Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO ỞPHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐLONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG TỪNĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.65 KB, 72 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ






LÊ NGUYỄN DIỄM HƯƠNG


XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG MỸ
PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH
AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHÓA HỌC: 2006-2010








An Giang, 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
"#


LÊ NGUYỄN DIỄM HƯƠNG


XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở PHƯỜNG MỸ
PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH
AN GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH HỌC: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.s NGUYỄN THỊ VÂN
KHÓA HỌC: 2006-2010








An Giang, 2010

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện được khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều Ban ngành;
đoàn thể; quý thầy cô trường đại học An Giang. Nay khóa luận đã hoàn thành, em xin gửi lời

cảm ơn chân thành đến:
- Quý thầy cô trường đại học An Giang. Đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Lý
Luận Chính Trị đã trang bị kiến thức và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
- Cô Nguyễn Thị Vân đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
- Quý cô, chú đang công tác ở Ủy ban nhân dân phường Mỹ Phước, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thu thập nguồn tài liệu phục vụ
tốt cho quá trình nghiên cứu và viết khóa luận.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Nguyễn Diễm Hương
MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài…………………………………………………………… 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài…………………………...…………………… 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận……………………………… 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận……………………………….4
5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận ………………………………………..4
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận ……………………. 4
7. Kết cấu của khóa luận……………………………………………………… 5
PHẦN NỘI DUNG…………….............................................................. 7
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO……………………………..……………… 7
1.1. Nhận thức chung về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo……………... 7
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói, ngưỡng cửa nghèo………...……..7
1.1.1.1. Quan niệm hiện tại về nghèo đói…………………………..7
1.1.1.2. Khái niệm ngưỡng cửa nghèo……………………………. 12

1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo…………………………………..……… 13
1.1.2. Nhận thức về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo…………….. 16
1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói……………………………… 16
1.1.2.2. Chuẩn nghèo đói…………………………………………. 18
1.2. Chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta…………………………………………………………………………….. 21
1.2.1. Một số chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta……………………………………………………………………………….. 23
1.2.2. Công tác thực hiện các chính sách về xóa đói, giảm nghèo ở
nước ta………………………………………………………………………. 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC Ở
PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN
GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009………………………………… 32
2.1. Khái quát vị trí địa lý và tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ
Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay……………..…. 32
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………. 32
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang……………………………………………………….. 33
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ
năm 2006 đến năm 2009………………………………………… 35
2.2.1. Khái quát tình hình đói nghèo ở phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang…………………………………………... 35
2.2.2. Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của
Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang………………………………………………………………………... 36
2.2.2.1. Một số chủ trương, chính sách của tỉnh An Giang về công

tác xóa đói, giảm nghèo……………………………………………………… 36
2.2.2.2. Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về
công tác xóa đói, giảm nghèo……………………………………………….. 40
2.2.2.3. Một số chủ trương, giải pháp của phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo…………. 42
2.2.3. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách xóa đói,
giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
từ năm 2006 đến năm 2009………………………………………..……..… 45
2.2.3.1. Thành tựu………………………………………………… 45
2.2.3.2. Hạn chế.………………………………………………….. 48
2.2.3.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế………………. 49
2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới…………………....….. 51
2.3.1. Mục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà
nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang………………………………………………………………………....51
2.3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới………...… 52
2.3.2.1. Giải pháp chung………………………………………….. 52
2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế……………………………………… 54
2.3.2.3. Giải pháp về các chính sách……………………………… 56
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC








- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU

Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp
Chuyên ngành Giáo dục chính trị

1.Lý do chọn đề tài.
Nghèo đói là một vấn đề mang tính toàn cầu, là một hiện tượng xã
hội tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới. Nếu vấn đề nghèo đói không giải
quyết được thì không mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, quốc gia đặt ra như
hòa bình, ổn định, công bằng xã hội…có thể giải quyết được. Theo ước tính
của Liên Hiệp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng trên 2 tỷ người đang
sống trong cảnh nghèo đói, trong đó khoảng ½ tỷ người phải sống ít hơn 2
USD mỗi ngày, thậm chí là thấp hơn. Và Việt Nam cũng không ngoại lệ-là
một đất nước trải qua hàng ngàn năm bị xâm lược, đi lên chủ nghĩa xã hội từ
một nền kinh tế thấp kém, lạc hậu lại bị cấm vận bởi các thế lực thù địch
nhưng bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, ý chí quật cường của dân tộc
và hỗ trợ của bạn bè quốc tế Việt Nam đã có những bước phát triển, đạt được
những thành tựu đáng kể. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền
kinh tế nước ta phát triển nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng
lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận dân cư, đặc biệt là dân ở vùng cao,
vùng sâu, vùng xa,…đang chịu cảnh nghèo đói, rét, chưa đảm bảo được những
điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đã và đang diễn ra
mạnh mẽ và là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm.
Từ năm 1992, xóa đói, giảm nghèo đã được triển khai ở một số tỉnh,
thành phố, đến năm 1994 trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố

trong cả nước. Trong giai đoạn 1992-1997, phong trào xóa đói, giảm nghèo đã
được các địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động để trợ giúp hộ nghèo
về đời sống và sản xuất. Phong trào đã đạt được những kết quả đáng kể, giảm
tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước từ 60% năm 1990 xuống còn 12,3% năm
2009. Nhiều mô hình xóa đói, giảm nghèo thành công đã xuất hiện và được
nhân rộng. Sự phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội khác với
xóa đói, giảm nghèo bước đầu đã đem lại kết quả theo ước tính khoảng 20%


- 2 -
hộ nghèo đã được hưởng lợi từ các Chương trình 120, 327, nước sạch nông
thôn, y tế, giáo dục…, cuộc sống của đại bộ phận dân cư bước đầu được cải
thiện, đặc biệt là nhóm hộ nghèo. Từ những kết quả đó, theo đánh giá của Liên
Hiệp Quốc, Việt Nam đã về đích trước 10 năm so với mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo trong thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ.
Do đó, để tập trung được nguồn lực triển khai một cách đồng bộ,
thống nhất và hiệu quả, xóa đói, giảm nghèo phải trở thành một Chương trình
mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước nhằm hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, người nghèo những điều kiện cần thiết
để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi
đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi xóa đói, giảm nghèo bền vững. Chính vì
vậy ngày 23/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (gọi là
chương trình 133) và xác định đây là một trong mười Chương trình mục tiêu
quốc gia, coi đây là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà
nước. Đến 9/2001 tiếp tục phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo và
việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là Chương trình 143). Đảng ta cũng đã
khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết
hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Đồng thời đẩy mạnh việc
thực hiện xóa đói, giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ chủ yếu để phát

triển kinh tế-xã hội trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.
Để thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về xóa đói, giảm nghèo thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói chung
và phường Mỹ Phước nói riêng đã ra sức đẩy mạnh thực hiện chính sách xóa
đói, giảm nghèo và đạt được nhiều thành tựu đáng kể: tỷ lệ hộ nghèo ở
phường từ 5,15% năm 2006 giảm xuống còn 1,89% năm 2009 (theo chuẩn
mới). Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo tại phường
chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Vì
vậy, mục tiêu phấn đấu của phường là đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo
còn dưới 1%. Để hoàn thành mục tiêu này và đồng thời đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của đất nước, đòi hỏi các cấp lãnh đạo ở địa phương cần có những
biện pháp cụ thể để khắc phục những mặt hạn chế và thực hiện có hiệu quả
chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Từ những lý do trên em chọn đề tài: “Xóa đói, giảm nghèo ở
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến


- 3 -
năm 2009. Thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành Giáo dục chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện trong nước nói chung và tỉnh An Giang, thành phố Long
Xuyên, phường Mỹ Phước nói riêng có nhiều đề tài, bài nghiên cứu, tham
luận, báo cáo về thực trạng và đề ra những giải pháp cụ thể về xóa đói,
giảm nghèo phù hơp từng địa phương nghiên cứu. Về vấn đề xóa đói, giảm
nghèo đã có những đề tài nghiên cứu ở địa phương như: khóa luận tốt
nghiệp của Nguyễn Ngọc Ánh, tiểu luận của Nguyễn Thiện Tích,…Nhưng
chỉ dừng lại ở vấn đề chung chung, những giải pháp mang tính khả thi
chưa cao hay nghiên cứu ở những địa phương khác. Nay em, bước đầu tìm
hiểu về nghèo đói, công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay ở trong nước và

ở tại địa phương em-phường Mỹ Phước. Từ đó, có những giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống
cho người dân ở địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
3.1. Mục đích nghiên cứu khóa luận.
- Tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo
của Đảng, Nhà nước tại phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An
Giang từ năm 2006 đến năm 2009.
- Từ tìm hiểu thực trạng việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính quyền
và nhân dân địa phương làm tốt hơn nữa chính sách xóa đói, giảm nghèo ở
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm
tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khóa luận.
Để thực hiện mục đích trên, khóa luận cần thực hiện:
- Trình bày cơ sở lý luận chung về xóa đói, giảm nghèo và chủ
trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta.
- Phân tích thực trạng xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang


- 4 -
- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần cho Đảng ủy, chính
quyền và nhân dân làm tốt hơn nữa trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở
phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm
tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu khóa luận.
4.1. Đối tượng nghiên cứu khóa luận.
Xóa đói, giảm nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên,
tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm 2009. Thực trạng và giải pháp.

