Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị CHUỖI CUNG ỨNG NHU CẦU NHIỀU HƠN VỀ DỮ LIỆU CÓ TÁC ĐỘNG RỘNG LỚN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.36 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN TRỊ
ĐỀ TÀI: CHUỖI CUNG ỨNG
NHU CẦU NHIỀU HƠN VỀ DỮ LIỆU CÓ TÁC ĐỘNG
RỘNG LỚN
GVHD : NGUYỄN HOÀNG MINH
Lớp : T19
Nhóm sinh viên :
1. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
2. Lê Thị Minh Nguyệt
3. Võ Thị Hạnh Nguyên
4. Nguyễn Thị Hồng Phương
5. Vũ Thị Anh Thư
TPHCM – 2015
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ Ký tên
1
030125090307 Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh
- Phân tích case study,
trả lời câu hỏi, tìm
tài liệu.
2
030125090529 Lê Thị Minh
Nguyệt
- Phân tích case study,
trả lời câu hỏi, tìm
tài liệu.


3
030125090524 Võ Thị Hạnh
Nguyên
- Phân tích case study,
thuyết trình, trả lời
câu hỏi, tổng hợp và
chỉnh sửa bài.
4
030125090625 Nguyễn Thị
Hồng Phương
- Dịch case study, giải
pháp, làm
powerpoint, trả lời
câu hỏi.
5
030125090783 Vũ Thị Anh
Thư
- Dịch và tóm tắt case
study, làm
powerpoint, trả lời
câu hỏi.
MỤC LỤC
2
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
TÓM TẮT CASE STUDY 3
BÀI PHÂN TÍCH 4
1.Giới thiệu 4
2.Cơ sở lý thuyết: Chuỗi cung ứng 5
3.Phân tích vấn đề 6
3.1.Mối tương quan giữa dữ liệu và thương hiệu 6

4.Các giải pháp 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
TÓM TẮT CASE STUDY
Đối với các nhà bán lẻ điện từ Bestbuy của Mỹ, có dự liệu đúng thật sự là một vấn đề
quan trọng. Chỉ một thông tin nhỏ sai về sản phẩm (ví dụ: kích thước, màu sắc…) cũng
khiến cho khách hàng không hài lòng và trả lại sản phẩm. Ngày nay, người tiêu dùng có xu
3
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
hướng muốn biết nhiều hơn về các sản phẩm mà họ mua về nguồn gốc, thành phần và chất
liệu, cách thức vận chuyển và thậm chí là tác động của nó tới môi trường. Nhưng trong hệ
thống quản lý chuỗi cung ứng của nhiều công ty đều thiếu những thông tin này thậm chí tồi
tệ hơn là không có. Vấn đề trở nên gay gắt hơn khi các công ty được yêu cầu lưu giữ thông
tin về sản phẩm họ bán, ít nhất là 6 tháng. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng ngày càng được mở
rộng và việc sử dụng các hợp đồng sản xuất ngày càng tăng khiến cho các công ty phải đưa
ra những thông tin chắc chắn về những gì có trong sản phẩm của họ.
 Những nhà quản lý cấp cao đang cố gắng tìm hiểu những rủi ro kinh doanh của họ bởi
vì một dữ liệu tồi có thể phá hủy thương hiệu.
 Việc cải thiện chất lượng dữ liệu có thể mang lại lợi ích ngay lập tức đến lợi nhuận.
 Thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp cung ứng và sản phẩm cho thấy việc xử lý
tranh chấp tốn rất nhiều tiền.
 Các doanh ngiệp muốn cải thiện chất lượng thông tin phải đối mặt với hai trở ngại lớn.
Thứ nhất là làm thế nào để mô tả và đo lường một món hàng. Thứ hai là các bên phải
giữ đúng mức độ của thông tin, phải hiểu được giá trị thông tin, chất lượng và tần số của
nó để đảm bảo thông tin tăng giá trị cho các quyết định được thực hiện.
 Các nhà sản xuất có thể không muốn chia sẻ toàn bộ công thức hay hóa đơn vật liệu với
nhà bán lẻ nhưng các nhà bán lẻ lại muốn biết hàng loạt các thông tin cơ bản đó từ nhà
sản xuất bởi vì họ cũng phải chịu áp lực lớn từ người tiêu dùng tại các địa điểm bán
hàng, trực tuyến…điều này đòi hỏi cần phải có hệ thống phần mềm dữ liệu để lưu trữ và
trao đổi dữ liệu. Nó vừa là cơ hội, vừa là gánh nặng đối với nhà sản xuất.
Như vậy, case study đã cho thấy mối quan hệ giữa thông tin đối với doanh nghiệp, vai trò và

