Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống lúa Bắc thơm 7 và Hương thơm số 6 vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lâm ─ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 130 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔI
KHOA NÔNG HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC PHÂN BÓN
ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 2 GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7 VÀ HƯƠNG THƠM SỐ 6
VỤ MÙA NĂM 2013 TRÊN ĐẤT GIA LÂM – HÀ NỘI
Người hướng dẫn : TS. NGUYỄN XUÂN MAI
Bộ môn : CANH TÁC HỌC
Người thực hiên : LÊ THỊ NGỌC ÂN
Lớp : KHCTA – K55
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô giáo trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt các kiến thức
bổ ích cho tôi trong suốt 4 năm học tập tại trường. Đó là các kiến thức nền tảng, là
hành trang vô cùng quý giá cho tôi bước vào sự nghiệp học tập và làm việc sau này.
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự tận tình, quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Mai
và cô giáo PSG.TS Hà Thị Thanh Bình là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và
truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, phương pháp trong công việc. Tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới thầy cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành bài
báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ kỹ
thuật viên tại bộ môn Canh tác học - Khoa Nông học đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ kỹ
thuật, dụng cụ giúp tôi tiến hành thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2014


Sinh viên
Lê Thị Ngọc Ân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCCC : Chiều cao cuối cùng
SLCC : Số lá cuối cùng
NHH : Nhánh hữu hiệu
FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc
IRRI : Viện nghiên cứu lúa quốc tế
ĐNR : Đẻ nhánh rộ
TT : Trước trỗ
CS : Chín sáp
HSKT : Hệ số kinh tế
LAI : chỉ số diện tích lá
NHH : Nhánh hữu hiệu
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSTT : Năng suất thực thu
TSC : Tuần sau cấy
P 1000 hạt : Khối lượng 1000
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa từ ngàn đời nay đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Cây lúa
không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và
tinh thần. Cây lúa, hạt gạo và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không
thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt Nam ngày nay và mãi mãi về sau. Là cây
trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam
nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Không chỉ có giá trị lịch sử, bởi lịch sử
phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn
trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước mà còn giữ vai trò to lớn trong đời sống

kinh tế, xã hội. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày
nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết
biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Từ một nước thiếu đói lương thực thường xuyên, ngày nay chúng ta đã vươn
lên thành một nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng
gạo xuất khẩu của nước ta chỉ được xếp vào loại thấp tới trung bình. Hiệu quả kinh tế
mang lại từ xuất khẩu gạo chưa cao, chưa xứng tầm với vị trí nước xuất khẩu gạo
đứng đầu thế giới. Một phần nguyên nhân do chúng ta tập trung mở rộng diện tích
trồng lúa, đầu tư tăng năng suất, tăng sản lượng, chọn tạo các giống lúa lai cho năng
suất cao. Song, lúa lai cho năng suất cao, nhưng không ổn định, khả năng chống chịu
kém với điều kiện ngoại cảnh. Trong khi đó, các giống lúa thuần lại thích nghi tốt với
điều kiện ngoại cảnh địa phương, năng suất không cao nhưng cho phẩm chất tốt. Với
quy trình sản xuất đơn giản, phù hợp với trình độ thâm canh của đa số người dân, nếu
giống thuần được thâm canh tốt, người dân sẽ thu lãi cao hơn.
Hiện nay, có nhiều giống thuần đã đáp ứng được yêu cầu năng suất và có triển
vọng như: Hương thơm 6, Bắc thơm 7, ĐH18, TBR288, TBR27,VS1,…Tuy nhiên,
trên thực tế vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của các giống lúa trên. Vì vậy, đối với
việc tăng năng suất và phẩm chất không chỉ chờ vào giống tốt mà phân bón cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng.
Phân bón cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, từ giai đoạn mạ cho
đến lúc thu hoạch. Phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất
dinh dưỡng như: tinh bột, chất béo, prôtêin . Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự
sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn
tại.
Vì vậy, việc nghiên cứu các mức phân bón phù hợp không chỉ có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả phân bón, tăng khả năng chống chịu, tăng năng
suất, chất lượng cho lúa gạo mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.
Mặt khác, thực tế hiện nay nông dân sử dụng phân bón chưa hợp lý, không đáp ứng đủ
hoặc quá thừa so với nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các

mức phân bón đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống lúa Bắc
thơm 7 và Hương thơm số 6 vụ mùa năm 2013 trên đất Gia Lâm ─ Hà Nội”
1.1 Mục đích và yêu cầu
1.1.1. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất để xác định lượng phân bón thích hợp cho 2 giống lúa Bắc thơm 7 và
Hương thơm số 6 vụ mùa năm 2013 tại đất Gia Lâm – Hà Nội.
1.1.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng, phát
triển của 2 giống lúa Bắc thơm 7 và Hương thơm số 6 trồng vụ mùa năm 2013 tại đất
Gia Lâm – Hà Nội.
- Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau tới các chỉ tiêu sinh lý: chỉ số
diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô của hai giống lúa Bắc thơm 7 và Hương thơm
số 6.
- Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến phát sinh sâu bệnh hại của
hai giống Bắc thơm 7 và Hương thơm số 6 trồng vụ mùa 2013 tại đất Gia Lâm – Hà
Nội.
- Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau tới các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của hai giống lúa.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là một trong những cây lương thực quan trọng của nhiều quốc gia, cung
cấp lương thực cho hơn 65% dân số trên thế giới. Khoảng 670 triệu tấn gạo được
trồng hàng năm so với 680 triệu tấn lúa mì, 440 triệu tấn cho hạt có dầu và 1090 triệu
tấn ngũ cốc thô – ngô, lúa miến, lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, kê, hỗn hợp ngũ
cốc (Pete Vegas, 2010).
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng, năng suất cao và thích ứng với nhiều
vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Vùng trồng lúa tương đối rộng: có thể trồng ở
các vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 53

