Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

MỖI THẦY CÔ GIÁO LÀ 1 TẤM GƯƠNG SÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.24 KB, 2 trang )

Ngày 8/9/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong
giáo dục”, ngày 7/11/2006 Bộ chính trị đã ra Chỉ thị số 06-CT/TƯ về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện theo 2 Chỉ thị trên, Công đoàn giáo dục VN đã phối hợp với Bộ GD&ĐT
phát động cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Cuộc vận động đã chính thức được phát động vào ngày 20/11/2007 nhân dịp kỷ
niệm 25 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết vào ngày 20/11/2012.
Hiện nay, một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu gương mẫu về đạo đức và lối
sống, việc tự học và tự nghiên cứu còn hạn chế, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy. Cá biệt có một số nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học. Những vi phạm này làm ảnh hưởng đến
uy tín của ngành giáo dục, làm tổn hại đến danh dự nhà giáo, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và còn
ảnh hưởng xấu trong việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. Do vậy, từ năm học 2007-2008 và những năm tiếp theo,
việc tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp, lối sống và phong cách mô phạm, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong sạch, vững mạnh là vấn đề
có ý nghĩa cấp thiết.
Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" với những yêu cầu về đạo đức,
tự học và tinh thần sáng tạo của nhà giáo mà cuộc vận động đặt ra sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp,
thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục
và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của xã hội.
Cuộc vận động nhằm mục đích:
Làm cho đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể cán bộ viên chức trong toàn trường nhận thức sâu
sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy cô giáo trong hoạt
động giáo dục - đào tạo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ viên chức về ý thức tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp
giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Cuộc vận động gồm 3 nội dung chính:
1. Về đạo đức của nhà giáo:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động
giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục.


- Yêu ngành, yêu nghề, yên tâm công tác, mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu
học sinh.
- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật
và những qui định nghề nghiệp.
2. Về việc tự học của nhà giáo:
- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để
phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ
quản lý giáo dục với nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên
cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật làm sư phạm.
- Về tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho
người học.
3. Về tính sáng tạo của nhà giáo:
- Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
- Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ.
- Tích cực nghiên cứu tự làm thêm đồ dùng dạy học mới cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ
thể của bài dạy, của lớp học và người học.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư
phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những người học có năng khiếu, học giỏi, đồng thời biết phụ đạo
những người học yếu kém.
- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục -
đào tạo.
Lâu nay giáo viên thường nghĩ rằng chỉ cần mình dạy hết bài học hoặc không “bạt tai” học sinh thì coi như không
vi phạm đạo đức nhà giáo. Với suy nghĩ như vậy thì sẽ không có nhiều gương sáng điển hình hết lòng vì học sinh
trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Để giáo viên có trách nhiệm với học sinh và với nghề nghiệp,
theo tôi giáo viên phải thường xuyên tự đánh giá hiệu quả giảng dạy để điều chỉnh phương pháp dạy học và bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả dạy học, đồng thời giúp học sinh tự đánh giá đúng năng lực học
tập nhằm làm thay đổi nhận thức về mục đích, động cơ học tập của các em. Sự tiến bộ của học sinh trong quá

trình học tập bộ môn là một tiêu chí quan trọng được xem xét để đánh giá xếp loại chuyên môn cho giáo viên. Một
khi thầy, cô giáo dạy học trò không hiểu thì chưa thể nói đã hoàn thành tốt trách nhiệm được. Do đó, các biện
pháp giáo dục học sinh cần thực chất, hiệu quả, tránh làm hình thức, qua loa. Có như thế mới nâng được chất
lượng giáo dục thực chất, nâng cao uy tín và phẩm chất của nhà giáo, của học sinh từng trường.
Mặt khác, giáo viên không tốt là một hiện tượng của xã hội. Tuy nhiên, không phải mới phát hiện một vài trường
hợp là đánh đồng cả triệu giáo viên là không nên. Hiện toàn ngành đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nên nếu để xảy ra tiêu cực trong ngành, đặc biệt là vi phạm đạo đức nhà
giáo thì thật xấu hổ. Do tư cách của mỗi nhà giáo và cũng có thể do trong quá trình giảng dạy, không rèn luyện
nên chính giáo viên đã làm yếu năng lực của mình. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chuẩn giáo viên trên ba lĩnh vực
phẩm chất, năng lực và kỹ năng sư phạm để “nâng cấp” đội ngũ giáo viên, thì chính bản thân mỗi thầy cô giáo
phải tự rèn luyện. Từng cá nhân nằm trong một tập thể - tập thể đó phải mạnh từ Hiệu trưởng đến Công đoàn để
đấu tranh và hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra. Một khi trật tự kỷ cương trong dạy và học, trong quản lý được
thiết lập sẽ tạo tiền đề khắc phục hạn chế, yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
* Một số vấn đề cần chia xẻ:
1. Cần nghiên cứu kỹ, học tập sâu và quán triệt tốt Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ GD&ĐT về
“Tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo”; Quyết định số 1866/QĐ-UBND ngày 04/3/2008 của
UBND TP Đà Nẵng về việc Ban hành Kế hoạch “Tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ trong lề lối làm việc của CB-CC-VC tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng” và Công văn số 3724/GD&ĐT-TCCB ngày 16/10/2007 của Sở GD&ĐT về việc “Hướng dẫn thực hiện các quy
định về phẩm chất, đạo đức CB-GV-NV” và thực hiện chủ đề năm học này 2009-2010 là “Năm học đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”. Riêng đối với các đảng viên cần nghiêm túc thực hiện tốt Quy định số 115-
QĐ/TW ngày 07/12/2007 của Bộ Chính trị về “Những điều đảng viên không được làm” (19 điều cấm). Vì nếu thực
hiện tốt những văn bản chỉ đạo đó thì chắc chắn chúng ta sẽ là một tấm gương sáng cho học sinh.
2. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để
mỗi giáo viên đều là những người đạt chuẩn và trên chuẩn. (Học ở đâu? Ở những giáo viên lâu năm, học ở bạn bè,
học qua hội họp, qua tâm sự riêng tư và học từ những thất bại mình đã mắc phải)
3. Phải luôn tạo cho mình một tâm thế năng động, sáng tạo trong mọi lúc, mọi nơi và mọi tình huống. Luôn suy
nghĩ và hiến kế ra những phương pháp dạy học mới, phương pháp giáo dục mới đối với học sinh rồi đưa vào thực
nghiệm để thu thập những kinh nghiệm cho bản thân; đồng thời truyền đạt những kinh nghiệm quý báu đó cho
đồng nghiệp để cùng nhau chung tay giáo dục học sinh có hiệu quả.

Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” là một cuộc vận động lớn trong
ngành giáo dục, có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong xã hội đang ngày càng phát triển và có nhu cầu ngày
càng cao. Do vậy chúng ta hãy cùng trao đổi về vấn đề này để hiến kế nên nhiều phương pháp hay, mới và sáng
tạo nhằm thực hiện tốt cuộc vận động trên các anh chị nhé.

×