Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận các biện pháp tránh thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.01 KB, 31 trang )

MỞ ĐẦU
Để đảm bảo tình dục an toàn, bạn không thể không trang bị cho mình
kiến thức về những biện pháp tránh thai thông dụng.Các biện pháp tránh
thai hay còn gọi là kế hoạch hóa gia đình có cả mặt lợi và mặt hại.
Lý do sử dụng các biện pháp tránh thai bắt nguồn từ các yếu tố chủ quan,
cá nhân ( không muốn có con, dừng việc có con, hoãn việc có con…),
những điều kiện y tế đe dọa sức khỏe người mẹ và những đứa trẻ hay mối
quan tâm của xã hội về tác động của tăng dân số.
Ta đã biết, mang thai là kết quả của ba quá trình: Thụ tinh, trứng đã thụ
tinh thực hiện sự phân chia và di chuyển vào buồng tử cung, trứng làm tổ
và phát triển trong buồng tử cung. Do vậy, muốn phòng tránh thai cần can
thiệp vào một trong ba qua trình trên.
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp phòng tránh thai nhưng nhìn chung các
biện pháp này đều can thiệp vào giai đoạn thụ tinh và làm tổ của phôi
trong niêm mạc tử cung. Các biện pháp cơ học hoặc hóa học đều nhằm mục
đích ngăn cản phóng noãn, không cho noãn di chuyển vào vòi tử cung,
không cho tinh trùng vào đường sinh dục nữ hoặc nếu trứng đã thụ tinh thì
ngăn cản hiện tượng gắn và làm tổ trong niêm mạc tử cung. Những biện
pháp này hầu hết đều can thiệp vào quá trình thụ tinh. Biện pháp can thiệp
vào quá trình làm tổ trong niêm mạc tử cung là dụng cụ tử cung.
Trong các biện pháp tránh thai, có những biện pháp chỉ có tác dụng tránh
thai tạm thời trong khi đang sử dụng . Ngừng sử dụng, cặp vợ chồng lại có
khả năng sinh con. Trái lại có những biện pháp ngăn cản sinh con vĩnh viễn
nên được là biện pháp triệt sản.
1
1. Đặc điểm, cấu tạo bộ máy sinh dục Nam:
Bộ máy sinh sản nam gồm có dương vật, bìu trong có chứa tinh hoàn
là tuyến sinh dục nam, ống dẫn tinh, túi tinh và một số tuyến sinh dục phụ
như tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo ( hình 1).
Tinh hoàn là một cơ quan nằm trong ổ bụng, nằm trong bìu. Mỗi cơ thể
nam có hai tinh hoàn hình trứng có kích thước 4,5 × 2,5 cm. Ở cơ thể người


lớn thể tích của tinh hoàn trung bình là 18,6 ± 4,8 ml.
Nếu bổ dọc tinh hoàn thì thấy mỗi tinh hoàn được chia thành nhiều thùy
được ngăn cách bằng các vách xơ. Trong mỗi thùy có nhiều ống nhỏ ngoằn
ngèo được gọi là ống sinh tinh, mỗi ống dài 5 m. Tiếp nối với ống sinh tinh
là ống mào tinh dài 6 m rồi đến ống dẫn tinh. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh
là các tế bào Leydig, chiếm khoảng 20% tổng khối lượng tinh hoàn
(hình1).
Tinh hoàn có hai chức năng, chức năng ngoại tiết là sinh tinh trùng, chức
năng nội tiết là bài tiết hormon sinh dục nam mà chủ yếu là testosteron.[ 7 ]
2

