Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận hệ thống thông tin quản trị RETAIL APPLICATIONS OF TPS BY SAINSBURY'S

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.15 KB, 21 trang )

Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
STT Mã SV Họ và tên Nhiệm vụ

tên
1
030125090192 Phan Thị Hiền Thuyết trình, Tìm
tài liệu.
2
030125090216 Nguyễn Văn Hiệu Tìm tài liệu, tổng
hợp bài, làm slide.
3
030125090714 Võ Thanh Sơn Tìm tài liệu, Tổng
hợp, làm word,
thuyết trình.
4
030125091039 Nguyễn Thị Kim Tự Tìm tài liệu, trả
lời câu hỏi.
5
030125091084 Lê Thị Vĩnh Tìm tài liệu, trả
lời câu hỏi.
1
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
MỤC LỤC 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 3
BÀI DỊCH CASE STUDY 6.2 4
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG 6
BÀI PHÂN TÍCH 7
1. Tổng quan 7


1.1. Khái quát về hệ thống TPS 7
1.2. Đặc điểm của hệ thống TPS 8
1.3 Phân loại hệ thống xử lý giao dịch TPS 9
1.3.1 TPS trực tuyến (online) 9
1.3.2 TPS theo lô (batch) 9
1.4 Quá trình hoạt động của hệ thống 10
1.5. Tổng quan về công ty Sainbury’s 11
1.5.1 Tổng quan 11
1.5.2 Mục tiêu về dịch vụ khách hàng 12
2. Phân tích: 13
2.1. Cách thức áp dụng công nghệ TPS của Sainsbury’s: 13
2.1.1 Sơ đồ mô tả mối quan hệ trong TPS của Sainsbury’s 13
2.1.2 Các công nghệ được áp dụng 15
2.2. Lợi ích của việc ứng dụng TPS vào hệ thống bán lẻ của Sainsbury’s. .17
2.2.1. Giữa các bộ phận trong Sainsbury’s: 17
2.2.2 Giữa Sainsbury’s và khách hàng: 17
2.3. Những vấn đề phát sinh khi áp dụng TPS: 18
3. Tổng kết, nhận xét, đánh giá: 19
3.1 Giải pháp: 19
3.1.1 Khắc phục hạn chế: 19
3.1.2 Phát huy điểm mạnh: 19
3.2 Bài học rút ra: 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
2
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống bán lẻ là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất
nhiều nhà đầu tư và các hãng sản xuất. Bởi vậy, các tập đoàn lớn cũng như
các doanh nghiệp nhỏ trong và ngoài nước đã đưa ra những giải pháp xây
dựng hệ thống bán lẻ cho mình và đã đạt được những thành công nhất

định. Với mức độ cạnh tranh thương trường như hiện nay, các hãng bán lẻ
phải đưa ra những giải pháp tiện lợi, nhanh chóng, an toàn cho khách hàng
và là điểm mua sắm mà mỗi khi khách hàng có nhu cầu. Do vậy, để giữ
được khả năng cạnh tranh các hãng phải không ngừng tiếp cận với công
nghệ mới, với những công nghệ này nó đã làm giảm đáng kể chi phí của
hãng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, làm tăng doanh số cho doanh
nghiệp. Một trường hợp điển hình là hãng bán lẻ đứng thứ 3 vương quốc
Anh Sainsbury’s đã ứng dụng công nghệ hệ thống xử lý giao dịch TPS vào
trong hoạt động kinh doanh và mang lại thành công lớn cho Sainbury’s.
Vậy TPS là gì, Sainsbury’s đã ứng dụng nó như thế nào. Những lợi
ích và các vấn đề gặp phải khi sử dụng TPS là gì? Nhóm 6 đã chọn đề tài
“RETAIL APPLICATIONS OF TPS BY SAINSBURY'S” để giải đáp câu
hỏi trên và mở ra nhiều ý tưởng mới.
3
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
BÀI DỊCH CASE STUDY 6.2
NHỮNG ỨNG DỤNG TPS VÀO VIỆC BÁN LẺ
CỦA SAINSBURY’S
Nghiên cứu này dựa trên việc bán lẻ của Sainsbury’s vương quốc
Anh. Xem xét những cách thức khác nhau mà một nhà bán lẻ có thể tận
dụng TPS.
Công ty và mục tiêu dịch vụ khách hàng:
- 17.000 hàng hóa.
- Mục tiêu là không có hơn 5 hàng hóa bị thiếu hàng cùng một lúc.
- Tiến độ đặt hàng là từ 24-48 giờ.
- Các trung tâm phân phối quản lý việc giao 11 triệu thùng hàng
đến 335 cửa hàng.
Công nghệ TPS giúp ích cho Sainsbury’s như thế nào?
- Cải tiến dịch vụ khách hàng thông qua nhiều lựa chọn hơn, giá
thấp hơn, chất lượng tốt hơn và đa dạng các mặt hàng trên kệ hàng.