tác động to lớn của thông tin; cho thấy được nhu cầu rông lớn của thông tin hiện nay. Đồng
thời, case study cũng cho thấy những thách thức, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong
việc cải thiện chất lượng thông tin trong chuỗi cung ứng cũng như trong hoạt động của
doanh nghiệp.
BÀI PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào hiện nay đều
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng
như của khách hàng. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch
vụ cần phải quan tâm sâu sắc hơn tới dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế
và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản
4
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
phẩm hoàn thành. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện
nay, việc giới thiệu sản phẩm mới và chu kỳ sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ
vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải đầu tư, phải tập
trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Cùng với những tiến bộ của công nghệ thông tin và
vận tải đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và kỹ thuật để quản lý nó.
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management) trở nên thịnh hành trong
suốt thập niên 1990 và tiếp tục là tâm điểm giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh
trong thị trường toàn cầu. Tuy nhiên việc quản lý chuỗi cung ứng vẫn còn khá mới mẻ với
nhiều công ty. Họ khó khăn trong việc làm thế nào để hiểu được SCM là gì? ứng dụng SCM
như thế nào? Và việc quản lý có hiệu quả hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng.
Để quản trị chuỗi cung ứng có hiệu quả cần phải thiết lập hệ thống thông tin trong chuỗi
cung ứng. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tới quan trị chuỗi cung ứng bởi vì họ
nhận thấy rằng những cơ hội có được từ việc xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu và các
khoản tiết kiệm có được từ việc phân tích dữ liệu này. Nhờ đó, mà doanh nghiệp có thể tối
ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp, tổng hợp được các dữ liệu quan trọng để từ đó đưa ra
các quyết định đầu tư hợp lý nhất. Vì vậy, thông tin trong chuỗi cung ứng là rất quan trọng:
một dữ liệu tồi có thể tổn hại tới thương hiệu bởi lẽ khách hàng ngày càng có xu hướng

quan tâm nhiều hơn đến thông tin về những sản phẩm mà họ mua, điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải xác định được những nguyên nhân dẫn tới thông tin kém chất lượng đồng thời
đưa ra các giải pháp khắc phục. Vấn đề này sẽ được làm rõ qua việc phân tích:
Case Study 1.2: Chuỗi cung ứng: nhu cầu nhiều hơn về dữ liệu có tác động rộng lớn.
2. Cơ sở lý thuyết: Chuỗi cung ứng
Trong giai đoạn mà xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để
tăng khả năng cạnh tranh và thành công, doanh nghiệp cần phải tham gia vào công việc của
nhà cung cấp và khách hàng bán lẻ chứ không chỉ tập trung vào công việc của riêng doanh
nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải quản trị chuỗi cung ứng của mình
sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, hướng đến thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị
cho toàn hệ thống. Như vậy chuỗi cung ứng là gì, các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng
như thế nào và làm thế nào để doanh nghiệp có thể quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu
quả?
5
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, là một chuỗi các hoạt động di chuyển
nguyên vật liệu từ nhà cung cấp ban đầu qua các quá trình xử lí đến khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải,
nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Trong những năm đầu thế kỷ 20, khái niệm chuỗi
cung ứng vẫn chưa được xây dựng, hoạt động của các doanh nghiệp chỉ tập trung vào các
nguồn lực của bản thân mà chưa có sự cộng tác giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và
khách hàng. Bước sang những năm 70, sự phát triển của công nghệ thông tin đã khiến các
doanh nghiệp thấy rõ được vai trò của quản trị hiệu quả vật liệu. Từ những nhận thức ban
đầu đó, bước sang những năm 80 và đến nay, chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng đã
trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Cấu trúc của chuỗi cung ứng gồm những hoạt động bên phía đầu vào của tổ chức
(các lớp ngược dòng) và những hoạt động bên phía đầu ra của tổ chức (các lớp xuôi dòng).
Đó là các nhà sản xuất, nhà cung ứng, hãng vận tải, kho bãi, người bán lẻ và khách hàng.
Việc quản trị chuỗi cung ứng có nghĩa là việc quản lí dòng nguyên liệu thông qua toàn bộ

chuỗi cung ứng. Mục tiêu của chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống
bằng cách tối thiểu hóa tổng chi phí của toàn hệ thống, từ khâu vận chuyển, phân phối đến
tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm.
Thông tin có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu
quả hoạt động của chuỗi cung ứng, từ đó tác động lên lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông
tin giúp doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất, thõa
mãn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, thông tin là yếu tố then chốt giúp doanh nhgiệp
có thể quản lý hàng tồn kho, quản trị chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí. Việc xây dựng
một hệ thống thông tin tốt, từ đó có được những thông tin chât lượng, giá trị góp phần làm
giảm chi phí chuỗi cung ứng, hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
3. Phân tích vấn đề
3.1. Mối tương quan giữa dữ liệu và thương hiệu
Để có một thương hiệu vững mạnh, yếu tố không thể thiếu và cần được xém xét kĩ lưỡng
chính là dữ liệu. Theo Ông Bryan larkin, giám đốc chiến lược về bán lẻ và các ngành công
nghiệp CPG tại công ty đồng bộ hóa dữ liệu GXS, “Dữ liệu tồi có thể dẫn đến thiệt hại cho
6
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
thương hiệu”. Vậy dữ liệu là gì? Thương hiệu là gì? Thế nào là dữ liệu tồi? Và dữ liệu ảnh
hưởng như thế nào đến thương hiệu. Sau đây là phần khái quát về những vấn đề trên:
Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA (International Trademark
Association), thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kết hợp
nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hoá của
các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hàng hoá đó.
Dữ liệu là những sự kiện, sự việc thô được xem là ít có hoặc không có giá trị nào cả cho
đến khi chúng được xử lý và biến đổi thành thông tin. Những dữ liệu mà bản chất không
liên quan đến ngữ cảnh thì dược gọi là “nhiễu”.
Dữ liệu chỉ đáng xem xét khi nó được đặt trong một ngữ cảnh mà nó sẽ trở nên có nghĩa
đối với nhà quản trị. Dữ liệu tồi là dữ liệu bị thiếu, không đầy đủ, không nhất quán, dữ liệu
mang tính cục bộ, một phần nhỏ, riêng lẽ, không tổng quát, dữ liệu bị trùng lắp, lặp đi lặp
lại, dữ liệu sai về chuyên môn, dữ liệu được đặt không đúng vị trí hay lĩnh vực của nó, dữ

