Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

nâng cao chất lượng giảng dạy môn đaọc đức lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.8 KB, 25 trang )

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học đạo đức ở tiểu học nhằm mục đích góp phần hình thành ở học sinh
những hành vi và thói quen hành vi đạo đức, từ đó góp phần hình thành ở các em
những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng nhân cách của người cơng nhân, người
lao động có khả năng hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng xã hội.
Để thực hiện được mục đích này,vai trò của thầy cơ giáo có vị trí quan trọng.
Đối với học sinh tiểu học, thầy giáo cơ giáo ln là tấm gương cho học sinh noi
theo. Người giáo viên tiểu học phải hồn thành nhiệm vụ:Bồi dưỡng cho các em
kiến thức sơ đẵng và định hướng giá trị đạo đức về các chuẩn mực hành vi đạo đức
phù hợp chuẩn mực hành vi đó. Bởi vì học sinh tiểu học rất dễ bắt chước, nếu hành
vi tốt được lặp lại nhiều lần trở thành thói quen sẽ khắc sâu vào tâm trí làm vốn ý
thức của bản thân. Từ đó các em dễ phân biệt cái thiện với cái ác, cái tốt với cái
xấu, cái chính nghĩa với cái phi nghĩa, điều nên làm và khơng nên làm, nên tiết
kiệm và khơng nên xa xỉ, biết tự hào về khí phách anh hùng của dân tộc u q
hương u thiên nhiên đất nước và thêm u cuộc sống. Từ đó các em có ý thức
vươn lên trong học tập.
Để dạy tốt mơn đạo đức, việc tăng cường rèn luyện thực hành biến những hành
vi, hành động tích cực thành thói quen diễn ra một cách tự động của học sinh thì
u cầu người giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học tốt tạo sự chú ý và gây
hứng thú cho học sinh trong q trình học tập.
Thực trạng hiện nay về đạo đức của học sinh đang là nỗi trăn trở lo lắng của
tồn xã hội mà nhất là đối với ngành giáo dục.vì thế mà bao năm qua tơi ln cố
gắng đầu tư tìm hiểu nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm về thực chất đạo đức của
học sinh lớp mình dạy nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất trong việc góp phần
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 1 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh. Đó chính là lý do mà tơi chọn đề tài
này.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH


1. Thuận lợi
- Học sinh đi học đều có đầy đủ sách tập và dụng cụ học tập.
- Đa số các em rất thích học tiết luyện tập thực hành của mơn đạo đức
- Phần lớn HS biết vâng lời thầy cơ giáo, thích tìm tòi cái mới cái hay trong chuẩn
mực đạo đức.
Về phía nhà trường ln được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường cũng
như đồng nghiệp. Nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho học
sinh. ln khuyến khích GV nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. khó khăn :
Trong lớp còn nhiều đối tượng học sinh nên việc nhận thức của các em khơng
đồng đều, một số nhận thức còn chậm dẫn đến hạn chế trong học tập.
Một số gia đình học sinh làm nghề nơng, làm th làm mướn, ít quan tâm đến
việc học tập của các em mà phó mặc cho nhà trường.
Trẻ bắt chước nhanh những tác động của xã hội, khả năng tư duy phân biệt hành
vi phải trái của một số em chưa cao.
II. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Học sinh lớp 4A4 – Trường tiểu học Phước Vĩnh A.
Tổng số học sinh:36/22 nữ
B NỘI DUNG
I. NHỮNG KHĨ KHĂN KHI GIẢNG DẠY TIẾT LUYỆN TẬP THỰC
HÀNH MƠN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ
KHĂN
1. Những khó khăn:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 2 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4

Là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4, trong những
năm qua bản thân tơi ln gặp nhũng khó khăn sau:
Học sinh ý thức đạo đức và năng lực định hướng giá trị đạo đức còn hạn chế nên
xúc cảm đạo đức và và tình cảm đạo đức tương ứng còn nghèo nàn, hạn chế và đặc