- Cải tiến hiệu quả hoạt động bằng các liên kết tự động đến nhà
cung cấp và có thông tin tốt hơn về yêu cầu cũng như lợi ích của hàng hóa.
- Đánh giá hiệu quả của các chương trình khuyến mãi sản phẩm
nhờ những thông tin tốt hơn về những sản phẩm có sẵn.
- Tiếp cận thị trường bằng chiến lược đạt lòng tin của khách hàng.
Sainsbury’s áp dụng những công nghệ này như thế nào?
- Tại quầy tính tiền - EPOS và EFTPOS
- Trên kệ - màn hình LCD tự động báo giá.
4
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
- Trên xe đẩy – có “hệ thống tự quét”
- Tại nhà - bán rượu trực tiếp từ website Internet Barclay Square.
- Đối với ngân hàng - TPS cần thiết trong việc cung cấp các bản sao
kê và hoạt động rút tiền của khách hàng.
- Bộ phận marketing - sự hiệu quả của chiến dịch marketing và
những phương án thẻ khách hàng trung thành có thể được đánh giá bằng
cách sử dụng thông tin về các giao dịch được lưu trữ trong kho dữ liệu.
Loại hệ thống này được mô tả chi tiết hơn ở chương 4.
Câu hỏi:
1. Vẽ biểu đồ tổng kết mối liên hệ giữa tất cả các bên truy cập vào
TPS của Sainsbury’s.
2. Sainsbury’s thu được những lợi ích gì so với lúc chưa áp dụng
TPS?
3. Bạn có thể nghĩ đến những vấn đề nào khi sử dụng TPS quá rộng
rãi? Làm gì để giải quyết các vấn đề này?
5
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
Sainsbury’s là chuỗi siêu thị lớn thứ ba tại vương quốc Anh, một
nhà bán lẻ nổi tiếng đã và đang sử dụng những ứng dụng TPS. TPS là viết

tắt của cụm từ tiếng Anh Transaction Processing System, tạm dịch là hệ
thống xử lý giao dịch. Sainsbury’s đã áp dụng TPS một cách rộng rãi như:
từ việc sử dụng EPOS và EFTPOS tại quầy thu tiền tự động đến việc bố trí
các màn hình LCD tại các gian hàng để hiển thị và thay đổi giá cả; trên xe
đẩy có hệ thống tự quét. Ngoài ra, còn có bán hàng trực tuyến qua mạng
để phục vụ khách hàng tại nhà hay cung cấp các báo cáo khách hàng và
biên lai rút tiền mặt của khách hàng.
Nhờ việc cung cấp thông tin đầy đủ về các hàng hóa cũng như
những thông tin về khách hàng trung thành, Sainsbury’s đã nhanh chóng
lấy được lòng tin khách hàng. Nhờ những ứng dụng của công nghệ TPS
mà công ty này dễ dàng đánh giá được hiệu quả của các chương trình
khuyến mãi sản phẩm, nâng cao dịch vụ khách hàng cũng như hiệu quả
hoạt động.
Việc ứng dụng những công nghệ TPS đã mang lại nhiều lợi ích cho
Sainsbury’s. Cụ thể hơn lợi ích đó là gì? Tuy nhiên nhiều vấn đề phát sinh
nếu như việc ứng dụng này quá rộng rãi. Vậy đâu là giải pháp khắc phục
những nhược điểm này?
6
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
BÀI PHÂN TÍCH
1. Tổng quan
1.1. Khái quát về hệ thống TPS
Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là
một hệ thống thông tin có chức năng thu thập và xử lý và truy xuất dữ liệu
về các giao dịch nghiệp vụ mà các doanh nghiệp thực hiện với khách hàng,
với nhà cung cấp, nhà phân phối của nó…. Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu
và các giấy tờ thể hiện những giao dịch đó, các hệ thống xử lý giao dịch có
nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức.
Hệ thống xử lý thường xuyên bên trong và bên ngoài doanh nghiệp,
phục vụ hoạt động ở cấp tác nghiệp.

