Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Luận văn thạc sỹ kinh tế: Tăng cường huy động vốn nhằm thực hiện dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.98 KB, 148 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỒ ĐẠI THÀNH
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THỰC HIỆN
DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG SẮT
MỎ THẠCH KHÊ – HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi tới PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng lời cảm ơn chân
thành vì đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế hoạch & Phát triển, các thầy
cô giáo giảng dạy sau Đại học - Đại học Kinh tế quốc dân đã cung cấp cho tôi
những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàn diện về các lĩnh vực, môn học
sau Đại học.
Tôi xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã luôn tạo điều kiện cho tôi được
theo học những giảng viên tốt nhất trong lĩnh vực nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ thuộc Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đã giúp
đỡ nhiệt tình trong việc cung cấp số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu
của Luận văn.
Hà Tĩnh, tháng 12 năm 2013
Người thực hiện Luận văn
Hồ Đại Thành
MỤC LỤC
3.4. Một số kiến nghị chung 119
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
BẢNG


3.4. Một số kiến nghị chung 119
3.4. Một số kiến nghị chung 119
HÌNH
3.4. Một số kiến nghị chung 119
3.4. Một số kiến nghị chung 119
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỒ ĐẠI THÀNH
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THỰC HIỆN
DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG SẮT
MỎ THẠCH KHÊ – HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Hà Nội - 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đối với doanh nghiệp, vốn có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điều
kiện không thể thiếu được để thành lập doanh nghiệp và tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh, thực hiện dự án. Trong mọi loại hình doanh
nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy
động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác
nhau của tài sản và hiệu quả tài chính. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng huy
động vốn là vấn đề đầu tiên trong quản lý tài chính. Huy động vốn là tiền đề
để thực hiện các hoạt động khác.
Trong giai đoạn hiện nay, sau một thời gian dài gặp khó trong sản xuất
kinh doanh, ngân hàng thắt chặt tín dụng, thị trường chứng khoán đi xuống,
các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ hơn bao giờ hết hiểu được tầm quan trọng
của vốn và khó khăn trong việc đi huy động vốn. Mỗi doanh nghiệp sẽ phải
tìm cho mình những cách huy động khác nhau nhưng với một mục đích chung
là làm sao có đủ vốn để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là một dự án lớn, tầm cỡ quốc gia.

Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 554 triệu tấn, hàm lượng sắt cao, đây là mỏ
sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong lộ trình phát triển ngành công
nghiệp của nước ta và chiến lược phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ, dự
án khai thác mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh là dự án chiến lược để phát triển
các dự án khác như dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobel - Nghệ An, dự án
khu liên hợp gang thép Vũng Áng - Hà Tĩnh Theo thiết kế kỹ thuật và tổng
dự toán điều chỉnh, dự án cần 16.390 tỷ đồng để triển khai và thực hiện. Đây
là một số tiền rất lớn, đòi hỏi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của các bộ
ban ngành, của các cổ đông, của các nhà đầu tư và của nhân dân khu vực mỏ.
Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang lâm vào suy thoái, khủng hoảng, việc huy động được số vốn
này là vô cùng khó khăn, vì vậy doanh nghiệp – Công ty cổ phần sắt Thạch
Khê – là chủ đầu tư dự án phải tìm ra các giải pháp huy động vốn để đẩy
nhanh triển khai thực hiện dự án theo lộ trình mà Quốc hội và Chính phủ đã
phê duyệt.
Xác định tầm quan trọng của vấn đề nên Tôi chọn tên đề tài của luận
văn là “Tăng cường huy động vốn nhằm thực hiện dự án khai thác và
tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh”. Với đề tài này, Tôi sẽ tìm hiểu
với 03 mục đích chính là: Hệ thống các vấn đề cơ bản về vốn đầu tư và lý
luận về huy động vốn; Đánh giá thực trạng huy động vốn cho thực hiện dự án
“khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê”; để từ đó đưa ra giải pháp
nhằm tăng cường huy động vốn cho dự án.
Chương 1 có nội dung là “Khung lý thuyết huy động vốn đầu tư dự án”.
Chương này sẽ làm rõ các khái niệm về vốn đầu tư, p; các cơ cấu
nguồn vốn phân theo nguồn, phân theo hình thức huy động, phân theo hình
thức sử dụng; các yếu tố đánh giá huy động theo dự án như về mặt thời gian
huy động, số lượng huy động, tiến độ giải ngân…; các nhân tố ảnh hưởng đến
vốn đầu tư dự án như nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài.
Chương 2 có nội dung là “Thực trạng huy động vốn thực hiện dự án
“khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh”.