0
B đến Nam bán cầu:
New South Wales (Úc): 35
0
N. Nhưng vùng phân bố chủ yếu tập trung tại Châu Á từ
30
0
B đến 10
0
N.
Sản xuất lúa gạo trong những thập kỷ gần đây đã có những bước tăng đáng kể
tuy nhiên đang phải chịu những áp lực, một trong số đó là áp lực về mặt dân số, nhất
là tại các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Theo Liên Hợp
Quốc ước lượng trên cơ sở dữ liệu quốc tế (IDB), hàng năm dân số thế giới tăng
khoảng 75 triệu người. Hiện nay, dân số thế giới khoảng 7,02 tỷ người; dự kiến đạt
7,52 tỷ vào năm 2020; 9,08 tỷ người năm 2050 (U.S. Census Bureau). Trong đó, 95%
dân số gia tăng này ở các nước đang phát triển của Châu Á, Châu Phi; nơi gạo là
lương thực chính. Vì vậy, thách thức lớn nhất với nhân loại trong Thế kỷ 21 là đảm
bảo lương thực, thực phẩm cho hàng tỷ người với quy mô dân số thế giới đang ngày
càng tăng.
Theo Thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAOSTAT, 2013) được thể
hiện ở bảng 2.1 cho thấy: diện tích trồng lúa thế giới năm 2012 là 163,46 triệu ha,
năng suất bình quân là 4,39 tấn/ha với tổng sản lượng 718,35 triệu tấn. Trong đó, châu
Á có diện tích trồng lúa lớn nhất thế giới là 145,54 triệu ha chiếm 89,04% tổng diện
tích toàn cầu, châu Phi là 10,58 triệu ha chiếm 6,47%, châu Mỹ là 6,54 triệu ha chiếm
4,0%, châu Âu là 0,69 triệu ha chiếm 0,42%, châu Đại Dương diện tích trồng lúa là
0,11 triệu ha chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các châu lục và trên thế giới năm
2012
Tên nước Diện tích Năng suất Sản lượng

( triệu ha ) ( tấn/ha ) ( triệu tấn )
Thế giới 163,46 4,39 718,35
Châu Á 145,54 4,47 650,06
Châu Phi 10,58 2,58 27,27
Châu Mỹ 6,54 5,47 35,79
Châu Âu 0,69 6,22 4,30
Châu Đại Dương 0,11 8,68 0,93
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAOSTAT, 2013) còn cho thấy:
Diện tích trồng lúa trên thế giới đã gia tăng rõ rệt từ năm 1965 tới năm 1980. Trong
vòng 15 năm đó, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ
năm 1980, diện tích lúa tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,81 triệu ha) với
tốc độ tăng trưởng bình quân 620 000 ha/năm.
Bên cạnh diện tích trồng lúa tăng, năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 1,22 tấn/ha trong vòng 20 năm từ năm 1965 đến 1985, đặc biệt sau “cách
mạng xanh” vào những năm 1965 – 1970, với sự ra đời của các giống lúa mới thấp
cây, ngắn ngày, không cảm quang mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8. Đến những năm
1990 dẫn đầu năng suất lúa trên thế giới là các nước Australia với 8,8 tấn/ha; Ai Cập
với 7,27 tấn/ha; Nhật Bản với 6,33 tấn/ha. Từ năm 1990 trở đi đến thời điểm hiện nay
năng suất lúa thế giới liên tục được cải thiện và đạt 4,40 tấn/ha năm 2012. Tuy nhiên,
năng suất lúa mới chỉ bằng khoảng 45% năng suất của Ai Cập (9,70 tấn/ha) nước
đứng đầu thế giới về năng suất (FAO, 2013).
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới giai đoạn 1965 – 2012
Năm Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
1965 124,83 2,04 254,06

1970 132,87 2,38 316,35
1975 141,73 2,52 356,96
1980 144,41 2,75 396,87
1985 143,74 3,26 468,16
1990 146,96 3,53 518,57
1995 149,59 3,66 547,43
1996 150,30 3,79 568,91
1997 151,12 3,82 570,00
1998 151,70 3,82 579,19
1999 156,81 3,90 610,95
2000 154,06 3,89 599,36
2001 151,94 3,95 599,83
2002 147,63 3,87 571,39
2003 148,51 3,95 587,07
2004 150,55 4,04 607,99
2005 154,99 4,09 634,44
2006 155,58 4,12 641,21
2007 155,04 4,24 656,98
2008 160,00 4,30 688,41
2009 158,29 4,33 684,81
2010 161,67 4,34 701,05
2011 163,15 4,43 722,56
2012 163,46 4,40 718,35
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Từ năm 2000 diện tích trồng lúa trên thế giới có nhiều biến động và có xu
hướng giảm dần, từ 154,06 triệu ha đến năm 2004 giảm xuống còn 150,55 triệu ha.
Sau đó, từ năm 2005 tới năm 2012 diện tích lúa gia tăng liên tục và đạt 163,46 triệu
ha, cao nhất kể từ trước tới nay với tổng sản lượng 718,35 triệu tấn.
Theo FAO dự báo sản xuất lúa gạo toàn cầu trong năm 2013 đã được thiết lập ở
mức 746.400.000 tấn (497.600.000 tấn, cơ sở xay xát), tăng khoảng 300 000 tấn so

với dự đoán trong tháng tư 2013.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2012
Tên nước Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ấn Độ 42,50 3,59 152,60
Trung Quốc 30,30 6,74 204,30
Indonesia 13,44 5,14 69,05
Thái Lan 12,60 3,00 37,80
Bangladesh 11,70 2,92 34,20
Myanmar 8,15 4,05 33,00
Việt Nam 7,75 5,63 43,66
Philippin 4,69 3,84 18,03
Pakistan 2,70 3,48 9,40
Brazil 2,37 4,81 11,39
Thế giới 163,46 4,39 718,35
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Qua bảng 2.3 cho ta thấy: sản xuất lúa gạo tập trung chủ yếu ở các
nước châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng. Trong đó
Ấn Độ là nước có diện tích lúa lớn nhất (42,5 triệu ha) với sản lượng 152,6 triệu tấn,
chiếm 21,24 tổng sản lượng gạo toàn thế giới; tiếp đến là Trung Quốc (30,3 triệu ha)
với sản lượng 204,3 triệu tấn (FAO, 2013). Mặc dù năng suất lúa tại các quốc gia của
Châu Á còn thấp nhưng với diện tích sản xuất lớn, Châu Á đang dần khẳng định vai
trò là vựa lúa quan trọng nhất thế giới, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng sản lượng
lúa toàn cầu.
Cơ quan FAO ở Rome đã đánh giá năm 2011, sản lượng lúa đạt đến 721 triệu
tấn hay 481 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 24 triệu tấn so với năm 2010.

