Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.87 KB, 5 trang )

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ:
Tâm lý học quản lí.
Họ và tên học viên: Vũ Đức Cảnh.
Đơn vị công tác: THCS Vinh Quang-Tiên Lãng-Hải Phòng.
Lớp: Bồi dưỡng Quản lí giáo dục- Sở GD& Đào tạo Hải Phòng
Năm học: 2010-2011
Đề tài:
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là khẩu hiệu giương cao trong các nhà
trường hiện nay. Tổ chức của bạn treo khẩu hiệu này với mục đích gì? Là một nhà
lãnh đạo, quản lí hay giáo viên của nhà trường, bạn đã, đang và sẽ có đóng góp gì để
nhà trường đạt được mục đích đề ra?
Trả lời:
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế
giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở cấp THCS Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối
hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại 50
trường học. Đến năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành trên phạm vị
toàn quốc.
Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy
định, nhất là tiểu học, THCS là các cấp phổ cập đến trường. Nhà trường phải tạo điều
kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. Trường học thân
thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không
ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện
trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách
quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy
học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự
tin bước vào đời.
Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh
được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường học thân thiện là trường học
có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh
sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… Trường học thân thiện là trường


tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình
đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục
cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an
toàn. Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh,
thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh
tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà
trường.
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân
thiện là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình
đẳng, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học
và học hết cấp của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ
lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và
tinh thần dân chủ.
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi
việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập,
trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân
gian, các hoạt động tập thể vui mà học.
Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm
hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn
khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức
quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo.
Với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các thế hệ
học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong
môi trường trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của
đất nước.
Như thế, việc giương cao khẩu hiệu “mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày
vui”, chính là việc hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng “ trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, một phong trào lớn mà Bộ giáo dục và đào tạo đã
phát động từ năm học 2008-2009.

Phong trào thi đua xây dựng “ trường học thân thiên, học sinh tích cực” có
năm nội dung cơ bản là:
1) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn,
lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
- Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ
gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công
trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
2) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự
chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự
học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực
hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
3) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn
giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội.
4) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự
tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù
hợp với lứa tuổi của học sinh.
- Tăng cường công tác giáo dục và hoạt động ngoại khoá có nội dung thiết thực

trong học tập.
5) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng ở địa phương
- Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách
mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn;
tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
- Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh
thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn
thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách
mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Để thực hiện thắng lợi và có hiệu quả cao phong trào thi đua xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, bản
thân tôi đã xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm sau:
-Nâng cao chất lượng hoạt động Ban chỉ đạo “Xây dựng truờng học thân thiện, học
sinh tích cực”. Hàng năm, sau khi ổn định về tổ chức, cần kiện toàn Ban chỉ đạo của
trường do đồng chí hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm có: Ban giám
hiệu, Chủ tịch công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách, các tổ trưởng, Ban đại diện
Hội cha mẹ học sinh. Làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ, hiểu đúng
về mục đích, nội dung của phong trào.
-Xây dựng kế hoạch cụ thể của từng năm học nhằm tiếp tục thực hiện 03 mục tiêu,
05 nội dung và 05 yêu cầu Chỉ thị 40/CT-BGD ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và
Đào tạo và Kế hoạch số 71/KH - BCĐ ngày 01/12/2008 của Ban chỉ đạo huyện Tiên
Lãng về “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong năm học này
cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
+ Chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và các tổ chức ở địa phương để
đảm bảo HS được an toàn khi đến trường. Khẩn trương hoàn thiện khu phòng học cao
tầng mới xây dựng, tiếp tục xúc tiến dự án tường bao, sân chơi và các công trình tiếp
theo. Làm tốt công tác huy động cộng đồng. Thực hiện tốt khẩu hiệu: “Thầy yêu trò,
trò kính thầy”;
+Tổ chức tốt các hoạt động dạy và học có hiệu quả, hướng đến việc lấy người học

