Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.45 KB, 63 trang )

LÞCH Sö §OµN TNCS Hå CHÝ MINH
( PHAN 5 )
CHƯƠNG XIII
HĂNG HÁI THAM GIA HAI PHONG TRÀO LỚN “THANH NIÊN LẬP
NGHIỆP” VÀ "TUỔI TRẺ GIỮ NƯỚC"
Đường lối đổi mới toàn diện được đề ra tại Đại hội Đảng VI là đường lối
được hình thành trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tổng kết
những kinh nghiệm sáng tạo của nhân dân, của các cấp, các ngành, hợp
quy luật, thuận lòng người, nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Qua
hơn 5 năm nỗ lực kiên cường, công cuộc đổi mới đất nước của toàn Đảng,
toàn dân đã thu được những kết quả rất quan trọng. Tình trạng đình đốn
trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục; lạm phát bị đẩy lùi
từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991. Kinh tế tuy còn nhiều
yếu kém nhưng cơ bản đã vượt qua khủng hoảng và có những mặt tiến
bộ. Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. ổn định chính trị được
giữ vững, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Những kết quả đó đã tạo
đà cho nhân dân ta tiếp tục phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách
thức, đưa công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục đạt những thắng lợi to lớn
hơn.
Song đến những năm 1990, 1991, nước ta vẫn đứng trước những thử
thách rất gay gắt. Tăng trưởng kinh tế còn chậm, lạm phát còn cao, nhiều
vấn đề xã hội mới nảy sinh, có mặt nghiêm trọng. Mỹ vẫn tiếp tục bao vây
cấm vận. Một số thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động gây mất ổn định
chính trị, phá rối an ninh quốc gia, làm phương hại đến độc lập, chủ quyền
của đất nước. Bối cảnh quốc tế không thuận lợi, Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu đổ vỡ.
Trước tình thế đó, Đảng và nhân dân ta đã thể hiện trí tuệ và bản lĩnh cách
mạng cao, phát huy truyền thống đoàn kết, đấu tranh kiên cường, lao động
sáng tạo, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, kiên trì con đường xã hội
chủ nghĩa, kiên trì đổi mới đưa đất nước tiếp tục tiến lên.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra quyết


định về: “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối liên hệ
giữa Đảng và nhân dân”. Ngày 13-3-1991, Bộ Chính trị (khoá VI) đã ra
Nghị quyết số 25/NQ- TW về “Đổi mới thanh niên”. Nghị quyết đã khẳng
định vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên trong công cuộc đổi mới, ý
nghĩa chiến lược của công tác thanh niên đối với tương lại dân tộc và vận
mệnh của Tổ quốc; khẳng định những quan điểm cơ bản về công tác thanh
niên và nêu lên phương hướng, nội dung và giải pháp chủ yếu của công
tác thanh niên trong các nhiệm vụ:
- Giải quyết việc làm.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Tổ chức phong trào hành động cách mạng trong thanh niên.
- Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, mở rộng việc tập hợp
đoàn kết thanh niên.
- Tăng cường công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã
hội.
Cũng trong năm 1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng
sản Việt Nam được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã phân tích đánh
giá đúng đắn tình hình, những thắng lợi đã đạt được, phân tích và tìm ra
nguyên nhân những thiếu sót, yếu kém, chỉ ra những nguy cơ, thách thức,
và đã khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, tiếp tục
đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, đề ra cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và “Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2000 vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong bối cảnh đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh đã tiến hành từ ngày 15 đến 18-10-1992 tại Hà Nội. Về dự
Đại hội có 797 đại biểu thay mặt cho 2,5 triệu đoàn viên và hơn 20 triệu
thanh niên cả nước. Trong số đại biểu dự Đại hội có 162 đại biểu nữ, 94
đại biểu là thanh niên dân tộc thiểu số, 406 đại biểu thanh niên công nhân,
110 đại biểu thanh niên các lực lượng vũ trang, 31 đại biểu học ainh, sinh

viên, 11 đồng chí là đại biểu Quốc hội khoá IX, có 4 đại biểu trẻ nhất ở tuổi
15, 404 đại biểu có trình độ đại học và trên đại học. So với các lần Đại hội
trước, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ Vi có số lượng đại biểu đông nhất,
tiềm năng trí tuệ mạnh nhất… phản ánh nhiều lĩnh vực hoạt động của
Đoàn và sự trưởng thành của tổ chức Đoàn sau những năm tự đổi mới
theo định hướng của Đảng.
Đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các
đồng chí Cố vấn của Đảng và nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã
tham dụ Đại hội. Tới dự Đại hội còn có đại diện các Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, mẹ liệt sĩ, các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, các
đồng chí nguyên là Bí thư thứ nhất Trung Đoàn các khoá. Thay mặt Đảng
và Nhà nước, phát biểu tại Đại hội, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã đánh
giá cao và biểu dương những cố gắng và đóng góp to lớn của tuổi trẻ thời
gian qua, đồng thời trao nhiệm vụ cho Đoàn và phong trào thanh niên phát
huy vai trò xung kích, sáng tạo, tiếp tục đi đầu trong công cuộc đổi mới đất
nước, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vì
hạnh phúc và tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “Để có đủ khả năng hoàn thành nhiệm
vụ , tuổi trẻ Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh phải xây dựng cho mình hoài bão, trí tuệ, đạo đức và ý chí cách
mạng”.
Đại hội đã đánh giá tình hình tổ chức hoạt động của Đoàn và phong trào
thanh thiếu niên, biểu dương những cố gắng to lớn của các cấp bộ Đoàn,
của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu niên trong cả nước. Đại hội đã thông
qua, phương hướng, nhiệm vụ và các biện pháp xây dựng Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh trong giai đoạn 1993-1997; thông qua các chương trình hành
động cách mạng của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là các chương trình:
- Chương trình thanh niên làm kinh tế, tham gia giải quyết việc làm.
- Chương trình thanh niên tham gia bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính

trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Chương trình học tập, sáng tạo, tích cực tham gia phát triển văn hoá - xã
hội.
- Chương trình xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chăm
sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
Đại hội nhất trí chọn bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”, nhạc và lời của
Hoàng Hoà, làm bài ca chính thức của Đoàn. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp
hành Trung ương Đoàn khoá VI gồm 91 đồng chí. Tại kỳ họp lần thứ nhất
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí
thư thứ nhất, đồng chí Phạm Phương Thảo được bầu làm Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn. Tiếp đó, tại kỳ họp lần thứ 2, Ban Chấp
hành Trung ương Đoàn đã bầu đồng chí Vũ Trọng Kim làm Bí thư và phân
công giữ trách nhiệm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn. Đến Hội nghị
Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng tháng 1 năm 1994,
đồng chí Hồ Đức Việt Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn được bầu làm ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI thắng lợi đã khẳng định sự thống nhất ý
chí và hành động của toàn Đoàn và phong trào thanh niên, thể hiện lòng
trung thành vô hạn của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước, với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, khẳng định quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới đất nước và sự rèn luyện để trưởng thành của thế hệ
trẻ.
Tháng 1-1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) đã ban hành Nghị quyết về công tác thanh niên trong tình hình mới.
Nghị quyết đã đánh giá vai trò của lực lượng thanh niên, công tác thanh
niên: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước
vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không,
cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay
không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng,

rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng”. Nghị quyết khẳng định lòng tin tưởng sâu sắc của Đảng và dân tộc
đối với thế hệ trẻ, sự quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển, trưởng thành của thanh niên; đồng thời đề ra
phương hướng, nhiệm vụ của công tác thanh niên, xác định nhiệm vụ của
Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. “Hình thành một lớp
thanh niên nam nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường
XHCN, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý,
kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi lĩnh vực hoạt động xã
hội, những trí thức uyên bác chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học, những
nghệ sĩ tài năng, những lao động có tay nghề cao”.
Đồng thời Đảng có trách nhiệm chăm lo bồi dưỡng, đào tạo thanh niên và
phát huy tiềm năng to lớn của thế hệ trẻ trong thời kỳ cách mạng mới. Tại
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII) Tổng Bí
thư Đỗ Mười khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta phải xây dựng và hoàn
thiện các chính sách đối với thanh niên nhằm vừa phát huy tiềm năng sáng
tạo của tuổi trẻ, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thanh niên
cống hiến tốt nhất, nhiều nhất và trưởng thành nhiều nhất”.
Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã chỉ rõ:
“Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt công tác thanh niên ở vị trí trung tâm
trong chiến lược phát triển của nguồn nhân lực: “Vấn đề thanh niên phải
đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con
người”.
Rõ ràng là, Đảng ta luôn nhìn thấy vai trò to lớn và tiềm năng dồi dào của
thanh niên, Đảng đặt niềm tin vào thanh niên và có chủ trương, chính sách
đúng đắn để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ cho đất
nước. Đấy chính là môi trường tốt nhất để Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội

Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức tốt phong
trào thanh niên. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 của
Đảng và trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, Hội nghị
lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã quyết định phát động trong
thanh niên cả nước hai phong trào hành động cách mạng là phong trào
“Thanh niên lập nghiệp” và phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”.
Phong trào Thanh niên lập nghiệp:
Phong trào Thanh niên lập nghiệp nhằm vận động, cổ vũ, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ và hướng dẫn thanh niên lập thân, lập nghiệp với những nội dung,
cách làm phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Trong nông thôn, phong
trào thanh niên lập nghiệp là sự phát triển phong trào “sản xuất, kinh doanh
giỏi” bằng nhiều nội dung, biện pháp mới phù hợp với những điều kiện và
yêu cầu của giai đoạn mới. Những loại hình hoạt động hỗ trợ nâng cao
trình độ kỹ thuật, khả năng tổ chức sản xuất cho thanh niên như: tập huấn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, xây dựng các điểm
trình diễn kỹ thuật, công nghiệp, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật,
công trình thanh niên, mô hình VAC… được tiếp tục mở rộng. Hơn 1 triệu
lượt đoàn viên, thanh niên đã được tập huấn về nghề nông: (năm 1993:
214.200 người, năm 1994: 203.126 người, năm 1995: 234.478 người, năm
1996: 223.326 người, sáu tháng đầu năm 1997: 126.686 người. Từ năm
1993 đến 1997, trong các cơ sở Đoàn nông thôn đã xây dựng 9.286 điểm
trình diễn kỹ thuật, duy trì hoạt động của 1.746 câu lạc bộ khuyến nông,
hoàn thành 67.173 công trình thanh niên xây dựng kết cấu hạ tầng nông
thôn: tổ chức nhiều cuộc thi kỹ thuật nghề nông ở các cấp. Năm 1996, hội
thi “Thanh niên nông thôn với Chương trình IMP” do Trung ương Đoàn
phối hợp với Bộ Nông nghiệp tổ chức đã thu hút gần 900.000 đoàn viên,
thanh niên nông thôn tham gia từ cơ sở; 210 thanh niên xuất sắc từ 42
tỉnh, thành phố được tham dự hội thi cấp Trung ương. Thanh niên nông
thôn còn đi đầu trong việc ứng dụng các giống mới, góp phần chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao ở mỗi địa phương

Tổ chức Đoàn, Hội đã có nhiều biện pháp giúp đỡ giải quyết một khó khăn
lớn của thanh niên nông thôn là vấn đề vốn. Đoàn đã tháo gỡ cơ chế,
hướng dẫn cho đoàn viên, thanh niên xây dựng dự án và tín chấp cho họ
vay vốn từ các nguồn như quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, quỹ Xoá đói
giảm nghèo, các dự án trồng rừng… Trong 5 năm, Đoàn thanh niên các
cấp đã thực hiện 15.137 dự án với tổng kinh phí 463,6 tỷ đồng, giúp cho
364.900 thanh niên có vốn sản xuất. Riêng Trung ương Đoàn đã được ủy
quyền phê duyệt 778 dự án với số vốn 390,9 tỷ, giúp cho 31.800 thanh
niên. Đầu năm 1992, Ban thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên đã
quyết định thành lập “Quỹ trợ vốn thanh niên sản xuất”. Sau 6 tháng thí
điểm do ủy ban Hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện rút kinh nghiệm, loại
hình quỹ này đã được triển khai rộng. Đến cuối năm 1994, Quỹ đã có gần
1 tỷ đồng cho thanh niên vay, mỗi người được vay từ 500.000 đến 1 triệu
đồng. Tổ chức Đoàn, Hội còn xây dựng các đội, nhóm, chi hội thanh niên
giúp nhau làm ăn, câu lạc bộ khuyến nông và vận động đoàn viên, thanh
niên tự giúp vốn lẫn nhau. Đến cuối năm 1997, số vốn do đoàn viên, hội
viên, thanh niên tự giúp đỡ lẫn nhau đã lên tới trên 70 tỷ đồng.
Đoàn đã quan tâm giúp đỡ đoàn viên, thanh niên nâng cao trình độ tổ
chức, quản lý sản xuất qua việc đảm nhận các dự án phủ xanh đất trống,
đồi núi trọc, xây dựng và phát triển mô hình “Trang trại trẻ”. Hôi nghị “Trang
trại trẻ” do Tỉnh Đoàn Yên Bái tổ chức năm 1994 đã có tác dụng phổ biến
kinh nghiệm, nhân rộng mô hình này cho thanh niên trong tỉnh. Từ năm
1992 đến 1997, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo xây dựng 15 “Khu kinh tế
thanh niên” và phát triển hàng năm “Làng thanh niên” ở các tỉnh miền núi.
Tháng 1-1997, Hội nghị về “Làng thanh niên” được tổ chức ở Gia Lai với
sự tham dự của hơn 20 tỉnh, một lần nữa khẳng định tác dụng của mô
hình “Làng thanh niên” trong việc phát huy vai trò của thanh niên đối với
quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững trật tự, an ninh, xây
dựng cuộc sống mới ở bản làng, đoàn kết, tập hợp và giáo dục thanh niên.
Trong khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp và dịch vụ, Đoàn đã thành lập

các Trung tâm tư vấn nghề nghiệp, Trung tâm dạy nghề và giải quyết việc
làm cho thanh niên. Từ chỗ chỉ có một vài Trung tâm vào cuối năm 1991,
đến hết năm 1997, đã hình thành hơn 20 Trung tâm cấp tỉnh và cấp Trung
ương do Đoàn quản lý. Tính chung với 179 Trung tâm dạy nghề, Văn
phòng giao dịch giới thiệu việc làm các cấp của Đoàn, Hội đã tổ chức dạy
nghề cho gần 429.500 và giới thiệu việc làm cho 313.012 thanh niên. Hơn
10 nghìn lao động trẻ trong 70 đơn vị TNXP ở 22 Tỉnh, Thành Đoàn đảm
đương nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những nơi gian khổ, khó khăn.
Phong trào CKT được bổ sung thêm nội dung và tiếp tục phát triển. Đến
hết năm 1997, hơn 3 nghìn hội thi tay nghề chọn “Bàn tay vàng” đã thu hút
sự tham gia của 149.847 đoàn viên thanh niên, góp phần nâng cao trình độ
nghề nghiệp trẻ được Đoàn, Hội ủng hộ để đẩy mạnh sản xuất, kinh
doanh, góp phần phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, Ba cuộc “Gặp gỡ
Doanh nghiệp trẻ” đã được tổ chức với sự tham gia ngày càng đông đảo
của các nhà doanh nghiệp trẻ trong cả nước. Các cấp bộ Đoàn đã đảm
nhiệm 17.340 công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng đường
dây tải điện 500 KV Bắc - Nam và công trình xây dựng thủy điện Ialy cùng
các công trình lớn khác.
Tiêu biểu là phong trào thi đua “1.000 sáng kiến” của đoàn viên, thanh niên
khối công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Đoàn Bắc Ninh. Tính đến tháng 11-1997
đã có 620 sáng kiến của thanh niên công nhân được xét công nhận. Đoàn
viên, kỹ sư Mạnh Hùng ở nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn với sáng kiến pha
chế hóa chất khử độc tố số giấy cuốn thuốc lá của Nhật để tiếp tục đưa
vào sản xuất đã tiết kiệm cho Nhà nước hàng vạn đồng.
Trong các trường học, phong trào Thanh niên lập nghiệp được cụ thể hoá
bằng phong trào thi đua “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, được sự hưởng ứng, tham
gia của đông đảo học sinh, sinh viên. Qua nhiều hoạt động hỗ trợ học tập,
nghiên cứu khoa học, định hướng nghề nghiệp với nhiều loại hình câu lac
bộ học thuật, các cuộc thi, các giải thưởng, các loại quỹ khuyến học,

khuyến tài…, Đoàn, Hội đã động viên, cổ vũ học sinh, sinh viên tích cực
học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển tài năng; khơi dậy ý chí, nghị
lực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đến hết
năm 1997, đã có 6.923 câu lạc bộ học sinh, sinh viên thu hút trên 200
nghìn học sinh, sinh viên tham gia hoạt động; Tiêu biểu như sinh viên
Trường Đại học Y Bắc Thái đã có nhiều đề tài nghiên cứu đạt giải cao toàn
quốc. Nét nổi bật trong hoạt động hỗ trợ học tập ở các trường học trong
toàn quốc những năm từ 1992-1997 là sự phát triển rộng rãi các loại quỹ
học bổng ở hầu hết các cấp bộ Đoàn, như các loại Quỹ khuyến học,
khuyến tài của các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã trao 237.666
suất học bổng trị giá 32.011 triệu đồng. Riêng Quỹ “Hỗ trợ tài năng trẻ Việt
Nam” của Trung ương Đoàn đã trao 1.476 triệu đồng cho 2.576 học sinh,
sinh viên. Vào năm mới, Trung ương Đoàn tổ chức bình chọn và trao giải
thưởng “Những gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất trong năm”. Giải
thưởng Kim Đồng trong ba năm học đã xét và trao 1.004 giải thưởng cho
các cán bộ liên đội, chi đội xuất sắc và học giỏi.
Có thể nói, qua các chương trình hành động cụ thể, phong trào “Thanh
niên lập nghiệp” đã trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp của đoàn
viên, thanh niên trên các lĩnh vực khác nhau, góp phần động viên, cổ vũ
hàng triệu đoàn viên, thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, xung kích
thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng của đất
nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong nội dung, phương thức đoàn kết
tập hợp thanh niên và công tác xây dựng Đoàn; khẳng định vị thế, vai trò
của Đoàn Thanh niên trong xã hội.
Phong trào Tuổi trẻ giữ nước.
Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” thể hiện trách nhiệm của Đoàn trong việc
giáo dục tuổi trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của
dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; phát huy lực lượng
thanh, thiếu niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Qua các hoạt động của
phong trào, Đoàn đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tình hình, nhiệm vụ