biệt là hành vi tương ứng còn mang tính chất hình thức hoặc thậm chí khó hình
thành được hoặc rơi vào tình trạng sai lệch.
Một số học sinh còn e ngại khi đối diện với thực tế, suy nghĩ đúng nhưng hành
động lại sai lệch; có em nói được nhưng hành động lại khơng chuẩn mực. Thậm
chí có em khơng chịu nhìn nhận đánh giá bản thân mình còn sai, chưa tốt. Chính vì
thế nên khó hình thành được chuẩn mực hành vi đạo đức thành thói quen đạo đức.
Mặc dù giáo dục tư tưởng được lồng ghép vào tất cả các mơn học nhưng thực tế
một tiết dạy chỉ có 35 phút, thầy trò phải tranh thủ lắm mới truyền thụ, nắm bắt
kiến thức tốt từng bài học. Do đó khó có thể dành nhiều thời gian để giáo dục sâu
tư tưởng cho học sinh. Ở mơn đạo đức 1 tuần các em cũng chỉ dược học 1 tiết.
Ngồi ra tài liệu phục vụ giảng dạy mơn đạo đức ở tiểu học nói chung và ở lớp 4
nói riêng còn khan hiếm ( nhất là mẫu rèn luyện, thực hành.) dạy học ở tiết bài mới
đã có mẫu chuyện hay, có tranh vẽ, giáo viên chỉ nghiên cứu làm thêm một số mẫu
hành vi khác còn dạy ở tiết luyện tập, thực hành giáo viên chỉ có sách giáo viên
làm cơ sở dạy học do đó đề dạy tốt tiết luyện tập, thực hành người giáo viên phải
đầu tư rất nhiều thời gian để thiết kế bài dạy: Tham khảo bài dạy, thiết kế mẫu
chuyện, phiếu học tập, hình thức ngoại khóa. Vì thế giáo viên khơng dành thời gian
để thiết kế tốt bài dạy thì tiết học dễ bị khơ khan, học sinh nhàm chán, khơng đạt
được mục tiêu bài giảng.
Trước cơ chế thị trường mở cửa, cuộc sống và nhu cầu cuộc sống của con người
đang đi lên mạnh mẽ, đã có khơng ít những tác động tiêu cực làm sa sút nhân cách
đạo đức con người, trong đó có cả học sinh chúng ta.hoặc ở gia đình cha mẹ q
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 3 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
nng chiều con cái cũng là khó khăn lớn cho giáo dục đạo đức học sinh ở nhà
trường.
Tuy có nhiều khó khăn, song với trách nhiệm người giáo viên người được xã hội
giao trọng trách hình thành nhân cách cho học sinh theo mục tiêu giáo dục, làm
theo lới Bác “Vì lợi ích trăm năm trồng trồng người”, bản thân tơi đã ln cố gắng
tìm hiểu nhiều về đề tài này để có vốn kiến thức, kinh nghiệm am hiểu các em hơn

và tạo uy tín đối với các em qua từng tiết dạy đạo đức.
2) Biện pháp khắc phục
a) Định hướng cho các em hiểu được vai trò, ý nghĩa thực tế của mơn đạo
đức:
- Các em sẽ được bồi dưỡng những hành vi đạo đức trong các mối quan hệ hằng
ngày:
+ Mối quan hệ với những người xung quanh (Ơng bà, cha mẹ, thầy cơ, bạn bè),
được học qua các bài: “Hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ”, “Biết ơn thầy giáo, cơ giáo,

+ Mối quan hệ cơng việc (học tập, lao động,…) được học qua các bài: “Trung thực
trong học tập”; “Vượt khó trong học tập”, “Biết ơn người lao động”,…
+ Mối quan hệ với tài sản xã hội, các di tích lịch sử văn hóa(trường học, nơi cơng
cộng…) được học qua các bài: “Giữ gìn các cơng trình cơng cộng”, …
+ Mối quan hệ với bản thân (Trung thực, thật thà, tự kiềm chế,…) được học qua
các bài: “Tiết kiệm tiền của”, “tiết kiệm thời giờ”,…
- Giúp các em hiểu được các mối quan hệ này liên quan mật thiết với nhau trong
cuộc sống khơng nên xem nhẹ bất cứ mối quan hệ nào. Bởi vỉ các mối quan hệ này
giúp ta hồn thiện ý thức hình thành nhân cách chuẩn mực.
- Định hướng cho các em chuyển hóa những kĩ năng thành những hành vi tương
ứng phù hợp với những chuẩn mực hành vi được học, các em tự ý thức được: Được
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 4 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
làm gì? Phải làm gì? Những gì khơng được làm ? Chịu tránh nhiệm như thế nào
khi sai phạm?
- Để giúp các em định hướng đúng cho xử sự của bản thân trong nhiều mối quan hệ
trên, nội dung và phương pháp mơn đạo đức sẽ là cơng cụ đảm bảo giáo dục đạo đức.
b) Sự nhiệt tình của giáo viên
- Dành nhiều thời gian nghiên cứu thiết kế bài dạy và chọn lọc phương pháp dạy
học phù hợp với dặc trưng bộ mơn, với nội dung từng bài dạy, với từng đối tượng
học sinh.

- Ln tham khảo tài liệu, nắm bắt các thơng tin đại chúng. Ln tìm hiểu tâm tư
tình cảm, hồn cảnh của từng em để gần gũi, chia sẽ với các em, tạo niềm tin cao
nhất đối với các em, biết tơn trọng các em.
c) Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả ba mơi trường giáo dục:
- Trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh tiểu học, quan hệ giữa gia đình - nhà
trường - xã hội là mối quan hệ khăng khít, biện chứng khơng thể tách rời. Sự liên
lạc thơng tin kịp thời cho nhau về tình hình phát triển của trẻ giúp mỗi bên có
những biện pháp giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả và thấy được những hạn chế để
kịp thời điều chỉnh.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT LUYỆN TẬP THỰC HÀNH MƠN
ĐẠO ĐỨC LỚP 4:
1.Một số chú ý khi xây dựng phương pháp dạy học mơn đạo đức:
- Người giáo viên tiểu học phải ln coi trọng vị trí của mơn đạo đức, trong q
trình hình thành ở học sinh hệ thống những hành vi và thói quen hành vi đạo đức
nói riêng và những nhân cách nói chung. Giáo viên phải ln u mến và và say
mê giảng dạy mơn đạo đức cũng như đối với những mơn học khác; ln có ý thức
đúng đắn trong q trình nghiên cứu phương pháp dạy học , khơng có thái độ coi
nhẹ hay xem thường.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 5 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4

