Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay công trình xây lắp tại Chi Nhánh NHĐT & PT Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.22 KB, 62 trang )

Học Viện Ngân Hàng 1 Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
*****
Trong các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế phát triển, các công ty xây lắp
đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở Việt Nam trong thời gian qua cùng với sự
phát triển của nền kinh tế, đặc biệt kể từ giai đoạn đất nước chuyển mình tiến
lên xây dựng CNH-HĐH, với sự ra đời của các chính sách đầu tư trong nước.
Các công ty xây lắp đã tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngành kinh tế khác, đặc
biệt là giải quyết thất nghiệp, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao
động, góp phần tăng nguồn thu ngân sách.
Song sự phát triển của các công ty xây lắp trong thời gian qua còn gặp
nhiều khó khăn về vốn, máy móc thiết bị, trình độ quản lý,hiệu quả sức cạnh
tranh thấp và đặc biệt là sự hạn chế về tài chính. Có thể nói hiện nay nhu cầu
về vốn của các công ty xây lắp là rất lớn và họ đang ở trong tình trạng thiếu
vốn.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn trong thời gian qua, các công ty xây
lắp đã tiếp cận vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Nhưng trong thực tế
không phải công ty nào cũng được đáp ứng đủ nguồn vốn từ ngân hàng
thương mại , trong khi đây thực sự là một lĩnh vực đầu tư tín dụng đầy tiềm
năng để các ngân hàng khai thác nhằm góp phần huy động vốn tạm thời nhàn
rỗi, phát triển dịch vụ và tăng trưởng thị phần tín dụng, vì lợi nhuận thường đi
kèm với rủi ro. Bên cạnh đó đây cũng là lĩnh vực đầu tư và phát triển chủ yếu
của ngân hàng từ khi mới thành lập. Mặc dù hiện nay NHĐT & PT chuyển
sang thực hiện chiến lược kinh doanh đa năng tổng hợp của một ngân hàng
thương mại nhưng cho vay xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, cùng với sự hiểu biết
thực tế, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 2 Chuyên đề tốt nghiệp
cho vay công trình xây lắp tại Chi Nhánh NHĐT & PT Phú Yên” để làm
chuyên đề tốt nghiệp của mình.


Từ cơ sở lý luận, cùng với việc thu thập số liệu, thông tin nơi thực tập
và tham khảo các tài liệu liên quan đã tổng hợp phân tích tình hình thực tế để
tìm hiểu những mặt tồn tại và đạt được từ đó đưa ra giải pháp cơ bản nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đối với cho vay công trình xây lắp tại Chi
Nhánh.
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1: Tín dụng và hoạt động tín dụng đối với cho vay công
trình xây lắp của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với cho vay công trình xây lắp tại
Chi Nhánh NHĐT & PT Phú Yên
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay
công trình xây lắp tại Chi Nhánh NHDT & PT Phú Yên.
Tuy Hoà, tháng 6 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Kim Hoa
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 3 Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO
VAY CÔNG TRÌNH XÂY LẮP CỦA NHTM.
1.1 TDNH đặc điểm của TDNH trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm:
TDNH là quan hệ vay mượn kinh tê giữa một bên là NH và một bên là
các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân .
Hay :TDNH là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người
sở hữu sang người sử dụng với những điều kiện nhất định để sau một thời
gian thu hồi về một lượng giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị ban đầu (gốc + lãi
tiền vay )
1.1.2 Đặc điểm của TDNH .
Chủ thể tham gia gồm một bên là NH và bên còn lại là các chủ thể khác

trong nền kinh tế như doanh nghiệp hộ gia đình, cá nhân .
Vốn TD được cấp chủ yếu dưới hình thức tiền tệ cũng có thể tài sản phi
tiền tệ.
Thời gian của TDNH rất linh hoạt có thể là ngắn hạn trung hạn hoặc dài
hạn.
Công cụ của TDNH cũng linh hoạt,có thể là kỳ phiếu trái phiếu NH các
hoạt động TD, khế ước nhận nợ ….
TDNH là hình thức tín dụng mang tính chất gián tiếp trong đó NH là
trung gian TD giữa người tạm thời thừa vốn với người tạm thời thiếu vốn
trong SXKD và tiêu dùng.
Mục đích của TDNH là phục vụ cho sản xuất,kinh doanh tiêu dùng qua
đó thu lợi nhuận. Hoạt động TDNH chứa đựng nhiều rủi ro.
1.1.3 Vai trò của TDNH .
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 4 Chuyên đề tốt nghiệp
TDNH thúc đẩy quá trình tập trung và điều hoà vốn giữa các chủ thể
trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực SXKD , tai một thời điểm nào đó trong nền
KTTT một số chủ thể tạm thời thừa vốn trong khi đó một số chủ thể khác lại
thiếu vốn, do có sự khác nhau về chu kỳ SX. Nhờ có TDNH mà vốn được
điều hoà tạo khả năng thanh toán cho các chủ thể ,làm cho hoạt động SXKD
được liên tục. Thông qua đó tạo công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã
hội.
TDNH thúc đẩy sự tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá và chu
chuyển tiền tệ. Trong nền KT luôn cần một lượng tiền vừa đủ nó không được
phép vượt hoặc tạo sự khan hiếm. Các NHTM với chức năng trung gian tài
chính thông qua TD hình thành nên một kênh dẫn để cung ứng tiền cho nền
kinh tế. Góp phần bình ổn giá cả, giá trị đồng tiền trong nước.
TDNH là công cụ chủ yếu để tài trợ đầu tư cho các ngành kinh tế then
chốt và các vùng kinh tế kém phát triển.Thông qua việc điều hoà nguồn vốn
ngân hàng cũng muốn tiến hành đầu tư và mở rộng đầu tư nhằm phát triển