Hình 1: Cấu tạo bộ máy sinh dục Nam
1.bàng quang 10.Túi tinh
2.xương mu 11.Ống xuất tinh
3.dương vật 12.Tuyến tiền liệt
4.vật hang 13.Tuyến hành niệu đạo
5.Vật xốp 14.Hậu môn
6.Bao quy đầu 15.Ống dẫn tinh
7.Niệu đạo 16.Mào tinh hoàn
8.Hỗng tràng 17.Tinh hoàn
9.Trực tràng 18.Bìu
2.Đặc điểm, cấu tạo bộ máy sinh dục Nữ.
2.1. Buồng trứng.
3
Các cơ quan chính của bộ máy sinh sản nữ bao gồm hai buồng trứng,
hai vòi tử cung, tử cung và âm đạo [ 8 ].
Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng. Kích thước mỗi buồng trứng trưởng thành
là 2,5 × 2 × 1 cm và nặng từ 4 – 8 gam, khối lượng của chúng thay đổi
trong chu kỳ kinh nguyệt ( hình 2).


Hình 2: cấu tạo bộ phận sinh dục nữ
2.2. Tử cung.
Tử cung là một cơ quan hình quả lê có kích thước 6 × 4 cm ở những
phụ nữ chưa sinh đẻ và 7 – 8 × 5 cm ở những phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần.
4
Tử cung gồm hai phần là thân tử cung và cổ tử cung có một chỗ thắt được
gọi là eo tử cung ( hình 3).
Hai hormon chính của buồng trứng là estrogen và progesteron. Ngoài ra,
hoàng thể còn bài tiết một hormon khác nữa là inhibin [ 8 ].

Hình 3: cấu tạo bộ phận sinh dục nữ( nhìn thẳng)
3.Thụ thai và mang thai.
3.1. Sự thụ tinh.
5
Sau phóng tinh, nhờ sự di động của tinh trùng cùng với sự co bóp của
tử cung và vòi tử cung dưới tác dụng của prostaglandin , di chuyển qua tử
cung đến vòi tử cung. Sau mỗi lần giao hợp, tại âm đạo có khoảng nửa tỷ
tinh trùng nhưng chỉ có khoảng vài nghìn tinh trùng di chuyển đến được
vòi tử cung [ 9 ].
Sự thụ tinh thường xảy ra ở khoảng 1/3 ngoài của vòi tử cung. Tinh trùng
muốn xâm nhập vào trong noãn, trước hết phải xuyên qua được lớp tế bào
hạt bao quanh noãn để tiến tới vỏ ngoài của noãn. Sau đó tinh trùng phải
gắn và xuyên qua được màng trong suốt. Quá trình thụ tinh được thể ở
hình4.
6
3.2. Trứng đã thụ tinh và di chuyển vào buồng tử cung.
Sau khi thụ tinh, trứng phải mất từ 3 – 4 ngày để di chuyển vào buồng
tử cung. Trứng di chuyển được vào tử cung là nhờ dịch vòi tử cung, hoạt
động của tế bào lông rung ở vòi tử cung, tác dụng giãn vòi tử cung ở đoạn
sát với tử cung của progesteron.

Trong quá trình di chuyển, trứng được nuôi dưỡng bằng dịch của vòi tử
cung và thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình phân chia. Khi tới tử cung
trứng đã được phân chia được gọi là phôi thai với khoảng một trăm tế bào.
Vì một lý do nào đó, trứng đã thụ tinh không di chuyển vào buồng tử cung
( ví dụ do viêm tắc vòi tử cung ), trứng có thể phát triển ngay tại vòi tử
cung hoặc rơi vào ổ bụng. Những trường hợp này được gọi là chửa ngoài tử
7
cung. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, phôi phát triển đến một
mức nào đó sẽ làm giãn, vỡ gây chảy máu làm nguy hiểm đến tính mạng
người mẹ [ 9 ].
Hình 5:Sự rụng trứng - Thụ tinh - Thụ thai
3.3. Phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung.
Sau khi chạm vào niêm mạc tử cung, phôi thường tiếp tục phát triển
trong buồng tử cung từ 1 – 3 ngày nữa rồi mới gắn vào niêm mạc tử cung.
Như vậy sự làm tổ trong niêm mạc tử cung thường xảy ra vào khoảng ngày
8
thứ 5 – 7 sau khi phóng noãn và cũng là lúc niêm mạc tử cung được chuẩn
bị sẵn sàng để đón phôi vào làm tổ.
Hiện tượng làm tổ được bắt đầu bằng sự phát triển của tế bào nuôi trên bề
mặt túi phôi. Những tế bào này bài tiết enzym phân giải protein làm tiêu
hủy các tế bào biểu mô của niêm mạc tử cung đồng thời lấy chất dinh
dưỡng bằng hiện tượng thực bào để nuôi phôi. Các tế bào lá nuôi của phôi
và các tế bào niêm mạc tử cung tại chỗ đều tăng sinh nhanh để tạo ra rau
thai và các màng thai.
Trong hai tuần đầu, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy từ niêm mạc tử
cung. Sau đó hệ thống mạch máu của bào thai phát triển và nguồn dinh
dưỡng nuôi bào thai lấy từ máu mẹ qua rau thai [ 9 ].

