Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LA THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LA THỊ HUẾ
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã số: 60. 62. 01. 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI ĐÌNH HÕA
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
“Nghiên cứu tình hình thực hiện một số chính sách xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa”
.
.
.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả
La Thị Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học, cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo TS. Bùi Đình Hòa đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện
Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Thống
kê, Phòng Lao động Thương binh - Xã hội, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ngân
hàng chính sách, cán bộ và nhân dân các xã Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh,
Phú Đình, Điềm Mặc, Sơn Phú, Trung Hội, Đồng Thịnh, Bảo Cường đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra thực địa giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả
La Thị Huế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
Trang
i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học 3
1.1.1. Cơ sở lý luận 3
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 11
1.2. Thành tựu xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam 24
1.3. Đánh giá chung 27
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu 31
2.3. Nội dung nghiên cứu 32
2.3.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu 32
2.3.2. Thực trạng về các chính sách hỗ trợ người nghèo 32
2.3.3. Thực trạng điều kiện các nguồn lực phục vụ cho sản xuất và
sinh họat của nhóm hộ điều tra vùng nghiên cứu 32
2.3.4. Tác động của các chính sách giảm nghèo 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
2.3.5. Các giải pháp chính sách giảm nghèo 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 33
2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin 35
2.4.4. Phương pháp phân tích 36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIỂN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2. Điều kiện Kinh tế - xã hội huyện Định Hoá 47
3.1.3. Đánh giá những thuận lợi - khó khăn của huyện Định Hoá 52
3.1.4. Kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo qua 3 năm
2011 - 2013 53
3.2. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách giảm nghèo 55
3.2.1. Chính sách tín dụng hỗ trợ cho hộ nghèo 56
3.2.2. Chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với
các dịch vụ cơ bản 60
3.2.3. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực. 65
3.2.4. Tình hình thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng xã nghèo, xã ATK 69
3.3. Đánh giá một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hộ nghèo của huyện
Định Hóa 71
3.3.1. Thông tin về hộ 71
3.3.2. Nguồn lực chủ yếu của nhóm hộ điều tra 73
3.3.3. Thu nhập bình quân từ hai nhóm hộ nghiên cứu của hộ gia
đình huyện Định Hóa giai đoạn 2011 - 2013 74
3.3.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ gia đình
huyện Định Hóa năm 2013 76
3.4. Đánh giá chung tác động của các chính sách giảm nghèo trên địa
bàn huyện Định Hóa 81
3.5. Giải pháp chính sách giảm nghèo của huyện Định Hóa 85
3.5.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hoá 85
3.5.2. Một số giải pháp giảm nghèo của huyện Định Hóa đến năm 2015 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATK
An toàn khu
DTTS
Dân tộc thiểu số
BHYT
Bảo hiểm y tế
HTX
Hợp tác xã
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
UNDP
Chương trình phát triển liên hiệp quốc
NQ
Nghị quyết
NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
KV
Khu vực
XĐGN
Xóa đói giảm nghèo
HĐND
Hội đồng nhân dân
UBND
Ủy ban nhân dân
BCĐ
Ban chỉ đạo
CSXH
Chính sách xã hội
BQ
Bình quân
KD- DV
Kinh doanh - dịch vụ
ĐBKK
Đặc biệt khó khăn
HSSV
Học sinh sinh viên
TW
Trung ương
NSĐP
Ngân sách địa phương
LĐ
Lao động
KH
Kế hoạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn
2006 - 2010, 2010* 18
Bảng 2.1: Định nghĩa các biến số của mô hình phân tích hồi quy 37
Bảng 2.2: Lựa chọn mẫu điều tra 38
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Định Hoá năm 2013 44
Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2013 48
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Định Hoá, 2011 - 2013 50
Bảng 3.4: Kết quả giảm nghèo huyện Định Hóa, giai đoạn 2011 - 2013 54
Bảng 3.5: Kết quả thực hiện chính sách tín dụng, giai đoạn 2011 - 2013 57
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo
tiếp cận với các dịch vụ cơ bản 60
Bảng 3.7: Kết quả thực hiện nhóm chính sách hỗ trợ phát triển nguồn
nhân lực 66
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ
tầng xã nghèo; xã ATK 69
Bảng 3.9: Thông tin chung về các hộ điều tra (135 hộ) 71
Bảng 3.10: Thông tin chung về các hộ điều tra, nhóm hộ nghèo (85 hộ) 72
Bảng 3.11: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra, 2013 73
Bảng 3.12. Thống kê mô tả thu nhập bình quân/người của các hộ điều tra 74
Bảng 3.13: Cơ cấu nguồn tổng thu nhập bình quân của hộ nghèo, năm 2013 75
Bảng 3.14: Nguyên nhân của nghèo nhóm hộ điều tra 76
Bảng 3.15: Kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính hộ nghèo 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang
Hình 2.1. Khung sơ đồ phương pháp thu thập và phân tích thông tin 34
Hình 3.1. Bản đồ địa chính Huyện Định Hoá 42
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất 45
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu lao động của huyện chia theo ngành 48
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu kinh tế 51
Hình 3.5. Hộ nghèo huyện Định Hóa qua 3 năm 2011-2013 54
Hình 3.6. Đồ thị mô tả phân phối thu nhập bình quân/người/tháng của
các hộ điều tra 74
Hình 3.7. Đồ thị thu nhập bình quân/ người của hộ nghèo 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục
với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát
triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương.
