Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Viễn thông Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 86 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN CÔNG ĐỨC







HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA) VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP











LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI












Hà Nội - 2014




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ







NGUYỄN CÔNG ĐỨC








HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA) VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT
Mã số: 60 31 07







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VŨ THẮNG







Hà Nội - 2014

i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển châu Á
AEF
Diễn đàn hiệu quả viện trợ
CNH
Công nghiệp hóa
CNTT
Công nghệ thông tin
CSLD
Cơ sở dữ liệu
EU
Liên minh châu Âu
GDP
Tổng thu nhập
HĐH
Hiện đại hóa
ITU
Liên minh viễn thông quốc tế
ODA
Viện trợ phát triển chính thức
OECD
Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
VTCI
dịch vụ viễn thông công ích

WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới

ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Các nước hỗ trợ ODA nhiều nhất trên thế giới 2009-2011 15
Biểu đồ 2. Nhóm 7 tổ chức quốc tế lớn cung cấp nguồn ODA đa phương
2009-2011 Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3. Tổng vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân thời kỳ 1993-2012Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4. Các nước nhận ODA nhiều nhất trên thế giới Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 5. Tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn vay ODA 1993-2012 Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 6. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 1993-2012 Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 7. ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 1992-2012 Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 8. Tỷ trọng ODA trong các ngành, lĩnh vực Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 9. Vốn ODA ký kết phân theo vùng . Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 10. Tỷ lệ ODA phân theo vùng Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 12. Phân bổ ODA Nhật Bản theo các lĩnh vực 2009-2011 Error! Bookmark not defined.


iii

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6. Phương pháp nghiên cứu 8
7. Kết cấu của Đề tài 8
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT, SỬ
DỤNG ODA 9
1.1. Khái quát về ODA 9
1.1.1. Khái niệm 9
1.1.2. Đặc điểm của ODA 11
1.2. Phân loại ODA 12
1.2.1. Theo tính chất 12
1.2.2. Theo hình thức hỗ trợ 13
1.2.3. Theo nhà tài trợ 15
1.2.4. Theo mục đích 17
1.2.5. Theo điều kiện 17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút, sử dụng ODA 18
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút ODA 18
1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng ODA 19

iv
1.3.2.1. Chiến lược phát triển và thể chế của nước tiếp nhận 19
1.3.2.2. Chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA của nước tiếp nhận 19
1.4. ODA trong lĩnh vực viễn thông và kinh nghiệm thu hút ODA của một
số quốc gia 20
1.4.1.ODA trong lĩnh vực viễn thông 20
1.4.2.Kinh nghiệm thu hút ODA của một số quốc gia…22


CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT, SỬ DỤNG VỐN ODA VÀO
NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 25
2.1.Thực trạng chung về phát triển nguồn vốn ODA ở Việt Nam. 25
2.1.1. Thực trạng nguồn vốn ODA ở Việt Nam 25
2.1.2. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển- xã hội của Việt Nam . 31
2.1.2.1. Góp phần xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng
trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo 32
2.1.2.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, hỗ trợ xây
dựng chính sách và thể chế 33
2.1.2.3. Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 34
2.2. Tình hình phát triển ngành viễn thông Việt Nam 35
2.3. Tình hình thu hút, sử dụng vốn ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam . 37
2.3.1. Tình hình thu hút nguồn vốn ODA vào ngành viễn thông Việt Nam 37
2.3.2. Các Nhà tài trợ chủ yếu 40
2.3.2.1. Nhà tài trợ Pháp 40
2.3.2.2. Nhà tài trợ Nhật Bản 42
2.3.2.3. Một số nhà tài trợ khác 46
2.3.3. Một số dự án ODA triển khai trong thời gian tới 47
2.4. Đánh giá về công tác thu hút, sử dụng ODA vào Ngành Viễn thông VN . 49
2.4.1. ODA đã góp phần vào nhiều thành tích của ngành viễn thông
Việt Nam 49

v
2.4.2. Những ưu điểm trong công tác thu hút, sử dụng ODA 52
2.4.3. Những tồn tại và Nguyên nhân trong việc thu hút, sử dụng ODA 54
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT, SỬ
DỤNG ODA VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 58
3.1. Định hướng, chiến lược phát triển Ngành Viễn thông Việt Nam thời
gian tới 58
3.1.1. Định hướng phát triển 58

