Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

miễn giảm học phí tạm thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.3 KB, 16 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày tháng 8 năm 2010
ĐỀ ÁN
Qui định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ
thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế năm học 2010-2011
(Kèm theo Tờ trình số /TTr-UBND ngày tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn
nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư
cho giáo dục và đào tạo; cùng với học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc
người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Với
nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm học phí thu được khoảng 22,5 tỉ đồng,
góp phần tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và bổ sung kinh phí cho
các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, kể cả việc bổ sung chi trả tiền lương tăng
thêm do tăng mức lương tối thiểu hàng năm theo tiến trình cải cách tiền lương của
Chính phủ (toàn ngành trích 40% từ nguồn thu học phí để chi trả tiền lương tăng thêm
do tăng mức lương tối thiểu chung).
Hiện nay, mức thu học phí đang thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg
ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở
giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhưng khung học phí
10 năm không thay đổi dẫn đến hậu quả tổng nguồn lực huy động cho giáo dục đào tạo
vẫn rất hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, gây bất hợp lý thêm trong hệ thống
giáo dục; càng ngày đóng góp của học phí vào tổng chi đào tạo ở các trường càng giảm.
Mặt khác, mức thu này không còn phù hợp với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải
cách tiền lương trong những năm qua. Từ năm 2000 đến năm 2010 mức giá tiêu dùng
tăng 1,94 lần (cả nước gần 2 lần). Như vậy, với mức thu học phí như hiện nay thì giá
trị thực tế của học phí so với năm 2000 chỉ còn 54% (ví dụ, mức học phí của cấp THPT


hiện nay là 30.000đ/ tháng, nhưng giá trị thực tế so với mặt bằng giá năm 2000 chỉ còn
16.000đ/ tháng). Hàng năm, các chi phí cho hoạt động giáo dục đều tăng (chi phí
nghiệp vụ chuyên môn, các khoản chi thường xuyên: điện, nước, điện thoại, văn phòng
phẩm, tăng mức lương tối thiểu ), ngoài ra khoản thu xây dựng trường đã được hủy
bỏ. Mức thu học phí của một số cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục hướng
nghiệp không đủ để trả lương và mua phôi liệu để giảng dạy.
Ngân sách đầu tư cho giáo dục hàng năm đều tăng, đạt khoảng 20% tổng ngân
sách quốc gia, vào loại cao so với các nước, khó có thể tăng thêm nhưng do thu nhập
đầu người của ta còn rất thấp so với các nước, nên chi phí toàn xã hội bình quân cho 1
1
người đi học là khá thấp thì yêu cầu vừa tăng quy mô giáo dục và đào tạo ở các cấp
học, vừa tăng chất lượng giáo dục và đào tạo là một mâu thuẫn căn bản, thường xuyên.
Trước những bất cập kéo dài nêu trên và nhu cầu tăng qui mô, chất lượng giáo
dục; việc điều chỉnh mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo là một yêu cầu cấp thiết; nhằm
đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực sự coi phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu.
Việc xây dựng đề án trong giai đoạn mới thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 Chính phủ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và
cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ
năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 (gọi tắt là Nghị định 49/2010/NĐ-CP)
đồng thời đáp ứng các yêu cầu:
- Tạo thêm nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
- Tạo điều kiện cho mọi người dân có thu nhập thấp cho con em đi học (nhà nước
có chế độ chính sách hỗ trợ cho đối tượng này).
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đáp ứng một bộ phận gia đình có nhu cầu
cho con được hưởng dịch vụ giáo dục cao hơn mức bình thường hiện nay.
- Tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, góp phần
thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong đề án qui hoạch giáo dục và đào tạo tỉnh đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 và
Luật số 44/2009/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số
38/2005/QH11 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm
2009;
- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN:
1. Nguyên tắc xác định học phí:
- Đối với giáo dục Mầm non và giáo dục phổ thông công lập: Mức thu học phí
phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế
của người dân (không là gánh nặng tài chính đối với gia đình người học). Điều này
được bảo đảm khi mức học phí và chi phí học tập khác không vượt quá 5% thu nhập
bình quân hộ gia đình trong mỗi vùng trên địa bàn của tỉnh và nằm trong khung thu học
phí qui định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP.
- Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng
cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo,
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí. Các cơ sở giáo
dục phải thông báo công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm
non và phổ thông) và công khai cho từng năm học và dự kiến cả khóa học (đối với giáo
2
dục nghề nghiệp và giáo dục đại học) đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai đối
với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo (công
khai về chất lượng đào tạo, nguồn lực đào tạo bao gồm giáo viên, chương trình đào
tạo, cơ sở vật chất, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và tài chính), Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định; thực hiện nghĩa vụ theo qui định của nhà nước.
2. Phương pháp tính mức thu học phí (Phụ lục I kèm theo):

