Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

đồ án kiến trúc xây dựng Tìm hiểu quy trình công nghệ xếp dỡ và phương án xếp dỡ container tại cảng nhà rồng khánh hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 148 trang )

Trang 1

Mục lục

MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỠ VÀ PHƯƠNG ÁN
XẾP DỠ CONTAINER TẠI CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI
Chương 1: Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng container tại Cảng Nhà Rồng
Khánh Hội 5
1.1. Giới thiệu chung Cảng Nhà Rồng Khánh Hội 5
1.2. Khái niệm về quy trình công nghệ xếp dỡ 15
1.3. Quy trình công nghệ xếp dỡ container tại cảng Nhà Rồng Khánh Hội 15
1.4. An toàn lao động 23
Chương 2: Phân tích lựa chọn phương án thiết bị xếp dỡ 25
2.1. Tình hình sử dụng thiết bị xếp dỡ tại bãi container rỗng 25
2.2. Lựa chọn các phương án thiết bị xếp dỡ 27
2.3. Giới thiệu chung xe nâng reach staker dùng xếp dỡ container 30

PHẦN 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE NÂNG CONTAINER REACH
STAKER 34

Chương 3: Giới thiệu chung các bộ phận của thiết bị công tác xe nâng 34
3.1. Khung chụp container 34
3.1.1. Cơ cấu co – dãn ngáng chụp (20’ – 40’) 35
3.1.2. Cơ cấu xoay khoá gù 35
3.1.3. Cơ cấu dịch khung chụp 36
3.1.4. Cơ cấu xoay ngáng chụp 36
3.2. Kết cấu thép của máy nâng 36
3.3. Cơ cấu nâng 37
3.4. Cơ cấu co giãn cần 37


3.5. Cơ cấu cân bằng ngáng chụp 37
3.5. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực 38
Chương 4: Tính toán các cơ cấu của khung chụp container 40
4.1. Tính toán cơ cấu co – dãn ngáng chụp (20’ – 40’) 40
Trang 2

4.2. Tính toán cơ cấu xoay chốt khoá container (khoá gù) 41
4.3. Tính toán cơ cấu xoay ngáng 43
4.4.Tính toán cơ cấu dịch ngang ngáng chụp 50
Chương 5: Tính toán cơ cấu nâng cần 53
5.1. Sơ đồ tải trọng và tải trọng tác dụng 53
5.2 Các trường hợp làm việc của cần 57
5.3. Tính chọn xylanh thuỷ lực nâng 64
5.4. Tính chọn bơm thuỷ lực 67
Chương 6: Tính toán cơ cấu co giãn cần 69
6.1. Tính ứng lực cần thiết xylanh thuỷ lực co giãn cần 70
6.2. Tính chọn xylanh thuỷ lực co giãn cần 70
Chương 7: Tính toán kết cấu thép cần 72
7.1 Giới thiệu chung kết cấu thép cần 72
7.2. Tính toán các tải trọng tác dụng vào cần 74
7.3. Tính toán kết cấu thép trường hợp II
a
80
7.1.1. Tính toán cho cần phụ 80
7.1.2. Tính toán cho cần chính 82
7.4. Tính toán kết cấu thép trường hợp tổ hợp tải trọng II
bII
86
7.2.1. Tính toán cho cần phụ 86
7.2.2. Tính toán cho cần chính 92

7.5. Tính toán kết cấu thép trường hợp tổ hợp tải trọng II
b1
97
7.5.1. Tính toán cho cần phụ 97
7.5.2. Tính toán cho cần chính 102
7.6. Kiểm tra bền kết cấu thép cần 109
7.6.1 Kiểm tra trong trường hợp tổ hợp II
b2
109
7.6.2 Kiểm tra trong trường hợp tổ hợp II
a
111
Chương 8: QUY TRÌNH LẮP RÁP VÀ BẢO DƯỠNG XE NÂNG 113
8.1 Quy trình lắp ráp xe nâng container 113
8.2 Quy trình bảo dưỡng định kỳ xe nâng 118
Chương 9: QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM XE NÂNG 121
Trang 3

9.1 Nghiệm thu 121
9.2 Quan sát kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận 122

PHẦN 3: QUY TRÌNH CƠNG NGHỆ CHẾ TẠO KHĨA NGÙ 123
Chương 10: GIỚI THIỆU CHUNG 123
10.1. Giới thiệu chung 123
10.2. Các thơng số cơ bản của chốt 123
10.3. Chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết 124
10.4. Tính cơng nghệ trong kết cấu của chi tiết 124
10.5. Xác định dạng sản xuất 125
10.6. Xác định phương pháp chế tạo phơi 126
Chương 11: LẬP TIẾN TRÌNH CƠNG NGHỆ CHẾ TẠO 129

11.1. Cấu tạo của chốt khóa 129
11.2. Chức năng của từng bộ phận 129
11.3. Trình tự gia cơng chi tiết 130
11.4. Tiến trình gia cơng 131
11.4.1. Ngun cơng 1 131
11.4.2. Ngun cơng 2 137
11.4.3. Ngun cơng 3 137
Chương 12: –Tính chế độ cắt - Tính lượng dư gia cơng 139
12.1. Tính chế độ cắt 139
12.1.1. Tính chế độ cắt khi tiện 139
12.1.2. Tính chế độ cắt khi phay 141
12.1.3. Tính chế độ căt khi khoan 144
12.2. Tính lượng dư gia cơng 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 148



Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU


Lịch sử phát triển của ngành vận tải gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nó đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thị trường và là ngành sản xuất đặc biệt. Nhờ có vận tải, con người đã chinh
phục được không gian và tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và
thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt, nó có mối
quan hệ mật thiết với các ngàng kinh tế khác và đó là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy
việc nâng cao quy mô hoạt động của ngành vận tải là cần thiết.
Trong tình hình phát triển kinh tế như hiện nay thì ở các Cảng nói riêng và các đầu mối

giao thông vận tải nói chung việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác cơ
giới hóa xếp dỡ là rất quan trọng và cần thiết vì nó có thể nâng cao năng suất lao động và
giảm nhẹ sức lao động. Bất cứ hoạt động nào muốn có hiệu quả và có thể tồn tại lâu dài trên
thương trường thì phải không ngừng cải tiến chất lượng sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài
công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý còn đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị, máy móc vận
chuyển và xếp dỡ tốt.
Để đáp ứng được yêu cầu đó Khoa Cơ Khí, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành
Phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho các sinh viên trong khoa những kiến thức cơ bản về trang
thiết bị máy xếp dỡ và vận tải, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với các công
tác xếp dỡ và bố trí các trang thiết bị xếp dỡ.
Là một sinh viên của khoa, em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác tổ
chức cơ giới hóa xếp dỡ và kiến thức về máy vận chuyển để trở thành một kỹ sư. Em xin
chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa đã dẫn dắt
em trong suốt gần 5 năm học vừa qua. Cùng với sự dạy bảo của các thầy cô trong khoa, bản
thân em cũng không quên sự chỉ bảo tận tình của các chú, các anh trong Cảng Nhà Rồng
Khánh Hội trong thời gian thực tập tại Cảng, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn
Văn Hùng đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Đây là công trình đầu tiên báo cáo kết quả sau gần 5 năm học tập và với trình độ chuyên
môn còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy cô và các anh chị đi
trước đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


Trang 5

PHẦN 1 :
QUY TRINH CÔNG NGHỆ XẾP DỢ VÀ PHƯƠNG ÁN
XẾP DỢ CONTAINER TẠI CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XẾP DỢ HÀNG
CONTAINER TẠI CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI

1. Giới thiệu chung cảng Nhà Rồng Khánh Hội :
1.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển của cảng Nhà Rồng Khánh Hội.
- Cảng Nhà Rồng khánh hội được hình thành từ hai công ty đó là công ty xếp dỡ
Nhà Rồng và công ty xếp dỡ Khánh hội trực thuộc cảng Sài Gòn. Tiền thân của cảng Nhà
Rồng Khánh Hội là công ty xếp dỡ nhà rồng và công ty xếp dỡ khánh hội là hai công ty
xếp dỡ chủ lực của cảng sài gòn. có tính chất tổng hơpï, có trang thiết bò phục vụ cho công
tác xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với xí nghiệp xếp dỡ Tân Thuận nay là
cảng tân thuận. Từ sau tháng 04/1975, Cảng bao gồm các đội bốc xếp quốc doanh và tư
nhân. Năm 1978, nhà nước cải tạo không còn tư nhân, các đội bốc xếp vào quốc doanh và
Cảng bao gồm hai khu vực bốc xếp là: Nhà Rồng, Khánh Hội là khu vực bốc xếp thứ I ;
Tân Thuận là khu vực bốc xếp thứ II. Năm 1980ø khu vực bốc xếp thứ I hình thành 2 khu
bốc xếp riêng biệt là khu bốc xếp Khánh Hội gồm 5 đội bốc xếp chủ lựcvà khu bốc xếp
Nhà Rồâng gồm 2 đội bốc xếp .
-Bằng quyết đònh 274 ngày 06/03/1986 do Giám Đốc Cảng ký, khu bốc xếp Khánh
Hội được nâng lên thành Xí Nghiệp Xếp Dỡ Khánh Hội, và khu xếp dỡ nhà rồng đựơc
nâng lên thành công ty xếp dỡ nhà rồng biên chế 38 tổ bốc xếp trực tuyến chỉ đạo của Ban
Giám Đốc, bỏ cấp đội.
-Theo quyết đònh số 279/TCCB ngày 08/05/1999 xí nghiệp chính thức mang tên
Công Ty Xếp Dỡ Khánh Hội và công ty xếp dỡ nhà rồng là hai trong tám thành viên của
Cảng Sài Gòn và là hai trong ba công ty xếp dỡ thành phần của Cảng, đây là đơn vò xếp
Trang 6

dỡ chủ lực có thiết bò xếp dỡ hàng hóa dồi dào và đa dạng hơn so với hai Công Ty Xếp Dỡ
và Tân Thuận.
-Từ năm 2008 công ty xếp dỡ khánh hội và công ty xếp dỡ nhà rồng đã xác nhập
thành một công ty đó là cảng Nhà Rồng Khánh Hội.
Hiện nay cảng Nhà Rồng Khánh Hội nằm trên đòa bàn quận 4 bên cạnh các Công ty thành
phần nhằn tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau.

1.1.2 Nhiệm vụ của cảng Nhà Rồng Khánh Hội.

-Tổ chức xếp dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa tốt, thuận tiện cho kế
hoạch của ban giám đốc cảng đề ra.
Tổ chức quản lý, sữa chữa, sử dụng phương tiện, thiết bò, công cụ, kho bãi, nguyên vật liệu
đúng quy đònh.
-Tổ chức quản lý, sử dụng lao động, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trò, chuyên môn và
tổ chức phong trào thi đua lao động xã hội chủ nghóa nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt
mức kế hoạch được giao.
-Tổ chức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ hợp lý, tổ chức
lao động khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế .
Sản lượng thông qua cảng ngày càng lớn năng lực xếp dỡ của cảng đạt hiệu quả cao giải
phóng tàu nhanh không tạo nên hiện tượng dồn ứ hàng đảm bảo tốt chất lượng hàng hoá
xếp dỡ từ đó đã tạo niềm tin cho các đối tác công ty ngoài cảng, và các hảng tàu khi đưa
hàng hoá thông qua cảng.
1.1.3 Những yếu tố thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của cảng nhà
rồng Khánh Hội :

