Trường :
Họ, tên:………………………………
Lớp : 5
Ngày kiểm tra: / / 2011
Điểm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: TOÁN - Lớp 5
Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài : 40 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: 25 % của 36 là :
a. 4 b. 9 c. 18
Câu 2: Một hình lập phương có chu vi đáy là 16cm thì thể tích là:
a. 80cm
3
b. 64cm
2
c. 64cm
3
Câu 3: 2
4
3
giờ = phút
a. 165 b. 170 c. 180
Câu 4: Số cần điền vào chỗ chấm của 6m
3
17 dm
3
= m
3
là :
a. 6,17 b. 6,017 c. 6,170
Câu 5: Một hình thang có diện tích 150cm
2
, đáy lớn 8cm, đáy bé 7cm thì chiều
cao là :
a. 5m b. 10m c. 20m
Câu 6: Số cần điền vào chỗ chấm của 1 tuần : 6 = giờ
là :
a. 28 b. 24 c. 18
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1 (2 điểm). Đặt tính rồi tính :
23 phút 15 giây - 8 phút 40 giây 13 giờ 28 phút + 15 giờ 36 phút
29 phút 37 giây
×
5 65 giờ 54 phút : 4
Bài 2: Tìm x (2 điểm):
108,19 : x = 84,4 - 68,9
Bài 3: (3 điểm)
Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,5m và chiều
cao 38dm. Người ta quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó (chỉ quét
phía trong).
a) Tính diện tích cần quét vôi, biết tổng diện tích các cửa là 8m
2
?
b) Tính thể tích của căn phòng ?
c) Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người nếu mỗi người cần 4,5m
3
không khí và
thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 5,94m
3
?
Bài giải
Trường:
tên:………………………………
Lớp : 5
Ngày kiểm tra: 22/ 10/ 2010
Điểm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Phân môn: ĐỌC HIỂU - Lớp 5
Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài : 40 phút
I. Đọc thầm
Tiếng rao đêm
Gần như đêm nào tôi cũng nghe tiếng rao ấy : “ Bánh … giò… ò… ò…!” Tiếng
rao đều đều, khàn khàn kéo dài trong đêm khuya tĩnh mịch, nghe buồn não ruột.
Rồi một đêm, vừa thiếp đi, tôi bỗng giật mình vì những tiếng la : “ Cháy ! Cháy
nhà !”…
Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết vọng
lại. Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà
cháy, xô cánh cửa đổ rầm. Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi
mịt mù…
Rồi từ trong nhà, vẫn cái bóng cao, gầy, khập khiễng ấy lom khom như đang
che chở vật gì, phóng thẳng ra đường. Qua khỏi thềm nhà, người đó vừa té quỵ thì
một cây rầm sập xuống. Mọi người xô đến. Ai nấy bàng hoàng vì trong cái bọc chăn
còn vương khói mà người ấy đang ôm khư khư là một đứa bé mặt mày đen nhẻm, thất
thần, khóc không thành tiếng. Mọi người khiêng người đàn ông ra xa. Người anh
mềm nhũn. Người ta cấp cứu cho anh. Ai đó thảng thốt kêu : “Ô… này !”, rồi cầm cái
chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ !
Người ta lần tìm tung tích nạn nhân. Anh công an lấy ra từ túi áo nạn nhân một
mớ giấy tờ. Ai nấy bàng hoàng khi thấy trong xấp giấy một tấm thẻ thương binh. Bấy
giờ người ta mới để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh
giò tung toé… Thì ra người bán bánh giò là một thương binh. Chính anh đã phát hiện
ra đám cháy, đã báo động và cứu một gia đình.
Vừa lúc đó, chiếc xe cấp cứu ào tới chở nạn nhân đi…
(Theo NGUYỄN LÊ TÍN NHÂN)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời
đúng nhất:
Câu 1 : Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào ?
a. Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
b. Rồi một đêm, vừa thiếp đi.
c. Vào nửa đêm.
Câu 2 : Đám cháy xảy ra vào lúc nào ?
a. Gần như đêm nào tôi cũng nghe tiếng rao ấy .
b. Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
c. Vào một đêm, tôi vừa thiếp đi.
Câu 3 : Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ?
a. Anh công an
b. Người láng giềng
c. Người bán bánh giò
Câu 4 : Đám cháy được miêu tả như thế nào ?
a. Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng.
b. Cháy ! Cháy nhà !” khói bụi mịt mù.
c. Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng. Tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập
xuống, khói bụi mịt mù.
Câu 5 : Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi
người trong cuộc sống ?
a. Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.
b. Khi hàng xóm bị cháy nhà, chúng ta chữa cháy để nhà chúng ta không bị vạ
lây.
c. Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại.
Câu 6 : Trong cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay những từ nào mang nghĩa
chuyển ?
a. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển.
b. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển.
c. Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển.
Câu 7 : “ Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh
cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư ”.
Từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn là :
a. Nhưng nối câu 1 với câu 2.
b. Rồi nối câu 1 với câu 2.
c. Thì nối câu 1 với câu 2.
Câu 8 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau :
a. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
…………………………………………………………………………………………
b. Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi
như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về.
Câu 9 : Hai câu “ Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan
biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng
treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây
cối, đất đai” liên kết với nhau bằng cách nào ?
a. Bằng cách thay thế từ ngữ. Đó là ……………., thay cho từ…………….….
b. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ …………… …
c. Bằng cả hai cách thay thế và lặp từ ngữ.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Họ, tên:…………………………….
Lớp : 5 A
Ngày kiểm tra: 22/ 10/ 2010
Điểm KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5
Năm học 2010 - 2011
I. CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) “ Hộp thư mật”
Giáo viên đọc cho học sinh viết: Gồm đầu bài và đoạn “ Người đặt hộp thư ….
Sau cột cây số ”
(Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 62)
II. TẬP LÀM VĂN:
Đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
(Bài viết từ 20 – 25 dòng)
Bài làm