Mở đầu chương sẽ giới thiệu tổng quan về dự án “khai thác và tuyển
quặng sắt mỏ Thạch Khê” từ lịch sử hình thành, quá trình thực hiện dự án,
những thuận lợi và khó khăn của dự án trong thời gian vừa qua. Trong đó sẽ
nêu rõ vấn đề vốn của dự án về nhu cầu vốn của toàn dự án, kế hoạch huy
động vốn từ năm 2010 – 2012, nhu cầu vốn còn lại của dự án, và kết quả đạt
được trong huy động vốn từ năm 2010-2012 để từ đó đánh giá những điểm đã
làm được, và những điểm còn tồn tại và hướng giải quyết trong thời gian tới,
cụ thể:
Giới thiệu tổng quan về dự án:
Tên dự án: Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh;
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần sắt Thạch Khê – là doanh nghiệp duy nhất
được giao đầu tư, thực hiện dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch
Khê, Hà Tĩnh. Công ty cổ phần sắt Thạch Khê được thành lập từ năm 2007
với 09 cổ đông ban đầu, vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng, do tập đoàn công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam là cổ đông chi phối;
Mục tiêu đầu tư xây dựng: Khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch
Khê, đảm bảo cung ứng nguyên liệu tinh quặng sắt cho các cơ sở luyện kim
trong khu vực và toàn quốc;
Địa điểm xây dựng: Thuộc 06 xã của huyện Thạch Hà – tỉnh Hà Tĩnh,
bao gồm xã Thạch Khê, Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Lạc,
Thạch Trị.
Diện tích sử dụng đất: 4.821 ha.
Loại cấp công trình: Công trình công nghiệp khai thác mỏ quặng lộ thiên
cấp II.
Nguồn vốn đầu tư:Vốn góp của các cổ đông 30%, Vốn vay và các nguồn
huy động khác 70%.
Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án trên cơ sở
thành lập ban quản lý dự án.
Mỏ sắt Thạch Khê được phát hiện từ năm 1960, mỏ nằm trên địa phận ba
xã Thạch Khê, Thạch Đỉnh và Thạch Hải thuộc huyện Thạch Hà-tỉnh Hà

Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 8km về phía Đông, trung tâm của mỏ cách bờ
biển đông khoảng 1.6km, trung tâm mỏ nằm ở xã Thạch Khê nên lấy tên là
mỏ sắt Thạch Khê. Tọa độ địa lý khu mỏ như sau: 18°23’24’’ đến 18°25’18’’
vĩ độ bắc. 105°56’51’’ đến 105°57’57’’ kinh độ đông thuộc tờ bản đồ địa
hình tỷ lệ 1: 100.000 mang ký hiệu E48-56. Mỏ có trữ lượng quặng sắt 544
triệu tấn với hàm lượng Sắt trung bình 59,2%.
Trữ lượng mỏ, Theo Báo cáo TDTM mỏ Thạch Khê đã được Hội đồng
Xét duyệt trữ lượng Khoáng sản phê duyệt (số 153/QĐHĐ ngày 12/4/1985).
Tổng trữ lượng địa chất toàn mỏ là 544.080.100 tấn (quặng gốc có
488.389.700 tấn và quặng Deluvi có 55.690.400 tấn).
Tuổi thọ mỏ, Với trữ lượng quặng khai thác trong biên giới khai trường
là 369,9 triệu tấn và công suất thiết kế mỏ như trên thì tuổi thọ mỏ là 52 năm,
kể cả thời gian xây dựng cơ bản 7 năm và đóng cửa mỏ 2 năm. Thời gian khai
thác mỏ được chia làm 03 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn XDCB: 07 năm – từ năm 2009 – 2016;
+ Giai đoạn khai thác:
Giai đoạn 1: Khai thác 5 triệu tấn quặng/năm – 07 năm;
Giai đoạn 2: Khai thác 10 triệu tấn quặng/năm – 38 năm.
Công suất mỏ, Tính theo sản phẩm nguyên khai chưa chế biến
+ Giai đoạn 1: 5 triệu tấn/năm, được kéo dài trong 7 năm (chưa kể 3 năm
XDCB), từ năm khai thác thứ 1 đến năm thứ 7 (dự kiến từ năm 2017 – 2023),
trong đó năm thứ 1 là 4,4 triệu tấn/năm và năm thứ 7 là 8 triệu tấn/năm.
+ Giai đoạn 2: 10 triệu tấn/năm, được kéo dài trong 29 năm (dự kiến từ
năm 2024 – 2052), từ năm khai thác thứ 8 đến năm thứ 36; sau đó giảm
xuống dưới 10 triệu từ năm thứ 37 (dự kiến từ năm 2053), .
- Tính theo sản phẩm đã chế biến
+ Giai đoạn 1: 5 triệu tấn/năm.
+ Giai đoạn 2: 9,099 triệu tấn/năm.
Về hiệu quả kinh tế, với tổng vốn đầu tư là 15.068 tỷ đồng (giá trị trước thuế),
theo thiết kế kỹ thuật điều chỉnh dự án lập năm 2012, với r=11.5%, thì NPV