làm trung tâm:
Tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS do Bộ GD&ĐT biên soạn. Thiết
kế bài giảng khoa học, bám sát hướng dẫn của Sở, bồi dưỡng năng lực độc lập suy
nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm
vững bản chất.
GV sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi giảng bài trên lớp, tránh tình trạng yêu cầu
HS ghi chép quá nhiều; chú trọng phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của
HS và vai trò chủ đạo của GV trong tổ chức quá trình dạy học.
GV sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, dễ hiểu, tác phong thân
thiện; khuyến khích, động viên HS học tập; chú trọng tổ chức hợp lý cho HS làm việc
cá nhân và theo nhóm; rèn luyện kĩ năng tự học, tạo điều kiện cho HS tự nghiên cứu
sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong các bài giảng; khai thác tối đa tính năng
các thiết bị dạy học; coi trọng thực hành thí nghiệm; chú trọng liên hệ thực tế trong
giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài học.
Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng
GV và dự giờ thăm lớp của GV; tổ chức rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên
môn. Tham gia hội thi GV dạy giỏi các cấp phấn đấu giành kết quả cao. Thực hiện tốt
việc đánh giá giờ dạy theo phiếu dự giờ mới của Sở GD-ĐT.
Thực hiện nghiêm quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ
GD&ĐT ban hành; thực hiện đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm
tra học kì cả lý thuyết và thực hành.
Kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan;
dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng, hướng dẫn HS từng bước biết tự đánh giá năng lực
của mình.
Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý,
GDCD cần coi trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng hạn chế HS chỉ ghi nhớ
máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học.
Giáo viên cần nắm vững về kĩ năng ra đề, soạn đáp án và chấm bài thi, kiểm tra

bằng hình thức tự luận, trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình
giáo dục phổ thông với các cấp độ: Biết, thông hiểu, vận dụng, sáng tạo ; với các bài
kiểm tra cuối học kì, cuối năm dành tối thiểu 50% cho các nội dung thông hiểu,
vận dụng, sáng tạo, các đề bài kiểm tra từ 15 phút trở lên nhất thiết phải xây dựng
ma trận, tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch tập hợp ma trận đề kiểm tra cho cả năm
học, nộp về bộ phận chuyên môn để theo dõi. Thực hiện đúng tiến độ kiểm tra, đề
kiểm tra phải nộp về chuyên môn trước khi tổ chức kiểm tra. Đánh giá kết quả học tập
theo phân phối chương trình, các bài kiểm tra thương xuyên, kiểm tra định kỳ phải
được chấm, chữa, phê và trả học sinh đúng thời gian quy định.
Thực hiện tốt việc quản lí, phân tích và công khai kết quả học tập của học sinh
thông qua sổ điểm điện tử, các phàn mềm thống kê, công khai kết quả kiểm tra đánh
giá học sinh để toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội
được biết.
+ Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục – thể thao,…; tăng cường
tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy HS hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống,
bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hoá truyền thống và tinh hoa văn hoá thế giới.
Thực hiện hợp lí, thường xuyên và có hiệu quả việc tích hợp rèn luyện kỹ năng
sống vào các môn học;
+Quyết tâm xây dựng nhà trường với những giá trị cốt lõi là: “Kỷ cương- Đoàn
kết- Nhân ái -Thân thiện- Hợp tác- Trung thực -Công bằng -Khách quan-Sáng tạo
-Hiệu quả”, rèn luyện nhân cách nhà giáo và học sinh theo lời dạy của Bác hồ:
“Nhân-Nghĩa-Trí -Dũng-Liêm”
-Làm tốt công tác tham mưu cấp uỷ, chính quyền xây dựng môi trường giáo dục
lành mạnh, đảm bảo an toàn cho học sinh, xây dựng CSVC trường học đáp ứng yêu
cầu tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức các hoạt động tuyên
truyền để các tổ chức đoàn thể nhân dân, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hăng hái tham
gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
-Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ trong trường học.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc di tích lịch sử, khu văn hoá.
Trên đây là những suy nghĩ của bản thân về việc hưởng ứng phong trào thi đua

xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mà mục đích trọng tâm là
làm sao để các em học sinh được hưởng hạnh phúc “mỗi ngày đến trường là một
ngày vui”, đó là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chăm lo đến sự nghiệp giáo
dục, đến thế hệ trẻ!

×