Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thiết kế và chế tạo mô hình đèn chiếu trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 95 trang )

i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
o0o
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH
ĐÈN CHIẾU TRỊ BỆNH VÀNG DA DÀNH CHO
TRẺ SƠ SINH
GVHD: ThS. VÕ NHẬT QUANG
SVTH: HUỲNH THẾ HOÀNG
Tp HCM, Tháng 01 năm 2007
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
2
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ một xã hội nào vấn đề chăm sóc sức khỏe đã và luôn
luôn được quan tâm. Vì thế, ngày nay khoa học phát triển cũng luôn luôn quan tâm đến
lĩnh vực y tế, chính vì thế đã làm cho việc chăm sóc sức khỏe ngày một tốt hơn. Đóng
một vai trò quan trọng đó là các thiết bị y tế, và càng ngày thiết bị y tế càng thể hiện rõ
vai trò quan trọng của nó trong chẩn đoán và điều trị. Theo quan điểm hiện đại, ngành y tế
không chỉ bao gồm y, dược mà còn có trang thiết bị y tế, tạo thành thế kiềng ba chân vững
mạnh. Không thể có một nền y tế mạnh một khi trang thiết bị y tế c òn nghèo nàn và lạc
hậu.
Đối với nước ta, một nước đang phát triển, các thiết bị y tế hiện đại hầu nh ư là nhập khẩu.
Cho nên việc tiếp cận và tiến tới làm chủ và sản xuất các thiết bị y tế là một vấn đề cấp
thiết.
Vì vậy, đề tài luận văn này cũng không ngoài mục đích đó, cụ thể là tiếp cận tìm hiểu
thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da dành cho trẻ sơ sinh. Cũng giống như hầu hết các thiết


bị y tế, thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da dành cho trẻ sơ sinh cũng nhập khẩu với giá rất
mắc tiền. Cũng vì lý do này mà các bệnh viện được trang bị với số lượng hạn chế không
đủ đáp ứng nhu cầu thực tế và làm tăng chi phí điều trị.
Ngoài ra, chính vì lý do kinh tế nên người ta đã tìm cách chế tạo các đèn chiếu vàng da
phục vụ cho công tác điều trị trong nước. Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ trước đây dùng bóng
đèn compact. Bệnh viện Nhi đồng 1 và các bệnh viện tuyến dưới dùng bóng đèn huỳnh
quang 0,6 m. Tuy nhiên các đèn chiếu vàng da này cũng bộc lộ rõ những khuyết điểm. Ví
dụ như là sử dụng các bóng đèn phát ra không đúng bước sóng yêu cầu, không kiểm tra
được cường độ sáng yêu cầu, tuổi thọ ngắn, Vì thế nên sẽ kéo dài thời gian điều trị,
hoặc kết quả điều trị không mong muốn.
Ngoài ra đây là một đề tài mới, việc tiếp cận với nó giúp cho tôi hiểu được hoạt động của
một thiết bị y tế điển hình, từ đó trong quá trình tìm hiểu rút ra những y tưởng để hình
thành nên mô hình thiết bị với những cải tiến thích hợp, l àm tăng hiệu quả điều trị, cải
tiến thêm một số chức năng làm cho việc sử dụng dễ dàng hơn. Hơn nữa, đề tài này cũng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3
chú trọng đến việc sử dụng các linh kiện có sẵn ở thị trường Việt Nam, nhưng vẫn phải
đảm bảo chất lượng của thiết bị, đồng thời làm giảm giá thành thiết bị.
Vì thế mà vấn đề thực tế ngày càng thôi thúc em tiếp cận và nghiên cứu lĩnh vực này, với
mục đích tìm hiểu và học tâp một vấn đề mới và trang bị các kiến thức cần thiết cho một
sinh viên sắp ra trường cùng với mong muốn thiết kế thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da
có giá thành thấp và có các cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong quá tr ình điều trị, cụ
thể những mục tiêu nghiên cứu như sau:
+ Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về bệnh vàng da: nguyên nhân, các phương
pháp điều trị mà cụ thể là dùng quang trị liệu.
+ Tìm hiểu hoạt động của thiết bị y tế trên cơ sở đó hình thành ý tưởng thiết kế
và cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả điều trị v à sử dụng.
+ Thiết kế hệ thống đèn chiếu và áp dụng điều khiển tự động vào thiết bị
+ Hoàn thành mô hình thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da dành cho trẻ sơ sinh
và cân chỉnh thiết bị.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
5
2.1 Cơ sở lý thuyết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.[1]
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Vàng da là do sự gia tăng Bilirubine ( Bil ) trong máu .
- Ở người lớn khi Bil > 2mg% sẽ xuất hiện v àng da .
- Ở trẻ sơ sinh khi Bil > 7 mg% sẽ xuất hiện vàng da .
Bilirubin hình thành do sự thoái biến của Heme .
2.1.2 Chu trình biến dưỡng của Bilirubine.[1]
2.1.2.1 Sơ đồ biến dưỡng
Chu trình biến dưỡng của Bilirubine gồm 4 giai đoạn :
+Giai đoạn 1: xảy ra trong hệ thống võng nội mô .
+Giai đoạn 2: xảy ra trong máu .
+Giai đoạn 3: xảy ra trong tế bào gan .
+Giai đoạn 4: xảy ra trong ống tiêu hóa .
Hình 2.1 Em bé vàng da và em bé bình thường
Chu trình biến dưỡng của Bilirubine có thể tóm tắt qua h ình sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
6
Hình 2.2 Chu trình biến dưỡng của bilirubine [1]
- Giai đoạn 1: xảy ra trong hệ thống võng nội mô, Hemoglobine được chia thành heme
và globine. Dưới tác dụng của biliverdine reductase, biliverdine đuợc biến đổi th ành
Hemoglobine
Heme
Bilirubine gián tiếp
Liên kết với

