Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị Dịch vụ làm thủ tục lên máy bay bằng điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.49 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
DANH M C VI T T TỤ Ế Ắ 3
L I M UỜ Ở ĐẦ 4
2.Gi i thi u chungớ ệ 7
2.1.Khái ni mệ 7
2.3.Quy trình Mobile check-in 9
3.Phân tích d ch vị ụ 12
3.1. Nh ng thu n l i và khó kh n khi s d ng d ch vữ ậ ợ ă ử ụ ị ụ 12
3.1.1. Thu n l iậ ợ 12
3.1.2. Khó kh nă 12
3.2.Phân tích nh ng l i th c nh tranh c a d ch vữ ợ ế ạ ủ ị ụ 13
3.3.Nh ng rào c n trong vi c ph bi n d ch vữ ả ệ ổ ế ị ụ 14
4.Gi i phápả 15
2
DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐTDĐ Điện thoại di động
GPRS Công nghệ chuyển mạch gói
(General Packet Radio Service)
IATA Hiệp hội Hàng Không Quốc tế
(International Air Transport
association)
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhìn nhận được tầm quan trọng
ngày càng rõ nét của Hệ thống thông tin trong kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở
những hệ thống thông tin hỗ trợ cho cấp tác nghiệp, ngày nay hệ thống thông tin
trong kinh doanh càng lúc càng đi sâu và phát triển mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cho cả
việc ra quyết định và điều hành doanh nghiệp của cấp chiến thuật và chiến lược.
Với việc công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng
rãi như hiện nay, việc các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều những hệ thống
để hỗ trợ cho công việc của mình là một điều tất yếu và cần thiết. Ngày nay, việc


sử dụng hệ thống thông tin trong kinh doanh đã trở nên phổ biến ở rất nhiều các
tập đoàn, doanh nghiệp trên toàn thế giới. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế
hiện nay đòi hỏi chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc ứng dụng các hệ
thống thông tin trong kinh doanh để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các
doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên việc ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào
trong kinh doanh không phải là điều đơn giản, dễ làm. Nó đòi hỏi các nhà quản lý,
các nhân sự trong công ty phải được đào tạo một cách bài bản để hiểu và sử dụng
hệ thống một cách hiệu quả, đem lai lợi ích kinh tế cao nhất. Nếu ứng dụng thành
công hệ thống thông tin trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được
hiêu quả kinh tế và tăng được ưu thế cạnh tranh so với đối thủ. Tuy nhiên, nếu sử
dụng một cách tùy tiện, không hợp lý, nó sẽ làm gia tăng đáng kể chi phí của
doanh nghiệp mà lợi ích đem lại không cao, từ đó dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Vì vây, việc hiểu và ứng dụng hệ thống thông tin trong kinh doanh một
cách hợp lý là điều hết sức cần thiết trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Đó là lý
do nhóm 4 chúng tôi tìm hiểu về đề tài này. Đề tài mang tên: “Dịch vụ làm thủ
tục lên máy bay bằng điện thoại di động” với mục đích mang tới cái nhìn tổng
quan nhất về một loại dịch vụ mới ứng dụng công nghệ thông tin rất hiệu quả và
đầy tiềm năng. Trong quá trình làm đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế,
mong thầy và các bạn có những góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
4
1. Tóm tắt case study 2.2
DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC LÊN MÁY BAY
BẰNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Mặc dù ĐTDĐ đã trở nên phổ biến và có vị thế nhất định trong đời sống
nhưng một số ứng dụng tiềm năng vẫn chưa được khai thác triệt để, chẳng hạn như
việc dùng ĐTDĐ để làm thủ tục lên máy bay tại các sân bay (Mobile Check-in).
Theo IATA cho biết: chỉ có 2% số người được hỏi đã làm thủ tục lên máy bay

thông qua một tin nhắn SMS (tin nhắn văn bản) bằng ĐTDĐ của họ. Nhưng con
số đó chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lên khi có thêm nhiều hãng hàng không giới thiệu
dịch vụ này.
Tại Canada, trong thời gian từ 1-24 giờ trước khi khởi hành, hành khách có
thể cập nhật những thông tin cần thiết liên quan đến chuyến bay của mình thông
qua ĐTDĐ. Sau đó in ra thẻ lên máy bay từ một quầy tự phục vụ tại sân
bay. Hãng hàng không Canada sẽ cung cấp mã vạch 2D trực tiếp đến thiết bị di
động của hành khách làm thủ tục bay nội địa. Các hành khách tham gia sẽ quét thẻ
của họ tại hệ thống an ninh của sân bay và đi qua cổng.
Theo Finnair ở Phần Lan, trung bình khoảng 75% hành khách nhận được
tin nhắn thì tiếp tục với việc làm thủ tục lên máy bay bằng tin nhắn sms. Hệ thống
này đã trở thành kênh dịch vụ tự phục vụ thứ ba, cùng với internet và quầy làm thủ
tục lên máy bay. Ngày nay, cả ba kênh này đều phổ biến như nhau, điều này chỉ
giảm đi khi có ít đi những chuyến đi công tác.
Hệ thống “Touch and Go” của Nhật Bản được giới thiệu vào tháng 2 năm
2005 để phục vụ trên các tuyến bay trong nước. Hệ thống cho phép chủ thẻ IC
(mạch tích hợp) lên máy bay mà không cần vé hoặc thẻ lên máy bay. Từ ba ngày
trước khi khởi hành và đến một giờ trước khi bay, hành khách có thể đặt hoặc thay
đổi chỗ ngồi và kiểm tra thông tin thông qua máy tính hoặc ĐTDĐ. Tất cả các dữ
liệu có liên quan đến việc đặt vé được lưu giữ một cách tự động trên thẻ IC. Tiếp
sau đó, thẻ IC có thể được quét tại các máy ở trước các điểm kiểm tra an ninh sân
bay và tại cửa lên máy bay.
Tại hãng hàng không đối thủ ANA: Nếu điện thoại có một con chip RF (tần
số vô tuyến), nó có thể được sử dụng để nhận một thẻ lên máy bay từ một buồng
tự phục vụ tại sân bay. Ngoài ra còn có tiện ích khác: Skip, cho phép các hành
khách đã trả tiền vé và đặt chỗ ngồi của mình bằng cách sử dụng máy tính, ĐTDĐ
hoặc tại một đại lý của công ty du lịch mà không cần kiểm tra. Một phần con chip
RF này cho phép ĐTDĐ, thẻ tín dụng, ANA Mileage Club hoặc mã vạch 2D kết
hợp với một cảm biến an ninh để in biên nhận cho các hành khách. Sau đó thẻ lên
5