cách mạng và trách nhiệm của tuổi trẻ với công tác quốc phòng - an ninh,
vận động đoàn viên, thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn thanh niên các cấp đã tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật
Nghĩa vụ quân sự, làm tốt công tác hậu phương quân đội, góp phần đảm
bảo chỉ tiêu giao quân, nâng cao chất lượng thanh niên nhập ngũ. Các
phong trào, các cuộc vận động như: “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”,
“Vì Trường Sa thân yêu”, “Vì người bạn tòng quân”, “Đoàn kết ba lực
lượng”, “Kết nghĩa quân dân”… được tiếp tục phát triển và đi vào chiều
sâu. Đoàn viên thanh niên cả nước đã quyên góp, tặng quà các chiến sĩ
biên giới, hải đảo với số tiền 2.624 triệu đồng. Riêng năm 1993, các Tỉnh,
Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đã cử đại biểu ra thăm và tặng quà các
chiến sĩ Trường Sa trị giá trên 300 triệu đồng.
Nhiều tủ sách, thư viện, nhiều phòng truyền thống, nhiều cơ sở dạy nghề
cho bộ đội đã ra đời từ phong trào “Vì các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo”.
Các tỉnh, thành Đoàn đã xây dựng 20 tủ sách tặng các chiến sĩ đồn biên
phòng các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Phong trào đã phát triển và trở
thành nhịp cầu thân thương gắn bó giữa tuổi trẻ nơi biên giới, hải đảo với
tuổi trẻ hậu phương cùng thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thanh niên trong các lực lượng vũ trang, phong trào “Xứng danh bộ đội Cụ
Hồ”, “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” từng bước đi vào chiều sâu bằng các
cuộc vận động như “Huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng chiến đấu
cao”, “Xây dựng chi đoàn văn hoá”, “Chi đoàn làm công tác dân vận tốt”,
“Đẹp người, đẹp doanh trại, đẹp tình quân dân”, “Thực hiện tốt điều lệnh
Công an nhân dân”, “Vì an ninh biên giới”… đã góp phần cổ vũ, động viên
thanh niên các lực lượng vũ trang vượt qua khó khăn, gian khổ, sẵn sàng
nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đã xuất hiện nhiều tấm
gương dũng cảm, hy sinh, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của người
chiến sĩ cách mạng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đoàn viên, thanh
niên ở các địa phương, cơ sở tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ an
ninh, sẵn sàng chiến đấu. Các cấp bộ Đoàn đã phối hợp xây dựng và duy

trì thường xuyên hoạt động của 40.145 đội thanh niên xung kích an ninh,
chi đoàn dân quân tự vệ, thanh niên cờ đỏ với trên 500 nghìn đoàn viên,
thanh niên tham gia tuần tra, canh gác, góp phần ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật. Nhiều tấm gương thanh niên dũng cảm trong đấu tranh
chống tội phạm được xã hội hoan nghêng. Các cấp bộ Đoàn đã cảm hoá
và giáo dục được 69.700 thanh thiếu niên hư; giúp đỡ 23.400 thanh niên
có việc làm sau khi đã được giáo dục tiến bộ.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được triển khai
rộng khắp và được đại bộ phận thanh, thiếu nhi hưởng ứng tham gia. Các
cấp bộ Đoàn trong cả nước đã nhận phụng dưỡng đền hết đời 3.902 Bà
mẹ Việt Nam anh hùng, nhận chăm sóc thường xuyên 5.812 mẹ, trực tiếp
xây dựng 2.329 nhà, tặng 27.133 sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng “Quỹ
Đền ơn đáp nghĩa Thanh niên xung phong”, tổ chức thăm và tặng quà các
gia đình chính sách, gia đình và người có công với nước… với tổng số tiền
hơn 30 tỷ đồng.
Các phong trào “Vượt khó học tốt”; “Vì bạn nghèo”; “Em yêu khoa học”; “áo
lụa tặng bà”; “Em yêu đường sắt quê em”, tiếp tục được triển khai rộng rãi
và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Cuộc vận động “5 triệu suất giấy bút tặng
tuổi trẻ Cu Ba anh em” đã được đoàn viên, thanh niên cả nước tham gia
với số tiền 34.155 triệu đồng cùng nhiều đồ dùng, vật phẩm có giá trị để
giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, những trẻ em lang thang, cơ nhỡ.
Các hoạt động chống tệ nạn xã hội trong phong trào tuổi trẻ giữ nước
được tập trung chỉ đạo và triển khai tích cực qua các cuộc vận động “Năm
chống”, “Hai xây - một chống”. Đoàn Thanh niên và Bộ Nội vụ đã ký Nghị
quyết liên tịch về ngăn chặn và phòng chống tội phạm trong thanh, thiếu
niên và đã phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều biện pháp có hiệu quả. Đoàn
cùng với 5 Bộ, Ngành lý Kế hoạch Liên tịch số 1413/KH-LN về ngăn chặn
và phòng chống tệ nạn ma tuý trong thanh, thiếu niên. Các cấp bộ Đoàn,
đặc biệt là các cơ sở Đoàn trường học và đoàn viên thanh niên học sinh
đã khẩn trương, tích cực triển khai nhiều biện pháp với quyết tâm nhanh

chóng chặn đứng tệ nạn ma tuý học đường. ở nhiều địa phương, Đoàn đã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma tuý, vận động
thanh niên và nhân dân trồng các loại cây thay thế cây thuốc phiện, không
sử dụng, tàng trữ, vận chuyển ma túy. Nhiều Câu lạc bộ “Phòng chống tệ
nạn xã hội”, “Hòm thư xanh” nhằm phát hiện hiện tượng sự dụng ma túy
được thành lập, các đội “Công tác xã hội” triển khai nhiều hoạt động có
hiệu quả giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ những thanh niên lầm lỗi trở về cuộc
sống bình thường.
Hoạt động của Đoàn, Hội trong công tác văn hoá - xã hội được tổ chức với
quy mô lớn, nội dung, hình thức phong phú; khơi dậy ý thức trách nhiệm
của thanh, thiếu nhi trước các vấn đề xã hội; góp phần tích cực vào quá
trình phát triển và làm lành mạnh môi trường xã hội. Cuộc vận động thực
hiện 3 mục tiêu về Dân số - Sức khoẻ - Môi trường tiếp tục được phát triển
và có những tiến bộ rõ nét. Đến 1997, đã có 3.198 câu lạc bộ “Dân số và
phát triển”, 2.597 Đội Thanh niên tình nguyện về nước sạch và vệ sinh môi
trường. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện của tuổi trẻ đã được tổ chức ở
hầu khắp các cơ sở Đoàn, Hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thu hút
đông đảo thanh, thiếu nhi tự giác tham gia. Từ 1993 đến giữa 1997, tuổi
trẻ cả nước đã quyên góp ủng hộ 34.155 triệu đồng cùng nhiều đồ dùng,
sách vở, quần áo giúp đỡ nhân dân và thanh, thiếu nhi khắc phục hậu
quả thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn,
người tàn tật… Đoàn vien, thanh niên hăng hái tình nguyện tham gia
chống nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Thông qua các chiến dịch
“ánh sáng văn hoá”, các “Mùa hè xanh”, đã có gần 50 nghìn lượt đoàn
viên, thanh niên tình nguyện mở 14.978 lớp học, xóa mù chữ được cho
208.402 người. Hoạt động “Hiến máu nhân đạo” do Trung ương Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam phát động được sự hưởng ứng của đông đảo
đoàn viên, thanh niên, nhanh chóng trở thành một phong trào mang tính
nhân đạo sâu sắc; các chi hội thanh niên tình nguyện hiến máu nhân đạo
được thành lập ở nhiều địa phương, nhiều trường đại học, cao đẳng. Từ