Học phí
đại trà/
HS/tháng
=
(Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng
trong vùng x số nguời bình quân trong
1 hộ gia đình x 5%)
2 con đi học
-
Chi phí học
tập BQ cho 1
HS (70.000
đồng/tháng)
Trong đó:
- Thu nhập bình quân hộ gia đình và mức trần thu học phí tại Phụ lục I
- Khung thu được xác định tại Phụ lục II
- Chi phí học tập BQ cho 1 HS theo Phụ lục III
3. Xây dựng mức thu học phí chương trình đại trà đối với các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân năm học 2010 – 2011:
a) Mức thu học phí hiện hành:
ĐVT: 1000đ/hs/tháng
STT Cơ sở giáo dục
Mức thu đang thực hiện
Thành thị Nông thôn Miền núi
1 Mầm non (Mẫu giáo, nhà trẻ) 20 -80 10-20 7-15
2 THCS 4 -15 4 -8 3-5
3 THPT 10 -30 6 -20 4 -10
4 TT KTTHHN 5-7 3-6 2-5
5 Bổ túc THCS 30-40 20-35 10-20
6 Bổ túc THPT 40-50 30-45 20-30

b) Mức thu học phí đề xuất năm học 2010-2011:
Căn cứ vào nguyên tắc xác định mức thu học phí của đề án này và thu nhập bình
quân hộ gia đình của các vùng trong toàn tỉnh do Cục Thống kê tỉnh cung cấp, qui định
mức thu học phí năm học 2010-2011 như sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục dục phổ thông:
ĐVT : 1000đ/hs/tháng
3
Stt
Cấp học
Khu vực (Phụ lục IV)
Mầm non
THCS
THPT
Nghề
phổ
thông
THCS
Bán
trú
Không
bán trú
1 Thành thị
a) Các phường thuộc Thành phố (trừ 3
phường mới chuyển từ xã lên phường)
120 80 50 60 15
b) Các phường thuộc thị xã Hương Thủy
và 3 phường thành phố Huế mới chuyển
từ xã lên phường
80 60 40 50 12
2 Nông thôn

a) Thị trấn 60 45 30 40 12
b) Các xã 40 30 20 30 10
3 Miền núi
a) Thị trấn 20 15 10 15 10
b) Các xã 10 8 5 10 5
Mức học phí cụ thể đề nghị lần này về cơ bản tăng trong khoảng 1,5-2 lần so với mức
thu hiện hành (nhiều mức thu ở các xã miền núi, khó khăn giữ nguyên); trong đó:
- Học phí có bán trú đã bao gồm chi phí bảo mẫu buổi trưa và chí phí điện nước,
không bao gồm tiền ăn của các cháu.
- Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên: Được áp dụng mức thu tương ứng của
từng cấp học và từng khu vực của giáo dục phổ thông.
- Học phí nghề phổ thông THCS: Học sinh chỉ học theo chương trình 70 tiết cho
1 môn học. Theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo việc học nghề
phổ thông THCS mang tính chất khuyến khích, không bắt buộc và thi để lấy chứng chỉ
nghề phổ thông; Học phí nghề phổ thông THCS này được sử dụng cho các nội dung
sau:
+ Bổ sung 40 % cải cách lương theo quy định;
+ Chi cho công tác tổ chúc thi lấy chứng chỉ nghề: 26.000 đ/học sinh;
+ Chi phôi liệu thực hành, bù tiêu hao điện nước, chi phí công tác thu và các hoạt
động sự nghiệp khác.
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường
xuyên, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học
phí được thu 9 tháng/năm.
4. Về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
Thực hiện theo Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Chương
II, Nghị định 49/2010/NĐ-CP; cụ thể như sau:
a) Đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập: Học sinh
tiểu học;
b) Đối tượng miễn học phí:
- Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày
29 tháng 6 năm 2005.
4
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới,
vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (Phụ lục V
chi tiết kèm theo)
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa
hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự
hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em
có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam, không còn người nuôi dưỡng.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học
nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
theo quy định của Nhà nước.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ,
chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.
- Học sinh được hưởng diện chế độ chính sách của trường phổ thông dân tộc nội
trú.
c) Đối tượng được giảm học phí
Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức
mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp
thường xuyên;
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu
nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;
d) Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã

biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
nêu tại Phụ lục V.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi n-
ương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
theo quy định của Nhà nước, không thuộc các xã quy định tại Phụ lục V.
đ) Cơ chế miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:
- Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà
trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.
- Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ
thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế
và mức thu học phí. Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong
vùng) cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học
mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.
5
- Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng quy định
nêu trên với mức 70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác
thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.
e) Không thu học phí có thời hạn
- Khi xẩy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, Ủy ban nhân dân tỉnh
sẽ xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học
mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai.
- Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục trong các trường hợp
đột xuất quy định tại khoản e này.
IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
Sử dụng kinh phí cho giáo dục và đào tạo có hiệu quả ngày càng cao hơn và tăng
nguồn lực quốc gia cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và từ đóng góp của người dân,
nhưng sự đóng góp của người dân phù hợp với khả năng thu nhập của họ, không là
gánh nặng về tài chính.
1. Ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân (học phí, tự nguyện, quyên

góp) cho giáo dục tăn lên, được sử dụng hiệu quả hơn:
- Khi thực hiện Đề án này, dự kiến ngân sách cho ngành giáo dục hàng năm sẽ
tăng thêm 28,3 tỷ đồng, bao gồm:
+ Học phí toàn tỉnh thu được khoảng 39 tỉ, tăng 16,5 tỷ đồng so với mức thu hiện
hành.
+ Ngân sách nhà nước cấp bù học phí cho đối tượng được miễn, giảm học phí:
11,8 tỉ đồng.
- Các cơ sở giáo dục phải thực hiện 3 công khai: 1. Công khai cam kết và thực tế
chất lượng giáo dục; 2. Công khai nguồn lực của cơ sở đào tạo; 3. Công khai tài chính.
Đây là cơ sở hết sức quan trọng để nhà nước và nhân dân kiểm tra, đánh giá chất lượng
và tình hình tài chính của cơ sở giáo dục.
2. Công bằng xã hội cao hơn, người nghèo được đảm bảo cơ hội học tập cho con
em tốt hơn trước;
- Với học phổ thông, mầm non, nhà nước là người chi lớn nhất, chủ yếu cho giáo
dục. Học phí chỉ là sự chia sẻ theo khả năng thu nhập của gia đình học sinh với nhà
nước.
Có chính sách miễn giảm phù hợp; ngân sách nhà nước dự kiến cấp bù để thực
hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập là: 45.3 tỉ đồng (để mua đủ sách vở, đồ dùng học tập,
giày dép… cho học sinh nghèo đi học).
- Những người có thu nhập cao hơn có quyền và nghĩa vụ đóng góp nhiều hơn
cho việc học hành của con em mình.
3. Chất lượng đào tạo được tăng thêm, từ đó làm cho hiệu quả lao động của
người tốt nghiệp cao hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
4. Thông qua cơ chế học phí mới và các chính sách khuyến khích xã hội hoá, sự
đóng góp của xã hội cho giáo dục sẽ cao hơn, song luôn đảm bảo yêu cầu phù hợp với
khả năng đóng góp của nhân dân và các nhà đầu tư, không gây gánh nặng về tài chính
cho gia đình người học.
6
5. Đời sống thầy cô giáo và điều kiện làm việc sẽ được chăm lo tốt hơn, để các
thầy cô không ngừng nâng cao trình độ, nêu cao tấm gương đạo đức, tự học và sáng

tạo, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo là quốc sách.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để UBND tỉnh có căn cứ ban hành các văn bản đúng thẩm quyền, phù hợp các
quy định của pháp luật, đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua Đề án và ban hành Nghị
quyết quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối
với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2010-2011.
Mức thu học phí này được thực hiện cho năm học 2010-2011.
Từ năm học 2011 - 2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu
dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo; UBND tỉnh xây
dựng mức thu học phí trình HĐND tỉnh phê duyệt.
Trên cơ sở Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, UBND tỉnh sẽ
ban hành Quyết định để tổ chức thực hiện Nghị quyết./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
7
Phụ lục I
TỔNG HỢP THU NHẬP BÌNH QUÂN HỘ GIA ĐÌNH VÀ MỨC TRẦN THU HỌC PHÍ
ĐVT: 1000 đồng
STT Thành phố, Huyện, Thị xã
Thập nhập
bình quân 1
người/tháng
Số khẩu
bình quân
trong 1 hộ
gia đình
Thu nhập
bình quân
hộ gia
đình/tháng

