Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.19 KB, 60 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

LỜI MỞ ĐẦU

Thập kỷ qua, những đóng góp của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam vào quá trình
đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố là
rất lớn. Các ngân hàng thương mại không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan
trọng cho nền kinh tế, mà cịn góp phần ổn định sức mua đồng tiền . Đến nay, vốn cho sản xuất
kinh doanh chủ yếu vẫn do các ngân hàng thương mại đáp ứng, với tổng tài sản của hệ thống lên
tới khoảng 140% GDP.
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín - Sacombank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của
ngân hàng.Đặc biệt từ năm 2010, Sacombank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển
khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược
hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, Sacombank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân
hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào
năm 2017.
Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, Sacombank đã tiến hành đồng bộ các
giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành.Cùng với việc
xây dựng mơi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự
cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành cơng tại Sacombank.Bên cạnh đó, Ngân hàng đã
từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chun mơn hóa, đáp ứng
chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc
thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, Sacombank cũng khơng ngừng
hồn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị cơng ty rõ ràng và minh bạch.
Mặt khác, trong suốt quá trình học tập tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội, em đã cố gắng tiếp thu
và nắm vững những kiến thức bổ ích nhất về Nghiệp vụ ngân hàng nói riêng và Quản trị tài chính
nói chung. Sau q trình học tập và tích lũy những kiến thức cần thiết, em thấy cần có mơi


trường thực tế để vận dụng những gì đã được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường vào một
doanh nghiệp cụ thể. Được sự cho phép của Nhà trường, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín - Sacombank, sau một thời gian thực tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát
nhiều hoạt động của các phòng ban, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với những
thơng tin chung về q trình hình thành, phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh và cơng tác
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

quản trị kinh doanh nói chung cũng như quản trị chất lượng nói riêng. Qua bản báo cáo này, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên hướng dẫn thực tập của em, TS. Nguyễn Thúc
Hương Giang, Giám đốc chi nhánh Đơng Đơ – Ơng Lương Văn Tuấn cùng sự giúp đỡ của các
anh, chị cán bộ nhân viên tại Sacombank đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.

Phần 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH ĐƠNG ĐƠ – NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN SACOMBANK:
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
 Những nét chính về ngân hàng Sài Gịn Thương Tín:

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín
Tên tiếng Anh: Saigon Thuong tin Commercial Joint Stock Bank
Tên giao dịch: Sacombank
Hội Sở: 266 – 268 Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Hồ Chí Minh
Ngày thành lập: 21/12/1991
Sacombank chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng với việc hợp

nhất Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Cơng, Lữ
Gia.
Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB do UBND Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 3/4/1992
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 059002 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh
cấp.
Sacombank có các thành viên trực thuộc sau đây:
- Cơng ty chứng khốn Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBS)
- Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBL)
- Cơng ty kiều hồi Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBR)
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBA)
- Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (Sacombank – SBJ)
Thời kỳ đầu thành lập (1991 – 1995):
Đầu những năm 90, trong bối cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng, Ngân hàng Phát triển
kinh tế Gò Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Cơng và Lữ Gia đã được
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Ngân hàng Nhà nước cho phép sát nhập thành Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
(Sacombank) vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Sacombank là một trong những
ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập ở Việt Nam.
Năm 1993, là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát
hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và
ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất
nước.

Giai đoạn tiên phong đổi mới (1996-2000):
Đối với một nền kinh tế vừa mở cửa như Việt Nam tại thời điểm này, nguồn vốn là một nhu cầu
bức bách để phát triển.Trước tình hình đó, Sacombank bằng cách thuyết phục cơ quan quản lý để
phát hành cổ phiếu ra công chúng với mệnh giá 200.000đồng/cổ phiếu.Sáng kiến đột phá và nỗ
lức toàn phần đã đem lại cho Sacombank kết quả ngoài mong đơi.Chiến dịch huy động vốn lần
đầu tiên và chưa có tiền lệ tại Việt Nam đã diễn ra thành cơng với kết quả đạt được ngồi mong
đợi với hơn 9.000 cổ đơng tham gia góp vốn bằng việc mua cổ phiếu.Sacombank trở thành ngân
hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam có cổ đơng đại chúng.Đây được coi là một trường hợp độc đáo
của ngành tài chính-ngân hàng Việt Nam lúc bấy giờ và đặt nền móng cho những cơ hội huy
động vốn mạnh mẽ khác, kể cả sự tham gia của các đối tác nước ngoài.
Vươn cao, đi xa (2001-2005):
Với quan điểm và định hướng cấp tiến xem hợp tác quốc tế là yêu cầu và nhu cầu tất yếu của
doanh nghiệp Việt Nam trong nỗ lực phát triển hướng tới tính tồn cầu, Sacombank bắt đầu cơng
cuộc hợp tác với các đối tác quốc tế lớn từ khá sớm. Tập đồn Tài chính Dragon Financial
Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham
gia góp vốn cổ phần của Cơng ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC,
trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác
này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng,
quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Tháng 6/2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty
TEMENOS (Thụy Sĩ), khởi đầu cho q trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng trong tiến trình
phát triển và hội nhập.
Kết thúc giai đoạn 2001-2005, Sacombank đã vươn lên vị trí hàng đầu trong khối NHTM Việt
Nam với mạng lưới chi nhánh trả rộng khắp 31/64 tỉnh thành trên cả nước.
Khẳng định vị thế (2006-2010):
Ở giai đoạn này, Sacombank tập trung vào 4 nhóm giải pháp lớn: (i) gia tăng năng lực tài chính,
(ii) mở rộng mạng lưới hoạt động, (iii) hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, (iv) phát triển nguồn
nhân lực có chất lượng nhằm nhanh chóng bắt nhịp hội nhập và phát triển cùng tốc độ của ngành
tài chính- ngân hàng thế giới.
Bên cạnh việc gia tăng năng lực tài chinhst hông qua niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng

khoán năm 2006, trong gia đoạn này Sacombank đã hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng lưới
ra ngoài biên giới. Nhận diện đúng cơ hội và tầm quan trọng của hai thị trường chiến lược Lào và
Campuchia, Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP Việt Nam tiên phong mở chi
nhánh tại 2 nước láng giềng, tạo được thế kiềng 3 chân vững chắc, khẳng định được vị thế là một
ngân hàng bán lẻ Việt Nam hiện đại của khu vực Đơng Dương.
 Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín Chi nhánh Đơng Đơ:

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Ngày thành lập: 15/02/2008
Trụ sở chính: 363 Hồng Quốc Việt, Hà Nội
Điện thoại: +848 39 320 420

Fax: +848 39 320 424

Mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động phủ kín vùng đất Hà thành và các tỉnh
thành khu vực miền Bắc đến năm 2010, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)
chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Đông Đô tại địa chỉ số 363 Hoàng Quốc
Việt, Căn hộ 19 20, Nhà A28, P. Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Sacombank- Chi nhánh Đơng Đơ có trụ sở khàng trang tọa lạc tại vị trí trung tâm của quận Cầu
Giấy– là một trong những khu kinh tế sầm uất và dân cư đông đúc của thủ đô Hà Nội. Hơn 10
năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận thường đạt 30%/năm, thu ngân sách 64%; riêng
năm 2007, nguồn thu ngân sách quận đạt 665 tỷ đồng, gấp 19 lần năm 1998; với sự hình thành

các khu đơ thị mới, các đơn vị kinh tế trú đóng trên địa bàn quận rất có tiềm năng phát triển. Và
đó là những điều kiện thuận lợi để Sacombank- Chi nhánh Đông Đô tiếp cận và đáp ứng những
nhu cầu về tài chính của những doanh nghiệp và cá nhân cư trú trên địa bàn quận và các khu vực
lân cận.
Cũng như tất cả các điểm giao dịch khác của Sacombank trên toàn quốc, Sacombank- Chi nhánh
Đông Đô thực hiện tất cả các dịch vụ ngân hàng như: huy động vốn bằng Việt Nam đồng, ngoại
tệ, vàng của các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng
chỉ tiền gửi; cấp tín dụng với nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn
của khách hàng; thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, chuyển tiền từ nước ngoài về
Việt Nam và các dịch vụ Ngân hàng khác trong khuôn khổ được phép hoạt động của Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín.
Ngày 15/02/2008: Thành lập trụ sở chính tại 363 Hồng Quốc Việt, Hà Nội.
Tháng 10/2008: Sát nhập, chuyển PGD Quan Hoa từ chi nhánh Đống Đa về chi nhánh Đông Đô.
Tháng 11/2008: Thành lập trụ sở PGD Tây Hồ.
Tháng 4/2009: Thành lập PGD Nguyễn Phong Sắc.
Tháng 10/2009: Thành lập PGD Lê Đức Thọ.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức:
Sơ đồ bộ máy tổ chức của chi nhánh Đông Đô trong hệ thống ngân hàng Sacombank:

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Ngân hàng TMCP Sài
Gịn Thương Tín

Chi nhánh Đơng Đơ

Chi nhánh Hà Nội

Các chi nhánh khác

PGD Quan Hoa

PGD Nguyễn Phong
Sắc
PGD Lê Đức Thọ

PGD Tây Hồ

Chi nhánh Đông Đô là đơn vị thành viên của Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín, thực hiện đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng thương mại: huy động vốn, cho vay, thu nợ và thực hiện các
dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng với sự điều hành của Ban giám đốc chi nhánh gồm:
- Giám đốc chi nhánh: Ơng Lương Văn Tuấn
- Phó Giám đốc chi nhánh: Bà Phạm Thu Hương
Phụ trách các phòng nghiệp vụ:
- Phòng cá nhân: Bà Phạm Thị Hạnh
- Phòng doanh nghiệp: Ơng Nguyễn Tiến Trường
- Phịng hỗ trợ kinh doanh: Bà Tạ Việt Hà
- Trưởng phòng giao dịch Quan Hoa: Bà Ninh Thị Minh Huệ
- Trưởng phòng giao dịch Tây Hồ: Bà Nguyễn Thị Hồng
- Trưởng phòng giao dịch Nguyễn Phong Sắc: Ơng Lê Văn Hùng
- Trưởng phịng giao dịch Lê Đức Thọ: Ông Lê Hà Phương

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724


Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

1.3 Môi trường hoạt động:
Thị trường mà chi nhánh tập trung là tại Quận Cầu Giấy và các huyện phía tây (Hà Tây cũ) hiện
chưa có đơn vị của Sacombank trú đóng như Từ Liêm, Hồi Đức, Đan Phượng, Thạch Thất,
Chương Mỹ...

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

 Phân tích khách hàng:

C
C
C

DN S

KH


NPP H

DOANH NGHI
DOANH nhân
Khách hàng của Chi nhánh là các Doanh Nghiệp, Hộ kinh doanh cá thể, Cá NGHI có thu nhập
trung bình trở lên.
 Phân khúc khách hàng:
Bảng 1. Phân khúc khách hàng

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ST
T

Tên phân
Mô tả phân khúc
khúc

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Quy mơ ước tính
(DT, LN)
DT : >40 tỷ


Nhu cầu phân Mức độ
khúc
ưu tiên

- Tiền vay

4

- TGTT

5
5

- TTQT

4

- KDNH

4

- TGTT

4

- Tiền vay

3

- TGTT


5

- Bảo lãnh

5

- Tiền vay

3

- TTQT

5

DT: 100- 300 tỷ

- TGTT

5

LN: 10 – 20 tỷ

- TTQT

5

- Liên kết nhà PP

5


- Tiền vay

4

- Payroll

2

5

- KDNH

1

Doanh
nghiệp
XNK

- TTQT

3

- Tiền vay

4

- Tiền gửi

4


- Thẻ TD

4

- Chuyển tiền QT

5

Xuất khẩu thủ công
LN :>3 tỷ .
mỹ nghệ, nông sản.
Nhập khẩu nông sản,
Khoảng 20 DN
thiết bị

DT: 10 – 200 tỷ
Doanh
nghiệp, hộ
LN: 1 – 20 tỷ
Sản xuất gỗ, sản xuất,
kinh
thương mại sắt thép
Khoảng 200 DN
doanh
làng nghề
DT: >40 tỷ

3


4

5

Xăng dầu, thực phẩm, LN: >3 tỷ
Nhà phân
điện tử, VLXD, phân
phối
Khoảng 100 DN
bón.