- Thuận lợi: Do cảng nhà rồng khánh hội trải dài trên hữu ngạn Sông Sài Gòn.
Sông này nối liền với hệ thống kênh rạch chằng chòt phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thực hiện các phương án xếp dỡ liên hợp với các phương tiện vận tải trong khu vực
đem lại hiệu qủa cao. Mặt khác sông Sài Gòn còn nối liền với Sông Đồng Nai đổ vào
biển Đông thông qua cửa biển Cần Giờ. Ngoài ra cảng nhà rồng khánh hội có một ưu thế
Trang 7

là nằm sâu trong nội đòa thuận lợi cho việc xuất nhập hàng hóa nên lượng tàu thuyền hàng
năm tới cảng ngày một tăng. Một ưu thế nữa đó là cảng nhà rồng khánh hội nằm trên đòa
bàn thành phố hồ chí minh một trung tâm kinh tế đứng đầu trong cả nước và là đầu mối
giao thông quan trọng chính những thuân lợi nầy như một đòn bảy thúc đẩy cảng phát
triển.
- Khó khăn : bên cạnh những thuận lợi thì cảng nhà rồng khánh hội cũng gặp nhiều
khó khăng. Về vò trí đòa lý cảng nằm trên đòa bàn sông sài gòn con sông nầy có mớn nước

thấp nên cảng chỉ có thể đón được các tàu có trọng tải nhỏ mà thôi. Mặt khác cảng nhà
ròng khánh hội nằm trên đòa bàn quận 4 gần trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh nên
giao thông của cảng thường xuyên xung đột với giao thông đô thò hiện tượng kẹt xe thường
xuyên xảy ra nhất là trên tuyến đường NguyễnTất Thành. Hiện nay xuất hiện nhiều cảng
mới đây cũng chính là thách thức đối với cảng và cũng là động lực thúc đẩy cảng ngày
càng hoàn thiện mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

1.1.4 Đặc điểm sản suất và kinh doanh của cảng nhà rồng khánh hội.

1.1.4.1. Luồn lạch ra vào cảng

Tàu bè từ biển Đông có thể đi vào Cảng nhà rồng khánh hội thông qua các tuyến
sau:
Tuyến sông Soài Rạp - sông Nhà Bè – sông Sài Gòn. Tuyến này dài 5,5 hải lý, dành cho
tàu có mơn nước không quá 6,5 mét đi lại.
Tuyến Vònh Gành rái – sông Lòng tàu – Sông Nhà Bè – sông Sài Gòn. Đây là tuyến chính
vào Cảng Sài Gòn dài 46 hải lý, dành cho tàu có mơn nước không quá 10 mét và tàu có
chiều dài không quá 210 mét có thể ra vào trong điều kiện bình thường.


1.1.4.2 Hệ thống cầu cảng
.
Hệ thống cầu cảng thường xuyên được nạo vét nhằm đảm bảo tốt cho tàu cập cầu,
gồm 11 cầu từ K0 đến K10, với tổng chiều dài 1260m, chiếm 32,28% toàn bộ chiều dài
cầu tàu của Cảng Sài Gòn.
Trang 8


Cầu tàu
Chiều dài (m)

Đội sâu (m) Loại hàng
K0 85 8.2 Bách hoá,container
K1 85 8.2 Bach hoá, container
K2 85 8.2 Bach hoá, container
K3 85 8.2 Bach hóa, container
K4 85 9.5 Hang rời
K5 85 9.5 Hàng rời
K6 120 8.2 Bách hóa, Container
K7 120 8.2 Bách hóa, Container
K8 170 8.2 Bách hóa, Container
K9 170 10.0 Hàng rời
K10 170 10.0 Bách hóa, Container
Tổng cộng
1260 Tổng hợp

1.1.4.3 Hệ thống kho bãi.
Cảng nhà rồng khánh hội với tất cả là 20 kho với tổng diện tích là 44608 m
2
. và 7
bãi container với diện tích 68169 m
2

Kho, bãi Diện tích (m
2
) Sức chòu (T/m
2
)
Loại hàng
Bãi RTJ 13.500 6 ÷10 Container
Bãi RMJ 20.000 6 ÷10 Container

Bãi C 10.200 6 ÷10 Container
Bãi xe nâng
container
12.469 6 ÷10 Container
Bãi Cơ giới 12.000 6 ÷10 Container
Giữa các kho 13.845 6 ÷10 Container, B/H

Kho 3 2.160 2 Bách hóa
Kho 4 2.160 2 Bách hóa
Trang 9

Kho 4
K
2.800 2 Bách hóa
Kho 5 2.160 2 Bách hóa
Kho 6 2.160 2 Bách hóa
Kho 6
K
1.500 2 Bách hóa
Kho 7 2.160 2 Bách hóa
Kho 8 2.160 2 Bách hóa
Kho 8
K
2.800 2 CFS
Kho 9 2.160 2 Bách hóa
Kho 10 2.160 2 Bách hóa
Kho 11
K
1.500 2 Bách hóa
Kho 11 2.160 2 Bách hóa

Kho 12 2.268 2 Hàng rời
Kho 13 2.160 2 Bách hóa
Kho 14 3.000 2 Hàng rời
Kho 15 3.000 2 Hàng rời
Kho 16 3.000 2 Hàng rời
Kho 17 3.000 2 Hàng rời
Kho 18 2.160 2 Hàng rời
Kho 19 2.160 2 Bách hóa
Kho 20 2.160 2 Bách hóa

1.1.4.4 Trang thiết bò xếp dỡ.
Trang thiết bò xếp dỡ của cảng nhà rồng Khánh Hội bao gồm nhiều chủng loại có
đặc tính kỹ thuật, đặc tính khai thác và thời gian sử dụng khác nhau do công ty được trang
bò bổ sung nhiều đợt. Trang thiết bò của công ty ngày được đầu tư, sửa chữa nhằm nâng cao
năng suất xếp dỡ và cảng cũng đầu tư thay mới hoàn toàn một số lượng đáng kể nên hiện
nay thiết bò của cảng bao gồm các lọai tiêu biểu sau :