-Khi xây dựng phương pháp dạy học bản thân tơi ln chú trọng xây dựng trên
những ngun tắc sau:
Đảm bảo với mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đảm bảo cho học sinh hình thành được những hành vi ứng xử trong các mối quan
hệ hàng ngày.
Đảm bảo sự thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong hành vi ứng
xử.
Đảm bảo tính cụ thể và tính vừa sức của các chuẩn mực hành vi đạo đức .
Đảm bảo tính phát triển theo cấu trúc đồng tâm của các chuẩn mực hành vi đạo

đức giữa lớp dưới và lớp trên.
Khi thiết kế bài dạy tơi ln chú trọng:
-Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp và phương tiện nhằm chuyển tải
được nội dung đã xác định, thực hiện được những mục tiêu của bài học.
-Lựa chọn,vận dụng phối hợp các hình thực dạy học thích hợp.
-Khai thác và phân tích những kinh nghiệm của bản thân cũng như của các đồng
nghiệp có liên quan đến việc nghiên cứu.
- Ln thực hiện tốt phương châm “Lý luận đi đơi với thực tiễn, lý thuyết đi đơi
với thực hành”
2. Một số biện pháp cụ thể:
- Các phương pháp và hình thức dạy học mơn đạo đức rất phong phú , đa dạng. Sau
đây tơi xin được phép trình bày một số phương pháp mà bản thân tơi đã ln áp
dụng trong dạy học mơn đạo đức trong những năm qua, đã có nhiều ưu điểm trong
việc phát huy tính tích cực của học sinh, nhất là đối với tiết luyện tập - thực hành.
Phương pháp đàm thoại:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 6 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Ở tiết luyện tập, thực hành phương pháp này được vận dụng như là biện pháp của
các phương pháp khác (đánh giá, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đóng vai, trò
chơi…)
a) Đặc điểm:
- Giáo viên dựa vào những hiểu biết có sẵn của học sinh, đặt ra một hệ thống câu
hỏi gợi mở kích thích để học sinh liên tưởng giữa điều đã biết với thực tiễn, hình
thành ở các em ý tưởng mới, đề xuất cách giải quyết những mâu thuẩn để học sinh
hiểu vấn đề đạo đức.
b) Cách vận dụng (các bước tiến hành):
- Qua một số câu hỏi gợi mở, giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước học
sinh cả lớp hoặc trước nhóm để học sinh suy nghĩ.
+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến.
+ Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu trên bảng, khơng loại trừ một số ý kiến nào, trừ

trường hợp trùng lặp.
+ Phân loại các ý kiến.
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng.
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và hỏi xem các em còn thắc mắc hay bổ sung ý
kiến gì khơng.
c) Những điều chú ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn.
+ Tất cả các ý kiến đều được giáo viên hoan nghênh, chấp nhận một cách khéo léo,
tế nhị mà khơng cần phê phán đúng sai.
+ Giáo viên tổng kết ngắn gọn.
Phương pháp thảo luận nhóm:
a) Đặc điểm:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 7 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Đây là phương pháp được sử dụng nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ
động vào q trình học tập, học sinh có thể chia sẽ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải
quyết một vấn đề, một tình huống đạo đức.
b) Cách vận dụng:
* Bước 1: Chuẩn bị
+ Xây dựng phiếu học tập (bài tập đánh giá hành vi đạo đức nào đó hay xử lí tình
huống đạo đức)
+ Chuẩn bị sẵn phiếu thảo luận.
+ Dự kiến thời điểm, thời gian dành cho thảo luận.
* Bước 2: Tiến hành thảo luận
+ GV nêu vấn đề hướng dẫn cho học sinh thảo luận.
+ GV chia lớp thành các nhóm gồm 4-6 HS, phát phiếu
+ Các nhóm tiến hành thảo luận
+ GV theo dõi, khích lệ mọi thành viên trong nhóm cùng đóng góp ý kiến, đi đến
thống nhất chung trong nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề trước lớp, các nhóm khác nêu ý