liệu không có tính cập nhật theo thời gian, từng giai đoạn hay các xu hướng biến đổi, dữ liệu
sai những điều cơ bản như lỗi chính tả, dấu câu, vv và vv…Dữ liệu ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình sản xuất lẫn kinh doanh, buôn bán ở bất kì loại sản phẩm hay dịch vụ nào. Trong
case study này, người viết đã cho thấy rõ tác động của dự liệu tồi lên thương hiệu, nó có thể
dẫn đến sự phá hủy thương hiệu. Điều đó thể hiện quan những phân tích sau:
 Theo nghiên cứu Gartner, dữ liệu về khách hàng bị kém chất lượng có thể dẫn đến việc
tăng đáng kể một lượng chi phí không cần thiết cho việc liên lạc với khách hàng qua thư
tín, qua các dịch vụ chăm sóc khách hàng, từ đó bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Ngoài
ra, các công ty còn phát hiện thấy dữ liệu kém chất lượng không chỉ có tác động đáng kể
lên việc bán hàng và tiếp thị, mà còn tác động đến các sáng kiến kinh doanh chiến lược
nhất của họ, thậm chí hoạt động của các phòng chức năng, sản xuất, ngân sách, phân
phối cũng bị ảnh hưởng.
 Nếu dữ liệu về khách hàng bị sai, nhân viên bán hàng có thể viết hoặc đọc sai tên khách
hàng, hoặc bộ phận phân phối có thể giao hàng nhầm địa chỉ, nhầm món hàng hoặc
nhầm về số lượng, khách hàng đó lập tức rời bỏ doanh nghiệp. Vì như vậy đã làm khách
hàng mất lòng tin vào dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp khi mà ngay cả tên tuổi
hoặc thông tin cơ bản nhất về họ doanh nghiệp cũng không thể biết chính xác.
 Nếu dữ liệu về kỹ thuật, nguyên liệu sản xuất sản phẩm bị sai, thành phẩm làm ra dĩ
nhiên không đúng theo những gì nhà sản xuất quảng cáo, hứa hẹn về chất lượng sản
7
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
phẩm của mình. Khách hàng có thể sử dụng một lần, và một khi đã phát hiện ra những
sai sót đó, không một khách hàng nào có thể tin dùng vào hàng hóa của doanh nghiệp.
Trong case study có chỉ ra một tình huống cụ thể: Bestbuy, nhà bán lẻ hàng điện tử tại
Mỹ đã có những nghiên cứu cho thấy nếu sản phẩm được sản xuất ra chỉ sai so với số
liệu kĩ thuật một con số rất nhỏ, khoảng ½ inch thì số lượng hàng hóa bị trả lại tăng đến
3,4%.
 Việc dữ liệu bị sai sót dẫn đến thu hồi sản phẩm sẽ làm khách hàng mất lòng tin vào sản
phẩm hay thương hiệu. Một ví dụ có thể minh chứng rõ cho điều này là sự kiện Toyota
Vietnam thu hồi xe Innova bị lỗi. Công ty Toyota Việt Nam đã có kế hoặch thu hồi hơn