Trang 10

Số
TT
Loại thiết bò
Số lượng
(chiếc)
Nước
sản xuất
Năm
sử dụng
Tải trọng


(T)
A. Thiết bò xếp dỡ
1 Cần cẩu chân đế 5
Kirov 2 Liên Xô cũ 1989 10 ÷2.5

Kone 2 Phần Lan 1985 10
Ganz 1 Hungaria 1992 6
2 Cần ô tô 4
KC 5363
A
1 Liên Xô cũ 1983 6
KC 5363
B
1 Liên Xô cũ 1988 7
KC 4361
A
1 Liên Xô cũ 1990 6
KC 4361
AT
1 Liên Xô cũ 1990 5
3 Cần cẩu bánh xích 2
Manitowoc 60 1 USA 1975 20
Manitowoc 200 1 USA 1975 50
4 Cu bờ di động 2
Gottwald 2 Thụy Điển 1999 80 ÷100

B. Phương tiện vận tải
1 Xe tải 15
IFA W50 4 Germany 1981 5
Maz 53B5 4 Liên Xô cũ 1988 7

Kamaz 53212 4 Liên Xô cũ 1989 10
Hino KF 3 Japan 1989 12
2 Ô tô kéo 10
Maz 2 Liên Xô cũ 1988 16
Kamaz 5511 2 Liên Xô cũ 1991 16
Capacity 2 USA 1994 20
Terberg 4 Germany 1999 20
Trang 11

3 Xe Ben 16
Volvo N710 10 Thụy Điển 1979 10
Kamaz 5511 6 Liên Xô cũ 1989 10
4 Xe chuyên dùng 10
Xe Gàu Komatsu 2 Japan 1989 2
Xe Gạt D2146 5 Japan 1987
Xe Gạt Mitsubishi 1 Japan 1991
Xe Gạt Toyota 2 Japan 1999
5
Xe nâng

a. Loại 2
T
5 8
TCM 2 Japan 1987
TCM 2 Japan 1995
TCM 4 Japan 1999
b. Loại 3
T
5 ÷ 5
T

24
TCM 11 Japan 1989 3.5
TCM 5 Japan 1999 3.5
TCM 2 Japan 1999 5
Komatsu 4 Japan 1989 3 ÷ 4
Yale 1 Japan 1989 3.5
Toyota 1 Japan 1987 4
c. Loại 8
T
÷10
T

TCM 2 Japan 1999 8 ÷10
d. Loại 20
T

TCM 2 Japan 1990 20
e. Reach stacker 6
Kamaz 2 Thụy Điển 1999 45
Kamaz 2 Thụy Điển 2000 45
Kamaz 2 Thụy Điển 1999 12
f. Loại 12
T
2
Trang 12

Kamaz 2 Thụy Điển 1994 12
Công cụ mang hàng
1 Gàu ngoạm
5m

3
32 Liên Xô 1992 3
2.5m
3
3 Liên Xô 1994 2.5
1.3 m
3
7 Liên Xô 1994 1
2.5m
3
8 Việt Nam 1995 2
3.5m
3
10 Germany 1996 3
2 Móc 4 Liên Xô 1994 5
3 Maní 200 Germany 1994 7
400 Germany 1992 20
4 Thùng Ben 8 Việt nam 1999 1.5
5 Pallette 20 Việt nam 1999 1
6 Dây Siling 4000 Korea 1998 1
7 Ngáng Container 100
20’ 12 Việt nam 1992 25
40’ 7 Việt nam
1992
&1998


8 Võng kéo hàng bao 600 Việt nam 1993 1
9
Võng sắt kéo hàng rau

quả đông lạnh
36 Việt nam 1993 1.5
10 Ngáng kéo xe 8 cặp Việt nam 1992 8
11
Chuồng làm hàng Carton
32 Việt nam 2000 2
Bên cạnh đó các cơ sở hạ tầng được nâng cấp thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi
nhất để nâng cao năng suất làm việc của tập thể lao động

1.1.5 các hoặt động hiện tại.
1.1.5.1. Lónh vực kinh doanh:

Trang 13

Cảng Nhà Rồng Khánh Hội hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, chuyên khai thác
kinh doanh các lónh vực:
+ Kinh doanh bốc xếp hàng hóa tại khu vực Cảng.
+ Kinh doanh kho bãi chứa hàng trong và ngoài nước.
+ Kinh doanh kho ngoại quan:
Vận chuyển thuỷ, bộ từ kho bãi Cảng đến kho người nhận.
Môi giới: Tiêu thụ hàng hóa gửi ở kho ngoại quan, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải
quan.
Tái chế, gia cố bao bì, đóng gói, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hóa (chỉ hoạt động khi
được phép của Tổng cục Hải quan).
+ Xuất nhập khẩu các trang thiết bò, vật tư phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh
của Cảøng và phục vụ kho ngoại quan.
+ Dòch vụ trung chuyển container quốc tế.
+ Đầu tư và kinh doanh dòch vụ làm thủ tục hải quan đòa điểm ngoài cửa khẩu.



1.1.5.2. Dòch vụ kho ngoại quan:
Cảng Nhà Rồng Khánh Hội là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Việt
Nam được cấp giấy phép kinh doanh kho ngoại quan với 4 kho có tổng diện tích 4.320m
2

(năm 1994), có thể bảo quản an toàn tất cả các loại hàng hoá và đang hoạt động có hiệu

quả.