năm 1995, hình thức phong trào thanh niên tình nguyện bắt đầu phát triển
ở nhiều địa phương và nổi rõ hơn trong các hoạt động văn hoá - xã hội.
Hưởng ứn phong trào “Thanh niên khoẻ để lập nghiệp và giữ nước”, nhiều
đoàn viên, thanh niên đã tích cực tập luyện thể thao đạt danh hiệu chi
Đoàn, chi Hội thanh niên khoẻ. Bên cạnh một số giải thi đấu thể thao
truyền thống do Đoàn tổ chức, một số giải thể thao mới được tổ chức như
thi đấu bóng đá trẻ lứa tuổi U-21, U-22 giải báo Thanh niên, bóng đá thiếu
niên, nhi đồng giải báo Nhi đồng, chạy việt dã thiếu niên giải báo Thiếu
niên Tiền Phong, Hoa Học trò… đã góp phần thúc đẩy phong trào luyện
tập thể dục thể thao trong thanh, thiếu nhi và nhân dân, phát hiện và bồi
dưỡng tài năng thể thao trẻ.
Từ thực tiễn phong trào, có thể khẳng định hai phong trào lớn “Thanh niên
lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được triển khai có kết quả, đặc biệt,
phong trào “Thanh niên tình nguyện” đã có bước phát triển mới trong các
hoạt động xã hội; đánh dấu bước phát triển mới của công tác Đoàn và
phong trào thanh, thiếu niên trong điều kiện mới; tạo nên nguồn lực tinh
thần và vật chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ,
đoàn viên, thanh niên cả nước, được xã hội quan tâm, ủng hộ.
Công tác tư tưởng - văn hoá, tuyên truyền giáo dục của Đoàn không
ngừng được đổi mới về nội dung và hình thức, thu hút sự chú ý và tham
gia đông đảo của thanh, thiếu niên, góp phần nâng cao nhận thức và giác
ngộ chính trị, định hướng lý tưởng của Đảng và tương lai phát triển của đất
nước.
Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã đặt ra
yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng thanh niên thành “Thế hệ con người mới có lý
tưởng cao đẹp, giàu lòng yêu nước Vững vàng về chính trị, kiên định con
đường XHCN”. Tiếp đó, là Nghị quyết 09 về “Một số định hướng lớn trong
công tác tư tưởng” (ngày 18-2-1995); Nghị quyết của Bộ Chính trị về tổ
chức những ngày kỷ niệm lớn trong hai năm (1994-1995) và các Chỉ thị
khác của Ban Bí thư đã khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của công

tác tư tưởng văn hóa trong điều kiện mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc giáo dục toàn diện cho thanh
niên. Văn kiện Đại hội đai biểu toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “Coi
trọng hơn nữa việc giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ vì chính trị, tư tưởng, văn
hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết
việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh niên”.
Nhà nước ta cũng rất chú trọng và quan tâm một cách sâu sắc đến sự phát
triển của thế hệ trẻ nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong chiến lược phát triển thanh niên, chính phủ đã
nêu lên 3 quan điểm quan trọng, trong đó quan điểm 1 đã nêu: “Phát triển
thanh niên là xây dựng con người mới, phát triển toàn diện, kế tục trung
thành nhân tố con người, để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Các quan điểm, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể được nêu trong chiến lược phát
triển thanh niên đến năm 2010 thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đến việc phát triển nguồn nhân lực và phát huy nhân tố thanh niên
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung của chiến lược là căn cứ
quan trọng để các ngành, các cấp, các đoàn thể xây dựng kế hoạch, nhằm
phát triển thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nhiều loại hình hoạt động như “Về nguồn”, gặp mặt truyền
thống, các phong trào hành động cách mạng mang ý nghĩa giáo dục sâu
sắc. Chỉ tính riêng 6 cuộc thi tìm hiểu truyền thống ở cấp Trung ương đã
có 10.230.000 bài dự thi của thanh, thiếu niên. Các hoạt động tuyên truyền
về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật Nhà nước được
tổ chức thường xuyên. Hơn 14 triệu lượt thanh, thiếu niên đã tham gia
thảo luận, đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo và học tập quán triệt
nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; 55.796 cuộc phổ biến, học tập, thi tìm
hiểu về luật pháp đã thu hút trên 9 triệu lượt đoàn viên, thanh, thiếu niên
tham gia. Nhiều hình thức hoạt động văn hóa, giáo dục về nếp sống, lối

sống mới được tổ chức sôi nổi ở nhiều địa phương như cuộc thi “SV-96”.
“Bảy sắc cầu vồng”, “Kính vạn hoa”, thi “Thanh niên thanh lịch”, “Nét đẹp
đội viên”, liên hoan thanh niên hát dân ca, thi sáng tác và tổ chức biểu diễn
về phòng chống HIV/AIDS, về chủ đề dân số và phát triển, vận động xây
dựng “Gia đình trẻ văn hoá”, nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng
ký túc xá văn minh, sạch đẹp trong các trường đại học, cao đẳng… Một số
hình thức tuyên truyền giáo dục đã được đổi mới, nâng cao như các chiến
dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh, các đội thông tin tuyên truyền xung
kích thanh niên, tuyên truyền và nhân rộng các tấm gương điển hình tiên
tiến. Hàng vạn thanh niên tiên tiến, thiếu nhi xuất sắc đã được biểu dương
tại Đại hội Thanh niên tình nguyện Việt Nam, Liên hoan Tuổi hai mươi
dựng xây đất nước, gặp mặt thiếu nhi nghèo vượt khó, Đại hội cháu ngoan
Bác Hồ, gặp gỡ Thanh niên xung phong toàn quốc… đã động viên, cổ vũ
và khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Công tác xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn
được tập trung chỉ đạo với nhiều biện pháp thích hợp. Hàng năm, tỷ lệ cơ
sở Đoàn vững mạnh và khá đều tăng, tỷ lệ cơ sở Đoàn yếu kém giảm. Đã
tổ chức lại và thành lập mới 317 Đoàn cơ sở, 3.548 chi đoàn ở những nơi
chưa có tổ chức Đoàn. Đến hết năm 1997 đã xây dựng được 156 Đoàn cơ
sở, 1.261 chi đoàn với 52.244 đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, 742 chi hội với 30.254 hội viên. Thông qua việc thực hiện
“Chương trình rèn luyện đoàn viên” và phát thẻ Đoàn, chất lượng đoàn
viên được nâng cao, công tác quản lý đoàn viên của Đoàn cơ sở và chi
đoàn được chấn chỉnh. Công tác phát triển đoàn viên mới có nhiều tiến bộ;
từ năm 1993 đến hết năm 1996, cả nước đã kết nạp được 1.951.824 đoàn
viên mới. Riêng năm 1997, đã kết nạp 635.624 đoàn viên mới. Công tác
cán bộ được quan tâm từ việc phát hiện, tạo nguồn đến việc bố trí, sử
dụng, từ việc thực hiện chế độ chính sách đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Trung bình hàng năm có hơn 120 nghìn cán bộ Đoàn, Hội, Đội được tập

huấn bồi dưỡng đào tạo và đào tạo lại. Trường cán bộ Thanh Thiếu niên
Trung ương, trong 5 năm, đã đào tạo tập trung tại trường và phối hợp mở
các lớp đào tạo tại địa phương cho 6.560 cán bộ Đoàn. Tháng 8-1995, Học
viện Thanh Thiếu niên Việt Nam đã được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp
xếp lại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và thông tin khoa học của Đoàn.
Học viên đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở lớp
hoàn chỉnh kiến thức đại học chính trị và cấp bằng cử nhân chính trị cho
hơn 100 cán bộ của Đoàn. Trải qua thực tiễn phong trào, đã xuất hiện một
đội ngũ cán bộ Đoàn trẻ, có trình độ học vấn, năng động, thích ứng nhanh
với cơ chế mới; nhiều đồng chí cán bộ Đoàn đã trưởng thành, được bổ
sung, nhận trách nhiệm lớn hơn trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các
ngành, đoàn thể.
Cuộc vận động phấn đấu rèn luyện trở thành đảng viên do Trung ương
Đoàn phát động đã được các cấp bộ Đoàn triển khai với nhiều hoạt động
tuyên truyền giáo dục và được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đoàn
viên. Từ năm 1993, số đoàn viên ưu tú được giới thiệu với Đảng, số đoàn
viên được kết nạp Đảng mỗi năm đều tăng. Năm 1994, Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn đã phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức
Hội thảo về phát triển đảng viên trẻ để tăng cường sự phối hợp, đẩy mạnh
công tác phát triển Đảng trong đoàn viên thanh niên. Trong nhiệm kỳ VI,
Đoàn đã giới thiệu với Đảng 634.411 đoàn viên ưu tú, trong đó được kết
nạp Đảng 152.821 đồng chí.
Bên cạnh đó công tác kiểm tra của Đoàn có nhiều tiến bộ, đáp ứng tốt hơn
công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành Đoàn các cấp, có tác dụng tích cực
kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Đoàn và các chỉ thị, nghị quyết, các phong
trào hành động của Đoàn và góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
đoàn viên.
Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh
niên, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng nhiều hơn đến công tác củng cố, mở
rộng Hội Liên hiệp Thanh niên và Hội Sinh viên Việt Nam. Đại hội lần thứ