Hình 6: Phôi làm tổ và phát triển trong buồng tử cung


9
4.Các biện pháp tránh thai.
4.1.Các biện pháp tránh thai tạm thời.
4.1.1. Viên thuốc kết hợp.
Viên thuốc kết hợp gồm hai thành phần là estrogen và progestin trong
đó progestin là thành phần chủ yếu. Thuốc được đóng trong vỉ 28 viên,
trong đó 21 viên có thành phần thuốc tránh thai với hàm lượng giống nhau,
7 viên còn lại không chứa thuốc tránh thai.
Tác dụng chủ yếu của loại thuốc này là ức chế tuyến yên bài tiết FSH và
LH do đó ức chế phóng noãn. Ngoài ra, viên thuốc kết hợp con có tác dụng
làm tiết dịch nhầy cổ tử cung ít và đặc đồng thời làm niêm mạc tử cung
biến đổi thành niêm mạc chế tiết giả. Loại thuốc này có hiệu quả tránh thai
cao. Tuy nhiên, với liều dùng hàng ngày cũng gây phiền phức cho người sử
dụng, đặc biệt với phụ nữ nông thôn.
4.1.2. Viên progestin liều thấp.
Tác dụng của loại này là làm giảm tiết dịch nhầy tử cung, ngăn cản
tinh trùng di chuyển vào tử cung. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm teo
mỏng niêm mạc tử cung do vậy ảnh hưởng đến quá trình làm tổ trong niêm
mạc tử cung.
10
4.1.3. Viên tránh thai khẩn cấp ( TTKC ).
Thế nào là viên tránh thai khẩn cấp? Viên TTKC là phương pháp sử
dụng hormon để chống thụ thai, có thể được dùng để tránh thai sau khi có
quan hệ tình dục không bảo vệ.
Cơ chế tác dụng của viên TTKC: Hiếm khi sự thụ thai diễn ra ngay sau khi
quan hệ tình dục mà có thể vài ngày sau phóng noãn, khoảng thời gian từ
sau quan hệ tình dục cho đến khi thụ tinh thì tinh trùng di chuyển lên vòi
trứng để gặp trứng (noãn) do đó có nhiều công đoạn để tác động bất lợi và
việc dùng viên TTKC có thể giúp phòng tránh có thai [ 3 ].
Phương thức tác dụng chính xác của viên TTKC còn chưa có được chắc