Albumin
Không liên
kếtvàng da nhân
Men giữ Ligandine
Men chuyển Glycuronyl transferrase
Blirubine trực tiếp
Mật
Phá hủy tại ruột
Loại bỏ
Hủy bỏ men chuyển
Chu trình ruột gan
Stercobiline Urobiline
Trào ngược
dòng
Bài tiết
Giai
đoạn
1
Giai
đoạn
2
Giai
đoạn
3
Giai
đoạn
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
7
Bilirubine gián tiếp đưa vào mạch máu lưu thông. Một gram hemoglobine cho ra 64 µmol

bilirubine = 35gram Bilirubine. Trọng lương phân tử nhỏ của Bilirubine cho phép nó
thấm dể dàng qua các màng, và là loại dể hòa tan trong mỡ nên thường thấm vào các phũ
tạng có nhiều chất Phospholopide như: da, niêm mạc, não…
- Giai đoạn 2: xảy ra trong máu, là giai đoạn chuyển vận Bilirubine gián tiếp về gan bởi
sự kết hợp Bilirubine-Albumine. Một mol Albumine kết hợp với ít nhất một mol
Bilirubine. Một trẻ sơ sinh, một lít máu chứa 510 µmol Albumine = 35g, có thể kết hợp
với 500 µmol Bilirubine. Nơi kết hợp này không chuyên biệt và cũng có thể có các phân
tử khác bám vào. Một phần Bilirubine kết hợp Albumine, c òn một phần ở dạng tự do
không kết hợp.
- Giai đoạn 3: xảy ra trong tế bào gan, có sự tham gia của 2 loại men chính, diễn tiến
như sau:
Các phức hợp Bilirubine-Albumine được giữ ở tế bào gan trước tiên do men
Ligandine, sau đó, dưới tác dụng của men Glycuronyl tranferase, Bilirubine gián tiếp
được biến thành Bilirubine trực tiếp tan trong nước, được thải ra bởi mật.
- Giai đoạn 4: xảy ra trong ống tiêu hóa, một phần Bilirubine trực tiếp có thể bị tác dụng
ngược lại cũa men β-Glycuronidase transferase, Bilirubine gián ti ếp được biến thành
Bilirubine trực tiếp tan được trong nước, được thải ra bởi mật.
2.1.2.2 Biến dưỡng Bilirubine trong bào thai .
Trong bào thai, sự biến dưỡng Bilirubine tùy theo tình trạng của thai. Sự sản xuất
Bilirubine bắt đầu sớm vào tuần lể thứ 12 của thai kỳ và đạt đến 1700 µmol suốt thai kỳ.
Bilirubine được biến đổi tại gan của mẹ: Bilirubine của con kết hợp với Albumine bào
thai đến nhau thai, kết nối rời ra, Bilirubine của con qua nhau thai v à kết hợp Albumine
của mẹ. Đường đi qua nhau thai đuợc thực hiện nhanh chóng v à gần như hoàn toàn. Duy
chỉ có một phần nhỏ Bilirubine được biến đổi trong gan của bào thai mặc dù các men hoạt
động còn yếu kém, và lượng Bilirubine này được đưa xuống ruột. Khi chào đời, trong
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
8
phân su chứa khoảng 340 µmol Bilirubine, mặc d ù chu trình ruột gan vẩn chưa hoạt động
trong giai đoạn bào thai .
Khi sơ sinh chào đời, điều kiện về biến dưỡng thay đổi đột ngột. Nhiệm cụ sàng lọc của