3.1.2. Chiến lược phát triển nga
̀
nh Viễn Thông thời gian tới 65
3.1.2.1. Quan điểm phát triển 65
3.1.2.2. Mục tiêu của chiến lược 65
3.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng ODA vào Ngành
Viễn thông Việt Nam 66
3.2.1. Hoàn thiện quy trình, thủ tục 66
3.2.2. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 67
3.2.3. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 68
3.2.4. Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài
trợ hàng năm. 69
3.2.5. Đẩy mạnh, tăng cường công tác vận động, tranh thủ tìm kiếm các
nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương 70
3.2.6. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được
quan tâm đúng mức. 70
3.2.7. Hoàn thiện tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu
thầu, giải phóng mặt bằng đối với một số dự án trọng điểm. 71
3.2.8. Tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng 71
3.2.9. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của
nền kinh tế quốc dân; một bộ phận không thể thiếu của người dân đồng thời là

động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, là ngành kinh tế mũi nhọn
một trong bốn trụ cột làm ra hiệu quả đóng góp vào sự tăng trưởng của nền
kinh tế. Nó không chỉ là mối quan tâm của riêng những nước nghèo hay
những nước đang phát triển mà đối với cả những nước tiên tiến nhất. Các hoạt
động trong việc đảm bảo nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, chăm
sóc sức khỏe, đặc biệt là các hoạt động cứu trợ trong những bệnh dịch, thiên
tai đều phụ thuộc rất nhiều vào sự trợ giúp của viễn thông (Johan Ernberg,
1999). Bên cạnh đó, viễn thông đem lại những điều kiện cơ bản để hội nhập,
kết nối và phát triển cùng sự vận động chung của xã hội và kinh tế thế giới,
giúp các nước thoát khỏi sự lạc hậu.
Chính sự quan trọng của viễn thông mà nguồn viện trợ phát triển chính
thức (ODA) của các nước phát triển đã xem việc phát triển mạng lưới và cơ
sở hạ tầng viễn thông là một trong những mục tiêu quan trọng. Mặc dù hiện
nay, tại nhiều nước lĩnh vực viễn thông đã được tư nhân hóa một phần hoặc
hoàn toàn, cùng với đó là sự phát triển của dịch vụ Internet và điện thoại di
động, nhưng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được hưởng lợi
nhiều từ các dịch vụ viễn thông này. Do đó, ODA là một trong những kênh
vốn hỗ trợ các dự án để giúp các nước kém phát triển thu hẹp khoảng cách “
South-North gap” trong viễn thông và các thiết bị kỹ thuật số (Yuji
Hatakeyama và Hitoshi Mitomo, 2012). Sử dụng ODA để hỗ trợ đầu tư phát
triển một số cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quốc gia, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng
và lợi ích của người sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.
Việt Nam thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại
hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người
lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995.

2
Để thực hiện được mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
phải là 8%/năm; vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm cho đến năm 2015
tức là mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995. Chính phủ Việt

Nam đã có tầm nhìn chiến lược đối với phát triển công nghệ viễn thông, đặc
biệt là viễn thông công ích. Theo “Danh mục dự án đầu tư ưu tiên vận động
vốn ODA thời kì 2001- 2005”, chính phủ đã đưa ra hàng trăm dự án trong
từng lĩnh vực, trong đó Bưu chính viễn thông có 5 dự án với khoảng 450 triệu
USD, lớn nhất là cáp quang biển trục Bắc Nam (200 triệu USD). Ngoài ra còn
có hàng chục dự án hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực này với mức vốn bình quân
mỗi dự án dưới 10 triệu USD. Bên cạnh đó, Quyết định 32/2012/QĐ-TTg
ngày 27/7/2013 xác định rõ: “Xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an
toàn, có dung lượng lớn, tốc độ cao và phủ sóng rộng đến vùng núi, vùng đặc
biệt khó khăn, biên giới, hải đảo góp phần đảm bảo QPAN và nâng cao chất
lượng cuộc sống của nhân dân”. Đồng thời, Chính phủ, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã định hướng: 2014 sẽ là năm của chất lượng viễn thông.
Do đó, nâng cao hiệu quả vận động và quản lý nguồn ODA trong Ngành
không chỉ là nhiệm vụ chung nằm trong quá trình xây dựng Qui hoạch vận
động và sử dụng vốn ODA của Chính phủ mà còn cấp thiết đối với sự phát
triển bền vững của ngành viễn thông gắn với các mục tiêu phát triển chung
của đất nước. Vì vậy luận văn “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
(ODA)VÀO NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP” là cần thiết trong việc khái quát và nhận định thực trạng huy
động và sử dụng ODA trong ngành, để có thể đề xuất khuyến nghị những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động và sử dụng nguồn vốn ODA cho các
dự án Viễn thông.
2. Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trên thế giới về ODA tương đối đa dạng. Một số nghiên
cứu tập trung vào ODA đối với các lĩnh vực riêng biệt như nông nghiệp và
phát triển nông thôn của Admos Chimhowu (2013). Trong nghiên cứu của
mình, ông chỉ rõ một số thay đổi khi có nhiều dự án hướng đến lĩnh vực xã