5% thu
nhậpbình
quân
Chi phí học
tập bình
quâncho
học sinh
(cháu)
Học phí mỗi
học sinh
(mỗi gia đình
2 cháu)
A B 1
2
3=1*2 4=3*5% 5 6=(4/2)-5
1 TP Huế 2,297
3.81

8,750

438 70 149
2 Hương Thuỷ 1,864
4.09

7,625

381 70 121
3 Hương Trà 1,624
4.26


6,918

346 70 103
4 Phú Lộc 1,419
4.13

5,859

293 70 77
5 Phú Vang 1,340
4.31

5,774

289 70 75
6 Phong Điền 1,154
3.9

4,499

225 70 43
7 Quảng Điền 1,183
3.92

4,636

232 70 46
8 Nam Đông 811
4.24


3,437

172 70 16
9 A Lưới 712
4.21

2,999

150 70 5

Thu nhập BQ 1 người của cả tỉnh
1,466
4.03

5,907

295 70 155
Ghi chú : Số liệu thu nhập bình quân đầu người/ tháng, số người bình quân trong 1 hộ gia đình được lấy từ Cục Thống Kê tỉnh (kèm theo)
Phụ lục II
XÁC ĐỊNH KHUNG THU, MỨC THU HỌC PHÍ
ĐVT : 1000đ/hs/tháng
Các cơ sở giáo dục trên các địa bàn
Mức thu đang thực hiện
Mức thu theo NĐ 49/2010/NĐ-CP
Mức trần học phí
Thành thi,
thị xã
Nông thôn Miền núi Thành thi
Nông
thôn

Miền núi
Thành
thị
Thị xã
Nông
thôn
Miền
núi
Mẫu giáo, nhà trẻ 20 -80 10-20 7-15
Từ 40- đến
200
Từ 20 đến
80
Từ 5 đến
40
40-149
40-
121 20-80 5-20
THCS:

- THCS, Bổ túc THCS 4 -15 3 -8 3-5 40-70 40-60 20-50 5-15
THPT, Bổ túc THPT 8 -30 6 -20 4 -10 40-80 40-70 25-60 5-15
9
Phụ lục III
CHI PHÍ HỌC TẬP BÌNH QUÂN (SÁCH, VỞ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP, ÁO QUẦN )
ĐVT: 1000 đ
STT Các khoản chi phí học tập khác/năm
Đối tượng
Mầm
non

THCS,
THPT
1
Áo quần
150 150
2
Áo ấm
100 100
3
Giày dép
50 70
4
Cặp
50 70
5
Sách
140
6
Vở
100
7
Bút
20
8
Đồ dùng học tập khác
50 20
9
Áo mưa
30 30
10

Nước uống học sinh
25 25
11
Vệ sinh lớp học
135 25
12
Áo đồng phục (THCS, THPT), Bộ đồng phục
(mầm non)
100 50
13
Áo quần thể dục
40
14
Bảng tên
5
15
Học bạ, sổ liên lạc
10
16
Cơ sở ban đầu để nội trú và các khoản khác
150
Tổng cộng cả năm 840 855
Bình quân 1 học sinh/1 tháng 70 71.25
Phụ lục IV
Danh sách các xã, phường, thị trấn phân theo khu vực
STT Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Khu vực miền núi
a) 24 phường thuộc Thành
phố Huế (trừ 3 phường
mới chuyển từ xã lên
phường)

06 thị trấn 02 thị trấn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Phường Phú Thuận
Phường Phú Bình
Phường Tây Lộc
Phường Thuận Lộc
Phường Phú Hiệp

