Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.35 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến
chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng
với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệđã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy
đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng
được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Chúng ta đang sống
trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền
kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất
cảđem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển
mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển.Trong bối cảnh đó, xu
hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính
phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư
trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam. Qua đóđã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
Cũng từ những suy nghĩ trên em đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài và các tác động của nóđ ối với nền kinh tế nước ta. Bài làm gồm
có ba phần:
- Phần I: Lý luận vềđầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phần II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Phần III: Những tác động của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp
Mặc dù em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô
trong bộ môn Luật kinh tế để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự
nhận thức còn chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘIDUNG
I. LÍLUẬNVỀĐẦUTƯNƯỚCNGOÀI


1. Khái quát vềđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1 Khái niệm
Cho đến nay vấn đềđầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻđối với các
nước trên thế giới. Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống nhất được khái niệm
vềđầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ dàng gì
cóđược sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi
những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế-xã hội của
chính nó.
Đểđưa ra một khái niệm hoàn hảo là một điều khó khăn nhưng ta hãy tạm hiểu
đầu tư nước ngoài một cách đơn giản.
Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu
kinh tế –xã hội nhất định.
Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình
thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung
và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các
công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Đối với
họ, việc buôn bán hàng hoáở nước khác là một bước đi thăm dò thị trường, luật lệ,
và cơ hội đểđưa tới một quyết định đầu tư. Nó như một chiếc chìa khoá vàng mở
cửa cho lợi nhuận chảy vào túi của các nhà tư bản, khi họđược khai thác một
nguồn tài nguyên thường là cực kì phong phú, và xuất khẩu một khối lượng lớn
máy móc và trang thiết bị cho các nước đó. Còn đối với các nước sở tại, việc chấp
nhận đầu tư nước ngoài cũng là tạo một cơ hội mới cho mình trong việc phát triển
nền kinh tế. Đó là một điều kiện tốt để các nước này tận dụng tối đa nguồn vốn
nước ngoài, tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động, phát triển
được một số ngành cơ sở. Bên cạnh đó cũng thu được một lợi nhuận đáng kể từ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính
quy luật trong liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay.

Căn cứ vào tính chất sử dụng của tư bản thìđầu tư nước ngoài thường được
chia làm hai hình thức là : đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư quốc tế mà chủđầu tư nước
ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ
trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Đầu tư gián tiếp : bao gồm hình thức đầu tư nước ngoài mà trong đó phần vốn
góp của chủđầu tư nước ngoài không đủđể trực tiếp tham gia điều hành đối tượng
mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức tín dụng, hay mua trái phiếu quốc tế …..
Trong pháp luật Việt Nam:
Theo Điều lệđầu tư năm 1977, ban hành kèm theo Nghịđịnh 115/CP ngày
18/04/1977 thì khái niệm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hiểu là “việc đưa
cở sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có:
* Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ.
* Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh phương pháp
cộng nghệ, bí quyết kỹ thuật
* Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ.
* Vốn bằng ngoại tệđể chi trả lương cho nhân viên và công nhân làm việc tại
các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định ở những điều của Điều lệ
này (Điều 2 Điều lệđầu tư 1977).
Như vậy, theo Điều lệ này thì sự vận động của vốn và tài sản chỉđược coi
làđầu tư nước ngoài ở Việt Nam nếu cóđủ hai điều kiện sau:
+ Đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn được quy định tại điều 2
của Điều lệ.
+ Nhằm mục đích xây dựng cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, các cơ
sở hiện có.
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là
“việc các tổ chức, các cá nhân nước trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.

- Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là
“việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào để tiến hành các hoạt ddộng đầu tư theo quy định của luật này”.
Như vậy, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khái niệm đầu tư nước
ngoài được hiểu như sau:
+ Là hình thức đầu tư trực tiếp.
+ Là việc bên ngoài (nước đầu tư) trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư
tại Việt Nam.
- Khái niệm vềđầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài năm 1987 sau
đó là luật năm 1996 đã phát triển hơn nhiều so với phạm vi nội dung khái niệm đầu
tư nước ngoài được quy định ởđiều lệđầu tư 1977 khi cho phép các nhàđầu tư nước
ngoài “được đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân” (Điều 3 luật đầu
tư nước ngoài 1987, 1996).
=>Tóm lại, từ quy định đầu tư nước ngoài là việc đưa vốn và tài sản nhất định
vào Việt Nam đến quy định vềđối tượng được đầu tư và quy định về hình thức đầu
tư, thể hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam là mở rộng và thu hút vốn đầu tư
của nhiều nước trên thế giới, làm đòn bẩy mạnh mẽđểđưa nước ta phát triển ngang
tầm với sự phát triển chung của toàn thế giới.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài của
Việt Nam)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp do chủđầu tư nước
ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp theo quy định, pháp luật của nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập do các chủđầu tư
nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro
theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngoài
không được ít hơn 30% vốn pháp định.
Hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh : đây là một văn bản được kí kết giữa
một chủđầu tư nước ngoài và một chủđầu tư trong nước để tiến hành một hay

nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cở sở quy định về trách nhiệm để
thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành
một pháp nhân mới.
Các hình thức khác : ngoài các hình thức kể trên ở các nước vàở Việt Nam
còn có các hình thức khác như : hợp đồng xây dựng –kinh doanh –chuyển giao
(BOT), hợp đồng xây dựng –chuyển giao –kinh doanh ( BTO), hợp đồng xây dựng
–chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3. Vị trí vàý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài
a, Vị trí
- Đầu tư nước ngoài có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó thúc đẩynền kinh tế
phát triển nhanh và toàn diện hơn.
- Đầu tư nước ngoài làm tăng khả năng về vốn, kinh nghiệm quản lý cho nước
nhận đầu tư.
- Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đểđưa nước nhận đầu rút
ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài là một yếu tố cần thiết và
quan trọng để có thểđưa nền kinh tế bắt kịp với thế giới.
b, Ý nghĩa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh
tế của một nước.
- Tạo thu nhập cho nước nhận đầu tư.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo ra công ăn
việc làm cho người lao động.
1.4. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hoà các yếu tốđối nội, đối
ngoại, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội... có liên quan đến hoạt động
của các nhàđầu tư. Một môi trường được coi là hấp dẫn các nhàđầu tư nước ngoài
phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
1.4.1.Sựổn định về chính trị-xã hội.
+ Yếu tố này giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của các nhàđầu tư. Vì

chính trị cóổn định, xã hội có trật tự, kỷ cương thì các chính sách, chủ trương của
Nhà nước mới có giá trị thực thi bền vững, đặc biệt là các chủ trương chính sách
nhất quán vềđầu tư nước ngoài.
+ Các quốc gia luôn xảy ra những biến động về chính trị thì rất khó thu hút
các dựán đầu tư hoặc các nhàđầu tư sẽ thu hẹp lại phạm vi hoạt động, chuyển vốn
về nước hoặc sang nước khác có chính trịổn định hơn.
+ Ở Việt Nam, giai đoạn đầu những năm 80 các nhàđầu tư còn chưa mặn mà.
Chỉđến khi Đảng và Nhà nước ta có những thay đổi căn bản trong chính sách ,có
một Bộ luật đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh hơn vàđặc biệt là tình hình chính trị-xã
hội ởđất nước ta đãổn định nên đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng
kể (khoảng 37 tỷ USD) như ngày nay.
1.4.2. Sự phát triển về kinh tế
+ Phát triển kinh tếđược hiểu là sự phát triển đồng bộ trên các mặt: tăng
trưởng kinh tế, thu nhập GDP tính trên đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ
thống giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ các loại.
+ Ở nước ta,do sự phát triển kinh tế chưa đồng bộ nên chưa tạo ra một môi
trường đầu tư hấp dẫn :
* Hệ thống giao thông tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn lộn xộn, chồng
chéo.
* Hệ thống bưu chính viễn thông trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ
vượt bặc nhưng giá cước phí vẫn đắt đỏ.
* Hệ thống ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác còn nhiều bất cập, chưa
thuận lợi đối với các nhàđầu tư.
* Phân bố của các dựán đầu tư không đồng đều. Nhìn vào phân bốđịa bàn đầu
tưở nước ta, ta nhận ra rằng chỉở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải
Phòng. Bà Rịa Vũng Tàu mới có nhiều dựán. Còn ở các tỉnh miền núi, vùng sâu,
vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc, Kiên Giang,
An Giang... có rất ít thậm chí không có dựán đầu tư vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Các
nhàđầu tư không dám đầu tư vì khả năng rủi ro quá cao.
1.4.3. Hệ thống pháp luật vềđầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn định