Phần lớn sự gia tăng này do sản xuất thuận lợi tại Ấn Độ, Ai Cập, Bangladesh,
Trung Quốc và Việt Nam vượt trội hơn số lượng thất thu từ Indonesia, Madagascar,
Pakistan, Philippines và Thái Lan. Sự gia tăng còn do diện tích trồng lúa thế giới tăng
lên 164,6 triệu ha hay tăng 2,2% và năng suất bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38
tấn/ha tức tăng 0,8% trong hơn 1 năm vừa qua.
Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) hay tăng 2,9% so với
2010. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ
thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam. Riêng Việt
Nam, Chính phủ tính toán sản xuất lúa đạt đến 42 triệu tấn lúa hay tăng 1 triệu tấn so
với 2010, do diện tích trồng lúa thêm 200 000 ha đưa tổng số lên 7,7 triệu ha, năng
suất đạt đến 5,5 tấn/ha.
Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn lúa (17 triệu tấn gạo), cao hơn 3%
năm 2010 dù mưa bất thường, do được mùa ở Ai Cập và tăng sản xuất ở Benin,
Ghana, Mali, Nigeria, Sierra Leone thuộc Tây Phi Châu. Ba nước sản xuất lúa gạo
nhiều nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm đến 55% tổng sản
lượng lúa. Sản xuất lúa ở Ai Cập tăng từ 5,2 triệu tấn trong 2010 lên 5,8 triệu tấn trong
2011 và Nigeria từ 4,2 lên 4,3 triệu tấn; trong khi Madagascar giảm từ 4,8 xuống 4,3
triệu tấn trong cùng thời kỳ.
Nam Mỹ và Caribbean phục hồi sản xuất lúa đạt đến 29,6 triệu tấn lúa hay 19,8
triệu tấn gạo so với sút giảm 12% so với năm 2010. Bazil là nước sản xuất lúa gạo lớn
nhất của châu Mỹ (chủ yếu lúa rẫy) đạt đến 13,6 triệu tấn so với 11,7 triệu tấn 2010
nhờ khí hậu tốt. Sản xuất lúa của nước này chiếm đến 45% tổng sản lượng toàn vùng.
Tuy khối lượng sản xuất lúa gạo thế giới rất lớn, chỉ sau lúa mì, nhưng số lượng
giao dịch quốc tế tương đối nhỏ, chỉ khoảng 30-34 triệu tấn gạo hay 6-7% mỗi năm,
do chính sách tự túc của nhiều nước. Vì vậy, thị trường thế giới dễ bị dao động khi có
những biến chuyển nhỏ trong ngành sản xuất. Năm 2012, Ấn Độ là nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới với 9,5 triệu tấn; xếp vị trí số 2 là Việt Nam với 7,8 triệu tấn
chiếm 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới; vị trí số 3 là Thái Lan với 6,9
triệu tấn. Bên cạnh đó, các quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất là: Philippin, Iran,
Nigieria, Trap,

2.1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam
Thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 2013): Việt Nam là nước
có tổng diện tích trồng lúa khoảng 7,75 triệu ha với năng suất 5,63 tấn/ha; đứng thứ 7
thế giới về diện tích trồng lúa sau các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan,
Bangladesh, Myanmar.
Trong năm 1975, Việt Nam được xếp vào các nước nghèo và ít phát triển nhất
trên thế giới. Trong năm này diện tích đất nông nghiệp chỉ có chừng 7,3 triệu ha, trong
đó đất lúa chiếm gần 70%. Tổng sản lượng lúa trong năm 1975 là 10,29 triệu tấn; thu
hoạch từ 4,85 triệu ha với một năng suất bình quân chừng 2,17 tấn/ha. Từ 1975 đến
1980, nhà nước đã đề ra các mục tiêu để đẩy mạnh diện tích trồng các giống năng suất
cao và phát triển diện tích đất trồng lúa.
Các giống lúa trồng trước đây ở Việt Nam là các giống lúa cổ truyền với năng
suất tiềm năng thấp hơn 5 tấn/ha, ít có phản ứng khi được bón phân, nhất là phân đạm,
có quang cảm và dễ đổ. Từ các năm 1997, sử dụng các giống IR8, IR5 của IRRI cho
năng suất cao, đạt 4 tấn/ha. Bên cạnh đó, sau năm 1975 đất đai ở đồng bằng sông Cửu
Long được phát triển và cải thiện cho công việc trồng lúa (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
Góp phần tăng năng suất chung của cả nước từ 2,15 tấn/ha năm 1970 đạt 3,88 tấn/ha
(năm 1997).
Bảng 2.4 Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam các năm gần đây
Năm Diện tích
( 1000 ha)
Năng suất
( tấn/ha)
Sản lượng
( 1000 tấn)
1970 4724,4 2,15 10173,3
1980 5600,2 2,08 11647,4
1990 6042,8 3,18 19225,1
1995 6765,6 3,69 24963,7
1996 7003,8 3,77 26396,7

1997 7099,7 3,88 27523,9
1998 7362,7 3,96 29145,5
1999 7653,6 4,10 31393,8
2000 7666,3 4,24 32529,5
2001 7492,7 4,29 32108,4
2002 7504,3 4,59 34447,2
2003 7452,2 4,64 34568,8
2004 7445,3 4,86 36148,9
2005 7329,2 4,89 35832,9
2006 7324,8 4,89 35849,5
2007 7207,4 4,99 35942,7
2008 7400,2 5,23 38729,8
2009 7437,2 5,24 38950,2
2010 7489,4 5,34 40005,6
2011 7655,4 5,54 42398,3
2012 7753,2 5,63 43661,6
Nguồn: FAOSTAT, 2013
Theo những số liệu của bảng 2.4 cho thấy: diện tích đất trồng lúa của nước ta
liên tục tăng từ những năm 1970 với 4724,4 nghìn ha đến năm 2000 đạt 7666,3 nghìn
ha với năng suất trung bình 4,24 tấn/ha và tổng sản lượng lúa đạt được 32,53 triệu tấn
(bình quân tổng sản lượng lúa lên đến 416,3 kg/người).
Nhưng từ năm 2001 diện tích trồng lúa bắt đầu có xu hướng giảm dần, đặc biệt
vào giai đoạn 2005 – 2007 thì diện tích trồng lúa giảm mạnh; còn 7207,4 nghìn ha
(năm 2007). Tuy nhiên, từ những năm 2008 diện tích trồng lúa có dấu hiệu phục hồi
và đang dần được tăng lên, đạt 7753,2 nghìn ha vào năm 2012, cao nhất từ trước đến
nay. Song song với việc phục hồi và mở rộng diện tích trồng lúa, năng suất lúa cũng
ngày càng được nâng cao, đạt 5,63 tấn/ha (2012), góp phần đáng kể tăng sản lượng
lúa gạo của cả nước.
Bảng 2.5 Sản lượng lúa theo vụ ở Việt Nam các năm gần đây
Đơn vị: 1000 tấn