Phường Phú Hậu
Phường Thuận Hoà
Phường Thuận Thành
Phường Phú Hoà
Phường Phú Cát
Phường Kim Long
Phường Vĩ Dạ
Phường Phường Đúc
Phường Vinh Ninh
Phường Phú Hội
Phường Phú Nhuận
Phường Xuân Phú
phường Trường An
Phường Phước Vinh
Phường An Cựu
Phường An Hoà
Phường Hương Sơ
Phường An Đông
Phường An Tây
Thị trấn Phong Điền
Thị trấn Sịa
Thị trấn Thuận An
Thị trấn Tứ Hạ
Thị trấn Phú Lộc
Thị trấn Lăng Cô
Thị trấn A Lưới
Thị Trấn Nam Đông
b)
05 phường thuộc TX
H Thủy và 3 phường

TP Huế
40 xã 15 xã
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Phường Thủy Biều
Phường Hương Long
Phường Thuỷ Xuân
Phường Phú Bài
Phường Thuỷ Dương
Phường Thuỷ Phương
Phường Thuỷ Châu
Phường Thuỷ Lương
Xã Phong Hoà (H P Điền)
Xã Phong Thu
Xã Phong Hiền
Xã Phong Mỹ

Xã Phong An
Xã Phong Xuân
Xã Phong Sơn
Xã Quảng Vinh (H Q
Điền)
Xã Quảng Thành
Xã Quảng Thọ
Xã Quảng Phú
Xã Hương Toàn (H H Trà)
Xã Hương Vân
Xã Hương Văn
Xã Hương Vinh
Xã Hồng Kim (H A Lưới)
Xã Bắc Sơn
Xã A Ngo
Xã Sơn Thuỷ
Xã Phú Vinh
Xã Hồng Quảng
Xã Hương Phú (H N
Đông)
Xã Hương Sơn
Xã Hương Lộc
Xã Thượng Quảng
Xã Hương Hoà
Xã Hương Giạng
Xã Thượng Lộ
Xã Thượng Nhật
Xã Phú Sơn (Tx H Thuỷ)
11
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
Xã Hương Xuân
Xã Hương Chữ
Xã Hương An
Xã Hương Bình
Xã Hương Hồ
Xã Hương Thọ

Xã Bình Điên
Xã Bình Thành
Xã Thuỷ Vân (Tx H Thuỷ)
Xã Thuỷ Thanh
Xã Thuỷ Bằng
Xã Thuỷ Tân
Xã Thuỷ Phù
Xã Phú Dương (H P Vang)
Xã Phú Mậu
Xã Phú Thượng
Xã Phú Hồ
Xã Phú Lương
Xã Lộc Bồn (H Phú Lộc)
Xã Lộc Sơn
Xã Lộc Bình
Xã Lộc Thuỷ
Xã Lộc Tiến
Xã Lộc Hoà
Xã Xuân Lộc
12
Phụ lục V
DANH SÁCH CÁC THÔN, XÃ CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ
KHĂN, XÃ BIÊN GIỚI
STT Đơn vị STT Đơn vị
I Huyện Phong Điền VI Huyện Phú Lộc
a
Xã bãi ngang theo QĐ 113/2007/QĐ-
TTg ngày 20/7/2007 a
Xã bãi ngang theo QĐ 113/2007/QĐ-
TTg ngày 20/7/2007

1 Xã Điền Môn 1 Xã Vinh Hưng
2 Xã Điền Lộc 2 Xã Lộc An
3 Xã Phong Bình 3 Xã Lộc Điền
4 Xã Điền Hoà 4 Xã Lộc Trì
5
Xã Phong Hải
b
Xã bãi ngang theo QĐ 106/2004/QĐ-
TTg ngày 11/6/2004
b
Xã bãi ngang theo QĐ 106/2004/QĐ-
TTg ngày 11/6/2004 1 Xã Vinh Mỹ
1 Xã Phong Chương 3 Xã Vinh Hải
2 Xã Điền Hương 4 Xã Vinh Giang
3 Xã Điền Hải 5 Xã Vinh Hiền
c
Thôn ĐBKK theo QĐ 01/2008/QĐ-
UBDT ngày 11/01/2008 6 Xã Lộc Vinh
1
Thôn Khe Trăn - Xã Phong Mỹ
c
Thôn ĐBKK theo QĐ 01/2008/QĐ-
UBDT ngày 11/01/2008
II Huyện Quảng Điền 1 Thôn Phúc Lộc - Xã Xuân Lộc
a
Xã bãi ngang theo QĐ 113/2007/QĐ-
TTg ngày 20/7/2007 2 Thôn 3 - Xã Lộc Hòa
1 Xã Quảng Phước 3 Thôn 4 - Xã Lộc Hòa
2 Xã Quảng An VII Huyện A Lưới
b

