẵn có 26
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương 27
3.1.1. Vị trí địa lý 27
3.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Phú Lương 28
3.1.3. Các nguồn tài nguyên của huyện Phú Lương 30
3.1.4. Khái quát về đặc điểm kinh tế huyện Phú Lương 34
3.1.5. Về dân số, lao động 35
3.1.6. Khái quát về môi trường của huyện Phú Lương 36
3.2. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương giai đoạn
2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 theo yêu cầu bảo vệ môi trường 37
3.2.1. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất 2011 -2015 huyện Phú Lương 37
3.2.2. Đánh giá các yếu tố môi trường trong QHSDĐ trong giai đoạn
2011 - 2015 và định hướng đến năm 2010 trên địa bàn huyện Phú Lương 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.2.3. Thực trạng môi trường trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2015
của huyện Phú Lương 49
3.2.4. Nhận xét chung về những yếu tố bảo vệ môi trường trong phương án quy
hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2010 của huyện Phú Lương 53
3.3. Đề xuất yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Phú Lương 56
3.3.1. Những yêu cầu bảo vệ môi trường đến năm 2020 56

3.3.2. Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường đến năm 2020 huyện Phú Lương 58
3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ
huyện Phú Lương đến năm 2020 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
1.Kết luận 65
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT : Bộ Tài nguyên - Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
CTR : Chất thải rắn
ĐMC : Đánh giá tác động môi trường chiến lược
ĐVT : Đơn vị tính
GDP : Tổng sản phẩm nội địa
HĐND : Hội đồng nhân dân
KCN : Khu công nghiệp
MT : Môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt nam
QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la
VLXD : Vật liệu xây dựng













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii


Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trường chiến lược đối
với quy hoạch sử dụng đất 14
Bảng 1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp phương án quy hoạch sử
dụng đất 16
Bảng 1.3. Kết quả điều tra, nghiên cứu thực tế về nguồn gây tác động
và yếu tố tác động đến môi trường từ quy hoạch sử dụng đất 18
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững năm 2009 24
Bảng 3.1: Độ dốc trên các loại đất của huyệ 28
Bảng 3.2: Các loại đất chính của huyện 31
Bảng 3.3: Cơ cấu tổng sản phẩm của huyện Phú Lương giai đoạn 2005 -
2009 34
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong thời kỳ 2011 – 2020 35

Bảng 3.5: Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 huyện
Phú Lương 39
Bảng 3.6: Các khu du lịch sinh thái trong phương án QHSDĐ huyện Phú
Lương giai đoạn 2011-2020 42
Bảng 3.7: Các công trình giao thông trong giai đoạn 2011-2020 của
huyện Phú Lương 43
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện các dự án khu công nghiêp, cụm
công nghiệp trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 của huyện
Phú Lương 44
Bảng 3.9: Các công trình đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải, bãi rác thải
trong QHSDĐ giai đoạn 2011-2020 của huyện Phú Lương 45
Bảng 3.10: Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa trong QHSDĐ
giai đoạn 2011-2020 huyện Phú Lương 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
Bảng 3.11: Quy hoạch đất ở khu đô thị trong phương án QHSDĐ giai
đoạn 2011-2020 huyện Phú Lương 46
Bảng 3.12: Các công trình cấp nước của huyện trong QHSDĐ giai đoạn
2011-2020 47
Bảng 3.13: Một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2015 huyện Phú Lương 48
Bảng 3.14: Nhận thức và hiện trạng môi trường qua ý kiến người dân 52
54
Bảng 3.16: Đề xuất một số yếu tố môi trường trong QHSDĐ huyện Phú
Lương đến năm 2020 59
Bảng 3.17: Dự tính chỉ số yếu tố môi trường trong QHSDĐ đến năm 2020 61



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix



27
Hình 3.2. Cảnh quan môi trường bị phá hủy do khai thác cácmỏ khoáng
sản trên địa bàn huyện Phú Lương 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, quy hoạch sử dụng đất đã được chú trọng
và thực thi nhằm đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất một
cách tiết kiệm và có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đất trong những thập
kỷ qua ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển như
Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường trong quá
trình sử dụng đất.
Hội nghị Stockholm về Môi trường và Con người (1972) đã đánh dấu
sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững, đồng thời kêu gọi công tác
quy hoạch theo phương thức tích hợp được cả những nội dung môi trường;
tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (Tháng 6
năm 1992) tại Rio De Janeiro với việc thông qua Chương trình Nghị sự 21
kêu gọi xây dựng các chiến lược phát triển bền vững quốc gia, lồng ghép các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 của nước ta đã được Quốc hội Khoá