nền kinh tế quốc dân.
TDNH góp phần tác động các đơn vị sử dụng nguồn vốn có hiệu
quả.Về phía NH khi cho vay bao giờ cũng tính toán phân tích rủi ro và khả
năng thu hồi nợ nhằm bảo toàn vốn vay và tốc độ tăng trưởng của nó.Về phía
các đơn vị cũng vậy , trước khi cho vay phải tính toán cân đối vốn hiện có ,
xem xét các mục đích vay vốn và thời hạn khả năng tài trợ, hiệu quả kinh tế
do vay vốn đem lại .Nhờ vậy mà quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và các đơn
vị sử dụng đều có biểu hiện tốt và hiệu quả cao.
TDNH thúc đẩy sự mở rộng và phát triển ngành ngoại thương.
QuaTDNH mà các hoạt động tài trợ ngoại thương và những hoạt động riêng
biệt cho xuất khẩu,nhờ đó khắc phục những mâu thuẩn mà các bên trao đổi
mua bán hàng hoá gặp phải.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 5 Chuyên đề tốt nghiệp
TDNH với vai trò tạo tiền trong nền kinh tế .Với vị trí trung gian ngân
hàng (đi vay để cho vay)bản thân NHTM đã tạo ra một năng lực cho hệ thống
của mình đó là khả năng tạo tiền cho nền kinh tế .
TDNH góp phần bình ổn trong nền kinh tế .Điều này thể hiện ngân
hàng TƯ sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều hoà khối lượng
tiền trong lưu thông và buộc các NHTM phải chấp hành , tạo sự phù hợp về
đối nội , đối ngoại với lượng hàng hoá lưu thông .
1.2.Tín dụng xây lắp của ngân hàng :
1.2.1.Khái niệm:
TDXL hay cho vay phục vụ thi công xây lắp được hiểu là những khoản
vay trực tiếp liên quan phục vụ cho doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng , thi
công các công trình xây lắp . Dư nợ này bao gồm :
Dư nợ cho vay ngắn hạn (vốn lưu động) để doanh nghiệp thanh toán chi
trả tiền nguyên vật liệu , vật tư , nhân công,thuê máy móc thiết bị phương tiện
thi công và các chi phí hợp lý khác cấu thành trong giá trị công trình nhận
thầu xây lắp .

Dư nợ cho vay trung-dài hạn để doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị phương tiện thi công xây lắp
1.2.2.Đặc điểm :
Nguồn vốn để xây dựng các công trình như nhà ở ,chung cư ,cao ốc ,
văn phòng ,các công trình xây dựng khác do bên chủ đầu tư là nguồn vốn sở
hữu hoặc nguồn vốn tài trợ dài hạn từ các định chế tài chính .Các nguồn vốn
này chỉ được thanh toán cho bên thi công theo khối lượng hoàn thành công
trình theo thoả thuận hợp đồng nhận thầu .Vì vậy trong quá trình thi công bên
xây dựng phải bỏ chi phí để thuê nhân công,mua nguyên vật liệu …Nguồn tài
chính đó là vốn của công ty xây dựng , một phần vốn ứng trước của chủ đầu
tư và phần còn lại là do các ngân hàng thương mại tài trợ (tức ngân hàng cho
vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp ) .
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 6 Chuyên đề tốt nghiệp
Cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp là các khoản vay để thanh
toán cho các chi phí howph pháp hợp lệ cấu thành nên giá trị công trình mà
thời hạn của mỗi khoản vay không quá 12 tháng .
Hoạt động thi công xây lắp có tính đặc thù nên nghiệp vụ cho vay ngắn
hạn phục vụ lĩnh vực này cũng có những đặc điểm riêng:
• Việc cho vay phải căn cứ trên cơ sở hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
đã được ký kết giữa khách hàng và chủ đầu tư , nguồn trả nợ ngân hàng thông
thường là tiền được chủ đầu tư thanh toán cho khách hàng theo giá trị khối
lượng công trình đã hoàn thành .Khi cho vay ngân hàng đã biết được vốn vay
được đầu tư vào đối tượng cụ thể và nguồn thanh toán để thu nợ.
• Thời gian thi công, nghiệm thu, quyết toán và thanh toán của công
trình thường kéo dài, do đó vòng vay vốn lưu động của công ty xây lắp
thường chậm hơn vòng vay VLĐ của những lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác. Vì vậy trong nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ thi công xây lắp thời
gian vay thường dài hơn thời gian vay của các lĩnh vực khác.
• Nguồn thu để trả nợ vay là nguồn vốn thanh toán giá trị hoàn thành

công trình, do vậy trước khi cho vay ngân hàng phải xác định rõ nguồn vốn
thanh toán của công trình về loại nguồn, số lượng, thời gian thanh toán, điều
kiện thanh toán. Sau khi cho vay phải theo dõi chặt chẽ tiến độ thi công, thanh
toán để thu hồi nợ vay.
Thường thì ngân hàng lựa chọn hình thức cho vay ngắn hạn nhiều hơn
là cho vay trung và dài hạn vì sản phẩm tín dụng này quy định về đặc điểm
các điều kiện áp dụng và quy trình thực hiện của nghiệp vụ cho vay và nó có
những ưu điểm là:
 Đáp ứng kịp thời phần vốn thiếu hụt trong nhu cầu vốn cho các nhà
thầu tham gia thi công, các công trình đã nhận thầu đảm bảo đúng tiến độ chất
lượng hiệu quả của công trình.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 7 Chuyên đề tốt nghiệp
 Giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học hạn chế, phòng
ngừa rủi ro để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng xác định rõ công
việc và trách nhiệm của người thực hiện.
 Tiêu chuẩn hoá các quy trình thủ tục để đạt được yêu cầu của bộ tiêu
chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 và các quy định trong quá trình thực hiện
chương trình hiện đại hoá ngân hàng.
1.2.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NH.
Rủi ro ngân hàng là những biến cố bất trắc xảy ra ngoài mong đợi làm
cho lợi nhuận giá trị tài sản của ngân hàng bị giảm sút.
• Rủi ro tín dụng: phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu
đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán nợ gốc và lãi không
đúng kỳ hạn. Đây là rủi ro thường trực, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có
xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng.
1.2.4.Quy trình thẩm định :
Quy trình thẩm định là quá trình xem xét việc khách hàng xin vay và
khả năng đáp ứng của ngân hàng để ra quyết định cho vay. Nội dung thực
hiện thẩm định bao gồm:

1. Kiểm tra hồ sơ vay vốn .
2. Thẩm định đành giá khách hàng: cả về mặt pháp lý và khả năng tài
chính của khách hàng .
3. Thẩm định dự án đầu tư công trình:
- Đánh giá sơ bộ theo nội dung chính của công trìn.
- Phân tích thị trường .
- Đánh giá nhận xét về phương diện kỹ thuật, công nghệ thiết bị quy
mô và giải pháp xây dựng.
- Đánh giá về phương diện tổ chức quản lý .
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 8 Chuyên đề tốt nghiệp
- Thẩm định về tổng nguồn vốn và khả năng trả nợ: tổng nguồn vốn
đầu tư, nhu cầu vay…
4. Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro.
Phân tích đánh giá nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trình
thực hiện đầu tư, để đưa ra biện pháp phòng ngừa giảm thiểu theo các loại rủi
ro thường hay xảy ra.
- Rủi ro cơ chế chính sách.
- Rủi ro xây dựng hoàn tất.
- Rủi ro của thị trường, thanh toán.
- Rủi ro về kỹ thuật vận hành.
- Rủi ro môi trường xã hội .
1.2.5.Mục tiêu của việc thẩm định:
Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của dự
án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc
quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho chủ đầu tư tạo tiền đề để đảm
bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế phòng ngừa
rủi ro.
Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay tạo tiền đề cho

khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
Những nội dung đưa ra chỉ mang tính chất định hướng tổng quát cơ
bản. Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm
của từng dự án đầu tư, từng khách hàng và điều kiện thực tế. Cán bộ tín dụng
phải sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả
thực hiện.
1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với cho vay công ty xây
lắp:
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 9 Chuyên đề tốt nghiệp
1.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
• Doanh số cho vay: là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách
hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Cụ thể tiêu thức này ta có các chỉ tiêu đánh giá như sau:
-Mức tăng doanh số cho vay đối với công ty xây lắp = doanh số cho
vay đối với công ty xây lắp năm ( t ) - doanh số cho vay đối với công ty xây
lắp năm ( t -1 ) .
Chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi về quy mô tín dụng và
lợi nhuận của lĩnh vực này mang lại.

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi DSCV đối với CTXL năm nay so
với năm trước là bao nhiêu.
Chỉ tiêu này phản ánh DSCV đối với CTXL chiếm bao nhiêu %
trong tổng số DSCV. So sánh chỉ tiêu này ở từng thời kỳ khác nhau thì thấy
có sự thay đổi kết cấu DSCV.
• Doanh số thu nợ: là một chỉ tiêu quan trọng , nó đánh giá phần nào
hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Bởi lẽ nếu cho vay mà không
thu hồi được nợ hoặc thu nợ thấp, nợ kéo dài dây dưa thì sẽ ảnh hưởng kết
quả kinh doanh của ngân hàng.

• Dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định cho
biết quy mô tín dụng của ngân hàng tại thời điểm đó.
Nếu mức dư nợ này tăng (>0) so sánh lớn hơn cùng kỳ năm trước
thì cho thấy ngân hàng mở rộng tín dụng đối với CTXL, đi kèm với nó là việc
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Mức tăng DSCV đối với CTXL
DSCV đối với CTXL năm(t-1)
Tỉ lệ tăng DSCV đối với CTXL =
* 100%
DSCV đối với CTXL
DSCV của hoạt động tín dụng
-Tỉ trọng DSCV đối với CTXL =
Học Viện Ngân Hàng 10Chuyên đề tốt nghiệp
nâng cao chất lượng. Nếu mức tăng này > 0 và nhỏ hơn mức tăng cùng kỳ
năm trước thì phải xem xét nguyên nhân giảm để đánh giá chính xác.
• Nợ xấu: là khoản nợ thuộc các nhóm: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn ). Tỉ lệ nợ xấu từ
tổng dư nợ là tỉ lệ đánh giá về chất lượng.

Tỉ lệ này giảm thì cho thấy hoạt động tín dụng có hiệu quả. Tỉ lệ này
tăng thì dẫn đến các khoản vay có độ rủi ro cao làm cho hiệu quả và chất
lượng kinh doanh của ngân hàng giảm sút.
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng tín dụng đối
với cho vay công trình xây lắp:
1.3.2.1.Nhân tố khách quan:
* Môi trường chính trị - xã hội:
- Sự ổn định chính trị: khi chính trị bất ổn định sẽ ảnh hưởng đến việc
đầu tư nước ngoài vào trong nước.
- Chính sách của nhà nước : là nhân tố quan trọng ảnh hưởng khá lớn
đến việc cho vay xây dựng công trình. Khi nhà nước khuyến khích đầu tư xây

dựng mới nhiều khu đô thị, giải trí, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác thì
thường có những chính sách ưu đãi cho các công ty tham gia xây dựng các
công trình này. Vì vậy các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này sẽ phát triển hơn,
nhu cầu về vốn tăng lên mở rộng tín dụng ngân hàng, các khoản tín dụng
được nâng cao vì có sư đảm bảo của chính phủ.
- Môi trường xã hội có ảnh hưởng khá lớn đến tín dụng ngân hàng đối
với công ty xây lắp như về số lượng, dân số, nhu cầu thu nhập của người dân
…dẫn đến các nhu cầu nhà ở, các trung tâm giải trí, các cơ sở hạ tầng cũng
tăng lên.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Dư nợ gốc quá hạn
Tổng dư nợ
Tỉ lệ nợ quá hạn =
* 100%
Học Viện Ngân Hàng 11Chuyên đề tốt nghiệp
- Môi trường pháp lý: các quy định pháp lý đồng bộ, nhất quán, ổn định
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung và hoạt động tín
dụng nói riêng của ngân hàng được thuận lợi trong việc mở rộng tín dụng;
nhưng đi kèm với nó có nhiều rủi ro có thể xảy ra.
* Môi trường kinh tế:
- Lãi suất thị trường tăng: với mức sinh lời trong đầu tư cao hơn lãi suất
tiền gửi ngân hàng. Khi lãi suất tăng làm chi phí tăng lên như vậy chỉ có
những dự án có mức sinh lời cao mới có khả năng chấp nhận được. Thông
thường các công ty xây lắp có mức sinh lời không cao, do vậy khi lãi suất
tăng thì nhu cầu vay vốn của công ty về phía ngân hàng cũng phải xem xét,
cảnh giác vì có thể gặp rủi ro trong cho vay.
- Lạm phát: tức là sự gia tăng giá cả của hàng hoá nói chung, điều đó có
nghĩa là đồng tiền mất giá và nhu cầu vay tiền của người tiêu dùng tăng lên,
dẫn đến lãi suất cho vay tăng. Do đó, đứng về phía công ty ta thấy lạm phát
tăng dẫn đến chi phí đầu vào của công ty sẽ tăng lên, từ đó lợi nhuận của công