chắn nhưng có thể ngăn cản sự phóng noãn, sự thụ tinh và sự làm tổ.
Progestin ngăn cản tinh trùng tiếp cận được vòi trứng và làm cho trứng đã
thụ tinh không làm tổ được trong nội mạc tử cung. Hormon estrogen làm
cho buồng trứng không thể phóng noãn, do đó không có sự thụ tinh.Viên
TTKC sẽ không còn tác dụng nữa khi noãn thụ tinh đã bắt đầu quá trình
làm tổ.Viên TTKC không gây sảy thai và không có tác dụng có hại đến ( sự
lớn lên và phát triển) của thai nghén đã hình thành.
4.1.4. Thuốc tiêm tránh thai Depo-provera ( DMPA ).
Thuốc tiêm tránh thai DMPA là loại duy nhất được sử dụng ở Mỹ.
Mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong ba tháng vì chứa một hàm lượng
cao hormon progestin. Thuốc có hiệu quả tránh thai cao, nói chung ít tác
dụng phụ và biến chứng, rất tiện cho phụ nữ không có điều kiện uống viên
tránh thai hàng ngày. Hiệu quả của thuốc trong số người sử dụng có thể đến
97%.
11
Ngoài DMPA, viên mini và thuốc cấy dưới da Norplant cũng là loại thuốc
tránh thai chỉ có hormon progestin [ 7 ].
4.1.5. Miếng dán tránh thai.
Năm 2001, FDA công nhận loại thuốc tránh thai dạng miếng dán có
tên Ortho Evra, giải phóng ra estrogen và progestin tổng hợp để tránh có
thai trong một tháng. Mảnh dán gồm ba lớp, kích thước 4,5cm có thể dán
dưới bụng dưới, mông, mặt ngoài cánh tay hay phần trên lưng (nhưng
không bao giờ ở ngực). Sau 7 ngày, gỡ miếng dán và thay bằng miếng khác
ở vị trí khác. Ba miếng dán liên tiếp, mỗi miếng kéo dài 7 ngày và kinh
nguyệt sẽ đến với tuần lễ không dùng miếng dán. Tác dụng của hormon
trong miếng dán cũng hiểu quả nhất khi được thay vào cùng ngày của tuần
lễ trong ba tuần. Thai nghén có thể xảy ra nếu có sai sót khi sử dụng nhất là
khi miếng dán bị lỏng, bị bong qua 24 giờ hay một miếng dán để lâu quá
một tuần [ 2 ].
Miếng dán có lợi là: sử dụng đơn giản, thuận tiện, an toàn, các kỳ hành

kinh đều, ngắn và lượng máu kinh ít hơn, khả năng có thai trở lại cũng
nhanh hơn khi ngừng sử dụng. Sử dụng đúng đem lại hiệu quả tới 92%.
Những tác dụng phụ có thể gặp là: nhức đầu, buồn nôn, phản ứng tại chỗ,
khó chịu ở vú, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau bụng kinh và đau
bụng. Ngoài ra, còn có thể mờ mắt và khó khăn khi mang kính áp tròng [3].
4.1.6. Tính chu kỳ kinh nguyệt (CKKN ):
Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung
dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng.
12
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa hai
ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau.Chu kỳ kinh nguyệt dài
khoảng 28 ± 7ngày. Đa số các phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt chênh nhau
vài ngày, có những lúc dao động đến một tuần, nửa tháng. Số ngày có kinh
trung bình 3-5 ngày. Nếu hành kinh từ hai ngày trở xuống gọi là kinh ngắn,
nếu hành kinh trên 7 ngày gọi là rong kinh.
Sự biến đổi ở niêm mạc tử cung hàng tháng trải qua hai giai đoạn: Giai
đoạn tăng sinh và giai đoạn bài tiết và kinh nguyệt là kết quả của hai biến
đổi này [ 9 ].
Giai đoạn tăng sinh ( giai đoạn estrogen ): Đây là giai đoạn niêm mạc tử
cung thay đổi dưới tác dụng của estrogen do nang trứng tiết ra. Giai đoạn
này kéo dài từ khi bắt đầu bị hành kinh đến khi rụng trứng, tức khoảng
ngày thứ 14 kể từ ngày đầu tiên bị hành kinh trong chu kỳ kinh [ 9 ], [ 12 ].
Giai đoạn bài tiết ( giai đoạn progesteron ): Đây là giai đoạn niêm mạc tử
cung thay đổi dưới tác dụng của progesteron do hoàng thể tiết ra. Giai đoạn
này kéo dài từ sau rụng trứng đến khi bắt đầu hành kinh của chu kỳ sau
[ 9],[11].
Ở từng giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng
trứng và niêm mạc tử cung.
13