kiến, thắc mắc hoặc bổ sung.
+ GV tổng kết ngắn gọn ý kiến đúng, tun dương khen ngợi các nhóm có tinh
thần, thái độ làm việc tốt.
c) Một số điều chú ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học và với trình độ của lớp, của từng
nhóm.
+ Ln linh hoạt thay đổi trong việc chia nhóm nhằm tạo điều kiện cho mỗi em
được chỉ huy điều khiển hoạt động nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn bó, đồn kết.
+ Chia nhóm theo lực lượng tương đương nhau, tạo ra sự đồng đều giữa các nhóm
và giao việc phù hợp với mỗi nhóm.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 8 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
Phương pháp nêu gương:
a) Đặc điểm:
- Dùng những tấm gương mẫu mực cụ thể, sống động để giáo dục cho học sinh qua
việc kích thích các em bắt chước những mẫu hành vi đó, các em biết vận dụng
hành vi mẫu mực đã học vào hồn cảnh cụ thể của mình.
b) Cách vận dụng:
* Bước 1: Chuẩn bị
+ GV dự kiến về tấm gương: căn cứ vào bài học đạo đức, đặc điểm tâm sinh lí của
học sinh, tình hình thực tế để lựa chọn tấm gương phù hợp. Xác định rõ tấm gương
đó là ai? Sẽ minh họa cho chuẩn mực hành vi đang học là những hành vi nào? Cần
kích thích học sinh bắt chước cái gì, điều gì ở tấm gương đó?
+ Dự kiến thời điểm nêu gương, chuẩn bị trực quan liên quan đến tấm gương (nếu
cần). Ví dụ: Bài “Vượt khó trong học tập” có thể nêu gương (Nguyễn Ngọc Ký,
gương của những bạn học sinh trong trường), giúp các em thấy được đức tính kiên
trì, bền bỉ vượt khó trong học tập của những tấm gương đó.
+ Học sinh tự tìm những tấm gương xung quanh, những nhân vật tích cực trong
các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí,…
* Bước 2: Tiến hành

+ Sử dụng phương pháp này khi liên hệ thực tế.
+ GV giúp học sinh hiểu rõ tấm gương, hành vi chuẩn mực của những tấm gương
đó và cố gắng học tập noi theo.
c) Một số điều chú ý khi sự dụng phương pháp này:
+ Nên chọn những tấm gương gần gũi với cuộc sống của các em.
+ Khai thác cả những tấm gương tốt lẫn những tấm gương chưa tốt, song những
tấm gương tốt là cơ bản, những tấm gương chưa tốt phải giúp các em rút ra được
kết luận tích cực.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 9 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
+ GV ln là tấm gương sinh động, mẫu mực đối với học sinh.
Phương pháp đóng vai:
a) Đặc điểm:
+ Rèn luyện học sinh thực hành ( làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một
tình huống đạo đức giả định.
+ Giúp học sinh thực hành những kỹ năng trong mơi trường an tồn, được giám sát
trước khi xảy ra các tình huống thực.
+ Gây được hứng thú và chú ý của người học.
+ Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.
+ Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của người đọc theo hướng định trước.
+ học sinh sẽ thấy ngay tác dụng và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai
diễn.
b) Cách vận dụng:
* Bước 1: Chuẩn bị
+ Tên trò chơi, những nhân vật trong trò chơi, diễn biến tình huống đạo đức theo
kịch bản.
+ Xây dựng kịch bản: GV xây dựng hoặc GV gợi ý cho học sinh tự xây dựng.
Ví dụ: Bài “Hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ” GV có thể đưa ra tình huống, u cầu
học sinh tự xây dựng kịch bản (bà ngoại đang ốm, bố mẹ đi vắng chỉ có hai chị em
ở nhà, hai chị em thay nhau chăm sóc bà,…)

+ Chuẩn bị vật dụng liên quan đến kịch bản.
+ GV dự kiến thời gian dành cho trò chơi.
* Bước 2: Tiến hành
+ GV giới thiệu tên kịch bản hoặc tình huống.
+ Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản, phân vai.
- Mỗi nhóm sẽ xây dựng theo ý kiến chung của nhóm.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 10 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Mỗi nhóm sẽ tự phân cơng vai diễn.
+ Các nhóm lên đóng vai, lớp theo dõi.
+ Học sinh lớp nhận xét, đánh giá , rút ra bài học.
+ GV nhận xét chung.
c) Một số điều cần chú ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Tình huống phải có tính mục đích rõ ràng.
+ Tình huống phải dễ đóng vai, khơng nên q phúc tạp.
+ Mọi học sinh đều được tham gia vào q trình thảo luận, xây dựng kịch bản,
được đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong lớp. Nên khích lệ
học sinh nhút nhát tham gia.
+ Trong khi các nhóm thảo luận, GV đến từng nhóm quan sát, lắng nghe, kịp thời
phát hiện những khó khăn, lúng túng của học sinh để có sự hổ trợ, giúp đỡ, điều
chỉnh kịp thời.
+ Những lần đầu học sinh thực hiện phương pháp này, GV giúp học sinh bình tĩnh,
tự tin và ln cố gắng, tự nhiên cố gắng hết khả năng để nhập vai, hạn chế việc
cười nói khi các nhóm diễn.
+ Sửa đổi ngay thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của các nhân vật sau khi
học sinh nhận xét , đánh giá.
Phương pháp tổ chức trò chơi:
a) Đặc điểm:
- Thu hút được sự tham gia của học sinh, trong cuộc chơi mọi người đều bình
đẳng, đều cố gắng thể hiện hết mình. Tăng cường hứng thú học tập, nâng cao sự

chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lí mệt mỏi trong q trình nhận thức và còn là
biện pháp để rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, cũng cố và phát triển khả
năng tự tin của các em trong học tập và trong hoạt động xã hội.
b) Cách vận dung:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 11 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
* Bước 1: Chuẩn bị
+ Lựa chọn những trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với nội dung u cầu bài
học.
+ Thầy và trò có thể dực trên nội dung bài học để sáng tạo ra trò chơi mới. Có thể
tổ chức cho các em dạng trò chơi như: tiếp sức, ai nhanh hơn ai, bơng hoa điểm tốt,
hoặc hái hoa dân chủ,
Ví dụ: Bài “Tiết kiệm thời giờ” có thể hướng dẫn học sinh trò chơi hoặc ai nhanh
hơn ai.
- Trò chơi tiếp sức : Mỗi nhóm 4-5 em sẽ được giao chung một cơng việc.
* Bước 2: Tiến hành
+ GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi.
+ GV lựa chọn đối tượng chơi hoặc lớp tự chọn.
+ Học sinh tham gia trò chơi, GV và lớp động viên cổ vũ.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV tổng kết, khen gợi, sửa chửa.
c) Phương số đều chú ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Ln nắm rõ và phổ biến đúng mục đích của cuộc chơi (trò chơi để khởi động,
trò chơi thư giản hay để chuyển tải một nội dung bài học.
+ Nắm vững quy tắc chơi, tơn trọng luật chơi.
+ Trò chơi phải dễ dàng tổ chức và dễ thực hiện.
+ Sau ki chơi GV tổng kết lại cho học sinh rõ là đã học được gì qua trò chơi,
+ Sử dụng trò chơi phù hợp với từng nội dung bài và dự kiến trước thời gian dành
cho trò chơi.
Phương pháp rèn luyện:

a) Đặc điểm:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 12 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Tổ chức cho học sinh thực hiện những hành vi, cơng việc trong cuộc sống, sinh
hoạt học tập, lao động hằng ngày theo bài học đạo đức, hình thành trực tiếp những
thói quen đạo đức.
b) Cách vận dụng:
* Bước 1: Chuẩn bị
+ Xác định hành vi, cơng việc học sinh cần thực hiện.
+ Xác điïnh thời điểm, thời gian cơng việc cần thực hiện.
+ Xác định hình thức, đối tượng rèn luyện.
+ Chuẩn bị đồ vật, dụng cụ liên quan đến cơng việc.
Ví dụ: Bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi cơng cơng” có thể tổ chức cho các em vệ sinh
khu vực trường, đường phố, cơng viên,…
* Bước 2: Tiến hành
+ GV nêu rõ mẫu hành vi: tên hành vi, những u cầu cần đạt được trong luyện
tập.
+ GV làm mẫu rõ ràng học sinh quan sát.
+ Học sinh làm sai, giáo viên theo dõi uốn nắn, sửa sai.
+ GV nhận xét đánh giá chung.
c) Một số chú ý khi sử dụng phương pháp này:
+ Nội dung rèn luyện phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng của các em,
mang tình khả thi cao.
+ Tổ chức rèn luyện cho học sinh một cách thường xun, có hệ thống để hình
thành thói quen, tình cảm đạo đức bền vững.
+ Cần sự kiểm tra, giám sát và đánh giá cơng việc rèn luyện của học sinh từ phía
người lớn. Nâng cao vai trò tự quản của các em.
KẾ HOẠCH MỘT BÀI DẠY (2 tiết)
BÀI 1: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 13 Năm học:2009-2010

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS biết
Chúng ta cần phải trung thực trong học tập.
Trung thực trong học tập giúp ta học tập đạt kết quả tốt hơn, được mọi người tin
tưởng, u q. Khơng trung thực trong học tập khiến cho kết quả học tập giả dối,
khơng thực chất, gây mất niềm tin.
Trung thực trong học tập là thành thật, khơng dối trá, gian lận bài làm, kiểm tra.
2. Thái độ:
Dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi trong học tập và thành thật trong học tập.
Đồng tình với hành vi trung thực – phản đối hành vi khơng trung thực.
3. Hành vi:
Nhận biết được các hành vi trung thực, đâu là hành vi dối trá trong học tập.
Biết thực hiện hành vi trung thực – phê phán hành vi giả dối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh vẽ tình huống trong SGK (HĐ1 – tiết 1)
Giấy – bút cho các nhóm (HĐ1 – tiết 2)
Bảng phụ, bài tập
Giấy màu xanh – đỏ cho mỗi HS (HĐ3 – tiết1)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy Hoạt động học
TIẾT 1
Hoạt động 1
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
- GV treo tranh tình huống như SGK, tổ
chức HS thảo luận nhóm:
+ GV nêu tình huống.
+ GV u cầu các nhóm HS thảo luận trả
lời câu hỏi : Nếu em là bạn Long, em sẽ
- HS chia nhóm quan sát tranh trong SGK và thảo

luận.
+ HS lắng nghe.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp ý kiến của
nhóm. Ví dụ :
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 14 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
làm gì ? Vì sao em làm thế ?
- GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
+ u cầu HS trình bày ý kiến của nhóm.
+ Hỏi : Theo em hành động nào thể hiện
sự trung thực ?
+ Hỏi : Trong học tập, chúng ta cần phải
trung thực khơng ?
+ Kết luận : Trong học tập, chúng ta cần
phải ln trung thực. Khi mắc lỗi gì trong
học tập, ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa
lỗi.
+ Em sẽ báo cáo với cơ giáo để cơ giáo biết trước.
+ Em sẽ thơi khơng nói gì để cơ khơng phạt.
- Các nhóm khác tổ bổ sung ý kiến.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS nhắc lại.
Hoạt động 2
SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
- GV cho HS làm việc cả lớp :
+ Hỏi HS : Trong học tập, vì sao phải
trung thực ?
+ Hỏi : Khi đi học , bản thân chúng ta
tiến bộ hay người khác tiến bộ ? Nếu