Các công việc chính: nhận dữ liệu, nhập dữ liệu, lưu dữ liệu vào
CSDL, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu và phát sinh các báo cáo thống
kê.
Hệ thống có khả năng tự động hóa các hoạt động xử lý thông tin lặp
lại; gia tăng tốc độ xử lý, gia tăng độ chính xác; đạt hiệu suất lớn hơn.
Kiến trúc của hệ thống xử lý giao dịch
Vào Chương trình Ra
Kho dữ liệu
Ví dụ:
Rút tiền từ hệ thống máy rút tiền tự động ATM
Công ty đặt hàng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp.
Hệ thống tính tiền trong siêu thị.
7
Sự kiện kinh
doanh hoặc giao
dịch: Tài liệu
gốc, nhập liệu tự
động hoặc bán tự
động
Ghi chép
Tổng hợp
Sắp xếp
Câp nhật
Trộn
Báo cáo tổng hoặc
đếm
Dữ liệu vào cho hệ
thống khác
Phản hồi cho người
sử dụng

Dữ liệu
HT xử lý
giao dịch
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
Hệ thống trả lương cho nhân viên.

1.2. Đặc điểm của hệ thống TPS
Sự thành công của các doanh nghiệp thương mại phụ thuộc vào
tiến trình xử lý một cách tin cậy các giao dịch để đảm bảo đơn đặt hàng
của khách hàng, quá trình thanh toán với các đối tác và nhà cung cấp được
đáp ứng tốt nhất về thời gian. Do đó, các lĩnh vực xử lý giao dịch đã trở
thành một phần quan trọng của quản lý kinh doanh hiệu quả.
Hệ thống xử lý giao dịch cung cấp cho doanh nghiệp các phương tiện
để nhanh chóng xử lý các giao dịch để đảm bảo lưu thông thông suốt của
dữ liệu và sự tiến triển của các quá trình trong doanh nghiệp. Các đặc điểm
chính của hệ thống này là:
Xử lí nhanh:
Hơn bao giờ hết, việc xử lý nhanh chóng của các giao dịch là rất
quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp, trong khi phải luôn
đối mặt với tiến bộ công nghệ. Hệ thống TPS được thiết kế để xử lý các
giao dịch hầu như ngay lập tức để bảo đảm rằng dữ liệu khách hàng luôn
sẵn sàng cho các quá trình đòi hỏi nó.
Độ tin cậy:
Tương tự như vậy, khách hàng sẽ không tha thứ những sai lầm. Hệ
thống TPS hiệu quả phải có tỉ lệ rủi ro thấp và hệ thống sao lưu và phục
hồi dữ liệu khi cần thiết một cách nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác
thông tin. Những biện pháp này giữ cho tỷ lệ thất bại trong ngưỡng chịu
đựng.
Tiêu chuẩn
Các giao dịch phải được xử lý theo cùng một cách thức để tối đa

hóa hiệu quả. Để đảm bảo điều này, các giao diện TPS được thiết kế để có
được các dữ liệu giống hệt nhau cho mỗi giao dịch, bất kể khách hàng.
8
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
Kiểm soát truy cập
Giới hạn truy cập vào hệ thống nhằm bảo đảm rằng những nhân
viên thiếu kỹ năng và khả năng kiểm soát sẽ không thể làm ảnh hưởng đến
quá trình giao dịch.
1.3 Phân loại hệ thống xử lý giao dịch TPS
Tùy theo mục đích sử dụng mà các loại giao dịch sẽ được tập hợp
và xử lý theo hai hình thức là xử lý trực tuyến (liên tục hay theo thời gian
thực) và xử lý theo lô (định kì).
1.3.1 TPS trực tuyến (online)
Hệ thống TPS trực tuyến là hệ thống xử lý thông tin một cách tức
thời khi giao dịch vừa xảy ra. Hệ thống được nối trực tiếp giữa người điều
hành và chương trình TPS, lẽ dĩ nhiên sẽ cho kết quả tức thời khi kết thúc
mỗi lần giao dịch.
Ví dụ: giao dịch rút tiền ATM

1.3.2 TPS theo lô (batch)
Hệ thống TPS theo lô sẽ tập hợp tất cả các giao dịch lại với nhau và
xử lý chung một lần theo định kì.
Ví dụ hệ thống trả lương.