Đảng, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giảm nghèo từ
2011 đến 2020: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nhằm cải thiện và
từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Thái Nguyên là
một tỉnh trung du miền núi, gồm nhiều dân tộc chung sống, có tập quán và
trình độ sản xuất khác nhau. Do vậy mức độ nghèo đói của từng dân tộc, từng
vùng cũng khác nhau. Trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của địa
phương Đảng bộ chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên coi vấn đề xoá
đói giảm nghèo là vấn đề cấp bách hàng đầu.[19]
Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh
50 km về phía Tây Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 52.970 ha, trong
đó rừng núi chiếm 68,025% diện tích của cả huyện. Tổng dân số của huyện
gần 9 vạn người, toàn huyện có 8 dân tộc cùng sinh sống tại 24 xã, thị trấn (cả
24 xã, thị trấn của huyện đều là ATK, trong đó có 17/24 xã, thị trấn là xã có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); Thu nhập bình quân đầu người
năm 2010: 12,5 triệu đồng/ người, năm 2011: 14 triệu đồng/ người, năm
2012: 15,5 triệu đồng/ người.[4]
Trong nhiều năm qua trên đia bàn huuyện Định Hoá triển khai nhiều
chính sách giảm nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, cụ thể: Năm 2010
tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện là 16,3%, năm 2011 (năm đầu của giai đoạn
2011 - 2015) tỷ lệ hộ nghèo là 33,98 % (theo chuẩn giai đoạn 2011- 2015),
năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 28,01%, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo là
24,81%.[16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực hiện một số chính sách xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tế về giảm nghèo đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện một số chính sách xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Định Hóa, nâng mức sống cho người dân huyện
Định Hóa nói riêng và của tỉnh nói chung, góp phần vào công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Định
Hoá và các nguyên nhân dẫn đến nghèo.
- Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách xóa đói giảm nghèo
trên địa bàn huyện Định Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt các chính sách xoá đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề xuất phương pháp tiếp cận theo hướng từ dưới
lên (các hộ nghèo thụ hưởng chính sách). Sử dụng phương pháp phân tích
định tính kết hợp với định lượng trong đánh giá tình hình thực hiện chính sách
giảm nghèo tại địa phương.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài làm căn cứ, cơ sở khoa học cho việc định
hướng của các cơ quan lãnh đạo và chỉ đạo chính sách: Hội đồng Nhân dân và
Đảng bộ huyện Định Hóa đối với đối tượng hưởng chính sách nói chung,
người nghèo nói riêng.
Các thông tin của đề tài phục vụ cho cho các cơ quan thực thi chính
sách đối với người nghèo tại huyện: Phòng Lao động - Thương binh xã hội,
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế - hạ tầng, Ngân
hàng chính sách huyện…v.v và các tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa
phương trong việc đề xuất giải pháp, tư vấn, phối hợp thực hiện chính sách
xóa đói giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Giới thiệu một số chính sách xóa đói giảm nghèo
a. Chính sách Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo
- Chính sách giáo dục nâng cao mặt bằng dân trí.
- Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm.
- Chính sách đào tạo, nâng cao nhân lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
b. Hỗ trợ tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
- .
- .
- .
c. Chính sách hỗ trợ tín dụng hộ nghèo
- Chương trình cho vay hộ nghèo.
- Chương trình cho vay hộ cận nghèo.
- Chương tình cho vay đi xuất khẩu lao động.
- Chương trình cho vay tạo việc làm.
- Chương trình cho vay hỗ trợ làm nhà cho người nghèo
d. Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng xã nghèo; xã ATK
Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.