nhau thai chấm dứt. Bilirubine sản xuất tỷ lệ thuận với sự tán huyết máu s ơ sinh, đạt đến
14,5 µmol/kg/24 giờ= 8,5 mg/kg/24 giờ. Gấp đôi lượng Bilirubine của người lớn .
Ngoài ra gan làm việc hãy còn yếu do 3 cơ chế: xáo trộn huyết động học do còn Ductus
Venosus, lượng protein còn thấp và nhất là men Glycuronyl tranferase hoạt động chưa
hữu hiệu ( số men GT chỉ bằng với ng ười lớn vào tháng thứ 3 sau sanh ) .
Cuối cùng là do sự vắng mặt của vi khuẩn đường ruột (Flore Intestinale), pH kiềm của
đoạn ruột non và sự hiện diện của β-Glycuronidase đã tạo điều kiện cho sự tái hấp thu của
ruột, duy trì chu trình ruột gan .
Với tất cả những đặc tính trên cho thấy vàng da ở sơ sinh có thể là do sinh lý nhưng cũng
có thể là bệnh lý .
2.1.3 Nguyên nhân gây vàng da do tăng Bilirubin gián ti ếp ở trẻ sơ sinh .
Nguyên nhân gây vàng da do tăng Bilirubin gián ti ếp ở trẻ sơ sinh gồm có vàng da tán
huyết và vàng da không tán huyết
+ Vàng da tán huyết:
- Bất đống nhóm ABO.
- Tán huyết bẩm sinh.
- truyền lầm nhóm máu.
- Vitamine K.
- Naphtalene.
- Nhiễm trùng vi trùng hay siêu vi.
- bệnh lý bào thai.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
9
+ Vàng da không tán huyết:
- Sinh non.
- Sinh lý – ăn không đủ
- Sữa mẹ.
- Thiểu năng tuyến giáp.
- Mucoviscidose.
- Hẹp môn vị.

- Mẹ bị tiểu đường
- Tái hấp thu máu ở nơi xuất huyết.
- Crigler Najjar.
- Novobicocine-Ocytociques.
2.1.4 Giới thiệu các loại tổn thương do bệnh gây ra.
-Vàng da sinh lý thấy ở 30 – 50% sơ sinh đủ tháng. Đây là một vàng da không bệnh lý
trong đại đa số các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện sau 24 giờ, riêng lẻ,
không kèm theo lách to, nước tiểu có màu vàng sậm, lượng Bilirubine trong máu có thể
lên tới 200-250 mol/l (12-13 mg%)
Theo bệnh học thì vàng da sinh lý chứng tỏ khó khăn trong thích ứng của gan với những
điều kiện mới khi chào đời. Men Glycuronyl transferase không đủ để biến đổi bilirubine
gián tiếp với số lượng lớn do tán huyết sơ sinh. Tình trạng thoáng qua nhanh và điều này
giải thích sự lành tính của vàng da sinh lý .
Những yếu tố khác tạo thuận lợi cho vàng da sinh lý xảy ra như: trọng lượng lúc sinh
thấp, nguồn gốc người châu Á, con trai, mẹ có dùng thuốc ngứa thai, trẻ có nhiễm trùng…
Sinh

Bệnh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
10
Gần như trẻ non dưới 2000g lúc sinh đều bị vàng da. Thông thường kéo dài đến 15-20
ngày và không có dấu hiệu lâm sàng gì khác, vàng da này được giải thích là do sự chưa
trưởng thành của gan .
Tổn thương nguy hiểm của vàng da sinh lý đó là tổn thương não do tăng bilirubine gián
tiếp. Biến chứng nguy hiểm nhất của nó là vàng da nhân, khi lượng bilirubine tăng hơn
20mg% ( >200mg/l,>300µmol/ml ) nhất là trong 15 ngày đầu sau khi sinh, khi màng giữa
máu và tổ chức não chưa vững bền. Ngưỡng này có thể giảm dưới 20% nếu kèm theo
những yếu tố thuận lợi: thiếu O
2