9
Dữ liệu
của các
nhân
viên
Tập tin tổng

hợp thông
tin của tất cả
nhân viên
Tập tin
được xử
lý qua
hệ thống
TPS để
lập bảng
trả
lương
Xử lý
định kỳ
Bảng
lương
của
nhân
viên
Giao
diện
Xử lý liên tục
Giao dịch
Nhập mã
PIN
Nhập số
tiền cần rút
Yêu cầu
hóa đơn
Chương
trình TPS xừ


Kiểm tra
thông tin
tài khoản
Kiểm tra
số dư tài
khoản và
số dư tại
máy ATM
Truy xuất
Xuất tiền
Xuất hóa
đơn
Kết thúc và
chờ giao
dịch kế tiếp
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2


1.4 Quá trình hoạt động của hệ thống
Dữ liệu được đưa vào hệ thống bằng nhiều cách thức khác nhau
như: nhập trực tiếp từ bàn phím máy tính, thông qua thiết bị đọc mã vạch,
thẻ từ.
Các giao dịch sẽ được thực hiện trong mạng nội bộ (LAN – local
area network) ở các chi nhánh bán lẻ hoặc phòng giao dịch của ngân hàng,
ở giao dịch được xử lí trong thời gian thực và sau đó dữ liệu được truyền
qua mạng diện rộng (WAN – wide area network) đến máy chủ trung tâm.
Đôi khi dữ liệu giao dịch, chẳng hạn như các đơn hàng của khách hàng
trung thành, được lưu trữ tại máy chủ cục bộ của siêu thị trong thời gian
thực và sau đó được truyền đến trung tâm chính thông qua hệ thống lộ

(batch system) khi siêu thị đóng cửa.
Thông tin từ hệ thống xử lí giao dịch được truy xuất từ các chi
nhánh hoặc tại trụ sở bằng cách sử dụng các báo cáo trực tuyến như để biết
hàng tồn kho sử dụng báo cáo ngoại tuyến khi đó thông tin thường được
lưu trữ trên một hệ thống tách biệt để phục vụ cho quá trình phân tích chi
tiết.
10
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
1.5. Tổng quan về công ty Sainbury’s
1.5.1 Tổng quan
Sainsbury’s được thành lập năm 1869 bởi John James Sainsbury tại
London, Anh và phát triển nhanh chóng để trở thành hãng bán lẻ lớn nhất
đảo quốc Anh trong năm 1922.
Sainsbury’s đã có thời hoàng kim trong thập niên 1980. Tuy nhiên,
sau một thời gian phát triển Sainsbury’s đã đánh mất vị trí đầu bảng vê tay
hãng Tesco trong năm 1995, và cả đến hãng Asda vốn chỉ là một hãng nhỏ
thuộc tập đoàn Wal Mart nay cũng trở thành đối thủ lớn và chiếm vị trí thứ
2 vào năm 2003.
Đứng trước nguy cơ phá sản, chủ tịch Sainsbury’s lúc bấy giờ là
Justin King đưa ra 4 nguyên nhân và đã có điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu
kinh doanh của toàn hãng. Nhờ đó mà hãng đã tìm lại chỗ đứng của mình
trên thị trường. Thời điểm đó Sainsbury’s nổi tiếng nhất trên sàn chứng
khoán London và tiếp tục tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ. Một phần là do
hệ thống lãnh đạo được tiếp quản bởi các thành viên trong gia đình có gắn
kết nhau một cách chặt chẽ, bên cạnh đó Sainsbury’s đã áp dụng triệt để
những thành tựu của ngành công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực kinh
doanh của mình, hệ thống thông tin được ứng dựng vào những lối tác
nghiệp khác nhau trong cách tiếp cận khách hàng, nhà cung cấp, ngân
hàng…
Trong những năm 1980 Công ty đầu tư vào công nghệ mới: tỷ lệ

