Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng môn Quản trị tài chính Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.95 KB, 8 trang )

Bài tập: Tìm hiểu về các loại vốn và chi phí sử dụng vốn trong DN. Nhân tố
nào ảnh hưởng quyết định cơ cấu vốn của DN? Nhân tố nào quan trọng nhất?
Tại sao?
I) Cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng:
1) Cơ cấu nguồn vốn của Doanh nghiệp:
Thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại một thời điểm
gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa
giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định.
a) Nguồn vốn chủ sở hữu:
Nói đến nguồn vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà Doanh nghiệp
huy động được. Bởi vì, đối với một Doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ ( là vốn góp nếu Doanh
nghiệp cổ phần, hoặc là vốn Ngân sách Nhà nước cấp nếu là Doanh nghiệp Nhà
nước). Khi Doanh nghiệp đang hoạt động ngoài vốn điều lệ còn có một số nguồn
khác cùng thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như: lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư phát
triển, quỹ dự phòng tài chính…
b) Các khoản nợ phải trả: gồm các khoản nợ vay và vốn chiếm dụng.
+) Các khoản nợ vay: bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn, là nguồn vốn tài trợ
từ bên ngoài Doanh nghiệp và Doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp hoặc nhờ bảo
lãnh khi vay nợ, phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết, đồng thời
phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận.
-) Vay ngắn hạn:
Thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm
Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn
Thường dùng để bổ sung cho vốn lưu động.
-) Vay dài hạn:
Thời gian đáo hạn dài hơn một năm.
Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn.
Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố
định.
(*) Nguồn vốn vay có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng háy


việc phát hành trái phiếu. Việc Doanh nghiệp sử dụng loại nguồn vốn vay này
nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm loại hình Doanh nghiệp và Doanh
nghiệp đang ở trong quy trình sản xuất kinh doanh nào.
+) Vốn chiếm dụng: gồm các khoản phải thanh toán cho công nhân viên, phải
nộp ngân sách, phải trả nhà cung cấp và một số khoản phải trả phải nộp khác.
c) Các tỷ số đo lường cơ cấu vốn:
Hệ số Nợ =
Ý nghĩa: Hệ số Nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh
nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ.
Hệ số Vốn chủ sở hữu =
Ý nghĩa: Hệ số Vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà
doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn của chủ sở hữu.
Mối quan hệ:
Hệ số Nợ = 1 - Hệ số Vốn chủ sở hữu hay Hệ số Vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số Nợ
Cơ cấu vốn =
 Cần cân bằng tối đa giữa rủi ro – lãi suất và làm tối đa hóa giá trị của
DN để có cơ cấu vốn tối ưu.
2) Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn:
a) Sự ổn định của Doanh thu và Lợi nhuận: ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô của
vốn lưu động, khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi có
lãi sẽ có nguồn để trả lãi vay => tỷ trọng vốn vay sẽ cao.
b) Cơ cấu tài sản: bao gồm:
+) Tài sản Lưu động: sẽ được đầu tư một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là
vốn ngắn hạn.
+) Tài sản Cố định: là loại tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, được đầu tư bằng
nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn).
c) Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành:
+) Những DN nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu vốn
sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu (hầm mỏ, khai thác, chế biến).
+) Những ngành có mức cầu về lại sản phẩm ổn định, vòng quay vốn ít có sự biến

động (dịch vu, thương mại…) thì vốn được tài trợ từ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ
trọng lớn.
d) Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động:
+) Tỷ suất doanh lợi vốn > lãi suất vốn vay => cơ hội tốt để tăng lợi nhuận => huy
động vốn vay nhiều hơn.
+) Tỷ suất doanh lợi vốn < lãi suất vốn vay => cơ trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở
hữu.
e) Mức độ chấp nhận rủi ro của lãnh đạo:
Mạo hiểm càng cao thì rủi ro càng nhiều nhưng lợi nhuận càng lớn. Tăng tỷ trọng
vốn vay nợ -> tăng mức độ mạo hiểm bởi vì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về doanh
thu và lợi nhuận theo chiều hướng giảm sút -> cán cân thanh toán mất thăng bằng
-> nguy cơ phá sản.
f) Thái độ của người cho vay (ngân hàng):
+) Ngân hàng thích DN có cấu trúc vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu hơn vì cấu trúc
vốn này hứa hẹn sự trả nợ đúng hạn và hứa hẹn sự an toàn cho đồng vốn mà họ bỏ
ra cho vay.
+) Tỉ lệ vốn vay nợ quá cao -> giảm độ tín nhiệm của người cho vay -> chủ nợ
không chấp nhận cho DN vay thêm.
Kết luận: nhân tố “Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động” là điều kiện cần
và nhân tố “Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận” là điều kiện đủ. Bời vì
khi lãi suất vốn vay tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng tới quyết định có nên huy
động tăng nguồn vốn bằng cách đi vay hay không. Kể cả khi trong trường hợp
Tỷ suất doanh lợi vốn > lãi suất vốn vay => cơ hội tốt để tăng lợi nhuận nhưng
tình hình Doanh thu và Lợi nhuận của Doanh nghiệp không có sự ổn định và
tăng trưởng rất chậm hoặc Lợi nhuận chỉ đủ bù đắp tất cả các chi phí và lãi
vay của các khoản nợ hiện tại mà khó có thể chắc chắn rằng nguồn vốn đi vay
sắp tới sẽ tạo ra lợi nhuận tốt. Vì vậy khi nhân tố “Doanh lợi vốn và lãi suất
vốn huy động” đã có Doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lưỡng năng lực tài chính
của mình đó là nhân tố “Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận”.
II) Chi phí sử dụng vốn:

1) Khái niệm:
- Là chi phí trả cho việc huy động và sử dụng vốn.
- Là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà các nhà cung úng vốn yêu cầu Doanh nghiệp phải
trả nhằm đảm bảo tài trợ vốn của họ đối với Doanh nghiệp.
2) Chi phí sử dụng vốn vay:
a) Chi phí sử dụng lãi vay trước khi tính thuế thu nhập (Kd):
Chi phí nợ vay trước thuế được đo bằng tỷ lệ sinh lời trên vốn vay đủ để trả lãi cho
nợ vay.
V : khoản vay nợ DN sử dụng hiện tại
Ti : số tiền DN phải trả năm thứ i cho chủ nợ (i=1,n)
Kd: chi phí sử dụng vốn vay
V =
b) Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế:
Lãi vay phải trả được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế, còn lợi tức phải trả cho cổ
phiếu ưu đãi, lợi tức chia cho vốn góp… thì không được như vậy => đưa về cung
thời điểm là lợi nhuận sau thuế.
Chi phí sau thuế của nợ vay = kd * (1- t) trong đó t là thuế TNDN.
3) Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:
a) Chi phí sử dụng cổ phiếu thường trong một cơ cấu vốn cho trước (Ks):
+) sử dụng mô hình tăng trưởng cổ tức:
Po =
Di : cổ tức trên cổ phiếu thường năm thứ i (i=1,n)
Po : giá trị cổ phiếu thường
Ks : chi phí sử dụng cổ phiếu thường
Gọi g là tốc đọ tăng trưởng cổ tức: Ks =
• Ưu điểm – dễ hiểu và dễ sử dụng
• Nhược điểm
– Chỉ có thể áp dụng cho những công ty hiện đang chi trả cổ tức.
– Không thể áp dụng nếu cổ tức không tăng trưởng với tỷ lệ không đổi một cách
hợp lý.

– Cực kỳ nhạy cảm với tỷ lệ tăng trưởng ước lượng – g tăng 1% sẽ làm tăng chi
phí sử dụng vốn sở hữu thêm 1%.
– Không xem xét yếu tố rủi ro một cách rõ ràng
+) Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM):
Để ước lượng chi phí huy động vốn chi phí thường.
Lãi suất phi rủi ro: Rf
Lãi suất đền bù rủi ro thị trường: ( Rm – Rf )
Rủi ro hệ thống của tài sản: β
Suất sinh lời yêu cầu RE (ks) : ks = Rf + β * ( Rm – Rf )
+) Dựa vào phần bù rủi ro:
RE = Rf + phần bù rủi ro
• Ưu điểm
– Điều chỉnh rủi ro hệ thống một cách rõ ràng.
– Có thể áp dụng cho mọi công ty, miễn là chúng ta có thể tính được hệ số beta
• Nhược điểm
– Phải ước lượng mức đền bù rủi ro thị trường kỳ vọng, mức đền bù này thay đổi
theo thời gian
– Phải ước lượng hệ số beta, hệ số này cũng thay đổi theo thời gian
– Chúng ta đang dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai, mà điều này thì không
luôn luôn đáng tin cậy.
b) Chi phí sử dụng cổ phiếu thường mới (Ke):
Giá ròng của 1 cổ phiếu thường mới = vốn dự tính phát hành – chi phí phát hành
Trong đó chi phái phát hành gồm: chi phí in ấn, quảng cáo; chi phí bảo lãnh phát
hành; chi phí hoa hồng, môi giới…
Po : giá phát hành cổ phiếu thường mới
Po’ : giá ròng cổ phiếu thường mới
e : chi phí phát hành, % của số phát hành
Po’ = Po (1- e)
Chi phí phát hành cổ phiếu thường mới : Ke =
c) Chi phí sử dụng lợi nhuận để lại:

Được đo lường bằng chi phí cơ hội, vì nếu lợi nhuận này được chia cho các cổ
đông thì các cổ đông có thể đầu tư và thu được lợi nhuận ở bên ngoài DN. Còn nếu
đầu tư vào chính DN thì tối thiểu họ phải đạt được mức doanh lợi như các cổ phần
mà họ đang nắm giữ.
Lãi suất yêu cầu = chi phí sử dụng cổ phần thường
d) chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi:
Kp : Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi.
e : tỷ lệ chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi
Dp: lợi tức cố định của 1 cổ phiếu ưu đãi
Pp : giá phát hành cổ phiếu ưu đãi
Kp =
4) Chi phí sử dụng vốn bình quân:
WACC = k : chi phí sử dụng vốn bình quân
ki : chi phí sử dụng vốn của nguồn vốn i
ti : số vốn của nguồn vốn i được sử dụng
wi : tỷ trọng của nguồn vốn i trong tổng vốn
T : tổng vốn trong DN
WACC =
5) Chi phí cận biên sử dụng vốn (MCC)
Chi phí vốn cận biên là chi phí của một đồng vốn mới được DN huy động thêm.
Chi phí vốn cận biên sẽ tăng khi ngày càng có nhiều vốn được huy động trong
một khoảng thời gian nào đó.

×