1.1.1.2. Vai trò của đánh giá tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
Đánh giá thực hiện chính sách là một trong bốn giai đoạn của quá trình
quản lý, bao gồm: xây dựng, ban hành; triển khai thực hiện; giám sát đánh
giá; hoàn thiện chính sách. Bời vì, thực tế, với bất cứ chính sách nào, việc
triển khai và áp dụng nó, có phù hợp với đối tượng hay không? Việc triển
khai thông qua các cơ quan chức năng có thực sự làm đúng hay không? Tác
động thực tế của chính sách đến đối tượng như thế nào: tích cực hay tiêu cực?
vấn đề gì cần khắc phục từ việc ban hành, tổ chức triển khai, thực hiện, kết
quả mong đợi của mục tiêu chính sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Kết quả giảm nghèo đánh giá đã khẳng định thành tựu giảm nghèo
đạt được liên tục trong nhiều năm là nền tảng quan trọng để thực hiện mục
tiêu giảm nghèo giai đoạn này, đó là kết quả tác động toàn diện của quá
trình tăng trưởng kinh tế, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách trực tiếp đối với
mục tiêu giảm nghèo.
Hệ thống các chính sách giảm nghèo được xây dựng, bổ sung và dần
hoàn thiện, bao phủ nhiều lĩnh vực, tác động nhiều chiều đối với cuộc sống
người nghèo, được phân hóa theo vùng miền, đối tượng, được ưu tiên trong
phân bổ nguồn lực, theo hướng giảm dần sự ỷ lại, bao cấp từ ngân sách
Nhà nước, tăng dần các chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cơ hội tham
gia cho cộng đồng dân cư ở các địa bàn, khơi dậy tốt hơn sự nỗ lực của các
hộ gia đình nghèo.
Bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo được lồng ghép trong các cơ
quan quản lý Nhà nước , gắn với lĩnh vực được phân công đã tăng cường
trách nhiệm của nhiều cơ quan tham gia tổ chức thực hiện chính sách giảm
nghèo từ trung ương đến địa phương. Công tác vận động xã hội, cộng đồng
tham gia giảm nghèo được đẩy mạnh đã góp phần tăng thêm nguồn lực, nâng
cao trách nhiệm, tình cảm của xã hội đối với người nghèo, các địa bàn nghèo.
Với vai trò chủ đạo của Nhà nước, sự nỗ lực của các ngành, các cấp,
các tổ chức trong và ngoài nước, các cộng đồng dân cư, hàng triệu người
nghèo đã chủ động tham gia vào mục tiêu giảm nghèo, vượt qua khó khăn để
thoát nghèo, cải thiện cuộc sống và hòa nhập với xã hội, đóng góp quan trọng
vào thành quả giảm nghèo của Việt Nam.
1.1.1.3. Đặc điểm của người nghèo và hộ nghèo
Có thể tập trung vào các nguồn vốn sinh kế của hộ nghèo để viết theo 5
nguồn lực [16] sau để xem họ có điểm mạnh, điểm yếu nào
Nguồn lực con người: kỹ năng, sự hiểu biết, kiến thức, khả năng của
lao động và tình trạng sức khỏe tốt giúp cho con người có khả năng theo đuổi
các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của họ. Ở cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
độ hộ gia đình, tài sản con người bao gồm số lượng và chất lượng của lao
động. Số lượng và chất lượng của lao động biến động theo quy mô hộ gia
đình, kỹ năng, tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần, năng lực lãnh đạo,
v.v. Tài sản con người có thể được diễn giải băng các chỉ báo về giáo dục,
kiến thức bản địa, số lượng lao động, kỹ năng của lao động, tuổi thọ, số trẻ
em suy dinh dưỡng, v.v.
Nguồn lực tự nhiên: chỉ các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể sử
dụng cho cuộc sống, ví dụ: diện tích đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, độ phì nhiêu của đất đai…?
Nguồn lực xã hội: liên kết giữa cá nhân hay hộ gia đình và các tổ chức, các
mạng lưới xã hội. các chỉ tiêu: họ có là thành viên của các tổ chức, hội, các
đặc quyền có được,…?
Nguồn lực tài chính: các khoản tiền mặt, tiền gửi tiết kiệm, tiền lương
hưu; các nguồn hỗ trợ tài chính của Nhà nước , v.v?
Nguồn lực vật chất: các cơ sở hạ tầng của địa phương, hệ thống điện
sản xuất, sinh hoạt; nước sạch; vệ sinh môi trường, năng lượng sạch, ?
- Người nghèo chủ yếu là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả
năng tiếp cận với nguồn lục trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ ), thị
trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất
lượng sản phẩm kém và chủng loại, sản phẩm nghèo nàn thường không được
tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có thể chuyển đổi việc làm sang các
ngành. Thời gian lao động của họ thì nhiều nhưng thu nhập lại thấp so với
thu nhập của xã hội do ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực và lợi ích do
chính sách mang lại.
- Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực (đất đai, vốn, kỹ thuật ),
họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo và thiếu nguồn lực, hộ không thể
đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại nguồn vốn nhân lực thấp lại
cản trở họ thoát nghèo. Các hộ có ít đát sản xuất và tình trạng khôn có đất sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
xuất có xu hướng tăng lên. Thiếu đất sản xuất làm ảnh hưởng đến sản xuất tự
túc lương thực của người nghèo cũng như gieo trồng cây có giá trị cao và họ
vẫn tự sản xuất theo phương thức tự cung, tự cấp với phương thức tự cung, tự
cấp với phương thức sản xuất truyền thống và mang lại giá trị thấp vì vậy đưa
họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Bên cạnh đó đa số người nghèo
chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông,
khuyến lâm, các dịch vụ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp khả năng
tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đai hạn chế, mặt khác người nghèo thường
sản xuất, ăn tiêu không có kế hoạch hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không
đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện trả nợ các nguồn vay, cuối cùng
làm cho họ càng nghèo hơn.
- Người nghèo ít co cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định , mức thu
nhập thấp, hầu như thu nhập chỉ đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống tối thiểu và
do vậy không có điều kiện cải thiện cuộc sống hiện tại (nhà ở tạm bợ, dột nát,
con cái thất học,sức khỏe không được chăm sóc), từ đó làm cho việc thoát
nghèo trở nên khó khăn hơn.
- Quy mô hộ gia đình thường đông con, tỷ lệ sinh đẻ của các hộ nghèo
thường rất cao. Đây là một trong những đặc điểm của các hộ nghèo, từ đó mà
tỷ lệ người ăn theo cao đồng nghĩa với việc thiếu lao động cũng chính là
nguyên nhân nghèo của họ. Mặt khác các hộ gia đình nghèo nguy cơ dễ bị tổn
thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác. Do đó số hộ tái nghèo
vẫn còn lớn và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc
là và gia đình có người ốm đau dài ngày.
- Do trình độ học vấn thấp nên người nghèo, đặc biệt là người nghèo là
người dân tộc thiểu số thường không có khả năng tự giải quyết các vấn đề
vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế
thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý
chưa phát triển là thiệt thòi lớn cho người nghèo tiếp cận các chính sách ưu
đãi của Nhà nước đối với họ.[3]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
1.1.1.4. Vai trò của các chính sách xóa đói giảm nghèo đối với hộ nghèo
- Được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo, người nghèo có cơ hội
học nghề, được tiếp cận với nguồn lục trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công
nghệ ), được hỗ trợ nguồn lực để phát triển kinh tế và có khả năng tiếp cận
được với những việc làm ổn định có mức thu nhập cao, trình độ học vấn được
nâng lên nhờ các chính sách phát triển về giáo dục
- Nâng Mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo hạn chế nguy cơ tái
nghèo cao.
- Giảm chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng miền trong cả nước.
- Giảm tỷ lệ nghèo trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn , đồng bào DTTS chiếm gần 50% số người nghèo cả nước.
Năm 2012, các xã 135 tỉ lệ nghèo vẫn ở mức trên 40% (cá biệt có nơi trên
50%, thậm chí trên 60%-70%) và có khoảng 900 nghìn hộ cận nghèo (trong
khi cả nước có hơn 1,4 triệu hộ cận nghèo); thu nhập bình quân đầu người ở
các xã này chỉ bằng 30% so với thu nhập chung khu vực nông thôn[nguồn tài
liệu?]; cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
vẫn còn nhiều hạn chế.
1.1.1.5. Mô hình phân tích
- Đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách.
- Xác định vấn đề mà chính sách ưu tiên.
- Xác định mục tiêu của chính sách.
- Đề xuất và giải pháp thực hiện chính sách
- So sánh, phân tích các giải pháp thực hiện chính sách.
- Dự báo tác động của chính sách.
- Khuyến nghị, lựa chon giải pháp ưu tiên
- Theo dõi quá trình thực hiện chính sách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
1.1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới xóa đói giảm nghèo của hộ nông dân
a. Nguồn lực của hộ: lao động, đất đai, vốn, trình độ học vấn, tuổi tác
Gồm các nguồn tài nguyên của cộng đồng và các loại khác nhau của
các hộ gia đình. Ở bên trái của hình 2, chúng ta có một hình ngũ giác mà đứng
cho các loại tài sản có sẵn cho người dân địa phương - con ngƣời, thiên
nhiên, tài chính, vật chất và xã hội . Những tài sản này được có sự tương tác
với nhau, ví dụ: vốn nhân lực cuả hộ được đánh giá là tốt, họ có khả năng lực
quản lý tốt, khi xây dựng phương án sản xuất vay vốn dễ được các tổ chức tín
dụng cho vay, do đó, họ sẽ làm nguồn lực tài chính của họ mạnh hơn. Từng
loại tài sản được ký hiệu trong hình với các chữ cái (H, N, M, P, S).