3
hội của phát triển nông thôn, nhiều dự án chuyển từ ưu tiên các khía cạnh liên

quan đến cải thiện năng lực sang các dự án phát triển và hoàn thiện chính
sách. Tác giả cũng chỉ ra ODA có thể kết hợp với các nguồn hỗ trợ tài chính
khác từ khối tư nhân, các nhà hảo tâm và cần tăng tính minh bạch trong vận
hành các nguồn tài trợ. Nhóm nghiên cứu của DFID, năm 2004 cũng tiến
hành một báo cáo về ODA trong nông nghiệp đưa ra kết luận về việc giảm tỷ
lệ đầu tư cho nông nghiệp của các nguồn viện trợ và nhận định về tính hiệu
quả của các dự án nông nghiệp là rất khác nhau: Cuộc cách mạng xanh được
đánh giá là hiệu quả trong việc cải thiện năng suất, còn dự án phát triển nông
thôn tổng hợp (Integrated Rural Development Projects, IRDP) đã không thành
công do hạn chế từ quản lý, điều phối cũng như đặt kỳ vọng quá cao. Những
tác động của các dự án tài trợ từ ODA đến nông nghiệp không rõ rệt đã ảnh
hưởng đến niềm tin của các nhà tài trợ, cũng như sư thay đổi về chiến lược
đầu tư, và chính sách của các nước, sự phức tạp và chi phí giao dịch lớn. Báo
cáo nhận định trong giai đoạn tới các nhà tài trợ sẽ quan tâm đến tính bền
vững, chất lượng và năng suất của các dự án nông nghiệp. EFA Global
Monitoring report (2005) tập trung vào ODA trong nông nghiệp cho thấy các
nước tài trợ ODA đều quan tâm nhiều hơn đến giáo dục và viện trợ trong giáo
dục được ổn định, các dự án giáo dục đã tạo được nhiều tác động tích cực.
CGCE và AidWatch Canada (2011) đã tổng hợp số liệu và nhận xét ODA của
Canada dành cho giáo dục là 6,7% so với tổng số ODA của các nước thành
viên DAC, trong đó quan tâm nhiều nhất đến giáo dục tiểu học và giá trị ODA
trong giáo dục ngày càng tăng.
Nhiều nghiên cứu tập trung vào các giải pháp để thực hiện ODA hiệu
quả hơn, không chỉ là những khuyến nghị cho các nước nhận được nguồn
viện trợ mà cả những nước là các nhà tài trợ ODA. Marian Leonardo Lawson
(2010) cho rằng việc kết hợp giữa các nhà tài trợ quốc tế trong các dự án viện
trợ phát triển là một xu thế từ nghiên cứu các mô hình: diễn đàn cấp cao về
điều tiết tài trợ của Rome, tuyên bố Paris về tính hiệu quả, chương trình hành
động của Accra. Đồng thời nghiên cứu này chỉ ra những thách thức trong việc


