ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP
MÔN: Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Học kì II năm học 2012-2013
Câu 1: Phân tích sự khủng hoảng về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?
- Trình bày vắn tắt những tác động của chính sách thống trị của thực dân Pháp
- Trình bày các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:
* Phong trào chống pháp ở Nam kỳ:
* Cần Vương: nêu ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu (Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê)
* Khởi nghĩa Yên Thế
* Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào: chủ yếu là do tư tưởng quá lạc
hậu
- Trình bày các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
* Đông Du
* Nam quang phục hội
* Duy Tân
* Đông Kinh nghĩa thục.
* Đảng Lập Hiến
* Khởi nghĩa Yên Bái
* Phân tích nguyên nhân của thất bại.
- Đánh giá chung:
* Ý nghĩa của các phong trào
* Những phong trào này để lại hệ quả gì ?
Câu 2: Phân tích quá trình Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và
tổ chức cho việc thành lập Đảng năm 1930?
- Khái quát quá trình NAQ lựa chọn con đường cách mạng vô sản (1911-1920)
- Quá trình NAQ chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị
* Viết báo: các báo NAQ viết để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin
* Viết sách: các cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Kách Mệnh
* Khái quát chung các sách, báo trên đã hình thành hệ thống quan điểm lý
luận của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
- Quá trình NAQ chuẩn bị về tổ chức:
* Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, mục đích hoạt động của hội
* Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: ra đời, hoạt động
- Kết luận
Câu 3: Phân tích những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng (tháng 2 năm 1930), qua đó làm rõ tính sáng tạo của Cương lĩnh?
- Khái quát hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh
- 5 nội dung cơ bản của Cương lĩnh:
- Phân tích tính sáng tạo:
• Nhiệm vụ cách mạng
• Lực lượng cách mạng
Câu 4: Phân tích những nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (tháng
10/1930), qua đó làm rõ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của Luận
cương?
- Khái quát hoàn cảnh ra đời của Luận cương
- 7 nội dung cơ bản của Luận cương:
- Hạn chế:
- Nguyên nhân hạn chế:
Câu 5: Phân tích những nội dung cơ bản đường lối đấu tranh giành chính
quyền của Đảng được thể hiện trong các Nghị quyết TW 6, 7 và 8 (1939-
1941)?
- Khái quát hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối
- Ba nội dung:
• Đưa GPDT lên hàng đầu
• Đoàn kết lực lượng
• Phương pháp đấu tranh
- Ý nghĩa
Câu6: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp trong
những năm đầu của cuộc kháng chiến (1946-1947)?
- Nguyên nhân cuộc kháng chiến và quá trình hình thành đường lối
- Nội dung đường lối:
+ Mục đích của kháng chiến là "đánh phản động thực dân Pháp xâm lược;
giành thống nhất và độc lập"
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: Dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
+ Phương châm tiến hành kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa
vào sức mình là chính. (phân tích cụ thể từng phương châm)
+ Triển vọng của cuộc kháng chiến: kháng chiến lâu dài, gian khổ nhưng nhất
định thắng lợi.)
- Ý nghĩa
Câu 7: Phân tích nội dung cơ bản Nghị quyết TW 15 (tháng 1/1959) về đường
lối cách mạng miền Nam?
- Hoàn cảnh lịch sử
- Nội dung:
• Tính chất XH
• Mâu thuẫn XH
• Nhiệm vụ
• Lực lượng
• Phương pháp
• Thành lập mặt trận riêng ở MN.
• Vai trò của Đảng bộ miền Nam
- Ý nghĩa
Câu 8: Phân tích đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tại Hội nghị
Trung ương 11(tháng 3/1965) và HN Trung ương 12 (tháng 12/ 1965)?
- Hoàn cảnh lịch sử
- Nội dung:
• Phương châm chỉ đạo chiến lược
• Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam
• Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc
• Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền
- Ý nghĩa (3 ý)
Câu 9: Trình bày mục tiêu và các quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong thời kì đổi mới? Liên hệ một quan điểm với thực tiễn hiện
nay?
- Trình bày mục tiêu:
• Mục tiêu chung
• Mục tiêu cụ thể
- Quan điểm: (phân tích 5 quan điểm)
• Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá và công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
• Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế.
• Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững.
• Bốn là, lấy khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
• Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng
kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội.
- Liên hệ thực tiễn một quan điểm trong số năm quan điểm
Câu 10: Phân tích định hướng của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn? Liên hệ thực tiễn?
- Trình bày sơ qua về vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn: 2 nội dung
- Về qui hoạch phát triển nông thôn: 2 nội dung
- Về giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn: 2 nội dung
- Liên hệ thực tiễn
Câu 11: Nêu định nghĩa kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Đại hội
Đảng lần thứ IX (2001) và làm rõ tính định hướng XHCN trong phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam?
- Định nghĩa về kinh tế thị trường định hướng XHCN được trình bày tại ĐH
IX
- Nội dung tính định hướng XHCN:
• Mục đích phát triển
• Phương hướng phát triển
• Định hướng XH và phân phối
• Quản lý
Câu 12: Trình bày chủ trương xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị thời kỳ
đổi mới?
- Mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị
- Bản chất của Đảng CSVN
- Quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
• Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành
đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đổn Đảng, với các
thành tố của hệ thống chính trị, với đổi mới kinh tế.
• Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng kiên định nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng.
• Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần chủ động, tích
cực, quyết tâm, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng
kết, vừa rút kinh nghiệm.
- Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
• Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ
trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và
kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng
và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
• Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận
động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng
viên.
• Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm
chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và
các đoàn thể.
• Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị.
Câu 13: Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới?
- Trình bày khái niệm văn hóa Việt Nam (theo giáo trình)
- Trình bày 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc:
* Một là, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
*Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
*Ba là, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
*Bốn là, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng
lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
*Năm là,văn hóa là một mặt trận, Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Câu 14: Trình bày tư tưởng chỉ đạo của Đảng về đối ngoại thời kỳ đổi mới?
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng
của Việt Nam.
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ đối ngoại.
- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc
đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với
từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị đẩy vào thế cô
lập.
- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không
phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hòa bình, hợp tác với khu vực;
chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.
- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.
- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả
các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải
cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của
Đảng và Nhà nước.
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò
của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.