4.2. Phạm vi nghiên cứu khóa luận.
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ môn Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin và chỉ nghiên cứu thực trạng xóa đói, giảm nghèo và
việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường
Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2006 đến năm
2009.
5. Phương pháp nghiên cứu khóa luận.
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp đối chiếu
6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận.
- Góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu vấn
đề xóa đói, giảm nghèo của cả nước nói chung và ở An Giang nói riêng.
- Khóa luận đạt được kết quả tốt là động lực góp phần giúp em vững
tin hơn trong công tác giảng dạy sau này; đồng thời là động lực giúp em trong
quá trình nghiên cứu về môn học mà em yêu thích.
- Kết quả nghiên cứu của khóa luận là nguồn tư liệu để các cấp
Đảng, chính quyền địa phương có thể tham khảo trong quá trình lãnh đạo, giải
quyết các vấn đề liên quan đến xóa đói, giảm nghèo tại phường Mỹ Phước,
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.


- 5 -
7. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm hai chương:
CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI,

GIẢM NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO.
1.1. Nhận thức chung về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
1.1.1. Quan niệm về nghèo đói, ngưỡng cửa nghèo.
1.1.1.1. Quan niệm hiện tại về nghèo đói.
1.1.1.2. Khái niệm ngưỡng cửa nghèo.
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam
về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
1.1.2. Nhận thức về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói.
1.1.2.2. Chuẩn nghèo đói.
1.2. Chủ trương về xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.1. Một số chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2. Công tác thực hiện các chính sách về xóa đói, giảm nghèo ở
nước ta.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
Ở PHƯỜNG MỸ PHƯỚC, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN
GIANG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2009.
2.1. Khái quát vị trí địa lý và tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ
Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang hiện nay.
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội ở phường Mỹ Phước, thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang.


- 6 -
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng và
Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ

năm 2006 đến năm 2009.
2.2.1. Khái quát tình hình đói nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2.2.2. Một số chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng,
Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2.2.2.1. Một số chủ trương, chính sách của tỉnh An Giang về công
tác xóa đói, giảm nghèo.
2.2.2.2. Một số chủ trương, giải pháp của thành phố Long Xuyên về
công tác xóa đói, giảm nghèo.
2.2.2.3. Một số chủ trương, giải pháp của phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang về công tác xóa đói, giảm nghèo.
2.2.3. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách xóa đói, giảm
nghèo ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm
2006 đến năm 2009.
2.2.3.1. Thành tựu.
2.2.3.2. Hạn chế.
2.2.3.3. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế.
2.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới.
2.3.1. Mục tiêu chính sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước
ở phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
2.3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ở phường Mỹ Phước, thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong những năm tới.
2.3.2.1. Giải pháp chung.
2.3.2.2. Giải pháp về kinh tế.
2.3.2.3. Giải pháp về các chính sách.




- 7 -
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGHÈO ĐÓI, XÓA ĐÓI,
GIẢM NGHÈO VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
VỀ XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO.
1.1. Nhận thức chung về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
1.1.1 Quan niệm về nghèo đói; ngưỡng cửa nghèo.
1.1.1.1 Quan niệm hiện tại về nghèo đói.
“Vì sao người ta lại quan tâm đến vấn đề nghèo đói?”. Trước những năm
1990 người ta quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế, kinh tế càng tăng
trưởng càng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc và chi phí khắc phục hậu
quả của nó ngày một tốn kém hơn. Trong các vấn đề xã hội bức xúc đó, vấn đề
nghèo đói nổi lên hàng đầu và được cả cộng đồng quốc tế quan tâm. Đến
những năm đầu tiên thế kỷ 21 có tới 78 quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo
và đang phát triển xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện và gần 30 tổ
chức quốc tế, bao gồm cả tổ chức đa phương, song phương xây dựng chiến
lược hỗ trợ các nước nghèo trong cuộc chiến chống nghèo đói.
Quan niệm về nghèo đói hay nhận thức về nghèo đói của từng quốc gia
hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể,
tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Sự khác nhau chung nhất là
thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế-xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc
gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy Ban kinh tế-xã hội khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok-Thái Lan vào tháng 9 năm
1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo khổ
là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu

cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế-xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
xã hội thừa nhận.”
Qua nhận định trên ta thấy, nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: ăn,
mặc, ở, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Nghèo khổ thay đổi