Năm Tổng Đông Xuân Hè Thu Mùa
2000 32529,5 15571,2 8625,0 8333,3
2001 32108,4 15474,4 8328,4 8305,6
2002 34447,2 16719,6 9188,7 8538,9
2003 34568,8 16822,7 9400,8 8345,3
2004 36148,9 17078,0 10430,9 8640,0
2005 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1
2006 35849,5 17588,2 9693,9 8567,4
2007 35942,7 17024,1 10140,8 8777,8
2008 38729,8 18326,9 11395,7 9007,2
2009 38950,2 18695,8 11212,2 9042,2
2010 40005,6 19216,8 11686,1 9102,7
2011 42398,5 19778,3 13402,9 9217,3
Nguồn: Trung tâm Tư liệu Thống kê – Tổng Cục Thống Kê Việt Nam
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng sản lượng lúa cả nước là 42,40 triệu tấn: vụ
Đông Xuân đạt 19,78 triệu tấn (chiếm 46,7%), vụ Hè Thu đạt 13,40 triệu tấn (chiếm
31,6%) và vụ mùa chiếm 21,7% với 9,22 triệu tấn (năm 2011).
Nhìn chung, sản lượng lúa vụ Đông xuân chiếm trên 45% tổng sản lượng lúa cả
nước một năm, đóng vai trò đặc biệt trong việc tăng sản lượng lúa cả nước. Nhưng
bên cạnh đó cũng khẳng định vai trò quan trọng của 2 vụ lúa Hè thu và vụ Mùa, cần
có những giải pháp, đầu tư để mở rộng diện tích, góp phần tăng tổng sản lượng lúa cả
nước.
Trong giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam đã xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3
triệu tấn gạo sang 128 quốc gia trên thế giới. Trong vòng 5 năm (2006 – 2010), cả
nước đã xuất khẩu 26,69 triệu tấn gạo (riêng năm 2010 xuất khẩu hơn 6,7 triệu tấn),
đạt giá trị 10,57 tỉ USD, với mức giá xuất khẩu bình quân gần 396 USD/tấn. Lượng
gạo xuất khẩu tăng gần 34% so với giai đoạn 2001 – 2005. Đặc biệt từ năm 2008, trị
giá tăng vọt gần 100% so với năm trước do giá gạo trên thị trường tăng đột biến, đạt
gần 2,7 tỷ USD, đưa năm 2008 trở thành năm đánh dấu mốc kim ngạch xuất khẩu gạo
vượt con số 2 tỷ USD. Năm 2009, xuất khẩu gạo đã tăng vọt lên mức hơn 6 triệu tấn.

Đến năm 2010, xuất khẩu gạo tiếp tục đạt mức kỷ lục mới về cả số lượng và trị giá,
với 6,75 triệu tấn và thu được gần 3 tỷ USD.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) năm 2012, xuất khẩu
gạo đạt 7,72 triệu tấn, đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng gần 8,3% về số lượng nhưng lại giảm
1,98% về trị giá so với năm 2011; giá xuất khẩu bình quân đạt xấp xỉ 447 USD/tấn.
Về chủng loại xuất khẩu gạo: cao cấp là 3,5 triệu tấn (chiếm 46,3%); gạo cấp trung
bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp. Trong đó, Châu Á là thị
trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 77,7% tổng lượng gạo xuất khẩu
của cả nước (tương đương 6 triệu tấn). Năm 2012, Indonesia, Phillipines và Malaysia
vẫn tiếp tục là ba thị trường nhập khẩu truyền thống. Tiềm năng tiêu thụ gạo của các
thị trường này vẫn còn khá lớn, tuy nhiên, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA), trong vài năm tới, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường
này sẽ bị thu hẹp dần.
Bên cạnh đó, trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi từ 1,2 đến
1,5 triệu tấn gạo. Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 32 nước châu Phi, kim
ngạch đạt 745,4 triệu USD, tăng 33% so với năm 2010, còn 9 tháng đầu năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực này đạt 680,14 triệu USD.
Tổng sản lượng gạo xuất khẩu và chất lượng gạo của Việt Nam ngày càng được
nâng cao, mặt bằng giá xuất khẩu tăng, thu hẹp khoảng cách với giá gạo tiêu chuẩn
trên thị trường thế giới. Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị
trường gạo thế giới, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Do vậy, cần nhiều
hơn nữa các giải pháp để tăng sản lượng gạo trong nước, nâng cao giá gạo xuất khẩu,
mở rộng diện tích trồng và chọn tạo các giống lúa có chất lượng gạo tốt.
2.2 Dinh dưỡng của cây lúa
2.2.1 Dinh dưỡng đạm
Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung và với cây lúa
nói riêng, đạm giữ vai trò đặc biệt trong việc tăng năng suất. Nó là một trong những
thành phần cơ bản của axit amin, axit nucleotit và diệp lục. Tại các bộ phận non của
cây có hàn lượng đạm cao hơn các bộ phận già.
Đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển bộ rễ, thân, lá, chiều cao cây và

đẻ nhánh của cây lúa. Đặc biệt đạm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đẻ nhánh của
cây lúa. Việc cung cấp đạm đủ và đúng lúc làm cho lúa vừa đẻ nhánh nhanh vừa tập
trung, tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu, là cơ sở tạo ra số bông/đơn vị diện tích sau này –
yếu tố cấu thành năng suất có vai trò quan trọng đối với năng suất lúa.
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất với cây lúa. Lúa cần đạm ở tất cả các
thời kỳ sinh trưởng, tuy nhiên nhu cầu đạm tăng đều từ thời kỳ đẻ nhánh tới trỗ, rồi
giảm dần sau trỗ. Giai đoạn sinh trưởng đầu tỷ lệ đạm được tích lũy cao trong thân, lá
của cây lúa và giảm dần theo thời gian cho tới tận giai đoạn cuối của thời kỳ sinh
trưởng. Việc di chuyển đạm từ các bộ phận của cây đến hạt diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ
sinh trưởng sinh thực và chủ yếu là giai đoạn sau trỗ. Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào
hai thời kỳ: đẻ nhánh khoảng 70% và làm đòng khoảng 10 – 15%, trong đó đẻ nhánh
là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa còn làm đòng là thời kỳ
hút đạm có hiệu suất cao. Tùy theo thời gian sinh trưởng của giống mà 2 đỉnh về sự
hút đạm có khoảng cách gần hay xa. Các giống lúa ngắn ngày có 2 đỉnh nhu cầu đạm
gần nhau, còn các giống dài ngày 2 đỉnh đó cách nhau trong khoảng từ 30 – 40 ngày.
Bên cạnh đó, bón đủ và cân đối đạm không những có tác dụng tăng diện tích lá,
tăng khả năng đẻ nhánh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp và tích
lũy chất khô, tạo năng suất hạt của cây lúa. Bón thúc đạm làm tăng lượng đạm trong lá
(Mitsui, Nixihaki, 1940), song cường độ quang hợp lại phụ thuộc vào hàm lượng đạm
trong lá (Tagawa và cs, 2000; Phạm Văn Cường và cs, 2003).
Hiệu suất quang hợp tăng cùng lượng đạm khi diện tích lá còn thấp, tới một giới
hạn nào đó khi diện tích lá đã đạt giá trị cực đại, nếu tiếp tục tăng đạm sẽ làm giảm
hiệu suất quang hợp.
Sự thiếu hụt và dư thừa đạm
Thiếu đạm làm cho cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, đòng nhỏ, khả năng trỗ kém, số
hạt trên bông ít, hạt lép nhiều, năng suất thấp. Khi cây lúa thiếu đạm lá có phiến nhỏ,
hàm lượng diệp lục giảm nên lúc đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi dần dần
cả phiến lá biến thành màu vàng.
Thừa đạm quá nhiều làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh vô hiệu nhiều, lúa
trỗ muộn, cây cao vống, bị lốp làm ảnh hưởng xấu tới năng suất và phẩm chất của cây