máy bay được in ra để xác nhận lần cuối cùng số chỗ ngồi. Dich vụ skip nhận
được sự sử dụng của 10.000 - 15.000 hành khách một ngày.
Các hãng hàng không tư nhân đã dẫn đầu trong sự phát triển và thúc đẩy
một tiêu chuẩn công nghiệp mà có thể giúp mở rộng dịch vụ Mobile Check-in,
IATA cho rằng đây là một hoạt động lớn đối với việc đánh mã thẻ lên máy bay
(BCBP) trong năm nay - hiện tại Bắc Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều có
một mã vạch 2D ưa thích sử dụng trên ĐTDĐ để bán vé và các ứng dụng khác .
Điều này thách thức một tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu.
Bên cạnh đó, việc mở rộng dịch vụ Mobile Check-in cũng có một vài trở
ngại. Hãng hàng không Finnair cho biết : “Thách thức lớn nhất là yêu cầu các nhà
quản lí sân bay về vấn đề thẻ lên máy bay bằng giấy tại các điểm dịch vụ sân
bay. Ở Phần Lan, các nhà chức trách sân bay và hải quan chấp nhận xác nhận tin
nhắn văn bản của chúng tôi là bằng chứng của việc lên máy bay. Tuy nhiên tại hầu
hết các sân bay trên thế giới, việc đó không được chấp nhận.”
Trong khi đó, hãng hàng không Canada đã làm việc với chính quyền
Canada ở Montreal đề nghị thí điểm dịch vụ "vé máy bay điện tử". Việc đàm phán
với cơ quan có thẩm quyền về việc bắt đầu thí điểm trên cơ sở giới hạn vào tháng
Sáu đã thành công. Việc tiếp tục triển khai thực hiện dịch vụ này sẽ tùy thuộc vào
kết quả của cuộc thử nghiệm và làm việc với chính quyền.
Finnair cũng lưu ý những điều kiện khác. Thứ nhất, các thiết bị di động
phải có các tính năng mặc định cần thiết, cài đặt phần mềm mà không quan tâm
nhiều đến nhu cầu hành khách. Thứ hai, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS)
đưa ra một cách thức để cung cấp một mã vạch 2D cho hành khách nhưng các nhà
khai thác di động cần phải hỗ trợ để điện thoại có thể đọc được. Vấn đề ở chỗ là
do chính sách giá của họ. Cũng theo như hãng hàng không, vấn đề chuyển vùng
giá cả có thể là một cái giá cắt cổ thực sự.
(Andrew Baxter, FT.com, công bố ngày 14 tháng năm 2007).
Câu hỏi:
1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng dịch vụ Mobile Check-in là gì ?
2. Để trở thành một trong số những hãng hàng không đầu tiên áp dụng công nghệ

như dịch vụ Mobile Check-in thì cần tạo những lợi thế cạnh tranh như thế nào?
Hãy tham khảo các khái niệm BIS và chiến lược tạo lợi thế.
3. Những rào cản trong việc áp dụng phổ biến dịch vụ Mobile Check-in ?
6
2. Giới thiệu chung
2.1. Khái niệm
Chắc hẳn hành khách sẽ rất chán nản khi phải xếp hàng dài chờ đợi làm các
thủ tục kiểm tra tại sân bay vào những đợt cao điểm. Thủ tục này đã được rút ngắn
khi một số quốc gia phát triển áp dụng dịch vụ làm thủ tục lên máy bay bằng
ĐTDĐ tại các sân bay (mobile check – in).
Từ giữa những năm 2000, mobile check – in được thực hiện bằng cách sử
dụng điện thoại di động của hành khách. Một điện thoại thông minh với GPRS
hoặc 3G có khả năng truy cập trang web trên trình duyệt của ĐTDĐ hoặc bằng
cách tải về một ứng dụng chuyên dụng. Dịch vụ này sử dụng công nghệ GPRS
truyền gói dữ liệu bằng tín hiệu radio. Đây là một hệ thống tốc độ cao dành riêng
cho việc gửi thông tin tới ĐTDĐ. Quá trình này tương tự như điều mà người ta
mong chờ khi kiểm tra bằng cách sử dụng một máy tính cá nhân.
Mobile check – in là quá trình theo đó hành khách có thể đặt vé máy bay,
đổi vé, đặt chỗ ngồi, kiểm tra giờ bay, thông tin hành lý và xác nhận vé từ bất kỳ
vị trí hay tại bất kỳ thời gian nào khi sử dụng ĐTDĐ hoặc các thiết bị cầm tay di
động khác, nó giảm chi phí sản xuất và phân phối kết nối với các kênh bán vé giấy
truyền thống và tăng sự tiện lợi của hành khách bằng cách cung cấp những cách
thức mới và đơn giản để mua vé.
[2]
Một số hãng hàng không sẽ gửi một thẻ lên máy bay cho thiết bị di động
của một hành khách có thể được quét tại sân bay trong quá trình kiểm tra an ninh
và lên máy bay. Tuy nhiên những hãng khác có thể gửi một xác nhận điện tử với
một mã vạch có thể được trình bày để các nhân viên kiểm tra hoặc quét tại các ki-
ốt để tiếp tục kiểm tra.
2.2. Một số quốc gia áp dụng dịch vụ Mobile check – in

