Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng ST và PT ở động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.56 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN
Tên bài – Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển ở động vật
Tiết 38 – Chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 cơ bản
Họ và tên sinh viên: Lê Tấn Đạt MSSV: DSB071093
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Ngọc Tuyền
Ngày 10 Tháng 02 Năm 2011
I. Mục đích và yêu cầu:
1. Kiến thức:
− Nêu được các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật.
− Trình bày được từng hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở
động vật có xương và không xương sống.
− Nêu được nguyên nhân gây một số bệnh do rối loạn nội tiếc phổ biến.
2. Kĩ năng:
− Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
− Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
− Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển ở động vật.
3. Tư tưởng
− Rèn luyện thái độ học tập tích cực, học tập nhóm nghiêm túc.
− Rèn tinh thần học hỏi lĩnh hội tri thức mới.
− Hiểu và giải thích đúng các hiện tượng sinh lý không bình thường ở người.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:
− Dạy học nhóm
− Vấn đáp – tìm tòi
− Trực quan.
− Dạy học nêu vấn đề.
2. Phương tiện:
− Tranh ảnh phóng to.


− Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản.
− Phiếu học tập.
1
III. Tiến trình bày học:
1. Ổn định lớp: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
− Thề nào là sinh trưởng? cho ví dụ
− Thế nào là phát triển? cho ví dụ
− Biến thái là gì? Dựa vào biến thái người ta chia thành những kiểu phát triển
nào ở động vật?
− Phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến
thái không hoàn toàn cơ bản giống ở giai đoạn nào? Trình bày đặc điểm giống nhau đó.
− Điểm khác nhau cơ bản giữa phát triển không qua biến thái và qua biến thái
là gì?
− Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không
hoàn toàn?
3. Bài mới:(37phút)
− Cũng giống với thực vật, quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật đều
bị chi phối bởi các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Vậy đó là những nhân tố gì
và tác động của các nhân tố đó như thế nào? Để giải đáp được vấn đề này ta nghiên cứu
bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Thời
gian
Hoạt động dạy và học Nội dung chính
3 phút
10phút
Hoạt động 1: Yếu tố di truyền
-GV: sinh trưởng và phát triển của mỗi
loài và mỗi cá thể động vật trước tiên bị
chi phối bởi nhân tố nào? Ví dụ như

chiều cao, cân nặng, giới tính… do cái gì
quyết định?
- Học sinh trả lời
- GV gợi ý cho học sinh tập trung vào
các nội dung trọng tâm sau :
+Sinh trưởng là một đặc trưng
của cơ thể sống do di truyền quyết định
Hoạt động 2: các hoocmôn ảnh hưởng
đến sinh trưởng và phát triển của
động vật có xương.
- GV: Quan sát tranh 38.1, kết hợp nội
dung SGK điền nội dung phù hợp vào
phiếu :
Yếu tố di truyền:
- Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài và mỗi
cá thể động vật trước tiên bị chi phối bởi nhân
tố di truyền.
-Điều khiển tốc độ và giới hạn sinh trưởng
- Ví dụ : gà công nghiệp lớn hơn gà ri
I. Nhân tố bên trong:
1. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của động vật có xương:
+ Hoocmôn sinh trưởng ở tuyến yên
+ Tyrôxin của tuyến giáp
+ Testôstêron của tinh hoàn
+ Estrôgen của buồng trứng
2
10 phút

Phiếu học tập số 1

Tên HM
Nơi sản
xuất
Vai trò với
sinh trưởng,
phát triển
HMST
Tirôxin
Testostêron
Ơstrôgen
- Học sinh trình bày trên bảng.
- Giáo viên cho nhóm đọc kết quả. Bổ
sung và kết luận.
Hoạt động 3
- GV : Treo tranh h38.2 h/s quan sát để
điền thông tin vào phiếu học tập số 2
+ Giáo viên cho học sinh thảo luận.
+ Sau đó nhận xét, bổ sung và kết luận
Tên HM
Nơi sản
xuất
Vai trò với sinh trưởng,
phát triển
HMST
Tuyến
yên
- Kích thích phân chia
tế bào và tăng kích
thước tế bào qua tăng
tổng hợp protein