lúa. Hiện tượng lúa lốp, đổ là do cây thừa đạm, làm hô hấp của cây tăng lên, lượng
gluxit tiêu hao nhiều, làm giảm sự hình thành xenlulo và licnin nên làm cho màng tế
bào mỏng đi, tổ chức cơ giới trong thân lá phát triển kém.
Lượng đạm bón ảnh hưởng tới tính chất vật lý và sức đề kháng sâu bệnh của
cây lúa. Trong cả trường hợp thừa hoặc thiếu đạm đều làm sức đề kháng của cây lúa
yếu đi. Trường hợp bón quá nhiều đạm, đặc biệt không cân đối với lân, kali và nguyên
tố trung lượng, vi lượng làm cho lá lúa quá tốt, mềm yếu, khả năng bị sâu bệnh và côn
trùng tấn công mạnh hơn. Và bón quá nhiều đạm trong điều kiện khí hậu ẩm ướt làm
cho thành tế bào mỏng hơn (do hàm lượng axit amin và amino axit cao, trọng lượng
phân tử đường thấp) giảm sức chống đỡ của thành tế bào từ đó thích hợp cho sự phát
triển của sâu bệnh.
Ảnh hưởng của đạm tới yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng lúa gạo
Năng suất lúa được cấu thành thành bởi các yếu tố: số bông/đơn vị diện tích, số
hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Trong các yếu tố cấu thành năng suất
trên, đạm ảnh hưởng nhiều nhất tới số bông/đơn vị diện tích. Tuy nhiên, đạm cũng làm
tăng số gié/bông do đó làm tăng số hạt/bông. Trọng lượng 1000 hạt thường ít bị ảnh
hưởng bởi lượng đạm bón, nhưng nếu bón thừa hoặc thiếu đạm có thể làm giảm trọng
lượng 1000 hạt.
Tinh bột và protein là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất trong đánh giá chất lượng lúa
gạo. Liều lượng và thời gian bón đạm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hàm
lượng protein trong hạt gạo, nhưng bón quá nhiều thì sẽ làm cho mức độ tăng của hàm
lượng protein bị giảm đi. Khi làm thí nghiệm bón đạm sau khi lúa trỗ với cách bón
một lần toàn bộ số lượng đạm và bón rải 5 lần (Honjyo, 1971) đã đưa ra kết luận: bón
đạm nhiều lần rải rác làm giảm hàm lượng protein trong hạt gạo so với bón tập trung.
2.2.2 Dinh dưỡng lân
Sau đạm thì lân là yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với quá trình sinh
trưởng, phát triển, năng suất của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.
Lân là một trong những chất cần thiết bậc nhất cho quá trình trao đổi chất của
cây, do lân có mặt trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng nhất đối với
cây: glyxerophotphat – chất đầu tiên của quá trình quang hợp, ATP, ADN, ARN. Các

hợp chất này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân chia tế bào, tạo thành chất béo,
protein, cụ thể là có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của cây.
Lân là thành phần chủ yếu của axit nucleic, là chất chủ yếu của nhân tế bào,
trong vật chất khô của cây có chứa hàm lượng lân từ 0,1 – 0,5%. Lân có mối quan hệ
chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protein và sự di chuyển tinh bột. Cây lúa hút lân
mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn. Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của
bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời làm cho lúa trỗ và chín sớm hơn.
Lân có vai trò rất quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu của cây lúa, xúc
tiến sự phát triển của bộ rễ lúa và số dảnh lúa, có ảnh hưởng tới tốc độ đẻ nhánh của
cây lúa. Lân còn làm cho cây lúa trỗ bông đều, chín sớm hơn, tăng năng suất. Mặt
khác, lân là yếu tố quyết định phẩm chất hạt giống rõ rệt, tăng trọng lượng 1000 hạt,
do đó, làm cho hạt giống cây có tỷ lệ nảy mầm cao, hạt đầy đặn, màu sắc đẹp, hấp
dẫn. Lân còn có tác dụng giúp cây tăng các khả năng chống chịu với điều kiện bất
thuận như: khả năng chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh hại lúa.
Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Nếu bón đủ lân sẽ
làm tăng khả năng hút đạm và các chất dinh dưỡng khác. Cây được bón cân đối N,
P
2
O
5
sẽ làm giảm lượng đạm tiêu tốn để sản xuất ra 1 tấn thóc từ 24 – 26%, hơn nữa
làm tăng hiệu suất sử dụng đạm lên 55 – 58%; cây xanh tốt, phát triển mạnh, chín
sớm, cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Như vậy, để cây lúa sinh trưởng, phát triển
tốt và cho năng suất cao thì cần cân đối đủ cả đạm và lân cho cây.
Tác hại sự thiếu lân
Lúa thiếu lân lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa
mép lá có màu vàng tía. Thiếu lân làm cho lúa đẻ nhánh ít, số nhánh hữu hiệu thấp,
thời kỳ trỗ bông và chín đều chậm lại, kéo dài. Do trỗ bông muộn nên hạt lép nhiều,
độ dinh dưỡng của hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một
cách rõ rệt. Bên cạnh đó, thiếu lân còn làm giảm hiệu quả sử dụng của phân đạm.