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh (2012)
về “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam” nêu rõ:
Vốn con ngƣời: Tài sản con người (vốn con người) thể hiện kỹ năng,
sự hiểu biết, kiến thức, khả năng của lao động và tình trạng sức khỏe tốt giúp
cho con người có khả năng theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt
được mục tiêu sinh kế của họ. Ở cấp độ hộ gia đình, tài sản con người bao
gồm số lượng và chất lượng của lao động. Số lượng và chất lượng của lao
động biến động theo quy mô hộ gia đình, kỹ năng, tình trạng sức khỏe thể
chất và tinh thần, năng lực lãnh đạo, v.v. Tài sản con người có thể được diễn
giải băng các chỉ số về giáo dục, kiến thức bản địa, số lượng lao động, kỹ
năng của lao động, tuổi thọ, số trẻ em suy dinh dưỡng, v.v.
Vốn tự nhiên: Các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể sử dụng
cho cuộc sống. Vốn tự nhiên rất đa dạng, có thể hữu hình hay vô hình, hoặc
dưới dạng hàng hóa công như khí hậu, sinh quyển làm nền tảng cho sản xuất.
Vốn tự nhiên có thể được biểu thị bằng các chỉ báo khác nhau như diện tích
đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, độ
phì nhiêu của đất đai, khả năng được tưới, khả năng tăng vụ, trữ lượng cá, trữ
lượng tài nguyên rừng, v.v.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Vốn vật chất: Bao gồm cơ sở hạ tầng và các tài sản vật chất cần thiết
cho sinh kế như giao thông thuận lợi, điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, điều
kiện vệ sinh môi trường tốt, được cung cấp nước sạch, được cung cấp năng
lượng sạch.
Vốn tài chính: Chỉ đến các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có thể
tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Hai nguồn vốn tài
chính chủ yếu của hộ gia đình là nguồn lực dự trữ và dòng tiền vốn lưu động.
Tiền gửi tiết kiệm, dự trữ tiền mặt, tài sản có tính thanh khoản cao như vàng
bạc đá quý - gia súc lớn, lương hưu, hay các khoản tiền hỗ trợ từ Nhà nước ,
và tiền gửi của người thân từ nơi khác là những chỉ báo phù hợp.
Vốn xã hội: Chính là các quan hệ hay sự kết nối giữa cá nhân hay hộ
gia đình và các tổ chức, các mạng lưới xã hội. Vốn xã hội có thể được biểu
hiện bằng các chỉ báo cụ thể như thành viên của các tổ chức, nhóm, mạng
lưới, các đặc quyền có được, vị trí xã hội, v.v.
Quy mô và hình dạng của các tài sản hình ngũ giác - đó là, số lượng và
tầm quan trọng tương đối của mỗi loại vốn, nó có sự khác nhau giữa các cộng
đồng và giữa các hộ giàu và nghèo trong cộng đồng. Ví dụ, vì lý do lịch sử, cộng
đồng giàu có thể kiểm soát nhiều hơn và tốt hơn đất đai và tài nguyên thiên
nhiên hơn so với các cộng đồng nghèo, và trong bất kỳ cộng đồng nào đó, các hộ
gia đình giàu có kiểm soát nhiều đất đai, chăn nuôi và vốn vật chất và tài chính
hơn so với các hộ gia đình nghèo. Về trực giác, khi đó các đỉnh của hình ngũ
giác có xu hướng bị kéo đỉnh của các nguồn lực này xa tâm của hình 2 hơn.
Tài sản cộng đồng và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi hai tập hợp của các
yếu tố bên ngoài: đầu tiên, các chính sách và bối cảnh thể chế và thứ hai
là bối cảnh dễ bị tổn thương .
Các chính sách và tổ chức là một tập hợp quan trọng của con người- tạo
lên các yếu tố bên ngoài mà nó ảnh hưởng đến phạm vi của nhiều lựa chọn
sinh kế đến những nhóm người khác nhau. Nó cũng ảnh hưởng đến sự tiếp
cận tài sản và dễ bị tổn thương trước những cú sốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Hộ gia đình có nhiều tài sản sinh kế nói chung có nhiều khả năng để
bảo vệ cuộc sống và tài sản của họ khi đối mặt với những cú sốc hơn so với
các hộ gia đình có tài sản ít hơn. Họ có đủ tiền tiết kiệm để họ có thể đủ khả
năng để mua thức ăn khi mất mùa. Họ có đủ vật nuôi mà họ để bù số mất
hoặc bán một số ít và vẫn có đủ con giống để chăn nuôi khi tình trạng khẩn
cấp qua đi. Khả năng phục hồi là khả năng chịu được những cú sốc.