- 8 -
theo thời gian: thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo thời gian, kinh tế càng
phát triển, nhu cầu cơ bản của con người cũng sẽ thay đổi theo và có xu hướng
ngày một cao hơn. Nghèo khổ thay đổi theo không gian: thông qua nhận định
ta cũng thấy được sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia, từng vùng, xu
hướng chung là các nước càng phát triển ngưỡng đo nghèo đói càng cao.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mạnh năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về nghèo
đói như sau: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1
đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản
phẩm thiết yếu để tồn tại”
Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn,
triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức Lao động quốc tế (ILO)-ông
Abaoia Sen, người được giải thưởng Nôben về kinh tế năm 1998, cho rằng:
“Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu,
người nghèo nói riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là cơ hội
lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống có cơ hội lựa chọn ít hơn.
Ngân hàng thế giới đưa ra quan điểm: Nghèo là một khái niệm đa chiều
vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất, nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa
trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh
dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương, không có quyền phát

ngôn và không có quyền lực.
 Năm 2000, Ngân hàng Thế giới đưa ra tháp tiếp cận khái niệm về
nghèo đói như sau:
Tiêu dùng
Tiêu dùng + tài sản
Tiêu dùng + tài sản + con người
Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hóa – xã hội
Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hóa – xã hội + chính trị
Tiêu dùng + tài sản + con người + văn hóa – xã hội + chính trị + bảo vệ


- 9 -
Qua tháp tiếp cận khái niệm về nghèo đói ta thấy tiếp cận nghèo đói
trước hết là về tiêu dùng có nghĩa là sẽ xem xét vấn đề tiêu dùng của con
người, thu nhập có đủ chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu hàng tháng hay
không. Sau đó, đến tài sản với mức thu nhập, chi tiêu đó họ đã có hay tích lũy
được những gì và như vậy có đảm bảo cho cuộc sống của mình hay không. Từ
những yếu tố đó, ảnh hưởng đến văn hóa-xã hội như thế nào, nghĩa là khi vấn
đề tiêu dùng, tài sản cũng như chất lượng cuộc sống của con người được đảm
bảo thì văn hóa-xã hội phát triển, các vấn đề về an sinh xã hội, việc làm tốt
hơn, đảm bảo hơn, có nền văn hóa tiên tiến. Và như vậy, chính trị cũng ổn
định, góp phần giữ vững an ninh đất nước, hòa bình thế giới.
Liên Hiệp Quốc đã phân chia đói nghèo thành hai loại: đói nghèo tuyệt
đối và đói nghèo tương đối.
Đói nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống như ăn mặc,
ở, đi lại, y tế, giáo dục…
Đói nghèo tương đối: đó là sự thiếu hụt so với mức sống hiện thời. Nói
cách khác, đói nghèo tương đối là mức thu nhập của một người hoặc hộ gia
đình thấp hơn so với mức thu nhập của một nước nơi người đó hoặc hộ đó

sinh sống. Đói nghèo tương đối được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công bằng
của Chính phủ với một bộ phận dân cư có thu nhập thấp.
Như vậy, đói nghèo tuyệt đối là hệ quả của thu nhập thấp, còn đói nghèo
tương đối là kết quả của việc so sánh mức thu nhập giữa các nhóm dân cư
trong một cộng đồng dân cư xác định. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế, cải tiến phương thức phân phối thu nhập thì tình trạng đói nghèo
tuyệt đối sẽ giảm dần, song tình trạng đói nghèo tương đối sẽ tồn tại lâu dài do
tương quan về thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội.
Vậy: nghèo đói được hiểu là tình trạng thu nhập của một bộ phận dân cư
thấp hơn mức tối thiểu duy trì cuộc sống ở một khu vực tại một thời điểm nhất
định.
Trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997, Liên Hiệp Quốc đã
đưa ra khái niệm sự nghèo khổ của con người. Nghèo khổ của con người là
khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người-là sự thiệt thòi (khốn
cùng) theo ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người:


- 10 -
- Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh, được
xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi.
- Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ.
- Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không
tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng.
Để đánh giá nghèo khổ con người, Liên Hiệp Quốc đã sử dụng chỉ số
nghèo khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số
nghèo khổ tổng hợp. Năm 2009 Liên Hiệp Quốc đã thông báo chỉ số HPI theo
số liệu từ năm 2007 thì Việt Nam đứng thứ 116/182 quốc gia, vùng lãnh thổ,
mỗi năm chỉ số HPI của Việt Nam tăng thêm 1,16%.
Quan niệm của chính người nghèo ở nước ta cũng như một số quốc gia

khác trên thế giới về nghèo đói đơn giản, trực diện hơn. Một số cuộc tham vấn
có sự tham gia của người dân họ nói rằng: “Nghèo đói là gì ư? Là hôm nay
con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi ăn gì? Bạn nhìn nhà tôi thì biết,
ngồi trong nhà cũng thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài
sân”. Một số người khác thì trả lời: “nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng
tranh tre, nứa, lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát; không đủ đất đai sản xuất, không
có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền đi khám chữa
bệnh…”
Các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người
nghèo:
- Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành
cho con người.
- Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
- Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia trong quá trình phát triển cộng đồng.
Để giúp hiểu rõ hơn về nghèo đói và mối quan hệ của nghèo đói với tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội tại lớp tập huấn cán bộ xóa đói giảm nghèo
cấp xã do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đã đưa ra: Vòng luẩn quẩn của
nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
như sau: [6, tr.12]