toan máu, hạ đường máu, hạ thân nhiệt, hạ Albumine
máu, sinh non. Với sơ sinh dưới 1500g, lượng bilirubine gián tiếp 17 -18 % đã là đe doạ .
Triệu chứng đầu tiên của vàng da nhân là là trẻ bỏ bú, vật vã, quấy khóc hoặc li bì, rối
loạn trương lực cơ: thường tăng ở trẻ đủ tháng, nhưng giảm nếu trẻ sinh quá non đưới
1500g. Vào ngày thứ 3, trẻ có đầu ưỡn ra sau, co giật, con người, khóc thét, mắt “mặt trời
lặn”, dần dần đi đến hôn mê và tử vong trong cơn ngừng thở.
Tổn thương tế bào não do 2 nguyên nhân:
+ Bilirubine gián tiếp không kết hợp với Albumine tẩm nhuận dễ dàng vào các
nhân xám vì là chất tan trong mỡ, do đó, nó sẽ bám vào Phospholipide của màng tế
bào, xâm nhập vào tế bào và làm tổn thương các ti thể và hệ thống men tế bào. Tổn
thương tế bào não sẽ tỷ lệ thuận với lượng bilirubine gián tiếp.
+ Trong khi đó bilirubine gián tiếp có kết hợp với Albumine cũng có thể xuyên qua
màng ngăn máu – màng não dù trọng lượng phân tử có lớn, một khi màng ngăn
này bị tổn thương thành mạch, rối loạn huyết động học ( huyết áp thay đổi không
ổn định ), rối loạn về biến dưỡng tăng áp lực thẩm thấu / máu ( hyperosmolarite
sanguine ) ngạt thở,. hạ đường huyết, tăng CO
2
trong máu, toan máu hạ thân nhiệt.
Do đó, dù nồng độ bilirubine trong máu là bao nhiêu, nó c ũng luôn luôn rời bỏ Albumine
ở trong tế bào và do đó sẽ tạo ra những tổn thương quanh mạch máu. Người ta cũng giải
thích những tổn thương não ở những trẻ sơ sinh sinh non với lượng bilirubine trong máu
không cao. Bằng phương pháp toán học, Robinson đã chứng minh cho thấy nếu nồng độ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
11
bilirubine / máu cao, tế bào não sẽ thu hút bilirubine gián tiếp không kết hợp. Khi nồng độ
bilirubine / máu thấp, tế bào não sẽ thu hút bilirubine gián tiếp kết hợp với Albumine và
hậu quả sẽ làm tổn thương tế bào thần kinh, lúc đầu còn phục hổi trong vỏng 12 giờ, sau
đó không thể phục hổi được nữa.
Ngoài những tổn thương não có nguy cơ tử vong trên nếu được tích cực điều trị, trẻ sẽ
không tử vong nhưng hậu quả gây độc trên của bilirubine đã được ghi nhận do tổn thương

tại thân não. Tổn thương này nếu được điểu trị bằng thay máu sớm sẽ giảm nhiều. Ngoài
ra, trẻ còn có thể có những di thần kinh và tinh thần như: nói ngọng hoặc câm, lác mắt
hoặc mù mắt, liệt 1 hoặc nhiều chi, ngớ ngẩn, kém thông minh. Do đó, cần tích cực điều
trị chứng vàng da do tăng bilirubine gián tiếp ở trẻ sơ sinh, nhất là trong 15 ngày đầu sau
sinh để tránh mọi tổn thương não, nhất là vàng da nhân.
2.2 Giới thiệu các phương pháp điều trị. [1]
Dù điều trị bằng phương pháp nào, cần luôn tuân thủ những nguyên tắc cơ bản: tránh hạ
thân nhiệt và toan máu, cho trẻ ăn sớm, theo dõi đông máu, đạm máu, bù đủ lượng nước,
tránh truyền dung dịch có lipide, cũng như tránh cho những loại thuốc phá huỷ liên kết
Albumine – bilirubine.
2.2.1 Giới thiệu phương pháp thay máu.
Phương pháp này được chỉ định khi bilirubine gián tiếp tăng trên 20% (>340 µmol/l) mặc
dù đã được điều trị dự phòng. Vì thế cần phải thử bilirubine gián tiếp 3 giờ/ lần, khi điều
trị dự phòng, những trường hợp vàng da sậm, nhất là với nguyên nhân do bất đồng nhóm
máu mẹ và con. Đây là phương pháp rất hiệu nghiệm vì nó lấy ra khỏi cơ thể trẻ 1 lượng
bilirubine và cả kháng thể gây tán huyết ở trẻ sơ sinh.
2.1.1.1 Chọn máu để thay:
Tùy nguyên nhân gây vàng : Nếu do bất đồng nhóm máu Rh thì chọn máu cùng Rh (-)
giống mẹ và cùng nhóm ABO giống con. Nếu do bất đồng ABO thì dùng hồng cầu rữa
nhóm O giống mẹ pha cùng với huyết tương cùng với nhóm ABO con, nếu không có, có
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
12
thể pha với nước muối sinh lý với tỷ lệ 1/2 ( 1 hồng cầu, 2 huyết tương ). Nếu do nguyên
nhân khác, dùng máu cùng nhóm ABO với con.
Số lượng máu thay mỗi lần 160ml/kg.
Nhóm máu con Nhóm máu mẹ Nhóm máu để truyền
O O-A-B O
A A-AB A-O
B B-AB B-O
AB A