1.1.5.3. Bảo quản hàng hoá và container:

- Với diện tích kho 44.608 m
2
và diện tích bãi 68169m
2
Cảng có đủ điều kiện bảo
quản an toàn các loại hàng hóa và container, kể cả hàng siêu trường - siêu trọng, hàng độc
hại, nguy hiểm.
- Cảng cung cấp điện ( hệ thống lưới và máy phát điện dự phòng) và bảo quản
container lạnh.
- Cung cấp dòch vụ sửa chữa container các loại với xưởng sửa chữa của Cảng và
các đơn vò vệ tinh của Cảng.
Trang 14


1.1.6 Sơ đồ tổ chức cảng Nhà Rồng Khánh Hội.






















Trang 15

1.2 Khái niệm về qui trình công nghệ xếp dỡ
Qui trình về công nghệ xếp dỡ hàng hóa là quá trình sản xuất chính của cảng là quá
trình mà nhân viên cảng thực hiện một phương án xếp dỡ nhất định tạo nên sản lượng xếp dỡ.
Phương án xếp dỡ là quá trình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện
vận tải khác, từ phương tiện vận tải qua kho, bãi và ngược lại hay từ kho bãi này sang kho bãi
khác kể cả việc vận chuyển hàng hóa trong phạm vi một kho bãi theo kế hoạch đã vạch sẵn.
Qui trình công nghệ xếp dỡ do cảng xây dựng theo từng thời kì, từng giai đoạn khác
nhau. Sự thay đổi qui trình công nghệ xếp dỡ dựa trên sự thay đổi của các cơ sở xây dựng nên
nó.
Cơ sở để xây dựng một qui trình công nghệ xếp dỡ gồm các yếu tố sau:
• Loại hàng đến cảng: hàng theo nhóm, theo tiêu chuẩn ISO; hàng được phân chia theo tính

chất xếp dỡ, yêu cầu sử dụng công cụ, thiết bị, thao tác xếp dỡ, năng suất…
• Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có ở cảng như khu nước; cầu tàu; kho bãi; thiết bị
xếp dỡ, vận chuyển, hệ thống giao thông…
• Phương án xếp dỡ.
• Nguyên tắc xây dựng qui trình công nghệ xếp dỡ
• Nguyên tắc phân chia các bước công việc: mỗi phương án xếp dỡ có thể được phân chia ra
nhiều bước công việc, nhiều công đoạn với nhiệm vụ và công dụng nhất định. Trong các
bước công việc lại bao gồm các thao tác, trong thao tác có các động tác.
• Nguyên tắc định mức lao động: định mức năng suất, nhân lực, phương tiện, thiết bị… trên cơ
sở hao phí lao động và đảm bảo tính đồng bộ cho cả dây chuyền công nghệ xếp dỡ.
Kết cấu chung của một qui trình công nghệ xếp dỡ:
• Bố trí sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ cho phương án xếp dỡ.
• Bố trí phương tiện, nhân lực và định mức năng suất.
• Công cụ mang hàng.
• Sơ đồ mang hàng.
• Hướng dẫn thực hiện trình tự các thao tác kỹ thuật chủ yếu.
• Đưa ra những qui định chung và riêng về an toàn.

1.3 Quy trình xếp dỡ container tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội:
Bất cứ loại hàng gì sau khi đã xếp vào container thì đối với công tác xếp dỡ ở cảng
ch
ỉ là 1 đơn vị hàng hóa. Container là loại bao bì được tiêu chuẩn hóa nên kích thước trọng
lượng vật liệu chế tạo ta đều được biết chính xác.
Trang 16

1.3.1 Phương án khai thác (phương án xếp dỡ)
Xếp dỡ hàng container ở cảng hiện nay chưa có bến chuyên dùng và bãi xếp hàng liền
bến nên hiện nay ở cảng khai thác hàng container theo các phương án xếp dỡ sau: (trong đồ
án này chỉ nghiên cứu các phương án giải phóng tàu theo 2 chiều nhập và xuất nên thực hiện
ngược lại trình tự của các phương án này chính là các phương án xếp dỡ cho hàng xuất).

1
2
3 4
5
6

Hình 1.3.1 : Quy trình xếp dỡ tại cầu cảng
1: Tàu – cẩu tàu – xe nâng vào bãi.
2: Tàu – cẩu tàu – đầu kéo – xe nâng/hạ bãi.
3: Tàu – cẩu bờ – đầu kéo – xe nâng/hạ bãi.
4: Tàu – cẩu bờ – xe nâng / hạ bãi.
5: Tàu – cẩu tàu – xe tải chủ hàng (phương án chuyển thẳng)
6: Tàu – cẩu bờ – xe tải chủ hàng.

Trang 17

1.3.2 Định mức thiết bị, phương tiện cho các phương án xếp dỡ:

Phương án

Cẩu tàu

Cẩu bờ

Xe nâng

Xe nâng
chụp trên
Đầu kéo


1 1 ( 2 ) 2
2 1 ( 2 ) 1 2
3 1 ( 2 ) 2
4 1 ( 2 ) 1 3
5 1 3
6 1 3

1.3.3 Định mức nhân công:
* Công nhân cơ giới:
Đối với các loại phương tiện đã nêu trên: cẩu tàu, cẩu bờ, xe nâng, đầu kéo… chỉ cần
một người điều khiển nên số nhân công tỉ lệ với số phương tiện.
* Công nhân thủ công:
Trong một máng xếp dỡ sẽ có các thành phần làm việc: bộ phận hầm tàu, bộ phận cầu
tàu, bộ phận tín hiệu, bộ phận chằng buộc. Trên cơ sở phân tích các bước công việc, các thao
tác, các động tác, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, số công nhân trong máng được bố trí như
sau:
Bộ phận hầm tàu : 02 người
Bộ phận cầu tàu : 02 người (nếu thực hiện phương án 3, 4 với công cụ mang hàng
là khung chụp tự động thì số nhân công này không cần).
Bộ phận tín hiệu : 01 người.

1.3.4 Xác định các bước công việc:
Theo vị trí thực hiện của các phương án xếp dỡ đã nêu nhìn chung có 3 bước công
việc cần phải làm để hoàn thành một phương án xếp dỡ:
Bước công việc cầu tàu.
Bước công việc di chuyển giữa cầu tàu và bãi.
Bước công việc trong bãi.
Trong t
ừng bước công việc lại có các thao tác và các động tác chi tiết để đảm bảo thời
gian xếp dỡ là ngắn nhất.