doanh số bán hàng đi qua EPOS quét kiểm đã tăng từ 1% đến 90%.
Hiện nay Sainsbury’s hoạt động với 537 siêu thị và 335 cửa hàng
tiện lợi, là chuỗi các siêu thị lớn thứ ba ở Anh quốc với trụ sở chính đặt tại
Holborn Circus, London. Mỗi tuần Sainsbury’s phục vụ hơn 19 triệu
khách hàng và chiếm thị phần trên 16% trong hệ thống siêu thị ở Anh với
đội ngũ nhân viên khoảng 150 ngàn người. Các cửa hàng lớn của
Sainsbury’s cung cấp khoảng 30.000 sản phẩm và cung cấp bổ sung sản
phẩm phi thực phẩm và dịch vụ tại nhiều cửa hàng.
11
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
J.Sainsbury HQ in Holborn Circus
1.5.2 Mục tiêu về dịch vụ khách hàng
Tiêu chí hàng đầu của công ty là làm cho tất cả các khách hàng có
cuộc sống dễ dàng hơn mỗi ngày bằng cách cung cấp chất lượng và dịch
vụ tốt với giá cả công bằng.
Sainsbury’s có hơn 17,000 các loại hàng hóa phục vụ khách hàng…
Trong đó các sản phẩm được thiết kế khác nhau phù hợp với từng đối
tượng. Ngoài ra còn có các sản phẩm hữu cơ với khoảng 500 dòng thực
phẩm, thức uống mà không bắt nguồn từ phân bón hay thuốc trừ sâu. Bên
cạnh đó Sainsbury còn tổ chức các hội chợ thương mại phục vụ khách
hàng các loại sản phẩm đa dạng.
Nếu như trước đây Sainsbury’s không đáp ứng đủ nhu cầu của
khách hàng thì giờ đây với sự phong phú và đa dạng của nhiều loại mặt
hàng công ty đã khắc phục được những hạn chế và phục vụ khách hàng
mọi lúc, mọi nơi, với mục tiêu không bị thiếu hơn 5 loại hàng cùng một
lúc.
12
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
Hiện đại hơn là sainsbury’s đã thiết lập một hệ thống dịch vụ mua
sắm qua internet mang nhãn hiệu “Online sainsbury”. Để sử dụng dịch vụ

này khách hàng tự chọn sản phẩm của họ qua internet và cửa hàng sẽ giao
sản phẩm phục vụ tận nhà trong vòng 24-48h. Với mục tiêu phục vụ khách
hàng một cách tối ưu và tiện lợi hơn Sainsbury’s đã thành lập một ngân
hàng cho riêng mình để thực hiện các dịch vụ cung cấp bao gồm: cho vay,
lập thẻ tín dụng, còn có cả gửi tiết kiệm và các loại bảo hiểm… Và ngoài
ra Sainsbury’s đã thành lập 13 trung tâm phân phối khu vực và 2 trung tâm
phân phối quốc gia cùng với mạng lưới các đại lý đa dạng và rộng khắp.
2. Phân tích:
2.1. Cách thức áp dụng công nghệ TPS của Sainsbury’s:
2.1.1 Sơ đồ mô tả mối quan hệ trong TPS của Sainsbury’s
Hệ thống giao dịch TPS nhận thông tin giao dịch qua hệ thống tự
quét mã trên xe đẩy, EPOS & EFTPOS tại quầy tính tiền, qua website
Barclay Squar. Thông tin giao dịch sau khi được nhập vào sẽ đươc truyền
thông qua mạng WAN (mạng diện rộng) từ cửa hàng chi nhánh đến máy
chủ tại trụ sở ( theo lô hoặc theo giời gian thực).
13
Các ứng dụng:
- Hệ thống tự quét trên xe đẩy.
- Tại quầy tính tiền (EPOS &
EFTPOS).
- Màn hình LCD báo giá.
- Giao dịch và đặt hàng trên
Internet.
K
H
Á
C
H
H
À

N
G
N
H
À
C
U
N
G
C

P
M
A
R
K
E
T
I
N
G
Q
U

N
L
Ý
Cổng truy xuất
thông tin
Nhập dữ liệu từ:

bàn phím máy
quét mã vạch, thẻ
từ…
WAN
Theo lô hoặc
theo thời gian
thực
Dữ liệu được
hệ thống xử
lý theo định
kỳ hoặc liên
tục
WAN
or
LAN
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
Khi dữ liệu đã được chuyển vào, máy chủ sẽ tiến hành phân tích, xử
lý theo yêu cầu của dữ liệu. Cuối cùng thông qua mạng LAN, WAN dữ
liệu được truy xuất để cung cấp thông tin cho các bộ phận hoặc những chủ
thể có liên quan.
Ví dụ : cung cấp thông tin về hoạt động mua sắm của khách hàng
- Khách hàng: cung cấp báo cáo về hoạt động mua sắm ở các cửa
hàng hay bản sao kê về các hoạt động giao dịch với ngân hàng của
Sainsbury’s.
- Bộ phận tiếp thị: truy xuất các thông tin về giao dịch của khách
hàng để phục vụ cho việc lập kế hoạch và phát triển các chiến lược
marketing.
- Bộ phận kho hàng: cung cấp thông tin về số lượng tồn kho, tình
hình xuất nhập kho, giúp nâng cao chất lượng quản lý kho.
- Nhà cung cấp: tự động liên kết với nhà cung cấp đế cung cấp