4
hợp tác liên quan đến vấn đề nhân lực, quản lý, chi phí, và những mâu thuẫn
phát sinh liên quan đến mối quan tâm chiến lược của các nhà đầu tư. Nếu có
những biện pháp cho những phát sinh này thì việc hợp tác giữa các nhà tài trợ
ODA sẽ mang lại những kết quả tốt. Cùng mối quan tâm về việc các nước tài
trợ ODA có thể hợp tác, Edward P. Reed (2009) đã phân tích cơ hội hợp tác
của Hàn Quốc và Mỹ trong ODA bởi đây là 2 nước cùng mối quan tâm lớn
đến vấn đề phát triển bền vững của môi trường trên toàn cầu; Hàn Quốc có
những kinh nghiệm từ một nước cũng nhận viện trợ ODA và phát triển nhanh
chóng, Mỹ là một nước cởi mở và phù hợp để tích hợp kinh nghiệm của Hàn
Quốc trong các dự án hỗ trợ ODA, hai nước cũng có những mối quan hệ liên
mình trong lịch sử và việc hợp tác song phương với Mỹ, Hàn Quốc nhanh
chóng thể hiện được tính hiệu quả của các nguồn viện trợ trong việc trở thành
thành viên của DAC Nhật Bản được xem là nước có hỗ trợ phát triển lớn nhất
nên ODA của Nhật Bản đối với các nước là một trong những nội dung được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Zhigang Wu (2008) đánh giá nguồn viện trợ
ODA của Nhật Bản đã góp phần vào sự phát triển của Trung Quốc. Các dự
án vay vốn của Nhật (Yen Loans) là một nguồn tài chính quan trọng trong
việc xây dựng các dự án quy mô lớn của Trung Quốc trên các lĩnh vực: giao
thông, bưu chính viễn thông, năng lượng cũng như các dự án đào tạo đã nâng
cao năng lực và trình độ chuyên môn 22 000 người ở nhiều lĩnh vực và đã cử
5 000 chuyên gia đến Trung Quốc để trực tiếp đào tạo. Leni Wild và cộng sự
(2011) lại nghiên cứu về ODA Nhật Bản tại Châu Phi và khẳng định Nhật
Bản đóng vai trò quan trọng nhất trong những tiến bộ và thành tựu của Châu
Phi. Đặc biệt, đối với khu vực này, Nhật Bản ưu tiên nhiều đến các dự án
trong giáo dục. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất trong thời gian tới ODA đối
với khu vực Châu Phi cần đa dạng hóa, và mang tính bổ trợ, đảm bảo liên
minh chiến lược, đồng thời mở rộng về quy mô.
Một nghiên cứu của diễn đàn GRIPS (2010) cũng đã đề xuất 5 giải pháp
đối với cải cách ODA Nhật Bản gồm thay đổi tư duy viện trợ phát triển sang

hợp tác phát triển, tăng cương năng lực chính sách của các nước nhận nguồn

5
hỗ trợ, đa dạng hóa các nguồn tài chính tham gia vào sự cộng tác, thiết lập
chiến lược định hướng mạng lưới đối với dự án ODA, chuyển từ mói quan hệ
phát triển ODA sang đào tạo phát triển.
Những nghiên cứu liên quan đến ODA trong viễn thông phải kể đến
nghiên cứu của Yuji Hatakeyma và Hitoshi Mitomo (2012) đã đánh giá mức
độ hiệu quả của ODA Nhật Bản đối với viễn thông của khu vực Đông Nam Á.
Nghiên cứu đã chỉ ra Nhật Bản là nước có sự viện trợ trong các dự án viễn
thông nhiều nhất thông qua các hỗ trợ tài chính, cho vay và các dự án đào tạo.
Qua đó, không chỉ đóng góp vào phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng mà còn
phát triển nguồn nhân lực cho viễn thông. Nghiên cứu của Atsushi Hashimoto
(2008) là bản đánh giá dự án phát triển viễn thông khu vực của khu vực III,
dự án hợp tác với Nhật Bản. Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả qua số lượng
đường dây điện thoại, khả năng sử dụng các nhân tố, chất lượng dịch vụ và
đánh giá tác động thông qua việc cải thiện môi trường sống cũng như tính bền
vững (khả năng duy trì, bảo dưỡng và tổ chức chịu trách nhiệm bảo trì và
năng lực tài chính) từ đó rút ra kết luận dự án đã tạo ra mạng lưới viễn thông
cố định và tăng cương cơ hội giao tiếp, kinh doanh của các vùng nông thôn,
vùng sâu vùng xa.
Kể từ khi các Chính phủ nối lại việc cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt
Nam từ 1993 đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về công tác sử dụng và
quản lý ODA dưới các góc độ, các ngành nghề khác nhau. Hồ Hữu Tiến
(2009) đã đề cập vấn đề thực trạng huy động ODA tại Việt Nam tính đến năm
2006 với những đánh giá cao trong nỗ lực của chính phủ Việt Nam và các nhà
tài trợ, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm hạn chế như sự chậm trễ
ở các khâu, sự yếu kém trong công tác theo dõi và đánh giá, sự chồng chéo
thủ tục trong các khâu chuẩn bị và triển khai đầu tư, sự thất thoát, lãng phí.
Từ đó, tác giả luận bàn các giải pháp liên quan đến cải cách hành chính, tăng

cường sự hợp tác với nhà đầu tư, sự phối hợp đồng bộ và linh hoạt của các
cấp, các ngành.