XI, kỳ họp thứ 8 thông qua, trong đó quy định các phương án quy hoạch sử
dụng đất phải tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Chính vì vậy
việc nghiên cứu lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường vào công tác quy
hoạch sử dụng đất là cần thiết, nhằm giải quyết các mục tiêu chiến lược cho
phát triển bền vững và hạn chế, giảm thiểu những rủi ro đối với nguồn tài
nguyên đất trong tương lai, đặc biệt đối với đất nông nghiệp.
Phú Lương là huyện miền núi thấp nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên.
Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km. Nằm trên
tuyến quốc lộ 3 theo trục kinh tế Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng, đây là
thuận lợi lớn nhất để kinh tế huyện phát triển liên vùng. Những năm gần đây
vấn đề đô thị hoá và công nghiệp hoá trên địa bàn đã gây áp lực không nhỏ
đến việc sử dụng đất, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã đặt ra
những vấn đề cấp bách trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường,
đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, đồng hành với ổn định xã hội và phát triển
bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và
nhu cầu thực tiễn về yêu cầu về sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất huyện
Phú Lương giai đoạn 2011 - 2020 đã được xây dựng. Bản quy hoạch sử dụng
đất của huyện là cơ sở để Phú Lương có thể chủ động khai thác có hiệu quả,
phát huy triệt để tiềm năng thế mạnh, cũng như tranh thủ tối đa mọi nguồn lực
đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân, nhanh chóng hòa nhập với xu thế phát triển chung của
tỉnh. Đây cũng là căn cứ để phân bổ hợp lý, đúng mục đích, sử dụng tiết kiệm
có hiệu quả cao quỹ đất, đồng thời thiết lập các hành lang pháp lý cho việc
thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất trên địa bàn của huyện.

Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất của huyện, các yếu tố môi
trường được xếp đặt ở mức nào và có đảm bảo cho phát triển bền vững
không là những yêu cầu cấp thiết cần được đánh giá.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá
các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá yếu tố bảo vệ môi trường cần kiểm soát trong quy hoạch sử
dụng đất và đề xuất một số yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên;
- Đánh giá quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2015 theo yêu cầu bảo vệ môi trường;
- Đề xuất yếu tố bảo vệ môi trường trong quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất giải pháp thực hiện yếu tố môi trường trong QHSDĐ huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được yếu tố bảo vệ môi trường trong điều kiện sử dụng đất huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học về
sử dụng đất bền vững phục vụ công tác lập và thẩm định quy hoạch sử dụng đất
thành phố.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định một số yếu tố môi trường cần kiểm soát phục vụ công tác lập
và thẩm định quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
nhằm giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu những rủi ro
đối với sử dụng đất của địa phương.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đất và sử dụng đất
Đất là một hệ thống phức tạp bao gồm phần vô cơ, hữu cơ, sinh vật, nước,
khí và sự vận động liên tục từ bản thân nó cũng như tác động to lớn của con
người. Vận động của con người là sự phát triển. Sự phát triển gắn liền với ô nhiễm
và suy thoái môi trường đất [11].
Đất không đơn giản chỉ là lớp vỏ bề mặt của thạch quyển mà nó là sản
phẩm của quá trình phong hoá lý hoá học tầng đá mẹ và sự chuyển hoá, nhào
trộn của các chất khoáng và chất hữu cơ. Đất được hình thành với sự tham gia
của các loài sinh vật. Sự phong hoá vật lý và hoá học giải phóng các chất
khoáng từ đá mẹ, đồng thời xảy ra trong quá trình phân huỷ các sản phẩm của
thực vật và sinh vật đất. Đất có vai trò quan trọng trong phân bố sinh thái của
sinh vật. Đất ở các vùng, các đới khác nhau có những đặc điểm và tính chất
khác nhau về độ dày tầng đất, độ thoáng khí, độ chua, lượng nước, hàm lượng
các chất khoáng, Đất cũng là môi trường sống thuận lợi đối với đa số các
loài sinh vật. Cảnh quan không có đất là cảnh quan không có sự sống [13].
Sử dụng đất (Land Use): Bao gồm toàn bộ các hoạt động can thiệp của