tính được là 2.205 tỷ đồng, IRR đạt 15,8 %, thời gian thu hồi vốn là 12 năm.
Qua kết quả tính toán cho thấy: Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ
Thạch Khê sản xuất hiệu quả và có khả năng cân đối tài chính hoàn trả được
gốc và lãi vay theo đúng khế ước. Như vậy, xem xét trên góc độ kinh tế dự án
có tính khả thi.
Phương pháp sử dụng trong chương 2 chủ yếu dùng phương pháp so
sánh giữa kế hoạch huy động vốn từ năm 2010- 2012 và kết quả thực tế đạt
được trong giai đoạn đó. Số liệu sử dụng trong chương này được trích từ thiết
kế dự án ban đầu và các bản báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012. Với
phương pháp so sánh trên, chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá kết quả mà dự án đã
đạt được trong huy động vốn, những điểm chưa làm được, nguyên nhân chưa
làm được để từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao kết quả huy động vốn.
Về kết quả huy động vốn từ 2010 – 2012:
Trong thời gian dự án mới triển khai, nguồn vốn huy động của dự án chủ
yếu dựa vào huy động vốn điều lệ từ cổ đông. Vì thế, tiến độ của dự án chịu
ảnh hưởng rất lớn từ các nhà đầu tư này. Thực tế, khi nền kinh tế thế giới suy
thoái, các cổ đông gặp khó khăn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.
Tổng số vốn năm 2010 so với 2009 tăng 59,17% (882 tỷ đồng so với
554 tỷ đồng), năm 2011 tăng 32,81% so với năm 2010 (1.171 tỷ đồng so với
882 tỷ đồng), mặc dù nhu cầu vốn trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản là
rất lớn nhưng tốc độ tăng vốn năm 2012 so với năm 2011 đã đã giảm xuống
còn 16,47% (1.364 tỷ đồng so với 1.171 tỷ đồng), điều này phản ánh mức tăng
vốn của dự án là chậm, đồng nghĩa với việc huy động vốn rất khó khăn.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn
vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn
để tạo ra một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá
trị nguồn vốn doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh.

Trong những năm qua, Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đã huy động
được qua các nguồn khác nhau như:
- Từ nợ ngắn hạn:
+ Năm 2010: 123 tỷ đồng;
+ Năm 2011: 152 tỷ đồng;
+ Năm 2012: 170 tỷ đồng;
- Từ nợ dài hạn:
+ Năm 2010: 57 tỷ đồng;
+ Năm 2011: 39 tỷ đồng;
+ Năm 2012: 21 tỷ đồng;
- Từ nguồn vốn sở chủ hữu:
+ Năm 2010: 699 tỷ đồng;
+ Năm 2011: 977 tỷ đồng;
+ Năm 2012: 1.171 tỷ đồng;
Qua phân tích trên, huy động vốn đã đạt được 1 số kết quả
- Khả năng huy động Tín dụng thương mại tốt
Như đã phân tích ở phần trên, khoản mục tín dụng thương mại: phải trả
người bán, người mua trả tiền trước… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong các
khoản nợ phải trả của Công ty, năm 2012 tỷ trọng tín dụng thương mại đã
chiếm tới 72.64% tổng Nợ phải trả. Lý do của việc tín dụng thương mại tăng
lên, bởi lý do: Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê là dự án lớn,
được đầu tư chính bởi Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
(chiếm trên 51% cổ phần Công ty cổ phần săt Thạch Khê – đơn vị được giao
là chủ đầu tư duy nhất thực hiện dự án) nên được các công ty con thành viên
tập đoàn tín nhiệm và cho ứng trước các hàng hóa sản xuất kinh doanh. Việc
tín dụng thương mại tăng cao đã giúp cho công ty giải quyết được áp lực vay
vốn của các tổ chức tín dụng, mặt khác giúp tăng cường mối quan hệ ngày
càng chặt chẽ, vững chắc với cả khách hàng và nhà cung cấp.
Tuy nhiên, tín dụng thương mại là một khoản nợ, một khoản nợ không
có thời hạn và có thể bị đòi nợ bất kỳ lúc nào, do đó để không gặp khó khăn