8000 chiếc xe loại bảy chỗ Innova vì các lỗi kỷ thuật trong đó có lỗi áp lực phanh bánh
sau. Tại cuộc họp báo vào tháng 4 năm 2011, Giám đốc Toyota Việt Nam, ông Tadashu
Yoshida, đã thừa nhận có ba lỗi kỷ thuật trong số gần 9000 chiếc ở dòng xe Innova J
được bán ra thị trường. Tuy ông Tadashu Yishida đã tuyên bố là đây là các lỗi nhỏ và
không ảnh hưởng tới an toàn cho người sử dụng nhưng việc này cũng khiến nhiều khách
hàng lo lắng và giảm lòng tin.
Thương hiệu là yếu tố chi phối hành vi mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi
muốn tiếp xúc với thương hiệu thì phải thông qua các dữ liệu và thông tin mà nhà sản xuất
cung cấp. Đối với người tiêu dùng, thương hiệu được coi là một sự đảm bảo về chất lượng
từ phía nhà sản xuất và được định hình qua một quá trình trải nghiệm và đúc kết khi sử dụng
sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu đó. Thương hiệu giúp khách hàng giảm thiểu những
rủi ro có thể phải gánh chịu khi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như những sai
hỏng về tính năng, những nguy hại đối với sức khoẻ, sự lừa gạt về mặt giá trị, những rủi do
về mặt xã hội và những phí tổn về mặt thời gian hao phí trong trường hợp sản phẩm không
đảm bảo. “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, doanh nghiệp có thể mất hàng năm để xây dựng
một danh tiếng tốt cho thương hiệu, nhưng chỉ cần một chút sơ sót trong dữ liệu, dẫn đến rất
nhiều các hệ lụy khác từ khâu sản xuất, đến kinh doanh, phân phối, hoạt động xã hội…
doanh nghiệp làm mất lòng tin ở khách hàng, tức là họ đã vứt bỏ uy tín thương hiệu của
mình.
Những lập luận trên cho thấy sự quan trọng của dữ liệu lên thương hiệu và dữ liệu tồi sẽ
nhanh chóng đánh mất niềm tin nơi người tiêu dùng và khiến họ không tin dùng sản phẩm
của doanh nghiệp doanh nghiệp.
8
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
3.2. Tác hại của thông tin kém chất lượng
Trong điều kiện cạnh tranh trên qui mô toàn cầu hiện nay, để tồn tại và phát triển, doanh
nghiệp phải sản xuất được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu dùng
của mình. Các yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một
sản phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và với khách hàng là doanh
nghiệp thì tiến độ và thời gian giao hàng còn quan trọng hơn nữa. Bất kỳ đối tượng khách

hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng
của họ. Trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng , các doanh nghiệp cần phải sản xuất ra
những mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ để đảm bảo lợi nhuận, đồng thời với giá cả
cạnh tranh. Trong bối cảnh như vậy, cách tốt nhất cho các doanh nghiệp để tồn tại và phát
triển là đảm bảo được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình
thông qua một môi trường sản xuất mà trong đó, từng cá nhân ở mọi cấp độ đều có ý thức
về chất lượng. Trong case study, tác giả đã chỉ ra những vấn đề nảy sinh khi chất lượng
thông tin trong một doanh nghiệp kém.
Để hiểu rõ những tác hại có thể gây ra do thông tin kém chất lượng. Nhóm sẽ khái quát
đôi nét về thông tin, như là nào là thông tin và các tiêu chí để đánh giá chất lượng thông tin.
Có rất nhiều định nghĩa về thông tin nhưng định nghĩa phổ biến là:
- Dữ liệu đã dược xử lý để có đầy đủ ý nghĩa.
- Dữ liệu được xử lí nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó.
- Dữ liệu đã được làm sáng tỏ hay được hiểu bởi người tiếp nhận.
Thông tin có những đặc điểm chính như sau:
- Thông tin là kết quả của việc chuyển hóa dữ liệu thông qua một quá trình được xác
định
- Thông tin bao gồm việc đặt dữ liệu vào một ngữ cảnh phù hợp
- Thông tin được tạo ra do nhu cầu về thông tin hoặc phục vụ cho mục đích nào đó
- Thông tin giúp giảm tính không chắc chắn, vì vậy giúp cải thiện hành vi ra quyết
định của nhà quản trị
9
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
- Thông tin mang nhiều tính cá nhân, tính mục tiêu (tuỳ thuộc vào yêu cầu và cách
thức xử lý), còn dữ liệu “trung tính” hơn, chủ yếu phản ánh thế giới khách quan.
Chất lượng thông tin được đánh giá thông qua các thuộc tính liên quan đến đặc điểm của
thông tin, các thuộc tính của thông tin được đưa ra để nhận biết được một thông tin có chất
lượng tốt hay không tốt. Các thuộc tính của thông tin là một nhóm các đặc điểm qua đó chất
lượng thông tin được đánh giá như: thời gian, tính nội dung, hình thức và các đặc điểm
khác. Trong case study, tác giả đã nêu ra những ví dụ về thông tin kém chất lượng như là:

- Thông tin liên quan đến việc đo đếm, mô tả sản phẩm sai. Đây là thông tin có nội
dung không chính xác.
- Khi khách hàng muốn biết về thông tin của một sản phẩm nào đó do doanh nghiệp
sản xuất mà không có sẵn, không tìm được. “Người tiêu dùng muốn biết nhiều hơn
nữa về các sản phẩm họ muốn mua: về nguồn gốc của sản phẩm, thành phần, nguyên
vật liệu, sản phẩm đã được vận chuyển như thế nào và thậm chí là tác động của sản
phẩm đến môi trường. Nhưng các thông tin này không được tìm thấy trong những hệ
thống quản lý chuỗi cung ứng của các công ty, hoặc tồi tệ hơn, đó là những thông tin
mà họ chỉ đơn giản là không có.” Ví dụ trên thể hiện thông tin đã vi phạm thuộc tính
về nội dung: tính đầy đủ, tính chính xác, tính phạm vi.
- Các thông tin về việc giao hàng hóa, sản phẩm như là loại sản phẩm, số lượng sản
phẩm, giá cả sản phẩm sai. Điều này làm cho thông tin trở nên kém chất lượng vì
không chính xác.
- Sản phẩm được mô tả hay đo đếm theo nhiều cách khác nhau, không đồng nhất theo
một thước đo chung để có thể chia sẻ với nhiều người, dẫn đến sự nhận thức sai về
sản phẩm.
- Sự khó khăn trong việc đảm bảo rẳng các bên có được đúng mức độ của thông tin
dẫn đến sự tranh cãi do nhận thức khác nhau, như mức độ chi tiết không chính xác,
gây tranh cãi về phạm vi, sự xúc tích và phù hợp. Trogn case study có đưa lên một ví
dụ thể hiện thông tin đã vi phạm thuộc tính đầy đủ, chính xác, bảo mật, đúng phạm
vi, phù hợp, đúng người nhận “mỗi tổ chức trong chuỗi cung ứng chỉ có thể nắm giữ
10
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
các dữ liệu chính xác ở phần riêng của họ trong quá trình sản xuất hoặc phân phối
nhưng không thể chia sẻ, kết hợp những thông tin đó với những phần khác của các
nhà cung ứng khác trong cùng quá trình .”
Vậy, thông tin kém chất lượng có thể dẫn đến những hệ lụy gì đối với doanh nghiệp, hậu
quả của việc sử dụng thông tin kém chất lượng như thế nào? Phần dưới đây sẽ phân tích rõ
những vấn đề anỷ sinh do thông tin kém chất lượng được nêu lên trong case study:
 Thông tin kém chất lượng sẽ dẫn đến sai sót trong thành phẩm: Thông tin trong

