Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hùng biện về vấn đề tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.22 KB, 2 trang )

Hùng biện về vấn đề tai nạn giao thông.
Kính thưa quý vị đại biểu, giám khảo hội thi cùng toàn thể các bạn!
Năm 2014 tiếp tục là năm báo động về vấn đề tai nạn giao thông trên toàn
thế giới. Chưa bao giờ như bây giờ, cơn ác mộng mang tên tai nạn giao thông
đang gieo rắc sự kinh hoàng lên khắp hành tinh: Từ tai nạn giao thông đường
thủy điển hình như vụ chìm phà Sewol tại Hàn Quốc ngày 16/4 khiến gần 300
người thiệt mạng, đến những cái tên đã mang đến bao hoang mang, lo sợ đối với
ngành hàng không như MH370 hay MH17, Ở Việt Nam, tai nạn giao thông
cũng là một thảm họa! Sáng ngày 02/10/2014, Ủy ban An toàn giao thông Quốc
gia tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
9 tháng đầu năm. Theo đó, trên toàn quốc, mặc dù số vụ, số người chết và bị
thương vì tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: tổng số đã
xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, bị thương 17.835 người. Và đau xót hơn
nữa, có hơn 40% số nạn nhân trong các vụ tai nạn trên là học sinh, thanh thiếu
niên và những người đang trong độ tuổi lao động. Những số liệu thống kê này
không phải là hồi chuông cảnh tỉnh gióng lên đột ngột như sét giữa trời quang,
mà nó là những nhát cứa lên vết thương chưa lành miệng vẫn còn đang rỉ máu và
nhiễm trùng đã năm qua tháng lại. Mười năm qua Việt Nam ước tính có 120 000
người tử vong vì tai nạn giao thông, tức là 12 000 người mỗi năm, còn cao hơn cả
thương vong trong thảm họa kép động đất - sóng thần ở Nhật Bản, tương đương
40 vụ rơi máy bay thảm khốc mỗi năm chắc hẳn rằng không có nhiều kẻ điên rồ
muốn tham gia "chuyến bay" như đánh cược mạng sống ấy nữa. Nhưng chúng ta
đâu có lựa chọn!? Vẫn phải tham gia giao thông, vẫn phải sống chung với hoang
mang lo sợ án tử luôn treo lơ lửng mỗi khi ra đường. Chúng ta cặm cụi thu thập
về từng con số để báo cáo lại với nhau, chúng ta có thể thống kê lại các số liệu và
đo đếm, đánh giá chúng. Nhưng chẳng có thước đo nào cho những thiệt hại về
tinh thần và vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào tâm
hồn những người thân và bạn bè của các nạn nhân.
Kính thưa quý vị đại biểu, ban giám khảo hội thi cùng toàn thể các
bạn!
Tình trạng tai nạn giao thông diễn biến phức tạp hiện nay xuất phát từ


nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất, vẫn còn phổ biến tình trạng lơ là, chủ quan trong công tác bảo
đảm trật tự an toàn giao thông xuất phát từ cá nhân người tham gia giao thông
cho đến các đơn vị quản lí; hiện tượng “lách luật” vẫn tiếp diễn, nên cần cấp bách
“Siết chặt quản lí kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” giống
như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông
quốc gia đã nói.
- Thứ hai, phải kể đến việc chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, sát
hạch, cấp giấy phép lái xe,… còn bất cập và tiêu cực.
- Thứ ba, chất lượng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn,
cầu treo, cầu dân sinh ở vùng sâu, vùng xa … còn nhiều khó khăn. Vẫn còn đó
nỗi đau hàng chục người chết và bị thương do sập cầu treo như ở Lai Châu; vẫn
ám ảnh cảnh thầy cô và học sinh phải chui vào túi ni lông để qua sông mỗi mùa
nước lũ. Cho nên huyết mạch giao thông chừng nào chưa đảm bảo chất lượng thì
chừng đó TNGT như một án tử có thể xảy ra với bất kì ai.
- Nguyên nhân lớn nhất có lẽ đến từ chính con người. Có thể khẳng định ý
thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông
vẫn còn hạn chế. Nhiều người biết luật nhưng vẫn cố tình phạm luật. Người vượt
đèn đỏ, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu; kẻ lạng lách, đua xe để chứng minh
bản lĩnh "anh hùng xa lộ"; cũng có người đi bộ, đi xe đạp chỉ vì thiếu chú ý quan
sát nên cũng gây ra tai nạn; Có người nồng nặc rượu bia vẫn liều lĩnh cầm lái;
Rồi người người lấn chiếm lòng đường vỉa hè, nhà nhà nghênh ngang đèo năm
đèo ba không mũ bảo hiểm Vâng, thưa các vị khách quý! TNGT xảy ra do
muôn nẻo cơ do nhưng nỗi đau để lại thì không còn là của riêng một người, một
nhà. Bởi một mạng người mất đi cũng là thất bại của xã hội, của ngành giao
thông. Chúng ta còn muốn chôn chân trong thất bại tới bao giờ nữa! Vậy, để góp
phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết các cơ quan chức năng cần:
- Tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật
an toàn giao thông cả về chiều rộng và chiều sâu
- Kịp thời phát hiện xử lý, đề xuất giải pháp khắc phục các "điểm đen" và

các vị trí tiềm ẩn gây tai nạn giao thông ở các quốc lộ, tỉnh lộ;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 1856/QĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ .
Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác đảm
bảo trật tự an toàn giao thông; xử lý, kỷ luật nghiêm khắc đối với cá nhân, đơn vị
không hoàn thành nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để
vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật
lệ giao thông. Bởi lẽ, mọi sự thay đổi lớn đều bắt nguồn từ những hành động nhỏ
và những hành động ấy lại bắt nguồn từ chính tôi và các bạn. Các bạn thân mến,
hãy nhớ rằng phía trước, đằng sau tay lái là mạng sống. Hãy cùng xây dựng một
xã hội tốt đẹp hơn bắt đầu từ những con đường! Bạn hãy cùng tôi, xoá đi định
kiến của du khách nước ngoài đến VN khi họ cho rằng “ Nếu thể thao mạo hiểm
là chưa đủ với bạn thì hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”. Vâng, không chỉ là
an toàn, là tính mạng, tài sản, là hạnh phúc mà an toàn giao thông còn là nét đẹp
văn hoá để xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong thời đại mới! Hãy sát
cánh cùng tôi trong cuộc chiến này vì 1 cuộc sống tốt đẹp không TNGT!
Xin trân trọng cảm ơn!

×