Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

tiết 106 sống chết mặc bay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.1 KB, 8 trang )

Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
Tiết 106 VĂN BẢN
Ngày soạn: 1/3/2011 SỐNG CHẾT MẶC BAY (tiếp)
Ngày giảng: 4/3/2011 - Phạm Duy Tốn –
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật
của truyện ngắn “ sống chết mặc bay”.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản.
- Biết tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng
cấp.
3. Thái độ
- Có thái độ căm phẫn với bọn quan lại vô trách nhiệm, sự thương cảm trước cuộc
sống lầm than cơ cực của người dân.
4. Giáo dục kĩ năng sống
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe, hợp tác…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Soạn bài, tìm thêm tư liệu có liên quan đến truyện ngắn “ sống
chết mặc bay”.
2. Học sinh: Tìm hiểu thêm văn bản theo hướng dẫn đọc hiểu văn bản trong
sgk, học bài cũ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp 7A2 (1ph)
Sĩ số:
Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 4ph
? Em hãy cho cô biết truyện ngắn “ sống chết mặc bay” có thể chia làm mấy đoạn?
Nội dung của từng đoạn?
Đáp án:
Chia làm 3 đoạn:


+ Đoạn 1: “ Gần 1 giờ đêm  Khúc đê này hỏng mất” nguy cơ vỡ đê và sụ chống
đỡ của người dân.
+ Đoạn 2: “ Ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn  Điếu mày!” cảnh quan phủ
cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê”
+ Đoạn 3: Phần còn lại cảnh đê vỡ nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
? Kiểm tra vở của HS
3. Bài mới
1
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp.
Thời gian: 1ph
Nội dung cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 106
Sống chết mặc
bay (tiếp)
Các em cùng quan sát 2 bức tranh là
cảnh tượng nhân dân đang vật lộn vất vả
trước nguy cơ đê vỡ. Còn 1 bên là cảnh
quan phủ cùng nha lại lao vào cuộc tổ
tôm. Vậy qua 2 cảnh đó tác giả muốn nói
lên điều gì? Cô và các em cùng đi tìm
hiểu nội dung tiếp theo của bài ngày hôm
nay.
HS lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN
Mục tiêu: HS nắm được sơ lược về tác giả, nội dung và nghệ thuật.
Thời gian: 27ph
Nội dung cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2. Cảnh trong

đình
* Quang cảnh:
- Tĩnh mịch,
trang nghiêm,
nhàn nhã, đường
bệ, nguy nga.
GV chuyển ý: quan phụ mẫu và đám
nha lại lính tráng ở đây cũng đang đi làm
nhiệm vụ “ hộ đê”. Chúng ta hãy xem họ
“hộ đê” như thế nào? Cô và các em cùng
chuyển sang phần 2.
H: Theo em quang cảnh trong đình được
miêu tả qua những chi tiết nào?
ĐHTL:
+ Địa điểm: đình ở trên mặt đê nhưng
cao mà vững chãi.
+ Quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, nha
lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn
ràng, quan ngồi trên nha ngồi dưới,
người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng
nghi vệ tôn nghiêm như thần thánh.
H: Qua các chi tiết trên em có nhận xét
gì về quang cảnh trong đình?
ĐHTL:
Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã,
đường bệ, nguy nga.
GV chốt: Tóm lại qua các chi tiết miêu
tả cảnh trong đình ta có thể thấy quang
HS lắng nghe
HS trả lời

HS trả lời
2
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
* Hình ảnh quan
phụ mẫu
- uy nghi, chễm
chện, có kẻ hầu
người hạ.
- Cử chỉ: hách
dịch
- Lời nói: gắt,
quát.
cảnh nơi đây rất tĩnh mịnh, trang
nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
H: Trong cảnh đó nổi bật lên hình ảnh
trung tâm nào?
ĐHTL:
Viên quan lại phụ mẫu.
H: Hình ảnh quan phụ mẫu được miêu tả
qua những chi tiết nào?
ĐHTL:
+ Uy nghi chễm chệ ngồi: tay trái dựa
gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho
tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi.
+ Bên cạnh ngài mé tay trái bát yến hấp
đường phiên để trong khay khảm, khói
bay nghi ngút… tráp, đồi mồi chữ nhật
để mở”…
GV giảng: Với các chi tiết trên đã tạo
nên hình ảnh một viên quan phụ mẫu

hách dịch, nhàn nhã, hưởng lạc. Người
đọc có cảm giác quan đang ngồi nghỉ
chơi trong một buổi thư nhàn chứ không
phải đang đi “ hộ đê”.
GV: Theo dõi tiếp cảnh phụ mẫu chơi tổ
tôm.
H: Em hãy tìm các chi tiết miêu tả cử chỉ
và lời nói của quan phụ mẫu?
ĐHTL:
+ Cử chỉ: ngài xơi bát yến vừa xong,
ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang
mải trông đĩa nọc.
+ Lời nói: Ngài cau mặt gắt rằng: Mặc
kệ!
H: Qua những cử chỉ và lời nói đó của
quan cho em hiểu thêm điều gì về quan?
ĐHTL:
Thờ ơ, vô trách nhiệm. Là người hách
dịch, thích hưởng lạc.
GV giảng: Chỉ qua vài chi tiết trên ta có
thể thấy quan không chỉ hách dịch, thích
hưởng lạc mà còn là một tên quan thờ ơ,
vô trách nhiệm ngay cả khi nghe tin đê
sắp vỡ.
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS lắng nghe
3
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7

- Nghệ thuật:
tương phản.
Tóm lại: quan
phụ mẫu là 1 tên
quan hách dịch,
thích hưởng lạc,
thờ ơ vô trách
nhiệm không
màng đến sự
sống chết của
dân chúng.
H: Em hãy cho biết cùng thời điểm này ở
ngoài đê đang diễn ra cảnh gì?
ĐHTL:
- Mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít… trăm
họ đang vất vả lấm láp, gội gió, tắm mưa
như đàn sâu lũ kiến ở trên.
H: Để nói về cảnh trong đình và ở ngoài
đê trên thì tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì?
ĐHTL:
Nghệ thuật tương phản.
H: Theo em phép tương phản trên có tác
dụng gì?
ĐHTL:
+ Làm nổi bật tính cách hưởng lạc, thờ
ơ, vô trách nhiệm của quan phủ và nỗi
thống khổ của người dân.
+ Tăng ý nghĩa phê phán của truyện.
GV thuyết trình:

Nếu như ở ngoài đê tất cả những người
dân phu vất vả, nhem nhuốc, mệt nhoài
vì vật lộn với việc cứu đê khỏi vỡ thì ở
trong đình cách đây không xa chẳng
khác gì một triều đình con: chỉ có mặt
những kẻ có trách nhiệm trong cuộc “hộ
đê” mà người chịu trách nhiệm cao nhất
là quan phụ mẫu – vẫn đang ung dung
chơi bời hưởng lạc, chẳng ai vội vã, lo
âu. Thái độ vô trách nhiệm của quan
được thể hiện rõ nhất qua chi tiết quan
nghe tin đê vỡ: “ Đê vỡ rồi! Đê vỡ
rồi! đuổi nó ra”.
Mặc dù khi nghe tin đê vỡ như vậy
nhưng quan vẫn thờ ơ chỉ say mê đến tổ
tôm không màng đến sự sống chết của
dân.
GV liên hệ: Ngày nay cũng mưa gió, lũ
lụt nhưng khác với thái độ của quan phụ
mẫu thời đó. Những người lãnh đạo cán
bộ trong Đảng và chính phủ đã có những
biện pháp chính sách cụ thể đối với
những vùng bị lũ lụt. Thậm chí có nhiều
HS trả lời
Suy nghĩ và trả lời
HS lắng nghe
HS lắng nghe
4
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
- Nghệ thuật: sử

dụng phép tăng
cấp.
cán bộ lãnh đạo trưởng các ban ngành đã
xuống tận nơi có lũ lụt cùng nhân dân
khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Nhờ
có sự quan tâm của Đảng và chính phủ
như vậy mà nhân dân ở vùng lũ lụt
nhanh chóng được khắc phục đời sống
nhân dân được cải thiện hơn.
GV: ngoài bút pháp nghệ thuật tương
phản ra thì trong truyện ngắn này tác giả
cũng sử dụng rất thành công phép tăng
cấp. Chúng ta có thể hiểu phép tăng cấp
ở đây là lần lượt đưa thêm chi tiết và chi
tiết sau phải cao hơn chi tiết trước. Vậy
phép tăng cấp được thể hiện như thế nào
trong truyện ngắn “ sống chết mặc bay”
chúng ta cùng đi tìm hiểu.
GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
Nhóm 1: sự tăng cấp trong miêu tả mức
độ của trời mưa.
ĐHTL:
+ Tăng cấp trong việc miêu tả mức độ
của trời mưa.
Mưa tầm tã nước sông Nhị Hà lên to
quá khúc sông núng thế  dưới sông
nước cứ cuồn cuộn bốc lên  nước tràn
lênh láng  xoáy thành vực.
Nhóm 2: Tăng cấp trong việc miêu tả
cảnh dân phu hộ đê.

Từng người xao xác gọi nhau  ai ai
cũng mệt lử  trăm họ vất vả lấm láp
gội gió tắm mưa  kẻ sống không chỗ
ở, người chết không nơi chôn.
Nhóm 3: Sự tăng cấp trong việc miêu tả
mức độ đam mê bài lạc của tên quan phủ
như thế nào?
ĐHTL:
- Không ngó gì đến việc hộ đê chỉ ở
trong đình ăn chơi hưởng lạc.
- Mưa càng to nhưng vẫn không để ý dân
tình bên ngoài chỉ say mê tổ tôm.
- Khi có người báo tin đê vỡ không hề lo
lắng vẫn chơi bài cho đến lúc bài ù trong
HS lắng nghe
Thảo luận nhóm
HS cử đại diện nhóm
trình bày.
Thảo luận nhóm
Cử đại diện nhóm
trình bày.
5
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
niềm vui sướng cực độ.
GV chốt: Như vậy phép tăng cấp được
thể hiện rất rõ trong việc miêu tả trời
mưa, cảnh dân phu hộ đê và đặc biệt là
mức độ đam mê cờ bạc của quan phụ
mẫu. Mức độ đó ngày càng tăng lên.
Trong truyện ngắn này tác giả đã kết hợp

khéo léo phép tương phản và phép tăng
cấp nhằm bộc lộ rõ nét tính cách của
nhân vật và làm cho câu chuyện càng
đọc càng hấp dẫn nút truyện ngày càng
thắt chặt mâu thuẫn ngày càng bị đẩy tới
cao trào.
H: Trong khi kể chuyện tác giả đã xen kẽ
nêu lời bình và biểu cảm được thể hiện
qua những chi tiết nào?
ĐHTL:
- Ngài mà còn dở ván bài…thì dẫu trời
long đất lở đễ vỡ dân trôi ngài cũng thây
kệ.
- Ôi trăm hai mươi lá bài đỏ đen có ma
lực gì mà run rủi…
- Than ôi…đồng bào huyết mạch.
GV giảng: Việc tác giả kết hợp miêu tả
với kể chuyện và xen kẽ những câu văn
bình luận có tác dụng làm nổi rõ tính
cách bất nhân của viên quan phụ mẫu và
làm nổi rõ nỗi thống khổ thê thảm của
người dân.
GV chuyển ý: trước thái độ thờ ơ vô
trách nhiệm của bọn quan lại như vậy thì
hậu quả gì sẽ xảy ra. Cô và các em đi
tìm hiểu phần 3.
H: Em hãy tìm những chi tiết miểu tả
cảnh đê vỡ?
ĐHTL:
+ Khắp mọi nơi miền đó nước tràn lênh

láng xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi
băng, lúa má ngập hết.
+ Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không
nơi chôn lênh đênh mặt nước, chiếc bóng
bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho
HS lắng nghe
HS suy nghĩ và trả
lời.
HS lắng nghe
HS trả lời
6
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
xiết.
GV chốt: Tóm lại qua những cảnh đối
lập gay gắt: cảnh dân phu hộ đê và cảnh
thầy trò quan phủ rộn ràng đánh tổ tôm
trong đình, cảnh vỡ đê dữ dội và cảnh
quan sung sướng ù được ván bài to. Tác
giả Phạm Duy Tốn đã mạnh dạn phơi
bày một mảng cuộc sống đời thường ở
miền Bắc Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX
đồng thời phê phán mạnh mẽ thói cũ
chơi vô trách nhiệm của viên quan phụ
mẫu ngay khi y đang làm nhiệm vụ khẩn
cấp.
HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT
Mục tiêu: giúp HS khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn
bản.
Phương pháp:quy nạp, vấn đáp.
Thời gian: 4ph

Nội dung cần đạt Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Giá trị hiện thực: phản
ánh sự đối lập hoàn toàn
giữa cuộc sống và sinh
mạng của nhân dân với
cuộc sống của bọn quan lại
mà kẻ đứng đầu ở đây là
tên quan phủ “lòng lang dạ
GV chuyển ý: để làm nên thành
công của tác phẩm phải kể đến giá
trị nội dung và nghệ thuật. Vậy
giá trị nội dung và nghệ thuật đó
là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu
phần III tổng kết.
H: Em hãy phát biểu chung về giá
trị hiện thực và nhân đạo của
truyện?
ĐHTL:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh sự
đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống
và sinh mạng của nhân dân với
cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ
đứng đầu ở đây là tên quan phủ
“lòng lang dạ thú”.
HS lắng nghe
Suy nghĩ và trả
lời

7
Giáo sinh: Trần Thị Thùy Giáo án ngữ văn 7
thú”.
+ Giá trị nhân đạo: thể
hiện niềm cảm thương của
tác giả trước cuộc sống
lầm than cơ cực của người
dân do thiên tai và thái độ
vô trách nhiệm của bọn
cầm quyền đưa đến.
2. Nghệ thuật
+ Kết hợp thành công 2
phép nghệ thuật tương
phản và tăng cấp.
+ Xây dựng tính cách nhân
vật bằng ngôn ngữ miêu tả,
kể, biểu cảm.
+ Cách sử dụng từ ngữ gợi
hình.
* Ghi nhớ (sgk/83)
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm
cảm thương của tác giả trước cuộc
sống lầm than cơ cực của người
dân do thiên tai và thái độ vô trách
nhiệm của bọn cầm quyền đưa
đến.
H: theo em truyện có những nét
đặc sắc gì về nghệ thuật?
ĐHTL:
+ Kết hợp thành công 2 phép nghệ

thuật tương phản và tăng cấp.
+ Xây dựng tính cách nhân vật
bằng ngôn ngữ miêu tả, kể, biểu
cảm.
+ Cách sử dụng từ ngữ gợi hình.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. HS đọc.
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: biết vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học để làm bài tập.
Phương pháp: thực hành
Thời gian: 3ph
H: nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong
tác phẩm?
ĐHTL:
+ Có thái độ căm ghét bọn quan lại vô
trách nhiệm.
+ Thương cảm trước cuộc sống lầm than
cơ cực của người dân.
Liên hệ:
Chính vì vậy mà năm nào nhà trường tổ
chức quyên góp tiền, quần áo, sách vở
giúp đồng bào miền Trung bị lũ lụt cùng
nhân dân miền Trung khắc phục hậu quả
của lũ.
HS trả lời
4. Củng cố
- GV hệ thống lại nội dung của toàn tác phẩm.
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Soạn bài “ Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu”.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×