doanh nghiệp không phản ánh được một cách chính xác, rõ ràng… Trong case tudy
nêu lên một trường hợp là thông tin trong sản xuất sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn
đến sản phẩm của doanh nghiệp bị sai sót về kỷ thuật. Điều này không những gây
thiêt hại lớn về doanh nghiệp mà còn làm mất lòng tin của khách hàng đối với sản
phẩm, khiến doanh nghiệp mất 1 lượng lớn khách hàng, ảnh hưởng đến việc kinh
doanh cũng như sụt giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ví dụ như khi một khách hàng mua một sản phẩm là nhẫn ngọc trai bị sai sót kỷ
thuật đã đưa ra những lời phàn nàn như sau: tôi cực kì thất vọng về chất lượng về
món hàng mà tôi vừa mua. Nó gần như là không giống với sảng phẩm của Tanishq
mà tôi mua. Chi tiết món hàng như sau: PRODUCT CODE-510281FBALAAPL;
INVOICE No CRB/ CM 4325 dated 09 Aug 11; STORE ADD- Titan Industries
Limited, Crown Court 34, Cathedral Road, Chennai-600086; LOYALTY ID-
90007863164. Tôi mua chiếc nhẫn này vào ngày 11/8/09 và chỉ sau 1 ngày mua nó
thì nó đã hỏng. Tôi rất thích kiểu thiết kế này và tôi đã hỏi nhân viên bán hàng về
việc hạt ngọc trai được đính vào nhẫn như thế nào- nó được đính vào hay là được hàn
chặt vào vỏ nhẫn. Tôi được bảo rằng ngọc trai gắn với nhẫn thông wa mối hàn nhưng
cái chấu bằng vàng được xem là để giữ hạt trai đã bung ra. Điều này cho thấy nó chỉ
được nhét vào cái chấu vàng đó chứ ko phải được hàn như đã nói. Điều này là một
khuyết điểm thiết kế lớn mà đáng lẽ ra nó phải được thông báo ngay từ lúc mua hàng
nhưng nhân viên đã không cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng. Tôi
thật sự bàng hoàng về chất lượng tay nghề yếu kém. Tôi sống cách nơi mua hàng gần
100 cây số. Khi tôi gọi điện tới, thì được bảo đem nhẫn đến trong vòng 7 ngày.
Những lỗi sàn phẩm xảy ra bởi lỗi thiết kế hay có khuyết điểm trong tay nghề đã gây
11
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
nên những rắc rối cho tôi mà những lỗi đó ko phải do tôi. (trích từ TANISHQ
Complaints & Reviews - poor quality and wrong product informationon Aug 13,
2011)
Như vậy, một sai sót trong thông tin (nội dung không chính xác) đã khiến khách
hàng mất lòng tin đối với sản phẩm của doanh nghiệp, làm cho khách hàng tìm kiếm