+ Đây là một yếu tố mà các nhàđầu tư rất quan tâm, vì nóđảm bảo quyền lợi
trực tiếp của họ.
+ Hệ thống pháp luật vềđầu tưởđây được hiểu là Luật quốc gia của nước sở tại
điều chỉnh hoạt động đầu tư như : Luật đầu tư, các Luật khác có liên quan đến hoạt
động đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật.
+ Nội dung các quy định của hệ thống pháp luật kể trên phải đảm bảo hai vấn
đề quan trọng là :
* Các quy định vềưu đãi, khuyến khích đầu tư như : ưu đãi về miễn thuế,
giảm thuế, quyền hoạt động kinh doanh.
* Các quy định vềđảm bảo đầu tư (bảo đảm tài sản, lợi ích hợp pháp của các
nhàđầu tư, bảo đảm những thiệt hại do có sự thay đổi về luật...).
Ngoài ra, hệ thống pháp luật (quốc gia và quốc tế) vềđầu tư nước ngoài phải
đảm bảo tính đồng bộ, tính minh bạch.
+ Nước ta mặc dù hệ thống pháp luật vềđầu tư nước ngoài kháđầy đủ nhưng
các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại vô cùng rắc rối, thậm chí còn mâu thuẫn
với nhau, gây khó khăn cho các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các thủ tục hành
chính rườm rà, sách nhiễu đã gây phản cảm cho các nhàđầu tư nước ngoài. Dẫn
đến tác hại không nhỏđối với môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhàđầu tư. Đó
là một yếu tố cần loại bỏđầu tiên trong quá trình xây dựng một môi trường đầu tư
hấp dẫn hơn trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế nước ta.
Ngoài các yếu tố kể trên của môi tường đầu tư còn phải kểđến một số yếu tố
khác như văn hoá, du lịch... có tính chất bổ trợ cho môi trường đầu tư hấp dẫn với
các nhàđầu tư.trực tiếp
Để cóđược môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải
tiếp tục cải thiện các yếu tố cấu thành môi trường đầu tưđồng thời phải đặc biệt
chúý cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tiến tới áp dụng một
mặt bằng pháp lý vàđiều kiện kinh doanh cho tất cả các nhàđầu tư nước ngoài.
2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
Đầu tư quốc tế (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn
ra ngày càng mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình, FDI đóng vai trò quan

trọng trong nền kinh tếđối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu
tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh
tế của nước mình.
FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới.FDI đãđem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới. Mở cửa
cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắp thế giới. Ta có thể thống kê lại được những vai
trò chính của FDI như sau :
a, Đối với các nước xuất khẩu đầu tư
Đối với các nhàđầu tư nó không chỉđem lại cho họ một thị trường rộng lớn,
một tỉ suất lợi nhuận cao, một khoản lợi nhuận khổng lồ .Mặt khác, bằng cách đầu
tư về kinh tế một phần họđã cóảnh hưởng lớn tới mọi mặt của nước được đầu tư,
tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế vàảnh hưởng trên thế giới. Phần lớn các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước, thực chất là một chi nhánh của
các công ty mẹở chính quốc. Việc lập các doanh nghiệp ở nước sở tại sẽ mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là biện pháp thâm nhập thị trường
hữu hiệu, tránh được các hàng rào thuế quan của các nước này .
Mặt khác, FDI còn giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, bởi tận
dụng được những lợi thế so sánh của nước sở tại như : nguồn tài nguyên thường
phong phú, nguồn nhân công rẻ, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí vận
chuyển, quảng cáo, tiếp thị…. Do đó rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu
được lợi nhuận cao.
FDI còn giúp chủđầu tư tìm được nguồn cung nguyên vật liệu ổn định.
Ngoài ra, FDI còn giúp các chủđầu tưđổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công
nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
b, Đối với các nước tiếp nhận đầu tư
Còn đối với các nước được đầu tư, uỷ ban thương mại và phát triển của liên
hợp quốc (UNCTAD) đã chỉ ra rằng FDI có vai trò quan trọng đối với quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước này, giúp huy động mọi nguồn lực
như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ vào trong quá trình sản xuất.
Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, làm