DN
sản
Thức ăn chăn ni,
xuất, chế
bánh kẹo, rượu bia
biến

Khoảng 5 DN

Cá nhân
du
học
(chứng
Tập trung cá nhân du Khoảng
minh năng học Úc, Singapore… người
lực
tài
chính)


SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

2000

Page 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

6

Công
chức

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Là giáo viên, bác sĩ,
thuộc các trường đại Khoảng
học và bệnh viện trên người
địa bàn

3000

Là cá nhân có thu
Cá nhân
Khoảng
nhập trung bình trở
tiền gửi
người
lên gửi tiền tại CN


10000

5

- TGCKH
7

- Thẻ TD

5

- Thẻ TD
4
- Chuyển tiền

4

Nhóm khách hàng mục tiêu của Chi nhánh: Khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng nhà
phân phối và khách hàng cá nhân du học cá nhân có thu nhập trung bình trở lên.
 Đối thủ cạnh tranh:

Bảng 2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

STT

NHĨM CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

1

Nhóm các NHTM quốc doanh: có lợi thế về cơ chế lãi suất tiền vay, thương hiệu lớn, uy
tín và mạng lưới. Tuy nhiên điểm chưa mạnh là cơng tác phục vụ và chăm sóc khách
hàng chưa thực sự tốt, chưa đặc biệt quan tâm đến đối tượng khách hàng vưà và nhỏ…

2

Nhóm các NHTM CP có quy mơ tương đương: mặc dù khơng có sự khác biệt nhiều về
cơ chế, chính sách, SPDV, thời gian giao dịch, lãi suất, phí, điều kiện ưu đãi và kể cả trụ
sở kinh doanh, nhưng Techcombank, MB có lợi thế nhất về mạng lưới (KV HN), sự
vươn lên mạnh mẽ của Techcombank. Tuy nhiên, hệ thống các công ty con của các
Ngân hàng này chưa đa dạng để tăng cường bán chéo đa dạng như Sacombank, tổng thể
mạng lưới trong và ngồi nước chưa đa dạng bằng Sacombank…

3

Nhóm các NHTM CP có quy mơ nhỏ hơn: rất cạnh tranh về cơ chế lãi suất huy động,
các CTKM, quà tặng và điều kiện cấp tín dụng. Điểm yếu là SPDV chưa phong phú,
mạng lưới ít, uy tín thương hiệu chưa cao, cơ cấu tổ chức và quy trình quy chế chưa
hồn thiện, cơng tác đào tạo nhân viên cịn chưa được quan tâm đúng mức…

Đối thủ chủ đạo của Chi nhánh là nhóm các Ngân hàng TPCP có quy mô tương đương như

Techcombank, MB, EIB…
1.4. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu:

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Trong các sản phẩm chung của Ngân hàng, Chi nhánh đã xác định được những sản phẩm chủ
đạo, phù hợp với đặc thù của Chi nhánh năm 2012 như sau:
Gói các sản phẩm liên quan đến khách hàng xuất nhập khẩu: sản phẩm tiền gửi góp vốn
mua cổ phần (CCA) dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, tiền gửi thanh toán Hoa Việt
dành cho đối tượng khách hàng là người hoa, sản phẩm bảo lãnh, thanh tốn L/C…
Gói các sản phẩm liên quan đến khách hàng cá nhân du học: cho vay chứng minh năng
lực tài chính
Gói các sản phẩm liên quan đến làng nghề: tài trợ sản xuất nước mắm tại Phú Quốc
Gói các sản phẩm cho các nhà phân phối hàng tiêu dùng: cho vay đại lý phân phối xe ô tô…
Biểu đồ 1. Cơ cấu lợi nhuận theo sản phẩm
-

-

Từ bảng cơ cấu doanh thu trên, chi nhánh tập trung phát triển sản phẩm cho vay tài trợ thương
mại ngắn hạn, chiếm 29% cơ cấu lợi nhuận, tiếp sau đó là sản phẩm tiền gửi. Thanh toán quốc tế,
bảo lãnh và ngoại hối chiếm tỷ lệ tương đương nhau với 13%. Cho vay trung hạn doanh nghiệp
thấp vì gặp nhiều khó khăn trong chứng minh tài chính, hiệu quả dự án đầu tư của khách hàng

doanh nghiệp chưa cao.
Phần 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH
2.1. Giới thiệu khái quát kết quả kinh doanh và hoạt động marketing:
 Các số liệu về kết quả kinh doanh trong giai đoạn gần đây:

Bảng 3.Kế hoạch kết quả kinh doanh năm 2012
Đơn vị triệu đồng

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

SO VỚI THỰC HIỆN
2011
KHOẢN MỤC

Kế hoạch
2012

2011

+/-

% tăng


BÌNH
QUÂN
TĂNG
1
THÁN
G 2012

THU HOẠT ĐỘNG

48.509

68,583

20,074

41.38%

1.673

Thu thuần từ lãi

28.663

44.247

15.584

54.37%

1.299


Thu rịng ngồi lãi

9.923

12.168

2.245

22.62%

187

Thu dịch vụ thuần

5.012

6.228

1.216

24.26%

101

Thu kinh doanh ngoại hối
thuần

4.911


5.940

1.029

20.95%

86

CHI HOẠT ĐỘNG

23.599

30.356

6.757

28.63%

563

Chi điều hành

22.907

29.556

6.649

29.03%


554

692

800

108

15.61%

9

24.910

38.227

13.317

53.46%

1.110

1.341

1.374

33

2.49%


3

23.569

36.853

13.284

56.36%

1.107

Chi nộp thuế, lệ phí ...
Lợi nhuận trước DPRR
DPRR cụ thể
Lợi nhuận trước thuế
TNDN