chúng ta gian trá, chúng ta có tiến bộ
được khơng ?
+ Giảng và kết luận : học tập giúp chúng
ta tiến bộ. Nếu chúng ta gian trá, giả dối,
kết quả học tập là khơng thực chất -
chúng ta sẽ khơng tiến bộ được.
- HS suy nghĩ và trả lời.
+ Trung thực để đạt kết quả học tập tốt.
+ Trung thực để mọi người tin u.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3
TRỊ CHƠI “ ĐÚNG – SAI”
- GV tổ chức cho HS làm việc theo
nhóm.
+u cầu các nhóm nhận bảng câu
hỏi và giấy màu (đỏ – xanh) cho
thành viên mỗi nhóm.
- HS làm việc nhóm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn cách chơi.
+ Các nhóm thực hiện trò chơi : Nội dung các câu :
Câu 1 : Trong giờ học, Minh là bạn thân của em, vì
bạn khơng thuộc bài nên em nhắc bài cho bạn.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 15 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
+ Hướng dẫn cách chơi :
Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình
huống cho cả nhóm nghe.
Sau mỗi câu hỏi, các thành viên giơ
thẻ giấy màu : giơ màu đỏ nếu câu hỏi

tình huống đúng, giơ màu xanh nếu
sai.
Nhóm trưởng u cầu các bạn giải
thích : vì sao đúng, vì sao sai.
Sau khi cả nhóm đã nhất trí đáp án,
thư kí ghi lại kết quả và nhóm chuyển
sang câu hỏi khác.
+ u cầu các nhóm thực hiện trò
chơi.
- GV cho HS làm việc cả lớp.
+ u cầu các nhóm trình bày kết quả
thảo luận của cả nhóm.
+ Khẳng định kết quả : Câu hỏi tình
huống 3, 4, 6, 8, 9 là đúng vì khi đó,
em đã trung thực trong học tập. Câu
hỏi tình huống 1, 2, 5, 7 là sai vì đó là
những hành động khơng trung thực,
gian trá.
Kết luận :
Chúng ta cần làm gì để trung thực
trong học tập ?
Trung thực trong học tập nghĩa là
chúng ta khơng được làm gì ?
+ GV khen ngợi các nhóm trả lời tốt,
động viên các nhóm hoạt động chưa
Câu 2 : Em qn chưa làm bài tập, em nghĩ ra lí do
là để qn vở ở nhà.
Câu 3 : Em nhắc bạn khơng được giở sách vở trong
giờ kiểm tra.
Câu 4 : Giảng bài cho Minh nếu Minh khơng hiểu.

Câu 5 : Em mượn vở của Minh và chép một số bài
tập khó Minh đã làm.
Câu 6 : Em khơng chép bài của bạn khi kiểm tra dù
mình khơng làm được.
Câu 7 : Em đọc sai điểm kiểm tra cho thầy giáo viết
vào sổ.
Câu 8 : Em chưa làm được bài khó, em báo với cơ
giáo để cơ giáo biết.
Câu 9 : Em qn chưa làm hết bài, em nhận lỗi với
cơ giáo.
- Các nhóm HS trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- HS trả lời : Chúng ta cần thành thật trong học tập,
dũng cảm nhận lỗi mắc phải.
- Trung thực nghĩa là : Khơng nói dối, khơng quay
cóp, chép bài của bạn, khơng nhắc bài cho bạn trong
giờ kiểm tra.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 16 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
tốt và kết thúc hoạt động.
Hoạt động 4
LIÊN HỆ BẢN THÂN
- GV tổ chức làm việc cả lớp :
+ Hỏi : Hãy nêu những hành vi của bản
thân em mà em cho là trung thực.
+ Nêu những hành vi khơng khơng trung
thực trong học tập mà em đã từng biết.
+ Hỏi : Tại sao cần phải trung thực trong
học tập ? Việc khơng trung thực trong
học tập sẽ dẫn đến chuyện gì ?

GV chốt lại bài học : Trung thực trong
học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi
người u q, tơn trọng.
“Khơn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”
- HS suy nghĩ, trả lời.
Hướng dẫn thực hành
- GV u cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể
hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện
hành vi khơng trung thực trong học tập.
TIẾT 2
Hoạt động 1
KỂ TÊN NHỮNG VIỆC LÀM ĐÚNG – SAI
- GV tổ chức cho HS làm việc theo
nhóm.
+ u cầu các HS trong nhóm lần lượt
nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành
động khơng trung thực (đã tìm hiểu ở
nhà) và liệt kê theo cách sau (khơng ghi
trùng lặp):
- HS làm việc nhóm, thư kí nhóm ghi lại các kết
quả.
Trung thực Khơng trung thực
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 17 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
(Kể tên các hành động trung thực) (Kể tên các hành động khơng trung thực)
GV tổ chức làm việc cả lớp :
+ u cầu các nhóm dán kết
quả thảo luận lên bảng.
+ u cầu đại diện các nhóm