con người đối với tài nguyên đất đai tự nhiên. Sử dụng đất là quá trình thực
hiện các hoạt động kinh tế, xã hội, sản xuất, an ninh, quốc phòng,… theo các0
định hướng quy hoạch sử dụng đất hoặc tự phát diễn ra trên một khu vực hoặc
vùng lãnh thổ và có liên quan tới các biện pháp chính sau:
- Khai thác (khai thác quặng mỏ, khai thác đá, khai thác rừng tự nhiên,…).
- Xây dựng (khu dân cư, đường xá giao thông và các công trình dân
sinh khu đô thị, công nghiệp,…) và phân bố lại dân cư.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
- Canh tác (hoạt động quản lý, sản xuất nông, lâm nghiệp).
- Bảo vệ (bảo vệ các giống loài, hệ sinh thái hay cảnh quan, bảo vệ các
di sản,…).
Như vậy, sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan
hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn
cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và
mục tiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của
đất đai nhằm đạt tới lợi ích sinh thái, kinh tế - xã hội cao nhất.
Mục đích của sử dụng đất là làm thế nào để nguồn tư liệu có hạn này
đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo
được lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở quan hệ so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải pháp quản lý,
giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao phải đạt được tương quan tối ưu
giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế sử
dụng đất là mức tăng thêm của các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm chi phí
lao động xã hội. Hiệu quả kinh tế thể hiện bằng giá trị tổng thu nhập, tổng sản
phẩm, lợi nhuận.
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả

xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Các chỉ tiêu hiệu quả xã hội thể hiện
mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập,
trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học.
Hiệu quả môi trường sinh thái thể hiện qua các chỉ tiêu: tỷ lệ diện tích
đất đai được bảo vệ và cải tạo, bị ô nhiễm hay thoái hóa, mức độ bảo vệ môi
trường sinh thái trong vùng (đất - nước - không khí, động, thực vật); sự thích
hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.1.2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất (Land Use Planning) là một hệ thống các biện
pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
đủ và hợp lý có hiệu quả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất
của quốc gia, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu
sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường [14].
Theo Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới FAO (1993) “Quy
hoạch sử dụng đất là sự đánh giá có hệ thống về tiềm năng tài nguyên đất và
nước, về các mô hình sử dụng đất trong các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã
hội khác nhau nhằm mục đích lựa chọn và thông qua các phương thức sử
dụng đất mang lại nhiều lợi ích nhất cho người sử dụng mà không phá hủy tài
nguyên và môi trường, đồng thời đề xuất lựa chọn và thực hiện các biện pháp
thích hợp nhất để thực hiện việc sử dụng đất như vậy” [19].
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính là
đáp ứng nhu cầu đất đai một cách tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả.
Quy hoạch sử dụng đất là việc xác định, phân bổ hợp lý quỹ đất cho các
mục đích sử dụng như đất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, giao thông,
thủy lợi, đất cho phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục

thể thao, quốc phòng, an ninh, đất ở đô thị, nông thôn,… theo mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia.
Quy hoạch sử dụng đất thực hiện chức năng phân phối và tái phân phối
quỹ đất nhằm đáp ứng nhu cầu về đất sử dụng cho các ngành, các đơn vị sử
dụng đất. Nó là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh mối quan hệ
đất đai, thiết lập thể chế quản lý sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Việc quy hoạch sử dụng đất bền vững cần được coi trọng đúng mức,
trong đó nhất thiết phải lồng ghép yếu tố bảo vệ môi trường. Kết hợp yếu tố
môi trường vào trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất là một vấn
đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, đến nay chưa có nhiều các công trình nghiên
cứu về lĩnh vực này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trƣờng trong quy hoạch sử dụng đất
Để thấy được một cách đầy đủ những yêu cầu về môi trường trong quy
hoạch sử dụng đất chúng ta xem xét mối quan hệ này ở cả hai khía cạnh: yêu
cầu khách quan và yêu cầu chủ quan - do tính pháp lý mang lại.
1.2.1. Yêu cầu khách quan
Xét về mặt khái niệm, môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và sinh vật, cụ thể gồm các thành phần như
đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác [9].
Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện và hiện tượng bên ngoài tác
động lên cá thể. Khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển tồn tại trước khi sự sống
xuất hiện trên hành tinh chúng ta, nhưng chỉ khi các cơ thể sống xuất hiện
mới gọi chúng là môi trường. Có nghĩa là chỉ có cơ thể sống mới có môi