Trang 18

B
ước công việc cầu tàu gồm: các thao tác cẩu container từ tàu lên bến; phụ cẩu
trên tàu, trên bến.
Bước công việc di chuyển gồm: thao tác vận chuyển container có hàng hoặc rỗng
từ bến vào bãi.
Bước công việc trong bãi gồm: thao tác nâng/hạ container di dời, đảo chuyển, thao
tác đóng/rút ruột container ở kho CFS
.

1.3.5 Công cụ mang hàng:
Bao gồm các loại:
a. Ngáng chụp container:
- Loại 20’với kích thước : 6,09m x 2,438m
Tải trọng cho phép : 24 T
Tự trọng : w = 2 T

- Loại 40’ với kích thước : 12,19m x 2,438m
Tải trọng cho phép : 38 T.
Tự trọng : w = 3 T
- Số lượng: Mỗi máng 01 ngáng 20’ và 01 ngáng 40’.
b. Bộ móc:
- Mỗi bộ gồm 4 dây cáp.
Tải trọng cho phép mỗi sợi cáp: 10T (loại 40’), 7,5T (loại 20’)
Tải trọng tổng cộng cho phép 1 bộ móc 40T (loại 40’), 30T (loại 20’)
Cáp phụ: Có các loại dài 2 m và 3 m; loại có gắn gù phụ và loại có khoen dây.
c. Maní
d. Thang cây, thang nhôm: Dài từ 3m đến 4m.
Nếu sử dụng móc cáp làm hàng: dùng 2 thang (1 ở trên tàu và 1 ở cầu tàu)

Nếu sử dụng ngáng làm hàng dùng 1 thang để trên cầu tàu (khi làm hàng nhập) hoặc trên
tàu (nếu làm hàng xuất).
e. Dây mồi, móc đáp
Dài 1,5 – 2 m đối với móc đáp; dài 2 - 3 m đối với dây mồi.
Nếu dùng ngáng làm hàng: sử dụng móc đáp trên cầu và cầu tàu.
Nếu dùng cáp: sử dụng một móc đáp ở trên cầu tàu (khi làm hàng nhập hoặc trên tàu khi
làm hàng xu
ất).
Trang 19

Các lo
ại ngáng chụp, càng nâng gắn với các thiết bị nâng hạ trên bãi:
Qui cách các loại dụng cụ trên đều phải theo tiêu chuẩn và được kiểm duyệt bởi cơ
quan đăng kiểm và thanh tra kỹ thuật.
Số lượng công cụ từng loại phụ thuộc vào kế hoạch xếp dỡ, số máng làm việc và yêu
cầu trong quá trình sản xuất, đồng thời phải có dụng cụ dự trữ.

1.3.6 Cách thức mang hàng:
Đối với container có hàng:
Thiết bị tiền phương: Phải dùng ngáng chuyên dụng.
Thiết bị hậu phương: Dùng xe chụp (Reach Stacker) hoặc xe nâng (Forklift Truck).
Đối với việc làm bằng xe xúc (Forklift) có qui định riêng.
Đối với container rỗng:
Dùng xe nâng (Forklift).
Dùng ngáng chuyên dụng,
Dùng móc cáp
Qui định khi dùng Forklift:
Các container sau đây không được dùng phương pháp mang hàng bằng “Forklift” (bằng
càng nâng).
Container 40’các loại (kể cả có hàng và rỗng).

Container 20’: Chiều cao nhỏ hơn 8 feet hoặc thuộc loại có mã kiểu 70 – 79; 80 - 89
(kể cả có hàng hoặc rỗng).
Ngoài ra còn cách mang hàng đối với những container quá khổ hoặc container loại khác
mà không sử dụng bằng ngáng được: Đó là cách sử dụng cáp phụ.

1.3.7 Diễn tả qui trình:
a. Phương án 1, 3, 5, 6
Tại tàu: gồm các thao tác sau:
Trước khi làm hàng công nhân tiến hành tháo chằng buộc.
Khi cần cẩu hạ công cụ mang hàng (bộ ngáng chụp container) chỉ cách container
khoảng 0,5m thì công nhân dùng móc đáp điều khiển cho các khoá của ngáng ăn khớp vào
các góc lắp ghép trên của container.
Đóng khóa cố định vào container.
Công nhân vào v
ị trí an toàn và cần trục nâng mã hàng lên. Nếu làm hàng bằng móc
cáp thì thao tác thứ hai, ba sẽ là:
Trang 20

Khi c
ần cẩu hạ bộ móc cáp nằm trên mái container, hai công nhân sẽ đưa 4 móc vào 4
góc lắp ghép của container sao cho đầu móc câu hướng ra ngoài.
Tại cầu tàu:
 Theo phương án 5, 6
Xe đầu kéo được đưa đến vị trí xếp hàng.
Cần trục hạ hàng xuống rơ-moóc của xe.
Khi container ở độ cao cách sàn xe khoảng 0,5m, hai công nhân dùng moóc đáp điều
chỉnh đưa container nằm vào đúng vị trí trên rơ-moóc.
Tháo khoá của ngáng chụp (còn đối với những ngáng tự động đóng mở thì không phải
thực hiện thao tác này).
Cần trục nâng ngáng ra khỏi container.