2.2.3 Dinh dưỡng kali
Kali không phải là chất tham gia vào bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào của cây
nhưng nó đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy các hoạt động sinh lý trong cây, thúc đẩy
quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp vào bộ phận thu hoạch. Kali được cây hút
dưới dạng ion K
+
, cây lúa hút kali với lượng tương đương như đạm, nhưng hút thừa
kali không gây hại bằng hút thừa đạm.
Kali có ảnh hưởng mạnh tới quá trình hình thành, vận chuyển và trao đổi gluxit
trong chu trình quang hợp. Thiếu kali thì hoạt động của men amylaza và invectaza sẽ
bị kìm hãm. Kali làm tăng thủy hóa của chất nguyên sinh, do đó làm giảm độ nhớt cấu
trúc và làm tăng khả năng giữ nước trong tế bào. Nhờ vậy, kali có khả năng tăng tính
chống hạn của cây. Ở cây lúa kali làm tăng dảnh hữu hiệu, tăng tổng số hạt và hạt
chắc trên bông. Kali cũng có khả năng làm tăng tính chịu nóng và chịu rét cho cây. Từ
thử nghiệm cho thấy thiếu kali áp suất trương của cây bị giảm, dẫn đến tăng cường
quá trình thoát hơi nước khi bị khô hạn. Thiếu kali cây hô hấp cũng bị giảm dẫn đến
kìm hãm quá trình tổng hợp đường, phá hủy trao đổi phosphat cũng như hình thành
phosphat cao năng.
Kali có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân chia tế bào và phát triển của bộ rễ lúa
trong điều kiện ngập nước nên có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển cũng
như năng suất của cây lúa. Ngoài ra, kali còn thúc đẩy hình thành licnin, xellulo làm
cho cây cứng cáp hơn, chịu được nước sâu, giảm đổ và chống chịu sâu bệnh tốt hơn.
Thời gian hút kali của lúa kéo dài hơn so với đạm, lân và kéo dài đến cuối thời
kỳ sinh trưởng. Trong đó, tỷ lệ kali cây hút trong thời kỳ từ cấy – đẻ nhánh chiếm 20,0
– 21,9%, phân hóa đòng – trỗ chiếm 51,8 – 61,9%, vào chắc – chín chiếm 16,2 –
27,7% nhưng chỉ khoảng 20% số kali hút được vận chuyển về bông hạt, lượng còn lại
tích lũy trong các bộ phận khác của cây (trong rơm rạ). Nhu cầu kali của cây lúa cao
nhất ở hai thời kỳ lá đẻ nhánh và làm đòng, cây lúa hút kali mạnh nhất ở thời kỳ làm
đòng nhưng thiếu kali ở thời kỳ đẻ nhánh lại ảnh hưởng mạnh tới năng suất của lúa.
Theo Matsuto, giữa việc hút đạm và kali có một mối tương quan thuận, tỷ lệ

N/K thường là 1,26. Vai trò cân đối đạm và kali càng lớn khi lượng đạm sử dụng càng
cao. Nếu không bón kali thì hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 – 30%, trong khi bón Kali
thì hệ số này tăng lên đến 39 – 49%. Như vậy, để tăng năng suất lúa cần điều chỉnh
dinh dưỡng đạm và kali cân đối, làm cây sử dụng được nhiều đạm và các chất dinh
dưỡng khác nhiều hơn.
Tác hại sự thiếu hụt kali
Cây lúa thiếu kali ít ảnh hưởng tới đẻ nhánh nhưng làm cây lúa lùn, thấp; có lá
hẹp, lá mềm yếu và rũ xuống, hàm lượng diệp lục thấp, màu xanh tối. Khi thiếu kali
mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu nâu đỏ, lá khô dần từ dưới lên
trên nên làm giảm số lá xanh trên cây. Lúa thiếu kali còn dễ bị lốp đổ, dễ bị sâu bệnh
tấn công, đặc biệt là bệnh tiêm lửa. Đặc biệt, cây lúa thiếu kali ở thời kỳ làm đòng làm
cho các gié của bông thoái hóa nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, nhiều hạt xanh,
hạt lép, hạt bạc bụng, giảm hàm lượng tinh bột trong hạt dẫn tới giảm phẩm chất gạo.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về liều lượng phân bón cho lúa trên thế giới và
Việt Nam.
2.3.1 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Đạm bón cho lúa
2.3.1.1 Kết quả nghiên cứu về liều lượng đạm bón cho lúa trên thế giới
Nghiên cứu của Sing, Takahasi (1962) chỉ ra rằng: thời gian bón thúc đạm cũng
có ảnh hưởng đến tính chống đổ của cây. Bón thúc đạm 20 ngày trước trỗ không chỉ
làm cho khối lượng bông hạt đạt cao nhất mà cũng tăng cả tính chống đổ vì chiều dài
và đường kính các giống thay đổi; tích lũy nhiều chất khô ở các phần gốc và thân
khỏe.
Theo Iruka (1963) nếu bón N với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất vào lúc
đẻ nhánh và sau đó giảm dần. Với liều lượng N thấp thì bón vào lúc lúa đẻ nhánh và
trước trỗ 10 ngày thì có hiệu quả cao (Yoshida, 1985). Theo kết quả nghiên cứu của
Sinclair (1989): Hiệu suất bón đạm cho lúa rất khác nhau 1kg N cho từ 3,1 – 23 kg
thóc.
Theo một nghiên cứu của Xniura và Cbiba (1973) về bón đạm theo 9 cách
tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mỗi lần bón với 7
mức đạn khác nhau đã đi tới kết luận: Hiệu suất của đạm (kể cả rơm, rạ, thóc) cao khi

lượng đạm ở mức thấp. Có 2 đỉnh hiệu suất, cao nhất là thời kỳ đẻ nhánh và 19 – 9
ngày trước trỗ. Nếu lượng đạm nhiều thì không có đỉnh thứ 2.
Theo Cooke (1975), khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và
chất lượng hạt lúa đã kết luận: năng suất của các giống lúa tăng dần theo lượng đạm
bón, nếu bón 100 - 150 kg N/ha có thể tăng năng suất từ 10,34 lên 38,92 tạ/ha.
Tác giả Yoshida (1978), cho rằng ở các nước nhiệt đới, lượng các chất dinh
dưỡng N, P, K cần để tạo ra một tấn thóc khô trung bình là 20,5 kg N + 5,5 kg P
2
O
5
+
4,4 kg K
2
O. Tỷ lệ hút đạm tùy theo từng chất đất, phương pháp, số lượng, thời gian
bón đạm và kỹ thuật quản lý khác. Ở các vùng nhiệt đới hiệu suất sử dụng đạm đối với
sản lượng hạt vào khoảng 50kg thóc khô/1 kgN được hút, tại Nhật Bản khoảng 62 kg,
còn ở các nước ôn đới hiệu suất này cao hơn khoảng 20% (Yoshida, 1985).
Mutara (1965), Yoshida (1985) đã nói: đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng
đối với lúa, lượng đạm cây hút vào thời kỳ đẻ nhánh quyết định 74% năng suất. Khi
được bón đạm đầy đủ năng suất lúa tăng lên nhờ tăng số dảnh hữu hiệu, tăng chiều dài
bông, tăng số hạt trên bông và tăng khối lượng nghìn hạt.
Một nghiên cứu khác của Mutara cho thấy: mặc dù lượng hút dinh dưỡng khác
nhau ở các mức năng suất, song lượng chất dinh dưỡng cần để tao ra một tấn thóc là
một chỉ só ổn định, có thể coi là cơ sở để tính toán nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa .
Để sản xuất ra một tấn thóc cây lúa cần 20,5 kg N ; 8,5 kg P
2
O
5
và 19,3kg K
2