IV Hội Sinh viên Việt Nam được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, sau 23 năm kể
từ Đại hội lần thứ IV. Đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng đã đến dự và chỉ đạo Đại hội. Sau Đại hội, ngày 8-2-
1994, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra thông báo số 86 công nhận
Hội Sinh viên Việt Nam là một tổ chức chính trị – xã hội của sinh viên Việt
Nam.
Tiếp đến từ ngày 8-12-1994, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
lần thứ III mở ra một thời kỳ mới trong xây dựng và hoạt động của Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam để phát huy tài năng và sức trẻ phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt, sau Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (1993), Đại hội Liên
hiệp Thanh niên lần thứ III (12-1994), nội dung, phương thức hoạt động
của Hội càng đổi mới, phong phú, hấp dẫn hơn, tổ chức cơ sở Hội được
củng cố và mở rộng. Đến cuối năm 1997, có 51/61 các tỉnh, thành phố đã
thành lập Hội; 10 tỉnh còn lại đã có Ban vận động thành lập Hội; một số Hội
ngành nghề của thanh niên đang được chuẩn bị thành lập. Các phong trào,
chương trình hoạt động của Hội thu hút ngày càng đông đảo thanh, thiếu
niên tham gia, góp phần vào việc mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp
thanh niên và xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn. Hoạt động của Hội Sinh
viên Việt Nam tiếp tục được đổi mới phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng
của sinh viên. Thông qua các hoạt động phong phú, tổ chức Hội Sinh viên
tiếp tục được củng cố và mở rộng. Đến cuối năm 1997, Hội Sinh viên đã
được thành lập ở 67 trường đại học, cao đẳng với 240 nghìn hội viên.
Nhiều cơ sở đã tiến hành Đại hội Hội cấp trường, chuẩn bị cho Đại hội
Toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam.
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi có nhiều chuyển biến, mang lại hiệu
quả thiết thực. Trên cơ sở tiếp tục triển khai rộng rãi phong trào: “Nói lời
hay, làm việt tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu
ngoan Bác Hồ”, nhiều phong trào, nhiều cuộc vận độgng đã được tổ chức
như phong trào “Vượt khó, học tốt”, “Em yêu khoa học”, “Vì bạn nghèo”,

“Vì màu xanh quê hương”, “áo lụa tặng Bà”, “Bát hương cho các nghĩa
trang liệt sĩ”, “Em yêu đường sắt quê em”… vừa mang ý nghĩa giáo dục
sâu sắc, vừa cổ vũ hàng chục triệu thiếu nhi rèn luyện, phấn đấu trở thành
cháu ngoan Bác Hồ, thành đoàn viên Đoàn Thanh niên. Thông qua các
hoạt động của Đội và kết quả bước đầu thực hiện “Chương trình rèn luyện
đội viên”, từ năm 1993 đến 1997, cả nước có 4,8 triệu em được kết nạp
vào Đội, hơn 19 triệu nghìn em được trở thành công nhận là Cháu ngoan
Bác Hồ, hơn 750 nghìn em được trở thành đoàn viên. Hoạt động của hệ
thống nhà thiếu nhi, các điểm vui chơi tiếp tục phát triển. Đã có thêm gần
40 Nhà thiếu nhi cấp huyện được thành lập. Công tác bồi dưỡng cán bộ
phụ trách, cán bộ Đội được đẩy mạnh.
Những thành tích bước đầu trong hoạt động của Đoàn và phong trào thanh
niên năm 1993 khi thực hiện hai phong trào lớn đã thể hiện sự chuyển
hướng tích cực trong đổi mới phương thức tập hợp thanh niên của tổ chức
Đoàn, tạo ra thế và lực mới cho Đoàn, từng bước đưa Đoàn thoát khỏi yếu
kém, trì trệ. Vị trí, vai trò và uy tín của Đoàn trong thanh niên, trong xã hội
được khẳng định nâng cao.
Từ ngày 20 đến ngày 25-1-1994, một sự kiện chính trị có ý nghĩa lớn lao
đối với đất nước và phong trào thanh niên, đó là Hội nghị Đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng đã họp tại Hà Nội. Hội đã kiểm điểm việc
thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng và tổng kết một bước thực tiễn
đổi mới từ Đại hội VI của Đảng đến nay, xác định những chủ trương và giải
pháp lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VII.
Đoàn đã tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức thanh niên, phát
triển quan hệ với thanh niên các nước trong khu vực, duy trì và đẩy mạnh
quan hệ với các tổ chức bạn bè truyền thống, mở rộng quan hệ với các tổ
chức quốc tế và các cơ quan Liên hiệp quốc. Đoàn đã tổ chức và tham gia
có hiệu quả nhiều hoạt động quan trọng của thanh niên trong khu vực và
trên thế giới. Đặc biệt tại Festival thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ
XIV tổ chức tại Lahabana (Cu Ba) năm 1997, Đoàn đại biểu thanh niên và

sinh viên Việt Nam gồm 129 thành viên do đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn dẫn
đầu đã tham gia có hiệu quả vào tất cả các hoạt động chung của Đại hội
Liên hoan đã một lần nữa khẳng định vị trí và vai trò của thanh niên Việt
Nam trong phong trào Thanh niên Dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Đoàn
viên, thanh, thiếu niên cả nước đã sôi nổi hưởng ứng cuộc vận động
quyên góp giấy, vở và đồ dùng học tập cho học sinh Cu Ba. Các hoạt động
giao lưu lớn như Chương trình Hữu nghị Việt - Nhật, Tàu thanh niên Đông
Nam á được tổ chức tốt.
Từ năm 1993 đến năm 1997, trong không khí phấn khởi chung do kết quả
của công cuộc đổi mới đất nước đem lại, sự tăng cường quan quan tâm
lãnh đạo của Đảng; công tác Đoàn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt về tất cả
các mặt, hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”
được triển khai rộng rãi và toàn diện, đáp ứng thiết thực các nhu cầu chính
đáng của thanh niên, góp phần đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên, xây
dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh, tham gia phát triển kinh tế – xã hội,
giữ gìn quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo đà thuận lợi cho
những thắng lợi lớn
CHƯƠNG XIV
BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO
THANH NIÊN NƯỚC TA
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đoàn và quá trình triển khai các
Chương trình hành động của Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ.
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo, qua 10 năm thực hiện, đã đem lại những chuyển biến sâu sắc
trong cục diện đất nước: ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an
ninh được củng cố, nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy nhanh, đời sống
của nhân dân được cải thiện, dân chủ xã hội được mở rộng, khối đại đoàn

kết dân tộc được tăng cường, quan hệ đối ngoại phát triển mạnh, phá vỡ
thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ hợp tác và tham gia tích cực vào
đời sống cộng đồng các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác,
vẫn còn những tồn tại và yếu kém, những nguy cơ và thách thức cần phải
vượt qua nhằm đưa đất nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh đó, từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-
1996, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã
tiến hành tại Hà Nội, Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đánh giá đúng đắn
những kết quả to lớn, toàn diện của công cuộc đổi mới đất nước, chỉ rõ
những khuyết điểm và yếu kém, nêu lên những thách thức và yêu cầu mới
đối với sự nghiệp cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Đánh giá tổng
quát kết quả 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực
hiện Nghị quyết Đại hội VII; Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “Công cuộc
đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã
được hoàn thành về cơ bản”.
Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn
chưa vững chắc.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền
đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời
kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội đã đề ra
phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là :
“Tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc
phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh. Từ nay đến năm 2020, phải ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp”. Về thanh niên và công tác thanh niên, Đại

hội chỉ rõ: “Đối với Thanh niên, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng
hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hoá,
nghề nghiệp, đạo đực, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc
làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động sáng tạo, hoạt động văn hoá, nghệ
thuật, thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu niên. Tạo điều kiện
cho Đoàn Thanh niên thực hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên thực
hiện tốt trách nhiệm đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Tạo
môi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hoá
phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào luyện thế hệ trẻ là trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà
trường và của toàn xã hội. Nghiên cứu ban hành Luật thanh niên”.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, hai đồng chí Hồ Đức Việt, Bí thư
thứ nhất và đồng chí Vũ Trọng Kim Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn
đều được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ ngày 28
đến ngày 30 tháng 12 năm 1996, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn lần thứ 9 (khoá VI), đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thay
đồng chí Hồ Đức Việt, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được
Đảng điều động nhận công tác mới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đánh dấu một thời kỳ
phát triển mới của đất nước ta: Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Vô cùng phấn khởi và tự hào, đoàn viên, thanh niên đã nêu cao ý
thức trách nhiệm; học tập, nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng, thảo
luận xây dựng các chương trình hành động của tuổi trẻ thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng trong Đại hội Đoàn các cấp, chuẩn bị tiến tới Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VII.
Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 năm 1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Thủ đô
Hà Nội. Tham dự Đại hội có 899 đại biểu, đại diện cho trí tuệ và niềm tin

