Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Lược thuật Từ và nhận diện từ tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.67 KB, 11 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lược thuật Từ và nhận diện từ tiếng Việt
A- Đặt vấn đề
Trong số các đơn vị từ vựng, “từ”là một đơn vị cơ bản nhất, tập hợp các
từ là việc làm đầu tiên của những người làm từ điển và các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ. Đây cũng là một trong những vấn đề khó nhất của ngôn ngữ học, bởi sự
thiếu thống nhất trong lý thuyết chung và sự chênh lệch khi đi từ lý luận tới hiện
thực một ngôn ngữ.
Do đó, “phân định ranh giới các đơn vị thường được gọi là từ” luôn được
coi là việc làm hàng đầu, có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận, chúng tôi xin lược thuật cuốn sách Từ và
nhận diện từ Tiếng Việt (Nxb: Giáo dục, H: 1996) của Giáo sư Nguyễn Thiện
Giáp dựa trên haiphương diện: nhận diện “từ” và xác lập định nghĩa “từ”
trong tiếng Việt. Đối với mỗi phần, xin được triển khai theo các ý chính:
1. Cơ sở lý thuyết trong ngôn ngữ học thế giới.
2. Thực trạng áp dụng các cơ sở lý thuyết đó vào tiếng Việt.
3. Bình luận và hướng giải quyết.
B- Nội dung vấn đề
I. Vấn đề nhận diện từ
1. Cơ sở lý thuyết trong ngôn ngữ học thế giới
Các tiêu chuẩn nhận diện từ và hiệu lực đối với tiếng Việt:
1.1. Tính tách rời
A.I.Xmirnixkiy là người đầu tiên phân biệt rõ ràng hai bình diện khác
nhau khi nhận diện từ: tính tách rời và tính đồng nhất của từ.
Vấn đề thứ nhất - vấn đề tính tách rời của từ - chính là vấn đề nhận diện
từ trên trục tuyến tính. Đối với tiếng Việt, với tư cách là một từ - trên trục tuyến
tính - phải có những tiêu chí sau đây:
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Ý nghĩa: Đây chính là tiêu chuẩn phân biệt từ với những đơn vị ngữ âm
thuần túy như âm vị, âm tiết...
- Ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp: từ thuộc vào một phạm trù từ vựng - ngữ


pháp nào đó, còn hình vị thì không. Một cấu tạo ngôn ngữ đã là từ thì phải có
tính từ loại và quan hệ ngữ pháp. Nhưng đối với tiếng Việt - là ngôn gnữ không
biến hình - nếu coi từ loại và quan hệ cú pháp là dấu hiệu để nhận diện từ thì
khó mà thực hiện được. Cho nên nhận diện từ tiếng Việt không thể căn cứ vào từ
loại mà chỗ có thể căn cứ là ý nghĩa phạm trù của nó.
- Tính hoàn chỉnh về ngữ âm: Cũng như từ của các ngôn ngữ khác, từ
tiếng Việt phải được định hình về ngữ âm, chúng phải là những âm tiết nhất định
chứ không phải chỉ là những mô hình trừu tượng. Trong tiếng Việt cũng có dạng
liên hệ được biểu thị bằng hình thức zêro tức là vắng mặt hình thức ngữ âm.
- Tính hoàn chỉnh về chữ viết: Trong tiếng Việt từ chữ nôm trước đây
cho đến chữ quốc ngữ ngày nay, những đơn vị có nghĩa được viết tách rời nhau,
vì vậy chữ viết có vai trò nhất định trong việc nhận diện từ. Về mặt chính tả, có
thể xem từ tiếng Việt là khoảng cách giữa hai chỗ trống trên chữ viết. Nói cách
khác, mỗi từ tiếng Việt phải là một khối viết liền.
- Tính hoàn chỉnh về cấu tạo: Tính hoàn chỉnh về cấu tạo của từ thể hiện
ở chỗ không thể chen thêm một từ khác vào giữa. Đây là dấu hiệu phân biệt từ
với cụm từ cố định và cụm từ tự do.
1.2. Tính đồng nhất của từ tiếng Việt
Vấn đề tính đồng nhất của từ đang được quan tâm là xác định các biến thể
ngữ âm và biến thể từ vựng - ngữ nghĩa của từ. Xác định tính đồng nhất của từ
tức là xem xét những sự khác nhau có thể có giữa các trường hợp sử dụng cụ
thể, cá biệt của cùng một từ là như thế nào.
- Biến thể ngữ âm của từ tiếng Việt: hiện tượng cùng một ý nghĩa từ
vựng được định hình một cách khác nhau. Muốn những cách định hình khác
nhau đó là những biến thể của một từ thì chúng phải có phần gốc từ chung và do
đó có sự giống nhau về nghĩa được thể hiện cụ thể trong vỏ ngữ âm của chúng.
VD: nhát – lát, dăn – nhăn, giăng - trăng, giời – trời, dòm – nhòm...
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Biến thể từ vựng - ngữ nghĩa: Một từ có thể có nhiều ý nghĩa khác
nhau. Mỗi lần sử dụng chỉ một trong những ý nghĩa khác nhau của nó được hiện