- 11 -
Nghèo đói

Bệnh tật Gia tăng dân số

Môi trường sống Suy dinh dưỡng

Tệ nạn xã hội Thất học

Nghèo đói dẫn đến:
- Cản trở tăng trưởng kinh tế
- Bất bình đẳng xã hội
- Kìm hãm phát triển con người
- Phá hủy môi trường
- Nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền vững
Qua vòng luẩn quẩn của nghèo đói và mối quan hệ của nó với tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội được vẽ ở trên, ta có thể hiểu nghèo đói và
các vấn đề như: bệnh tật, gia tăng dân số, môi trường sống, suy dinh dưỡng, tệ
nạn xã hội, thất học có mối quan hệ tác động với nhau. Nghèo đói sinh con
đông không có điều kiện nuôi dưỡng tốt, thiếu ăn nên dẫn đến trẻ suy dinh
dưỡng, không được học hành đến nơi đến chốn dẫn đến thất học. Phần lớn
những người nghèo thường sống ở nơi môi trường không thoát mái, ẩm thấp
như những khu nhà ổ chuột vì vậy sức khỏe không được đảm bào sinh ra bệnh
tật. Bên cạnh đó, do việc làm không ổn định hay không có việc làm, nhàn rỗi
đã dẫn đến sa vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, nghiện hút,…từ những vấn đề
trên, có thể nói chung lại là nghèo đói dẫn đến: cản trở tăng trưởng kinh tế,
kìm hãm phát triển con người, nguy cơ mất ổn định xã hội và phát triển bền
vững, bất bình đẳng xã hội, phá hủy môi trường.
Ở Việt Nam, nghèo đói là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Những
nguyên nhân chính gây ra nghèo đói có thể phân theo 3 nhóm:
Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên-xã hội: khí hậu khắc nghiệt,
thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh để lại.


- 12 -
Nhóm nguyên nhân chủ quan: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn, đông
con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các bệnh xã hội hoặc lười lao
động.

Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng
bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn,
chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn,
khuyến nông-lâm-ngư, chính sách trong giáo dục-đào tạo, y tế, giải quyết đất
đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
1.1.1.2. Khái niệm ngưỡng cửa nghèo.
Việc nhận diện ai là người nằm ở ngưỡng cửa nghèo luôn là vấn đề khó
khăn. Vậy ngưỡng nghèo được xác định như thế nào? Về phương pháp luận
tiếp cận, người ta có thể xác định ngưỡng nghèo theo thu nhập hay theo chi
tiêu. Tuy nhiên phương pháp được sử dụng nhiều hơn là tiếp cận theo chi tiêu.
Vì chi tiêu của hộ gia đình là chỉ số liên quan chặt chẽ đến phúc lợi hơn là thu
nhập. Và số liệu về thu nhập thường là không chính xác, đặc biệt ở các nước
đang phát triển (vì có một bộ phận những người lao động là tự hành nghề).
Phương pháp của Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc tiếp cận ngưỡng
cửa nghèo đói: là dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đô la mỗi ngày. Ngưỡng
nghèo thường dùng hiện nay là 1 đô la và 2 đô la/ngày. Đây là ngưỡng chi tiêu
có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người,
mức chuẩn đó là 2.100 calo/người/ngày. Ngưỡng nghèo này gọi là ngưỡng
nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chi tiêu này chỉ
đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những
hàng hóa phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức cần thiết để
đạt được 2.100 calo/người/ngày gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.
Ở Việt Nam hiện nay, có phương pháp tiếp cận với ngưỡng nghèo như
sau:
Phương pháp dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương
pháp của Tổng cục thống kê). Phương pháp này đã xác định hai ngưỡng
nghèo:
- Ngưỡng nghèo thứ nhất: là số tiền cần thiết để mua được một số
lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng.
- Ngưỡng nghèo thứ hai: thường được gọi là ngưỡng nghèo chung,

ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực.