Các hộ gia đình có ít tài sản (ít đất, ít vật nuôi, hạn chế vốn vật chất và
tài chính, lao động gia đình yếu, thiếu kiến thức và kỹ năng tiếp cận thị
trường kém dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài hơn so với các hộ
gia đình có tài sản nhiều hơn. Khi những hộ này đối mặt với những cú sốc từ
bên ngoài như hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát, các hộ nghèo bắt buộc
phải bán đi gia súc của mình với giá thấp để mua lương thực nuôi sống gia
đình. Còn các trường hợp khẩn cấp, họ càng làm cạn kiệt cơ sở tài sản của
họ, đến mức họ không còn có bất cứ thứ gì còn lại để bán, trong khi lao
động của họ yếu vì đói và sức khỏe giảm sút. Khi họ bị mất tài sản, họ bị
mất phương tiện sinh kế.
b. Nguồn lực xã hội và địa phƣơng: Điều kiện hạ tầng cơ sở như hệ
thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cơ sở
vật chất đảm bảo dịch vụ công về giáo dục - các cơ sở giáo dục địa phương,
các hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe; sự phát triển các cơ sở sản xuất, chế
biến tiểu thủ công nghiệp; hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính- các chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các chi nhánh của Ngân
hàng chính sách xã hội,…[5]
Bên cạnh đó, phải kể đến sự hỗ trợ của các chương trình, dự án của
Chính phủ hoặc phi chính phủ trong việc hỗ trợ người dân (làm nhà, cấp
thẻ BHYT, miễn giảm học phí cho thành viên trong gia đình; sự giúp đỡ
của cộng đồng,…). Các chương trình hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở vật
chất tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1. Tình hình thực tiễn diễn ra trên thế giới
- Hàn Quốc
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, chính phủ Hàn Quốc không chú ý đến
việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập trung phát triển ở các vùng
đô thị, xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các thành phố lớn, thế nhưng
60% dân số Hàn Quốc sống ở khu vực nông thôn, cuộc sống nghèo đói, tuyệt
đại đa số là tá điền, ruộng đất tập trung vào sở hữu của giai cấp địa chủ, nhân
dân sống trong cảnh nghèo đói tột cùng. Từ đó gây ra làn sóng di dân tự do từ
nông thôn vào thành thị để kiếm việc làm, chính phủ không thể kiểm soát nổi,
gây nên tình trạng mất ổn định chính trị - xã hội. Để ổn định tình hình chính trị
- xã hội, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem xét lại các chính sách kinh tế - xã
hội của mình, cuối cùng đã phải chú ý đến việc điều chỉnh các chính sách về
phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn và một chương trình phát triển
nông nghiệp nông thôn được ra đời gồm 4 nội dung cơ bản:
+ Mở rộng hệ thống tín dụng nông thôn bằng cách tăng số tiền cho hộ
nông dân vay.
+ Nhà nước thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao.
+ Thay giống lúa mới có năng suất cao.
+ Khuyến khích xây dựng cộng đồng mới ở nông thôn bằng việc thành
lập các HTX sản xuất và các đội ngũ lao động để sửa chữa đường xá, cầu
cống và nâng cấp nhà ở.
Với những nội dung này, chính phủ Hàn Quốc đã phần nào giúp nhân
dân có việc làm, ổn định cuộc sống, giảm bớt tình trạng di dân các thành phố
lớn để kiếm việc làm. chính sách này đã được thể hiện thông qua kế hoạch 10
năm cải tiến cơ cấu nông thôn nhằm cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, từng bước đưa nền kinh tế phát
triển nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở khu vực nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
Tóm lại, Hàn Quốc đã trở thành 1 nước công nghiệp phát triển nhưng
chính phủ vẫn coi trọng những chính sách có liên quan đến việc phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn nhằm xoá đói giảm nghèo cho dân chúng ở
khu vực nông thôn, có như vậy mới xoá đói giảm nghèo cho nhân dân tạo thế
ổn định và bền vững cho nền kinh tế.