thực hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một biến thể từ vựng - ngữ
nghĩa.
Xác định các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa của từ là đụng chạm đến vấn
đề phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm (cùng một vỏ ngữ âm liên hệ với nhiều ý
nghĩa khác nhau). Có các cách xử lý khác nhau về hiện tượng này: hoặc coi tất
cả là các đơn vị đa nghĩa hoặc coi tất cả đều là đồng âm. Những người chủ
trương phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm cũng có những quan điểm khác
nhau. Truyền thống ngôn ngữ học trước đây cho rằng các từ khác nhau về nguồn
gốc, giống nhau về ngữ âm là các từ đồng âm, còn các từ giống nhau cả về
nguồn gốc lẫn từ ngữ âm là các từ đa nghĩa. Còn quan điểm thứ hai cho rằng, từ
đồng âm không những bao gồm các từ khác nhau về nguồn gốc trùng nhau ngẫu
nhiên về ngữ âm mà còn bao gồm cả những trường hợp khi các ý nghĩa khác
nhau của từ đa nghĩa bị phân hóa xa đến mức không nhận ra mối liên hệ giữa
chúng nữa.
Đối với tiếng Việt việc phân biệt từ đa nghĩa và từ đồng âm chủ yếu dựa
vào tiêu chuẩn ngữ nghĩa: Các ý nghĩa của các từ đồng âm hoàn toàn khác nhau
còn từ đa nghĩa có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý
nghĩa kia. Tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên tiêu chuẩn hình thái của
từ tỏ ra hoàn toàn không có tác dụng. Vấn đề là phải khắc phục tình trạng tùy
tiện thiếu nhất quán thường thấy trong các cuốn từ điển đã vận dụng quan điểm
này.
2. Thực trạng áp dụng các cơ sở lý thuyết đó vào tiếng Việt
- Các tác giả theo tiêu chuẩn tính độc lập có 2 nhóm với quan niệm khác
nhau: Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê dựa vào tiêu chuẩn ngữ âm,
chính tả; Hồ Lê, Nguyễn Tài Cẩn dựa vào vị trí và chức năng. Tuy nhiên nó chỉ
có tác dụng kiểm nghiệm chứ không là thao tác chia cắt, các tác giả dùng tiêu
chuẩn này vốn đã mặc nhiên thừa nhận đơn vị đang xét là từ.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hồ Lê: dựa vào tổ hợp, nếu tổ hợp là có sẵn thì những tiếng tham gia cấu
tạo nên nó là không độc lập, ngược lại nếu tổ hợp không phải là có sẵn thì tiếng