- 13 -
Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình (phương pháp của Bộ
Lao động-Thương binh và xã hội). Phương pháp này hiện đang được sử dụng
để xác định chuẩn nghèo đói của Chương trình xóa đói, giảm nghèo quốc gia.
1.1.1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về
nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
Trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh, vấn đề xóa đói, giảm nghèo
không được Người trình bày một cách trực tiếp nhưng thông qua tư tưởng của
Người về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội; qua các bài báo, bài nói chuyện, thư gửi cho đồng bào thì vấn đề
xóa đói, giảm nghèo đã được thể hiện một cách cụ thể. Người từng nói: “Mục
đích của chủ nghĩa xã hội là gì?. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không
ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân
dân lao động” [13, tr.161]. Có khi Người còn cụ thể hóa mục đích tổng quát
này thành các tiêu chí cụ thể như làm cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng
sung sướng…Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho
nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có
thuốc, già không lao động được nghỉ…tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất
ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. [15, tr.591]
Ngày 28/9/1945, trên báo Cứu Quốc ra số 53, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết bài “Sẻ cơm nhường áo”, trong đó có đoạn viết “…lúc chúng ta nâng bát
cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng” và trong bài
phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy Ban Nghiên Cứu Kế Hoạch Kiến Quốc
ngày 10/10/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo: “chúng ta phải thực hiện
ngay: 1- làm cho dân có ăn; 2- làm cho dân có mặc; 3- làm cho dân có chỗ ở;
4- làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó”.
Năm 1945, trước 2 triệu người chết đói; kế đó lại bị nước lụt, nạn đói

càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ thì Người kêu gọi đồng bào cả nước :
“Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó để cứu dân
nghèo” [13;31] và Hồ Chí Minh chính là người đầu tiên thực hiện lời kêu gọi
này. Bên cạnh đó, Người còn viết thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói,
hô hào nhân dân chống nạn đói, coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống
ngoại xâm. Trong thư gửi Nông gia Việt Nam, Bác khẩn thiết kêu gọi: “Tăng
gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!Đó là cách thiết
thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập”. [13, tr.116].


- 14 -
Tư tưởng xóa đói, giảm nghèo của Người còn được thể hiện qua bài
“Thanh Hóa kiểu mẫu”. Trong bài viết này, Người đã nêu lên mục đích và
cách làm cụ thể để xóa đói, giảm nghèo.
Mục đích:

Làm cho nghèo thì đủ ăn
Người đủ ăn thì khá giàu
Người khá giàu thì giàu thêm
Người nào cũng biết chữ
Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.
Cách làm:

Đem tài dân sức dân, của dân làm lợi cho dân. Không phải Chính phủ
xuất tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động. Vì vậy, những kế
hoạch địa phương có thể tự thực hành được, cứ giúp cho đồng bào làm dần
dần, như hợp tác xã, v.v…
Việc gì cũng phải từ việc dễ đến việc khó, từ việc gấp đến việc hoãn,
từ việc ít tốn tiền đến việc tốn nhiều tiền. Nói tóm lại: kế hoạch phải thiết thực,
phải làm được. Chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu nhưng không

thực hiện được. [13, tr.288-289]
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị sản xuất cứu đói, Người nói: “…,chính
sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân
dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét Đảng và Chính phủ
có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính
phủ có lỗi”. Vì vây, cán bộ đảng và chính quyền từ trên xuống dưới đều phải
hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục
nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính
sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, rét,
dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”.
[14, tr.572]
Người còn khẳng định: “Phải biết giáo dục, lãnh đạo, giúp đỡ nhân dân
tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Phải biết tiết kiệm là vì nếu được bữa nào xào
bữa ấy thì sẽ thiếu thốn. Nếu cán bộ khéo lãnh đạo và thiết thực giúp đỡ đồng
bào và đồng bào tập trung tăng gia sản xuất và tiết kiệm thì dân sẽ no ấm, mọi


- 15 -
việc trôi chảy, thuế khóa dễ thu, tài chính dồi dào, dân no thì nước giàu, vì
nước ta là nước nông nghiệp, mọi việc đều dựa vào nông nghiệp. Nếu cán bộ
không biết lãnh đạo và thiết thực giúp đỡ dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm,
nếu đảng viên không xung phong gương mẫu thì việc gì cũng sẽ khó làm. Cho
nên, chính sách tăng gia sản xuất và tiết kiệm là chính sách căn bản của chúng
ta. Tăng gia sản xuất và tiết kiệm để nâng cao đời sống của nhân dân, khôi
phục kinh tế, mở mang văn hóa và đề phòng đói, chống nghèo”. [14, tr.572]
Thực hiện lời Bác dạy, ngày 17/10/2000 Chủ tịch Uỷ ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra lời kêu gọi và phát động trong toàn dân cuộc
vận động “Ngày vì người nghèo” và lấy ngày 17/10 hàng năm là “Ngày vì
người nghèo”. Từ đó đến nay, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được
triển khai trên địa bàn cả nước và từ ngày 17/10 đến 18/11 hàng năm được coi