ty giảm xuống, dẫn đến khả năng trả nợ cho ngân hàng giảm, nguy cơ rủi ro
tín dụng xảy ra nên ngân hàng sẽ hạn chế cho vay. Như vậy một nền kinh tế
ổn định với tỉ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho khoản tín dụng có chất
lượng cao.
* Môi trường công nghệ:
- Để có thể thành công trong nền kinh tế cạnh tranh, các doanh nghiệp
phải thường xuyên thay đổi công nghệ máy móc thiết bị. Khi môi trường công
nghệ thay đổi thì bắt buộc doanh nghiệp phải đổi mới, nên sẽ cần nhiều vốn.
Lúc này doanh nghiệp sẽ đi vay và ngân hàng cho vay để thu lợi. Tuy nhiên
việc thay đổi công nghệ của doanh nghiệp cũng làm cho rủi ro của ngân hàng
tăng lên. Vì chi phí của công ty tăng lên, mà lợi nhuận làm ra không đủ bù
đắp được chi phí thì doanh nghiệp gặp phải rủi ro, thiếu nguồn trả nợ cho
ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ gặp rủi ro.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 12Chuyên đề tốt nghiệp
* Môi trường tự nhiên:
- Đó là hiện tượng tự nhiên như thiên tai, hạn hán, mưa lũ… các công
trình phải ngưng hoạt động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc giảm
doanh số cho vay mà còn ảnh hưowngr đến khả năng trả nợ của khách hàng
và không đảm bảo được chất lượng của các khoản vay.
1.3.2.2.Nhân tố chủ quan:
* Các nhân tố từ phía ngân hàng:
 Quy trình tín dụng:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đều xây dựng các quy
trình hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo cho các quá trình hoạt động được
cụ thể hoá. Do các quy trình này được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống
và được xây dựng trên cơ sở luật, các văn bản hướng dẫn về thực tiễn hoạt
động nên việc áp dụng cụ thể từng ngành nghề, từng địa phương có sự khác
biệt.
 Trình độ năng lực của cán bộ tín dụng:

Trong thời điểm hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đã
tạo cơ hội cho các công ty có được nhiều sự lựa chọn tốt nhất và tiếp cận
được những nguồn vốn với giá rẻ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã giúp cho các
ngân hàng trang bị những công nghệ tiên tiến. Nhưng để vận dụng nó vào
thực tế thì con người là yếu tố quyết định. Do đó đòi hỏi cán bộ ngân hàng
phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phân tích vấn đề. Đối với
cán bộ tín dụng ngoài các kiến thức chuyên môn cần có trong quá trình tác
nghiệp thì quá trình tự nghiên cứu các văn bản, chế độ và nắm bắt diễn biến
phát triển kinh tế xã hội địa phương sẽ giúp cho ngân hàng có hướng đầu tư
đúng tránh bị rủi ro tổn thất ở mức thấp nhất.
 Kiểm tra – kiểm soát nội bộ:
Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Nó là hoạt
động thường xuyên, cần thiết đối với ngân hàng. Bởi lẽ công tác kiểm tra
kiểm soát càng chặt chẽ thì càng đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng
hướng. Thực hiện đúng nguyên tắc quy trình tín dụng và các văn bản chỉ đạo
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 13Chuyên đề tốt nghiệp
của cấp trên, qua đó tránh được rủi ro và mang lại hiệu quả cao trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Không những vậy, thông qua công tác kiểm
tra kiểm soát nội bộ sẽ phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt độnh
tín dụng để có biện pháp xử lý chỉnh sửa uốn nắn kịp thời, nâng cao chất
lượng tín dụng.
Thông qua công tác kiểm tra nội bộ, ban lãnh đạo sẽ có điều chỉnh đối
với từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh để việc cho vay
mang lại hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY CÔNG
TRÌNH XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NHĐT & PT PHÚ YÊN
2.1.Giới thiệu sự ra đời và phát triển của Chi Nhánh NHĐT & PT

Phú Yên:
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển tỉnh:
Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền trung. Phía bắc giáp với tỉnh Bình
Định, phía nam giáp với tỉnh Khánh Hoà, phía tây giáp với hai tỉnh Gia Lai và
Đắc Lắk, phía đông giáp với biển Đông. Năm 1976, Phú Yên được sáp nhập
với Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh, đến tháng 7/1989 lại tách tỉnh trở lại
Phú Yên.
Với diện tích tự nhiên 5.278 km2, toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính và
một thành phố, 5 huyện đồng bằng, 3 huyện miền núi.
Phú Yên là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở
hạ tầng còn yếu kém. Hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách TƯ. Do vậy
mà nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư ít, công tác huy động vốn tại chỗ ggặp
không ít khó khăn.
5 năm qua, dưới sự tác động của nghị quyết đại hội IX, nghị quyết tỉnh
Đảng Bộ lần thứ XIII, tỉnh Phú Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Kinh tế tăng trưởng cao,ổn định. GDP tăng bình quân 12%/năm, đời sống
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 14Chuyên đề tốt nghiệp
nhân dân tiếp tục cải thiện, đạt những thành tựu trên là sự nỗ lực của toàn
Đảng toàn dân và các thành phần kinh tế. Trong đó có sự đóng góp quan
trọng của các xí nghiệp xây lắp.
Số lượng các xí nghiệp xây lắp thành lập mới không ngừng gia tăng và
phát triển nhanh chóng qua các năm.
2.1.2. Vài nét về Chi Nhánh NHĐT & PT Phú Yên:
NHĐT & PT Việt Nam ( BIDV ) là một trong những ngân hàng quốc
doanh lớn nhất Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTG ngày
26/4/1957 của TTgCP.
Trải qua các thời kỳ gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước
cùng với những tên gọi khác nhau như:
- NH Kiến Thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957.