Hình 7: Diễn biến của hormon, buồng trứng và niêm mạc tử cung
trong CKKN
Tính vòng kinh là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, tính
ra thời kỳ mà nếu giao hợp thì có khả năng thụ tinh cao ( thời kỳ không an
toàn ) để kiêng giao hợp hay dùng một biện pháp hỗ trợ ( bao cao su ) trong
thời kỳ đó.
Phương pháp này hiệu quả thấp vì kinh nguyệt phụ nữ có những dao động
thông thường( vài ba ngày ) và dao động bất thường( một tuần, nửa tháng
14
do căng thẳng về tinh thần hay đau ốm ) nên việc tính có thể không chính
xác. Vả lại, có những chu kỳ không có trứng rụng, sau đó trứng có thể rụng
bất cứ lúc nào, không nhất thiết trong khoảng thời gian tính được.
Biện pháp này chỉ an toàn với những người có CKKN đều và những cặp vợ
chồng sống gần nhau. Nếu lựa chọn sử dụng biện pháp này cầm phải biết
tính ngày an toàn hoặc có lời khuyên của nhà Tư vấn sức khỏe sinh sản, Kế
hoạch hóa gia đình để giúp xác định những “ ngày không an toàn”. Biện
pháp này không tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
Cách tính: Có nhiều phương pháp tính như đếm ngày, cảm nhận sự rụng
trứng, theo dõi nhiệt độ cơ thể, theo dõi chất dịch cổ tử cung( là nhưng
cách phức tạp ). Theo dõi 6 – 8 CKKN ( chu kỳ được tính từ ngày bắt đầu
hành kinh đến ngày cuối cùng trước đợt hành kinh tiếp theo ). Chỉ khi các
chu kỳ kinh không chênh nhau quá 2 ngày, có thể áp dụng cách tính theo
công thức: “Ngắn trừ 20, dài trừ 10”
Lấy số ngày của chu kỳ ngắn nhất trừ đi 20, được ngày không an toàn đầu
tiên.
Lấy số ngày của chu kỳ dài nhất trừ đi 10, được ngày không an toàn cuối
cùng [11], [ 12 ].
4.1.7. Bao cao su.
Bao cao su là túi nhỏ bằng chất liệu mỏng, mềm và nhạy cảm. Bao
được làm bằng ba loại nguyên liêu: Latex, màng ruột cừu non, và

polyurethane [ 4 ].
So với các biện pháp tránh thai hiệu quả khác, bao cao su là “ tự nhiên
nhất”, không can thiệp vào hoạt động cơ thể, không có tác dụng phụ. Ngoài
15
ra bao còn có một ưu điểm to lớn nữa là: công cụ đắc lực ngăn ngừa bệnh
lây qua đường sinh dục, trong đó có HIV.
Cách dùng: Bao tốt, đúng lúc, đeo đúng, tháo đúng.
Bao tốt: Bao mới, chưa hết hạn, vỏ nguyên vẹn, không quăn queo, bao
không rách, không giòn, màu không loang lổ, không tuột bao ra trướt khi
đeo.
Đúng lúc: đeo bao khi dương vật cương.
Đeo đúng: đẩy bao về một phía, xé vỏ bao và lấy ra nhẹ nhàng, tránh làm
rách bao. Bóp núm bao cho không khí ra ngoài, đặt bao lên dương vật
cương, vòng cuốn ra ngoài. Vuốt tuột vòng cuốn ra để bao che toàn bộ
dương vật cho đến tận gốc.
Tháo đúng: Một tay nắm miệng bao, rút dương vật ra khi còn cương. Tháo
bao ra, vứt đi, tránh tràn tinh dịch ra ngoài [12 ].
4.1.8. Màng ngăn âm đạo.
Màng ngăn âm đạo là một loại màng chụp hình tròn bằng cao su, có
vành ngoài mềm để đưa qua âm đạo và che kín cổ tử cung. Nó ngăn cản
tinh trùng xâm nhập vào tử cung, do đó tránh được sự thụ thai.
Màng ngăn phải do bác sĩ đặt để đảm bảo được che kín cổ tử cung và che
kín phía sau xương chậu.
Ưu điểm: Không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, giảm nguy cơ lây
nhiễm những bệnh qua đường sinh dục. Hầu như không gây tác dụng phụ
trừ trường hợp bị dị ứng với bao cao su và thuốc diệt tinh trùng. Mỗi chiếc
có thể dùng trong 2 năm.
16
Cách đặt màng ngăn âm đạo: trước khi đặt màng nên bôi thuốc diệt tinh
trùng vào mặt tiếp xúc với cổ tử cung. Có thể đưa màng vào ngay trước khi