về khả năng thanh toán, Công ty luôn phải giữ một lượng tiền mặt và các
khoản tương đương tiền khác sao cho hệ số khả năng thanh toán nhanh phải
dao động xung quanh một.
- Rủi ro tín dụng thấp
Một thuận lợi rất lớn để Công ty có được sự tin tưởng từ các đối tác,
cũng như các tổ chức tín dụng, đó là các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của
Công ty đều tốt, chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng tài sản ngày càng giảm, năm
2012 chỉ còn 13,96 %. Khả năng thanh toán hiện hành năm 2012 đạt 2 lần,
khả năng thanh toán nhanh đạt 1,94 lần, điều đó chứng tỏ Công ty đủ khả
năng để phản ứng lại các cú sốc về tiền tệ, luôn chủ động và đảm bảo khả
năng thanh toán.
Ngoài ra còn có những tồn tại trong công tác huy động vốn như hiệu quả
sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng tài sản mặc dù đang thấp, dẫn đến việc lợi
nhuận thu đuợc của các cổ đông những năm qua chưa cao. Điều đó, phản ảnh
ở các chỉ tiêu Hệ số thu nhập trên tài sản - ROA và Hệ số thu nhập trên vốn
chủ sở hữu - ROE.
Khả năng huy động vốn cổ phần còn chậm: Với 09 cổ đông sáng lập ban
đầu, giai đoạn 2007-2009, khi nền kinh tế Việt Nam chưa chịu ảnh hưởng
nhiều từ suy thoái kinh tế, các cổ đông đã thực hiện việc góp vốn rất đúng
thời gian và đủ số lượng theo Nghị quyết của hội đồng quản trị. Nhưng sang
năm 2010, khi cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu thể hiện rõ hơn ở Việt Nam, các
cổ đông của công ty gặp nhiều khó khăn về tài chính, lượng vốn góp đã giảm
xuống một cách đáng kể. Mặt khác khi các Tập đoàn lớn của nhà nước khó
khăn, Thủ tướng chính phủ đã trực tiếp chỉ đạo 04 đơn vị phải thoái vốn ở
công ty là: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp
tàu thủy, Ngân hàng đầu tư Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà để thực hiện
đầu tư trong ngành. Vì vậy trong giai đoạn này, công ty phải mất khả nhiều
thời gian để thực hiện tái cơ cấu cổ đông và chuyển nhượng các cổ phần của
các đơn vị thoái vốn cho các cổ đông còn lại. Mặc dù đã có sự chỉ đạo của
Chính phủ trong việc góp vốn, nhưng trong những năm qua, do khó khăn

trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nên Tổng công ty thép Việt Nam và
Tổng công ty khoáng sản & thương mại Hà Tĩnh cũng không hoàn thành
nghĩa vụ góp vốn. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của Công
ty, góp phần gây nên sự chậm trễ của Dự án.
Dự án điều chỉnh chưa được Chính phủ phê duyệt, dẫn đến Công ty cổ
phần sắt Thạch Khê không thể hoàn thiện hồ sơ huy động vốn do các tổ chức
tín dụng yêu cầu nên khả năng huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài
nước sẽ bị hạn chế, do các tổ chức này thiếu tin tưởng, nghi ngại và hạn chế
đầu tư khi tính khả thi của dự án chưa được cấp cao nhất phê duyệt.
Chương 3 có nội dung là “giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn
cho dự án”. Vận dụng khung lý thuyết của chương 1 và thực trạng từ chương
2 để đề ra các giải pháp tăng cường huy động nguồn vốn còn lại của dự án.
Trước hết, cần xác định nhu cầu vốn đầu tư còn lại của dự án cả về mặt
số lượng và tiến độ giải ngân. Kể từ khi được giao thực hiện dự án đến nay,
Công ty cổ phần sắt Thạch Khê đã thực hiện một số công tác đầu tư như xây
dựng, mua sắm thiết bị, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư
với tổng nguồn vốn đã thực hiện là 1.323 tỷ đồng. Theo thiết kế kỹ thuật -
tổng dự toán và kết quả huy động vốn những năm vừa qua, Công ty sẽ cần
gần 15.000 tỷ đồng nữa để thực hiện dự án, cụ thể:
- Chi phí xây dựng: 5.710 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Chi phí thiết bị: 3.530 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư: 2.076 tỷ đồng (giá trị
trước thuế);
- Chi phí quản lý dự án: 22 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Chi phí đầu tư xây dựng công trình: 104 tỷ đồng (giá trị trước
thuế);
- Chi phí khác: 1.136 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Chi phí dự phòng: 123 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
Theo kế hoạch, dự án nguồn vốn sẽ được phân bổ theo 2 đợt chính, đợt 1
sẽ được phân bổ trong 3 năm đầu của giai đoạn xây dựng cơ bản tiếp theo

(năm 2014-2016), đợt 2 sẽ được phân bổ trong 02 năm đầu của giai đoạn 2 –
khi dự án nâng công suất khai thác 10 triệu tấn quặng/năm (năm 2022-2023),
cụ thể:
Giai đoạn 1:
- Năm 2014: giải ngân 3.583 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Năm 2015: giải ngân 1.107 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Năm 2016: giải ngân 1.012 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
Giai đoạn 2:
- Năm 2023: Giải ngân 4.605 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
- Năm 2024: Giải ngân 4.927 tỷ đồng (giá trị trước thuế);
Như vậy, chúng ta đã xác định được số lượng vốn cần huy động, tiến
độ giải ngân, cơ cấu nguồn (30% vốn chủ sở hữu, 70% vốn vay), từ đó
có thể đưa ra được các giải pháp huy động sau:
* Vốn chủ sở hữu
- Tăng vốn điều lệ: Đây là giải pháp hữu hiệu và khả quan trong thời
gian tới bởi vì các cổ đông thực hiện dự án đều là các cổ đông lớn như Tập
đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty thép, Tổng
công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh, Bitexco. Việc tăng vốn điều lệ sẽ
làm giảm áp lực vốn vay cho chủ đầu tư.
- Phát hành cổ phần phổ thông: Khi một công ty bán cổ phần phổ thông
để tăng vốn, những cổ phần này có thể bán được với giá cao hơn, bằng hoặc
thấp hơn so với mệnh giá. Giá trị ngang giá là giá trị thực của tài sản hữu hình
và vô hình của công ty.
- Phát hành cổ phần ưu đãi: Bên cạnh, việc phát hành trái phiếu và kỳ
phiếu, doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn bằng cách bán cổ phần ưu
đãi.
Cổ phần ưu đãi thường được doanh nghiệp dành cho một số quyền ưu
tiên nào đó so với cổ phần thường và chúng là hình thức nằm giữa trái phiếu
và cổ phần thường. Sở dĩ chúng giống như cây cầu giữa trái phiếu thường là
vì chúng được hưởng một tỉ lệ lợi tức cổ phần cố định cao hơn lãi suất của trái