6
Lương Mạnh Hùng (2007) đã phân tích tình hình sử dụng vốn ODA tại
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và ghi nhận những thành quả trong
việc sử dụng ODA để xây mới, nâng cấp, và sửa chữa các công trình cơ sở hạ
tầng ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt nông thôn,
phát triển cây trồng, vật nuôi, phát triển nhân lực và hoàn thiện thể chế, từ đó
phát huy được nội lực và vị thế của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF) (2010) đã có báo cáo về tiến độ hiệu
quả viện trợ - Hướng tới hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững đã kết
luận việc thu hút ODA là phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam,
tuy nghiên việc giải ngân thường có nhiều hạn chế; các bộ, ngành, địa phương
đều có những nỗ lực trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ
này. Báo cáo cũng đề xuất một số cách tiếp cận mới trong bối cảnh Việt Nam
đang là một nước có thu nhập trung bình thấp, và hướng tới đối thoại về chính
sách và chiến lược.
Từ tổng quan trên có thể nhận thấy rằng những nghiên cứu về ODA
trong từng ngành vẫn còn hạn chế, đặc biệt là Ngành Viễn Thông Việt Nam.
Trong khí đó, ngành Viễn thông là một ngành có vai trò quan trọng của nền
kinh tế. Do đó, trong luận văn này, bên cạnh việc hệ thống hóa lý luận chung
về vốn ODA, bài viết còn tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về thực trạng
công tác thu hút, sử dụng vốn ODA; làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân để đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của Ngành, trong đó kiến
nghị những nhiệm vụ trọng tâm, qua đó hy vọng phần nào cung cấp cho
Ngành một số ý kiến để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thu hút, sử dụng ODA
trong giai đoạn 2013 -2015.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng

nguồn vốn ODA vào Ngành Viễn thông từ năm 1993 đến 2013; Phân tích sự
cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút, sử dụng vốn ODA cho phát triển Viễn
thông trong tương lai, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thu hút, sử dụng
vốn ODA của Ngành giai đoạn 2013-2015.

7
Từ mục đích nghiên cứu, câu hỏi chính nghiên cứu của đề tài là: Thực
trạng thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào Ngành Viễn thông từ năm 1993
đến 2013 như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính, đề tài tìm hiểu và trả lời các
câu hỏi sau:
- Nguồn vốn ODA có những đặc điểm gì quan trọng với các nước nhận
ODA nói chung và với ngành viễn thông nói riêng?
- Việt Nam đã thu hút và sử dụng nguồn vồn ODA trong các dự án viễn
thông như thế nào?
- Những điểm mạnh và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA trong các dự án viễn thông là gì?
- Các giải pháp để tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong
nghành Viễn thông như thế nào?
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ODA
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ngành viễn thông và các dự án
ODA trong ngành viễn thông.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hút, sử dụng vốn ODA vào
Ngành Viễn thông Việt Nam, từ đó rút ra những thành tựu cũng như những
tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút, sử dụng vốn
ODA vào Ngành.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ODA vào ngành Viễn thông Việt Nam.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: thời kỳ tư năm 1993 đến 2013. Năm 1993 là năm diễn
ra Hội nghị bàn tròn về ODA tại Việt Nam. Các số liệu thu thập phần lớn trong
giai đoạn 1993-2012, một số số liệu đã được cập nhật đến năm 2013.