những thông tin về tình hình số lượng hàng, giúp nhà cung cấp nắm được
thông tin về như cầu hàng, làm cho quá trình cung cấp luôn diễn ra một
cách suôn sẻ.
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: cung cấp thông tin và dữ liệu về
tình hình kinh doanh một cách hiệu quả nhất, góp phần tạo cơ sở để các
nhà quản lý đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời.
14
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
2.1.2 Các công nghệ được áp dụng
EPOS (Point of Sales hoặc Point of Service):
POS là chuỗi viết tắt của Point of Sale, là một loại máy tính tiền cao
cấp dùng để thanh toán tại quầy bán hàng, quầy tính tiền siêu thị, nhà
hàng, khách sạn, shop bán lẻ và dùng để quản lý trong các ngành kinh
doanh bán lẻ. Hệ thống quản lý POS hơn hẳn một máy tính tiền thông
thường, đó là sự kết hợp tuyệt vời của máy tính tiền và máy tính cá nhân.
Ưu điểm: thao tác nhanh gọn chính xác, độ tin cậy cao, quản lý
được tất cả những gì cần thiết trong kinh doanh.
EPOS: là hệ thống điện tử mở rộng của hệ thống POS giúp kết nối
hệ thống POS với các hệ thống của Back office (kế toán, kho…) với
những chức năng mạnh mẽ về quản lý, thống kê, hệ thống hóa quy trình
hoạt động.
Sainbury’s đã sử dụng hệ thống này vào việc xử lý các tính toán
liên quan đến việc bán hàng, cấp biên lai, hơn thế nữa hệ thống này còn
giúp sainbury’s có thể tích hợp trực tiếp với các hệ thống thanh toán thẻ
tín dụng, theo dõi mức độ cổ phần và tất nhiên là theo dõi thông tin khách
hàng. Ngoài ra để cải thiện khả năng quản lý chứng khoán và CMR (quản
lý về khách hàng ) Sainbury’s sử dụng phần mềm EPOS để ghi doanh số
bán hàng, cập nhật mức độ cổ phần và cung cấp thông tin giá cả chính xác,
làm nổi bật mức cổ phần của những sản phẩm tốt hay những sản phẩm có
mức tiêu thụ kém và dựa trên cơ sở đó xây dựng được chiến lược kinh

doanh hợp lý.
EFTPOS: (Electronic Fund Transfer POS)
Cung cấp các khả năng thanh toán trực tuyến tức là trả tiền bằng
các loại thẻ thanh toán của Ngân hàng. Thông qua hình thức này tiền mua
hàng hoá được chuyển một cách tự động tại điểm bán hàng từ ngân hàng
của khách mua hàng đến ngân hàng của người bán hàng. Sainsbury’s đã sử
15
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
dụng EFTOPS và khách hàng của Sainbury’s có thể sử dụng thẻ nhựa của
họ để chi trả cho hàng hoá. Người bán hàng quẹt thẻ (chứng từ) thông qua
đầu đọc thẻ, nó đọc các thông tin trên dải từ tính ở đằng sau thẻ tín dụng.
Nhờ đó quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng. Chính sự thuận
tiện này đã góp phần giúp nhà bán lẻ sainbury’s gia tăng lợi nhuận.
Trên kệ: màn hình LCD tự động báo giá.
Khi giá của một sản phẩm nào đó tăng hoặc giảm chỉ cần có sự thay
đổi trên máy chủ thì ngay lập tức toàn bộ hệ thống sẽ thay đổi theo một
cách nhất quán, kịp thời tránh thiệt hại cho cả Sainsbury và khách hàng.
Khách hàng có thể nhận biết thông qua các màn hình LCD báo giá cho
từng loại sản phẩm ngay bên cạnh quầy hàng trong khi thanh toán tiền.
Hệ thống quét mã tự động trên các xe giỏ hàng:
Sainbury’s đã sử dụng công nghệ này nhằm mục đích quét cục bộ
trên các món hàng một cách nhanh chóng. Người tính tiền chỉ việc cầm
từng món hàng lướt qua hệ thống quét barcode được trang bị ngay bên
dưới bàn tính tiền. Máy quét barcode sẽ tự động đọc barcode trên các món
hàng mà không cần biết đến chiều hướng của ký hiệu barcode như thế nào.
Bên cạnh đó còn phải kể đến máy in hóa đơn chuyên nghiệp mà
Sainbury’s sử dụng để in ra danh sách các món hàng và giá cả. Trong một
trung tâm mua sắm có đến hàng ngàn người, các nhân viên thu ngân không
thể tính tiền bằng cách đọc giá cả trên từng món hàng bằng mắt thường và
sau đó dùng máy tính để tính tiền cho khách hàng vì như thế sẽ mất thời