tham gia cấu tạo là độc lập. Tuy nhiên, việc phân định thế nào là “đơn vị ngữ
ngôn có sẵn” lại nặng tính chủ quan, vả lại theo quan niệm này thì còn quá nhiều
trường hợp trung gian. Bản thân việc xác định đâu là tiếng độc lập đã thiếu
thuyết phục thì dùng tính độc lập để phân định ranh giới từ lại càng khó thực
hiện được.
Hồ Lê cũng vận dụng tính thành ngữ (hay tính nhất thể) như 1 trong 2 tiêu
chuẩn phân định từ và cụm từ. Tính hoàn chỉnh về nghĩa là đặc trưng thuộc về
ngôn ngữ (không phụ thuộc vào lời nói), từ có tính hoàn chỉnh về nghĩa, tuy
nhiên không phải mọi cấu tạo ngôn ngữ hoàn chỉnh về nghĩa đều là từ.
- Nguyễn Tài Cẩn: quan niệm tiếng độc lập là có thể tách khỏi tổ hợp
chứa nó để tham gia thành lập tổ hợp mới. Cách hiểu này khắc phục được những
trường hợp trung gian. Tuy vậy vẫn còn những cách xử lý thiếu nhất quán. VD:
Có những tiếng khả năng kết hợp rất hạn chế lại được coi là từ (nheo, kiễng,
nhắm, bền...), trong khi nhiều tiếng khả năng kết hợp khá tự do lại coi là từ tố
(xe trong “xe đạp”, cá trong “cá vàng”...).
Đỗ Hữu Châu vận dụng tiêu chuẩn quan hệ cú pháp vào phân định từ –
cấu tạo với cụm từ. Tuy nhiên, sự vận dụng này là đi ngược chiều tiếp cận, vì
trong khi chưa xác định được đâu là từ thì lấy đâu ra đặc trưng cấu tạo của từ để
làm tiêu chuẩn nhận diện chính nó. Cao Xuân Hạo cũng cho rằng sự đối lập cú
pháp cũng giống như hình thái học, không thể coi là một phổ niệm diễn dịch của
ngôn ngữ nhân loại.
Khi nhận diện từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã chú ý đến cả tính tách biệt
và tính đồng nhất của từ. Nhưng những tiêu chuẩn về từ của ông không phân
biệt với đặc trưng của cụm từ cố định. Đồng thời trên trục mà tác giả gọi là trực
tuyến, Đỗ Hữu Châu nhấn mạnh mô hình cấu tạo để nhận diện từ tiếng Việt.
Song, mô hình cấu tạo không phải là tiêu chuẩn của tính đồng nhất của từ. Căn
cứ vào mô hình cấu tạo chỉ có thể tập hợp được những đôi khác nhau có chung
một mô hình cấu tạo chứ không nhận diện được các từ khác nhau.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Bình luận và hướng giải quyết

Trong thực tế tiếng Việt, việc phân định ranh giới từ với từ tố, từ với cụm
từ là rất khó bởi đặc trưng ngôn ngữ đơn lập, không phân biệt nhau về dấu hiệu
hình thức. Theo chúng tôi, hướng giải quyết vấn đề như sau:
- Cần chấp nhận và lưu ý việc giữa các đơn vị tiếng Việt có những “đường
ranh giới mở”.
- Xử lý triệt để và nhất quán cương vị từ vựng học của các “tiếng”, vì việc
xếp tiếng vào từ hay từ tố quyết định ranh giới giữa từ – (từ ghép) – ngữ. Tác giả
Nguyễn Thiện Giáp đã phân tích khá rõ về cương vị của các loại tiếng trong
tiếng Việt:
1/ Các tiếng loại 1 (tự do, độc lập về nghĩa) là các từ nòng cốt, điển hình
của từ vựng tiếng Việt.
2/ Các tiếng loại 2 chỉ khác các từ điển hình của tiếng Việt ở chỗ chúng
không có tính độc lập về nghĩa, thường biểu thị các đối tượng bên trong ngôn
ngữ trong khi các từ điển hình thường biểu thị các đối tượng bên ngoài ngôn
ngữ.
3/ Những người coi các tiếng loại 3 là các từ tố chỉ dựa vào chỗ chúng
không hoạt động tự do. Cố coi các tiếng loại 3 là các từ tố sẽ dẫn đến những
mâu thuẫn sau đây: Đứng trước những tổ hợp gồm một tiếng tự do và một tiếng
không tự do sẽ phải coi những tiếng tự do cũng là từ tố để đảm bảo nguyên tắc
các đơn vị cùng bậc kết hợp trực tiếp với nhau.
Thực tiễn sử dụng ngôn ngữ cho thấy các tiếng loại 3 có thể mở rộng
phạm vi sử dụng của mình, VD: Chọn qua lộ ấy đúng là thâm.
Đứng trước những thành ngữ gốc Hán như: lang bạt kì hồ, du thủ du
thực... giải thích cách nào cũng mâu thuẫn.
4/ Những tiếng loại 4 được xác định cương vị ngôn ngữ là từ. Nó khác với
những từ điển hình ở chỗ: + Không độc lập về nghĩa.
+ Ý nghĩa của chúng thiên về ý nghĩa ấn tượng chứ không phải ý nghĩa
biểu thị.

×