trường [7].
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học và phát triển bền vững [7].
Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia
chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng
vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội. Môi trường luôn có một trạng
thái nào đó và không hoàn toàn ổn định dưới tác động của tự nhiên và hoạt
động sản xuất. Các hoạt động của tự nhiên và con người tạo ra áp lực làm thay
đổi trạng thái môi trường. Xã hội (và cả các yếu tố tự nhiên) phải đáp ứng với
hiện trạng mới bằng sự phát triển [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
Đất đai, bao gồm cả nguồn nước, sinh vật và hệ sinh thái là các thành
phần quan trọng của môi trường, mối quan hệ này là tồn tại khách quan, tự
nhiên và gắn bó hữu cơ, không thể tách rời [1].
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất bao gồm toàn bộ đất đai, trong đó
đất đai được hiểu với nghĩa rộng, bao hàm một thửa đất đơn thuần, bên cạnh
đó là những mối quan hệ hữu cơ như:
- Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn,
- Các nguồn tài nguyên gắn với đất: thổ nhưỡng, nước ngầm, nước mặt,
khoáng sản, rừng, biển và đặc biệt là tài nguyên nhân văn.
- Môi trường và cảnh quan: môi trường đất, môi trường nước và đặc
điểm cảnh quan, các hệ sinh thái.
- Các đặc điểm kinh tế - xã hội và đặc điểm sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất là hoạt động điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng

hợp toàn bộ các đối tượng trên để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính
quy luật khách quan của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng của
các nguồn tài nguyên gắn với đất phục vụ cho công tác hoạch định phương án
khai thác sử dụng đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững [12].
Quy hoạch sử dụng đất cũng bao gồm những hoạt động mang tính dự
báo, bố trí quỹ đất cho các nhu cầu trong tương lai, kể cả các nhu cầu cho
hoạt động phòng ngừa, ứng phó với những rủi ro, sự cố môi trường trong
tương lai (trồng rừng chắn sóng, chắn cát, xây dựng đê, kè, đập, ); những
hoạt động nhằm cải thiện, giữ môi trường trong lành (trồng cây, trồng rừng,
xây dựng hồ chứa nước, ); sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ đa dạng
sinh học (quy hoạch bảo vệ các khu vực khoáng sản, các khu rừng đặc dụng,
vườn quốc gia, ) [8].
Tuy nhiên, bên cạnh đó quy hoạch sử dụng đất cũng bao hàm những
hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cụ thể như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
- Việc khai thác chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đặc biệt là diện tích
rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng của các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia,
- Việc khai thác tài nguyên (đất, nước, khoáng sản) một cách quá mức
và không hợp lý.
- Quy hoạch sử dụng đất, bố trí các dự án chưa tính đến hoặc tính toán
không đầy đủ đến các giải pháp bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
- Quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng tiêu cực đến danh lam, thắng
cảnh, di tích lịch sử, văn hoá,
Có thể nói rằng công tác quy hoạch sử dụng đất rất gần gũi và gắn liền

với hoạt động bảo vệ môi trường, giữa môi trường và quy hoạch sử dụng đất
có những tác động qua lại, tồn tại một số yêu cầu, quan hệ khách quan như:
- Hoạt động bảo vệ môi trường (đất, nước, tài nguyên và hệ sinh thái).
- Hoạt động phòng ngừa, ứng phó với suy thoái, các sự cố môi trường.
- Phương án khai thác và sử dụng tổng hợp tài nguyên.
1.2.2. Yêu cầu về pháp lý
Luật Đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch sử dụng đất phải
đảm bảo các nguyên tắc căn bản sau:
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
Để đảm bảo đạt được những yêu cầu trên, những quy định về nội dung
quy hoạch sử dụng đất đã bao hàm những hoạt động nhằm bảo vệ môi trường:
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
- Xác định diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Các phương án quy hoạch sử dụng đất đưa ra đều được xem xét, cân
nhắc và tính toán trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường để từ đó
lựa chọn được phương án phù hợp. Đó là phương án đảm bảo Phát triển bền
vững, tức là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội
và bảo vệ môi trường [13].