gian và có thể bị nhầm lẫn, thậm chí họ cũng không thể dùng loại máy
quét cầm tay (như loại máy quét dùng kiểm tra mã vạch) vì loại máy quét
này vẫn còn chậm so với tốc độ tính tiền thật sự.
Bán hàng qua website Internet Barclay Square:
Sainsbury’s đã áp dụng công nghệ này vào việc bán các sản phẩm
qua website với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua
16
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng, quản lý khách hàng,
quản lý đơn đặt hàng…
2.2. Lợi ích của việc ứng dụng TPS vào hệ thống bán lẻ của
Sainsbury’s
Thông qua việc áp dụng hệ thống xử lý giao dịch TPS, Sainsbury
đã đạt được những thành công sau:
2.2.1. Giữa các bộ phận trong Sainsbury’s:
Khi hệ thống quét mã vạch trên món hàng thì giá cài đặt sẵn sẽ
được hiển thị, nó đã làm giảm rất nhiều thời gian để nhân viên biết giá và
tính tiền.
Khi in hóa đơn bán hàng thì số lượng hàng đã bán sẽ được cập nhật,
giúp sainbury’s rất nhiều trong việc kiểm tra hàng tồn kho và nhập hàng
mới để luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
2.2.2 Giữa Sainsbury’s và khách hàng:
Tại gian hàng có màn hình hiển thị thay đổi giá cả. Nếu giá của một
sản phẩm nào đó tăng hay giảm giá chỉ cần có sự thay đổi trên máy chủ thì
ngay lập tức toàn bộ hệ thống sẽ thay đổi theo một cách nhất quán, kịp
thời tránh thiệt hại cho cả Sainsbury và khách hàng của họ. Như vậy, sẽ
tiện lợi cho khách hàng khi muốn biết giá hàng hóa. Tại quầy tính tiền sử
dụng EPOS hoặc EFTPOS để thanh toán hóa đơn mua hàng thì khách
hàng sẽ giảm lượng tiền mặt khi đi mua sắm.
Hệ thống bán hàng qua mạng: Nắm bắt được công nghệ thông tin

phát triển, việc bán hàng qua mạng đã giúp Sainsbury’s thu được thành
công lớn. Dịch vụ giao hàng tại nhà của thức ăn bán qua mạng làm doanh
số tăng 25% mỗi năm, thông qua các khách hàng cũ và cả thu hút những
khách hàng mới.
Kiểm soát và hỗ trợ các hoạt động giao dịch xảy ra hàng ngày với
khách hàng làm cho việc giao dịch trở nên thuận tiện và nhanh chóng, giúp
17
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
công ty tăng thêm doanh số của mình và làm tăng sự hài lòng của khách
hàng cũng như làm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Quá trình đặt hàng
hay thanh toán với nhà cung cấp trở nên dễ dàng hơn, cải thiện hiệu quả
hoạt động.
Cải thiện khả năng lưu trữ thông tin, hỗ trợ cho các nhà quản trị và
bộ phận marketing trong việc nghiên cứu thói quen khách hàng để đề ra
các chiến lược marketing hợp lý như: cung cấp giá trị gia tăng, khuyến
mãi, tặng thưởng hay thiết lập mức ưu đãi cho khách hàng thân thiết
Đồng thời, còn có thể sử dụng các thông tin này để đánh giá hiệu quả của
những chiến dịch marketing đã thực hiện.
Tăng năng suất lao động: hệ thống giao dịch xử lý có thể làm giảm
đáng kể văn thư và công nhân, thay thế các thiết bị văn phòng lạc hậu như
máy đánh chữ và tủ hồ sơ. Tiết kiệm thời gian, chi phí vì giảm thiểu được
các sai sót và chậm trễ so với xử lý giao dịch bằng thủ công, đưa ra thông
tin nhanh chóng và kịp thời cho các nhà quản trị.
2.3. Những vấn đề phát sinh khi áp dụng TPS:
Vấn đề về bảo mật: nếu hệ thống bị xâm nhập với mục đích xấu thì
sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình giao dịch, làm thiệt hại nghiêm trọng cho
quá trình kinh doanh, thậm chí các thông tin, dữ liệu quan trọng có thể bị
đánh cắp hoặc phá hủy.
Vấn đề gắn kết thông tin: Nếu có một lỗi nào xuất hiện trong quá
trình giao dịch thì giao dịch sẽ bị hủy và phải quay lại từ đầu, chứ nó