8
Phạm vi thời gian: là các dự án ODA trong ngành Viễn thông tại Việt Nam
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tại bàn gồm phương
pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến ODA,
đồng thời là các nghiên cứu và báo cáo về thực trạng thu hút, sử dụng vốn
ODA vào Ngành Viễn Thông Việt Nam. Từ đó, phân tích và đánh giá số liệu.
Số liệu và các thông tin được sử dụng từ các nguồn có độ uy tín và tin
cậy cao như: Worldbank, OEDC, GSO, IEU,cục viễn thông đồng thời có sự
so sánh số liệu ở các nguồn để đảm bảo chất lượng luận văn.
7. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần tài liệu tham khảo, phần phụ lục, đề
tài bao gồm
Chương I: Cơ sở lý luận và Thực tiễn về thu hút, sử dụng ODA.
Chương II: Thực trạng thu hút ODA vào Ngành Viễn thông Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút, sử dụng ODA vào
Ngành Viễn thông Việt Nam.





















9

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT, SỬ DỤNG ODA

1.1. Khái quát về ODA
1.1.1. Khái niệm
Theo cách hiểu chung nhất, hỗ trợ phát triển chính thức (tiếng Anh là
Official Development Assistance, được viết tắt là ODA) là tất cả các khoản
hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi
suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các
tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB,
WB ) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc
cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi
về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là
khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất,

ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy
ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
Năm 1972, OECD đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính
thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có
tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các
nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong
một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước
phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về
kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển.
Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB)
xuất bản tháng 6/1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một
phần của tài chính phát triển chính thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ
không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng

10
viện trợ thì gọi là ODA”. Đối với Việt Nam, ODA từ các nguồn song phương
và đa phương là một nguồn tài chính bổ sung quan trọng cho Việt Nam trong
công cuộc phát triển. Nguồn ODA hiện nay góp phần đẩy nhanh các hoạt
động phát triển kinh tế-xã hội.
Định nghĩa ODA nói trên cũng đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng
trong quy chế quản lý và sử dung nguồn vốn ODA ban hành kèm theo nghị
định số17/2001/NĐ– CP ngày 4/5/2001 của Chính phủ, cụ thể: “Hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc
Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ, bao gồm: Chính phủ nước ngoài, các tổ
chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia; Hình thức cung cấp ODA bao gồm:
ODA không hoàn lại; ODA vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất
25%…”. Như vậy, qua các định nghĩa trên cho thấy: ODA chính là khoản vay
kết hợp giữa “một phần cho vay ưu đãi” cộng với “một phần cho không”,

trong đó yếu tố cho không có thể được hiểu là: phần cho không (không hoàn
lại), hay vay với mức lãi suất thấp, hay thời hạn vay dài, thời gian ân hạn
cao… tất cả quy ra “phần cho không” phải đạt ít nhất là 25% trong tổng
sốvốn vay mới được gọi là ODA.
Theo qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban
hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ
thì ODA là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài,
các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính
phủ.
Một cách khái quát, ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại,
viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên
Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp
quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước
đang và chậm phát triển.

11
1.1.2. Đặc điểm của ODA
Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ
chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển.
Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA
mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện:
+ Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.
+ Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn
dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp
tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có
thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
+ Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần
này dưới 25% tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 20-25% tổng vốn
ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.

+ Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi
suất giao động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài
chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa
hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì
tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi
suất là 1,8%/năm.
Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và
ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có
khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời,
đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo
từng giai đoạn cụ thể.
- Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định:
Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể
kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc
này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh
tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc
kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và

12
dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ, Bỉ, Đức và Đan
Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước
mình. Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan
2,2%, hai nước này được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua
hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả
tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ
nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng
chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp
nhận viện trợ.
- ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ:
Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng

trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không
có khả năng trả nợ (VD: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã khuyến cáo khi vay nợ
nước ngoài hãy cẩn thận tính toán độ chênh lệch trong giỏ ngoại tệ và tỉ giá .
Đó là một trong những lý do khiến chi phí tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên
của Việt Nam từ khi được duyệt ban đầu là 1,1 tỉ USD nay lên đến 2,071 tỉ
USD. Đáng nói là ODA bằng đồng yen đại đa số là nợ vay phải trả và kèm lãi
suất không nhẹ, như món ODA viện trợ tiểu vùng Mekong mở rộng mới nhất.
Vốn vay bằng euro xây tuyến xe điện ở Hà Nội cũng lâm vào cảnh đội tỉ giá
euro như thế). Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp
cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu
thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối
hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất
khẩu.
1.2. Phân loại ODA
1.2.1. Theo tính chất
- ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp
nhận không phải hoàn lại cho các Nhà tài trợ.