Xã bãi ngang theo QĐ 106/2004/QĐ-
TTg ngày 11/6/2004 a
Xã ĐBKK thuộc CT 135 giai
đoạn 2 theo QĐ
164/2006/TTg ngày
11/7/2006
1 Xã Quảng Thái 1 Xã Hồng Vân
2 Xã Quảng Ngạn 2 Xã Hồng Trung
3 Xã Quảng Lợi 3 Xã Hương Nguyên
4 Xã Quảng Công 4 Xã Hồng Bắc
III Huyện Phú Vang 5 Xã Hồng Hạ
a
Xã bãi ngang theo QĐ 113/2007/QĐ-
TTg ngày 20/7/2007 6
Xã Hương Phong
1 Xã Phú Thuận 7 Xã Nhâm
2 Xã Phú An 8 Xã Hồng Thượng
3 Xã Phú Hải 9 Xã Hồng Thái
4 Xã Phú Mỹ 10 Xã A Roằng
5 Xã Vinh Thanh 11 Xã Đông Sơn
6 Xã Vinh An 12 Xã A Đớt
b
Xã bãi ngang theo QĐ 106/2004/QĐ-
TTg ngày 11/6/2004 13 Xã Hồng Thuỷ
1 Xã Phú Xuân 14 Xã Hương Lâm
2 Xã Phú Diên b Thôn ĐBKK theo QĐ 01/2008/QĐ-
13
UBDT ngày 11/01/2008
3 Xã Phú Thanh 1 Thôn 1 - Xã Bắc Sơn
4 Xã Vinh Xuân 2 Thôn 2 - Xã Bắc Sơn

5 Xã Phú Đa 3 Thôn 1 - Xã Hồng Kim
STT Đơn vị STT Đơn vị
6 Xã Vinh Phú 4 Thôn2 - Xã Hồng Kim
7 Xã Vĩnh Thái 5 Cụm 1 - Thị trấn
8 Xã Vinh Hà 6 Cụm 6 - Thị trấn
IV Thị xã Hương Thuỷ 7 Thôn Quảng Ngạn - Xã Sơn Thủy
a
Xã ĐBKK thuộc CT 135 giai
đoạn 2 theo QĐ
164/2006/TTg ngày
11/7/2006
8 Thôn Quảng Vinh - Xã Sơn Thủy
1 Xã Dương Hoà 9 Thôn Ân Sao - Xã A Ngo
V Huyện Hương Trà 10 Thôn Hợp Thành - Xã A Ngo
a
Xã bãi ngang theo QĐ 106/2004/QĐ-
TTg ngày 11/6/2004 11 Thôn Pơ Nghi 2 - Xã A Ngo
1 Xã Hải Dương 12 Thôn Kăn Te - Xã Hồng Thượng
2 Xã Hương Phong 13 Thôn Kỳ Ré - Xã Hồng Thượng
b
Xã ĐBKK thuộc CT 135 giai đoạn 2
theo QĐ 164/2006/TTg ngày 11/7/2006 14 Thôn Y Ry - Xã Hồng Quảng
1 Xã Hồng Tiến 15 Thôn P Riêng - Xã Hồng Quảng
c
Thôn ĐBKK theo QĐ 01/2008/QĐ-
UBDT ngày 11/01/2008 16 Thôn Phú Thượng - Xã Phú Vinh
1 Thôn Bồ Hòn - Xã Bình Thành VIII Huyện Nam Đông
2
Thôn Sơn Thọ - Xã Hương Thọ
a

Xã ĐBKK thuộc CT 135 giai
đoạn 2 theo QĐ
164/2006/TTg ngày
11/7/2006
1 Xã Hương Hữu
2 Xã Thượng Long
b
Thôn ĐBKK Theo QĐ 01/2008/QĐ-
UBDT ngày 11/01/2008
1 Thôn 1 - Xã Thượng Quảng
2 Thôn 2 - Xã Thượng Quảng
3 Thôn A Tin - Xã Thượng Nhật
4 Thôn A Xách - Xã Thượng Nhật
14
15

×