B
AB
A-O
B-O
AB-A-B-O
O-A-B Không biết O
Hình 2.3 Chọn nhóm máu để truyền cho trẻ sơ sinh.
2.1.1.2 Cách tiến hành:
Nơi lấy máu ra và bơm máu vào cùng một chỗ để tránh nguy cơ nhiễm trùng, tốt nhất là
tĩnh mạch rốn. Ở trẻ trên 7 ngày tuổi, tĩnh mạch rốn đã tắt, có thể dùng tĩnh mạch bẹn
nhưng kết quả sẽ không tốt bằng tĩnh mạch rốn vì dễ bị tắc và dể gây phù nề chi cùng bên.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
13
Hình 2.4 Hình dạn cuốn rốn [1]
Hình 2.5 Bệnh nhi đươc phủ khăn vô trùng [1]
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
14
Hình 2.6 Cách truyên máu và rút máu [1]
Hình 2.7 Cách tiến hành thay máu [1]
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
15
Cần phải tránh các tai biến có thể xảy ra trong quá trình thay máu:
- Trụy tim mạch đột ngột do tốc độ bơm máu quá nhanh, gây ứ động máu ở gan và tim
phải, gây rối loạn nhịp tim và ngưng. Vì vậy, trong quá trình thay máu nên thường xuyên
kiểm tra nhịp tim .
- Choáng do trẻ bị hạ thân nhiệt, có thể tránh được bằng cách thay máu trong lồng ấp, bảo
đảm nhiệt độ môi trường luôn ấm .
- Nhiễm trùng huyết rất dể xảy ra, nếu khi thay máu không đảm bảo vô trùng. Thay máu
phải được tiến hành như một phẫu thuật, phải tuyệt đối vô trùng .
- Sau khi thay máu, nồng độ kháng thể chống hồng cầu con giảm hẳn trong huyết tương,

nhưng vài ngày sau, nồng có thể tăng, do số kháng thể từ các tổ chức tế bào vào huyết
tương. Vì vậy trong vòng 1 tháng sau khi thay máu, trong tr ường hợp có bất đồng nhóm
máu mẹ con, nếu trẻ có hiện tượng thiếu máu cần truyền máu, chúng ta nên chọn máu để
truyền như khi thay máu, để tránh tác hại của kháng thể chống hồng cầu non, còn tồn tại
trong huyết tương của trẻ .
2.2.2 Truyền Albumine:
Truyền tĩnh mạch trong 1 giờ, liều lượng 1-2 g/kg pha loãng còn 1/3  1/2 trong glucose
5%. Hoặc cho ngay vào máu bơm vào trẻ đang được thay máu. Mục đích của truyền
Albumine là để gia tăng sự kết nối Albumine –bilirubine , lấy ra khỏi máu một bilirubine
gián tiếp làm cho lượng bilirubine không kết hợp giảm đến mức tối thiểu. Phương pháp
này có thể làm gia tăng tạm thời lượng bilirubine toàn thể nhưng không nguy hại. Truyền
Albumine bị chống chỉ định trong phù nhau thai hay thiếu máu nặng bởi vì nó làm tăng
thể tích huyết tương có thể gây suy tim.
2.2.3 Chất tải mật ở ruột:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
16
Để phá hủy chu trình ruột gan, người ta đã sử dụng chất Cholestyramine, nhưng hiệu quả
chưa cao và có thể gây toan huyết ở trẻ sinh non. Tốt nhất là không để tình trạng ứ đọng ở
ruột.
2.2.4 Những thuốc làm gia tăng sự kết hợp Glycuronyl và bilirubine:
- Diethy – nicotamine (Coramine) và phenazone (Antipyrine )
- Clofibrate, dùng 1 liều duy nhất
- Phenolbarbital
2.2.5 Quang trị liệu:
Hiện nay là phương pháp ưa dùng nhất trong điều trị vàng da sơ sinh, nhất là khi người ta
hiểu được cách tác dụng và những chỉ số cần thiết, để sử dụng quang trị liệu (QTL).
LOẠI ÁNH
SÁNG DÙNG
TRONG QUANG
TRỊ LIỆU