trình bày.
+ u cầu nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: Đánh dấu vào
các ý đúng và u cầu 1 HS nhắc lại
các ý đúng ở cột trung thực, 1 HS
nhắc lại các ý đúng ở cột khơng trung
thực.
Chốt : Trong học tập, chúng ta cần
phải trung thực, thật thà để mọi người
tiến bộ và được u q.
Các nhóm dán kết quả – nhận xét và bổ sung
cho bạn.
HS trả lời.
HS lắng nghe – nhắc lại.
Hoạt động 2
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
GV tổ chức cho HS làm việc
nhóm.
+ Đưa 3 tình huống (Bài tập 3
– SGK) lên bảng.
+ u cầu các nhóm thảo
luận nêu cách xử lý mỗi tình huống và
giải thích vì sao lại chọn cách giải
quyết đó.
GV tổ chức cho HS làm việc cả
lớp:
Đại diện 3 nhóm trả lời 3 tình huống.
Các nhóm thảo luận : Tìm cách xử lý cho
mỗi tình huống và giải thích vì sao lại giải quyết
theo cách đó.

Đại diện 3 nhóm trả lời :
Chẳng hạn :
+Tình huống1: Em sẽ chấp nhận bị điểm kém
nhưng lần sau em sẽ học bài tốt. Em sẽ khơng chép
bài của bạn.
+ Tình huống2: Em sẽ báo lại cho cơ
giáo điểm của em để cơ ghi lại.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 18 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
+ u cầu các bạn ở các
nhóm khác nhận xét và bổ sung.
+ Hỏi : Cách xử lý của nhóm … thể hiện
sự trung thực hay khơng ?
+ Nhận xét khen ngợi các
nhóm.
+ Tình huống 3 : Em sẽ động viên bạn
cố gắng làm bài và nhắc bạn trong giờ làm bài
em khơng được phép cho bạn chép bài.
Các nhóm khác nhận xét và bộ sung.
HS trả lời.
Hoạt động 3
ĐĨNG VAI THỂ HIỆN TÌNH HUỐNG
- GV tổ chức cho nhóm làm việc.
+ u cầu các nhóm lựa chọn
1 trong 3 tình huống ở BT3 (khuyến
khích các nhóm tự xây dựng tình
huống mới), rồi cùng nhau đóng vai
thể hiện tình huống đó. (Trong lúc các
nhóm tập luyện, GV tới các nhóm
theo dõi và hỗ trợ, giúp đỡ nếu cần).

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Chọn 5 HS làm giám khảo.
+ Mời từng nhóm lên thể
hiện.
+ u cầu HS nhận xét : cách
HS làm việc nhóm, cùng nhau bàn bạc lựa
chọn tình huống và cách xử lý rồi phân chia vai
thể hiện, tập luyện với nhau.
HS làm việc cả lớp.
+ 5 HS làm giám khảo.
+ Các nhóm lần lượt lên thể hiện.
+ Giám khảo cho điểm đánh giá, các HS
khác nhận xét, bổ sung.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 19 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
thể hiện, cách xử lý.
+ Nhận xét, khen ngợi các
nhóm.
+ u cầu 1 HS nhắc lại: Để
trung thực trong học tập ta cần phải
làm gì ?
+ GV kết luận : Việc học tập
sẽ thực sự giúp em tiến bộ nếu em
trung thực.
+ 1-2 HS nhắc lại.
Hoạt động 4
TẤM GƯƠNG TRUNG THỰC
HS làm GV tổ chức cho việc
nhóm.
+ Hỏi : Hãy kể một tấm

gương trung thực mà em biết ? Hoặc
của chính em ?
+ Hỏi : Thế nào là trung thực
trong học tập ? Vì sao phải trung thực
trong học tập ?
+ GV nhận xét giờ học.
HS trao đổi nhóm về một tấm gương trung
thực trong học tập.
Đại diện mỗi nhóm kể trước lớp.
HS trả lời.
3) Vững vàng trên bục giảng để dạy tốt mơn đạo đức:
+ Người GV là thần tượng của học sinh, các em dễ tin, dễ nghe theo lời dạy của
thầy cơ. Đòi hỏi người GV phải kiên trì, gương mẫu, cơng bằng, ân cần và tự chủ.
Phong cách trong sáng, giản dị, có năng lực chun mơn, kiến thức vững vàng,
khơng giao động trước những khó khăn, thử thách, có lập trường tư tưởng vững
vàng, biết khép mình vào tổ chức thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người
cơng dân.
- Để có sự ngưỡng mộ của học sinh đối với giáo viên trong giảng dạy, trên bục
giảng, nhất thiết người giáo viên cần có những quan điểm sau:
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 20 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
+ Thái độ vui tươi, cởi mở, xử sự đúng mực.
+ Khơng làm những điều trái ngược với những gì đã dạy cho các em.
+ Phải có tác phong mẫu mực, lịch sự.
+ Có nhiều kĩ năng, nghệ thuật, cử chỉ đẹp.
_ Vì mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo về các mặt, và
dây cũng là nhân tố quan trọng trong việc hướng dẫn điều khiển q trình giảng
dạy đạt kết quả tốt.
C./ KẾT QUẢ
- Qua những khó khăn gặp phải khi giảng dạy kiến thức đạo đức cho học sinh, tơi

