Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

các ngôi sao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.77 KB, 6 trang )

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không châu Âu (ESA) cho biết theo
những suy đoán của họ thì trên sao Hỏa có thể có sự sống cả trong quá khứ lẫn
hiện tại do đó họ đề xuất thực hiện tiếp một nhiệm vụ trở lại sao Hỏa để lấy về
thêm mẫu vật.
Ông Agustin Chicarro, một nhà khoa học tại ESA cho biết:" Trong thái dương hệ
thì sao Hỏa là nơi có điều kiện tự nhiên giống với trái đất nhất". Các nhà khoa
học còn tìm thấy được một biển băng ở gần xích đạo sao Hỏa được hình thành
cách đây 5 triệu năm và dường như núi lửa vẫn còn hoạt động tại bắc cực của
hành tinh đỏ.
Ông ViTSrio Formisano, người đứng đầu nhóm nhà khoa học tìm ra khí metan
và formandehyt trên sao Hỏa cho biết:" Những dấu vết của sự sống trên sao Hỏa
ngày càng hiện rõ". Ông lý giải điều này bằng cách cho biết rằng lượng khí
metan được sinh ra trên sao Hỏa nhiều đến nỗi mà ắt hẳn trên hành tinh này
phải có những chất hữu cơ cơ bản. "Sự sống là nguồn duy nhất có thể tạo ra
một lượng khí metan lớn như vậy".
Chắc chắn sẽ không có bất kỳ sự sống nào tồn tại được trên bề mặt nóng như
thiêu đốt của sao Kim (có thể làm chảy chì) nhưng những sinh vật cực nhỏ lại có
thể sống sót và sinh sản trong những đám mây dày trong tầng khí quyển của sao
Kim.
Những lý thuyết gần đây cho rằng sao Kim và trái đất đã từng có những xuất
phát điểm giống nhau, sao Kim đã từng có nước và trái đất đã từng có rất nhiều
khí CO
2
.
Tuy nhiên, do ở gần mặt trời hơn, nên đại dương của sao Kim bị bốc hơi gần hết
và bề mặt của nó trở nên nóng như thiêu đốt.
Nhưng theo giáo sư Louis Irwin, thuộc đại học Texas, sự bốc hơi của nước trên
sao Kim xảy ra chậm chạp, do đó sự sống có đủ thời gian để di chuyển lên các
đám mây.
Dù bầu khí quyển sao Kim đầy acid, nhưng sự sống trên trái đất cũng đã tồn tại
trong những điều kiện khắc nghiệt như thế.


David Grinspoon , thuộc viện nghiên cứu Tây Nam ở Colorado cho biết môi
trường mây của sao Kim thích hợp cho sự sống có mặt. Các nhà khoa học cũng
đề nghị NASA cho lấy một mẫu mây sao Kim về trái đất.
ANH QUÝ (Theo BBCNews)
Hình minh họa một vùng trên vệ tinh Titan. Ảnh: NASA.
Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có bầu khí
quyển đặc. Vào cuối năm ngoái NASA công bố bức ảnh cho thấy chất lỏng tồn tại ở bán
cầu bắc của vệ tinh này. Tuy nhiên, từ trước tới nay giới thiên văn học luôn cho rằng
nhiệt độ trên bề mặt Titan quá thấp nên nước trên đó không thể tồn tại ở dạng lỏng.
NASA phóng tàu vũ trụ Cassini lên quỹ đạo sao Thổ để tìm kiếm những hợp chất
hydrocarbon trên vệ tinh Titan vào năm 2004. Bề mặt của Titan khá mờ mịt nhưng các tia
hồng ngoại vẫn có thể lọt qua. Vì thế Cassini được trang bị máy chụp ảnh hồng ngoại.
Dữ liệu mà tàu vũ trụ Cassini của NASA thu thập cho thấy bề mặt của Titan – một trong
những vệ tinh lớn nhất của sao Thổ - có những hóa chất phức tạp.
Telegraph cho biết, hai nghiên cứu mới đây của NASA chỉ ra rằng khí hydro trong bầu
khí quyển của Titan biến mất khi chúng bay sát bề mặt. Thậm chí ở ngay trên bề mặt của
Titan cũng không có khí hydro. Điều đó cho thấy rất có thể một (hoặc nhiều) dạng sống
đã hấp thụ khí hydro.
Một giả thuyết được đặt ra: Rất có thể khí hydro biến mất do tương tác với ánh sáng mặt
trời. Nếu ánh sáng mặt trời tương tác với khí hydro, quá trình phản ứng sẽ tạo ra khí
acetylene (C2H2).
Nhưng tàu Cassini không phát hiện khí acetylene trong bầu khí quyển của Titan. Như vậy
ánh sáng mặt trời không làm khí hydro biến mất.
Chris McKay, một nhà sinh học thiên văn của NASA, nói: “Chúng tôi cho rằng sinh vật
sống tiêu thụ hydro vì đó là chất khí dành cho sự sống trên Titan, giống như oxy trên trái
đất”.
Theo McKay, nếu một dạng sống nào đó thực sự tồn tại trên Titan thì đây là phát hiện thú
vị, bởi nó cho thấy sự sống có thể tồn tại trong môi trường không có nước như ở địa cầu.
Giáo sư John Zarnecki, một giảng viên của Đại học Mở tại Mỹ, nói thêm: “Chúng tôi tin
rằng hydro là chất tạo nên sự sống. Nó chỉ cần nhiệt độ để thực hiện quá trình này. Trong

4 tỷ năm nữa, khi mặt trời phồng lên thành một quả cầu đỏ khổng lồ, Titan sẽ trở thành
thiên đường của sự sống”.
Dưới lớp băng dày và lớp vỏ lục địa rắn chắc, bóng tối bao trùm các đại dương của
Callisto, Ganymede hay Europa - những vệ tinh lớn của sao Mộc. Nhưng trong lòng
chúng, nguyên vật liệu cần thiết cho sự sống phát triển đã tích luỹ đủ, chỉ chờ ngày sinh
vật đầu tiên đến gieo mầm.
Một điều kiện tiên quyết cho sự sống: Nước. Và trên những vệ tinh lớn cỡ hành tinh như
Callisto, Ganymede và đặc biệt là Europa, tàu thăm dò Galileo của NASA đã cung cấp
những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, có các đại dương nằm sâu dưới bề mặt chúng,
chứa lượng nước mặn còn nhiều hơn trên trái đất.
Nhưng những vùng nước sâu này có thuận lợi cho sự sống sinh sôi không? Có, hai nhà
nghiên cứu vũ trụ California, Mỹ khẳng định như vậy trên tạp chí Science, số ra ngày
15/6.
Theo họ, có thể trong các đại dương đó, ôxy đã tích luỹ đủ lớn để hỗ trợ cho sự sống của
các dạng sinh vật khác nhau. Những dạng sống này lấy năng lượng từ các quá trình hoá
học phong phú trong đại dương, không cần dùng đến năng lượng từ ánh sáng mặt trời hay
từ quá trình quang hợp, hai yếu tố mà hầu hết các sinh vật trên trái đất đều cần đến.
Ôxy từ các quá trình hoá học
“Tưởng tượng một đại dương trên Europa với lớp băng bề mặt dày đến hàng km. Quá
trình quang hợp rõ ràng không thể xảy ra ở đây. Tuy nhiên, đã có những cách khác để tạo
ra O2 cho sự sống".
Thứ nhất, các hạt vật chất khi chuyển động nhanh, bị kích thích bởi trường từ mạnh trên
vệ tinh, sẽ thường xuyên va đập mạnh vào bề mặt băng bao phủ đại dương. Sự "oanh tạc"
này tạo ra H202 (ôxi già) và O2. Theo các khe nứt, O2 được đẩy xuống dưới sâu, cung
cấp năng lượng cho sự sống trong lòng đại dương.
Một quá trình khác có thể làm thay đổi nguồn dự trữ O2, đó là sự phân hủy các dạng
phóng xạ của kali chứa trong lớp vỏ lục địa rắn và đại dương. Khi các đồng vị kali phân
rã, nó sẽ phá huỷ phân tử nước và tạo ra O2. Mặc dù quá trình này không tạo ra được
nhiều nhiên liệu như quá trình va đập của các hạt vật chất chuyển động nhanh, nó cũng
góp phần không nhỏ cho việc duy trì sự sống.

“Hiển nhiên, chúng tôi không biết liệu sự sống có tồn tại trên những vệ tinh này hay
không. Nhưng ít nhất, chúng tôi có thể nói rằng nếu các đại dương tồn tại trên đó, rất có
thể các hợp chất cần thiết cho sự sống cũng tồn tại”, Christopher Chyba, một nhà khoa
học của Viện nghiên cứu tìm kiếm nền văn minh ngoài trái đất, cho biết.
Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian dài nữa các nhà thiên văn mới có thêm những bằng
chứng mới về sự sống. Chuyến bay đầu tiên lên sao Mộc có thể cất cánh vào năm 2008.
B.H (theo CNN, 23/6)
KHOA HỌC
Email Print
Sao Thiên vương và Hải Vương có thể có các
biển kim cương
18/01/2010 17:24
(HNMO) - Các biển kim cương lỏng, với
những tảng băng kim cương rắn, có thể
đang trôi nổi trên bề mặt Sao Thiên vương
và Hải Vương.
Thông tin trên mới được đăng tải trên Tạp chí
Vật lý tự nhiên.
Nghiên cứu này, dựa trên các đo đạc chi tiết
lần đầu tiên về điểm tan chảy của kim cương, đã phát hiện ra rằng, kim cương có đặc tính
như nước trong lúc bị đóng băng và tan chảy, với các dạng thể rắn trôi nổi bên trên các
dạng thể lỏng. Phát hiện đáng ngạc nhiên này giúp các nhà khoa học có thêm hiểu biết
mới về kim cương và một số hành tinh ở xa nhất trong hệ mặt trời của chúng ta.
Các nhóm nhà khoa học khác, đáng chú ý là các nhà khoa học đến từ Phòng thí nghiệm
quốc gia Sandia, đã thành công trong việc làm tan chảy kim cương từ nhiều năm trước,
nhưng họ không thể đo được áp suất và nhiệt độ tại điểm mà kim cương tan chảy.
Than chì, không phải là kim cương, tan chảy thành dạng lỏng. Cái khiến các nhà khoa
học đau đầu là làm sao làm nóng kim cương cùng lúc với ngăn nó không chuyển dạng từ
kim cương sang than chì.
Áp suất cực cao là một loại áp suất được tìm thấy trong các hành tinh chứa khí gas khổng

lồ như Sao Thiên vương và Hải Vương - nơi mà áp lực cực cao và nhiệt độ cực cao tồn
tại. Eggert và các đồng nghiệp đã đặt một lượng nhỏ kim cương trong tự nhiên, nặng
khoảng 1/10 carat, dày 0,5mm và làm nổ tung nó bằng các tia la-de tại áp suất cực cao.
Các nhà khoa học đã hóa lỏng được kim cương tại áp suất lớn gấp 40 triệu lần so với áp
suất mà một người có thể chịu đựng được khi đứng trên mặt đất tại mực nước biển. Từ
đó, họ giảm dần nhiệt độ và áp suất.
Khi áp suất hạ xuống khoảng 11 triệu lần so với áp suất không khí tại mực nước biển trên
mặt đất và nhiệt độ hạ xuống khoảng 50.000 độ thì các mảnh kim cương rắn bắt đầu xuất
hiện. Áp suất đã giữ việc tan chảy nhưng nhiệt độ của kim cương thì vẫn duy trì ở cùng
một mức, với ngày càng nhiều các mảnh kim cương được tạo thành.
Khi đó, kim cương đã làm một việc mà chúng ta không hề trông đợi. Những mảnh kim
cương đã không chìm xuống. Chúng trôi nổi. Những mẩu kim cương đóng băng đã trôi
nổi trong một bể nhỏ kim cương lỏng. Kim cương đã vận động hệt như nước.
Với hầu hết vật chất, tình trạng rắn thường chiếm số đông so với tình trạng lỏng. Nước là
một ngoại lệ, khi nước đóng băng, băng thường có mật độ ít hơn so với nước xung quanh
và đây là lý do tại sao băng nổi và cá có thể sống sót trong mùa đông ở vùng Minnesota.
Một đại dương kim cương có thể giúp giải thích sự định hướng của các cánh đồng nam
châm trên hành tinh, ông Eggert nói. Nói một cách dễ hiểu, các cực nam châm trên trái
đất phù hợp với các cực địa lý. Nhưng các cực nam châm và các cực địa lý trên sao Hải
Vương và Thiên Vương lại không phù hợp với nhau, nó có thể chệch tới 60 độ so với trục
bắc-nam.
Ước tính khoảng 10% sao Hải Vương và Thiên Vương được tạo thành từ carbon. Một đại
dương khổng lồ kim cương lỏng ở vị trí phù hợp có thể làm lệch hướng hoặc làm nghiêng
cánh đồng nam châm khỏi vị trí thẳng hàng so với trục quay của hành tinh.
Ý tưởng về việc có các đại dương kim cương lỏng trên sao Hải Vương và Thiên Vương
không mới nhưng bài viết đăng trên tạp chí Vật lý tự nhiên đã khiến những đại dương
kim cương này trông có vẻ hợp lý hơn nhiều. Nhiều nghiên cứu về sự cấu thành của sao
Hải Vương và Thiên Vương cần được tiến hành trước khi có thể đưa ra một kết luận chắc
chắn, tuy nhiên, loại nghiên cứu này là rất khó tiến hành.
Các nhà khoa học có thể đưa các tàu thăm dò lên sao Hải Vương và Thiên Vương hoặc

có thể thử mô phỏng những điều kiện này trên trái đất. Cả hai sự lựa chọn đều đòi hỏi
phải có nhiều năm chuẩn bị, cần những thiết bị đắt tiền và còn tùy thuộc vào một số điều
kiện môi trường khắc nghiệt trong vũ trụ.
V.A Theo Discovery News

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×