- NHĐT & XD Việt Nam từ 26/4/1981.
- NHĐT & PT Việt Nam từ 14/11/1990.
Dù thay đổi tên gọi hay điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, NHĐT & PT
Việt Nam vẫn luôn đóng vai trò là một kênh quan trọng và quyết định trong
việc cung ứng vốn, phục vụ phát triển nền kinh tế, góp phần thực hiện có hiệu
quả chính sách tiền tệ quốc gia.
Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt tổ chức hoạt động theo mô
hình tổng công ty nhà nước, từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới
thành lập, đến nay BIDV đã có hơn 400 chi nhánh cấp I, cấp II, phòng giao
dịch quỹ tiết kiệm trên toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài ( 2
ngân hàng và 1 công ty ) hùn vốn với 5 tổ chức TD. Thực hiện đầy đủ các
nghiệp vụ của ngân hàng, phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ chặt chẽ
với các doanh nghiệp, tổng công ty. NHĐT &PT Việt Nam không ngừng mở
rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng vầ quan hệ thanh toán với 50 ngân
hàng trên thế giới.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 15Chuyên đề tốt nghiệp
Trong bối cảnh đó cùng với sự phát triển tỉnh Phú Yên, Chi Nhánh
NHĐT & PT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 105/NH-QĐ ngày
26/11/1990 trên cơ sở nâng cấp từ phòng đầu tư và xây dựng, với chức năng
chủ yếu là cung ứng và cấp phát vốn NSNN thực hiện một phần công tác giải
ngân vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước và cho vay
ngắn hạn các xí nghiệp xây lắp. Sau khi có quyết định 654/TTg ngày
18/11/1994 của thủ tướng chính phủ chuyển cấp phát sang tổng cục đầu tư và
quyết định sô 79/NH5 ngày 21/3/1995, quyết định 318/NH5 ngày 25/11/1996
của thống đốc NHNN chuyển sang thực hiện chiến lược kinh doanh đa năng
tổng hợp của một ngân hàng thương mại.
Trong giai đoạn này, Chi Nhánh gặp không ít khó khăn, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn nghèo, hầu như chưa có gì, số lượng cán bộ chỉ có 16 người,
trình độ dại học rất ít, nguồn vốn quá nhỏ phải nhận nợ từ NHNNo tỉnh

chuyên sang chỉ có khoản 1,6 tỷ đồng, khách hàng lại chưa có nhiều. Là một
ngân hang thương mại ra đời muộn hơn các ngân hàng khác trên địa bàn, bám
sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chỉ đạo của ngân hàng đầu tư
và phát triển Việt Nam, xây dựng chiến lược kinh doanh 3 năm, 5 năm vạch
ra hướng đi của từng giai đoạn có chính sách khách hàng phù hợp. Với quyết
định của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi Nhánh cùng với sự đổi mới
mạnh mẽ của hệ thống, Chi Nhánh đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đến
nay Chi Nhánh đã có bộ máy tổ chức đủ các phòng ban gồm 70 cán bộ, trình
độ đại học chiếm 84%, 1 trụ sở chính và 2 phòng giao dịch. Thực hiện hầu hết
các nghiệp vụ kinh doanh của ngành bao gồm các sản phẩm huy động vốn, tín
dụng, bảo lãnh, chuyển tiền, kinh donah ngoại tệ, các hoạt động dịch vụ chi
trả hối phiếu, phát hành thẻ ATM… Nhờ vậy mà kết quả hoạt động của chi
nhánh không ngừng tăng trưởng tạo được uy tín với lượng khách hàng ngày
càng đông. Qua 17 năm hoạt động và trưởng thành với phương châm vững
chắc – toàn diện, coi trọng chất lượng hơn số lượng, lấy kết quả kinh doanh
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 16Chuyên đề tốt nghiệp
của khách hàng là mục tiêu của chi nhánh trên cơ sở phục vụ đầu tư phát
triển, phục vụ các thành phần kinh tế. BIDV Phú Yên đã góp phần đáng kể
trong xây dựng đổi mới và phát triển kinh tế tỉnh.
2.1.3. Môi trường kinh doanh:
 Tình hình kinh tế thành phố Tuy Hoà:
Từ khi tỉnh Phú Yên được tái lập, thị xã Tuy Hoà trở thành trung tâm
kinh tế chính trị, văn hoá – xã hội của tỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư
xây dựng ngay càng khang trang, đời sống nhân dân từng bước ổn định cải
thiện đáng kể, thu nhập quốc dân năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2004 vừa qua, thị xã Tuy Hoà đã là thành phố trực thuộc tỉnh có
diện tích là 6.436 ha, trong đó diện tích nội thị là 810 ha, dân số trên 105.250
người, tình hình dân trí được nâng cao, công nghiệp đang trên đà phát triển,
nổi bật là khu công nghiệp Hoà Hiệp, An Phú.