tăng tổng sản phẩm quốc dân, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng thu nhập của người lao
động; ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức, lối sống… của nước tiếp nhận đầu tư.
Việt Nam chúng ta là một nước tiếp nhận đầu tư. Và chúng ta rất kì vọng vào
nguồn vốn này. Do đó chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ về những vai trò của FDI trong sự
phát triển của nền kinh tế nước ta.
2.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán
Chúng ta thường nói “đôi tay ta sẽ làm nên tất cả”. Nhưng thực sự thì....
Trong xã hội ngày nay để làm kinh tế trước tiên chúng ta phải có vốn. Nếu có thể
ví nền kinh tế là một cỗ máy, thì có thể nói vật tư kĩ thuật tạo nên cỗ máy đó là tài
nguyên mà có thể chúng ta có, con người với tri thức công nghệ sẽ làm cho nền
kinh tếấy tạo ra sản phẩm. Nhưng vốn mới chính là dầu bôi trơn cho toàn bộ quá
trình sản xuất. Không có vốn chúng ta sẽ chỉ sản xuất được ở một giới hạn nào đó
mà thôi.
Vốn là một trong những yếu tốđầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất.
Chúng ta biết rằng,vốn đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế thường được huy động
từ hai nguồn là vốn trong và ngoài nước.Vốn trong nước thường được huy động từ
trong dân, từ quá trình phát triển kinh tế nội tại.Vốn nước ngoài đến từ các khoản
đầu tư trực tiếp (FDI) hay viện trợ (ODA),và các khoản chuyển giao khác... Đối với
các nước nghèo và các nước đang phát triển, những nước có xuất phát điểm thấp,
nền kinh tế còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, thì vốn là một yếu tốđặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế. Thế nhưng các nước này lại luôn lâm vào tình
trạng thiếu vốn, họ luôn phải đối mặt với những khó khăn do thiếu hụt vốn gây ra.
Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang và kém phát triển,
Paul.A.samuelson đã ví hoạt động sản xuất vàđầu tư của những nước này là một
vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Ông chỉ ra rằng, ở các nước này thu nhập của người dân thấp làm cho tiết
kiệm vàđầu tư thấp, do đầu tư thấp nên trình độ khoa học công nghệ thấp, dẫn đến
năng suất lao động thấp, kết quả là sản lượng và thu nhập thấp … Cái “Vòng luẩn
quẩn" ấy cứ lặp đi lặp lại theo chu kì như trên. Như vậy các nước này muốn phát
triển cần phải có một cú huých từ bên ngoài để phá vỡđi cái vòng luẩn quẩn. Hoạt

động FDI đã cung cấp cho các nước kém vàđang phát triển một nguồn vốn lớn.
Nhờđó họ có thể huy động mọi nguồn lực vào đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. làm tăng tổng thu nhập quốc dân, thu nhập người dân được cải thiện, mức
sống ngày càng được nâng cao.Vậy ta có thể xem FDI là một cú huých lớn phá vỡ
cái vòng nghèo đói trên.
Không những làm cho nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói,
các nước đang và kém phát triển còn gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng
quy mô sản xuất hay đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động do trong
nước không cóđủ lượng vốn cần thiết. Lượng hàng hoá trong nước không đủđáp
ứng nhu cầu dẫn đến tình trạng nhập siêu, gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất
nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt, thiếu dự trữ ngoại tệ …
Vì vậy FDI sẽ thúc đẩy xuất, nhập khẩu và làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện tình
trạng thâm hụt cán cân thanh toán
Trong khoảng ba thập kỉ gần đây, các nước công nghiệp mới ( NIC ) Châu
Áđã nhận được trên 50 tỷ USD vốn FDI, đây là một nhân tố quan trọng tạo nên
bước phát triển vượt bậc của các nước này, để từng bước khẳng định vị thế của
mình trên trường thế giới.
Tại những nước đang phát triển, một phần vốn lớn đang nằm trong dân. Đây
là một hạn chế lớn khi để một lượng lớn vốn “chết”trong khi rất nhiều doanh
nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Hoạt động FDI tạo động lực huy động
được nguồn vốn này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua hoạt động này
các nước cũng tiếp thu được cách quản lý mới và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của
mình.
2.2. FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Công nghệ có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất. Công nghệ
tiên tiến tạo nên bước nhảy cho sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành,
điều này kích thích tiêu dùng dẫn đến kích thích sản xuất và tăng tổng thu (GDP)
của nền kinh tế quốc dân.Tuy vậy các nước đang phát triển và kém phát triển lại
thường sở hữu một nền công nghệ lạc hậu, trang thiết bị tồi tàn, năng suất thấp,
bên cạnh đó khả năng quản lý kém nên khả năng sản xuất cũng có nhiều hạn chế.