1.2.3. Thực trạng việc lồng ghép các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử
dụng đất
Một nguyên tắc căn bản đã được Luật Đất đai quy định, yêu cầu trong
sử dụng đất phải đảm bảo “Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh”.
Chính nguyên tắc này có ảnh hưởng xuyên suốt, đòi hỏi công tác quy hoạch
sử dụng đất phải quan tâm đến khía cạnh môi trường. Đồng thời, bản thân quy
hoạch sử dụng đất cũng là một hoạt động tổng hợp bảo vệ môi trường [14].
Pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ môi trường cũng đã có những quy
định về công tác bảo vệ môi trường trong sử dụng đất nói chung và quy hoạch
sử dụng đất nói riêng, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
quan đã ảnh hưởng đến việc áp dụng những quy định, lồng ghép các vấn đề
môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, bên cạnh đó cũng còn có nhiều tồn tại
cần bổ sung, hoàn thiện.
Thực tế thời gian vừa qua chúng ta còn lúng túng trong quan niệm và
phương pháp lồng ghép các yếu tố môi trường trong quy hoạch sử dụng đất.
Thứ nhất là quan niệm về vấn đề lồng ghép, từ trước đến nay công tác
quy hoạch sử dụng đất vẫn được quan niệm tự thân nó đã bao hàm các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
động môi trường, do đó đây là hoạt động tương đối độc lập, đầy đủ các yếu tố
cấu thành: tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường.
Thứ hai thì coi công tác quy hoạch sử dụng đất mới là một phần của
hoạt động môi trường, cần có sự lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường
để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thứ ba là phương pháp tiếp cận, những năm trước đây việc lồng ghép
thường được quan tâm nghiên cứu là những ảnh hưởng đến môi trường của
phương án quy hoạch sử dụng đất, tuy nhiên ngày nay cách tiếp cận này đã

thay đổi “Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng,
thẩm định và phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự
án phát triển”, thậm chí phải được nghĩ đến ngay từ khâu hình thành ý tưởng
quy hoạch, những xu hướng ban đầu của phương án quy hoạch, như vậy việc
lồng ghép mới đem lại hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất của cả nước đã được Quốc hội thông qua từ
nãm 2004, trong đó có nhiều vấn đề về môi trường mang tính chiến lược quốc
gia đã được các nhà hoạch định chính sách và Đại biểu Quốc hội quan tâm,
chỉ đạo, cho ý kiến, cụ thể như:
- Vấn đề bảo vệ đất trồng lúa, đất nông nghiệp năng suất cao gắn với
chiến lược an ninh lương thực, ổn định chính trị - xã hội (vấn đề môi trường
sâu xa là bảo vệ diện tích đất ngập nước).
- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát tổng diện tích đất lâm
nghiệp và diện tích cho phép chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang các mục
đích khác, có ảnh hưởng lớn đến môi trường.
- Vấn đề phát triển các loại đất phi nông nghiệp, như: đất ở, đất các khu
công nghiệp, đô thị, sản xuất kinh doanh,
- Đặc biệt là diện tích khai hoang đất chưa sử dụng để cải tạo đưa vào
sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, tránh tình trạng bỏ đất hoang hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đây là đối tượng phải
đánh giá môi trường chiến lược. Cũng theo quy định hiện hành thì phương
pháp tiếp cận là môi trường được lồng ghép, quan tâm từ khâu xây dựng ý
tưởng, phương án quy hoạch sử dụng đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường
cũng đã có hướng dẫn nội dung, phương pháp đối với đánh giá môi trường
chiến lược nói chung, riêng đối với quy hoạch sử dụng đất cấp vùng cũng
đã có nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể [2].