là tháng cao điểm vì người nghèo.
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh thì xóa đói, giảm nghèo là sự nghiệp
mang tính lâu dài, là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Trong đó, Đảng và Nhà
nước giữ vai trò quan trọng trong việc đề ra những chủ trương, chính sách
chăm lo đời sống cho nhân dân và phải bảo đảm thực hiện; Đảng và Nhà nước
phải hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân biết cách sản xuất và thực hành tiết kiệm;
Đảng và Chính phủ phải biết: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho
dân”, có như vậy thì công cuộc xóa đói, giảm nghèo của chúng ta mới có hiệu
quả .
Kế thừa và thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta đã có
những chủ trương, chính sách về vấn đề xóa đói, giảm nghèo và trở thành tư
tưởng nhất quán thể hiện trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
VIII, IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, xóa đói, giảm nghèo được coi là Chương trình cấp bách
nhất, cần giải quyết trước hết so với các mục tiêu phúc lợi xã hội khác. Xóa
đói giảm nghèo được giải quyết là một tín hiệu, đồng thời cũng là một bước
thiết thực nhất nhằm thực hiện vấn đề công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.
Thứ hai, xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Các chính sách phát triển kinh tế-xã
hội đều phải có mục tiêu hướng vào người nghèo, tạo động lực và tiền đề cho
xóa đói, giảm nghèo.
Thứ ba, xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của phát triển kinh
tế-xã hội bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo


- 16 -
đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, hạn chế tốc độ gia tăng tốc độ khoảng
cách giàu nghèo.
Thứ tư, xã hội hóa công tác giảm nghèo. Nhà nước tạo cơ chế, chính
sách hỗ trợ, cộng đồng chia sẻ góp sức và nhất là bản thân người nghèo phải

tự lực vươn lên thoát nghèo, phấn đấu trở thành khá giả, không trông chờ ỷ lại
vào nhà nước và xã hội.
Thứ năm, thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo phải thông qua
những biện pháp cụ thể, sát với tình hình địa phương, sớm đạt mục tiêu không
còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo.
Bằng nguồn lực của nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng, cho vay vốn trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển
giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm…đối với những vùng nghèo, xã
nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không
có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm
năng. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.
Thứ sáu, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
là một trong những nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách về công tác dân tộc trong
thời kỳ mới: “Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống
của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu,
vùng xa. Trong những năm trước mắt tập trung giúp đồng bào nghèo, các dân
tộc đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng
thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản
xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. [4, tr.48]
1.1.2. Nhận thức về nghèo đói, xóa đói, giảm nghèo.
1.1.2.1. Tiêu chí đánh giá nghèo đói.
 Trên thế giới.
Hiện nay, Liên hợp Quốc dùng các tiêu chí sau để đánh giá nghèo đói:
Thứ nhất, tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người trong một
năm (GDP/người/năm) hay tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người
trong một năm (GDP/người/năm).
Thứ hai, chỉ số phát triển con người (Human Development Index-
HDI).



- 17 -
Do chỉ số GDP/người (GNP/người) chỉ phản ánh thuần túy về mặt giá
trị chứ chưa phản ánh được đầy đủ chất lượng cuộc sống của dân cư nên từ
năm 1990, Liên Hiệp Quốc đã sử dụng chỉ số HDI để bổ sung cho chỉ số
GDP/người (GNP/người) trong việc đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc
gia. Chỉ số HDI là tiêu chí phản ánh tổng hợp trình độ phát triển của mỗi quốc
gia trên thế giới theo một mặt bằng thống nhất, nó phản ánh thành tựu phát
triển của một quốc gia trên ba phương diện: mức sống, trình độ giáo dục và
tuổi thọ trung bình của con người.
 Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, tiêu chí đánh giá nghèo đói được xác định dựa trên cơ sở:
Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người trong một tháng hoặc một
năm được đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi (thường lấy gạo để
đánh giá). Tiêu chí này được xem là yếu tố cơ bản nhất để xác định tình trạng
đói nghèo ở nước ta trong những năm qua.
Thứ hai, điều kiện dinh dưỡng, y tế, giáo dục…là các tiêu chí bổ
sung để đánh giá tình trạng đói nghèo.
Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc đưa ra tiêu chí xác định hộ dân tộc thiểu
số đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực III và khu vực II thuộc Chương trình
phát triển kinh tế-xã hội xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng xâu, vùng xa
(gọi tắt là Chương trình 135), có thể khái quát như sau: là những hộ thuộc diện
nghèo, trình độ sản xuất lạc hậu chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thiếu đất
sản xuất và không có tài sản hoặc có những giá trị rất thấp.
Ngoài tiêu chí xác định hộ nghèo, hộ dân tộc khó khăn, Việt Nam còn
có tiêu chí xác định xã đặc biệt khó khăn và tiêu chí xã nghèo. Với 5 tiêu chí
sau:
- Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm kinh tế-xã hội, xa đường quốc lộ,
giao thông đi lại khó khăn.
- Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, nhiều tập