Chỉ định lâm sàng QTL Lượng
bilirubine
khởi đầu cần
chỉ định QTL
Ngưng QTL sau
5 ngày khi lương
bilirubine đã
suống
QTL phòng ngừa Sơ sinh non <1500g
bệnh tán huyết (Rh-ABO)
Điều trị tức
thì
<100mg/l
(171 µmol/l)
<2000g
<100mg/l
QTL bán phòng
ngừa
Sơ sinh sinh non ≥ 50 mg/l
(85 µmol/l)
2000-2500g
<120 mg/l
(205 µmol/l)
Sơ sinh đủ tháng có nguy
cơ vàng da (thiếu G6PD),
nhiễm trùng
≥ 50mg/l
(85 µmol/l)
>2500g
<130mg/l

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17
(222 µmol/l)
QTL điều trị Sơ sinh đủ tháng vàng da
bilirubine >150 mg/l
≥ 273 µmol/l
> 100mg/l
(256 µmol/l)
<140mg/l
Hình 2.8 chỉ định sử dụng quang trị liệu [1]
2.2.5.1 Cơ chế tác dụng:
Bilirubine có trong phổ hấp thụ ở vùng xanh (blue) của ánh sáng thấy được, trong
khoảng độ dài sóng từ 420nm đến 480nm, cực điểm ở 460nm.
Ánh sáng làm thay đổi tĩnh điện của các phân tử bilirubine gián tiếp và biến đổi thành
những chất tan được trong nước, được loại bỏ mà không đến men Glycuronyl transferase.
Bilirubine tan trong nước gồm 2 loại: Photo-isomere và Photo-oxyde.
Với photo-isomere, Bilirubine được biến thành Photo-Bilirubine I thải ra theo mật, là
thành phần được tạo nhiều nhất và Photo-Bilirubine II được thải ra theo mật và nước tiểu,
Photo-Oxyde hoạt động chậm hơn, chiếm 10% hoạt động chung tạo ra chất thải ở mật
và nước tiểu, nhưng rất bền vững không bị phá hủy ngược lại như Photo-Isomere.
2.2.5.2 Nguyên tắc sử dụng quang trị liệu:
Bilirubine gián tiếp hiện diện 60% trong mô kẽ và nhất là ở da. Đây là cùng tác dụng
của ánh sáng xanh. Trẻ cần bộc lộ da càng nhiều càng tốt, tốt nhất là để trần truồng, bịt
kín mắt để bảo vệ dụng quang trị liệu sẽ sử dụng liên tục trong 24 đến 48h. Sau đó chiếu
ngắt quãng. Trung bình một liều dụng quang trị liệu kéo dài từ 4-5 ngày.
Chọn đèn xanh là chuyện ưu tiên. Hiện nay bóng đèn xanh TL 20w/52 được xem là tốt
nhất, đặt thành từng nhóm 6-8 ống. Khoảng cách từ bóng đèn đến trẻ rất quan trọng, điều
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
18
này nhằm bảo đảm công xuất chiếu trên da em bé, thông thường khoảng càch này khoảng