Theo kế hoạch chi nhánh đề ra, thu từ hoạt động nhìn chung tăng trưởng đều. Cụ thể, thu thuần
từ lãi dự đoán trong năm 2012 tăng gần gấp 2 lần so với năm 2011, bình quân tăng trong 1 tháng
đạt 1,299 tỷ, điều đó cho thấy chi nhánh tìm cách cải thiện hiệu quả việc quản lý và thu hồi nợ.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư cũng đặt mức tăng đáng kể với 22,62%, thu dịch vụ thuần và kinh
doanh ngoại hối thuần tăng bình quân 1 tháng 187 triệu.
Doanh thu tăng đồng nghĩa với chi hoạt động cũng tăng, trong đó chiphí dự trù cho điều hành
tăng 6,649 tỷ, thuế và lệ phí khác tăng 108 triệu
Lợi nhuận trước dự phịng rủi ro tăng gấp đơi lên mức 38,227 tỷ trong vòng 1 năm
Dự phòng rủi ro cụ thể tăng nhẹ 1 tháng 3 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế với chỉ tiêu tăng
trưởng đề ra ở mức tăng 56.36%.
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724


Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

 Chính sách sản phẩm dịch vụ:

Biểu đồ 2. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ năm 2012

Thu từ thẻ trong năm 2012 vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thu dịch
vụ.Thanh toán quốc tế trong năm vừa qua đạt tỷ trọng lớn nhất (32%) chứng tỏ sự tăng
trưởng mạnh mẽ về giao thương liên ngân hàng giữa chi nhánh và ngân hàng quốc tế, uy
tín và chất lượng sản phẩm dịch vụ được nâng cao hơn.
Bảng 4.Tình hình thu dịch vụ theo từng đơn vị:
Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị
31/12/2012
KH năm
% KH năm
Chi nhánh
3.362
3.482
96
Quan Hoa
719
922
77
Nguyễn Phong Sắc

535
620
86
Lê Đức Thọ
632
603
104
Tây Hồ
233
601
38
Tồn chi nhánh
5.481
6.228
88
Tính đến thời điểm 31/12/2012 với kế hoạch đề ra như trên, chi nhánh đã thực hiện tốt trong thu
dịch vụ. Cụ thể, chi nhánh đạt mức 96% kế hoạch với doanh thu từ dịch vụ là 3,362 tỷ đồng. Hầu
hết các phòng giao dịch đều đạt chỉ tiêu ở mức cao, trong đó phịng giao dịch Lê Đức Thọ vượt
trội nhất với mức tăng trưởng 104%. Phịng giao dịch Tây Hồ lại khơng đạt được chỉ tiêu tăng
trưởng đề ra với doanh thu chỉ 233 triệu đồng.
Bảng 5. Kết quả hoạt động nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng năm 2012
Đơn vị triệu đồng
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

KHOẢN MỤC


2011

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

2012

SO VỚI THỰC HIỆN
2011
+/-

HUY ĐỘNG KHÁCH
HÀNG

% tăng

BÌNH
QUÂN
TĂNG 1
THÁNG
2012

632.357

845.919

213.562

33.77%


17.797

Huy động khách hàng DN

44.861

164,664

119,803

267.05%

9,984

Huy động khách hàng CN

587.496

681.255

93.759

15.96%

7.813

CHO VAY KHÁCH
HÀNG

444.725


650.985

206.260

46.38%

17.188

Cho vay khách hàng DN

285.562

417.360

131.798

46.15%

10.983

Cho vay khách hàng CN

159.163

233.625

74.462

46.78%


6.205

Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng về huy động vốn với mức tăng 33,77% so với năm 2011, trong đó
khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn với doanh số huy động trong năm 2012 là hơn
681 tỷ đồng, 1 tháng tăng 7,8 tỷ. Tuy nhiên lại đánh dấu sự tăng trưởng nhanh chóng về huy
động vốn khách hàng doanh nghiệp, do năm 2012 nhiều biến động về kinh tế, các doanh nghiệp
chọn giải pháp gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng nhằm tránh rủi ro trong đầu tư, tăng gần 120 tỷ
đồng so với năm trước, đạt mức 267,05%.
Cho vay khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân không chênh lệch nhiều về mức độ tăng trưởng,
vẫn dao động ở mức 46%

Biểu đồ 3. Cơ cấu lợi nhuận theo khách hàng

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Biểu đồ tròn cho thấy cơ cấu khách hàng trong năm 2012, chiếm tỷ trọng lớn nhất 28% là doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, thấp nhất là các đối tượng công chức, du học sinh, sản xuất cơ bản…
 Chính sách giá:

1. Nguyên tắc chung:
Hội sở trên cơ sở cân đối nhu cầu vốn trong toàn hệ thống Ngân hàng ban hành khung lãi
suất cơ bản và biên độ. Các đơn vị căn cứ tình hình thực tế tại địa bàn xây dựng khung lãi

suất áp dụng tại đơn vị khu vực xoay quanh khung lãi suất cơ bản và trong giới hạn biên
độ cho phép.
2. Thẩm quyền ban hành khung lãi suất:
- Trên cơ sở cung – cầu vốn của thị trường tiền tệ, nhu cầu nguồn vốn của toàn Ngân
hàng, sự tham mưu của các phòng ban chức năng và được sự chấp thuận của Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc ban hành, điều chỉnh khung lãi suất cơ bản, biên độ áp dụng
trong từng thời kỳ.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực, căn cứ vào khung lãi suất cơ bản, biên độ, tình
hình thị trường tiền tệ trên địa bàn và đề xuất của Trưởng ban đơn vị, quyết định
baum\mknh, điều chỉnh khung lãi suất áp dụng trên từng địa bàn thuộc khu vực mình phụ
trách.
3. Nguyên tắc xác định Khung lãi suất áp dụng:
- Khung lãi suất áp dụng được xác định trên cơ sở khung lãi suất cơ bản và biên độ; có
thể bằng, cao hơn hoặc thấp hơn khung lãi suất cơ bản nhưng độ chênh lệch phải nằm
trong biên độ.
- Khung lãi suất áp dụng có thể khác nhau giữa các đơn vị trong cùng một khu vực;
nhưng trên cùng địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khung lãi suất áp
dụng phải giống nhau nhằm tạo sự đồng bộ và tránh sự cạnh tranh khong cần thiết về huy
động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giữa các đơn vị trú đóng trên địa bàn.
4. Các biểu lãi suất huy động đang được áp dụng tại thời điểm 10/2013:
i) Biểu lãi suất huy động VND:
Lãi suất (%/năm)
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG


Tiết kiệm khơng kỳ hạn

0.80%

Tiền gửi thanh tốn

0.80%

Đối với Tiền gửi/Tiết kiệm không kỳ hạn, chỉ áp dụng với mức gửi từ 1.000.000đ trở
lên. Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được áp dụng đối với các khoản tiền gửi/ tiết kiệm có
kỳ hạn rút trước hạn theo quy định của NHNN.
ii) Biên độ lãi suất bậc thang đối với tiền gửi thanh tốn VND:
Số dư bình qn (A)

Biên độ cộng thêm

1 triệu A 500 triệu

0.00%

A 500 triệu

0.20%

iii) Khung lãi suất huy động cơ bản có kỳ hạn:
Kỳ hạn
(tháng)

Lãi cuối kỳ

(%/năm)

Lãi hàng quý
(%/năm)

Lãi hàng
tháng
(%/năm)
1
7.000%
7.000%
2
7.000%
6.980%
3
7.000%
6.960%
4
7.000%
6.940%
5
7.000%
6.920%
6
7.300%
7.230%
7.190%
7
7.300%
7.170%

8
7.300%
7.150%
9
7.300%
7.170%
7.130%
10
7.300%
7.110%
11
7.300%
7.090%
12
8.100%
7.860%
7.810%
13 (*)
8.800%
8.430%
15
8.400%
8.070%
8.010%
18
8.400%
7.990%
7.940%
24
8.800%

8.190%
8.130%
36
8.800%
7.890%
7.830%
(*) Kỳ hạn gửi 13 tháng: chỉ áp dụng với mức gửi tối thiểu 50 tỷ đồng.
iv) Biểu lãi suất huy động các loại ngoại tệ khác:
Kỳ hạn (tháng)

USD (%/năm)

EUR (%/năm)

Khơng kỳ hạn
Tiền gửi thanh
tốn
1

0.10%
0.10%

0.00%
0.02%

Lãi trả trước
(%/năm)

AUD, CAD,
CHF, GBP,

JPY, SGD
0.00%
0.00%

6.960%
6.900%
6.880%
6.840%
6.790%
7.040%
6.990%
6.960%
6.920%
6.880%
6.840%
7.490%
8.030%
7.600%
7.460%
7.490%
6.960%

Vàng SCJ
(%/năm)

1.25%

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
18
[24

1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%
1.25%

1.25%
1.25%
1.25%
1.25%

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

0.08%
2.00%
2.00%
2.00%
2.00%
2.00%
2.00%
2.00%
0.10%
0.12%

36
5. Lãi suất cấp tín dụng:
Căn cứ nhu cầu vốn trên thị trường, tình hình cạnh tranh, giá thành vốn, tình hình huy
động và sư dụng vốn,… Tổng Giám đốc thông báo lãi suất cho vay tối thiểu và biên độ
tối thiểu trong từng thời kỳ sau khi được sự thống nhất của Ủy ban ALCO và phù hợp với
các nguyên tắc sau:
Tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chi phí của khoản cấp tín dụng: theo nguyên tắc Khoản cấp tín dụng càng nhỏ thì lãi suất
càng cao
Mức độ khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Sacombank: theo nguyên tắc Khách
hàng sử dụng càng nhiều sản phẩm, dịch vụ thì lãi suất càng thấp
Thời gian giao dịch với Sacombank: Theo nguyên tắc Các khách hàng được xếp cùng

hạng và có tài sản bảo đảm giống nhau thì khách hàng nào có thời gian giao dịch với
Sacombank càng dài thì được hưởng lãi suất thấp hơn.
Mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng: theo nguyên tắc khoản cấp tín dụng tùy thuộc chất
lượng khách hàng và tài sản bảo đảm cho khoản cấp tín dụng.
Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cấp tín dụng đã ký
kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Chi nhánh/Phòng giao dịch được phép áp dụng lãi suất cấp tín dụng và biên độ tối thiểu
thích hợp cho từng đối tượng khách hàng, từng loại hình cấp tín dụng nhưng khơng được
thấp hơn mức lãi suất cấp tín dụng và biên độ tối thiểu do Tổng giám đốc thông báo.
giám đốc được quyền quy định thẩm quyền và biên độ giảm lãi suất cho vay đối với các cấp phê
duyệt cụ thể.
Trong những trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng quản trị quyết định
 Chính sách phân phối:

Chi nhánh Đơng Đơ thuộc khu vực Hà Nội, có trụ sở chính ở 363 Hồng Quốc Việt với 4
phịng giao dịch trực thuộc: Quan Hoa, Tây Hồ, Nguyễn Phong Sắc, Lê Đức Thọ.
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

 Chính sách xúc tiến:

Sacombank hiện có 4 cách xúc tiến bán hàng chính
Bán hàng trực tiếp tại các điểm giao dịch: bán hàng thông qua các xúc tiến trực tiếp tại
điểm giao dịch và địa bàn lân cận (đây là cách phổ biến nhất bằng các bandroll tại điểm

giao dịch, tiếp thị trực tiếp của NV với hỗ trợ của các chính sách khuyến mại)
Bán hàng qua điện thoại: Sacombank cũng có 1 trung tâm chuyên bán hàng và xúc tiến
bán hàng qua điện thoại
Xúc tiến bán hàng thông qua thương mại điện tử: qua trang web, qua SMS, Facebook
Xúc tiến bán hàng bằng công cụ truyền thông cộng đồng (PR): thông qua các tổ chức sự
kiện, quảng cáo, báo chí để nâng cao nhận diện thương hiệu và hình ảnh.
2.2 Các nghiệp vụ chủ yếu:
2.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn:
Các phương pháp huy động vốn:
Sacombank có các phương pháp huy động vốn chủ yếu bằng các hình thức tiền gửi như tiền gửi
tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ v..v.. Cụ thể trong đó:
1. Tiền gửi khơng kỳ hạn:
Là tài khoản mà chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật, hoặc đại diện theo ủy quyền của
tổ chức mở tài khoản.
 Tiền gửi thanh toán: Là tài khoản được sử dụng nhằm mục đích gửi, giữ tiền hoặc










thực hiện thanh toán cho các khoản phát sinh từ hoạt động của tổ chức qua Ngân
hàng bằng các phương tiện thanh toán: Séc, Ủy nhiệm chi…
Tiền gửi ký quỹ: Là tài khoản được sử dụng nhằm duy trì số dư ký quỹ để đảm
bảo cho các cam kết nào đó của Ngân hàng. Có thể là ký quỹ mở L/C, bảo lãnh
nội địa…