vẫn khơng chán nản, giao động mà cần nhiều nghị lực dể vượt qua, tơi tự nhủ
mình cần phải học hỏi thêm, tự tìm hiểu tư liệu tham khảo và nâng cao nghiệp vụ
của mình để rút ra kinh nghiệm giảng dạy những năm tiếp theo, nhờ đó tơi đã đạt
được kết quả như sau:
Kết quả học lực mơn trong 3 năm:
Năm học Sĩ số HS
Giỏi Khá T.Bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
2006-2007 36 15 41.7 14 38.9 7 19.4
2007-2008 35 15 42.8 12 34.3 8 22.9
2008-2009 36 17 47.2 14 38.9 5 13.9
• Kết quả hạnh kiểm trong 3 năm:
Năm học Sĩ số HS
Thực hiện đầy đủ Thực hiện chưa đầy đủ
SL % SL %
2006-2007 36 36 100 %
2007-2008 35 35 100 %
2008-2009 36 36 100 %
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 21 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Kết quả trên là niềm động viên thơi thúc tơi càng nhiệt huyết nhiều hơn nữa.
Ngồi những gương học tốt điển hình còn rất nhiều em đã thay đổi, sửa đổi tích
cực những hành vi đạo đức, có ý thức cao hơn, biết xử sự đúng chuẩn mực.
Ví dụ: Các em ít còn vi phạm luật giao thơng, khơng nói dối, khơng hoang phí tiền
của, đồ dùng dụng cụ học tập, khơng lười học, phấn đấu cao hơn trong học tập,
biết lễ phép chào hỏi người lớn,…
- Ngày càng có nhiều em trong lớp chăm học hơn, tích cực hơn trong mọi cơng tác
lao động, biết bảo vệ, giữ gìn tài sản của trường lớp, có ý thức tự bảo quản cao.
- Có thể nói rằng giáo dục đạo đức là mơn khoa học xã hội. Bản thân mơn học đã
chứa đựng, liên quan nhiều mơn học khác, cho nên muốn hình thành, phát triển

nhân cách và đào tạo những người cơng dân mới thì trách nhiệm của người giáo
viên chủ nhiệm phải coi trọng vị trí mơn học đạo đức, cần sự quan tâm giúp đỡ, hổ
trợ nghiên cứu của các cấp lãnh đạo, các ban ngành có liên quan về tài liệu phục vụ
giảng dạy và các phương tiện hiện có khác.
D./ KẾT LUẬN
- Dạy tốt mơn học đạo đức là tăng cường cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị,
phẩm chất đạo đức, nhân cách và nếp sống của học sinh. Giáo dục tư tưởng nhằm
đạt tới sự phát triển nhân cách tồn diện cho học sinh.
- Mơn đạo đức lớp 4 nói riêng và chương trình đạo đức tiểu học nói chung sẽ trang
bị cho học sinh những hiểu biết, thái độ, tình cảm, lòng tin đối với hành vi đúng
đắn, có khả năng tự điều chỉnh cuộc sống phù hợp với u cầu xã hội; có bản lĩnh,
ý chí, có hồi bão phấn đấu hồn thiện hơn về mọi mặt với lối sống có văn hóa.
Trên đây là một vài kinh nghiệm được rút ra trong q trình giảng dạy của bản
thân ở mơn đạo đức lớp 4. Mặc dù kinh nghiệm còn ít, nhưng đã mang tác dụng
cao trong việc góp phần rèn luyện đạo đức cho học sinh tiểu học.
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 22 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
- Trong khi trình bày chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong được nhiều ý kiến đóng
góp của tất cả các thầy cơ giáo trong ngành, để bản thân ngày càng có nhiều kinh
nghiệm hơn trong cơng tác giảng dạy, nhất là giảng dạy mơn đạo đức./.
Người thực hiện đề tài
Đặng Thị Kim Hoa
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 23 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
MỤCLỤC
TÊN MỤC LỤC TRANG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
III. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

B NỘI DUNG
I. NHỮNG KHĨ KHĂN KHI GIẢNG DẠY TIẾT
LUYỆN TẬP THỰC HÀNH MƠN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 VÀ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHĨ KHĂN.
1. NHỮNG KHĨ KHĂN
2. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
II. PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠY TỐT TIẾT LUYỆN TẬP
THỰC HÀNH MƠN ĐẠO ĐỨC LỚP 4.
1. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MƠN ĐẠO ĐỨC.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ.
3. VỮNG VÀNG TRÊN BỤC GIẢNG ĐỂ DẠY TỐT
MƠN ĐẠO ĐỨC.
C. KẾT QUẢ.
D. KẾT LUẬN.
1 - 2
2 - 21
2 – 5
3 - 4
4 – 5
5 – 21
5 – 6
6 – 20
20 – 21
21 - 22
22 - 23
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 24 Năm học:2009-2010
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức lớp 4
GV:Đặng Thò Kim Hoa:Khối 4 25 Năm học:2009-2010

×