và sử dụng sản phẩm của thương hiệu khác.
Trong case study cũng đưa ra một ví dụ cho thấy hậu quả của việc nội dung thông
tim kém chính xác là: nghiên cứu được thực hiện bởi công ty Bestby đã cho thấy
rằng nếu chiều cao của một sản phẩm chỉ sai một chút ít cỡ khoảng ½ inch thì lượng
sản phẩm hàng khách trả về tăng 3,4%.
 Thông tin không đầy đủ, khách hàng thiếu thông tin về sản phẩm hay doanh nghiệp
cũng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp: Theo phân tích trong case study, người mua
luôn muốn biết nhiều thông tin hơn về sản phẩm họ muốn mua nhưng người bán
không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc chính họ cũng không nắm thông tin đó,
khách hàng sẽ mất niềm tin và lựa chọn sản phẩm, điều này khiến doanh nghiệp mất
đi khách hàng, doanh số sản phẩm bán được thấp, giảm khả năng cạnh tranh trên thị
trường và tự đó làm sụt giảm lợi nhuận. Doanh nghiệp sử dụng thông tin kém chất
lượng trong việc sản xuất sản phẩm, sử dụng thông tin thiếu tính chính xác nên khi
sản phẩm bị lỗi, không thực hiện được chức năng vốn có, bị khiếm khuyết, hình dáng
và bề ngoài không đạt yêu cầu, không an toàn… gây ra sự cố, doanh nghiệp sẽ gặp
phải nhiều khó khăn trong việc xác định lỗi, sửa chữa lỗi hoặc quy trách nhiệm.
Điều này sẽ làm doanh nghiệp mất tính cạnh tranh trên thị trường, gặp phải nhiều
khó khăn khi không đáp ứng được yêu cầu thông tin của khách hàng. Bởi vì ngày
nay, chuỗi cung ứng ngày càng mở rộng, việc sử dụng các hợp đồng sản xuất ngày
càng tăng lại càng khiến cho các công ty phải nói lên một cách chắc chắn, những gì
có trong các sản phẩm của mình và công ty được yêu cầu phải lưu giữ thông tin về
sản phẩm của họ trong vòng ít nhất 6 tháng.
 Dữ liệu bị lỗi qua xử lý tạo ra thông tin kém chất lượng, dẫn đến sai sót trong quá
trình vận chuyển, giao hàng, quản lí giá cả của doanh nghiệp ví dụ như công ty vận
chuyển sai loại sản phẩm hay số lượng sản phẩm hoặc định giá sai. Điều này có thể
12
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
dẫn đến hệ lụy là tranh chấp cung ứng lẫn thu hồi sản phẩm, làm tốn thêm nhiều
khoản chi phí vô ích. Có thể thấy rõ hậu quả của việc nay qua phát biểu của Chủ tịch
và giám đốc của DataFlux, ông Tony Fisher: “Nếu dữ liệu từ hệ thống dữ liệu không

trùng khớp với chất lượng như mong đợi của dữ liệu đó, thì quá trình bốc dỡ sẽ gặp
khó khăn, dẫn đến công ty phải ngừng việc vận chuyển và làm lại từ đầu”, làm cho
việc bổ sung thông tin sau đó vượt quá thời gian biểu và ngân sách. (The Dangers of
Bad Data By Brian R. Hook,CRM Buyer). Một minh chứng khác cho thấy tác hại của
thông tin kém chất lượng trong case study là: “ông Larkin, chỉ ra một nghiên cứu
cho thấy rằng các nhà cung ứng cho các công ty bán lẻ tại Mỹ bị mất tương đương
2% doanh thu ròng cho việc tuân thủ các hình phạt. Thông thường, dữ liệu sai khiến
các công ty chuyền sai mặt hàng, sai số lượng hoặc tính sai giá. Chỉ việc giảm hình
phạt một nữa (1%) đối với 10% lợi nhuận trong kinh doanh đã làm tăng 5% trong
thu nhập thuần túy”.
 Thông tin kém chất lượng mà cụ thể là thông tin phân cấp, không nhất quán, thống
nhất và không thể chia sẻ đều, rộng khắp trong nội bộ chuỗi cung ứng, dẫn đến cạnh
tranh trong việc lấy thông tin, hoặc kết hợp không khớp nhau, gây mâu thuẫn, tranh
chấp. Thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp cung ứng và sản phẩm đã cho thấy
việc xử lý tranh chấp tiêu tốn rất nhiều tiền. Điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động
doanh nghiệp, làm sụt giảm lợi nhuận doanh nghiệp.
Bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp đều nhằm mục đích tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp. Để hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, tăng lợi nhuận, hướng đến mục tiêu này,
doanh nghiệp cần phải phải quản lí và sử dụng thông tin một cách tốt nhất, để có thể đảm
bảo rằng giá trị của các thông tin đó được xác lập và sử dụng tối đa để hỗ trợ cho các hoạt
động trong doanh nghiệp, mang lại lợi ích cao nhất.
3.3. Lý do khách hàng muốn biết nhiều thông tin hơn về sản phẩm
Hoạt động của doanh nghiêp luôn hướng đến khách hàng, làm thế nào để thõa mãn
một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Trong đó, nhu cầu của khách hàng về thông tin
là một trong những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, một vấn đề mà doanh
nghiệp phải quan tâm nhiều vì theo những phân tích ở trên, việc cung cấp thông tin kém
13
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
chất lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt nhu cầu
thông tin của khách hàng, doanh nghiệp cần biết rõ điều gì khiến khách hàng luôn muốn