Việc đổi mới cải tiến công nghệ là một yêu cầu cấp bách. Dựa trên lợi thế của
những nước đi sau, ứng dụng những công nghệ hiện đại, nó sẽ giúp những nước
này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tếở những nước công nghệ phát triển. Tuy
nhiên việc nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài đòi hỏi một khoản ngoại
tệ rất lớn, gần như hầu hết các nước không đủ khả năng chi trả. Thông qua FDI
bằng con đường chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển đãđược tiếp cận
với những kĩ thuật hiện đại và từng bước đổi mới nền sản xuất của mình.
- Đối với chuyển giao công nghệ : Việc chuyển giao công nghệ ngày nay đã
có nhiều thay đổi, nó không chỉđơn thuần là chuyển giao các may móc thiết bị từ
nước phát triển sang các nước đang và kếm phát triển, mà nó còn là chuyển giao
liên quan đến việc sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sử dụng công nghệ,
phần mềm công nghệ. Chuyển giao công nghệđược tiến hành theo hai phương
thức. Đó là chuyển giao trực tiếp và chuyển giao gián tiếp.
+ Chuyển giao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu nước
có công nghệ chuyển giao. Đây là hình thức chuyển giao mà bên nhận phải bỏ chi
phí lớn và thời gian tiếp nhận cao.
+ Chuyển giao gián tiếp là hiện tượng chuyển giao chủ yếu được thực hiện
thông qua hình thức FDI. Công nghệđược các công ty đa quốc gia chuyển giao trực
tiếp phần cứng và phần mềm từ nước gốc đến nước tiếp nhận đầu tư. Sau khi
chuyển giao công nghệ trực tiếp được các chuyên gia kỹ thuật lành nghề của nước
đi đầu tưđưa vào hoạt động mà không gặp bất kì trở ngại nào.Công nghệđược
chuyển giao theo hình thức này được mang danh nghĩa là chuyển giao giữa công ty
mẹ sang công ty con nên sẽ không phải trả chi phí cho quyền sở hữu công nghệ và
nó sẽ rẻ hơn rất nhiều so với chuyển giao trực tiếp. Đây làưu điểm lớn nhât của
chuyển giao công nghệ trong hoạt động FDI so với các hình thức chuyển giao công
nghệ khác.Nhìn chung FDI đã trở thành một kênh chuyển giao công nghệ có hiệu
quả nhất, nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Chuyển giao công nghệ qua FDI đã
làm cho “khoảng cách công nghệ “giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhân đầu
tưđược thu hẹp.
- Đối với hoạt động phổ biến công nghệ: Hoạt động FDI đã tạo ra hiệu ứng