Tiền gửi giao dịch hàng hóa: là tài khoản chỉ dùng để phục vụ cho việc giao dịch
thanh tốn hàng háo trên Sàn giao dịch hàng hóa, khơng sử dụng cho mục đích
thanh tốn khác.
Tiền gửi giữ hộ: Là tài khoản được sử dụng nhằm mục đích Ngân hàng giữ hộ để
chờ thực hiện việc thanh toán cho các hoạt động của tổ chức.
Tiền gửi đầu tư: Là tài khoản tiền gửi nhằm mục đích đầu tư vào các lĩnh vực, dự
án đã được cấp phép. Khách hàng có thể chuyển dần số tiền đầu tư vào tài khoản
nhằm chuẩn bị cho các dự án đầu tư lớn.
Số dư tối thiểu khi mở tài khoản:
• VND: 1.000.000 đồng
• USD: 100 USD

2. Tiền gửi thanh tốn giao dịch hàng hóa, dịch vụ:

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Tài khoản tiền gửi thanh tốn giao dịch hàng hóa, dịch vụ là tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ
của khách hàng mở tại Sacombank chỉ dùng để phục vụ cho việc giao dịch thanh tốn hàng hóa,
dịch vụ, khơng sử dụng cho mục đích thanh tốn khác.
Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch hàng hóa duy nhất tại Sacombank
3. Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi có quy định cụ thể thời gian gửi – rút của khách hàng.
Ngân hàng sẽ ký với khách hàng hợp đồng tiên gửi có kỳ hạn.

Loại tiền huy động: VND, USD, EUR.
Kỳ hạn gửi tiền:



Kỳ hạn tuần: 01, 02, 03 tuần
Kỳ hạn tháng: từ 1 tháng đến 13 tháng: 15, 18, 24, 36 tháng

Tái tục: nếu có nhu cầu, khách hàng có thể tái tục (vốn hoặc vốn và lãi) với kỳ hạn tái tục bằng
kỳ hạn ghi trên hợp đồng, lãi suất bằng lãi suất do Ngân hàng công bố tại thời điểm tái tục.
Rút trước hạn: trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp tiền thì thơng báo cho ngân hàng ít
nhất trước 01 ngày làm việc. Ngược lại, ngân hàng sẽ tính phí rút trước hạn.
Lãi suất rút trước hạn: khi rút trước hạn, khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
4. Tiền gửi góp vốn mua cổ phần (CCA):
Tài khoản tiền gửi góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi là tài khoản tiền gửi thanh
tốn VNĐ của khách hàng mở tại Sacombank với mục đích duy nhất là góp vón mua cổ phần
trong các doanh nghiệp Việt Nam.
5. Tiền gửi thanh toán Hoa Việt:
Là tài khoản tiền gửi thanh toán VNĐ mà khách hàng được hưởng những mức lãi suất ưu đãi
tương ứng với từng mức số du đặt được trên tài khoản vào cuối mỗi ngày
Lãi suất:
- Số dư cuối mỗi ngày trên tài khoản vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn áp dụng tại
Sacombank tại từng thời điểm.
- Nếu số dư cuối mỗi ngày trên tài khoản vượt quá số dư quy định thì phần tiền vượt trội đó được
hưởng thêm lãi suất thưởng, theo những mức sau:




Từ 50 triệu -> dưới 200 triệu: 0.12%/năm

Từ 200 triệu -> dưới 500 triệu: 0.24%/năm
Từ 500 triệu -> dưới 1 tỷ: 0.36%/năm

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Từ 1 tỷ trở lên: 0.48%/năm

6. Tiền gửi đa năng:
Là loại tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng được rút vốn một phần hoặc toàn bộ linh hoạt trong thời
gian gửi tiền.
Ngân hàng sẽ ký với khách hàng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn…
Loại tiền huy động: VND
Kỳ hạn gửi tiền: từ 1 tháng trở lên.
7.Tiền gửi ký quỹ:
Tài khoản tiền gửi ký quỹ là tài khoản để quản lý các loại tiền gửi ký quỹ bao gồm tiền ký quỹ
kinh doanh lữ hành, tiền ký quỹ hoạt động giới thiệu việc làm và tiền ký quỹ hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động).
Hạn mức ký quỹ: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng VN theo đúng mức quy định của
pháp luật trong từng thời ký. Hiện nay, theo quy định của chính phủ, hạn mức của:





Tiền gửi ký quỹ kinh doanh lữ hành: 250.000.000 đồng
Tiền ký quỹ hoạt động giới thiệu việc làm: 300.000.000 đồng
Tiền ký quỹ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 1 tỷ đồng.

Số dư tài khoản tiền gửi ký quỹ của khách hàng phải đảm bảo duy trì đủ theo quy định của pháp
luật trong suốt thời gian ký quỹ.
Tài khoản tiền gửi ký quỹ chỉ được thực hiện gửi rút tại Đơn vị giữ tài khoản.
Tài khoản ký quỹ của khách hàng được phong tỏa suốt thời gian gửi tại Sacombank.
Các dịch vụ tiền gửi:
1. Lệnh thanh toán theo gói:
Là việc khách hàng có thể lập 01 lệnh thanh toán để thực hiện nhiều nội dung thanh toán cho
nhiều đơn vị thụ hưởng khác nhau.
Lệnh thanh tốn theo gói chỉ được thực hiện tại Đơn vị giữ tài khoản của người ra lệnh thanh
toán.
Khi muốn hủy Lệnh thanh toán theo gói hoặc một/một số món thanh tốn trong bảng kê thông tin
đơn vị thụ hưởng, khách hàng gửi giấy u cầu hủy Lệnh thanh tốn theo gói cho Sacombank.
Khi muốn điều chỉnh các món tiền theo Bảng kê thơng tin đơn vị thụ hưởng, khách hàng gửi yêu
cầu điều chỉnh lệnh thanh tốn theo gói cho Sacombank.
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

2. Dịch vụ qua fax:
Tạo thêm kênh giao dịch mới và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Khách hàng trong giao dịch với

Ngân hàngthông qua giao dịch chứng từ bằng Fax.
Thực hiện dịch vụ qua fax đối với những mảng sản phẩm:




Tiền gửi (Ủy nhiệm chi, Lệnh thanh tốn theo gói, Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn).
Thanh tốn quốc tế (Nghiệp vụ chuyển tiền bằng điện (T/T) trả trước, phát hành tín dụng
thư (L/C) nhập khẩu).
Tín dụng (phát hành thư bảo lãnh)

Quy mô, tốc độ tăng trưởng:
Bảng 6. Tình hình huy động vốn qua các năm tại Sacombank Chi nhánh Đông Đô
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

- Kế hoạch

Tỷ đồng

5650

7500


7770

- Thực hiện

Tỷ đồng

5864.9

7889.5

7686.7

%

25.1%

34.5%

-2.6%

Tỷ đồng

214.9

389.5

-83.3

%


103.8%

105.2%

98.9%

Tổng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng
Thực hiện so với kế hoạch
- Mức tăng tuyệt đối
- Tương đối

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012 của Sacombank Chi nhánh Đơng Đơ)
Từ bảng số liệu trên có thể thấy được rằng, nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín chi nhánh Đơng Đơ có sự tăng trưởng rõ rệt, hoàn thành kế hoạch đề ra trong giai
đoạn 2010-2012.
Cụ thể, năm 2010, mức vốn huy động thực hiện đạt 2076 tỷ đồng, đạt 103.8% kế hoạch đề ra và
tăng trưởng 25.1% so với năm 2009. Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ về tiền
gửi, thẻ ATM, năm 2011 mức vốn huy động thực hiện đạt 3156 tỷ đồng, tăng 52.02% so với năm
2010 và hoàn thành 105.2% kế hoạch đề ra.Tuy nhiên năm 2012 là năm suy giảm của nguồn vốn
huy động tại chi nhánh. So với năm 2011, lượng vốn huy động năm 2012 giảm, đạt 3461.5 tỷ
đồng. Nguyên nhân là năm 2012 Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các tổ chức tận
dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh, nguồn vốn nhàn rỗi trở nên hạn chế.
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 21



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Bảng 7. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm tại Sacombank Chi nhánh Đông Đô
Chỉ tiêu
TỔNG NGUỒN VỐN
1. Theo loại tiền
- VNĐ
Tỷ trọng
- Ngoại tệ quy đổi VNĐ
Tỷ trọng

Đơn vị
Tỷ đồng

Năm 2010
5864.9

Năm 2011
7889.5

Năm 2012
7686.7

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%


3385.7
57.7%
2479.2
42.3%

6114.4
77.5%
1775.1
22.5%

5649.7
73.5%
2037
26.5%

2. Theo nguồn huy động
- TCKT
Tỷ trọng
- Dân cư
Tỷ trọng

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

2979.4
50.8%
2885.5
49.2%


4284.0
54.3%
3605.5
45.7%

4335.3
56.4%
3351.4
43.6%

3. Theo thời hạn
- Không kỳ hạn
Tỷ trọng
- Dưới 12 tháng
Tỷ trọng
- Trên 12 tháng
Tỷ trọng

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

1079.1
18.4%
3624.5
61.8%

1161.3
19.8%

1562.1
19.8%
4970.4
63.0%
1357.0
17.2%

1629.6
21.2%
5127.0
66.7%
930.1
12.1%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010- 2012 của Sacombank Chi nhánh Đông Đô)
Nguồn vốn huy động bằng tiền VNĐ và bằng ngoại tệ đi theo một xu hướng không ổn định qua
các năm. Năm 2010, lượng ngoại tệ quy đổi VNĐ huy động được là 878.148 tỷ đồng, chiếm
42.3% tổng nguồn vốn trong khi đó nguồn vốn huy động bằng tiền VND chiếm 57.7% với con
số là 1197.9 tỷ đồng. Chứng kiến một sự tăng lên mạnh mẽ, năm 2011 nguồn vốn huy động bằng
VND đã đạt 2445.9 tỷ đồng, chiếm 77.5% tổng nguồn vốn; cùng với đó là sự suy giảm tỷ trọng
nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ xuống còn 22.5% tổng nguồn vốn. Tỷ trọng ngoại tệ huy
động quy đổi VNĐ trong năm 2011 cũng là thấp nhất trong 3 năm. Từ cuối năm 2010, hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã gặp nhiều khó khăn, điều này làm giảm nguồn thu
ngoại tệ của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thu hút nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng bị sụt
giảm. Nhưng ngay sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, năm 2012 lượng ngoại tệ huy động
của chi nhánh đã tăng trở lại, đạt mức 917.3 tỷ đồng, chiếm 26.5% tổng nguồn vốn.
Tiền huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đều tăng và sự thay đổi về cơ cấu là không đáng kể.

Nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp hơn (<50%) và nguồn vốn huy động từ tổ chức
kinh tế chiếm tỷ trọng cao hơn (>50%). Năm 2010, chênh lệch giữa tỷ trọng nguồn huy động từ
tổ chức kinh tế và từ dân cư là không đáng kể, khoảng 1.6%, tuy nhiên sang năm 2011 khoảng
chênh lệch này đã tới 8.6%. Nguyên nhân là do từ cuối năm 2010, lãi suất huy động của chi
nhánh khơng cịn cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, khi nhiều Ngân hàng nhỏ lao vào
cuộc chạy đua lãi suất nhằm “giành giật” vốn. Và nguồn huy động từ dân cư là nguồn nhạy cảm
SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