 Ở Anh
Từ ngày 19/ 7/ 2006, hành khách của BA sẽ có thể tải một ứng dụng cho
phép họ truy cập thông tin về chuyến bay và xem giờ check in. Theo thông báo
của BA, ứng dụng này sẽ cho phép các thành viên “Câu lạc bộ quản trị” của BA
download thẻ lên máy bay của chính mình vào chiếc smartphone và sau đó được
quét khi kiểm tra. Ứng dụng trên ban đầu sẽ dùng cho các chuyến bay từ
Edinburgh, Scotland tới Heathrow nhưng kế hoạch hiện được mở rộng đến toàn
tuyến bay nội địa đến cuối tháng 8/2006 trước khi chuyển sang sử dụng cho các
chuyến bay đường dài. Ứng dụng này có thể dùng được trên iPhone trong phạm vi
7
lãnh thổ nước Anh. Tiến tới, BA sẽ phát triển ứng dụng trên nền Blackberry và hệ
điều hành Android.
[3]
 Ở Hy Lạp
Olympic Air cung cấp cho hành khách tùy chọn để đặt vé bằng cách sử
dụng bất kỳ thiết bị di động, miễn là nó được kết nối với internet, hành khách có
thể kiểm tra một cách dễ dàng và nhanh chóng trong thời gian nghỉ họp, tại khách
sạn của hành khách hoặc thậm chí trên đường đến sân bay. Chọn chỗ ngồi mà
hành khách thích, nhận được thẻ lên máy bay của hành khách thông qua tin nhắn
SMS hoặc email, đi trực tiếp vào cửa lên máy bay và tận hưởng cuộc hành trình
với một trong những đội tàu trẻ nhất ở châu Âu. Thẻ lên máy bay di động sẽ được
kiểm tra tại các điểm an ninh cũng như khi hành khách lên máy bay (Các dịch vụ
hiện chỉ có sẵn cho các chuyến khởi hành từ sân bay quốc tế Athens). Cuối cùng,
bằng cách sử dụng công nghệ mã vạch 2D, hành khách có thể lưu trữ liên kết đến
thẻ lên máy bay trong hộp thư đến (SMS) hoặc email, cũng như tất cả các chuyến
bay thông tin có liên quan mà họ sẽ không còn cần phải sử dụng một máy in.
[4]
 Ở Pháp
Air France đã đưa ra một kiểm tra ĐTDĐ sử dụng dịch vụ tin nhắn SMS để
xác nhận. Ban đầu, dịch vụ sẽ có sẵn trên các chuyến khởi hành từ gần như tất cả

các Pháp thành phố và các sân bay châu Âu, trên các chuyến bay Air France ngắn
và trung bình. Nó được mở rộng đến toàn bộ mạng vào cuối năm nay. Hành
khách có thể kiểm tra và lựa chọn chỗ ngồi (cửa sổ hoặc lối đi) từ 30 giờ và 30
phút trước khi mới nhất kiểm tra trong thời gian. Khi họ đã kiểm tra, hành khách
có thể yêu cầu xác nhận qua tin nhắn SMS. Khi hành khách đến tại sân bay, họ chỉ
cần in thẻ lên máy bay tại một quầy tự phục vụ. Để hưởng lợi từ dịch vụ này, hành
khách phải có truy cập internet trên ĐTDĐ của ho. Air France dự định thử nghiệm
một dịch vụ mới với một số hành khách bằng cách gửi một tin nhắn SMS ngày
trước khi khởi hành để nhắc nhở họ rằng họ có thể kiểm tra trên ĐTDĐ của họ.
Air France tin rằng dịch vụ này là đặc biệt hấp dẫn cho hành khách doanh nghiệp
đi du lịch bận rộn trên các tuyến đường ngắn và trung bình.
[5]
 Ở Mỹ
American Airlines cho phép hành khách sử dụng ĐTDĐ để lên máy bay tại
phi trường LosAngeles lnternational và John Wayne-Orange County. Còn
Continental cung cấp dịch vụ tương tụ tại phi trường Bush lntercontinental,
LaGuardia lnternational, Newark Liberty lnternational, Ronald Reagan
8
Washington National, Cleveland Hopkins lnternational, San Antonio lnternational,
Logan lnternational.
Trong khi đó Delta cũng thử nghiệm dịch vụ này tại phi trường LaGuadia
lnternational Airport, New York. Tổng cộng có hơn 13 hãng hàng không trên thế
giới đang sử dụng hoặc thử nghiệm dịch vụ lên máy bay bằng điện thoại di động
này.
"Chúng tôi xem đây là một sáng kiến phục vụ cho khách hàng", phát ngôn
viên hãng hàng không Continental Airlines, May Clark, nhận xét “Khách hàng
từng nói với chúng tôi rằng họ thích các dịch vụ tự phục vụ và đây chỉ là một
trong số những lựa chọn mà chúng tôi cung cấp, cho phép họ có thể sử dụng công
nghệ để tiết kiệm thời gian và đôi khi là cả tiền bạc”.
[6]