Đầu kéo nhận đủ container sẽ di chuyển rời khỏi cảng rề kho của chủ hàng.
Nếu làm hàng bằng bộ móc cáp thì thao tác 4, 5 tại cầu tàu sẽ là:
Khi container nằm cố định trên rơ-moóc, công nhân sẽ tháo móc cáp ra khỏi
các góc lắp ghép của container cần trục sẽ nâng bộ cáp khỏi container.
 Theo phương án 1, 3
Cần trục hạ container xuống cầu tàu, xe nâng chờ ở vị trí bên ngoài khu vực đặt mã
hàng, công nhân móc đáp điều chỉnh cho container nằm trên mặt cầu tàu.
Khi container nằm ổn định trên cầu tàu, khóa gù của ngáng chụp được mở ra (nếu
dùng ngáng tự động thì không có thao tác này)
Cần trục nâng ngáng chụp lên quay về phía hầm hàng để cẩu mã hàng tiếp theo.
Xe nâng làm nhiệm vụ nâng container và di chuyển vào bãi.
Tại bãi:
Đến đúng vị trí lưu bãi cho mã hàng này, xe nâng sẽ hạ mã hàng xuống và quay trở lại
cầu tàu cho mã hàng tiếp theo.
b. Phương án 2, 4
Tại tàu: như phương án 1, 3, 5, 6
Tại cầu tàu: như phương án 5, 6 nhưng đầu kéo sẽ vận chuyển mã hàng vào bãi xếp
hàng.
Tại bãi: như phương án 1, 3

1.3.8 Nhận xét về các phương án xếp dỡ cho qui trình công nghệ xếp dỡ
container của cảng
Trang 21

a. Ph
ương án 1
Ưu điểm
Thiết bị tiền phương là cẩu tàu nên cẩu bờ của cảng có thể được dùng để làm hàng cho
tàu khác.
Nhược điểm

Hiệu quả của phương án phụ thuộc nhiều vào năng suất làm hàng của cẩu tàu.
Việc bố trí xe nâng đưa mã hàng vào bãi có thể gây mất an toàn cho hàng hoá và cho cả
xe nâng, đồng thời tốc độ di chuyển thấp nên có thể xảy ra tình trạng thiết bĩ tiền phương phải
chờ.
b. Phương án 2
Ưu điểm
Như phương án 1
Phương án sẽ đạt được hiệu quả nếu các phương tiện, thiết bị làm hàng phối hợp với
nhau nhịp nhàng vì đầu kéo chassi là phương tiện có tính cơ động cao.
Nhược điểm
Năng suất làm hàng của cẩu tàu sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của qui trình nếu năng
suất này không đạt đạt được yêu cầu.
Số lượng đầu kéo bố trí ứng với một cẩu tàu nếu không đủ cũng sẽ làm giảm năng suất
của qui trình.
c. Phương án 3
Ưu điểm:
Thiết bị tiền phương là cẩu bờ có năng suất làm hàng cao nên đảm bảo giải phóng tàu
nhanh nếu thiết bị hậu phương phối hợp nhịp nhàng.
Nhược điểm:
Như nhược điểm thứ hai của phương án 1.
d. Phương án 4
Ưu điểm:
Như ưu điểm của phương án 3 và ưu điểm thứ hai của phương án 2.
Nhược điểm:
Như nhược điểm thứ 2 của phương án 2.
e. Phương án chuyển thẳng 5, 6
Ưu, nhược điểm:
Trang 22

N

ếu việc bố trí đầu kéo/xe tải hợp lý, tránh để thiết bị tiền phương phải chờ thì ưu điểm
của phương án chuyển thẳng rất cao vì phương án này được cơ giới hoá 100% và giúp giải
quyết tình trạng bãi bị quá tải.

1.3.9 Lựa chọn quy trình phù hợp với cảng Nhà Rồng Khánh Hội:
Nhìn chung, với trang thiết bị như hiện có ở cảng Nhà Rồng Khánh Hội, sử dụng xe
nâng để thực hiện công việc xếp dỡ container là hợp lí nhất vì hiện nay cảng là một cảng tổng
hợp phục vụ cho nhiều loại hàng, thiết bị tiền phương với 3 cẩu bờ đảm bảo cho hoạt động
khai thác tàu của cảng đạt yêu cầu, sử dụng xe nâng có thể xếp dỡ container nhưng vẫn có thể
xếp dỡ cho các loại hàng khác được không như các loại thiết bị chỉ chuyên dùng xếp dỡ
container chẳng hạn như cẩu khung.
Tuy nhiên nếu lượng hàng container qua cảng ngày càng tăng lên hay khi hướng phát
triển của cảng là trở thành bến container chuyên dùng thì việc bốc dỡ bằng xe nâng dường
như sẽ không hợp lí nữa vì nhược điểm của hệ thống bốc dỡ này là xe nâng không phù hợp
cho phương thức bốc xếp theo phương ngang nên diện tích bãi chứa sẽ phải cần nhiều hơn so
với việc sử dụng khung cẩu bãi mặt nền bãi chứa cũng phải chịu tải trọng lớn do áp lực ở các
bánh xe lớn dẫn đến kết cấu bãi chứa.
Lúc đó vấn đề đặt ra là sẽ đầu tư thiết bị chuyên dùng xếp dỡ container; mở rộng diện
tích bãi; hay tận dụng cải tạo những gì hiện có. Câu trả lời là hoàn toàn phụ thuộc vào lưu
lượng hàng container thông qua của đất nước, của khu vực mà cảng hoạt động và sự hoạch
định chiến lược phát triển của bộ máy lãnh đạo cảng. So sánh ưu, nhược điểm của các
phương án xếp dỡ thì án 2, 4, 5, 6 là những phương án mang lại hiệu quả, phù hợp nhất với
điều kiện của cảng Nhà Rồng Khánh Hội hiện nay.
Tuy nhiên để quy trình luôn đạt hiệu quả mong muốn thì một số kiến nghị sau thiết
nghĩ cảng cũng cần lưu tâm:
Năng suất làm hàng của xe nâng chụp cao hơn so với năng suất của xe nâng chạc,
đồng thời diện tích bãi cần thiết cho lọai xe này hoạt động cũng ít hơn nên quá trình làm hàng
container ở bãi chỉ nên dùng loại này, còn loại xe nâng chạc thì nên dùng cho việc xếp dỡ ở
kho CFS, container rỗng và các lọai hàng bách hoá khác.
Cần quy hoạch bãi chứa hợp lí.