của hàng triệu cán bộ, đoàn viên và tuổi trẻ Việt Nam. Đại hội vui mừng
được đón đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành
cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng lao động, anh
hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đoàn các
khoá. Đến dự Đại hội còn có nhiều đoàn đại biểu của các tổ chức thanh
niên quốc tế, đoàn đại biểu thanh niên nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời chí Tổng Bí thư Đỗ
Mười đã đánh giá và biểu dương những đóng góp to lớn của thế hệ trẻ
Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, xác định rõ vai trò của tuổi trẻ,
phương hướng và nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “ Hơn
10 năm qua, trong sự nghiệp đổi mới, đoàn viên, thanh niên nước ta luôn
phát huy truyền thống “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó thì thanh
niên làm” và đã có nhiều đóng góp tích cực vào những thành tựu to lớn về
mọi mặt của đất nước xứng đáng là đội quân xung kích của cách mạng
trong thời kỳ mới. Hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ
nước” đã thu hút hàng triệu đoàn viên và thanh niên cả nước hăng hái
tham gia. Nhiều cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,
xóa mù chữ, tình nguyện đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo , nhiều gương điển hình tiên tiến đã và đang xuất hiện. Trong hoạt
động thực tiễn phong phú và sôi nổi đó, lớp thanh niên đó có kiến thức,
giàu sức sống, năng động, sáng tạo và gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa
ngày càng đông đảo ”.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI đã thay mặt Ban Chấp
hành đọc diễn văn khai mạc và đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Trung
ương Đoàn trình bày báo cáo chính trị trước Đại hội.
Đại hội đã đánh giá tình hình thanh niên, công tác Đoàn và phong trào

thanh, thiếu nhi trong nhiệm kỳ VI và thảo luận xây dựng phương hướng,
nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997-
2002. Tại Đại hội, Lực lượng TNXP Việt Nam vô cùng vinh dự được nhận
danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” do Nhà nước
phong tặng. Đại hội đã xác định mục tiêu chung của công tác Đoàn và
phong trào thanh; thiếu nhi nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục
trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc,
xung kích thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại
hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của công tác Đoàn và
phong trào thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 1997-2002 và quyết định tiếp tục
phát triển hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ
nước” lên tầm cao mới, nhằm tổ chức và động viên đoàn viên, thanh niên
tình nguyện “lên rừng, xuống biển”, đem tài năng, sức trẻ đóng góp cho sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Báo cáo khẳng định: “Trong nhiệm kỳ qua, giữ vững và phát huy bản chất
chính trị là lực lượng xung kích cách mạng của Đảng, là trường học xã hội
chủ nghĩa rộng lớn của tuổi trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã bồi
dưỡng, giáo dục, động viên và tổ chức cho hàng triệu đoàn viên, thanh
niên đi đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; kiên trì tự đổi mới có
kết quả, từng bước đưa công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thích
ứng với điều kiện mới; góp phần ổn định tình hình thanh niên. Vai trò, ảnh
hưởng của Đoàn trong thanh niên và trong xã hội được giữ vững và phát
huy”.
Với khẩu hiệu hành động: “Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; vì tương lai tươi sáng của
tuổi trẻ”. Đại hội đã đề ra những nội dung, giải pháp xây dựng Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh và Chương trình hành động của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam tham gia

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gồm:
- Chương trình I: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Chương II: Thanh niên học tập, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ.
- Chương III: Thanh niên tình nguyện thực hiện các chương trình, dự án
trọng điểm quốc gia.
- Chương IV: Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế -
xã hội.
- Chương V: Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Chương VI: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
- Chương VII: Hội nhập quốc tế thanh niên và tăng cường công tác quốc tế
của Đoàn.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII gồm 125 ủy
viên. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã bầu Ban
Thường vụ gồm 23 ủy viên và bầu Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm 5
đồng chí, do đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng được bầu lại làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
Tiếp đó Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã họp phân công đồng chí Bí
thư Hoàng Bình Quân làm Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn.
Đồng chí Vũ Trọng Kim, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư
thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII đã đọc diễn văn bế
mạc Đại hội vào sáng ngày 29-11-1997.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đánh dấu
bước phát triển mới của phong trào thanh niên cũng như sự trưởng thành
về mọi mặt của Đoàn và phong trào thanh niên nước ta.
Tháng 2 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ hai
đã thảo luận và xây dựng Chương trình công tác Đoàn và phong trào
thanh, thiếu niên năm 1998. Mặc dù gặp nhiều khó khăn khách quan to lớn
như diễn biến thời tiết phức tạp, lũ lụt xảy ra ở nhiều địa phương, ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á tới tốc độ phát triển kinh tế,
nhưng cán bộ, đoàn viên, thanh niên ta đã nêu cao tinh thần khắc phục
khó khăn, quyết tâm đẩy mạnh công tác Đoàn và tiếp tục phát triển phong
trào thanh, thiếu niên.
Ngay từ đầu năm 1998, các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, thảo luận
để quán triệt Nghị quyết Đại hội Đoàn VII thu hút đông đảo đoàn viên,
thanh niên tham gia với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với các đối
tượng thanh niên. Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho
thanh niên, giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên, giáo
dục pháp luật đã được các Tỉnh, Thành Đoàn triển khai bằng nhiều hình
thức và các chủ đề gần gũi với đoàn viên, thanh niên như: “Tôi - Người
đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”, “Lý tưởng của thanh niên
ngày nay”, “Hành trang vào thế kỷ 21”… Công tác giáo dục truyền thống,
đạo đức cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, xây dựng nếp sống mới có
nhiều nét mới, hấp dẫn và hiệu quả hơn trước. Đoàn viên, thanh niên hào
hứng tham gia các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc “Âm vang Trường Sơn”,
“Hát mãi khúc quân hành”, thi “Thanh niên hát dân ca”, “Liên hoan văn hoá
các dân tộc thiểu số”…Thanh niên rất ưa thích, thuộc và hát các bài hát
truyền thống, các ca khúc Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành phố
Sài Gòn, Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều hình thức
giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên.
Các cấp bộ Đoàn đã chủ động đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để quán
triệt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước như
quán triệt các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII) lần thứ 5, lần thứ 6, thứ 7… Nhiều cấp bộ Đoàn đã đầu tư biên soạn
và phát triển tài liệu ở dạng hỏi đáp hoặc tài liệu chuyên đề phù hợp với
từng đối tượng thanh niên. Nhiều địa phương đã chú ý đổi mới hình thức
học tập nghị quyết của Đảng, phát luật, chính sách của Nhà nước thông
qua thi tìm hiểu, sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tìm hiểu,
sinh hoạt theo chuyên đề, tổ chức diễn đàn, thi tuyên truyền viên trẻ, lồng

ghép với các hoạt động văn hoá, văn nghệ.
Để nâng cao nhận thức chính trị và giác ngộ lý tưởng cho đoàn viên,
thanh niên, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định lấy năm 1999
là năm mở đầu học lý luận chính trị cho đoàn viên, thanh niên và tổ chức
biên soạn, phát hành cuốn sách “5 bài học lý luận chính trị”. Đồng chí Tổng
bí thư Lê Khả Phiêu đã quan tâm gửi thư ân cần khuyến khích thanh niên
tích cực học tập chính trị để trang bị cho mình những kiến thức cơ bản.
Thư có đoạn: “Mong rằng tất cả đoàn viên, thanh niên hãy ra sức học tâp
để nắm vững lí luận và vận dụng tốt vào thực tiễn công tác của mình”. Các
cấp bộ Đoàn đã tích cực triển khai việc học tập lý luận chính trị một cách
đồng bộ và bước đầu đạt những kết quả tốt. Quán triệt Chỉ thị của đồng chí
Tổng Bí thư, đến cuối năm 1999, tất cả các Tỉnh, Thành Đoàn và Đoàn
trực thuộc đã triển khai việc học tập 5 bài học lý luận chính trị cho đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, chỉ đạo điểm rút kinh nghiệm và tổ
chức triển khai học tập cho đông đảo đoàn viên, thanh niên. Đã có trên 4
triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên được học tập 5 bài học lý luận
chính trị và hàng triệu lượt đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt
các Nghị quyết của Đảng và tham gia các sinh hoạt chính trị của Đoàn.
Những địa phương đã làm tốt việc học tập 5 bài học lý luận chính trị là: Tây
Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái, Thanh Hoá,
Lào Cai, Bắc Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, An Giang, Sóc Trăng, Ninh
Bình, Kiên Giang, Quảng Trị, Bình Định, Hà Giang, Quảng Ninh, Cần Thơ,
Long An, Cà Mau, Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đoàn Cơ
yếu, Ban Công tác thanh niên quân đội…
Hoạt động “Chào thế kỷ mới” được mở đầu bằng 21 diễn đàn “Tầm nhìn
thế kỷ” được nhiều địa phương triển khai, tổ chức các hoạt động lồng ghép
gắn với hai phong trào lớn của Đoàn. Trong năm 1999, công tác giáo dục
truyền thống tiếp tục được triển khai sâu rộng, nổi bật là các hoạt động
mừng Đảng, mừng xuân, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3-1999, kỷ niệm
45 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 24 năm ngày giải phóng miền