giao hợp hoặc trước đó ít lâu.
Bóp vành của màng ngăn và đưa vào dọc với thành âm đạo, càng sâu càng
đảm bảo che kín cổ tử cung. Tư thế tốt nhất là ngồi xổm hoặc có thể gác
một chân lên ghế hay nằm ngửa, giơ hai chân lên cao. Khi màng đã ở trong
âm đạo thì dùng ngón tay điều chỉnh sao cho mép trước của màng nằm sau
xương mu.
Tháo màng ngăn: Để đảm bảo tác dụng tránh thai, chỉ lấy màng ra ít nhất
6 giờ sau giao hợp cho tinh trùng chết hết. Nhưng nếu để lâu hơn, khí hư sẽ
bị hôi và nguy cơ viêm đường tiết niệu sinh dục sẽ cao.
Đặt ngón tay vào âm đạo cho đến khi cảm thấy được vành của màng ngăn
âm đạo.
Nhẹ nhàng di chuyển ngón tay vành và kéo màng ngăn âm đạo xuống và ra
ngoài. Cẩn thận không để các ngón tay làm rách màng ngăn âm đạo.
Rửa sạch màng bằng nước ấm và xà phòng, vò nhẹ, lau khô và kiểm tra
xem có lỗ thủng nào không. Nên xoa một ít bột tan trước khi cất giữ, để nơi
khô ráo [11].
4.1.9. Mũ cổ tử cung.
Mũ chụp cổ tử cung dùng để đem chụp cổ tử cung, có kích thước nhỏ
hơn màng ngăn âm đạo và có phần khó đặt vào hơn. Tỷ lệ thất bại cao hơn
màng ngăn nhưng ưu điểm cơ bản là nó thể giữ được trong 24 giờ và ít gây
viêm niệu đạo cấp hơn so với màng ngăn [11].
17
Đặt mũ cổ tử cung: Phụ nữ đặt mũ cùng với chất diệt tinh trùng vào đúng
vị trí trong âm đạo trước khi có quan hệ tình dục.
Đổ đầy 1/3 mũ bằng kem hay dung dịch diệt tinh trùng.
Bóp vành mũ giữa ngón cái và ngón trỏ, và để đầu mũ hướng vào lòng bàn
tay, trượt nhẹ mũ vào trong tử cung càng xa càng tốt.
Sử dụng một ngón tay để định vị tử cung, cho có cảm giác như đầu mũi.
Ấn vành mũ quanh tử cung cho nó hoàn toàn phủ kín. Quét ngón tay quanh
vành mũ để chắc chắn cổ tử cung được che kín.