13
- ODA (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là hình thức cung cấp vốn ODA
của các Nhà tài trợ cho các nước cho vay với lãi suất và điều kiện ưu đãi sao
cho các yếu tố không hoàn lại đạt không dưới 25% của tổng giá trị khoản vay.
- ODA hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản
vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại
nhưng tính chung lại yếu tố không hoàn lại đạt không dưới 25% của tổng giá
trị các khoản vay đó.
1.2.2. Theo hình thức hỗ trợ
ODA chi theo hình thức hỗ trợ, có 2 loại:
Hỗ trợ dự án
1) Các khoản cho vay dự án

Các khoản vay dự án chiếm phần lớn nhất của vốn vay ODA, cung cấp
tài chính cho các dự án như đường giao thông, nhà máy điện, thủy lợi, các
phương tiện cấp nước và thoát nước. Các khoản vay được sử dụng để mua
sắm phương tiện, thiết bị, dịch vụ, hoặc để thực hiện các công trình dân dụng
và có liên quan khác.
2) Các khoản cho vay Dịch vụ hoặc Kỹ thuật (Engineering Service (E/S)
Loans)
Các khoản vay dành cho các dịch vụ kỹ thuật đó là cần thiết ở cuộc khảo
sát và lập kế hoạch các giai đoạn của dự án. Những dịch vụ này bao gồm các
ý kiến của nghiên cứu khả thi, khảo sát trên các dữ liệu chi tiết về địa điểm dự
án, thiết kế chi tiết và chuẩn bị hồ sơ mời thầu. Trong cùng một cách thức như
cho vay dự án, hoàn thành nghiên cứu khả thi hoặc tương đương và xác nhận
cần thiết và phù hợp tổng thể của dự án là điều kiện tiên quyết cho loại vay.
3) Cho vay trung gian tài chính (vay hai bước)
Các khoản vay trung gian tài chính được thực hiện thông qua các tổ
chức tài chính của nước tiếp nhận dựa trên các hệ thống tài chính định hướng
chính sách của các nước đối tác. Các khoản vay này cung cấp kinh phí cần
thiết cho việc thực hiện các chính sách được chỉ định, chẳng hạn như chương
trình khuyến khích dành cho các doanh nghiệp quy mô sản xuất vừa và nhỏ,

14
nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác quy định và xây dựng cơ sở để
nâng cao mức sống của người nghèo. Các khoản vay này được gọi là "cho vay
hai bước (Two-Step Loans) " vì theo quy trình, các quỹ đi qua hai hoặc nhiều
tổ chức tài chính trước khi kết thúc - người thụ hưởng nhận được tiền.
Theo loại cho vay này, các quỹ có thể được cung cấp cho một số lượng
lớn các đối tượng hưởng lợi cuối cùng trong khu vực tư nhân. Từ các khoản
vay này được thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trong nước, tăng
cường khả năng hoạt động của các tổ chức và sự phát triển của lĩnh vực tài
chính của nước tiếp nhận cũng sẽ là kết quả của các khoản vay này.

4) Các khoản cho vay ngành
Khoản vay ngành cho vật liệu và thiết bị, dịch vụ và tư vấn cần thiết cho
việc thực hiện kế hoạch phát triển trong một lĩnh vực cụ thể bao gồm nhiều
tiểu dự án. Hình thức vay này cũng dẫn đến các chính sách và hệ thống được
cải thiện trong lĩnh vực này.
Hỗ trợ phi dạng dự án
1) Chương trình Cho vay
Khoản vay chương trình hỗ trợ các nước nhận cải thiện các chính sách
và thực hiện cải cách hệ thống nói chung. So với các khoản vay điều chỉnh cơ
cấu cũ, các khoản vay hỗ trợ thực hiện chiến lược quốc gia, các chiến lược
giảm nghèo trong thời gian dài hơn. Các thỏa thuận cho vay được ký kết và
các quỹ được cung cấp dựa trên xác nhận rằng các mục cải cách đã đạt được
của chính phủ đối tác của đất nước. Trong những năm gần đây, loại phổ biến
nhất của các khoản vay này là một trong đó tiền được đưa vào ngân sách quốc
gia đối tác mục tiêu. Trong việc xác nhận thành tích, tư vấn tiến hành với mục
cải cách trong tương lai để hỗ trợ các cải cách dựa trên một khuôn khổ dài
hạn. Có rất nhiều trường hợp trong đó các loại cho vay dưới hình thức đồng
tài trợ với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển đa phương khác
(MDBs).
2) Các khoản cho vay hàng hóa