phiếu. Nhưng tỉ lệ tổ chức của chúng có thể được chia trong kỳ tùy theo sự
quyết định của Hội đồng Quản trị.
- Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
Hàng năm các doanh nghiệp có thể sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để
bổ sung tăng vốn, tự đáp ứng nhu cầu đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp.
Phần trăm lợi nhuận thuần không dùng để trả cổ tức mà được doanh
nghiệp giữ lại để tái đầu tư theo các mục tiêu chiến lược hoặc để trả nợ. Lợi
nhuận giữ lại được thể hiện bên dưới vốn cổ phần chủ sở hữu trong bảng cân
đối kế toán.
- Khoản khấu hao tài sản cố định
Đây là nguồn vốn hình thành bằng tiền trích khấu hao tài sản cố định.
Quỹ khấu hao gồm hai phần: Quỹ khấu hao cơ bản và Quỹ khấu hao sửa
chữa lớn
Một lợi thế rất lớn của Quỹ khấu hao đó là đây là khoản chi phí được
tính khi hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp vừa
tăng được doanh thu, vừa tiết kiệm được tiền thuế.
- Khoản trích từ các quỹ khác
Tất cả các doanh nghiệp sau khi hạch toán được lợi nhuận, thường phải
trích lập các quỹ như: Quỹ dự phòng trợ cấp thất nghiệp, Quỹ dự phòng tài
chính, Quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối… đây là một lượng
tiền mặt tương đối lớn và thường được các doanh nghiệp bổ sung vào các
khoản đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, vì đây là các quỹ dự phòng do đó doanh
nghiệp phải hết sức cân nhắc khi sử dụng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi của cán bộ nhân viên và các cổ đông.
• Huy động tín dụng ngân hàng
Một doanh nghiệp có thể tăng ngân sách thông qua hình thức đi vay với
thời gian đáo hạn hơn một năm, bằng cách thế chấp một số tài sản của họ như
một hình thức bảo đảm cho khoản tiền vay. Khi thiết kế kỹ thuật – tổng dự
toán được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ hoàn thiện được hồ sơ vay vốn, tính khả
thi của dự án sẽ không còn bị nghi ngại, tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như

các tổ chức tín dụng. Vì thế, hình thức huy động bằng vay thương mại sẽ là
hình thức chủ yếu, quan trọng trong việc huy động vốn.
• Huy động tín dụng thương mại
Một công ty có thể dựa vào nguồn tín dụng mở rộng do mua hàng hóa
của các nhà cung cấp dựa trên “tài khoản mở” như là một nguồn tài trợ ngắn
hạn. Với lợi thế là “công ty con” thuộc Vinacomin – một Tập đoàn mạnh về
tài chính và kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác mỏ - nên việc tín dụng thương
mại của Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi khi giao dịch cùng các nhà cung cấp
khác trong nội bộ tập đoàn và các đơn vị khác.
• Thuê mua tài chính, mua trả góp
Với đặc thù của ngành khai thác mỏ, chi phí vốn lớn, trong đó vốn đầu
tư thiết bị lớn nên việc áp dụng hình thức thuê tài sản, thuê tài chính, thuê
mua trả góp sẽ góp phần làm giảm gánh nặng chi phí vốn rất nhiều.
• Kêu gọi sự hỗ trợ của nhà nước, chính quyền địa phương trong công
tác Giải phóng mặt bằng – tái định cư, vấn đề an sinh xã hội trong vùng
chịu ảnh hưởng của dự án
Theo thiết kế điều chỉnh dự án, số tiền GPMB-TĐC là 2.393 tỷ đồng,
trong đó đã thực hiện giải ngân được 317 tỷ đồng (chi phí bồi thường, hỗ trợ
tái định cư), chi phí thực hiện tiếp là 2.076 tỷ đồng, đây là số tiền lớn, chiếm
gần 20% nguồn vốn, đòi hỏi phải đầy đủ và kịp thời để không ảnh hưởng đến
dân sinh vùng dự án. Vì vậy chủ đầu tư cần kêu gọi thêm sự giúp đỡ, hỗ trợ
của Chính phủ, chính quyền địa phương trong chi phí này.
• Một số hình thức huy động ngắn hạn khác
- Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm.
Bên cạnh nguồn tài trợ ngắn hạn của các nhà cung cấp, công ty còn có
thể dựa vào các định chế tài chính để nhận được những khoản tiền vay ngắn
hạn không bảo đảm. Những khoản cho vay này là những khoản vay do các
ngân hàng tài trợ cho công ty mà không đòi hỏi bất cứ sự bảo đảm nào. Các
hình thức cho vay ngắn hạn không có bảo đảm chủ yếu là:
+ Hạn mức tín dụng hay Thấu chi (Line of credit or Overdraf)

+ Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn ( Revolving credit agreement)
+ Tín dụng thư (Letter of credit)
+ Tài trợ theo hợp đồng (Transaction Loan).
+ Tài trợ ngắn hạn có bảo đảm
- Vay có thế chấp bằng khoản phải thu
Một công ty muốn nhận được một khoản vay ngắn hạn có thể tiếp xúc
với ngân hàng hay công ty tài chính và đề nghị sử dụng các hóa đơn thu tiền
làm vật bảo đảm cho khoản vay. Nếu ngân hàng quan tâm và đồng ý tài trợ
cho công ty, họ sẽ đánh giá chất lượng của các loại hóa đơn thu tiền được
dùng làm vật thế chấp và sau đó, xác định giá trị khoản cho vay tương xứng
với giá trị của khoản phải thu. Giá trị của khoản cho vay tùy thuộc vào mức
độ rủi ro và có thể giao động trong khoảng 20% đến 90% giá trị danh nghĩa
của khoản phải thu.
Một khi giá trị này đã được xác định, công ty đi vay sẽ gửi ngân hàng
cho vay một bản danh mục liệt kê danh sách các khoản phải thu, cùng thời
hạn trả và tổng số tiền. Sau đó công ty sẽ yêu cầu ngân hàng cho một cam kết
bằng văn bản để chuyển tất cả các khoản phải thu sang phần thanh toán và bù
trừ cân đối công nợ. Thông thường, một khi doanh nghiệp đã được ngân hàng
tài trợ, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay trên cơ sở cầm cố những khoản phải
thu mới như những giao dịch đã xảy ra trước đó.
+ Mua nợ
+ Vay thế chấp bằng hàng hóa
+ Vay ký thác bằng hàng hóa (Trust Receipt Loan)
+ Vay thế chấp bằng ký hóa phiếu hàng di chuyển được
+ Vay ký thác bằng chứng từ lưu kho hàng cồng kềnh.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong công ty
Để thực hiện mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trước hết phải
đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo sử dụng vốn đúng phương hướng, đúng mục đích và đúng kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chấp hành đúng các qui định và chế độ quản lý lưu thông tiền tệ của
nhà nước.
- Hạch toán đầy đủ chính xác kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp .
Là một công ty cổ phần mới đi vào hoạt động trong thời gian gần đây
nên Công ty cổ phần sắt Thạch Khê còn nhiều vấn đề bất cập về mặt quản lý.
Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động kinh
doanh nói chung của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê thì không chỉ bởi nỗ lực
của bản thân của công ty mà còn là nỗ lực chung của các cấp, ban ngành quản
lý, giải quyết được những hạn chế về mặt công cụ, chính sách quản lý sẽ làm
hoạt động của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê có hiệu quả rất nhiều và đạt
được đúng mục đích và yêu cầu lúc thành lập.
- Kiến nghị với Nhà nước
Xây dựng các chính sách đặc thù cho dự án như Giải phóng mặt bằng –
tái định cư, xuất khẩu, chính sách thuế thu nhập, thuế tài nguyên
Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho dự án, bảo lãnh cho công ty thực
hiện vay vốn các tổ chức thương mại.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong các công tác đào tạo, nâng cao năng lực xây
dựng và đánh giá các dự án vay vốn, tạo điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các tổ
chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng.
- Kiến nghị đối với chính quyền địa phương
Ủng hộ công ty trong công tác Giải phóng mặt bằng – tái định cư cả về
mặt tài chính lẫn các chính sách ưu tiên;
Tuyên truyền các chính sách liên quan đến dự án đến người dân, thực
hiện công tác an dân khi dự án mở rộng và ảnh hưởng đến đời sống của người
dân các xã vùng mỏ.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để TIC tiêu thụ quặng sắt khai thác theo Dự án đã
điều chỉnh và triển khai thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đề ra
- Kiến nghị đối với các cổ đông
Tiếp tục đầu tư cả về kỹ thuật lẫn tài chính, con người để dự án thực hiện

đúng thời gian.
Góp vốn theo tiến độ huy động của Hội đồng quản trị, giới thiệu, bảo
lãnh cho Công ty vay vốn các tổ chức tín dụng, vay thương mại.
- Kiến nghị đối với công ty cổ phần sắt Thạch Khê
Thực hiện đầu tư đúng quy trình, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tiết kiệm.
Tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, chính quyền địa
phương, các cổ đông.
Hoàn thiện hồ sơ vay vốn để thực hiện các giao dịch vay từ các tổ chức
tín dụng trong và ngoài nước.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