Tháo mũ tử cung: Phụ nữ để mũ đúng vị trí ít nhất là 6 tiếng đồng hồ sau
khi đàn ông phóng tinh lần cuối. Không để mũ quá 48 giờ đồng hồ. Làm
như vậy có thể gây ra dấu vết xấu hoặc có thể làm tăng nguy cơ bị sốc
nhiễm độc.
Đặt ngón tay vào âm đạo cho đến khi cảm thấy vành mũ.
Ấn lên trên vành mũ cho đến khi vết dính vào thành tử cung vỡ ra, sau đó
bóc mũ ra khỏi tử cung.
Móc ngón tay quanh vành mũ và kéo từ một phía ra khỏi âm đạo.
Rửa mũ bằng xà phòng ít sút sau mỗi lần sử dụng. Kiểm tra xem có lỗ hay
không bằng cách đổ đầy nước hay giơ lên ánh sáng.
Làm khô mũ và bảo quản ở nơi lạnh, tối và sạch sẽ nếu có thể.
18
4.1.10. Dụng cụ tử cung ( vòng tránh thai ):

Hình 8. vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung.
Vòng có nhiều loại như hình chữ S, chữ T…Hai loại thông dụng hiện nay
là loại chữ T và hình cánh cung, có quấn dây đồng. Đuôi vòng có hai dây
nhỏ thò ra âm đạo độ 2 – 3 cm, giúp kiểm tra vòng còn đúng vị trí hay
không [13].
Vòng tránh thai ngăn cho trứng không làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng
thời cũng cản trở sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng. Biện pháp này đạt hiệu
quả tới 98%.
19
Nhược điểm của biện pháp này là không phải ai cũng sử dụng được. Nếu
không hợp sẽ đau bụng, đau lưng họăc ra máu kinh nhiều, thậm chí gây
thiếu máu [ 2 ].
Một nhược điểm nữa là khi mang vòng, nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục
thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên gây viêm phần phụ và có thể
gây chửa ngoài tử cung. Vì vậy trước khi đặt vòng, cần khám phụ khoa để

nếu có viêm nhiễm thì chữa khỏi trước khi đặt vòng. Nếu trong thời gian
mang vòng mà thấy triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh,
ra nhiều, có mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy hãy đi khám ngay để được
chữa trị.
4.2. Các biện pháp tránh thai vĩnh viễn:
4.2.1. Đình sản ở nữ ( triệt sản):
Hình 9. Triệt sản nữ
20
Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, không hồi phục. Triệt sản nữ
là thắt và cắt bỏ một đoạn ống dẫn trứng (2 bên) và như vậy làm cho trứng
không gặp và kết hợp với tinh trùng được. Đây có thể nói là biện pháp
tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhất khoảng 99,7% [ 12 ].
Nữ giới thì được cắt và thắt hai ống dẫn trứng nên trứng bị chặn lại, không
thể gặp tinh trùng và đi đến tử cung được. Việc thực hiện triệt sản cho nữ
giới phức tạp hơn nam giới.
Đây là biện pháp tránh thai thích hợp với các cặp vợ chồng đã đủ số con
mong muốn, thật sự không còn muốn có thai cũng như những cặp vợ chồng
vì vấn đề sức khỏe không thể mang thai như tim mạch, tâm thần
Do đây là biện pháp tránh thai không hồi phục cho nên cần phải suy nghĩ
cẩn thận trước khi quyết định.
21
Triệt sản nam:

Hình 10. Thắt ống dẫn tinh
Triệt sản nam là thắt và cắt một đoạn ống dẫn tinh (hai bên) làm cho
không có tinh trùng phóng vào âm đạo để thụ thai. Đây cũng là biện pháp
mang lại hiệu quả tránh thai cao, có thể đạt tới 99,5% [12].
Đối với nam giới, bác sĩ làm tiểu phẫu thuật để thắt và cắt hai ống dẫn tinh
để ngăn cho tinh trùng từ tinh hoàn đi lên túi tinh. Khi đó khi xuất tinh
trong tinh dịch không còn tinh trùng, nên không thể thụ thai được.

