Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

đồ án công nghệ thông tin Xây dựng một hệ thống quản lý sinh viên thực tập khoa công nghệ thông tin trường ĐHBK Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 48 trang )

Họ và tên : Nguyễn Anh Dũng
Lớp : CĐPT_k9

Đề Tài : Quản lý sinh viên thực tập
Muc luc
Lời cảm ơn
Xin gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa công nghệ thông
tin đã trang bị cho em trong suốt quá trình học tập.Đặc biệt xin gửi lời cảm
ơn trân trọng nhất tới thầy Hồ Sĩ Bàng, người đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này
I. Tổng quan về đề tài :
1.1 tóm tắt bài toán :
1.1.1 Tóm tắt hoạt động của hệ thống :
- Yêu cầu xây dựng một hệ thống quản lý công tác thực tập của sinh
viên khoa công nghệ thông tin trường ĐHBK Hà Nội.
- Mô tả về tổ chức như sau: Một khoa Công nghệ thông tin (CNTT)
trong trường ĐHBK Hà Nội sẽ quản lý công tác thực tập của sinh viên theo
các khóa học K1, K2, K3,…và theo các bộ môn trong khoa (bao gồm 5 bộ
môn chính: Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính,
Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và mạng máy tính). Trong mỗi khóa lại
chia thành nhiều lớp Tin1, Tin2, Tin3, Tin4,… Như vậy sẽ chia lớp thành
các nhóm thực tập (mỗi nhóm từ 2 đến 7 sinh viên…) do 1 giảng viên
hướng dẫn thực tập.
- Khoa quản lý các thông tin về công tác thực tập của sinh viên theo
khóa, theo bộ môn, theo giảng viên hướng dẫn thực tập, theo lớp, theo
nhóm,theo đề tài, theo mã số sinh viên. Mà mã số sinh viên là thông tin
duy nhất để phân biệt thông tin giữa các sinh viên với nhau. Ngoài ra hệ
thống quản lý thực tập còn thêm các thông tin khác về sinh viên, về lớp, bộ
môn, khóa, giảng viên hướng dẫn, nhóm…
- Việc quản lý thông tin thực tập của sinh viên như sau: Hệ thống sẽ
lấy bộ môn làm khóa chính để quản lý các thông tin liên quan đến công tác


thực tập của sinh viên.
 Yêu cầu xây dựng hệ thống với hai chức năng chính:
o Chức năng người dùng:
- Người dùng là sinh viên, giảng viên hướng dẫn thực tập…Những
người có nhu cầu xem các thông tin về công tác thực tập.
- Sinh viên chỉ có quyền xem và tìm kiếm các thông tin về lịch thực
tập, giáo viên hướng dẫn thực tập, danh sách nhóm thực tập, báo cáo thực
tập, điểm sau khi kết thúc đợt thực tập…và các hồ sơ sinh viên mà không
có quyền sửa đổi thông tin trong hệ thống.
- Giảng viên hướng dẫn cũng sẽ có quyền xem các thông tin tương
tự như sinh viên.
o Chức năng quản trị:
- Có 2 nhóm vai trò: Cán bộ quản sinh và giảng viên hướng dẫn. Họ
phải đăng nhập vào hệ thống để sử dụng chức năng quản trị.
- Cán bộ quản sinh cũng có tất cả các chức năng như người dùng
bình thường.
- Ngoài quyền xem và tìm kiếm thông tin như sinh viên ra thì cán bộ
quản sinh còn có quyền chỉnh sửa và xóa các thông tin liên quan đến công
tác thực tập sau khi đăng nhập hệ thống. Còn giảng viên hướng dẫn thực
tập sẽ có quyền chỉnh sửa các thông tin liên quan đến điểm, báo cáo và lịch
thực tập cho từng tuần…
1.1.2 Tổng quan về hệ thống :
- Thực tập là một học phần trong chương trình đào tạo sinh viên. Hàng
năm khoa sẽ có kế hoạch cho sinh viên các khóa tiến hành thực tập.Khoa
sẽ tổ chức 3 đợt thực tập chính (thực tập cơ sở, thực tập chuyên ngành,
thực tập tốt nghiêp) với thời gian hợp lý. Công tác thực tập hàng năm sẽ do
khoa chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện. Kế hoạch này cũng có
thể thay đổi hàng năm tùy theo tình hình thực tế, chẳng hạn như : thời gian,
thời điểm cho sinh viên thực tập năm này sẽ khác với năm trước, khóa này
khác với khóa trước, giảng viên hướng dẫn thực tập đợt này sẽ khác với

đợt trước…
- Mỗi sinh viên khi vào trường nhập học sẽ được gán cho một mã số gọi là
Mã sinh viên. Mã sinh viên này sẽ không thay đổi trong quá trình học tập
tại trường. Người ta cũng cần quản lý thêm họ tên, giới tính, ngày sinh, quê
quán, địa chỉ nơi ở hiện tại, số điện thoại…của sinh viên.
- Trước khi triển khai cho sinh viên thực tâp, khoa cũng cần phải liên hệ
trước với các bộ môn và các giảng viên trong từng bộ môn đó để tiến hành
một cuộc họp. Từ đó đưa bảng thông tin phân chia các lớp vào từng bộ
môn, phân chia nhóm thực tập trong từng nhóm, phân công giảng viên
hướng dẫn thực tập cho từng nhóm và thời gian thực tập… thông báo cho
sinh viên khoa mình.
- Sau khi nhận thông báo từ khoa do các lớp trưởng đem về, đúng ngày
hẹn, sinh viên các lớp sẽ đến bộ môn trong khoa để họp nhóm, gặp giảng
viên hướng dấn thực tập để nhận đề tài, lịch thực tập hàng tuần…Có thể là
một nhóm một đề tài hoặc cũng có thể nhiều đề tài 1 nhóm tùy theo giảng
viên hướng dẫn yêu cầu.
- Sinh viên sẽ triển khai quá trình thực tập hàng tuần: nộp báo cáo hàng
tuần cho giảng viên hướng dẫn thực tập (gửi qua thư điện tử hoặc là nộp
trực tiếp cho giảng viên hướng dẫn mình), tiếp thu đóng góp ý kiến của
GVHD để về làm tiếp. Hết thời gian quy định thực tập do khoa quy định,
sinh viên sẽ bảo vệ đề tài của mình với giảng viên hướng dẫn thực tập
mình. Nộp báo cáo kèm theo đĩa mềm lưu trữ project của mình cho giảng
viên hướng dẫn thực tập.
- Giảng viên sẽ chấm điểm và nộp lên khoa để cán bộ sinh đưa thông tin
vào hệ thống. Sau khi hoàn tất mỗi đợt thực tập, khoa sẽ thông báo cho
sinh viên về điểm thực tập theo danh sách từng lớp.
- Mặt khác, những sinh viên dưới 5 điểm sẽ phải thực tập lại. Lớp trưởng
sẽ lên danh sách và gửi cho khoa danh sách thực tập tín chỉ của lớp mình.
Từ đó khoa sẽ tổ chức thực tập lần 2, lần 3,… cho sinh viên khoa mình.
1.2 Các đối tác :

- Sinh viên thực tập: là người được phép sử dụng hệ thống để xem và
tìm kiếm tất cả các thông tin mà hệ thống cập nhật lên: thông tin về giảng
viên hướng dẫn thực tập, về bộ môn, lớp, nhóm thực tập, thậm chí là các
thông tin về các sinh viên học cùng khóa với mình.
- Giảng viên hướng dẫn thực tập: là người có tất cả các quyền giống như
sinh viên thực tập. Ngoài ra giảng viên còn có quyền của một người quản
trị nhưng ở một mức độ nhất định: Giảng viên chỉ có thể thao tác chỉnh
sửa, xóa các thông tin về nhóm thực tập và điểm thực tập.
- Cán bộ quản sinh: là người có tất cả các đặc quyền mà sinh viên và
giảng viên có và không có. Cán bộ quản sinh có quyền được thay đổi,
chỉnh sửa và xóa bỏ các thông tin liên quan đến các dữ liệu trong hệ thống
“Quản lý sinh viên thực tập”. Và cán bộ quản lý chính là người duy trì hoạt
động của hệ thống.
1.3 Nhận định về cơ cấu quản lý của hệ thống
Với hệ thống quản lý sinh viên thực tập, ta sẽ đặc tả từng giai đoạn của cơ
cấu quản lý này. Cơ cấu quản lý của hệ thống sẽ bao gồm:
- Chức năng quản lý chính: Quản lý sinh viên thực tập (Thêm, sửa, xóa
tìm kiếm thông tin về sinh viên thực tập) và quản lý giảng viên hướng dẫn
thực tập (Thêm, sửa, xóa và tìm kiếm thông tin về giảng viên hướng dẫn
thực)
- Quản lý danh mục: quản lý hồ sơ sinh viên, quản lý hồ sơ giảng viên, bộ
môn, lớp (sửa, lưu và tìm kiếm thông tin về lớp).
- Cập nhật: thêm, sửa, xóa, lưu thông tin về bảng điểm thực tập, nhóm
thực tập.
1.4 Đặc tả cơ cấu quản lý của hệ thống
- Hệ thống quản lý sinh viên thực tập này đã được phân quyền cho người
sử dụng hệ thống này. Hơn nữa sự phân quyền này còn dựa trên các chức
năng cho phép ngưởi dùng sử dụng hệ thống một cách hiệu quả nhất. Bên
cạnh đó, hệ thống là tích hợp các chức năng liên quan đến quản lý sinh
viên thực tập, có khả năng thao tác với các chức năng: thêm, sửa, xóa, sao

lưu các dữ liệu khi thay đổi thông tin, bảo toàn trọn vẹn các thông tin một
cách tối ưu nhất.
1.4.1 Chức năng quản lý chính:
Hệ thống quản lý sinh viên thực tập được sử dụng với mục đích để theo dõi
quá trình thực tập của sinh viên, công tác hướng dẫn của giảng viên trong
bộ môn của khoa công nghệ thông tin, giúp cho khoa có thể quản lý tự
động hóa mà không mất nhiều thời gian. Quản lý sinh viên thực và giảng
viên và giảng viên hướng dẫn thực tập là 2 khâu quan trọng của hệ thống.
1.4.1.1 Quản lý sinh viên thực tập
- Mục đích: Giúp sinh viên, giảng viên hướng dẫn có thể xem được các
thông tin của sinh viên một cách dễ dàng hơn
- Tóm lược: Cán bộ quản sinh đăng nhập hệ thống QLSVTT và nhập mật
khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra thấy mật khẩu đó là đúng đắn và nhắc
cán bộ quản sinh chọn ra một khóa bất kỳ, sau đó có thể thêm, bỏ, xem,
tìm kiếm, in kết quả thực tập cho khóa đó theo từng lớp.
- Đối tác: Cán bộ quản sinh (chính)
- Đầu vào: Mã sinh viên
Tên sinh viên
Ngày sinh
Nơi sinh
Địa chỉ
Điện thoại
Giới tính
Địa chỉ Email
Mã lớp
Mã nhóm
Mã hệ
- Đầu ra: Danh sách lớp
Thông tin chi tiết về sinh viên
- Module xử lý: In ra danh sách lớp, danh sách sinh viên để gửi cho sinh

viên các lớp trong khoa CNTT
1.4.1.2 Quản lý giảng viên hướng dẫn thực tập
- Mục đích: giúp cho sinh viên có thể có thể nắm bắt các thông tin về giảng
viên hướng dẫn thực tập mình.
- Tóm lược: cán bộ quản sinh và giảng viên hướng dẫn thực tập có thể
đăng nhập vào hệ thống và nhập mật khẩu của mình. Hệ thống kiểm tra
thấy mật khẩu đó là đúng đắn thì cả 2 đối tượng đó có thể sử dụng hệ
thống để xem, thêm, bỏ, tìm kiếm thông tin về các giảng viên. Nói chung
trong ca này. Chức năng và quyền của cả cán bộ quản sinh và giảng viên là
như nhau, có thể: thêm, sửa, xóa, tìm kiếm các thông tin về giảng viên.
Sinh viên chỉ có quyền xem
- Đối tác: Cán bộ quản sinh, giảng viên hướng dẫn sử dụng
- Đầu vào:
Mã giảng viên hướng dẫn thực tập
Tên giảng viên
Giới tính
Ngày sinh
Số điện thoại của giảng viên
Địa chỉ email của giảng viên
Tên bộ môn
- Đầu ra: Thông tin về giảng viên hướng dẫn thực tập
- Module xử lý: In danh sách các giảng viên
1.4.2 Quản lý danh mục
Phân hệ danh mục được chia ra làm nhiều chức năng con: hồ sơ sinh viên,
hồ sơ giảng viên, bộ môn, lớp…tổng hợp của toàn bộ các hạng mục thiết
yếu trong hệ thống quản lý sinh viên thực tập. Hệ thống này cho phép cập
nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến các đối tượng có liên quan và
tham gia vào quá trình thực tập của sinh viên.
1.4.2.1 Hồ sơ sinh viên
- Công việc quản lý hồ sơ sinh viên ở đây khá đơn giản. Đó chỉ là một

hình thức đưa ra danh danh sách sinh viên với đầy đủ các thông cần thiết
có liên quan đến sinh viên đó
- Đầu ra: in danh sách chung về sinh viên
1.4.2.2 Hồ sơ giảng viên
- Đây là mục giúp cho người sử dụng hệ thống có cái nhìn tống thể về
thông tin liên quan đến giảng viên. Từ đó năm bắt một cách tống quát về
các thông tin giúp cho việc quản lý quá trình thực tập tốt hơn.
- Đầu ra: in danh sách Giảng viên hướng dẫn thực tập
1.4.2.3 Quản lý bộ môn
- Bộ môn thì không thể thay đổi hay sửa xóa được vì đó là do nhà trường
và khoa công nghê đã quy định và phân chia. Vì vậy ở đây hệ thống sẽ cho
phép người sử dụng xem thông tin về bộ môn một cách tổng thể nhất và
chung nhất.
- Đầu ra: in danh sách các bộ môn
1.4.2.4 Quản lý lớp
- Mục đích: Quản lý lớp cũng khá là quan trọng. do trong một khoa
công nghệ thông tin có rất nhiều khóa học có nhiều sinh viên. Vì vậy công
việc quản lý sẽ trở lên khó khăn nếu như ta không quản lý theo lớp.
- Tóm lược: Một lớp có nhiều sinh viên, từ đo phân chia thành nhiều
nhóm thực tập. Nhưng đối với lớp chỉ có thể chỉnh sửa thông tin , lưu và
tìm kiếm. Chúng ta không thể thêm hay xóa lớp đó ra khỏi danh sách các
lớp của khóa đó hay khoa đó được. Hệ thống sẽ cho phép sửa, lưu và tìm
kiếm các thông tin liên quan đến lớp
- Đầu vào:
Mã lớp
Tên lớp
Sĩ số
Mã khoa
- Đầu ra: Danh sách các lớp
- Module xử lý: in danh sách lớp

1.4.3 Cập nhật
1.4.3.1 Cập nhật thông tin về bảng điểm
- Mục đích: Hệ thống được xây dựng với mục đích quản lý sinh viên
thực tập. Vậy nên việc quản lý bảng điểm thực tập là khá quan trọng trong
hệ thống
- Tóm lược: Sau khi đăng nhập thành công hệ thống sẽ cho phép thao
tác với các chức năng thêm, sửa, xóa và tìm kiếm trên form bảng điểm .
- Đầu vào:
Mã sinh viên
Điểm
Loại hình thực tập
Lần thực tập
Thời gian
Ghi chú
- Đầu ra : thông tin điểm của sinh viên
- Module xử lý: in bảng điểm của sinh viên
1.4.3.2 Cập nhật thông tin về nhóm thực tập
- Mục đích: Việc quản lý nhóm thực tập sẽ giúp cho quá trình thao dõi
quá trình thực tập của sinh viên hiệu quả hơn.
- Tóm lược: Sau khi đăng nhập thành công, hệ thống sẽ cho phép người
sử dụng hệ thống được thao tác các chức năng: sửa, xóa, lưu và tìm kiếm
thông tin về nhóm thực tập.
- Đầu vào:
Mã nhóm
Đề tài thực tập
Lịch thực tập
Mã giảng viên
- Đầu ra : thông tin về nhóm thực tập
- Module xử lý: In danh sách nhóm thực tập
II. Phân tích hệ thống về mặt xử lý :

2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
Trong phần I đã phân tích rất rõ ràng và cụ thể về cơ cấu quản lý của hệ
thống quản lý sinh viên thực tập. Từ đó có thể thấy, hệ thống quản lý
này chỉ bao gồm 5 chức năng chính, đó là: thêm, sửa. xóa, tìm kiếm và
in báo cáo Vì vậy trong biểu đồ phân cấp chức năng dưới đây sẽ mô tả
một cách khái quát và chi tiết về chức năng quản lý mà hệ thống xây
dựng dưới dạng cấu trức cây. Biểu đồ sẽ tiến hành phân mức từ trên
xuống (mức đỉnh và dưới đỉnh):
- Chức năng 1: thêm thông tin về giảng viên, sinh viên và điểm thực
tập
- Chức năng 2: sửa thông tin về sinh viên, giảng viên, điểm thực tập,
lớp và nhóm thực tập.
- Chức năng 3: xóa thông tin về sinh viên, giảng viên, điểm thực tập và
nhóm thực tập
- Chức năng 4: tìm kiếm sinh viên, giảng viên, điểm thực tập, lớp và
nhóm thực tập
- Chức năng 5: in danh sách, báo cáo: in danh sách sinh viên, giảng
viên, bộ môn, bảng điểm thực tập.
Quản lý sinh viên
thực tập
Tìm kiếm
Sửa thông
tin
Sửa thông
tin sinh viên
Sửa thông
tin giảng
viên
Sửa thông
tin bảng

điểm TT
Thêm
thông tin
Thêm
thông tin
sinh viên
Thêm
thông tin
giảng viên
Xóa thông tin
Xóa thông tin
sinh viên
Xóa thông tin
giảng viên
Tìm kiếm
sinh viên
Sửa thông tin
về lớp
In danh
sách, báo
cáo
Tìm kiếm
giảng viên
Tìm kiếm
bảng điểm
Thêm
thông tin
bảng điểm
TT
Sửa thông

tin về nhóm
TT
Xóa thông
tin bảng
điểm TT
Xóa thông
tin về nhóm
TT
Tìm kiếm lớp
Tìm kiếm
nhóm TT
In danh
sách sinh
viên
In danh
sách giảng
viên
In danh
dách bộ
môn
In bảng
điểm TT
Hình 1: Biểu đồ phân cấp chức năng hệ thống quản lý sinh viên thực tập
- Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về việc phân cấp quản lý ở biểu
đồ phân cấp chức năng ở trên ở biểu đồ mức khung cảnh và biểu đồ
mức đỉnh và dưới đỉnh ở phẩn tiếp theo.
2.2 Biểu đồ mức bối cảnh
- Biểu đồ phân cấp chức năng trên chỉ là mô tả khải quát về các chức
năng chính của hệ thống giúp cho người sử dụng có thể hình dung một
cách tổng quát, dễ dàng về hệ thống. Vì vậy để biểu diễn quá trình

hoạt động của hệ thống quản lý sinh viên, ta phải biểu diễn từng mức
của biểu đồ đó. Trước hết là mức 0: chức năng tổng quát của hệ thống
quản lý sinh viên thực tập. Các đối tác phải xuất hiện trong toàn bộ
BLD bối cảnh và không được phát sinh mới ở các mức dưới. tuy
nhiên có thể vẽ lại một đối tác ở mức dưới nếu thấy cần thiết.
- Như đã phân tích ở trên hệ thống gồm có 3 đối tác chính đó là: sinh
viên thực tập, giảng viên hướng dẫn thực tập và cán bộ quản sinh
Giữa các đối tác này sẽ có sự trao đổi các luồng dữ liệu với nhau:
+ Sinh viên thực tập: cung cấp tất cả các thông tin về mình để nhập vào
hệ thống quản lý này. Nhưng đồng thời sinh viên có quyền yêu cầu hệ
thống cho xem các thông tin về bộ môn, về giảng viên hướng dẫn thực
tập, về lớp và bảng điểm tsau quá tình thực tập.
+ Giảng viên hướng dẫn thực tập: cung cấp tất cả các thông tin để nhập
và lưu lại trong hệ thống. Còn hệ thống yêu cầu giảng viên cung cấp
thông tin về nhóm thực tập và đăng nhập trước khi sử dụng hệ thống.
+ Cán bộ quản sinh: yêu cầu hệ thống lập báo cáo và in bảng điểm thực
tập. Còn hệ thống sẽ yêu cầu cán bộ quản sinh báo cáo thông tin thực
tập và săng nhập trước khi sử dụng hệ thống.
2.3 Biểu đồ mức đỉnh :

Quản lý
Sinh viên
Thực tập
Sinh viên Cán bộ
quản sinh
Thông tin sinh viên
Thông tin về lớp học
Yêu cầu đăng nhập trước
khi sử dụng HT
Yêu cầu lập báo cáo

Hình 2: Biểu đồ mức bối cảnh quản lý sinh viên thực tập
Bảng điểm
kết quả thực tập
Thông tin về GVHDTT
Giảng viên
hướng dẫn TT
Thông tin về bộ môn
Thông tin về GVHDTT
Yêu cầu đăng nhập
Yêu cầu in bảng
điểm thực tập
Báo cáo thông tin thực tập
Thông tin về nhóm
Thực tập

Sửa
thông
tin
Thêm
thông
tin

Tìm
kiếm
In danh
sách,bá
o cáo
Xóa
thông
tin

Sinh viên
Giảng viên
hướng dẫn TT
Cán bộ
quản sinh
Thông tin sinh
viên
Bảng điểm
kết quả thực tập
Thông tin về lớp học
Thông tin về GVHDTT
Thông tin về GVHDTT
Thông tin về nhóm
Thực tập
Yêu cầu lập báo cáo
Yêu cầu in bảng
điểm thực tập
Báo cáo thông tin thực
tập
Hồ sơ sinh viên Hồ sơ giảng viên
Cán bộ
quản sinh
Cán bộ
quản sinh
Hình 3: Biểu đồ mức đỉnh quản lý sinh viên thực tập
III. Phân tích thiết kế hệ thống về mặt dữ liệu
3.1 Các thực thể có trong hệ thống
- Sinh viên thực tập (SinhVien)
- Giảng viên hướng dẫn thực tập (GiangVienHDTT)
- Bảng điểm thực tập (BangDiemTT)

- Nhóm thực tập (NhomTT)
- Đề Tài(DeTai)
- Thông Tin Nhóm(TTNhom)
- Thông Tin Đề Tài (TTDeTai)
- Lớp (Lop)
- Khóa học (Khoa)
- Hệ (He)
- Bộ môn (BoMon)
- Đăng nhập hệ thống (DangNhap)
3.2 Thuộc tính cụ thể của các thực thể và chuẩn
hóa chúng
- Sinh viên (Mã sinh viên, tên sinh viên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ,
điện thoại, giới tính, email, mã lớp,mã hệ)
- Giảng viên hướng dẫn thực tập (mã giảng viên, tên giảng viên, giới
tính giảng viên, ngày sinh giảng viên, số điện thoại, email, địa chỉ, mã bộ
môn)
- Bảng điểm thực tập (Mã sinh viên,Mã đề tài,điểm thực tập, ghi chú)
- Đề Tài (Mã đề tài,Tên đề tài)
- Thông Tin Đề Tài (Mã đề tài,Mã Sinh Viên,Mã giảng viên,Thời gian
thực tập,loại hình thực tập)
- Thông Tin nhóm (Mã nhóm,mã giảng viên,lần thực tập)
- Nhóm thực tập (Mã nhóm, mã giảng viên,mã sinh viên)
- Lớp (Mã lớp, tên lớp, sĩ số, mã khóa)
- Khóa học (Mã khóa học, tên khóa học)
- Bộ môn (Mã bộ môn, tên bộ môn)
- Hệ (Mã hệ,tên hệ)
- Đăng nhập hệ thống (UserName, Password)
(Các thuộc tính được chọn làm khóa chính là các thuộc tính được gạch
chân ở từng thực thể trên)
3.3 Thiết kế chi tiết cơ sở dữ liệu :

Sinh viên

Giảng viên hướng dẫn thực tập




Bảng điểm thực tập

Nhóm thực tập


Lớp

Khóa học


Bộ môn

Hệ

Đăng nhập

Đề tài

Thông Tin Nhóm

Thông Tin Đề Tài

3.4 Thiết kế mô hình thực thể liên kết


3.5 Một số dao diện người dùng của chương trình
3.5.1 Thông tin giảng viên
Hình 4: Sơ đồ liên kết dữ liệu quản lý sinh viên thực tập
3.5.2 Thông tin sinh viên
3.5.3 Thông tin đề tài
3.5.4 Thông tin nhóm thực tập
3.5.5 Thông tin điểm

×