tích cực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư.
Khi có FDI, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh trên thị trường
với một đối thủ mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải thiện và nâng
cao công nghệđể việc sản xuất có hiệu quả cao. Khi nhàđầu tư nước ngoài hợp tác
với các chi nhánh hoăc doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư hoặc có sự di chuyển
lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nước đầu tư sang doanh
nghiệp nước nhận đầu tư thì cũng có quá trình chuyển giao công nghệ.
2.3. FDI góp phần nâng cao chất lượng lao đông phat triển nguồn nhân lực, tạo
thêm việc làm, giảm thất nghiệp
Chúng ta biết rằng năng suất lao động quyết định tốc độ tăng trưởng của một
quốc gia. Mà năng suất lao động lại phụ thuộc vào chất lượng lao động, trình độ
tay nghề. Do vậy, để nâng cao tốc độ tăng trưởng, để phát triển được nền kinh tế,
trước hết ta cần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động.Hoạt
động này không phải có thể thực hiện trong một sớm một chiều mà là cả một quá
trình đào tạo. Khi có hoạt động FDI, người lao động của chúng ta được tiếp xúc
với một tri thức mới, một cung cách làm việc mới đã dần dần nâng cao được trình
độ của mình.
Các chi nhánh nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI thường tuyển dụng
lao động địa phương để tiết kiệm chi phí sản xuất do đóđã tạo thêm nhiều việc làm
tạo điều kiện cho lao động tìm được những việc làm phù hợp với trình độ và năng
lực, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo thu nhập cho người lao động, nâng
cao mức sống.
Tuy nhiên, hầu hết các lao động địa phương làm việc trong các doanh nghiệp
FDI đều là các lao động thời vụ, có trình độ tay nghề và chuyên môn thấp do
không được đào tạo một cách chuyên nghiệp. Do đó các doanh nghiệp FDI muốn
sử dụng lực lượng lao động này cần phải đào tạo. Qua quá trình đào tạo người lao
động được tiếp cận với những công nghệ hiện đại và tác phong làm việc công
nghiệp dần dần tạo cho họ một chất lượng tốt hơn. Mặt khác, ngoài đào tạo những
lao động kỹ thuật thông thường, các doanh nghiệp FDI còn đào tạo cho chúng ta
một lực lượng các nhà quản lý.

Ví dụ như công ty dầu lửa Shell của Anh ( UK ) với doanh thu là 600 triệu
USD / 1 năm đã bỏ ra 1,2 triệu USD dành cho việc đào tạo nghề và 2,5 triệu USD
dành cho đào tạo cơ bản tại Nigeria.
Ngoài ra việc đầu tư trực tiếp cũng gián tiếp nâng cao chất lượng lao động
của nước tiếp nhận đầu tư. Ngày nay chất lượng và trình độ lao động của nước
nhận đầu tư là một trong những tiêu chí quan trọng để các công ty đa quốc gia tiến
hành hoạt động đầu tư ở các nước này. Bởi vì, khi ở nước đó có trình độ chuyên
môn cao họ không phải tốn chi phí cho việc đào tạo lao động. Chính điều này là
động lực thúc đẩy các nước tiếp nhận đầu tư có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
để thu hút được nhiều vốn FDI.
2.4 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác
là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Một cơ
cấu kinh tế hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động FDI qua công nghệ, kĩ năng và trình độ đã có tác động đến cơ cấu
ngành kinh tế - một trong ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế dẫn đến
việc thay đổi và dịch chuyển cơ bản cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Thực tế cho thấy, hoạt động FDI chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch
vụ, tỉ lệ đầu tư tương đối thấp trong ngành sản xuất nông nghiệp. Chính điều này
đã làm thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng công nghiệp
hoá và đưa nền kinh tế các nước này tham gia vào phân công lao động quốc tế một
cách mạnh mẽ. Hoạt động FDI tập chung vào các ngành quan trọng của nền kinh tế
chẳng hạn như các lĩnh vực : Công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp,… có trình
độ công nghệ tương đối cao. khi tỉ trọng ngành công nghiệp ổn định trong nền kinh
tế đã phát triển lên thì các nước này có thể tham gia vào việc phân công lao động
quốc tế thông qua việc chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng có lợi thế so
sánh đối với các nước khác.
2.5. FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
FDI đã tham gia vào quá trình xây dựng năng lực xuất khẩu với nguồn vốn và
công nghệ mà FDI mang lại cùng đội ngũ lao động được đào tạo bài bản, chuyên