HỒ ĐẠI THÀNH
TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NHẰM THỰC HIỆN
DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG SẮT
MỎ THẠCH KHÊ – HÀ TĨNH
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.NGUYỄN TIẾN DŨNG
Hà Nội - 2013
ii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với doanh nghiệp, vốn có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điều
kiện không thể thiếu được để thành lập doanh nghiệp và tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư thực hiện dự án. Trong mọi loại hình doanh
nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy
động và sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác
nhau của tài sản và hiệu quả tài chính. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng huy
động vốn là vấn đề đầu tiên trong quản lý tài chính. Huy động vốn là tiền đề

để thực hiện các hoạt động khác.
Trong giai đoạn hiện nay, sau một thời gian dài gặp khó trong sản xuất
kinh doanh, ngân hàng thắt chặt tín dụng, thị trường chứng khoán đi xuống,
các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ hơn bao giờ hết hiểu được tầm quan trọng
của vốn và khó khăn trong việc đi huy động vốn. Mỗi doanh nghiệp sẽ phải
tìm cho mình những cách huy động khác nhau nhưng với một mục đích chung
là làm sao có đủ vốn để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là một dự án lớn, tầm cỡ quốc gia.
Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 554 triệu tấn, hàm lượng sắt cao, đây là mỏ
sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong lộ trình phát triển ngành công
nghiệp của nước ta và chiến lược phát triển kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ, dự
án khai thác mỏ sắt Thạch Khê – Hà Tĩnh là dự án chiến lược để phát triển
các dự án khác như dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobel - Nghệ An, dự án
khu liên hợp gang thép Vũng Áng - Hà Tĩnh Theo thiết kế kỹ thuật và tổng
dự toán điều chỉnh, dự án cần 16.390 tỷ đồng để triển khai và thực hiện. Đây
là một số tiền rất lớn, đòi hỏi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của các bộ
1
ban ngành, của các cổ đông, của các nhà đầu tư và của nhân dân khu vực mỏ.
Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam
nói riêng đang lâm vào suy thoái, khủng hoảng, việc huy động được số vốn
này là vô cùng khó khăn, vì vậy doanh nghiệp – Công ty cổ phần sắt Thạch
Khê – là chủ đầu tư dự án phải tìm ra các giải pháp huy động vốn để đẩy
nhanh triển khai thực hiện dự án theo lộ trình mà Quốc hội và Chính phủ đã
phê duyệt.
Xác định tầm quan trọng của vấn đề nên luận văn này được lựa chọn
với tên đề tài là “Tăng cường huy động vốn nhằm thực hiện dự án khai
thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau:
Hệ thống các vấn đề lý luận về huy động vốn.

Đánh giá thực trạng huy động vốn cho thực hiện dự án “khai thác và
tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê” .
Đưa ra giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình huy động vốn của Dự
án thông qua các giải pháp của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê – là chủ đầu tư
duy nhất được giao thực hiện dự án.
- Về phạm vi:
+ Về không gian và thời gian: luận văn nghiên cứu các giải pháp huy
động vốn của Công ty cổ phần sắt Thạch Khê từ năm 2010 đến nay và nhu
cầu về vốn của Công ty trong 03 năm xây dựng 2014-2016 và các năm sản
xuất tiếp theo;
+ Về nội dung: tìm hiểu tình hình thực hiện huy động vốn của công ty,
bối cảnh của nền kinh tế, chính sách của chính phủ đối với dự án, tình hình
2
hoạt động của các cổ đông và của một số nhà đầu tư trong và ngoài nước có
nhu cầu đầu tư dự án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương
pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng chủ yếu là phương
pháp quan sát, nghiên cứu tình huống, phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp thu
thập dữ liệu, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả và khái quát đối tượng
nghiên cứu, phương pháp điều tra phân tích thống kê. Trong các phương pháp
nghiên cứu này thì phương pháp phân tích - tổng hợp sử dụng nhiều nhất.
Một số phương pháp được sử dụng chính trong quá trình nghiên cứu:
Từ việc nghiên cứu tài liệu tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương
pháp tỷ lệ nhằm phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại Công ty.
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các nguyên nhân và dựa trên kinh nghiệm thực

tiễn đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Công ty.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Khung lý thuyết huy động vốn đầu tư dự án
Chương 2: Thực trạng huy động vốn thực hiện dự án “khai thác và
tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh”.
Chương 3: Giải pháp huy động vốn nhằm thực hiện dự án “khai thác
và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê – Hà Tĩnh”.
3

×