Việc lưu chuyển chứng từ của hoạt động giao nhận hiệu quả cũng sẽ góp phần tăng
hiệu quả cho quy trình.
Trang 23

Vi
ệc tính toán xây dựng quy trình công nghệ xếp dỡ chủ yếu dựa vào số liệu thống kê,
dựa vào kinh nghiệm và căn cứ vào tình hình cụ thể của cảng ở một giai đoạn nhất định cho
nên trong quá trình thực hiện cảng cũng cần theo dõi để phát hiện những bất hợp lí của quy
trình và tiến hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi lại quy trình cho phù hợp với tình hình của
cảng.
Với số lượng phương tiện vận chuyển giữa cầu tàu và bãi (8 đầu kéo, tỉ lệ phân bổ cho
cẩu bờ là 3 đầu kéo phục vụ cho một cẩu khi làm hàng container) còn ít.
Thiết bị nâng, hạ bãi cho quá trình làm hàng container của cảng chỉ có xe nâng thì
trách nhiệm của phòng bảo trì để đảm bảo cho phương tiện, thiết bị, công cụ luôn ở tình trạng
hoạt động tốt cần phải được tăng cao hơn nữa. Bên cạnh đó việc thay thế các thiết bị cũ, năng
suất kém cũng là một điều cần nên làm.
Việc học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ các cảng khác trong khu vực, trên thế giới, ở các
nước phát triển cũng là một điều hết sức cần thiết nhằm giúp tránh được những rủi ro mà các
cảng khác đã có kinh nghiệm trải qua.

1.4 Những qui định về an toàn lao động
Cần có các thông tin về cầu tàu, sức nâng, tầm với, tình trạng hoạt động của cần cẩu
trong cảng…
Khi bắt đầu làm hàng, việc tháo chằng buộc đối với hàng nhập được thực hiện từ phía
bờ ra sông và hàng xuất thì chằng buộc từ phía sông vào phía bờ để khi cẩu làm việc mã hàng
thì tháo chằng buộc cho mã hàng đó. Không được tháo trước.
Khi làm hàng hạn chế tối đa việc đi lại ở hành lang dọc tàu.
Phải dùng ngáng chuyên dùng để làm hàng, trừ container rỗng và những mã hàng đặc
biệt được phép dùng móc nhưng phải theo đúng qui định và dưới sự chỉ đạo của trực ban điều
độ tàu.

Cần trục không được nâng container khi chưa móc đủ 4 chốt khóa của khung ngáng hay
4 móc cáp của bộ móc vào các góc lắp ghép trên của container.
Khi mã hàng đã được hạ ổn định và cáp đã chùng toàn bộ thì mới tiến hành tháo cáp,
tháo ngáng ra khỏi mã hàng.
Việc xếp và dỡ hàng trên tàu phải theo đúng qui định – lưu ý độ ổn định và cân bằng
của tàu; dỡ hàng từ cao xuống thấp; từ hai bên đều vào giữa.
Công nhân tín hiệu phải nắm rõ những nội dung làm tín hiệu và phải thao tác thuần
th
ục.
Trang 24

Thi
ết bị vận chuyển khi di chuyển trong cảng phải theo đúng qui định đường di chuyển.
Các thao tác làm hàng trong bãi cần thực hiện cẩn thận, tránh va chạm giữa thiết bị với
mã hàng.
Tóm lại, những quy định trên đây chưa hoàn toàn đầy đủ, trong quá trình làm hàng các bộ
phận trong dây chuyền công nghệ xếp dỡ phải thực hiện đầy đủ các qui tắc về an toàn lao
động liên quan đến công việc của mình để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, người xung
quanh và an toàn cho hàng hoá, thiết bị.
Trang 25

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
THIẾT BỊ XẾP DỠ

2.1 Tình hình khai thác thiết bị xếp dỡ container tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội
- Hiện tại, tại các bãi container rỗng của Cảng sử dụng chủ yếu là xe nâng để xếp dỡ
container.
- Có 3 loại xe nâng phục vụ xếp dỡ:
+ Stacker (Empty container Handler) : 2 xe.
+ Reach Stacker : 5 xe.

+ Forklift Truck : 4 xe. (loại này rất ít khi sử dụng)
* Bước công việc vận chuyển:
Thao tác 1: (vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi)
 Động tác 1: stacker hay reach-stacker tại cầu tàu chạy tới gần container.
 Động tác 2: stacker hay reach-stacker mở càng kẹp và kẹp vào container.
 Động tác 3: nâng hay gắp container lên.
 Động tác 4: chạy tới xe vận chuyển container.
 Động tác 5: đặt container vào 4 gù của xe sau đó nhả kẹp ra.
 Động tác 6: cho xe chạy vào bãi.
Thao tác 2: (nâng/hạ container xuống bãi)
 Động tác 1: stacker hay reach-stacker trong bãi chạy lại gần xe vận chuyển.
 Động tác 2: stacker hay reach-stacker mở càng kẹp và kẹp vào container.
 Động tác 3: nâng hay gắp container lên.
 Động tác 4: chạy ra xa xe vận chuyển và quay vòng chạy xe vào bãi container.
 Động tác 5: hạ container xuống bãi.
 Động tác 6: cho xe vận chuyển chạy không hàng ra cầu tàu.
Các thiết bị dùng trong bước công việc công nghệ này là: tugmaster, chassis, stacker,
Reach stacker.
- Khi dùng Tugmaster (đầu kéo) để vận chuyển thì ta có thể lưu tạm container tại cầu tàu hay
trong bãi, khai thác đơn giản, uyển chuyển nhưng tiến độ làm hàng chậm hơn, cự ly vận
chuyển xa, chỉ vận chuyển được trong nội bộ cảng.
- Khi dùng chassis thì có thể vận chuyển container ra ngoài bãi cảng, khai thác đơn giản, uyển
chuy
ển thời gian làm hàng ngắn nhưng cự ly vận chuyển cầu bãi xa, không thể lưu tạm
container được tại cầu tàu hay trong bãi.

×