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các
tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
.
Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng những quy định trên còn hạn chế, do
quy hoạch sử dụng đất cấp vùng và cả nước đã được triển khai trước, công tác
đánh giá môi trường chiến lược mới được nghiên cứu, hướng dẫn trong thời
gian gần đây.
Hiện nay chưa có quy định về đánh giá môi trường chiến lược đối với
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã, do đó việc lồng ghép môi trường
được vận dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật đất đai và các yêu
cầu khách quan về bảo vệ môi trường.
Yêu cầu về môi trường trong quy hoạch sử dụng đất cũng dần được quy
định rõ ràng hơn, nhưng thực tế việc áp dụng còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là:
- Điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên còn chung chung, chưa có
tiêu chí, phương pháp rõ ràng, cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Chưa có những quy định bắt buộc trong việc khảo sát, đánh giá hiện
trạng môi trường trong các phương án quy hoạch sử dụng đất, nên việc áp
dụng còn tuỳ tiện, theo khả năng thực tế của dữ liệu có sẵn.
- Đối với phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đặc biệt là quy
hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã, chúng ta cũng có thể nhìn nhận đánh giá
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của từng phương án. Đồng thời việc lồng ghép
có thể được vận dụng trực tiếp thông qua các phương án công trình cải thiện,
cải tạo môi trường (trồng rừng, trồng cây xanh, đắp hồ, đập, ), công trình bảo
vệ môi trường (bãi xử lý chất thải),
- Mặc dù đã có những quy định về đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội -

môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất để lựa chọn phương án
hợp lý, nhưng thực tế việc làm này hiện nay còn mang tính hình thức.
Quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý giúp sử dụng tài nguyên
đất một cách hợp lý, tuy nhiên nó vừa mang tính bảo vệ môi trường, vừa có
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy việc thực hiện ĐMC ngay từ giai đoạn
lập quy hoạch để giúp các nhà quản lý quy định một quy hoạch khoa học và
hợp lý hơn để nâng cao chất lượng quy hoạch. Mặt khác mục đích sử dụng
bền vững tài nguyên đất có thể đạt được thông qua việc gắn kết các vấn đề
kinh tế, xã hội và môi trường vào quy hoạch sử dụng đất.
Sử dụng đất tức là tác động đến tất cả các yếu tố (về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội) có liên quan đến đất đai, tác động trực tiếp đến môi trường.
Những yếu tố liên quan đến môi trường chiến lược đối với quy hoạch sử dụng
đất được tổng hợp theo bảng 1.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Bảng 1.1. Tổng hợp các yếu tố liên quan đến môi trƣờng
chiến lƣợc đối với quy hoạch sử dụng đất
TT
Yếu tố
Tiêu chí
1
Điều kiện tự nhiên
1.1
Đặc điểm địa hình, địa
mạo
- Đặc điểm địa hình: núi, đồi, đồng bằng
- Đặc điểm cấu tạo đất, sụt lún, trượt lở, xói mòn
1.2

Đặc điểm khí hậu, khí
tượng
- Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió
- Tần suất bão và các hiện tượng thời tiết bất
thường
1.3
Đặc điểm chế độ thuỷ
văn
- Đặc điểm sông, hồ: dòng chảy, lưu lượng, dung
tích
- Đặc điểm thuỷ triều, hải văn
- Đặc điểm ngập lụt, hạn hán
2
Tài nguyên thiên nhiên
2.1
Tài nguyên đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên và chất lượng
- Hiện trạng và quy hoach sử dụng đất
2.2
Tài nguyên nước mặt
- Đặc điểm hệ thống thuỷ văn trong khu vực
- Hiện trạng và quy hoạch sử dụng nước mặt
2.3
Tài nguyên nước ngầm
- Đặc điểm tầng trữ nước, trữ lượng nước ngầm
- Hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng
2.4
Tài nguyên ven biển
- Rừng ngập mặn, đầm phá
- Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản

2.5
Tài nguyên đa dạng
sinh học
- Thảm thực vật, hệ động vật, thuỷ sinh (nước ngọt,
ven biển)
- Rừng quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
3
Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1
Dân cư - lao động
- Cấu trúc dân số
- Vấn đề dân tộc thiểu số
- Tình trạng việc làm và phương thức kiếm sống
3.2
Phát triển kinh tế
- Hiện trạng các ngành kinh tế và các nguồn ô
nhiễm
- Quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, tỉnh
3.3
Hiện trạng xã hội
- Giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng
- Thất nghiệp và tệ nạn xã hội

×