Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

GIÁ TRỊ VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TRONG KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.32 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

MÔN : VĂN HÓA KIẾN TRÚC VIỆT NAM
TIỂU LUẬN
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ TRONG
KIẾN TRÚC
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
GV HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN BÍCH HOÀN
HỌ & TÊN: Phan Nguyễn Kim Khanh
MSSV: 0741021
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2010
1
I/ Khái quát và phân loại kiến trúc truyền thống Việt Nam:
......................................................................................................2
1.1/ Khái quát: ..............................................................................................................................................2
c/ Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng:...........................................................................................................5
d/ Kiến trúc dân gian ( nhà ở và công trình công cộng ):..........................................................................5
e/ Kiến trúc vườn cảnh:............................................................................................................................5
II/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam và những giá trị văn
hoá phi vật thể:...........................................................................5
2.1/ Giá trị văn hoá qua nhận thức:..............................................................................................................5
a/ Nhận thức về âm – dương, ngũ hành trong kiến trúc truyền thống:.......................................................5
b/ Nhận thức của con người về kiến trúc truyền thống Việt Nam:..........................................................9
2.2/ Giá trị văn hoá tổ chức đời sống cá nhân trong kiến trúc truyền thống:............................................10
a/ Tín ngưỡng:.........................................................................................................................................10
b/ Phong tục:...........................................................................................................................................13
2.3/ Giá trị văn hoá trong tổ chức đời sống tập thể trong kiến trúc truyền thống:...................................16
a/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức quốc gia:.................................................................16
b/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam trong tổ chức nông thôn:..............................................................17


2.4/ Giá trị văn hoá ứng phó với môi trường tự nhiên trong kiến trúc truyền thống:...............................19
III/ Kết luận:.............................................................................21
Tài liệu tham khảo:..................................................................23
I/ Khái quát và phân loại kiến trúc truyền thống Việt Nam:
1.1/ Khái quát:
Đất nước Việt Nam sau nhiều biến cố lịch sử xảy nhiều cuộc chiến tranh
khốc liệt cộng và sự tác động của thiên nhiên và con người trong một thời gian dài
khi các giá trị văn hoá bị lãng quên nên rất nhiều các kiến trúc truyền thống Việt
Nam đã bị tàn phá đi và mất đi. Tuy nhiên, qua những công trình kiến trúc còn lại
2
theo thời gian thì nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam vẫn là một di sản văn
hoá nghệ thuật mang đậm tính dân tộc, giá trị thẫm mỹ được sáng tạo và tồn tại
nhiều thế kỉ qua những bàn tay, khối óc tài hoa và kinh nghiệm về xây dựng, chạm
khắc, trang trí được đúc kết từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, phong tục, tập quán,
tôn giáo- tín ngưỡng… Kiến trúc truyền thống Việt Nam còn phản ánh những tư
duy, suy nghĩ, nhận thức của con người về địa lý-tự nhiên, kinh tế - xã hội, từng
giai đoạn thăng trầm của lịch sử Việt Nam và ngược lại, những điều kiện đó cũng
có một sự ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc Việt Nam.
Về địa lý tự nhiên: Sự sản sinh và quá trình phát triển nền kiến trúc truyền
thống gắn liền với môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, khí hậu, vật liệu xây
dựng… Ở những vùng miền khác nhau có cảnh trí thiên nhiên, khí hậu khác nhau
thì các kiểu hình kiến trúc có sắc thái địa phương khác nhau. Không chỉ thế, yếu tố
tự nhiên còn tác động đến kiến trúc thông qua sự thích nghi, nhận thức và ứng phó
của con người đối với môi trường tự nhiên. Dựa vào đặc điểm tự nhiên của Việt
Nam mà nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đã hình thành nên những nét đặc trưng
riêng biệt phù hợp với điều kiện khí hậu, vị trí địa lý nhằm mang đến cho con
người những giá trị thẫm mỹ, nét văn hoá đặc trưng mang sắc thái dân tộc, vừa đáp
ứng những nhu cầu của con người về tính chất, mục đích của từng loại hình kiến
trúc.
Về kinh tế - xã hội: Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã

có những bước tiến rất dài trong nghệ thuật kiến trúc từ thời sơ khai tiền sử khi
kiến trúc mới vừa manh nha dưới hình thức hang động . Khi con người tiến bộ và
phát triển hơn thì kéo theo đó là sự phát triển về mọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế
và có thể nhận thấy rõ nhất trong kiến trúc, những công trình kiến trúc ngày càng
mang tính ứng dụng và thẫm mỹ cao hơn, phản ánh nền kinh tế- xã hội; mang
3
những giá trị lịch sử, văn hoá; tư duy, nhận thức của con người trong từng giai
đoạn lịch sử.
Hầu hết các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam đều được xây
dựng vào thời phong kiến - chủ yếu là trước thế kỉ XIX nên phát triển tương đối
chậm dưới sự kiềm hãm của chế độ phong kiến tuy nhiên vẫn có nhiều công trình
kiến trúc thề hiện được tinh hoa, truyền thống văn hoá và sắc thái dân tộc đậm nét.
Mỗi triều đại phong kiến hầu hết đều có những công trình kiến trúc với những đặc
trưng riêng đặc sắc nhưng vẫn mang những nét chung truyền thống của kiến trúc
Việt Nam thể hiện tài năng, sự sáng tạo, khéo léo của ông cha ta trong việc tìm tòi,
chọn lọc những tinh hoa dân tộc để tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo cho
đất nước.
1.2/ Phân loại:
Kiến trúc truyền thống Việt Nam có thể được chia thành 5 loại hình:
a/ Kiến trúc quân sự - quốc phòng: ( Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Huế…
) là các công trình kiến trúc được tạo dựng với mục đích làm căn cứ quân sự và còn
là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước. Các công trình kiến trúc
quan sự quốc phòng phản ánh trình độ kĩ thuật quân sự, chiến lược qua các thời kì
lịch sử, thể hiện cơ cấu xã hội, hoàn cảnh kinh tế và tài năng kĩ thuật của ông cha
ta.
b/ Kiến trúc cung điện – dinh thự: là các công trình kiến trúc được xây
dựng để phục vụ cho tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc nên thường có quy mô
lớn, tập trung nhiều vật tư và sức người cũng như nhiều người thợ tài năng của cả
nước hay địa phương; phản ánh trình độ kinh tế, xã hội, tay nghề kĩ thuật, thẫm mỹ
của đất nước trong hoàn cảnh lịch sử đương thời.

4
c/ Kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng:
Với mục đích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân , nhiều
công trình được xây dựng với nhiều lối kiến trúc khác nhau tuỳ từng loại tôn giáo
tín ngưỡng như: chùa tháp, đền miếu, đình làng, lăng mộ, nhà thờ Họ…
d/ Kiến trúc dân gian ( nhà ở và công trình công cộng ):
Kiến trúc dân gian là những công trình kiến trúc của quần chúng nhân dân
lao động tự xây dựng, sáng tạo hình kiểu để tự sử dụng và phục vụ cho nhu cầu lao
động và sinh hoạt của bản thân người lao động. Kiến trúc dân gian bao gồm: nhà ở
dân gian và kiến trúc công cộng dân gian.
e/ Kiến trúc vườn cảnh:
Kiến trúc vườn cảnh là các công trình kiến trúc cảnh quan dùng cây xanh
làm đẹp công trình, tạo cảnh cho một quần thể kiến trúc nhằm để con người nghỉ
ngơi, thư giãn và giải trí… Đây là một loại hình nghệ thuật kiến trúc và tạo hình cổ
truyền của nước ta bao gồm vườn cảnh của tầng lớp vua chúa; của quan lại, quý
tộc và tôn giáo tín ngưỡng.
II/ Kiến trúc truyền thống Việt Nam và những giá trị văn hoá phi vật thể:
2.1/ Giá trị văn hoá qua nhận thức:
a/ Nhận thức về âm – dương, ngũ hành trong kiến trúc truyền thống:
Việt Nam là một nước có nền văn hoá gốc nông nghiệp cho nên xét dưới góc
độ triết lí âm dương thì đây là nền văn hoá trọng âm với những đặc trưng như con
người sống nặng về tình cảm, sống hài hoà với thiên nhiên, môi trường xã hội bao
dung. Vì thế nên trong kiến trúc truyền thống Việt Nam cũng mang những đặc
trưng của nền văn hoá gốc nông nghiệp.
5
• Kiến trúc truyền thống ( cung điện Huế, chùa chiềng, lăng
tẩm…) thường được xây dựng với bố cục hài hoà, tỉ lệ tương xứng, khiêm
tốn; trong các công trình kiến trúc đều khai thác tự nhiên như cây xanh, mặt
nước, đá núi…mang đến cho con người cảm giác hoà mình với thiên nhiên,
thoải mái khi có sự kết hợp giữa thiên nhiên và kiến trúc.