2.3. Quy trình Mobile check-in
Bước 1: Đăng nhập vào trang web dịch vụ của hãng hàng không mà hành
khách muốn đi. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng cho phép người dùng
kiểm tra trạng thái chuyến bay. Để làm được điều này, hành khách vẫn phải
download một ứng dụng dành riêng, chẳng hạn như Flight Status cho iphone (5
USD) hoặc WorldMate Live Gold cho Blackberry (100 USD) để xem thông tin về
các chuyến bay.
Bước 2: Kiểm tra trạng thái chuyến bay, điền đầy đủ thông tin cá nhân cần
thiết cho chuyến bay.
Bước 3: Làm theo hướng dẫn trên màn hình ĐTDĐ về cách chọn ghế ngồi,
các dịch vụ cần thiết.
Bước 4: Nhận mã vạch về ĐTDĐ
Bước 5: Khi tới sân bay, các thiết bị tại đây sẽ đọc mã vạch trên điện thoại từ
cổng kiểm tra an ninh và tại cửa lên máy bay. Nếu vì một lý do nào đó mà hệ
thống trục trặc, các nhân viên ở sân bay sẽ in thẻ tên máy bay cho hành khách.
[6]
Trên đây là quy trình chung về dịch vụ Mobile check-in, trên thực tế, mỗi
một hãng hàng không lại chọn cho mình những hình thức thực hiện khác nhau.
 Tại Nhật: ĐTDĐ có thể được sử dụng như một phần của hệ thống “Touch
and Go” nhằm phát triển cho lộ trình nội địa và được giới thiệu vào tháng 2-2005.
Hệ thống này cho phép chủ thẻ tín dụng đăng kí bay nội địa mà không cần mua vé
thông qua những vi mạch của thẻ (IC). Tất cả những dữ liệu thích hợp cho việc
đăng kí sẽ được ghi chép tự động trên vi mạch của thẻ, sau đó thẻ có thể chạm
hoặc quét qua một máy trước các điểm kiểm tra an ninh và tại cổng lên máy bay.
9
 Hãng ANA còn giới thiệu 1 tính năng nổi bật được biết đến như là Skip,
cho phép những hành khách đã trả tiền vé và đăng kí chỗ ngồi thông qua sử dụng
máy tính, điện thoại của họ hoặc tại đại lí bỏ qua thủ tục đăng kí. Chỉ cần chạm
chip RF của họ - có thể là điện thoai di động, thẻ tín dụng, ANA Mileage Club
hoặc là mã vạch 2D đến cảm biến tại chốt an ninh, in ra biên nhận cho hành khách

lên máy bay và sau đó vé máy bay được in ra xác nhận số ghế lần cuối. Một ngày
có khoảng 10,000 đến 15,000 người sử dụng Skip.
Có thể tóm tắt quá trình trên thông qua sơ đồ sau:
10
11
Client
Internet
Check-in
Mobile
Check-in
Kiosk
Check-in
Skip
Check-in
MMS
Check-in
IC
(intergrated
circuit )
RF ( radio
frequency ) 2D barcoded
Airport
security
Boarding
gate
3. Phân tích dịch vụ
3.1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng dịch vụ
3.1.1. Thuận lợi
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc đặt vé máy bay ngày càng
thuận tiện hơn đối với hành khách. Với một chiếc ĐTDĐ đã tích hợp sẵn chức

năng Check-in, hành khách có thể thực hiện công việc đặt vé của mình một cách
dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi.
Mobile check-in cho phép hành khách chọn chỗ ngồi mà mình thích thông
qua một bản đồ có sẵn, thực hiện việc đặt vé và xác nhận đặt vé bằng tin nhắn.
Trong khoảng thời gian từ 1-24 giờ trước chuyến bay, hành khách có thể cập nhật
thông tin cá nhân hoặc thay đổi chuyến bay, giờ bay, vị trí chỗ ngồi. Đây là một
điều kiện rất thuận lợi đối với hành khách. Thay vì phải ra trực tiếp sân bay để làm
thủ tục thì họ có thể làm công việc này ngay tại nhà mình hoặc bất cứ nơi đâu một
cách nhanh chóng.
Một trong những lợi thế lớn nhất của Mobile chech-in là chuyển thẻ lên
máy bay từ giấy sang thẻ điện tử. Với việc sử dụng công nghệ mã vạch 2D, hành
khách có thể lên máy bay mà không cần vé. Điều này làm giảm bớt các thủ tục khi
lên máy bay[1].
Việc cắt giảm bớt thủ tục khi đi máy bay thông qua dịch vụ Mobile check-
in, hành khách cảm thấy việc đi lại của họ bằng máy bay thật dễ dàng. Hơn thế
nữa thông tin về chuyến bay liên tục được cập nhật cho hành khách. Điều này làm
giảm tình trạng hành khách ngồi chờ lên máy bay vì một lý do nào đó mà chuyến
bay đó bị trễ giờ.
Ngoài ra, các hãng hàng không còn có thể kiểm soát được số lượng số
lượng hành khách thân quen của hãng. Từ đó đưa ra được những chính sách và
chiến lược đối với hành khách.[2]
3.1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi mà Mobile check-in mang lại, những khó khăn mà
hành khách và các hãng hàng không phải đối mặt cũng không nhỏ khi đưa Mobile
check-in vào sử dụng.
Thứ nhất, để sử dụng được dịch vụ thì ĐTDĐ của hành khách phải có
những tính năng mặc định cần thiết, cài đặt các phần mềm dành riêng cho từng
nhà cung cấp (các hãng hàng không). Điều này làm cho hành khách cảm thấy khó
khăn khi muốn đi máy bay của nhiều hãng hàng không khác nhau.
12