- Kích thích sự phát
triển xương.
Tirôxin
Tuyến
giáp
- Kích thích chuyển
hóa tế bào
- Kích thích quá trình
sinh trưởng bình
thường của cơ thể.
- Riêng đối với lưỡng
cư, có tác dụng gây
biến thái nòng nọc
thành ếch.
Testostêr
on
Tinh
hoàn
Kích thích sinh trưởng
và phát triển mạnh ở
giai đoạn dậy thì:
-Tăng phát triển xương.
- Kích thích phân hóa
tế bào để hình thành
các đặc điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
- Tăng tổng hợp
protein, phát triển cơ
bắp.
Ơstrôgen

Buồn
trứng
Kích thích sinh trưởng
và phát triển mạnh ở
giai đoạn dậy thì:
-Tăng phát triển xương.
- Kích thích phân hóa
tế bào để hình thành
các đặc điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
* Ảnh hưởng của các hoocmôn sinh trưởng
và phát triển động vật:
3
7 phút
Phiếu học tập số 2
- Học sinh đọc kết quả làm được.

Hoạt động 4: Các hoocmôn ảnh
hưởng lên sinh trưởng và phát triển
của động vật không xương sống
+ HS nghiên cứu SGK và hình 38.3
SGK. Điền nội dung vào phiếu (3 phút)
+ Giáo cho học sinh đọc kết quả.
Bổ sung và kết luận.
Phiếu học tập số 3
Loại HM Nơi sản
xuất
Tác động
với sinh lý
Ecđisown

Juvennin
- Học sinh trình bày đáp án.
- Học sinh khác bổ sung.
 GV tổng kết
Hoocmôn Hàm
lượng
Tác động
T. Yên
(g/đ non)
HMST
ít
- Cơ thể nhỏ bé so
với người bình
thường.
HMST
nhiều
- Cơ thể lớn hơn so
với người bình
thường.
T. giáp
(g/đ non)
Thiếu
Tirôxin
- chậm lớn, thiểu
não, trí tuệ kém
phát triển
- ĐV lưỡng cư,
nòng nọc không thể
biến thái thành ếch
được.

T.s / dục
đực
Thiếu
Testost
êron
Không hình thành
đặc điểm sinh dục
phụ thứ cấp.
VD: gà (SGK)
2. Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh
trưởng và phát triển của động vật không
xương sống
Loại HM Nơi sản
xuất
Tác động với sinh lý
Ecđixơn
Tuyến
trước
ngực
- Gây lột xác ở sâu
bướm.
- Kích thích sâu biến
thành nhộng và
bướm.
Juvennin
Thể
Allata
- Gây lột xác ở sâu
bướm.
- Ức chế quá trình

chuyển hóa sâu thành
nhộng và bướm.
4. Củng cố:(3phút)
− Những hoocmôn nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có
xương sống?
− Tại sao trẻ em ăn uống thiếu iốt thì sẽ chậm phát triển, trí tuệ chậm phát
triển?
− Người lớn tiêm hoocmôn sinh trưởng có cao lớn thêm không? Vì sao?
− Vai trò của hoocmôn ecdixơn và juvenin đến sâu bọ như thế nào?
4
Hoocmôn Hàm lượng Tác
động
T. Yên
(g/đ non)
HMST ít
HMST nhiều
T. giáp
(g/đ non)
Thiếu
Tirôxin
T.s / dục
đực
Thiếu
Testostêron
5. Dặn dò:(1phút)
− Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong SGK trang154
− Chuẩn bị bài 29: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động
vật (tiếp theo)
Giáo viên hướng dẫn giảng dạy duyệt Ngày soạn: 07/02/2011
Người soạn

Đoàn Thị Ngọc Tuyền Lê Tấn Đạt
5

×