15
Nhằm ổn định nền kinh tế của nước được vay, các khoản vay hàng hóa
cung cấp tài chính giải quyết cho nhập khẩu khẩn cấp và cần thiết của vật liệu
cho các nước đang phát triển đang trải qua một trạng thái ngoại tệ ngày càng
xấu đi và phải đối mặt với những khó khăn kinh tế. Các khoản vay này
thường được sử dụng với các mặt hàng nhập khẩu như máy móc công nghiệp
và nguyên liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, nông nghiệp và các loại máy móc ,
được thoả thuận trước giữa hai chính phủ nước tài trợ và người nhận.
3) Các khoản cho vay chương trình ngành

Hình thức vay này là một khoản vay hàng sử dụng đồng thời để hỗ trợ
chính sách phát triển trong các lĩnh vực ưu tiên của các nước đang phát triển.
Quỹ Tiền tệ địa phương (đối tác) nhận bởi chính phủ như thanh toán ngoại tệ
bán cho nhà nhập khẩu được sử dụng cho đầu tư công cho phát triển khu vực
cụ thể.
1.2.3. Theo nhà tài trợ
ODA song phương: là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước cung
cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. Thông thường vốn ODA song phương
được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA
được thoả mãn.
Các nhà tài trợ chủ yếu là 23 nước thành viên của Hội đồng hỗ trợ phát
triển OECD (OECD DAC) và liên minh EU

16


Biểu đồ 1. Các nƣớc hỗ trợ ODA nhiều nhất trên thế giới 2009-2011
Nguồn. OECD

17
ODA đa phương: là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp
cho Chính phủ nước tiếp nhận. So với vốn ODA song phương thì vốn ODA
đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại
chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị.
Biểu đồ 2. Nhóm 7 tổ chức quốc tế lớn cung cấp nguồn ODA đa phƣơng
2009-2011
Nguồn. Development Initiatives, 2013.
1.2.4. Theo mục đích
- Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho

vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức,
công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu
tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủ
yếu là viện trợ không hoàn lại.
1.2.5. Theo điều kiện
- ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị
ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
- ODA có ràng buộc nước nhận:

18
+ Nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay
dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ
sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc các công ty của
các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+ Mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định
hoặc một số dự án cụ thể.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc thu hút, sử dụng ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữ một vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang và kém phát
triển. Tuy nhiên, để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều
nhân tố, trong đó có các nhân tố chủ yếu sau:
1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút ODA
Các yếu tố thuộc bên tài trợ: Chiến lược cung cấp ODA trong từng thời
kỳ của các nước tài trợ thay đổi.Ngân sách hàng năm mà chính phủ các nước
tài trợ dành cho các nước nghèo thông qua nguồn vốn ODA thay đổi. Mối
quan hệ kinh tế - chính trị giữa nước tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ thay
đổi thì cũng ngay lập tức àm ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng ODA.
Các yếu tố thuộc bên tiếp nhận viện trợ: Thể chế chính trị: nếu thể chế
chính trị trong nước ổn định sẽ góp phần nâng cao khả năng thu hút nguồn

vốn ODA. Mức ổn định kinh tế vĩ mô: nếu các chính sách kinh tế vĩ mô ổn
định như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính
sách thuế, chính sách đầu tư… ổn định sẽ góp phần nâng cao việc tiếp nhận
ODA của quốc gia đó và ngược lại. Mức độ hấp thụ vốn ODA của nước đi
vay trong từng thời kỳ nếu ở mức cao sẽ cho thấy khả năng giải ngân vốn tốt
và là một trong những bằng chứng thuyết phục các nhà tài trợ tiếp tục cung
cấp ODA. Năng lực và trình độ quản lý nguồn vốn ODA của các cấp được
nâng lên sẽ góp phần nâng cao việc thu hút và sử dụng ODA, ngược lại sẽ làm
cản trở và giảm hiệu quả quản lý. Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành vốn
ODA từ cấp trung ương xuống địa phương hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh

×