- Trung Quốc
Ngay từ khi Đại Hội Đảng XII của Đảng cộng sản Trung Quốc năm
1984, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, nhung
cái chính là cải cách cơ cấu nông nghiệp nông thôn. Mục đích của nó là làm
thay đổi các quan hệ chính trị, kinh tế ở nông thôn, giảm nhẹ gánh nặng về tài
chính đã đè quá nặng lên những người nghèo khổ ở nông thôn trong nhiều
năm qua, phục hồi ngành sản xuất nông nghiệp. Năm 1985 ông Đặng Tiểu
Bình đã nói: "Sự nghiệp của chúng ta sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu không
có sự ổn định ở nông thôn ". Sau khi áp dụng một loạt các chính sách cải
cách kinh tế ở khu vực nông thôn, Trung Quốc đã thu được những thành tựu
đáng kể, đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong thể chế chính trị, thay đổi
về căn bản về cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi phương thức quản lý, thay
đổi căn bản phương thức phân phối, phân phối theo lao động đóng vai trò
chính, và Trung Quốc đã thực hiện thành công việc chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường có sự điều tiết cuả Nhà nước , thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Trong những năm Trung Quốc thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế
thị trường thì sự phân hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội. Do chính
sách mở cửa nền kinh tế, các thành phố lớn thì tập trung các nhà máy sản xuất
công nghiệp, tuy có phát triển một số nhà máy công nghiệp ở một số vùng
nông thôn, song vùng giàu có thì ngày càng giàu có, vùng nghèo đói thì vẫn
nghèo đói, nhất là vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho
khu vực nông thôn chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp cơ bản nhằm
xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong đó có các giải pháp về tập trung phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư,
khu dân cư mới, chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể cho
nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
- Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIES), nhưng
là 1 nước thành công nhất về mô hình kết hợp chặt trẽ giữa phát triển công
nghiệp với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn (mặc dù Đài Loan
không có các điều kiện thuận lợi như một số nước trong khu vực) đó là
chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính sách về phát triển
kinh tế -xã hội như:
+ Đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang
trại gia đình với quy mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng
sản xuất hàng hoá.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá nông nghiệp
nông thôn, mở mang thêm những nghành sản xuất kinh doanh ngoài nông
nghiệp cũng được phát triển nhanh chóng, số trang trại vừa sản xuất nông
nghiệp, vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm 91% số trang trại, sản
xuất thuần nông chiếm 90%. Việc tăng sản lượng và tăng năng suất lao
động, ttrong nông nghiệp đến lượt nó lại tạo điều kiện cho các ngành công
nghiệp phát triển.
+ Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát triển
nông thôn. Đài Loan rất coi trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn
cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Trong nhiều thập kỷ qua, Đài Loan coi trọng việc phát triển giao thông
nông thôn đều khắp các miền, các vùng sâu vùng xa, công cuộc điện khí hoá
nông thôn góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, điều kiện sinh hoạt ở nông
thôn. Chính quyền Đài Loan cho xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp
ngay ở vùng nông thôn để thu hút những lao đông nhàn rỗi của khu vực nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
nghiệp, tăng thu nhập cho những người nông dân nghèo, góp phần cho họ ổn
định cuộc sống. Đài Loan áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc đối với những
người trong độ tuổi, do đó trình độ học vấn của nhân dân nông thôn được
nâng lên đáng kể, cùng với trình độ dân trí được nâng lên và điều kiện sống
được cải thiện. Tỷ lệ tăng dân số đã giảm từ 3,2%/năm (1950) xuống còn
1,5%/năm (1985). Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
cũng được quan tâm đầu tư thích đáng.
- Braxin
Lập quỹ hỗ trợ cho các gia đình nghèo nhất: Ở Braxin, Quỹ gia đình
(Bolsa Familia) được chính phủ của tổng thống Luiz Inacio Lulu da Silva
thiết lập vào năm 2003 nhằm cung cấp một khoản lương cơ bản cho 7,5 triệu
gia đình nghèo nhất của Braxin (tương đương với 30 triệu dân). Mục đích của
Quỹ là cung cấp một mức thu nhập hàng tháng tính theo đầu người là dưới
100 reai/người/tháng cho 11,2 triệu gia đình (bằng một phần tư dân số
Braxin) cho đến cuối năm 2006. Đây là chương trình lớn nhất của một thế hệ
mới các chương trình xã hội ở châu Mỹ La tinh, được gọi là các kế hoạch trợ
cấp tiền mặt có điều kiện. Mục tiêu của các kế hoạch này là giảm tình trạng
nghèo của ngày hôm nay, trong trường hợp của Braxin là bằng cách trợ cấp
tới mức 95 reai mỗi tháng cho các gia đình nghèo (các chính quyền tiểu bang
và địa phương có thể tăng thêm mức lương trên tùy theo khả năng tài chính
của các chính quyền này) và ngăn chặn tình trạng tái nghèo trong tương lai
bằng cách ràng buộc nhiều điều kiện cho việc trợ cấp tiền mặt này: những
người thụ hưởng phải cho con họ đi tiêm ngừa, đến bệnh viện để theo dõi tình
hình sức khoẻ của chúng, và cho chúng tiếp tục đi học.