biết nhiều hơn thông tin về sản phẩm ngày nay. Dưới đây là phần phân tích về những lý do
khách hàng muốn biết nhiều hơn thông tin về sản phẩm.
 Ngày nay, hành vi mua của người tiêu dùng ngày càng phức tạp. Người mua ngày
càng tinh tế và khôn ngoan hơn. Họ luôn đưa ra những yêu cầu cụ thể. Trong case
study có đưa ra một ví dụ là: khi muốn mua một cái tivi, khách hàng sẽ nói tôi
cần một tivi độ phân giải cao, màn hình phẳng với bộ điều chỉnh kỷ thuật số được
tích hợp thay vì nói tôi cần một cái tivi màu như trước đây. Nguyên nhân khiến
người tiêu dùng ngày càng có những đòi hỏi, yêu cầu nhiều và cụ thể hơn là vì
ngày nay hàng hóa trên thị trường rất đa dạng và phong phú về nhãn hiệu, thể
loại, tính năng…Khiến cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, hành vi mua
của họ cũng phức tạp hơn.
 Nhà cung ứng và sản phẩm ngày càng nhiều, người tiêu dùng phải đứng trước
nhiều sản phẩm có tính năng tương tự nhau, sự lựa chọn ngày nhiều hơn. Do đó
người mua phải phân tích, xem xét kỹ giữa các sản phẩm để giới hạn phạm vi lựa
chọn và mua đưa sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ tốt nhất. Hơn nữa, Khi biết
rõ thông tin về sản phẩm như các tính năng, đặc điểm, các lưu ý khi sử dụng,
khách hàng có thể thuận tiện,an toàn hơn trong sử dụng hay tăng thêm tuổi thọ
cho các sản phẩm.
 Khi khách hàng được cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm, họ cảm thấy an
tâm hơn khi mua và sử dụng hàng hoa đó. Mặt khác, hiện nay thị trường tràn lan
nhiều loại sản phẩm, có nhiều sản phẩm chất lượng kém và không an toàn, nhiều
sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả buộc người tiêu dùng phải xem
xét kỷ lưỡng hơn về thông tin sản phẩm để giãm thiểu rủi ro khi mua hàng. Ví dụ:
Những phát hiện về Melamine trong sữa, 3-MCPD gây ung thư trong nước tương,
chất tạo đục DEHP và gần đây nhất là chất nguy hại mang tên màu thực phẩm
E102…. đã làm niềm tin của họ đối với hàng trong nước đã bị sụt giảm. Họ trở
nên hoang mang, lo lắng và ngày càng thận trọng hơn khi lựa chọn sản phẩm,
luôn cảnh giác với những thông tin mà nhà sản xuất đưa ra.
14
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2

 Thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc kinh doanh qua mạng trở nên phổ
biến hơn, khách hàng có thể đặt mua những sản phẩm qua mạng internet, TV,
điện thoại… Do không tiếp cận trực tiếp được sản phẩm (nhìn, sờ, nắm, thử…)
nên khách hàng muốn tìm hiểu rõ hơn về thông tin sản phẩm giúp họ có được lựa
chọn tương đối phù hợp nhất trong việc mua hàng. Bên cạnh đó, Internet đã tác
động mạnh đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng: Thông quan internet,
người mua có thể trao đổi, có những thông tin nhiều chiều hơn về sản phẩm, làm
cho sự lựa chọn của họ khôn ngoan hơn, phức tạp và tinh tế hơn. Internet làm
tăng sự lựa chọn cho người mua. Cách đây vài thập kỷ, người tiêu dùng chỉ có thể
mua hàng trong vòng vài dặm gần nhà. Ngày nay, thông qua internet, người ta có
thể mua hàng gần như là ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Internet cũng ảnh hưởng
đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng rằng họ có thiện cảm nhiều hơn đối
với những sản phẩm được kèm theo những thông tin tốt (ví dụ như ngắn gọn, chi
tiết, hoàn hảo và có liên quan ). Khi họ mua hàng qua mạng, nếu thông tin của
sản phẩm bị thiếu hay khó tìm, Họ sẽ dễ dàng bỏ qua sản phẩm đó và tìm kiếm
những sự lựa chọn khác.
4. Các giải pháp
Trong phần tóm tắt case study, chúng ta có thể thấy rõ những khó khăn, trở ngại mà
doanh nghiệp gặp phải trong việc nâng cao hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng . Đó là:
- Những trở ngại trong việc cải thiện chất lượng thông tin: làm thế naò để thông tin có
thể chia sẻ dễ dàng, đồng nhất trong nội bộ; các bên trong chuỗi cung ứng có đầy đủ
thông tin trong hoạt động của mình… và đảm bảo rằng thông tin đó làm tăng giá trị
cho các quyết định được thực hiện.
- Việc xây dựng hệ thống phần mềm dữ liệu để lưu trữ và trao đổi dữ liệu tạo nên gánh
nặng về tài chính và kỷ thuật cho dooanh nghiệp.
Để giải quyết những vấn đề trên, nhóm đưa ra một số giải pháp như sau:
− Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh
nghiệp trao đổi thông tin hiệu quả với các đối tác và khách hàng. Ví dụ: để đáp ứng
yêu cầu về thông tin sản phẩm ngày càng tăng của khách hàng doanh nghiệp có thể
áp dụng hệ thống Mobile Marketing: cung cấp thông tin quảng cáo về sản phấm của