 Đối thủ cạnh tranh:
- NHĐT & PT Phú Yên ra đời muộn hơn các ngân hàng khác trên địa
bàn. Không những chịu sức ép cạnh tranh của NHNNo tỉnh, NHNNo thành
phố, NHCS mà còn chịu sức cạnh trạnh lớn mạnh từ phía NHCT, là một ngân
hàng thương mại phát triển khá mạnh ở Phú Yên. Bên cạnh đó NH còn chịu
sự cạnh tranh của các tổ chức như tiết kiệm bưu điện, các quỹ tín dụng nhân
dân … các NH cổ phần như saccombank nên đã khó khăn lai càng khó khăn
hơn.
2.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh qua
3 năm 2004,2005,2006 .
Trong những năm qua tình hình chính trị xã hội đất nước ổn định nền
kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn năm 2004-2006 đạt
7,8% )doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo CCTT
cùng với hình thành sốlượng lớn các DN ngoài quốc doanh. Hệ thống pháp
luật cơ chế chính sách của chính phủ và các ngành bộ tiếp tục bổ sung môi
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 17Chuyên đề tốt nghiệp
trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Hệ thống NHVN thực hiện mạnh
việcơ cấu lại để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập .
Bên cạnh những thuận lợi còn đối mặt với những khó khăn, hiệu quả
kinh doanh thấp, khu vực tư nhân mới phát triển, thu nhập người dân chưa
cao. Đối với chi nhánh BIDV Phú Yên kinh doanh trong môi trường kinh tế
của một tỉnh còn nhiều khó khăn đối mặt với thách thức. Trên cơ sở định
hướng phát triển, mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch 2004-2006 của BIDV Việt
Nam. Chi nhánh đã không ngừng nổ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ,
duy trì và đưa hoạt động của chi nhánh không ngừng phát triển về mọi mặt và
có uy tín đối với doanh nghiệp khách hàng gần xa, góp phần phát triển kinh tế
địa phương. Tình hình hoạt động của BIDV Phú Yên trong thời gian qua được
thể hiện qua các mặt sau.
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn tại chỗ,

Thực hiện phương châm “đi vay và cho vay ” chi nhánh luôn xem việc
huy động vốn là rất quan trọng, nó là điều kiện quyết định sự sống còn của
HĐKD. Chi nhánh đã đề ra các biện pháp thu hút khách hàng, nhằm huy động
tối đa khối lượng tiền còn nhàn rổi trong xã hội,kết quả được thể hiện như
sau.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại chỗ .
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Chênh lệch
Năm
2 006
Chênh lệch
Số tiền Số tiền (+ ; -) % Số tiền (+ ; -) %
1.TG có kỳ hạn
4.000 10.000 6000 150 19.000 9.000 90
2.TG không kỳ hạn
83.026 115.359 32.333 38,9 127.937 12.578 10,9
3.TG tiết kiệm
66.718 89.155 22.437 33,6 127.089 37.934 42,6
4. PH giấy tờ có giá
60.800 43.938 -16.862 -27,7 20.627 -23.311 -53,1
Tổng Cộng
214.544 258.452 43.908 20,47 294.653 36.201 14
.( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của
NHĐT & PT Phú Yên)
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1

Học Viện Ngân Hàng 18Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy. Tình hình huy động vốn tại chỗ tăng
đều qua các năm.
Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động đạt 214.544 triệu đồng. Trong đó
tiền gửi có kỳ hạn đạt 4000 triệu chiếm 1,86%, tiền gửi không kỳ hạn 83.026
triệu chiếm 38,7% . vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu đạt 66.718
triệu chiếm 31,1 %. Hầu hết nguồn vốn huy động được của NH là bằng VN,
nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp. Đóng góp một phần không nhỏ vào tổng
nguồn vốn huy động là phát hành giấy tờ chiếm tỷ trọng 28,34% trong tổng
nguồn vốn tại chổ. Đây là nguồn vốn có kỳ hạn, nguồn vốn tốt để NH có thể
sử dụng chủ động.
Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động tăng lên đạt 258.452 triệu, so với
năm 2004 tăng 43.903 triệu (20,47% ). Trong đó chủ yếu tiền gửi có kỳ hạn
tăng cao(150% ).đây là điều kiện thuận lợi cho NH chủ động sử dụng nguồn
vốn ngắn hạn một cách linh hoạt trong việc cho vay trung dài hạn với lãi suất
cao đem lại lợi nhuận cho NH. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 44,63% trong
tổng nguồn vốn tạo lợi thế cho đầu vào thấp. Phát hành giấy tờ có giá giảm,
tiền gửi tiết kiệm có tăng nhưng không đáng kể .
Năm 2006 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn so với kế hoạch,
đồng đều ở các loại hình huy động, nguồn vốn huy động ổn định tăng trưởng
mạnh, các nguồn vốn có lãi suất rẻ tăng cao.
Trong năm này, tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động đạt được
294.653 triệu so với năm 2005 tăng 36.201 triệu. Xét về cơ cấu nguồn vốn:
tiền gửi có kỳ hạn đạt 19.000 tăng vượt bậc năm trước chiếm tỷ trọng 6,45%.
Đây là biểu hiện rất tốt bởi nó là nguồn vốn ổn định nhằm phục vụ tốt cho vay
và đầu tư cho trung- dài hạn. Tuy nhiên chi phí trả lãi cho loại tiền gửi này
thường cao, do đó ngân hàng phải có sự cân đối và sử dụng chính sách lãi suất
linh hoạt trong việc đầu tư. Tiền gửi không kỳ hạn 127.937 triệu chiếm tỷ
trọng cao 43,42% so với năm trước tăng 12.578 triệu, tỷ lệ tăng là 10,9%.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1

Học Viện Ngân Hàng 19Chuyên đề tốt nghiệp
Điều này thể hiện nỗ lực của ngân hàng rất lớn bởi lẽ nay là nguồn vốn có giá
rẻ đem lại hiệu quả cao, nếu ngân hàng sử dụng linh hoạt, tiền gửi tiết kiệm
tang do nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhiều. Tuy nhiên phát hành giấy từ
có giá giảm( -53,02%). Tình hình huy động vốn tại chỗ của chi nhánh chưa
đạt được hiệu quả về huy động vốn và cho vay trong nhu cầu vốn rất lớn của
các thành phần kinh tế.
Tóm lại nguồn vốn tăng trưởng khá cao và ổn định qua các năm. Tuy
nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay( bình quân khoảng 45%), mặc
dù đã có nhiều biện pháp nhưng hiệu quả chưa cao vì sự biến động của thị
trường, diễn biến vĩ mô của nền kinh tế như tỉ lệ lạm phát, giá vàng tăng cao
liên tục, người dân thích đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào lĩnh vực co khả
năng sinh lời cao như cổ phiếu doanh nghiệp.
2.1.4.2. Hoạt động tín dụng:
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong hoạt động kinh doanh và là nguồn thu chủ yếu của hệ thống ngân
hàng, nó quyết định sự sống còn của ngân hàng. Bởi hầu heat những khoản
lợi nhuân mà ngân hàng thu được đều dựa trên việc sử dụng vốn, nó là nguồn
thu chủ yếu của các ngân hàng tại các nước nghèo, đang phát triển như Việt
Nam. Vì vậy, vấn đề sử dụng vốn phải luôn được chú trọng và quan tâm làm
sao để vừa đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận vừa phải an toàn mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Kết quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua là:
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 20Chun đề tốt nghiệp
Bảng 2.2 Hoạt động cho vay của chi nhánh qua 3 năm:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm

2005
Chênh lệnh
Năm
2006
Chênh lệch
Số tiền Số tiền (+; -) % Số tiền (+;-) %
1.DSCV
487.240 542.227 54.987 11,28 630.116 87.889 +16,2
Ngắn hạn
437.027 486.410 49.383 11,29 570.837 84.427 +17,3
Trung- dài hạn
50.213 55.817 5.604 11,16 59.279 3.462 +6,2
2.DSTN
425.473 506.134 80.661 18,96 589.977 83.843 +16,57
Ngắn hạn
397.123 474.687 77.564 19,53 533.647 58.960 +12,42
Trung- dài hạn
28.350 31.447 3.097 10,92 56.330 24.883 +79,13
3.DN bình qn
430.256 465.470 35.214 8,18 481.650 16.180 +3,48
Ngắn hạn
110.892 113.264 2.372 2,14 130.339 17.075 +15,08
Trung- dài hạn
319.364 352.206 32.842 10,28 351.311 -895 -0,25
4. Nợ xấu
17.709 27.648 9.939 56,12 15.663 -11.985 -43,35
Ngắn hạn
8.263 14.094 5.831 70,57 6.313 -7.781 -55,21
Trung- dài hạn
9.446 13.554 4.108 43,48 9.350 -4.204 -31,02

.(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của
NHĐT & PT Phú Yên )
Kết quả TD năm 2004-2006 thể hiện trên bảng cho ta thấy tình hình
sử dụng vốn của NHĐT &PT Phú Yên đạt được khá nổi bật.
Tổng DSCV tăng mạnh qua các năm. Năm 2005 DSCV 487.240
triệu tăng 11,28% so với năm 2004. trong đó DSCV ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao tăng 11.29%, DSCV dài hạn tăng11,16%.
Song với việc tăng trưởng DSCV , Chi Nhánh cũng thực hiện tốt
công tác thu nợ, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng. DSTN là một chỉ tiêu
quan trọng, nó đánh giá phần nào hiệu quả kinh doanh tín dụng của NH.
Bởi lẽ nếu cho vay mà không thu hồi được nợ, hoặc thu nợ thấp, nợ kéo
dài thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả KD của NH. DSTN qua 3 năm có bước
nhảy vọt: nếu năm 2005 đạt 506.134 triệu, tăng 18,96% so với năm 2004
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 21Chun đề tốt nghiệp
thì đến năm 2006 con số này đạt 589.977 triệu, tăng 16,57% so với năm
2005. Như vậy DSTN tăng nhanh tương đối đồng đều qua các năm, kéo
theo DSTN trung dài hạn tăng. Năm 2006 tình hình thu nợ còn gặp nhiều
khó khăn đối vơí các khoản nợ ngắn hạn, điều này đòi hỏi NH can phải
xem xét hoạt động đầu tư tính dụng của mình.
Dư nợ năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên năm 2006 có giảm so
với 2005 chỉ đạt 3,48%, tổng mức dư nợ lên tới 481.650 triệu. Đối tượng
cho vay chủ yếu là xí nghiệp xây lắp, các hộ nuôi trồng thuỷ sản… NH ĐT
&PT PY thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, coi trọng hiệu qua đầu tư,
tập trung vốn cho vay dự án khả thi đúng nhu cầu, đúng đối tượng, xác
đònh kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay
vốn, khả năng trả nợ của khách hàng vì thế nợ quá hạn giữ ở mức dưới
1,25%, đây là dấu hiệu chất lượng tín dụng ổn đònh tốt.
Bên cạnh số dư nợ thì nợ xấu là điều hoàn toàn ngược lại. Năm 2006
nợ xấu là 15.663 triệu, giảm đi 11.985 triệu với tốc độ là giảm là 43,35%

so với năm 2005. Trong khi đó từ năm 2004 đến năm 2005 thì tỷ lệ nợ xấu
lại tăng với tốc độ 56,12%. Nợ xấu 2006 giảm đáng kể kéo theo nợ xấu
ngắn hạn, trung dài hạn của NH cũng giảm theo. Nhờ sự đôn đốc trong
công tác thu hồi nợ, nợ xấu của CBTD bằng phiếu giao hàng hàng tuần,
báo cáo cụ thể với các phòng ban, đề xuất những khó khăn vướn mắc cùng
Ban giám đốc xử lý. Nên con số nợ xấu giảm đi đáng kể
2.1.4.3 Kết quả KD của chi nhánh:
Chi nhánh BIDV Phú Yên ra đời muộn hơn so với các chi nhánh NH
thong mại khác trên đòa bàn nhưng nhờ có sự kinh doanh phù hợp, Chi Nhánh
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 22Chun đề tốt nghiệp
đã đứng vững và ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng phục vụ
có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế đòa phương với phương châm “hiệu
quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”.
Bảng 2.3:Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm:
Đơn vò tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Tổng tài sản có 509.368 591.239 652.584
Dư nợ BQ cho vay nền kinh tế 430.256 465.470 481.650
Ngắn hạn 110.892 113.264 130.339
Trung-dài hạn 319.364 352.206 351.311
Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 8% 6% 4%
Tỷ trọng dư nợ có TS ĐB/Tổngdư nợ 15 38 51
Thò phần tín dụng 20% 20% 20,85
Tổng tài sản nợ 509.368 591.239 652.584
Nguồn vốn huy động 214.544 258.452 294.653
Tiền gửi tổ chức kinh tế 85.817 124.359 145.810
Tiền gửi dân cư 128.727 134.093 148.843
Thi phần huy động vốn 23% 20% 20,36%
Thu dòch vụ ròng 350 410 530