O
( Mutara và Miyashka, 1968).
Theo Koyama (1981), Sarker (2002): “ Đạm là yếu tố xúc tiến quá trình đẻ
nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc độ đẻ nhánh lớn
nhưng lụi đi cũng nhiều ”.
2.3.1.2 Những nghiên cứu về liều lượng Đạm bón cho lúa ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của Đào Thế Tuấn (1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997), cây
lúa hút 70% tổng lượng đạm trong thời gian đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh
hưởng lớn đến năng suất, 10 – 15% lượng đạm hút là ở giai đoạn làm đòng, còn lại là
từ sau làm đòng tới chín. Một kết quả nghiên cứu khác của Đào Thế Tuấn cũng khẳng
định tương tự: 70% lượng đạm cây hút vào thời kỳ đẻ nhánh và nhất là thời kỳ đẻ
nhánh rộ.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Cự, tại xã Gia Xuyên, Gia Lộc, Hải
Dương cho thấy: lượng đạm cần bón để đạt 1 tấn thóc cần từ 26 – 28 kg N. Tuy nhiên,
kết quả nghiên cứu của Đào Thế Tuấn lại cho rằng muốn đạt 1 tấn thóc cần 22,3kg N
trong vụ chiêm và 22,6kg N trong vụ mùa (Lê Văn Tiềm, 1996).
Kết quả nghiên cứu của Bạch Trung Hưng và cộng sự (1995) cho rằng: cấy lúa
trên chân đất tốt, đã trồng cây vụ đông lượng đạm bón trong phạm vi 90 – 110 kg N,
bón cân đối với các loại phân khác; trên 1m
2
phải đạt trên 300 bông và mỗi bông có từ
85 hạt chắc trở nên.
Theo Phạm Đình Thục và cs (1994), đã nghiên cứu chế độ bón phân đạt hiệu
quả kinh tế cao đối với một số giống lúa thâm canh trên đất phù sa sông Thái Bình đã
có kết luận: đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài nên bón tập trung ngay
từ đầu (lượng bón lót 40 – 50% N), với các giống lúa ngắn ngày bón lót (60 – 70% N)
cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả nghiên cứu mô hình thâm canh lúa ở Hải Dương của Nguyễn Ngọc
Hân và cs (1994) đã đưa ra kết luận: Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng
ngắn, cần đầu tư từ 10 – 15 tấn phân chuồng và 90 kg N/ha, 72 kg P

2
O
5
/ha và 27 kg
K
2
O/ha. Lượng phân đạm nên bón tập trung vào giai đoạn đầu, dành khoảng 20% bón
vào thời kỳ nuôi đòng, nuôi hạt.
Kết quả nghiên cứu của Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (1985 – 1994)
chứng minh rằng: bón đạm trên nền bón 60 P
2
O
5
và 30 K
2
O thì năng suất lúa tăng từ
15 – 48,5% trong vụ Đông Xuân và 8,5 – 35,6% trong vụ Hè Thu. Chiều hướng chung
của cả 2 vụ lúa là bón đến 90 N có hiệu quả cao hơn cả, bón trên mức này năng suất
lúa tăng không đáng kể (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Đối với giống lúa ngắn ngày để đạt năng suất cao, ngoài lượng phân chuồng,
phân lân và kali bón lót; có thể bón đạm ở mức 90 – 120 kgN/ha. Bón 90 kgN/ha hiệu
quả tăng sản lượng rõ hơn. Về tỷ lệ bón, trong vụ xuân nên bón nặng lót hơn (tỷ lệ
bón lót – nhánh – đòng là 6:3:1), còn trong vụ mùa nên bón nặng nhánh (tỷ lệ 3:6:1).
Trong điều kiện phân bón có hạn nên quan tâm đến tỷ lệ bón thích hợp vào các thời kỳ
(Hà Công Vượng, 1988 – 1992).
Theo Nguyễn Vi và Trần Khải (1978): thì trên đất phù sa sông Hồng lúa chịu
được lượng đạm bón 180kg N/ha (vụ xuân) và 150kg N/ha (vụ mùa). Trên đất bạc
màu bón lượng đạm 150kg N/ha vẫn làm tăng năng suất lúa. Tuy vậy, mức 120kg/ha
là hiệu quả nhất, hiệu suất bón đạm cho lúa lai trung bình 10 – 14kg thóc/kg N, với
lúa thường đạt 7- 8 kg thóc/kg N. Khi lượng bón đạm lên đến 150kg N/ha thì hiệu lực

K
2
O tăng lên đáng kể. Ở vụ mùa bón 120 kg N/ha thì hiệu lực của K
2
O thể hiện rõ. Do
đó quy luật chung : Mức bón đạm càng cao thì bội thu do bón K
2
O càng lớn nhưng
K
2
O không phải là yếu tố quyết định năng suất. Bón đạm, kali và lân kết hợp làm cây
hút được nhiều đạm từ đất, hiệu suất sử dụng phân bón tăng.
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Mai (2011), cho rằng: khi tăng hàm lượng
đạm bón từ 0kg N/ha – 90kg N/ha đều dẫn đến tăng các chỉ tiêu nông sinh học, năng
suất của các giống lúa thí nghiệm một cách rõ rệt. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng
đạm bón lên 120kg N/ha thì hầu như các chỉ tiêu tiếp tục tăng lên nhưng không hoàn
toàn có ý nghĩa trong thống kê, chỉ có LAI tăng ở mức có ý nghĩa trong các giai đoạn
sinh trưởng.
Theo Nguyễn Như Hà (1999), khi bón đạm nên bón sớm, bón tập trung toàn bộ
hoặc 5/6 tổng lượng đạm cần bón, bót lót sâu vừa có tác dụng tránh mất đạm, lại vừa
tăng tính chống đổ cho lúa do bộ rễ cây phát triển mạnh. Cũng theo Nguyễn Như Hà,
nên bón kết hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ mà cụ thể là phân chuồng.
Cũng theo Nguyễn Như Hà (2006), đạm ảnh hưởng tới đặc tính sinh lý và sức
đề kháng đối với sâu bệnh hại của cây lúa, thừa và thiếu đạm đều làm giảm sức đề
kháng sâu bệnh của cây lúa nên cây dễ bị sâu bệnh tấn công. Kết quả nghiên cứu của
Lương Minh Châu và cộng sự (2003), cũng đã chứng minh rằng: trong ruộng lúa bón
càng nhiều đạm thì mức độ thiệt hại do sâu, bệnh gây ra càng nặng, cụ thể là: rầy nâu,
sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá.
2.3.2 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Lân bón cho lúa
2.3.2.1 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Lân bón cho lúa trên thế giới

