Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đặc điểm và con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.2 KB, 26 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu không thể tách rời trong tiến
trình phát triển của bất cứ quốc gia nào. Nó chính là con đường và bước đi tất
yếu để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại; để từ đó các
quốc gia tiến hành xây dựng nền kinh tế xã hội phù hợp với hoàn cảnh và mục
tiêu của mình. Trong lịch sử 300 năm của CNH, với rất nhiều biến đổi to lớn
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta đã được chứng kiến nhiều
mô hình công nghiệp hoá diễn ra ở các nước. Nó bắt đầu ở Anh (với cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất vào giữa thế kỷ XVIII), tiếp đó là Bắc Mỹ, rồi
Liên Xô (với mô hình công nghiệp hoá hướng nội), và các nước NICs (với mô
hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu).
Không nằm ngoài quy luật phát triển chung của lịch sử nhân loại, các
nước Asean cũng đã xây dựng cho mình một con đường công nghiệp hoá mang
những đặc điểm riêng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và những mục tiêu đặt
ra.
Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Asean. Với
những điểm tương đồng cả về lịch sử, địa lý cũng như xuất phát điểm của nền
kinh tế, những đặc điểm và bài học mà quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
của Asean mang lại sẽ có một tác động nhất định và thực sự có ích cho chúng ta
trong tiến trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng đất nước tiến
lên CNXH.Với những lý do như trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm và
con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa của các nước ASEAN”.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, tác giả cố gắng trình bày những hiểu biết
của mình, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý
kiến đóng góp từ phía thầy giáo và bạn đọc để bài tiểu luận được hoàn thiện. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
I. TỔNG QUAN VỀ CNH - HĐH VÀ ASEAN
1. Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
1.1. Khái niệm công nghiệp hoá-hiện đại hoá
Theo khái niệm truyền thống, CNH là quá trình cải biến kỹ thuật nền kinh
tế lạc hậu sang nền kinh tế sản xuất trên nền đại công nghiệp cơ khí (sử dụng


máy móc, cơ khí hoá).
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, CNH là quá trình, phát triển kinh tế
trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây
dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại để chế tạo ra tư liệu sản
xuất, hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cao trong
toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo lợi ích toàn xã hội.
Theo định nghĩa được đưa ra trong Đại hội VIII, CNH-HĐH là một quá
trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chinh sang sử dụng
phổ biến sức lao động kết hợp cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp
tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học công
nghệ tạo ra năng suất lao động cao.
1.2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa
Xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại là một
quy luật chung, phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, tuỳ từng nước khác
nhau, do điểm xuất phát khác nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật
chất- kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại sẽ không giống nhau. Với những
nền kinh tế như Asean , nền sản xuất nhỏ , kỹ thuật thủ công là chủ yếu…thì cơ
sở này chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí hoá cân đối và hiện đại dựa trên
trình độ khoa học- công nghệ ngày càng phát triển cao.
Cơ sở vật chất- kỹ thuật đó phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ
xá hội hoá sản xuất và lao động cao. Để có được cốt vật chất-kỹ thuật như vậy,
tất cả các nước phải tiến hành xây dựng nó. Nói cách khác, xây dựng cơ sở vật
chất- kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại là quy luật chung, phổ biến đối với
tất cả các nước trong quá trình phát triển. Chỉ có như vậy mới có thể làm thay
đổi căn bản đời sống vật chất và tinh thần của xă hội, đẩy mạnh tốc độ tăng
năng suất lao động và thoả mãn ngày càng đa dạng nhu cầu của nhân dân.
Việc thực hiện và hoàn thành tốt CNH-HĐH có ý nghía đặc biệt to lớn, và
có tác dụng trên nhiều mặt:
- CNH-HĐH nói một cách chung nhất là cuộc cách mạng về lực lượng

sản xuất, làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tăng năng suất lao
động. CNH-HĐH chính là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật, tăng
trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao, góp phần ổn định và ngày càng nâng
cao đời sống vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội .
- Trong những điều kiện mới của sự phát triển kinh tế, mối quan hệ kinh
tế giữa các ngành, các vùng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, và
càng ngày càng phức tạp, đa dạng đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất
lượng quản lý, nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất, phát triển, tích cực
tham gia phân công lao động quốc tế để từng bước giải quyết được nhu cầu việc
làm trong nước, cũng như ngày một nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân công
này. Tất cả các nhiệm vụ này chỉ có thể được thực hiện tốt trên cơ sở thực hiện
đầy đủ và đúng đắn quá trình công nghiệp hoá.
- Ngày nay nhân tố con người đang trở thành vấn đề trung tâm. Điều đó
đòi hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản
xuất, đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện đại, kỹ thuật cao. Để phát huy đầy đủ
vai trò của mình, con người tất yếu phải là những con người hiện đại, có trình độ
khoa học- kỹ thuật cao, nắm bắt kịp thời những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
trên thế giới. Cũng chỉ trên cơ sở thực hiện tốt CNH-HĐH mới có khả năng thực
tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện của nhân tố con
người.
- CNH-HĐH còn tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố vị thế trên
trường quốc tế, hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài, và tăng cường tiềm lực quốc
phòng. Những vấn đề này phụ thuộc vào nhiều điều kiện và nhân tố khác nhau,
ví dụ như kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội…trong đó CNH-HĐH có những tác
dụng trực tiếp trong việc thực thi tốt những yêu cầu này.
- CNH-HĐH còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập, hợp
tác về kinh tế, khoa học, công nghệ cũng như tham gia vào phân công lao động
quốc tế với vị thế cao.
2. Asean (Association of the south east Asian nations)
Hiệp hội các quốc gia Đông nam á được các chuyên gia chính trị, kinh tế

đánh giá là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trên thế giới hiện
nay. ASEAN được thành lập ngày 8.8.1967, ban đầu chỉ có 5 nước thành viên
sáng lập: Malaysia, Indonesia, Tháilan, Philippin, và Singapo, sau đó kết nạp
thêm các quốc gia: Bruney(1984), Việt Nam(1995), Lào và Myanma( 1997),
Campuchia(1999). Sự ra đời của tổ chức ASEAN đánh dấu sự đoàn kết và hợp
tác của khu vực đông nam á. Ban đầu tổ chức được thành lập chỉ với mục đích
chính trị, nhưng giờ đây khi đứng trứơc xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá diễn ra
mạnh mẽ trên thế giới, tổ chức này đã trở thành một cầu nối hợp tác trên tất cả
các lĩnh vực của khu vực như: kinh tế, chính trị , văn hoá,…
2.1. Điều kiện tự nhiên-văn hoá
Asean với diện tích 4,5 triệu km2, có một vị trí đặc biệt quan trọng trong
bản đồ kinh tế- chính trị thế giới.Vị trí này cũng rất thuận lợi cho việc thông
thương cũng như phòng thủ quốc tế. Nằm giữa hai đại dương lớn (Thái bình
dương và ấn độ dương), các nước này là đầu mối quan trọng của các con đường
hàng hải và hàng không quốc tế. Với nguồn rừng nhiệt đới, đồng bằng phù sa
màu mỡ, nguồn nông sản phong phú, các nước này có nguồn tài nguyên giàu có
và đa dạng ít thấy trên thế giới như cao su, thiếc, dầu cọ, sợi gai, dầu dừa, hồ
tiên, và trữ lượng lớn gỗ nhiệt đới, dầu mỏ, khí đốt, và kim loại quý.
Khu vực Đông Nam á có nền văn hoá cổ xưa, phong phú, và đa dạng với
những nét riêng biệt độc đáo. Những phát hiện mới nhất về khảo cổ học đã
khẳng định rằng khu vực này là một trong những cái nôi của loài người, là một
trung tâm hình thành chủng tộc, một trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm nhất
thế giới. Bên cạnh đó, các nước vùng Đông Nam á cũng là nơi có nền văn hoá
đồ đồng cách đây hàng nghìn năm và văn minh đồng thau Đông Nam á đã toả
sáng rực rỡ.
2.2. Hoàn cảnh kinh tế
Có thể khái quát tình hình kinh tế của các nước Đông Nam á qua hai giai đoạn:
trước khi giành được độc lập và sau khi giành được độc lập.
a. Kinh tế các nước Đông Nam á trước khi giành được độc lập.
Trước khi bị thực dân phương tây xâm lược, phần lớn các nước ASEAN

đang ở thời kỳ chế độ phong kiến, tiền phong kiến nền kinh tế trong tình trạng
lạc hậu, thấp kém. Sau các phát kiến địa lý vĩ đại, từ thế kỷ XVI, lần lượt các
nước thực dân phương tây đã nhảy vào xâm lược các nước Đông Nam á. Và các
nước này đã nhanh chóng biến Đông Nam á thành những thuộc địa quan trọng
nhất của chúng. Chúng sử dụng nơi đây như là nơi cung cấp các loại nguyên
liệu, nông sản chủ yếu cho chúng như là bông, gạo, hồ tiêu, gỗ, sợi gai, mía…
Hình thức bóc lột siêu kinh tế( tiêu biểu chế độ trồng trọt đồn điền cưỡng bức)
và sự trao đổi ngoại thương không ngang giá chính là những đặc trưng trong
hoạt đông khai thác của thực dân phương tây ở khu vực này. Dưới sự tác động
của chính sách thuộc địa cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN đã có sự thay đổi
sâu sắc. Bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì, quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt. Nền kinh tế các
nước Đông Nam á trong thời kỳ này có thể khái quát thành những đặc điểm sau:
- Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, độc canh là phổ biến, tập trung chủ yếu
vào lương thực và một số cây công nghiệp để xuất khẩu. Thực tế quan hệ sản
xuất tư bản đã xâm nhập vào nông nghiệp, nhưng các quan hệ sản xuất tiền tư
bản vẫn duy trì và tồn tại phổ biến với kỹ thuật sản xuất sức lạc hậu.
- Công nghiệp phát triển què quặt, phiến diện, chủ yếu là công nghiệp
khai thác mỏ và sơ chế nguyên liệu.
- Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài, hướng vào xuất
khẩu nguyên liệu và sản phẩm nông lâm nghiệp.
Nhìn chung, phần lớn các nước Đông Nam á rất giàu về tài nguyên thiên nhiên,
nhưng sau hàng thế kỷ thực dân phương tây nô dịch nên kinh tế các nước này đã
trở nên què quặt, lạc hậu, và phụ thuộc vào các nước khác.
b. Kinh tế các nước Đông Nam á sau khi giành được độc lập.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam á lần lượt giành
được độc lập. Do sự khác nhau về điều kiện lịch sử cụ thể và về thể chế chính trị
nên trong quá trình phát triển, các nước trong khu vực đã có chính sách kinh tế
không đồng nhất. Trong khi các nước như Malaysia, Philippin, Brunei, Thái lan,
…đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp tục phát triển kinh tế thị trường và

duy trì quan hệ với bên ngoài. Thì các nước như Việt Nam, Lào lại lựa chọn con
đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung( cho
đến giữa những năm 1980) và chủ yếu chỉ đặt quan hệ với các nước trong khối
xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ sau những năm 1980 các nước này cũng tiến xây
dựng nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần , các mà các nước kia đá làm từ
trước, chỉ khác là vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự can thiệp của nhà
nước. Các nước Đông Nam á đồng thời cũng tăng cường phát triển khu vực kinh
tế nhà nước và coi đó như là sức mạnh để độc lập về kinh tế.
Sau khi được độc lập về chính trị, hầu hết các nước ASEAN đều bắt đầu
xây dựng nền kinh tế từ một nền tảng nền nông nghiệp lạc hậu.Và xu hương xây
dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc vào bên ngoài chiếm ưu thế. Vì vậy để phát
triển kinh tế các nước này đều chủ trương tiến hành công nghiệp hoá. Và mô
hình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đầu tiên được áp dụng đó là " chiến lược
phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu". Nhưng dưới tác động của xu thế
toàn cầu hoá, quốc tế hoá và để tận dụng tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để
phát triển kinh tế trong nước, một chiến lược khác đã được áp dụng đê thay thế
cho chiến lược này đó chiến lược" công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu”.
Nhưng sau cả hai lần ấp dụng các chiến lược này, bên cạnh những thành
tựu đáng kể, nó cũng bộc lộ những hạn chế( tiêu biểu là khủng hoảng tài chính
1997) và các nước Đông Nam á đang trong quá trình điều chỉnh, hoàn thành
những chính sách đó.
Có thể khái quát tình hình kinh tế các nước Đông Nam á thời kỳ này qua
một số đặc điểm sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đông đều.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng còn nhiều
khác biệt.
- Có sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước
trong khu vực.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CON ĐƯỜNG CNH- HĐH CỦA CÁC NƯỚC
ASEAN

Với xuất phát điểm từ một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, tuy lựa chọn
những con đường phát triển khác nhau, nhưng cùng với một mục tiêu phục hồi
và phát triển nhanh chóng nền kinh tế, dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào bên
ngoài, các quốc gia Đông Nam á đều chủ trương tiến hành công nghiệp hoá. Và
xác định đây chính là chìa khoá giúp các nước này vượt qua được thời kỳ đen
tối. Con đường CNH-HĐH của các nước ASEAN có thể được khái quát qua
những đặc điểm sau:
1. Các nước ASEAN tiến hành CNH-HĐH từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu
Trong giai đoạn còn là thuộc địa của các nước phương Tây, chịu ảnh
hưởng nặng nề của chính sách chính sách bóc lột siêu kinh tế mà điển hình là
chế độ trồng trọt cưỡng bức, nền nông nghiệp của các nước Đông Nam á còn rất
lạc hậu, độc canh là phổ biến, chủ yếu tập trung vào lương thực và một số cây
công nghiệp để xuất khẩu. Có thế kế đến ở đây một vài ví dụ điển hình: Thái lan
chủ yếu là độc canh lúa gạo xuất khẩu, trong khi ở một số nứơc khác lại chủ yếu
là phát triển các đồn điền trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su, mía, dừa,
…Riêng ở Malaysia, khoảng 50% số vốn đầu tư của tư bản Anh tập trung vào
trồng cà phê. Hơn nữa, ruộng đất phần lớn nằm trong tay địa chủ phong kiến và
tư bản nước ngoài.
Sau khi giành được độc lập, các nước ASEAN đã bắt đầu chú hơn tới
nông nghiệp. Từ 1950-1970, các nước này lần lượt tiến hành các cuộc cải cách
ruộng đất, nông nghiệp đựơc ưu tiên phát triển, giá trị sản lượng nông nghiệp
tăng 4,1%, tuy nhiên đây vẫn là nền nông nghiệp nặng về tự cung tự cấp. Bắt
đầu từ năm 1970 trở đi, nền nông nghiệp Đông Nam á mới thực sự chuyển sang
nền kinh tế hàng hoá, và “cuộc cách mạng xanh” đã thực sự mang lại một
chuyển biến to lớn trong nông nghiệp. Các nước đã bắt đầu áp dụng khoa học,
kỹ thuật, công nghệ cao cùng với việc đưa các giống cây trông mới, cũng như sử
dụng các phương pháp canh tác mới vào sản xuất nông nghiệp. Công tác thuỷ
lợi được chú trọng đầu tư phát triển, tăng cường đầu tư chiều sâu cho nông
nghiệp, đa dạng hoá cây trồng và chuyển hướng cây công nghiệp hướng về

chuyên canh xuất khẩu. Bên cạnh đó việc áp dụng chính sách khai hoang cũng
đem lại những hiệu quả tích cực, với việc đưa người dần từ đồng băng lên miền
núi đã thực sự làm thay đổi những suy nghĩ đã tồn tại trước đó về công tác sản
xuất, cũng như việc lựa chọn địa điểm làm ăn sinh sống. Những chính sách này
đã mang lại cho nền nông nghiệp Đông Nam á một bộ mặt mới, diện tích canh
tác nông nghiệp tăng lên nhanh chóng, sản lượng nông nghiệp cao chưa từng có,
tăng hơn 80% so với thời kỳ trước đó, tiêu biêu có thể kể đến: Thái lan- quốc gia
xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, còn Malaysia đã trở thành quốc gia xuất khẩu
dầu cọ lớn nhất thế giới (chiếm hơn 50% sản lượng dầu cọ thế giới)sau một thời
gian tiến hành đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp hướng ra xuất khẩu không
những đảm bảo được an ninh lương thực mà còn tạo ra một thế mạnh xuất khẩu
từ nông nghiệp cũng như lấy đó làm nền tảng cho việc thực hiện CNH-HĐH và
phát triển vững chắc của nền kinh tế xã hội.
2. Thực hiện CNH từ xây dựng các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động
đến sử dụng nhiều chất xám và công nghệ hiện đại
Có thể nói, muốn tiến hành công nghiệp hoá điều thuận lợi, đầu tiên mà
chúng ta nghĩ đến đó là thật nhiều vốn( bằng tiền, bằng nguyên vật liệu...), nhân
lực với kỹ năng cao, công nghệ hiện đại, sự ủng hộ nhiều mặt từ bên ngoài.
Nhưng từ thực tế chúng ta đã thấy ở các nước Đông Nam á, xuất phát điểm chủ
yếu từ sản xuất nông nghiệp lạc hậu, điều đó giải thích cho sự yếu kém về vốn,
nhân lực, công nghệ cũng như không có sự giúp đỡ ủng hộ của các nước phương
tây sau ngày được độc lập. Vì vậy, hầu hết các nước ASEAN tiến hành công
nghiệp hoá đều bắt đầu đi từ xây dựng các xí nghiệp sử dụng nhiều lao động, với
công nghệ đơn giản. ở thời kỳ đầu CNH, từ Xinhgapo đến Malaysia, Inđônêxia,
và Thái lan đều đã chủ trương xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút
nhiều lao động có kỹ năng thấp, vốn đầu tư ít, kỹ thuật đơn giản, nhưng nhanh
thu hồi vốn, cũng như nhanh có sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa, đó
chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp thực phẩm, vải sợi, may mặc, sản xuất vật
liệu xây dựng, đồ gỗ gia dụng và một vài mặt hàng cơ khí điện gia dụng phổ
thông. Vào thời điểm những năm 60, 70, và đầu những năm 80, bằng chiến lược

phát triển này, nạn thất nghiệp ở các quốc gia Đông Nam á như Thái lan,
Malayxia, Sinhgapo.. đã thực sự được đẩy lùi.
Nhưng dưới tác động của xu thế phát triển đang diễn ra mãnh mẽ trên thế
giới, từ những năm 70, các nước này đã bắt đầu chú trọng đến những nghành
công nghiệp sử dụng nhiều vốn hơn, với kỹ thuật đòi hỏi hiện đại hơn, đó là các
ngành: lọc hóa dầu, luyện thép, chế tạo máy và các thiết bị chính xác, điện tử,
thiết bị bán dẫn…Các tổ hợp sản xuất lớn với chu trình khép kín và đồng bộ,
như liên hiệp sản xuất xi măng, thức ăn gia súc, gia cầm…ở các quốc gia như
Thái lan hay Inđônêsia; tổ hợp luyện thép và cán thép Krakatan steel Mills của
Inđônêsia; công ty dầu khí quốc gia Petronas, hay tổ hợp công ty HICOM của
Malaysia; liên hiệp thép quốc gia của Philippin…. Nhưng các sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao, chất lượng tốt, giá thành không cao này lại chỉ phục vụ
chủ yếu cho chiến lược công nghiệp hướng về xuất khẩu bởi nó không phù hợp
với túi tiền và yêu cầu của người tiêu dùng nội địa, những người vừa không lâu
trước đó còn là nô lệ của chế độ thực dân và phong kiến.
1. Từ chiến lược CNH thay thế nhập khẩu (Import Substituation
Industrialization-ISI) đến hướng vào xuất khẩu (Export Oriented
Industrialization- EOI)
Nói đến con đường CNH của các quốc gia Đông Nam á, một đặc trưng
mà chúng ta không thể không nhắc đến đó là, các nước này đã từng áp dụng hai
chiến lược CNH, từ thay thế nhập khẩu đến hướng về xuất khẩu.
Chiến lược CNH thay thế nhập khẩu của nhà kinh tế học Raun Prebish ra đời
vào thập niên 50 của thế kỷ XX. Và các nước ASEAN đã theo đuổi chiến lược
này với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, xây dựng nền
kinh tế tự chủ. Nhìn chung, trong giai đoạn sau chiến tranh, khi các nước Đông
Nam á mới thoát khỏi ách đô hộ thì chiến lược này lại càng trở nên cấp thiết hơn
bao giờ hết. Nội dung chủ yếu của chiến lược này là hạn chế nhập khẩu hàng
thành phẩm công nghiệp, nhất là hàng tiêu dùng từ bên ngoài, thực hiện bảo hộ
mậu dịch, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trong nước để thay thế
hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường nội địa, tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư từ

trong nước. Chiến lược ISI được áp dụng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của
quá trình CNH ở nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới( trong đó
có ASEAN). Trong những năm đầu, chiến lược này đã có một số tác động tích
cực: giúp các nước này xây dựng cơ sở công nghiệp then chốt chủ yếu dựa vào
nguồn lực trong nước, tăng cường vị trí của tư sản trong nước và khu vực kinh tế
nhà nước. Những sản phẩm hữu ích, thiết thực, và hiện đại như xe máy, đồ điện
gia dụng… được sản xuất ngày càng nhiều, thêm vào đó những ngành sản xuất
sử dụng nhiều tư bản và công nghệ cao như lọc dầu, sản xuất thép tổng hợp…
cũng bắt đầu được chuyên môn hoá.
Tuy nhiên, việc chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước trong điều kiện
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đã tỏ ra không có hiệu quả, hàng hoá sản
xuất ra không thể đủ sức cạnh tranh với các nước khác. Mặt khác, do thiếu kinh
nghiệm trong quản lý, do cơ chế quản lý mang tính tập trung hoá nên không
những các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả mà còn tạo điều
kiện cho tư bản nước ngoài kiểm soát một số ngành giữ vị trí then chốt trong
nền kinh tế. Hậu quả là thị trường nộiđịa vẫn không mở rộng đươc, hàng hoá
trong nước thiếu hụt trầm trọng, vốn đầu tư không phát huy được hiệu quả, lạm
phát, thất nghiệp tăng nhanh, nợ nước ngoài gia tăng cùng với sự phụ thuộc
ngày càng sâu sắc vào nước ngoài. Để khắc phục những hạn chế của của chiến
lược ISI, vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 các quốc gia Đông Nam á
đã từng bước chuyển sang chiến lược “CNH hướng về xuất khẩu”.
Đây là sự thayđổi căn bản trong chính sách công nghiệp nói riêng và chính sách
phát triển kinh tế nói chung ở ASEAN5. Đó là quá trình chuyển từ nền kinh tế tự
cung, tự cung, tự cấp, khép kín sang kinh tế thị trường mở, hội nhập với kinh tế

×