Lợi nhuận trước thuế 2.136 3.540 4.780
Số cán bộ 58 60 70
.(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của NHĐT &
PT Phú Yên )
Qua số liệu của bảng báo cáo KQKD của ngân hàng, tổng tài sản
của ngân hàng tăng qua các năm, sử dụng chủ yếu vào cho vay nền kinh
tế. Vì vậy dư nợ bình quân cho vay nền kinh tế tăng trưởng đều và liên tục.
Năm 2004 là 430.256 triệu, năm 2005 là 465.470 triệu và năm 2006 là
481.650 triệu. Trong đó dư nợ trung-dài hạn chiếm đại đa số.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 23Chun đề tốt nghiệp
Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ giảm xuống rõ rệt, năm 2004 là 8% đến
năm 2006 chỉ còn 4%. Đây là biểu hiện rất tốt của quá trình hoạt động của
ngân hàng, cho thấy ngân hàng có chọn lọc doanh nghiệp làm ăn tốt, công
tác thẩm đònh cho vay của cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao. Tỷ
trọng dư nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ tăng nhanh lần lượt qua 3 năm
2004, 2005, 2006 là 15, 38, 51. Ngân hàng có chủ trương tăng tài sản đảm
bảo đối với các khoản vay nhất là các khoản cho vay đối với thi công xây
lắp, điều này đảm bảo an toàn cho các khoản vay của ngân hàng khi cho
vay. Thò phần tín dụng trong 3 năm qua có tăng nhưng không đáng kể.
Năm 2006 tăng so với năm 2005 chỉ có 0,8%, còn năm 2004 thì không thay
đổi cùng chiếm 20%. Nguyên nhân này là do trong thời gian từ 2004 đến
2006 ngân hàng có công văn đưa xuống chủ trương cổ phần hoá nên hoạt
động tín dụng cũng giảm đi.
Nguồn vốn huy động tăng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhiều,
thò phần huy động vốn giảm qua các năm 2004 là 23%, năm 2005 giảm
xuống còn 20%, năm 2006 có tăng nhưng chỉ đạt 20,36%. Nhờ vào việc
chuyển đổi hoạt động kinh doanh sang kinh doanh đa năng tổng hợp làm
cho thu dòch vụ ròng cũng tăng lean dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng. Số
cán bộ theo đó cũng tăng lên, tạo điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh,

hoạt động tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng mình.
2.2. Thực trạng cho vay đối với công trình xây lắp tại chi nhánh
NHĐT & PT Phú Yên qua 3 năm:
2.2.1.Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế :
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 24Chun đề tốt nghiệp
Để có thể đánh giá được chất lượng của cho vay công trình xây lắp
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vò. Ngân hàng phải
thường xuyên bám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, quy
mô cho vay, đặc biệt dư nợ của từng ngành để có thể điều chỉnh đánh giá
phù hợp cới từng thời kỳ phát triển.
Bảng 2.4:Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế:
Đơn vò tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2004 2005
So sánh
2005/2004
2006
So sánh
2006/2005
Tổng số Tổng số (+;-) % Tổng số (+;-) %

DNBQ
430.256 465.470 35.124 8,18 481.650 16.180 3,48
Theo ngành KT
TM-DV 48.921 49.232 311 6,4 65.412 16.180 32,9
Xây dựng 301.179 339.793 38.614 12,8 330.793 -9.000 -2,65
CNCB 62.721 62.832 111 1,77 64.241 1.409 2.24
PTDL 3.222 4.613 1.391 43,2 5.923 1.310 28,4

Cho vay khác 14.213 9.000 -5.213 -36,7 15.281 6.281 69,8
.( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004-2005-2006 của NHĐT & PT
Phú n )
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1
Học Viện Ngân Hàng 25Chuyên đề tốt nghiệp
Chi nhánh đã thực hiện đa dạng hoá các ngành nghề trong hoạt động tín
dụng gồm thương mại-dịch vụ, xây dựng, công nghiệp chế biến, phát triển du
lịch và các ngành nghề khác. Nhìn qua bảng số liệu trên ta thấy ngành thương
mại dịch vụ có xu hướng tăng trưởng tương đối cao, tốc độ tăng trưởng năm
2005 là 6,4%, năm 2006 lên đến 32,9% chiếm tỷ trọng 13,58/tổng dư nợ bình
quân. Tiếp đến là ngành xây dựng, đây là lĩnh vực quan trọng và chiếm tỷ
trọng rất cao vì xây dựng cơ bản là ngành nghề truyền thống của BIDV. Năm
2004 chiếm tỷ trọng là 70%, năm 2005 là 73%, năm 2006 là 68,67%. Ta thấy
tỷ trọng giảm, tốc độ tăng trưởng thấp là do hoạt động của ngành này, các đơn
vị thi công xây lắp chậm được thanh toán khối lượng, nhiều công trình thi
công chưa có kế hoạch vốn, nên nợ đọng lên cao, nhiều doanh nghiệp khó trả
nợ ngân hàng đúng hạn. Vì vậy ngân hàng đã dè dặt hơn, thắt chặt hơn trong
hoạt động tín dụng đối với ngành nghề này. Chi nhánh tập trung vốn cho hoạt
động công nghiệp chế biến như: bia, nước khoáng, xi măng, tinh bột sắn, sản
phẩm bao bì… vì vậy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và tốc độ tăng
trưởng cung khá cao. Năm 2006 số lượng doanh nghiệp hoạt động thương mại
dịch vụ tăng làm cho dư nợ lĩnh vực này tăng nhiều hơn, về hoạt động du lịch
cũng có bước phát triển , do đó dư nợ cũng bắt đầu tăng nhanh.
2.2.2. Cho vay xây lắp theo thời gian:
• Xét về doanh số cho vay:
SVTH: Nguyễn Thị Kim Hoa Lớp: CĐ 1

×