Theo Actiomenko (1958) cho rằng, hàm lượng lân trong lúa cao nhất ở thời kỳ
mạ rồi giảm dần, đến thời kỳ đẻ nhánh lại tăng lên và đạt đỉnh cao thứ hai vào giữa
thời kỳ làm đòng, sau đó lại giảm xuống.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Hoa Đông (1959), bón
đủ lân thì lúa chín sớm hơn 2 ngày, trọng lượng nghìn hạt tăng từ 0,4 – 1 gam, chiều
dài bông có thể tăng từ 8,17 – 12,53%.
Công trình nghiên cứu của Vilek (1986), Sinclair (1989) về đặc điểm bón phân
cho các giống lúa đều đi đến kết luận: Giống mới yêu cầu về phân bón nhất là phân
lân cao hơn so với giống cũ. Bón lân làm tăng khả năng hút đạm và kali, là cơ sở để
tăng năng suất cây trồng. Phân lân bón cho lúa có hiệu quả đứng thứ hai sau đạm,
nhưng trong một vài trường hợp, ở những đất nghèo mùn thì phân lân lại làm tăng
năng suất nhiều hơn đạm. Tuy nhiên, bón phân lân cùng với đạm là điều kiện tốt để
phát huy hiệu quả của phân lân.
Khi cây bị thiếu lân cây non có bộ lá hẹp, thường bị cuộn lại; sức đẻ nhánh
giảm, đẻ muộn, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài. Ở thời kỳ lúa đẻ nhánh và tròn mình phân
lân có ảnh hưởng tốt đến cây lúa, nó làm cho trọng lượng phần trên mặt đất của cây
lúa tăng khá lớn, sau đó tới thời kỳ chín mức tăng của trọng lượng thân cây giảm. Ở
những chân đất tương đối phì nhiêu, hiệu lực của phân lân đối với năng suất lúa không
lớn. Bón phân lân làm lúa cứng cây, tăng khả năng chống đổ.
Nghiên cứu của Brady, Nylec (1985) cho thấy: hầu hết các loại cây trồng hút
không quá 10 – 13% lượng lân bón vào đất trong năm, đặc biệt là cây lúa, chỉ cần giữ
cho lân có trong đất khoảng 0,2ppm hoặc thấp hơn một chút là có thể cho năng suất
tối đa. Tuy vậy, cần bón lân kết hợp với các loại phân khác như đạm, kali mới nâng
cao được hiệu quả của nó.
Kết quả nghiên cứu hiệu suất từng phần của lân đối với việc tạo thành hạt thóc
của Kamurava và Ishizaka (1996) cho thấy: thời kỳ lân có hiệu suất cao nhất là thời kỳ
đầu sau cấy 10 – 20 ngày.
2.3.2.2 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Lân bón cho lúa ở Việt Nam.
Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ
đẻ nhánh và làm đòng. Theo Đào Thế Tuấn, trong điều kiện chất dinh dưỡng được

cung cấp liên tục thì cây lúa hút đạm, lân, kali nhiều nhất vào lúc làm đòng. Nếu nhìn
về mức độ hút dinh dưỡng thì cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh, bởi vì
lúc này sinh trưởng của thân, lá, rễ tương đối mạnh. Nhiều tác giả đã nghiên cứu về
động thái các hợp chất có lân trong cây lúa cao nhất vào lúc đẻ nhánh rồi giảm dần
xuống. Theo Nguyễn Văn Hoan (2003): trong giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu đến phân
hóa đòng, cây lúa hút tới trên 80% tổng lượng lân cần thiết cho toàn bộ quá trình phát
triển của cây.
Hàm lượng lân tổng số trong cây lúa có các đỉnh cao ở giai đoạn đầu của thời
gian sinh trưởng, lúc đẻ nhánh và lúc chín sữa. Còn ở rễ, lân có đỉnh cao vào cuối thời
kỳ đẻ nhánh và làm đòng (Đào Thế Tuấn, 1965).
Cây lúa hút khá nhiều lân trong các giai đoạn sinh trưởng đầu, hơn nữa cây lúa
rất mẫn cảm với việc thiếu lân, thiếu lân trong thời kỳ cây con sẽ cho hậu quả rất xấu,
sau này dù có bón nhiều lân cũng không bù đắp lại được. Vì vậy, phân lân cần được
bón lót, nên rải đều phân lân trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để gieo cấy
(Nguyễn Như Hà, 2006).
Để tạo ra một tấn thóc, cây lúa hút trung bình khoảng 7,1 kg P
2
O
5
. Hàm lượng
lân trong đất rất ít, hệ số sử dụng lân của lúa lại thấp, do đó phải bón phân lân với liều
lượng tương đối khá. Theo Nguyễn Như Hà (2006), lượng phân lân bón cho lúa dao
động từ 30 – 100 kg P
2
O
5
, thường bón 60 kg P
2
O
5

, đối với đất xám bạc màu có thể bón
80 – 90 kg P
2
O
5
/ha, đất phèn cần 90 – 150 kg P
2
O
5
/ha.
Theo kết quả nghiên cứu bón lân cho lúa của trường Đại học Nông Nghiệp II tại
xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế (1994): trong vụ Xuân bón
lân cho lúa từ 30 – 120 kg P
2
O
5
/ ha đều làm tăng năng suất lúa từ 10 – 17%, với liều
lượng 90 kg P
2
O
5
/ ha cho năng suất cao nhất, nếu bón trên 90 kg P
2
O
5
/ ha thì năng
suất có xu hướng giảm.
Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh và cs (1995): nhu cầu về lân của lúa thuần
không có gì khác biệt so với các giống lúa lai có cùng thời gian sinh trưởng. Lúa cho
năng suất 7 tấn/ha thì cây lúa hút khoảng 50 – 60 kgP

2
O
5
.
2.3.3 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Kali bón cho lúa.
2.3.3.1 Kết quả nghiên cứu về liều lượng Kali bón cho lúa trên thế giới.
Trên thế giới, vai trò của Kali đã được nghiên cứu và khẳng định. Các thí
nghiệm của Patrick J.W.H, Mahapitra I.C (1968), đều cho thấy kali có vai trò quan
trọng trong giai đoạn trước và sau làm đòng, thiếu kali ở giai đoạn này năng suất lúa
giảm mạnh.
Theo quan điểm của Koyama (1981), kali xúc tiến tổng hợp đạm trong cây.
Thiếu kali cây lúa dễ bị bệnh tiêm lửa, đạo ôn, thối rễ, bạc lá, thân cây dễ bị yếu đổ.
Lúa được bón đầy đủ kali, lá chuyển màu xanh vàng, lá dài hơn và trỗ sớm hơn 2-3
ngày. Kali có tác dụng làm tăng số nhánh hữu hiệu, tăng chiều cao cây, bông dài hơn
và phẩm chất hạt tốt hơn.
Theo Yang (1999), kali đẩy mạnh sự đồng hóa cacbon của cây lúa, xúc tiến việc
chuyển hóa và vận chuyển sản phẩm quang hợp. Thiếu kali hoạt động của sắt bị ảnh
hưởng, do đó ảnh hưởng tới quang hợp dẫn đến lá bị vàng. Bón đủ kali diệp lục và các

×