Nam, 30 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, kỷ niệm 55 năm thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam… Hai hoạt động quy mô lớn là cuộc hành
quân về thăm căn cứ cách mạng Nước Oa (Trà My - Quảng Ngãi) và cuộc
“Gặp gỡ Điện Biên 45 năm” đã được tổ chức thành công. Các hoạt động
giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc cho đoàn viên,
thanh niên đã có sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của Hội Cựu chiến binh
Việt Nam, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, các cấp chính
quyền và các tổ chức xã hội. Gắn việc giáo dục truyền thống với động viên
phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, thanh niên, các Tỉnh, Thành
Đoàn đã phối hợp tổ chức thành công liên hoan thanh niên tiên tiến các
tỉnh đồng bằng sông Hồng (lần thứ nhất), ngày hội văn hoá thanh niên các
dân tộc Tây Nguyên, liên hoan Thanh niên giỏi nghề nông các tỉnh, thành
phố miền Đông, Tây Nam Bộ, liên hoan phụ trách giỏi… Công tác giáo dục
chính trị, giáo dục truyền thống trong hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ 7 đã được tăng cường chỉ đạo và triển khai mạnh mẽ, có tác dụng
nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ lý tưởng, nhận thức về tình hình đất
nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ cho đoàn viên, thanh niên và khẳng
định vai trò hạt nhân chính trị của Đoàn trong phong trào thanh niên nước
ta.
Việc tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống mới trong đoàn viên,
thanh niên được triển khai với nhiều cách làm sáng tạo trong các cuộc vận
động “Tuổi trẻ sống đẹp”, diễn đàn “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh
niên”, cuộc vận động “Cưới theo nếp sống văn minh” và hưởng ứng cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân
cư” do ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội được tăng
cường trên các phương tiện thông tin đại chúng của Đoàn, Hội, Đội và
triển khai ở cơ sở với các hình thức như câu lạc bộ thanh niên với pháp
luật, các đợt tuyên truyền, thi tìm hiểu, các Hội trại thanh niên phòng chống
ma túy, Câu lạc bộ thanh niên phòng chống AIDS… Cuộc vận động thực

hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức khoẻ - Môi trường tiếp tục được triển khai ở
các cơ sở Đoàn. Các hình thức truyền thông tiếp tục phát triển như các đợt
tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu Cuộc thi “Vì sức khoẻ và hạnh phúc
của bạn” trong năm 1999 đã nhận được 1,3 triệu bài dự thi. Các mô hình
như Câu lạc bộ sức khoẻ sinh sản vị thành niên, đội lưu diễn từ làng đến
làng về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, mô hình Trung tâm tư
vấn… tiếp tục phát triển. Từ 2 Trung tâm tư vấn do Trung ương thí điểm
xây dựng năm 1998, đến cuối năm 1999 đã có thêm 7 Trung tâm tư vấn ở
Khánh hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Hải Dương, Hải Phòng… đã tư vấn qua điện thoại và trực tiếp cho
hơn 50.000 trường hợp. Hoạt động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - Sức
khoẻ - Môi trường đã tập trung vào nội dung mới là sức khoẻ sinh sản vị
thành niên và các hoạt động truyền thông được kết hợp với triển khai các
chương trình - dự án tạo thành hoạt động mạnh mẽ ở nhiều địa phương,
cơ sở.
Hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” được
đoàn viên, thanh niên tham gia đông đảo cùng với việc triển khai các
chương trình hành động của Đại hội Đoàn lần thứ VII.
Phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, đặc biệt là phong trào thanh niên, học
sinh, sinh viên tình nguyện. Đã có hàng triệu lượt sinh viên, học sinh hăng
hái đến các vùng sâu, vùng xa giúp đỡ đồng bào xây dựng nông thôn, phát
triển sản xuất, chăm sóc y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, hiến máu nhân
đạo.
Từ ngày 22 đến ngày 23-12-1998, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Hội Sinh viên Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của
400 đại biểu. Thay mặt cho hơn 858.000 sinh viên cả nước về dự Đại hội.
Đồng chí Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
đến dự và chỉ đạo Đại hội.
Đại hội đề ra 6 chương trình hoạt động của Hội và phong trào sinh viên

đến năm 2003. Đại hội đã hiệp thương cử ra Ban Chấp hành Trung ương
Hội gồm 63 ủy viên. Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành đã cử ra
Ban thư ký gồm 15 ủy viên. Đồng chí Hoàng Bình Quân, Bí thư Thường
trực Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được cử làm Chủ tịch Hội.
Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục truyền thống, phát luật,
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai với nhiều
hình thức: tập huấn, nói chuyện, hội thảo, tọa đàm, tham quan… Bên cạnh
việc nâng cao nội dung, cải tiến các hình thức hoạt động có từ trước, đã
tập trung nhiều hơn cho một số hoạt động: định hướng nghề nghiệp cho
học sinh phổ thông trung học, khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa
học, thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên
các trường Đại học, cao đẳng chủ động phối hợp với các phòng, ban của
nhà trường tổ chức các Hội nghị chuyên đề về phương pháp học tập và
nghiên cứu khoa học; phát triển các câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ
học thuật trong sinh viên. Các trường ở Hà Nội có 113 câu lạc bộ, ở thành
phố Hồ Chí Minh có 92 câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật thu hút đông đảo
sinh viên tham gia. Năm học 1998-1999 trong các trường ở Hà Nội đã có
2.262 sinh viên tham gia nghiên cứu 1.642 đề tài khoa học, 1.458 sinh viên
tham gia thi Olimpic các môn học. ở thành phố Hồ Chí Minh có 4.864 sinh
viên tham gia Hội nghị nghiên cứu khoa học, 13.300 sinh viên tham gia báo
cáo chuyên đề, 1.050 sinh viên tham gia các diễn đàn khoa học. Hội thi Tin
học trẻ không chuyên đã được tổ chức từ các tỉnh, thành phố và cuộc thi
cấp toàn quốc đã có 57 đội đại biểu của các tỉnh, thành phố tham dự. Các
hình thức, các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, các loại giải thưởng khoa
học, kỹ thuật cho thanh niên ngày càng phong phú và được triển khai ở
hầu hết các trường. Chỉ riêng Trung ương Hội sinh viên, năm học 1998-
1999 đã trao 120 suất học bổng cho cán bộ, hội sinh, sinh viên học giỏi có
hoàn cảnh khó khăn của 38 trường đại học, cao đẳng trong cả nước trị giá
mỗi suất 1triệu đồng. Năm 1999, có 138.797 học sinh, sinh viên được nhận
học bổng với số tiền 19.283 triệu đồng. Nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã

trao 607.608 suất học bổng các loại với số tiền là 101.248 triệu đồng, tăng
gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ trước, tổ chức 43.666 lớp học tình thương,
xóa mù chữ cho 474.268 người.
Các hoạt động xã hội trong mùa hè như chiến dịch “ánh sáng văn hoá”,
“Mùa hè thanh niên tình nguyện”, các hình thức lao động tình nguyện của
học sinh, sinh viên tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết
thực, được xã hội đánh giá cao. Chương trình “Mùa hè thanh niên tình
nguyện” năm 1999 của Thành Đoàn và Hội sinh viên thành phố Hà Nội tổ
chức đã động viên hàng nghìn đoàn viên, thanh niên, sinh viên tình nguyện
tham gia xoá đói giảm nghèo, xoá mù chữ, khám chữa bệnh cho đồng bào
ở huyện Sóc Sơn và các địa bàn khác; khám chữa bệnh và phát thuốc cho
đồng bào một số xã vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Chiến dịch
“Mùa hè xanh 99” của đoàn viên, thanh niên, sinh viên thành phố Hồ Chí
Minh đã tập hợp được 3.300 sinh viên và đoàn viên thanh niên địa phương
tham gia xóa mù chữ, hoạt động văn hoá - xã hội, xoá đói giảm nghèo tại
75 phường, xã thuộc 10 quận, huyện của thành phố trong đợt công tác kéo
dài 23 ngày.
ở các địa phương bị thiên tai lũ lụt, thanh niên đã phát huy cao độ tinh thần
anh dũng, khắc phục khó khăn, truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau
để cứu giúp đồng bào, bảo vệ tài sản Nhà nước và của nhân dân, khắc
phục hậu quả lũ lụt, nhanh chóng ổn định đời sống, ổn định học tập. Đoàn
viên, thanh niên học sinh, sinh viên, cả nước đã sôi nổi tình nguyện chia sẻ
sách, vở, phương tiện học tập, quần áo, đóng góp lương thực, thực phẩm,
tiền ủng hộ đồng bào và thanh niên vùng lũ lụt. Sinh viên Đà Nẵng, Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng tổ chức các đội sinh viên tình
nguyện vận chuyển hàng cứu trợ tới đồng bào ngay trong khi lũ lụt và tham
gia khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, làm vệ sinh môi trường, xây
dựng lại nhà cửa, trường học. Hoạt động tình nguyện của đoàn viên, thanh
niên học sinh, sinh viên chống và khắc phục hậu quả lũ lụt đã thể hiện
truyền thống tốt đẹp, tính nhạy bén và tính tích cực xã hội của học sinh,