Thứ hai, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS) đưa ra một cách thức để
cung cấp một mã vạch 2D cho hành khách nhưng các nhà khai thác di động cần
phải hỗ trợ để điện thoại để có thể đọc được nó. Bên cạnh đó vấn đề về giá cả khi
hành khách chuyển vùng điện thoại là một cái giá thực sự cắt cổ.
Thứ ba là dịch vụ Mobile check-in hiện nay chỉ cho phép hành khách thực
hiện đăng kí chuyến bay trong nước. Điều này là một hạn chế rất lớn của dịch vụ
này.
Thứ tư, thách thức đặt ra không nhỏ đối với các nhà quản lí về việc thẻ lên
máy bay. Ở một vài nước việc xác nhận thẻ lên máy bay được chấp nhận bằng
điện thoại nhưng phần lớn các nước trên thế giới thì điều này là không thể. [3]
Thứ năm, dịch cụ này mới chỉ đáp ứng được cho những khách hàng thông
thường, không có yêu cầu gì đặc biệt. Vì vậy, những người khuyết tật, những
người có nhu cầu đặc biệt thì không được sử dụng dịch vụ này.
3.2. Phân tích những lợi thế cạnh tranh của dịch vụ
Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp phải
tìm cách đạt được lợi thế chiến lược (lợi thế cạnh tranh) hơn so với đối thủ cạnh
tranh của họ. Theo BIS thì dịch vụ này đã đạt được một số thành công nhất định
trong việc tạo lợi thế cạnh tranh thông qua 3 chiến lược: cạnh tranh về giá, sự khác
biệt về sản phẩm và cải tiến, đổi mới.
 Chiến lược cạnh tranh về giá - Hiệu quả tiết kiêm chi phí: điều này vô cùng
có ích đối với hoạt động kinh doanh, tiết kiệm cho cả nhà cung cấp dịch vụ và cho
cả hành khách. Cứ mỗi một vé điện tử sẽ tiết kiệm được khoản 9USD so với vé
giấy vì đã giảm thiểu được khâu in ấn, vận chuyển, phân phối, xử lí chứng từ,
Đối với các đại lí, việc áp dụng vé điện tử sẽ giúp họ giảm được chi phí giao nhận,
bảo trì hệ thống in vé, tiết kiệm thời gian trong việc xử lí chứng từ, báo cáo, giảm
thiểu các khoản trả trước cho vé trắng chưa có hành trình. Cả hệ thống cắt giảm
bớt nguồn nhân lực. Vì thế điều tất yếu đem lại sự giảm bớt giá cả cho hành
khách.
 Chiến lược sự khác biệt về sản phẩm: đối với một doanh nghiệp để đạt
được thành công trong lĩnh vực mà mình theo đuổi, việc tiên phong trong việc

ứng dụng công nghệ vào kinh doanh là một lợi thế vô cùng to lớn, góp phần đưa
doanh nghiệp tiến xa hơn trong việc tạo sự khác biệt với các đối thủ của mình.
Mobile check-in là một sản phẩm độc đáo, hoàn toàn mới mẻ góp phần tạo hiệu
ứng khởi đầu, thu hút rất tốt sự chú ý của khách hàng, những người đang có nhu
cầu và sẽ có nhu cầu sử dụng những tiện ích mà dịch vụ đem lại nhưng chính bản
13
thân hiệu quả là từ quá trình vận hành đem lại sự thành công lâu dài cho ứng dụng
mobile check-in.
 Chiến lược cải tiến, đổi mới: tạo sự linh hoạt trong lựa chọn của khách
hàng và linh hoạt trong quản lý của hãng hàng không. Việc xác nhận và lựa chọn
các dịch vụ có thể được cập nhật một cách nhanh chóng. Thống kê, xác nhận, cập
nhật thông tin nhanh chóng, tạo sự linh hoạt trong quản lí của hãng hàng không.
Ngoài ra sau khi check-in hành khách hoàn toàn có thể thay đổi các dịch vụ như
thay đổi chỗ ngồi, thức ăn đã đặt trước,… mà không cần sợ sự phiền hà rắc rối.
Tiết kiệm thời gian, giảm phiền toái khi xảy ra sự cố như mất vé, quên vé
hay thời gian chờ đợi tại các quầy thủ tục ở sân bay. Hơn nữa, hành khách hoàn
toàn có thể đặt vé, yêu cầu các tiện ích khi bay mà không cần đến trực tiếp tại các
đại lí hay ngồi trước bàn máy vi tính mà bất kể khi nào, chỉ với chiếc điện thoại
nhỏ gọn, hành khách có thể đặt vé bất kì lúc nào, bất kì ở đâu mà không mất nhiều
chi phí biến đổi.
3.3. Những rào cản trong việc phổ biến dịch vụ
Việc mở rộng dịch vụ Mobile Check-in cũng có một vài trở ngại. Theo như
Hãng hàng không Finnair đã cho biết: “Thách thức lớn nhất là yêu cầu các nhà
quản lí sân bay về vấn đề thẻ lên máy bay bằng giấy tại các điểm dịch vụ sân
bay. Ở Phần Lan, các nhà chức trách sân bay và hải quan chấp nhận xác nhận tin
nhắn văn bản của chúng tôi là bằng chứng của việc lên máy bay. Tuy nhiên tại hầu
hết các sân bay trên thế giới, việc đó không được chấp nhận.”
Thật vậy:
 Không phải sân bay nào cũng áp dụng cơ chế và công nghệ kiểu này.
Chưa có sự đồng bộ và hiện đại hóa hình thức đặt vé bằng điện thoại di động của