với lãi suất, đã bị giảm tỷ trọng đáng kể. Năm 2012 tiếp tục chứng kiến một sự tăng lên đáng kể
về số lượng và tỷ trọng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế, với 1952.3 tỷ đồng, chiếm 56.4%. Những
khó khăn của thị trường đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ tới công tác huy động vốn của Chi nhánh
tổng nguồn vốn huy động giảm chút ít, tiền gửi VNĐ và tiền gửi dân cư giảm.
Về cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn, có thể thấy tỷ trọng tiền gửi theo thời hạn kì hạn dài ngày
càng giảm và tỷ trọng tiền gửi theo kì hạn ngắn ngày càng tăng. Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng
ln chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng qua các năm. Trong năm
2012, tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm (đạt 66.7%) với số vốn
là 2308.8 tỷ đồng. Bên cạnh đó tiền gửi khơng kì hạn cũng tăng dần qua các năm, và đạt cao nhất
vào năm 2012 với 733.84 tỷ đồng. Tiền gửi kì hạn trên 12 tháng ngày càng giảm, mặc dù có sự
tăng lên chút ít vào năm 2011 nhưng đã giảm xuống rõ rệt vào năm 2012 khi mà tiền gửi kì hạn
trên 12 tháng chỉ có 418.84 tỷ đồng, chiếm 12.1% tổng nguồn vốn huy động năm 2012.
Biểu đồ 4. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
Nguyên nhân là do đặc điểm nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế là tuy cao nhưng kỳ hạn lại
ngắn, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn do yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh lãi suất cũng khiến cho các cá nhân gửi tiền với kỳ
hạn ngắn, do mặt bằng lãi suất là như nhau giữa ngắn và trung, dài hạn. Các yếu tố này đã khiến
cho tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng ngày càng tăng lên.
2.2.2 Nghiệp vụ tín dụng:
Bộ phận tín dụng có chức năng quản lý tín dụng và xử lý giao dịch.
Nhiệm vụ của bộ phận tín dụng là thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay, tiếp nhận tài sản đảm bảo;
kiểm sốt tín dụng, hồn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân; quản lý nợ, theo dõi và báo cáo
cho Ban lãnh đạo chi nhánh, kiểm sốt chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các
biện pháp giảm thiểu nợ quá hạn; lưu trữ, bảo quản hợp đồng tín dụng, bảo lãnh…
Các sản phẩm tiền vay chủ yếu của chi nhánh:
Cho vay sản xuất kinh doanh: Sacombank hỗ trợ vốn nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thời hạn vay linh hoạt, tối đa là 12 tháng với loại tiền
vay là VNĐ, ngoại tệ. Phương thức vay từng lần hoặc theo hạn mức, trả lãi hàng tháng, vốn trả
cuối kỳ.
Thấu chi đảm bảo bằng tiền gửi: Khách hàng được chi vượt quá số dư Có trên tài khoản thanh
tốn của khách hàng mở tại Sacombank, nhằm mục đích đáp ứng kịp thời, nhanh chóng nhu cầu
vốn co hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có đảm bảo bằng thẻ tiền gửi. Loại
tiền thấu chi VNĐ, với tài sản đảm bảo là thẻ tiền gửi của chính khách hàng hoặc của bên thứ 3
bảo lãnh.

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ: Giúp bổ sung vốn lưu động thiếu

hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh với mức cho vay lên đến 70% nhu cầu vốn của khách
hàng và tối đa là 05 tỷ đồng, khách hàng được trả nợ trước hạn.
Cho vay đầu tư: Phục vụ việc thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn vay trung hạn (từ
12-60 tháng).
Các loại sản phẩm, dịch vụ cho vay khác như: cho vay quỹ tín dụng nhân dân, cho vay đại lý
phân phối xe ô tô, cho vay VNĐ lãi suất USD, tài trợ sản xuất nước mắm tại Phú Quốc v…v…
Hồ sơ, quy trình cấp tín dụng:
Có 3 loại hình tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Tín dụng trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm tài trợ cho các tài sản cố định như phương tiện vận
tải, một số cây trồng, vật nuôi, trang thiết bị chống hao mịn.
Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm tài trợ cho cơng trình xây dựng như nhà, sân bay, cầu, đường, máy
móc thiết bị có giá trị lớn, thường có thời gian sử dụng lâu.
Sacombank và khách hàng căn cứ chu kì sản xuất kinh doanh; dự phóng lưu chuyển luồng tiền,
thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng; nguồn vốn cấp tín dụng
của Sacombank để thỏa thuận thời hạn cấp tín dụng và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Tuy nhiên, thời
hạn cấp tín dụng khơng được vượt q quy định dưới đây:
Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngồi, thời hạn cấp tín dụng khơng vượt quá thời hạn hoạt
động còn lại theo các loại giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
Đối với các cá nhân nước ngoài, thời hạn cấp tín dụng khơng vượt q thời hạn được phép sinh
sống, hoạt động tại Việt Nam.
Hồ sơ cấp tín dụng:
- Hồ sơ pháp lý:
Bản sao y công chứng Giấy chứng nhận ĐKKD mới nhất
Bản sao y Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế/Mã số XNK
Bản sao y Bản điều lệ (đối với các tổ chức pháp luật quy định)
Bản sao y công chứng giấy CMND hoặc Hộ chiếu (còn thời hạn sử dụng của các thành viên
trong HĐTV Công ty (cập nhật mới nhất tại thời điểm cung cấp hồ sơ)
- Hồ sơ tài chính:

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: TS. NGUYỄN THÚC HƯƠNG GIANG

Báo cáo tài chính năm: Bảng cân đối kế tốn, Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối
phát sinh tài khoản
Bảng tổng hợp phát sinh các tài khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho (131, 331, 156), vay ngắn
hạn, vay dài hạn (nếu có), tài sản cố định tại thời điểm báo cáo tài chính
Tờ khai thuế GTGT (trang tổng hợp) các tháng
Một số hợp đồng kinh tế lớn đầu ra, đầu vào phát sinh trong 2 năm gần nhất.
- Hồ sơ vay vốn:
Giấy đề nghị vay vốn (mẫu Ngân hàng)
Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Biên bản họp hội đồng thành viên
Tờ trình tín dụng
Báo cáo sàng lọc tổng thể
TOI dự phóng
- Hồ sơ tài sản đảm bảo:
Hồ sơ pháp lý của chủ sở hữu: CMND, Sổ hộ khẩu (cập nhật mới nhất tại thời điểm cung cấp hồ
sơ)
Thông báo định giá tài sản đảm bảo; tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo
Quy trình cấp tín dụng:
Quy trình cấp tín dụng bao gồm các bước chính sau:
Tiếp thị, thu
thập hồ sơ và đề

xuất nhu cầu

Thẩm định

Phê duyệt

Hoàn chỉnh hồ
sơ và triển khai
phán quyết

Lưu hồ sơ

Tất toán

Quản lý và thu
hồi nợ

SINH VIÊN: PHAN PHƯƠNG KHÁNH – MSSV: 20104724

Page 25


×