Bộ máy hành chính hiệu quả: Sự thành công của các kế hoạch mới này
nhờ có một bộ máy hành chính điều hành có hiệu quả. Ở Braxin, cơ cấu liên
bang bao gồm: 5.561 đơn vị quận huyện tự trị, việc thiết lập quĩ Bolsa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
Familia ở đây không đơn giản. Ban đầu, tổng thống Lula gây rối rắm nhiều
hơn là củng cố quĩ. Ông tạo ra hai bộ chống nghèo đói và chương trình trợ
cấp tiền mặt có điều kiện khác nữa. Bị chỉ trích nặng nề, chính phủ Braxin
phải suy nghĩ lại cách làm của mình ở bốn chương trình trợ cấp tiền mặt có
điều kiện, được họp lại thành ra quĩ Bolsa Familia. Bộ phát triển xã hội được
thiết lập để điều hành quĩ. Một quan chức của chính quyền đã cho biết là thời
kỳ chuyển tiếp của quĩ rất lộn xộn. Người ta quên đi việc kiểm tra chất lượng.
Các kiểm toán Nhà nước và giới truyền thông đã phát hiện có sự gian lận
trong phân phối các khoản tiền và có sự chểnh mảng trong việc theo dõi các
điều kiện ràng buộc. Với hàng triệu người hưởng thụ ghi tên vào danh sách và
quyền lợi tăng lên gấp 3 lần số tiền 65 reai, quĩ Bolsa Familia có vẻ như
muốn được lòng dân hơn là một chính sách xã hội, với một đội ngũ công
chức chuyên nghiệp phụ trách và có sự cố vấn của Ngân hàng Thế giới - nơi
cho vay 572 triệu đôla để giúp mở rộng và cải thiện quĩ. Quĩ Bolsa Familia tự
điều chỉnh lại các hoạt động của mình. Theo đó, các cơ quan cấp liên bang,
cấp quận, huyện, các tổ chức phi chính phủ cùng chính những người thừa
hưởng đều tham gia vào việc điều hành quĩ. Nhiệm vụ của họ là bắt đầu
hướng đến mục tiêu và nhận diện chính xác người thụ hưởng. Nhưng Bộ Phát
triển xã hội của Braxin mới là cơ quan quyết định ai trong số họ xứng đáng
được hưởng khoản tiền đó. Người thụ hưởng đó sẽ rút tiền qua một thẻ điện
tử tại chi nhánh ở địa phương của ngân hàng Nhà nước . Thông qua các danh
sách duy nhất này, chính quyền có thể kiểm tra xem ai xứng đáng nằm trong
danh sách này. Những người được coi là không xứng đáng là vì họ không
thuộc diện gia đình nghèo đói hoặc họ được một số người có quyền thế ở địa
phương ban cho cái đặc ân là tên của họ được ghi danh vào danh sách này để
đổi lấy lá phiếu ủng hộ trong các kỳ bầu cử tới. Theo hợp đồng mới với chính
phủ liên bang thì các chính quyền địa phương phải thành lập các “hội đồng xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
hội” gồm các quan chức ở địa phương và đại diện của các tổ chức chính phủ
để theo dõi việc thực thi quỹ. Các chính quyền địa phương cũng được cấp
ngân sách để cập nhật các danh sách duy nhất tại địa phương. Qua chương
trình chuyển giao tiền mặt có điều kiện này, chính phủ Braxin cũng tranh thủ
với các gia đình thụ hưởng, buộc họ phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc
kèm theo để khỏi bị mất số tiền họ nhận được. Chẳng hạn như tất cả trẻ trong
gia đình đều phải được đi học, đến lớp đều đặn cho đến khi chúng được 15
tuổi, bằng không gia đình sẽ bị phạt và mức phạt cao nhất là gia đình sẽ mất
đi số tiền đã được chuyển giao. Kết quả là số học sinh bỏ học nửa chừng giảm
mạnh, và số học sinh đăng ký theo học bậc trung học tăng lên khả quan.[6]
1.1.2.2. Tình hình thực tiễn tại Việt Nam
- Theo số liệu của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam,
vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa
đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. Cũng theo số liệu
của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo
chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12,9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ
nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10,87%. Vào năm
2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước,
chỉ số phát triển giới xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp xếp hạng
41 trên 95 nước. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng
kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại
tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ, Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực.
- Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo, trên cả nước Việt Nam hiện có
khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc
hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh
thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác