Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM – ASEAN TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.18 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận Chính sách đối ngoại Việt Nam II
CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
VIỆT NAM – ASEAN TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Tân Hương
Nhóm thực hiện: Vũ Thị Vân Anh - CT36H
Lô Thị Trúc Đào - CT36H
Đặng Danh Đạt - CT36H
Nông Thị Mỹ Hạnh - CT36H
Lê Thị Phương Hoa - CT36H (nhóm trưởng)
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
I.MỞ RỘNG QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LÀ ĐÒI
HỎI KHÁCH QUAN VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI.................4
1.1.1.Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới........4
1.1.1.1.Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của chính sách đối ngoại..........4
1.1.1.2.Truyền thống ngoại giao của dân tộc..................................................................................5
1.1.2.Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối
ngoại................................................................................................................6
1.1.2.1.Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia..................................................................6
1.1.2.2.Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên thế giới........................................6
II. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN
7
1. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước Đổi mới.........................7
2. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN sau Đổi mới............................7
3. Đánh giá chung về chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam – ASEAN.....10
III. THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG MỞ RỘNG


HỢP TÁC KINH TẾ VỚI ASEAN – XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TÊ
KHU VỰC TRONG TƯƠNG LAI.............................................................12
1. Thành tựu của Việt Nam...........................................................................12
2. Xu hướng hội nhập kinh tế khu vực trong tương lai.................................13
TỔNG KẾT........................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................16
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng gia tăng mạnh
mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
là một tất yếu khách quan. Quá trình này đòi hỏi tất cả các nước phải xây dựng
một chính sách đối ngoại phù hợp trong từng thời kỳ phát triển. Việc hình thành
các phương pháp luận, các chính sách kinh tế đối ngoại của các nước trên thế
giới để vận dụng vào điều kiện của Việt Nam theo phương châm “Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận
và thực tiễn. Trong những năm gần đây, Việt Nam mở rộng quan hệ với rất
nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đó chính là lý do tại sao nhóm
chúng tôi chọn đề tài cho bài tiểu luận này: “Chính sách kinh tế đồi ngoại giữa
Việt Nam và ASEAN trước và sau Đổi mới”. Đề tài này trả lời cho ba câu hỏi:
Tại sao cần mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại? Chính sách kinh tế
đối ngoại Việt Nam – ASEAN trước và sau Đổi mới như thế nào? Những thành
tựu đạt được và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực tương lai?
Do mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại là một vấn đề hết sức
rộng lớn nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phú Tân Hương
đã hướng dẫn để hoàn thành bài tiểu luận này.
3
NỘI DUNG
I. MỞ RỘNG QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC KINH TẾ ĐỐI NGOẠI LÀ ĐÒI

HỎI KHÁCH QUAN VÀ XU THẾ CHUNG CỦA THẾ GIỚI
1.1.1. Nền tảng của việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế
giới
1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của chính sách đối ngoại
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đối ngoại là hệ thống
các quan điểm, nhận thức, luận cứ được thể hiện trong tư duy lý luận và hoạt động
thực tiễn đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong các giai đoạn lịch sử. Theo hệ
thống các quan điểm này, chính sách đối ngoại có vai trò hết sức quan trọng đối
với một quốc gia. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ đất nước, chính sách đối ngoại
là một bộ phận hợp thành chiến lược cách mạng. Khi có đường lối quốc tế rõ ràng,
chính sách đối ngoại phù hợp, cách mạng sẽ đi đến hình thành một hệ thống chủ
trương chiến lược và biện pháp sách lược xử lý những vấn đề tác động đến lợi ích
của sự nghiệp cách mạng. Là một nước nhỏ nhưng chúng ta đã sớm nhận thức
được tầm quan trọng của chính sách đối ngoại. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, khi
một nước nhỏ đối đầu với một nước hùng mạnh hơn thì phái có chiến lược, phải
biến đường lối ngoại giao trở thành vũ khí để góp phần thay đổi tương quan lực
lượng, cục diện chiến đấu. Như vậy, ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc
chủ động đề xuất phương hướng chiến lược, vận dụng sách lược mềm dẻo để đánh
thằng kẻ thù chính trong từng thời kỳ cách mạng.
Nhận thức về vai trò của vũ khí đối ngoại, kể cả trong những xu hướng mới
của thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Ngày nay ngoại giao ai thuận hơn
thì thắng”. Trong tình hình quốc tế mới, mỗi quốc gia đều có “linh hồn riêng”, có
4
vận mệnh riêng, và đòi hỏi phải có bản lĩnh, có chính sách đối ngoại của riêng
mình. Đây chính là cách ứng xử của một quốc gia đối với thế giới. Thành công sẽ
đến với quốc gia nào có cách ứng xử thông minh. Từ đó có thể thấy chính sách đối
ngoại có một vị trí rất lớn đối với chiến lược phát triển của một quốc gia, và chú
trọng tới các chính sách đối ngoại là một yêu cầu tối cần thiết.
1.1.1.2. Truyền thống ngoại giao của dân tộc

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam
luôn phải đối đầu với rất nhiều thiên tai địch họa. Qua những thăng trầm ấy, ngoại
giao Việt Nam đã từng bước được hình thành và phát triển, vừa mang đậm bản sắc
dân tộc, vừa kết tinh những tinh hoa của nhân loại để tạo nên một bản sắc riêng
của nền ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao Việt Nam truyền thống bắt nguồn từ ý chí đấu tranh kiên cường
cho độc lập, tự do của dân tộc với nhiều tấm gương điển hình như Lý Thường
Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi…và nhiều bài học sâu sắc, bổ ích về quan hệ
với lân bang, ứng xử trong đối ngoại. Lịch sử đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại
xâm của dân tộc Việt Nam đã mang lại cho ngoại giao Việt Nam tính chiến đấu
cao, bản chất hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa, thủy chung, “lấy đại nghĩa thắng
hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”.
Ngoại giao Việt Nam hiện đại bắt đầu từ khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp dẫn dắt. Trải qua những
giai đoạn khác nhau, trong thời chiến cũng như trong thời bình, ngoại giao Việt
Nam hiện đại đã kế thừa xứng đáng truyền thống cha ông, góp phần không nhỏ vào
bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh.
Ngay từ những ngày đầu xây dựng chính sách đối ngoại, Việt Nam đã coi các quốc
gia trong khu vực ASEAN là đối tác quan trọng, láng giềng hữu nghị, cùng nhau
hợp tác để phát triển. Đến nay, khu vực ASEAN là một trong những ưu tiên hàng
đầu của ngoại giao Việt Nam hiện đại.
5
1.1.2. Những đòi hỏi bức thiết của việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh
tế đối ngoại
1.1.2.1. Vai trò trụ cột của kinh tế đối với một quốc gia
Cùng với chính trị, văn hóa, kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng trong việc
phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà hoạch định chính sách. Sự tăng trưởng của kinh tế giúp nâng cao vị thế của
quốc gia. Một đất nước mạnh về kinh tế cũng là một nước mạnh về chính trị, phát
triển về văn hóa. Một nền kinh tế phát triển không chỉ thúc đẩy giáo dục, văn hóa,

xã hội mà còn củng cố an ninh quốc gia, chính trị ổn định. Kinh tế tăng trưởng tạo
điều kiện cho đời sống nhân dân nâng cao, các lĩnh vực văn hóa – xã hội được quan
tâm phát triển. Vì vậy, phát triển kinh tế không chỉ là mục tiêu, mà còn là nhiệm vụ
của mỗi quốc gia.
1.1.2.2. Sự phát triển của xu thế hợp tác kinh tế đối ngoại trên
thế giới
Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù lớn hay nhỏ, sớm hay muộn đều đi
theo xu hướng tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế khu vực và
thế giới, đa phướng, đa chiều, đa lĩnh vực. Gần đây, nhiều quốc gia đã chú trọng
vào xây dựng các liên kết thương mại tự do song phương và khu vực, trong đó có
không ít quốc gia trước đây vốn chỉ dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho cơ chế đa phương
của WTO như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada… Cũng không nằm ngoài xu hướng
đó, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào các liên kết thương mại trên thế giới
và khu vực, trong đó nổi bật nhất là sự tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới
WTO và sự hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đây là một
bước tiến phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới.
6

×