tục lạc hậu.
- Trình độ sản xuất lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, công
cụ thô sơ.
- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn, mức sống
thấp.


- 18 -
- Hạ tầng cơ sở chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như
điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, nước sạch, chợ xã.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2361 xã đặc biệt khó khăn.
Hai tiêu chí để xác định xã nghèo: tỷ lệ hộ nghèo trên 25%, chưa đủ 3
trên tổng số 6 công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (điện, đường giao thông, nước
sạch, phòng học, trạm xá và chợ) biểu hiện cụ thể như sau:
- Dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt.
- Dưới 30% số hộ sử dụng nước sạch.
- Chưa có đường ôtô tới xã hoặc có nhưng không đi lại được cả năm.
- Chưa có đủ phòng học theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo.
- Chưa có trạm xá hoặc có nhưng còn tạm bợ.
- Chưa có chợ hoặc mới có chợ tạm.
Theo tiêu chí nêu trên thì nước ta hiện nay có khoảng 921 xã thuộc diện
nghèo.
1.1.2.2. Chuẩn nghèo đói.
 Trên thế giới
Chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian,
thời gian. Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội
của từng vùng hay từng quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến
động lớn và nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu của
con người theo từng giai đoạn lịch sử, vì rằng kinh tế-xã hội phát triển, thì đời
sống của con người cũng được cải thiện tốt hơn, tất nhiên không phải tất cả

các nhóm dân cư đều có tốc độ cải thiện giống nhau, thông thường thì nhóm
không nghèo có tốc độ tăng mức thu nhập, mức sống cao hơn nhóm nghèo.
Theo quan niệm trên, Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo
nghèo đói như sau:
- Đối với nước nghèo: các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu
nhập dưới 0,5 USD/ngày.
- Đối với nước đang phát triển là 1 USD/ngày.
- Các nước thuộc Châu Mỹ la tinh và Caribe là 2 USD/ngày.


- 19 -
- Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày.
- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.
Tuy vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông
thường nó thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra.
Tại thời điểm Ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thì chuẩn nghèo
của Mỹ được xác định cho một hộ gia đình có 4 người gồm bố, mẹ và hai con
là 17.960 USD/năm tương đương với hơn 4.490 USD/người/năm hay 374
USD/người/tháng hay 12,47 USD/người/ngày. Tuy nhiên một số nghiên cứu
cho thấy với mức chi tiêu này vẫn không thỏa mãn những nhu cầu cơ bản ở
Mỹ. Nhu cầu cơ bản đối với 1 hộ gia đình gồm 4 thành viên tính trung bình là
33.511 USD/năm.
Ở Trung Quốc đưa ra chuẩn nghèo là 668 nhân dân tệ/người/năm (năm
2004) tính theo sức mua của đồng tiền tương đương 0,7 USD/ người /ngày.
 Ở Việt Nam
Quá trình xây dựng chuẩn nghèo đói
Từ 1993, chuẩn nghèo đói được xây dựng lần đầu dựa trên thu nhập
bình quân đầu người trong hộ gia đình và đã được điều chỉnh nhiều lần trong
các năm 1993, 1995, 1997, 2001, 2006 do sự biến động của nền kinh tế. Có
nhiều cơ quan quốc tế và trong nước cùng tham gia vào xác định chuẩn nghèo

đói. Các cơ quan có vai trò to lớn trong nghiên cứu và xây dựng chuẩn nghèo
ở Việt Nam là Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
Tổng cục thống kê, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. [18, tr.9]
Giai đoạn 1993-1995
Hộ đói: bình quân thu nhập đầu người 13 kg gạo/tháng đối với khu
vực thành thị và dưới 8kg gạo/1 tháng đối với khu vực nông thôn.
Hộ nghèo: bình quân thu nhập đầu người 20 kg gạo/1 tháng đối với
khu vực thành thị và dưới 15 kg gạo/1 tháng đối với khu vực nông thôn.
Giai đoạn 1995-1997: năm 1995, chuẩn nghèo đói được thay đổi với
các mức như sau:
Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân một người/tháng quy ra gạo
dưới 13 kg, tính cho mọi vùng.


×