các hãng hàng không. Đó là lý do lớn gây khó khăn trong việc đặt vé và làm thủ
tục, hành khách phải có sự hiểu biết rõ ràng mới lựa chọn và thực hiện nhanh
được.
 Việc đặt vé cho nhiều người qua điện thoại cũng rất bất tiện bởi màn
hình của điện thoại chỉ có thể hiện thị được một vé lên máy bay (cho một hành
khách).
 Phương pháp này mới chỉ giới hạn cho các chuyến bay trực tiếp, còn
các chuyến bay phải quá cảnh thì chưa thể áp dụng được. Thực tế cho thấy nếu sử
dụng phương pháp này mà vẫn phải gửi hành lý thì cũng không tiết kiệm thời gian
được là mấy.
14
 Không phải điện thoại nào cũng hỗ trợ các chức năng: lướt web,
nhận e-mail, hiển thị vé hay mã vạch,
 Phải có khả năng nộp lệ phí để kiểm tra túi xách và mua nâng cấp
thông qua một thiết bị điện thoại hoặc điện thoại di động. như phải cài đặt phần
mền hỗ trợ: Flight Status cho iPhone ($ 4.99), WorldMate Live Gold cho
BlackBerry ($99.95 một năm).
 Gặp trục trặc về mạng, lỗi đường truyền, mất điện, hết pin… nhưng
đây là khó khăn nhỏ vì nó phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tại địa điểm đó.
 Chi phí khá cao cho việc hiện đại hóa hệ thống để đảm bảo truyền
thông đến hành khách, xử lý nhanh các trục trặc về vé. Chi phí quảng cáo, tiếp cận
khách hàng, hướng dẫn khách sử dụng hệ thống này.
Ở Việt Nam nói riêng, hệ thống này vẫn chưa được áp dụng. Ngày nay,
nước ta sử dụng hệ thống đăng ký vé qua mạng (web check-in) hay gọi điện, gửi
tin nhắn đặt vé và thanh toán bằng thẻ ATM (cụ thể là hệ thống ngân hàng
Vietcombank). Vì tính hiện đại của phương pháp đăng ký này, hệ thống thông tin
của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Công nghệ thông tin của Việt Nam khá
phát triển, nhưng khả năng đổi mới gia nhâp, tiếp cận vẫn còn nhiều hạn chế. So
với mức sống của nước ta, phí cài đặt phần mềm hỗ trợ là quá cao. Bên cạnh đó,
một phần cũng do cơ sở hạ tầng sân bay của chúng ta chưa tiên tiến, chưa lắp đặt

được những máy quét thẻ tự động mà dịch vụ yêu cầu.
4. Giải pháp
Mặc dù dịch vụ Mobile check-in có rất nhiều ưu điểm với những lợi thế
cạnh tranh cao nhưng dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế làm rào cản cho sự phổ biến
dịch vụ tới hành khách. Sau đây, nhóm tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc
phục một số hạn chế đó.
Thứ nhất, sử dụng hệ thống quản trị nhà cung cấp SRM:
 Cần đồng bộ hóa hệ thống dịch vụ này tại tất cả các hãng hàng
không kể cả trong nước và quốc tế (hệ thống quản trị nhà cung cấp SRM): Chính
sự khác nhau trong hình thức sử dụng dịch vụ này ở các hãng hàng không đã tạo
nên sự e ngại cho hành khách khi phải băn khoăn chọn lựa giữa hình thức check-in
thông thường và mobile check-in. Cần xóa bỏ rảo cản này bằng hệ thống phần
mềm tiện ích đơn giản, dễ sử dụng nhưng đảm bảo hiện đại, hiệu quả cùng những
15
máy móc thiết bị tại sân bay có tính đồng bộ. Ví dụ như các mã vạch với các hình
thức khác nhau sẽ được mã hóa bằng 1 máy chủ tại trung tâm điều hành . Như vậy,
ở bất cứ đâu ở bất cứ hình thức mã vạch nào đều được chấp nhận và thanh toán.
 Tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp: Thắt chặt mối quan
hệ với các nhà cung cấp là yếu tố không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ cũng như góp phần làm cho giá thành giảm, tiết kiệm được chi phí, làm cho lợi
nhuận tăng lên. Đây cũng là biện pháp giúp các hãng hàng không có thể tạo ra sự
khác biệt về các dịch vụ của mình (vì mỗi nhà cung cấp có những hình thức kinh
doanh khác nhau trong cùng một lĩnh vực) để thu hút sự quan tâm của khách hàng
đến những dịch vụ của hãng:
• Quan hệ với các nhà mạng: cần liên kết với các nhà mạng để cải tiến
hệ thống mạng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ: có các chương trình tương
thích với đa số điện thoại đang được sử dụng, nâng cao hệ thống hạ tầng cơ sở vật
chất để tránh tình trạng lỗi hệ thống.
• Quan hệ với các sân bay: liên kết đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng cũng như đội ngũ phục vụ.