từ 30 cm – 35cm. Các đèn sản xuất đã được tính để vừa sát kính lồng ấp.
2.2.5.3 Tác dụng phụ của quang trị liệu:
Trên lý thuyết rất nhiều: tác dụng trên tuyến nội tiết, phá hủy sinh tố A và B2, phá hủy
Prostaglandine, giảm tiểu cầu, tán huyết, xáo trộn nhịp sinh hóa tế bào…Nhưng trên lâm
sàng hiếm thấy xảy ra và rất lành tính, chỉ ghi nhận một số xáo trộn tiêu hóa: phân lỏng,
thân nhiệt cao gây mất nước và gây ngừng lên cân tạm thời, do đó, cần theo dõi thân nhiệt
và bù thêm cho trẻ từ 15%-20% lượng nước mất thêm quá da. Mắt của trẻ được che đậy
kín để tránh tổn thương võng mạc. Bìu dái của trẻ trai cũng được che kín.
Hội chứng “Bebe de bronze” gồm da nâu sau vài ngày sử dụng dụng quang trị liệu
kèm theo tiểu sậm gần như đen, thường có thể xảy ra do tổn thương tế bào gan cùng lúc,
trong 0,3% trường hợp, có thể thể kéo dài vài tuần lể; dự hậu tốt. Trên lâm sàng, bệnh
xuất hiện giống như vàng da ứ tạm thời, hay thấy trong bệnh cảnh bất đồng nhóm máu
Rh.
2.2.5.4 Một số chỉ định quang trị liệu:
- Vàng da sinh lý: dụng quang trị liệu được chỉ định lượng Bilirubine gián tiếp là
270µmol/l (=150 mg/l) sau 2 ngày; 200 µmol/l (=120mg/l) tr ước 2 ngày; ngưng chiếu
đèn, khi Bilirubine gián tiếp giảm xuống dưới 250 µmol/l (=140 mg/l) .
- Sơ sinh non tháng: trẻ 1500g, cần chiếu đèn ngay, để giảm thiểu đáng kể các lần thay
máu .
- Vàng da do sữa mẹ: dùng quang trị liệu có thể được sử dụng trong khi Bilirubine
gián tiếp tăng đến 270-300 µmol/ (=190 mg/l). Chiếu trong 2448 giờ và trẻ vẫn được
tiếp tục bú mẹ .
- Vàng da do các bệnh tán huyết, cũng rất cần được sử dụng quang trị liệu. Nhưng
thay máu cũng cần thiết và cũng có thể cùng thực hiện song song .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
19
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
20

3.1 Giới thiệu thực trạng các thiết bị trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh ở các
Bệnh viện hiện nay .
Như đã trình bày ở trên, hầu hết các thiết bị y tế ở thị trường Việt Nam đều nhập ngoại,
những máy mà Việt Nam sản xuất chiếm một thị phần rất nhỏ, v à các thiết bị y tế có trình
độ công nghệ cao thì nước ta chưa sản xuất được. Chính vì vậy những thiết bị y tế nhập
khẩu hầu hết là mắc tiền so với thu nhập trung bình của nước ta, ngoài ra chính vì nhập
khẩu nên các thiết bị y tế đều mang một đặc thù là độc quyền dẩn tới thực tế là khi mà
thiết bị không may gặp sự cố thì việc bảo trì rất khó khăn. Đa số các trường hợp là phải
thay linh kiện chính hãng, mà mỗi lần thay thường tốn rất nhiều tiền và khó khăn, bởi vì
nếu trục trặc những linh kiện mà hảng không có sẵn ở Việt Nam thì cần phải chờ đặt hàng
ở nước ngoài nên rất mất thời gian và phát sinh chi phí.
Ngoài ra trong quá trình khảo sát các thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da trước đây và hiện
đang sử dụng tại các bệnh viện thì tôi thấy có một số hạn chế, đây cũng là nguyên nhân
nảy ra một số ý tưởng trong quá trình thiết kế.
Các thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường dùng các bóng đèn huỳnh
quang, các thiết bì này thông thường thì chỉ có một hệ thống đèn và một giường cho em
bé nằm.
DÀN ĐÈN
GIƯỜNG EM BÉ NẰM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
22
Hinh 3.1 Những dàn đèn chiếu vàng da dùng bóng đèn huỳnh quang.
Khi mới sử dụng thì các bóng đèn huỳnh quang này rất tốt, nhưng qua một thời gian dài
sử dụng thì các bóng này không phát ra cường độ mong muốn nữa, chính vì vậy sẽ kéo
dài thời gian điều trị. Ngoài ra khi dàn đèn phát ra cường độ sáng thì làm thế nào biết
được dàn đèn đó phát ra cường độ được yêu cầu, chính vì thế cần phải có một dụng cụ để
đo cường độ sáng ở khoảng bước sóng này.
Trong quá trình điều trị, việc xác định cường độ sáng trên da em được xác định theo