doanh nghiệp thông qua điện thoại di động. Bên cạnh đó, có thể mở các trung tâm
15
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
khách hàng qua điện thoại (contact center): giải đáp thắc mắc và tiếp thu ý kiến của
khách hàng về sản phẩm.
− Cải thiện chất lượng thông tin: để thông tin đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao
thì trước khi thông tin được đưa vào sử dụng cần có sự kiểm chứng, tránh tình trạng
thông tin bị phóng đại, méo mó, sai lệch. Do đó cần cẩn trọng trong tất cả các giai
đoạn, từ chất lượng dữ liệu đưa vào đến khâu xử lý, kiểm tra, phân tích và lưu trữ dữ
liệu ở bộ phận kĩ thuật, sản xuất. Thông tin được đưa ra phải an toàn, chính xác, kèm
theo những thông số về sai số trong giới hạn chấp nhận được. Sau đó, kiểm định chất
lượng của từng thông tin được đưa ra, phân loại thông tin để dễ dàng kiểm soát thông
tin, xem thông tin đó quan trọng mức độ nào, bộ phận, cá nhân nào được phép, và
không được phép biết. Điều này cần người quản lý thông tin phải làm việc một cách
khoa học, công bằng, tinh tế trong việc đánh giá thông tin và giữa từng bộ phận của
chuỗi cung ứng phải có sự kết hợp nhịp nhàng với nhau.
− Xây dựng hệ thống thông tin hoàn hảo: sự hoàn hảo của hệ thống công nghệ thông
tin sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chuỗi cung ứng thông qua việc đảm bảo dòng chảy thông
tin thông suốt, kịp thời điều này dẫn đến các quyết định trong chuỗi cung ứng sẽ
chính xác hơn. Cho dù có sử dụng hình thức nền tảng hay phần mềm công nghệ
thông tin nào đi nữa, chuỗi cung ứng cũng nên nắm bắt và chia sẻ thông tin trong
toàn bộ phòng chức năng và bộ phận trong tổ chức trong những thời gian hữu dụng.
Điều này bao gồm việc chuyển tin về vị trí của phương tiện vận chuyển thông qua hệ
thống định vị toàn cầu, chuyển các yêu cầu về nguyên liệu thông qua hệ thống trao
đổi dữ liệu điện tử trên nền web, hay nắm bắt thông tin về nhu cầu và bổ sung bằng
việc sử dụng công nghệ mã vạch, các thẻ nhận dạng bằng sóng Radio (RFID) cũng
trở nên hữu dụng khi nắm bắt thông tin về dòng chảy nguyên liệu và sản phẩm.
− Tích hợp thông tin trong chuỗi cung ứng: Kiểm soát hiệu quả chuỗi cung ứng đòi hỏi
phải có một hệ thống thông tin đồng bộ thông suốt giữa các bộ phận trong chuỗi. Ở
đó cơ sở dữ liệu phải được đồng bộ hóa từ mua hàng, sản xuất đến logistics, phân

phối. Nhà bán lẻ và nhà sản xuất phải có những thỏa thuận và phối hợp nhất định.
Thông tin cung cấp cho khách hàng cần được quy định theo khuông mẫu, được kiểm
duyệt dưới sự đồng ý của 2 bên, bán hàng và sản xuất.Các dữ liệu cơ bản bao gồm dự
báo nhu cầu và đơn hàng, tình trạng tồn kho ở tất cả các điểm trong chuỗi, kế hoạch
sản xuất, tình trạng ùn tắc trong chuỗi, kế hoạch giao hàng của nhà cung cấp. Doanh
nghiệp cũng cần lưu tâm khi khách hàng đặt hàng xong thì khi nào đơn hàng sẽ đến,
16
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
và khi nhận hàng, liệu họ có phàn nàn gì về tình trạng giao hàng. Bên cạnh đó doanh
nghiệp phải luôn xem trọng việc giao hàng đúng hạn, việc cung cấp thông tin chính
xác, đúng lúc đến khách hàng, đảm bảo cho dữ liệu giao hàng được chính xác.Từng
sản phẩm được bán ra phải có một số lượng nhất định dữ liệu, thông tin đi kèm được
lưu trữ ở từng bộ phận sản xuất, bán hàng, theo từng giai đoạn cấu thành, đóng gói,
phân phối sản phẩm. Mỗi sản phẩm đều có những con số riêng, tất cả thông tin được
mã hóa thành thông tin số, lưu trữ trong hệ thống để dễ dàng xác định lỗi, và quy
trách nhiệm.
Kết luận: Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, cạnh tranh trên thị trường
ngày càng khốc liệt, hành vi mua của người tiêu dùng cũng ngày càng phức tạp hơn. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, và thành công trong môi trường như hiện nay, việc
quản trị hệ thống thông tin là vô cùng quan trọng. Việc phân tích bài study đã thể hiện rõ nét
điều đó, cho thấy tầm quan trọng của thông tin của doanh nghiệp.
17
IT003_111_T19 – Nhóm2 – Case study 1.2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, Hệ thống thông tin quản trị, 2010
[2] Nguyễn Công Bình, Quản lý chuỗi cung ứng
[3] Hòa Nghị, Hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng, được lấy về ngày 10/11/2011, từ
/>%E1%BB%97i-cung-%E1%BB%A9ng
[4] Trọng Nghiệp, Toyota sẽ triệu hồi xe Inova bị lỗi, được lấy về ngày 12/11/2011, từ

/>[5] Trường đại học kinh tế Đà Nẵng, Giáo trình Supply chain management.
Tiếng Anh
[1] Paul Bocij-Andrew Greasley-Simon Hickie (2008), Business information
systems ,England.
[2] Sap solutions for small business and midsize companies
18

×