môn cao, năng suất lao động được cải thiện rõ rệt ; nhiều sản phẩm mới, mẫu mã
đẹp, chất lượng cao ngày càng đáp ứng được nhu cầu . Điều này làm cho hàng hoá
ở các nước được đầu tư trở nên đa dạng và phong phú cả về chất lượng và số
lượng, năng lực xuất khẩu tăng lên.
FDI mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư thông
qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia. Các
doanh nghiệp FDI có lợi thế xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp trong níc về thị
trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ thống công ty mẹ và công ty con của
các công ty đa quốc gia, sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ công ty này sang
công ty khác ở các quốc gia khác nhau. Những công ty đa quốc gia này có mối liên
hệ chặt chẽ với thị trường nước nhập khẩu và có nhiều thị trường xuất khẩu thông
qua quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Xuất khẩu của các chi nhánh trong cùng một tập
đoàn đa quốc gia cũng sẽ làm giảm chi phí giao dịch.
Chính do những đóng góp to lớn của FDI vào việc thúc đẩy xuất khẩu mà các
nước đầu tư đã đảy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới, và tăng độ mở cửa của
nền kinh tế trong xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá. Các nước này đã sử dụng
nguồn vốn FDI như là một lá bài chính trong chiến lược “ Công nghiệp hoá hướng
về xuất khẩu “. Một số nước có tỉ lệ đóng góp của tư bản nước ngoài vào việc xuất
khẩu khá lớn, chẳng hạn như Singapore là 72,1% ; brazil 32,2%, mexico 32,1% ;
Đài Loan 25.6% … (Nguồn : giáo trình sau đại học môn ‘kinh tế quốc tế’).
2.6. FDI góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
Chúng ta luôn luôn phải sống trong sựđánh đổi. Không bao giờ có một cái
gìđó toàn vẹn.Phát triển kinh tế cũng vậy, để phát triển kinh tế có khi chúng ta phải
trả giá bằng cả những thứ quý giá, đó là môi trường.
Theo đánh giá của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới thì tốc độ tănh
trưởng kinh tế luôn tỷ lệ thuận với tốc độ huỷ hoại môi trường. Nguyên nhân của
tình trạng phá huỷ môi trường chủ yếu là do trong quá trình sản xuất, các doanh
nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, trình độ và nhận thức của người quản
lý và người lao động đối với vấn đề bảo vệ môi trường còn yếu, nhất là chưa có hệ
thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Những tồn tại này chủ yếu xảy

ra đói với các doanh nghiệp của các nước đang phát triển và kém phát triển.
Nhàđầu tư khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch, tiên tiến và có
hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh
đó, khi cho phép các doanh nghiệp FDI đầu tư tại nước mình, các nước tiếp nhận
đầu tư thường yêu cầu rất chặt chẽ vấn đề xử lý môi trường, tiêu chuẩn môi trường
trong sản xuất. Do vậy, dưới sức ép của các nước tiếp nhận đầu tư, nhàđầu tư nước
ngoài bắt buộc trong quá trình sản xuất phải dáp ứng các tiêu chuẩn môi trường do
các nước tiếp nhận đầu tư dặt ra. Diều này đã góp phần bảo vệ môi trường và khai
thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các nước tiép nhận đầu tư.
Việc áp dụng công nghệ sạch, tiên tiến có lợi cho môi trường đã tạo ra những
ảnh hưởng ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và gây sức ép đối
với các doanh nghiệp này phải có biện pháp xử lý môi trường trong hoạt động sản
xuất kinh doanh . Nhiệm vụ của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước
đang phát triển là phải tối thiểu hoáảnh hưởng có hại của tăng trưỏng kinh tếđối
với môi trường và tối đa hoá tác động có lợi của tăng trưởng kinh tếđối với môi
trường.
2.7. FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
Quan hệđầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỉ 18, trong thời kì này các nước có
quan hệđầu tư với nhau trên cơ sở tự nguyên, có lợi ích và chưa đặt ra cho nhau
các nghĩa vụ phải thực hiện. Hiện nay, quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế trong
phạm vi giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới biểu hiện tự do hoá trong
4 lĩnh vực thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, đầu tư vào thương mại dịch vụ.
Như vậy, đầu tư là một trong 4 lĩnh vực được các quốc gia xem xét tự do hoá.
FDI đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các quốc gia đầu tư và tiếp
nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu.
Những cam kết về tự do hóa đầu tư nước ngoài được coi như là những quan điểm
hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu
vực và trên thế giới diễn ra theo chiều sâu và rộng, các nước trên thế giới đã có
nhiều hình thức áp đặt các cam kết tự do hoá lĩnh vực đầu tư.
Trên đây, chúng ta nói về lợi ích của các nước nhận đầu tư khi các nước này

là các nước đang hoặc kém phát triển. Đó là xu hướng đầu tư sang những nước
kém phát triển hơn để tận dụng được những lợi thế so sánh của họ qua đó làm giảm
chi phí sản xuất. Và còn để mở rộng thị trường tiêu thụ.

×