khoảng cách giữa dàn đèn và em bé và khoảng cách này do nhà sản xuất qui định. Điều
này chỉ đúng khi các bóng đèn còn hoạt động tốt phát ra đúng cường độ, nếu vì một lý do
nào đó các bóng đèn này không phát ra công suất như đã tính toán thì tất yếu sẽ xảy ra
hiện tượng cường độ sáng chiếu lên em bé sẽ bị thiếu, dẫn tới kéo dài thời gian điều trị,
gây ra thiệt hại về kinh tế cho người thân của em bé.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
23
Nhưng tất cả các thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được biết ở các bệnh
viện hiện nay đều không được tích hợp bộ phận đo cường độ sáng này. Thiết bị đo cường
độ sáng này thông thường được các bệnh viện mua riêng và của một hãng khác chuyên về
đo lường với giá rất cao nên thông thường được trang bị rất hạn chế. Các Bác sĩ hoặc y tá
thông thường dựa vào kinh nghiệm của mình để điều chỉnh khoảng cách giữa dàn đèn và
em bé, nhưng như thế thì rất thủ công và theo cảm tính của Bác sĩ nên sẽ không chính
xác.
Chính vì những thực tế như vậy đã làm nảy sinh một số ý tưởng thiết kế thiết bị trị bệnh
vàng da cho trẻ sơ sinh, sẽ được trình bày trong phần sau.
3.2 Phương pháp nghiên cứu và giải thích cải tiến dựa trên sự trên khảo sát
các thiết bị trong các bệnh viện
Chính vì vậy khi bắt tay vào thiết kế thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh,
cần phải cải tiến các hạn chế như trên đã nêu trên. Đó là cần phải tích hợp một thiết bị đo
cường độ sáng đi kèm với thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Để đảm bảo
rằng việc theo dõi cường độ sáng trên da em bé là chính xác và đáng tin cậy.
Nhưng thế là chưa đủ cần phải có thêm một phần điều khiển tự động để điều chỉnh c ường
độ sáng trên da em bé dựa trên cường độ sáng mà Sensor thu nhận về để đảm bảo rằng
ánh sáng trên da em bé luôn ở trong một khoảng mong muốn. Và cuối cùng một điều cần
lưu ý nữa đó là cần phải tận dụng những linh kiện điện tử sẵn có ở Việt Nam, nhưng vẫn
đảm bảo những thông số kỹ thuật cho thiết bị như:
+ Thiết bị phải phát ra ánh sáng có khoả ng bước sóng đúng với yêu cầu, nhằm
đảm bảo cho quá trình điều trị có hiệu quả .
+ Phát ra cường độ sáng đúng với yêu cầu đề chắc chắn rằng cường độ sáng

trên da em bé đúng với yêu cầu điều trị đặt ra .
+ Đảm bào an toàn cho em bé trong quá trình điều trị .
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
24
+ Ứng dụng vi xử lý để điều khiển thiết bị, tự động điều chỉnh cường độ sáng
theo một giá trị cài đặt trước .
+ Dể sử dụng .
+ Rẻ hơn các thiết bị ngoại nhập .
Ngoài ra việc sử dụng đèn LED super bright thay thế các bóng đèn huỳnh quang chuyên
dụng cũng là một cải tiến trong quá trình thiết kế thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da cho
trẻ sơ sinh .
Như trình bày ở trên, trước đây các thiết bị đèn chiếu trị bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh
thường dùng bóng đèn huỳnh quang chuyên dụng. Các bóng đèn huỳnh quang này được
phủ một lớp huỳnh quang đặc biệt nhằm phát ra ánh sáng xanh có b ước sóng thích hợp.
Chính vì thế nên ánh sáng phát ra của những bóng đèn này là không liên tục (nhấp nháy).
So với việc thay đổi bóng huỳnh quang bằng đèn LED thì có những ưu điểm sau đây :
+ Hiệu quả điều trị cao hơn do ánh sáng của đèn LED phát ra là ánh sáng liên tục,
còn ánh sáng phát ra của bóng đèn huỳnh quang là không liên tục nên hiệu quả
điều trị của LED cao hơn so với bóng đèn Huỳnh quang .
+ Tuổi thọ trung bình của LED cao hơn so với bóng huỳnh quang .
+ Tiết kiệm năng lượng vì công xuất tiêu thụ điện của LED thấp hơn nhiều so với
công xuất tiêu thụ của bóng huỳnh quang .
+ Giá thành của 1 dàn đèn dùng LED thấp hơn so với 1 dàn đèn dùng bóng huỳnh
quang .
+Việc sử dụng đèn LED làm cho dàn đèn cho cấu trúc gọn hơn so với dàn đèn
dùng bóng Huỳnh quang giúp cho quá trình sử dụng được thuận tiện và dể dàng
hơn .
+ Việc sử dụng đèn LED làm giảm quá trình sinh nhiệt do dàn đèn gây ra làm giảm
yếu tố gây ảnh hưởng tới các thiết bị khác ví dụ như lông hấp em bé sơ sinh .

×