Đây là biện pháp tránh thai thích hợp với những cặp vợ chồng đã có đủ số
con mong muốn, không còn muốn có thai cung như những cặp vợ chồng vì
22
vấn đề sức khỏe không thể mang thai như tim mạch, tâm thần Thực hiện
triệt sản nam cũng là sự thể hiện rõ nét nhất sự chia sẻ trách nhiệm của nam
giới trong việc sinh sản của hai vợ chồng.
Do đây là biện pháp không hồi phục cho nên cần phải suy nghĩ kỹ khi
quyết định.
5.Thuốc tránh thai (TTT).
5.1.Cơ chế tác dụng của các thuốc tránh thai.
Trên trung ương: TTT chưa hàm lượng thích hợp Estrogen/Progesteron
đủ để ức chế vùng dưới đồi tiết FSH_RH và LH_RH làm tuyến yên giảm
tiết FSH/LH, không đạt được nồng độ, tỷ lệ thích hợp cho phóng noãn.
Ngoại biên: Làm tăng độ nhớt của dịch nhầy tử cung làm tinh trùng khó
di động.
Niêm mạc, nội mạc tử cung kém phát triển làm cho trứng không làm tổ
được.
5.2.Các loại thuốc tránh thai.
5.2.1.Thuốc tránh thai phối hợp Estrogen – Progesteron.
Mục đích:
Giảm hoạt chất đến mức tối đa.
Vẫn giữ được tác dụng.
Hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là chảy máu.
23
Estrogen:
Thường dùng 50 – 100 mcg từ ngày thứ năm của CKKN là đủ
ức chế phóng noãn, sau dùng liều hạ thấp xuống còn 30 mcg.
Buồng trứng: Ngừng phát triển nang trứng.
Niêm mạc tử cung làm quá sản dẫn đến rong kinh.
Tử cung: Tăng tiết dịch nhầy.

Âm đạo: Làm dày thành, tróc vẩy kết quả là dễ nhiễm nấm.
Progesteron:
Buồng trứng: Làm ngừng phát triển.
Nội mạc tử cung teo.
Tử cung: Mềm, ít tiết dịch làm cho dịch càng nhầy hơn.
Mọc lông, tăng cân.
Vì có tác dụng không mong muốn của Estrogen – Progesteron nên phải tìm
liều thích hợp để sao cho phối hợp vừa ức chế được phóng noãn, vừa ít ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý của tử cung và âm đạo.
Các thuốc:
Mavedon 21 gồm có: Desgestrel 150 mcg; Ethinyl 30 mcg.
Nordette: Levonozgestrel 150 mcg; Ethinyl estradiol 30 mcg.
Cách dùng: mỗi ngày một viên, ngày đầu tính là ngày thứ năm của CKKN.
24
5.2.2.Loại progesteron đơn thuần.
Thường dùng cho phụ nữ có bệnh gan, tăng huyết áp, tâm thần, chậm
kinh hoặc đã có viêm tắc mạch [ 14 ].
Tác dụng phụ: nhức đầu, chóng mặt, phù, làm khô âm đạo vì thế không
dùng cho phụ nữ dưới 40 tuổi.
5.2.3.Thuốc tránh thai khẩn cấp.
Dùng liều cao: E – P trong vòng 72 giờ sau giao hợp sẽ đặt hiệu quả là
75%.
Cơ chế: Nếu chưa có phóng noãn, sự tăng đột ngột LH sẽ bị ức chế dẫn đến
chu kỳ không phóng noãn. Hiệu quả của Progesteron trên tử cung và nội
mạc tử cung sẽ làm giảm khả năng di chuyển và sống sót của tinh trùng còn
Estrogen làm chậm di chuyển của trứng trong vòi.
Thuốc:
Viên khẩn cấp: Ethinyl và traclol 50 mcg
Levonorgestrel 25 mcg
Postinor: Levonorgestrel 0,75 mg uống 1viên trong vòng 1giờ sau giao

hợp 24 giờ sau uống lại. Hàng tháng không uống quá 4 viên [ 14 ].
Tác dụng không mong muốn:
Loại nhẹ:
Buồn nôn, đau vú , kinh nhiều, phù. Cần phải thay thuốc khác ít có
Estrogen hơn hoặc nhiều Progestron hơn.
25

×