không có khả năng phục hồi lỗi trong quá trình xử lý.
Vấn đề sử dụng hệ thống: Người tham gia vào xử lý giao dịch phải
đạt trình độ nhất định, nếu không thì không thể vận hành được hệ thống.
Vấn đề thời gian: Dữ liệu sai sót khó được phát hiện vì cuối ngày
các dữ liệu mới được tập hợp và xử lý. Chính nguyên nhân này làm cho
nguy cơ bị trùng lấp dữ liệu trở nên cao.
18
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
3. Tổng kết, nhận xét, đánh giá:
3.1 Giải pháp:
3.1.1 Khắc phục hạn chế:
Vấn đề bảo mật: Nâng cấp hệ thống bảo mật, đầu tư hệ thống máy
tính, sử dụng các phần mềm tiên tiến có tốc độ xử lý giao dịch cao và các
phần mềm bảo mật có khả năng chống sự đánh cắp dữ liệu, đồng thời có
những phần mềm chống virus nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Vấn đề thiếu sự gắn kết: Nâng cấp hệ thống có khả năng lưu giữ,và
hồi phục những thông tin đã thực hiện đúng giúp cho khách hàng thực
hiện lại nhanh chóng và cảm thấy tiện lợi khi sử dụng mua hàng qua
mạng.
Vấn đề sử dụng hệ thống: Tổ chức các khóa huấn luyện sử dụng hệ
thống cho nhân viên mới. Nâng cao trình độ cho nhân viên đang làm để sử
dụng có hiệu quả hệ thống.
Vấn đề thời gian: Thường xuyên cập nhật sớm phát hiện lỗi, để đưa
ra các biện pháp xử lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.1.2 Phát huy điểm mạnh:
TPS có rất nhiều ứng dụng đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để
hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phát triển hệ
thống này để nó hoạt động tốt hơn. Sau đây, nhóm chúng tôi đã đề xuất
một số giải pháp để phát huy những ưu điểm của TPS
- Kết hợp giữa các thẻ ngân hàng, thẻ rút tiên và thẻ thanh toán.

Việc kết hợp này sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm được thời gian hơn khi
giao dịch và giảm dần việc phải sử dụng quá nhiều thẻ cho việc giao dich.
- Xây dựng mối liên kết giữa các hệ thống bán lẻ với hệ thống ngân
hàng để khách hàng thuận tiện trong việc thanh toán.
19
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
3.2 Bài học rút ra:
Từ những ưu điểm của hệ thống xử lí giao dịch, ta thấy được tầm
quan trọng của việc ứng dụng hệ thống này vào trong sản xuất, kinh
doanh. Không chỉ riêng gì hệ thống bán hàng mà hệ thống này còn được
sử dụng rộng rãi như hệ thống giao dịch ngân hàng, hệ thống thanh toán
tài vụ, hệ thống dịch vụ vận tài hàng hóa, hệ thống dịch vụ bán vé máy
bay, tàu hỏa…
Ngày nay, lợi ích mang lại từ thông tin cho các doanh nghiệp là hết
sức to lớn vì vậy việc áp dụng hệ thống này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp
một trong những nguồn thông tin, dữ liệu quan trọng nhất, góp phần giúp
cho doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh, quản lý một cách hiệu quả.
20
Lớp IT003_111_T19 – Nhóm 6 – Case Study 6.2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách
1. ThS. Nguyễn Ngọc Đức, ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ (2011),
Hệ thống thông tin quản trị.
2. Slide Hệ thống thông tin quản trị, trường đại học ngân hàng
TpHCM, năm 2011.
3. Francis Radice, Banking Transactions
II. Nguồn Internet
4. Trang chủ sainsbury. Lấy về 8h26 ngày 12/11/2011, tại
/>5. Công ty Sainsbury’s. Lấy về lúc 9h05 ngày 12/11/2011, tại
/>6. Địa điểm của Sainsbury’s. Lấy về lúc 9h31 ngày 12/11/2011, tại

/>7. Hệ thống TPS thương mại. lấy về lúc 19h50 ngày 12/11/2011, tại
/>transactions/sreich.html
8. Định nghĩa về TPS. Lấy về lúc 20h10 ngày 12/11/2011, tại
/>9. Hệ thống EPOS. Lấy về lúc 20h30 ngày 12/11/2011 tại
/>10. EFTPOS là gì? Lấy về lúc 20h45 ngày 12/11/2011 tại
/>21

×