• Quan hệ với nhà chức trách nhằm đơn giản hóa các thủ tục giấy tờ,
tiệt kiệm thời gian và tao được sự thoải mái cho khách hàng.
• Với các nhà cung cấp khác: các hãng hàng không cũng nên quản trị
để có thể tìm ra được nhà cung cấp có thể đáp ứng được các yêu cầu cho các dịch
vụ của mình.
Thứ hai, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng CRM:
 Tăng cường hoạt động quảng cáo cho dịch vụ: khi một sản phẩm
dịch vụ mới ra đời, đặc biệt là sản phẩm về công nghệ điện tử, khách hàng không
tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc sử dụng dịch vụ đó. Để khách hàng tiếp cận
được với dịch vụ một cách nhanh chóng nhất, cần có một chiến lược marketing
rộng rãi, qua đó khách hàng có thể nắm được những tiện ích mà dịch vụ mang lại
cùng các thao tác thực hiện đơn giản. Bên cạnh đó, cần có sự ghi nhận phản hồi ý
kiến của khách hàng để ngày càng hoàn thiện hệ thống dịch vụ.
 Hướng đến khách hàng mục tiêu:
Đối với dịch vụ mobile check-in này, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện những
giải pháp cho những hãng hàng không hướng đến khách hàng mục tiêu là những
doanh nhân bay thường xuyên.
16
Những doanh nhân này có những đặc điểm rất thích hợp cho việc ứng dụng
dịch vụ mobile check-in như:
• Họ là những doanh nhân bay thường xuyên nên hãng hàng không sẽ đạt
được doanh thu lớn và khá ổn định khi có được loại khách hàng này.
• Khả năng tài chính của họ tốt, sử dụng những loại di động có các chức năng
có thể sử dụng dịch vụ này một cách dễ dàng.
• Họ không đặt nặng vấn đề về giá cả, vấn đề mà họ quan tâm chủ yếu là tiết
kiệm thời gian, sự thuận tiện và thoải mái. Chính vì điều này mà hãng hàng không
sẽ có thể đáp ứng nhu cầu của họ thông qua dịch vụ mobile check-in.
• Họ không mang hành lý (chỉ có hành lý xách tay) nên việc thực hiện check-
in đơn giản.
 Các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ để thu hút khách hàng. Chẳng

hạn, đối với dịch vụ mới, khách hàng chưa quen sử dụng, thực hiện giảm giá, có
dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Đối với khách hàng thân thiết, tặng thêm dịch vụ trên máy
bay để khách hàng cảm thấy sự tiện nghi, thoải mái.
Thứ ba, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin rất là quan trọng cho các hãng hàng
không nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong việc xây dựng và triển khai
các hệ thống quản lý, đơn giản hóa một số công việc cũng như tiết kiệm thời gian
và chi phí cho doanh nghiệp khi giảm thiểu những công việc không cần thiết. Ở
dịch vụ này, việc áp dụng công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong
việc xây dựng một hệ thống phục vụ cho việc đăng ký vé máy bay qua điện thoại
di động, trong công nghệ kiểm tra, quản lý và soát vé cũng như trong quản trị mối
quan hệ trong và ngoài hãng hàng không.
Ngoài ra việc đi trước một bước về công nghệ thông tin cũng giúp cho hãng
hàng không có thể giành được lợi thế lớn trong canh tranh.
5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Dịch vụ làm thủ tục lên máy bay trực tuyến cho hành khách trước khi ra sân
bay (web check-in) đang được các hãng hàng không áp dụng ngày càng nhiều tại
Việt Nam vì đã giúp cho cả nhà cung cấp lẫn hành khách thuận tiện và tiết kiệm
nhiều thời gian. Trong đó Vietnam Airlines hiện đang áp dụng hệ thống làm thủ
tục trực tuyến cho các chuyến bay quốc tế và nội địa do hãng khai thác, xuất phát
17
từ các thành phố Busan (PUS) và Seoul (ICN) của Hàn Quốc, Kuala Lumpur
(KUL) của Malaysia, Phnom Penh (PNH) và Siem Reap (REP) của Campuchia,
Vientiane (VTE) của Lào và một số địa phương trong nước gồm Đà Nẵng (DAD),
Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN).
Tương tự như Air Mekong, dịch vụ web check-in của Vietnam Airlines cho
phép hành khách có thể làm thủ tục lên máy bay tại bất cứ máy tính nào có thể
truy cập vào trang web www.vietnamairlines.com và có máy in khổ giấy A4. Thủ
tục trực tuyến cần được hoàn tất trong khoảng thời gian từ 4 đến 20 giờ trước khi
máy bay cất cánh.

[7]
Tuy nhiên, dịch vụ này có nhiều bất tiện hơn là mobile check-in vì không
phải lúc nào khách hàng có nhu cầu cũng có thể ngồi trước máy tính để làm thủ
tục check-in trong khi đó với chiếc ĐTDĐ nhỏ gọn, khách hàng có thể làm điều
này mọi lúc, mọi nơi. Hiện nay, các hãng hàng không Việt Nam chưa có điều kiện
triển khai dịch vụ này do chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp cùng những nhà
cung cấp với giá cả hợp lý để giá vé qua dịch vụ này không quá khác biệt với dịch
vụ check-in thông thường.
Việt Nam vẫn đang tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để có thể ứng dụng
công nghệ mobile check-in vì những tiềm năng hiện có của đất nước như: số
người sử dụng điện thoại ngày càng nhiều, mức sống ngày càng cao nên nhu cầu
di chuyển bằng máy bay gia tăng, sự bùng nổ của Internet và sự phát triển của
mạng 3G, Việt Nam là một điểm du lịch và kinh doanh lý tưởng nên hấp dẫn
nhiều khách sử dụng máy bay….
18
KẾT LUẬN
Thông qua bài tiểu luận nhỏ mà nhóm chúng tôi vừa trình bày, các bạn có
thể hiểu thêm về một hình thức dịch vụ mới đang được các hãng hàng không tiên
tiến trên thế giới ứng dụng để nâng cao trình độ chăm sóc khách hàng, tạo sự
thuận tiện tối đa cho cả nhà cung cấp và khách hàng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin cùng đời sống kinh tế xã hội
của con người ngày càng được nâng cao, chiếc ĐTDĐ là một thiết bị cá nhân
không thể thiếu của mỗi người. Việc ứng dụng dịch vụ đăng ký vé và làm thủ tục
lên máy bay bằng điện thoại di động không những giúp các hãng hàng không tiết
kiệm được chi phí, thời gian mà quan trọng hơn là giúp họ thỏa mãn được nhu cầu
của đại đa số các khách hàng muốn tự mình làm thủ tục lên máy bay thông qua
điện thoại di động để tránh những thủ tục rắc rối tại sân bay. Đây là một yếu tố hết
sức quan trọng giúp các hãng hàng không tăng thêm sự yêu thích nơi khách hàng
và giữ chân họ lại với mình.
Các hãng hàng không Việt Nam cũng cần ngày càng nâng cao khả năng

cạnh tranh của mình bằng việc đón đầu công nghệ, tìm nhà cung cấp thích hợp và
những chiến dịch quảng bá để đưa dịch vụ này gần gũi vào đời sống.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách tham khảo
1. ThS. Nguyễn Ngọc Đức, ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ (2011), Hệ thống
thông tin quản trị, Trường Đại học Ngân hàng TpHCM.
II. Tài liệu từ Internet
2. Wikipedia. Điện thoại di động bán vé. Được lấy về ngày 10/11/2011 từ:
/>hl=vi&sl=en&u= />qDvCoausALn_MisBA&sa=X&oi=translate&ct=result&resnum=1&ved=0
CB4Q7gEwAA&prev=/search%3Fq%3Dmobile%2Bcheck%2Bin
%2BWIKI%26hl%3Dvi%26biw%3D1280%26bih%3D608%26prmd
%3Dimvns
3. BA khởi chạy kiểm tra ứng dụng di động. Được lấy về ngày 10/11/2011 từ:
/>hl=vi&sl=en&u= />launches-mobile-checkin-app-
2030001.html&ei=u9bATuNwx6yxAtjk9eQE&sa=X&oi=translate&ct=res
ult&resnum=3&ved=0CDsQ7gEwAjge&prev=/search%3Fq%3Dmobile
%2Bcheck%2Bin%26start%3D30%26hl%3Dvi%26sa%3DN%26biw
%3D1280%26bih%3D608%26prmd%3Dimvns
4. Olympic. Kiểm tra điện thoại di động: tự do - cuối cùng trong sự linh hoạt.
Được lấy về ngày 10/11/2011 từ:
/>hl=vi&sl=en&u= />%3D1430&ei=I9TATqjsFaarsALU-
sjBBA&sa=X&oi=translate&ct=result&resnum=3&ved=0CDsQ7gEwAjg
K&prev=/search%3Fq%3Dmobile%2Bcheck%2Bin%26start%3D10%26hl
%3Dvi%26sa%3DN%26biw%3D1280%26bih%3D608%26prmd
%3Dimvns
5. The Rigister. Air France bắt đầu di động check-in. Được lấy về ngày
10/11/1011 từ:
/>hl=vi&sl=en&u= />20
_mobile_checkin/&ei=y9HATo7zC8zhsQLAy9nNBA&sa=X&oi=translate

&ct=result&resnum=13&ved=0CIEBEO4BMAw&prev=/search%3Fq
%3Dmobile%2Bcheck%2Bin%26hl%3Dvi%26biw%3D1280%26bih
%3D608%26prmd%3Dimvns
6. Báo mới. Làm thủ tục lên máy bay bằng điện thoại di động. Được lấy về
ngày 12/11/2011 từ:
/>DTDD/136/3600099.epi
7. Vietcach. Làm thủ tục lên máy bay trực tuyến. Được lấy về ngày 12/11/2011
từ:
/>may-bay-truc-tuyen.html
8. Tổng đài hàng không. Làm thủ tục check-in lên máy bay tại nhà. Được lấy về
ngày 12/11/2011 từ:
/>len-may-bay-ti-nha.html


21

×