• Triết lí âm dương chi phối rất lớn đến kiến trúc truyền thống
Việt Nam ở vị trí, hướng xây dựng, cách liên kết theo lối ghép mộng âm -
dương các bộ phận trong kiến trúc, vật liệu xây dựng với ngói âm dương;
các biểu tượng âm dương có truyền thống lâu đời như biểu tượng vuông –
6
tròn nói đến sự hoàn thiện( chùa Một Cột đặt trên cột tròn và cột tròn lại đặt
trên cái hồ vuông…)…
Chùa Một Cột
• Tư duy số lẻ cũng là nét đặc thù trong kiến trúc của người nông
nghiệp phương Nam nói chung và người Việt Nam nói riêng. Với quan niệm
số lẻ là số phát triển, phù hợp với văn hoá trọng động của nền văn hoá nông
nghiệp lúa nước nên người Việt Nam đặc biệt rất thích số lẻ. Vì thế trong
kiến trúc của người Việt Nam luôn phản ánh tư duy này, thể hiện rất rõ trong
các công trình kiến trúc như cổng tam quan ( Ngọ Môn Huế, cổng đền An
Dương Vương…), số gian trong các kiến trúc thường là số lẻ như ba gian,
năm gian, bảy gian…, bậc tam cấp với số bậc lẻ, các kiến trúc lớn thường
được xây dựng theo lối tam toà; các kiến trúc thành luỹ ( Cổ Loa, Huế…)
đều có ba vòng; số lượng các đòn dông trong các công trình kiến trúc cũng
là lẻ…
7
Cổng Ngọ Môn Huế
• Thuật phong thủy hình thành ở nền văn hóa nông nghiệp Nam-á
nên khởi đầu hoàn toàn được xây dựng trên căn bản âm dương Ngũ hành.
"Phong" và "thủy" là hai yếu tố quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu cho
một công trình kiến trúc.Nhà xứ nóng rất cần có gió và nước. phong là gió,
động hơn thuộc dương; không có gió thì hỏng, nhưng gió nhiều quá cũng
không tốt; gió có thể bị núi đồi, mô đất hay cây to lái di, do vậy nhà phong
thủy cần nắm vững hướng gió, biết sử dụng các bình phong để lái gió theo ý
mình. Thuỷ là nước. tĩnh hơn. thuộc âm; mặt nước trước nhà sẽ tạo nên sự
cân bằng sinh thái trong khuôn khổ của một vi khí hậu; dòng nước ngoằn

ngoèo, càng dài thì càng tụ, nếu phình ra thành hồ ao thì càng tụ thêm; nước
đọng thì tù, không tốt, nhưng nước chảy mạnh cũng hỏng, chỉ có nước chảy
từ từ (âm dương điều hòa) là tốt nhất.
• Theo Ngũ hành, các thế đất được phân thành hình thủy (ngoằn
ngoèo như dòng nước), hình hỏa (nhọn như ngọn lửa). Hình mộc (dài như
8
cái cây), hình kim (tròn), hình thổ (vuông). Đúng theo mối tương quan giữa
các phương đông- tây của Ngũ hành với hai loại hình văn hóa, thế đất hình
Kim (ứng với phương Tây du mục) được coi là sẽ phù trợ cho con cháu phát
theo đường võ, còn thế đất hình Mộc (ứng với phương Đông nông nghiệp)
sẽ phù trợ cho con cháu phát theo đường văn, nếu một thế đất có đủ cả Ngũ
hành thì được coi là sẽ phát đế vương.
• Ngoài ra, ứng dụng của Ngũ hành thường được sử dụng rất
nhiều trong kiến trúc như màu vàng là màu của Hành Thổ, của Trung Ương,
của Con người nên được dùng cho Vua cho nên các kiến trúc cung đình
thường sử dụng màu vàng làm chủ đạo…; trong ngũ hành ngoài trung ương
là vị trí đặc biệt ra thì phương nam và đông – phương của văn hoá gốc nông
nghiệp thường được coi trọng hơn cho nên hướng các công trình kiến trúc
thường được xây dựng theo hướng nam và hình thành nên quan niệm truyền
thống trọng bên trái ( phía Đông = bên trái theo Ngũ hành). Trong các kiến
trúc nhà ở dân gian, bàn thờ Thổ công ( ông Táo ) – vị thần cai quản cái bếp,
cái nhà được đặt ở gian bên trái và cả cái bếp cũng được đặt bên trái ( hướng
Đông ).
b/ Nhận thức của con người về kiến trúc truyền thống Việt Nam:
• Do nhận thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người với tự
nhiên (vũ trụ), không chỉ đưa những kết quả nhận thức về vũ trụ áp dụng
vào xem xét con người mà còn lấy con người làm trung tâm để xem xét
đánh giá tự nhiên, thể hiện qua việc dùng kích cỡ của mình để đo đạc tự
nhiên và vũ trụ. Trong kiến trúc, người Việt dùng công cụ tính toán là
thước tầm ( rui mực hay sào mực) hình thành trên cơ sở đơn vị đo cơ bản

là đốt gốc ngón tay út của người chủ nhà thể hiện lối tư duy biện chứng
của nền văn hoá gốc nông nghiệp là linh hoạt bởi việc đo đạc có thể thực
9

×