sinh viên Việt Nam.
Chỉ hơn hai năm sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII và hơn một năm
sau Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VI, phong trào “Học
tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh” đã có bước phát triển mới mạnh mẽ với nét nổi bật là các
hoạt động tình nguyện. Các lĩnh vực hoạt động tình nguyện trong đoàn
viên, thanh niên học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng như tình nguyện
tham gia xóa mù chữ, tình nguyện làm công tác xã hội, tình nguyện hiến
máu nhân đạo, tham gia xoá đói, giảm nghèo… Hoạt động tình nguyện
trong học sinh, sinh viên đang trở thành phong trào rộng rãi và có sức lan
toả nhanh chóng.
Tổ chức Đoàn các cấp đã động viên, tổ chức cho đoàn viên thanh niên
xung kích tình nguyện tham gia thực hiện chương trình Quốc gia xóa mù
chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Các cơ sở Đoàn ở vùng núi, vùng sâu,
vùng xa được sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn viên, chiến sĩ bộ đôi biên
phòng mở thêm nhiều lớp xoá mù chữ, chống tái mù chữ. Năm 1998 các
cấp bộ Đoàn trong cả nước đã tổ chức được 4.604 lớp xoá mù chữ với sự
tham gia dạy học của 23.360 đoàn viên, thanh niên, xoá mù chữ cho
87.600 người; năm 1999 tổ chức 6.367 lớp học xoá mù chữ với 26.590
đoàn viên, thanh niên tham gia dạy học, xoá mù chữ cho 132.250 người.
Đặc biệt, nhiệm kỳ vừa qua, toàn Đoàn đã trao 607.608 suất học bổng các
loại, với số tiền là 101.248 triệu đồng, tăng gấp 2,9 lần so với nhiệm kỳ
trước, tổ chức 43.666 lớp học tình thương, xóa mù chữ cho 474.268
người, tăng gấp 2,1 lần so với nhiệm kỳ trước.
Phong trào “Thanh niên lập nghiệp” ở khu vực nông thôn tiếp tục phát
triển. Chương trình thanh niên nông thôn tham gia phát triển nông nghiệp
và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được triển khai
rộng rãi thông qua việc tiếp tục nhân rộng các mô hình đã có như câu lạc
bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hội thi kỹ thuật nghề nông, hỗ
trợ giống, vốn, kỹ thuật, tổ chức công trình thanh niên, điểm trình diễn kỹ

thuật nghề nông, xây dựng vườn cây thanh niên, cánh đồng thanh niên…
Đến cuối năm 1999, các cấp bộ Đoàn tiếp tục duy trì hoạt động của 2.977
câu lạc bộ khuyến nông, thu hút hơn 82.700 thanh niên tham gia, tổ chức
được 4.303 điểm trình diễn kỹ thuật với sự tham gia của 127.150 đoàn
viên thanh niên. Việc hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho thanh niên nông thôn
được quan tâm bên cạnh việc tăng cường động viên đoàn viên, thanh niên
tự giúp đỡ nhau trong sản xuất. Hơn một chục nghìn dự án vay vốn từ các
nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã giúp cho 133.872 thanh niên
vay vốn sản xuất với số tiền là 203.942 triệu đồng; gần 7.000 hộ thanh niên
nghèo được vay 11 tỷ từ nguồn vốn của ngân hàng người nghèo. Trong
năm 1999, đoàn viên thanh niên đã tự giúp nhau với số vốn 67.183 triệu
đồng. Việc đảm nhận công trình thanh niên ở nông thôn tiếp tục phát triển,
2.607.500 đoàn viên, thanh niên đã tham gia đảm nhận 34.896 công trình
thanh niên. ở một số địa phương đã tổ chức hợp tác xã thanh niên theo
luật hợp tác xã, nét mới trong hoạt động Đoàn ở nông thôn. Mô hình Làng
Thanh niên, trang trại trẻ ở các tỉnh Tây Nguyên và miền núi phía Bắc tiếp
tục phát triển, đã có hơn 1.500 trang trại trẻ, 400 Làng Thanh niên để tăng
cường chỉ đạo, đầu tư phát triển mạnh hơn nữa.
Các khu kinh tế thanh niên gắn với dự án trồng 5 triệu ha rừng và lấn biển
ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Quảng Ngãi đang hoạt
động có hiệu quả, tạo điều kiện định canh định cư cho hàng trăm gia đình
trẻ. Lực lượng Thanh niên xung phong tiếp tục được kiện toàn, đảm nhận
nhiều chương trình, phần việc trong các chương trình, dự án trọng điểm
quốc gia. Đề án xây dựng huyện đảo thanh niên Bạch Long Vĩ đã được
Nhà nước phê duyệt và bắt đầu thực hiện có kết quả. Thông qua các dự
án, đoàn viên, thanh niên và thanh niên xung phong ở các tỉnh Hà Tĩnh,
Nghệ An, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, đảo Bạch Long Vĩ đã
trồng được 400 ha rừng, khoanh nuôi và bảo vệ 6.000 ha mặt nước ven
biển.
Hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm gắn với chuyển giao tiến bộ khoa

học kỹ thuật, công nghệ mới cho thanh niên nông thôn được chú trọng.
Trung tâm dịch vụ việc làm “Sông Hồng” của Trung ương Đoàn và các
Trung tâm dịch vụ việc làm của các Tỉnh, Thành Đoàn đang phát triển hình
thức dạy nghề tại chỗ cho thanh niên nông thôn để nâng cao trình độ kỹ
thuật nông nghiệp, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển đổi cơ cấu
ngành nghề, cơ cấu lao động trong thanh niên nông thôn. Năm 1999, các
Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã dạy nghề cho
131.680 thanh niên, giới thiệu việc làm cho 74.884 thanh niên. Huyện
Đoàn Thăng Bình (Quảng Nam) đã phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc
làm của huyện, chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để giới thiệu việc
làm cho thanh niên. Một số địa phương đã chú trọng phát triển các nghề
truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông sản để tạo
thêm việc làm, giảm bớt tình trạng thiếu việc làm trong thanh niên nông
thôn. Trong nhiệm kỳ vừa qua, các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm
của Đoàn đã dạy nghề cho 689.093 thanh niên, giới thiệu việc làm cho
419.966 thanh niên.
Các cơ sở Đoàn đã tổ chức, động viên đoàn viên, thanh niên tham gia xay
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như thay thế cầu khỉ ở đồng bằng sông
Cửu Long; làm đường giao thông nông thôn; giữ vệ sinh, cảnh quan môi
trường nông thôn… góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong phong trào thanh niên lập nghiệp đang hình thành và phát triển mô
hình các đội hình thanh niên xung phong tình nguyện tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển nông thôn mới chống đói nghèo, chống thất
nghiệp. Đây là nét mới đáng chú ý trong phong trào thanh niên nông thôn
từ sau Đại hội Đoàn lần thứ VII.
Chương trình thanh niên tham gia phát triển công nghiệp và dịch vụ được
tâp trung vào việc thực hiện chương trình liên tịch giữa Đoàn Thanh niên
với Bộ Công nghiệp. Các hình thức hoạt động có tác dụng phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề cho thanh niên được chú
trọng. Một số Tỉnh, Thành Đoàn có nhiều hình thức mới thu hút rộng rãi

đoàn viên, thanh niên công nhân viên chức tham gia phong trào như
Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phong, Đồng Nai… Tính
đến hết năm 1998, đoàn viên, thanh niên nhân viên chức đã đảm nhận
10.041 công trình thanh niên trị giá 88.318 triệu đồng; tổ chức 1.456 cuộc
thi tay nghề, thi thợ giỏi, thu hút 75.284 đoàn viên, thanh niên tham gia,
thực hiện 4.906 đề tài, sáng kiến. Năm 1999 đã có thêm 15.212 công trình
thanh niên trong khối thanh niên công nhân viên chức. Đoàn viên, thanh
niên trong cả nước đang sôi nổi thi đua đảm nhận công trình thanh niên và
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của công trình để tiến tới bình chọn 21
công trình tiêu biểu “Chào thế kỷ mới”. Năm 1999, có 4.832 đề tài, sáng
kiến của đoàn viên, thanh niên được thực hiện, làm lợi 51.330 triệu đồng;
1.757 hội thi tay nghề do Đoàn phối hợp tổ chức, thu hút 96.735 đoàn viên,
thanh niên tham gia. Tháng 11-1998, trên công trình xây dựng thủy điện
Ialy, Trung ương Đoàn đã tổ chức tổng kết kế hoạch hoạt động của mô
hình công trình Đoàn thanh niên đỡ đầu, đã khen thưởng, biểu dương
nhiều tập thể và cá nhân tiên tiến xuất sắc.
Trong khu vực đô thị, các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, trợ vốn giúp
thanh niên sản xuất, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh.
Các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm của Đoàn đã tăng cường tư
vấn nghề nghiệp cho thanh niên khối đường phố và trường học, tăng
cường đào tạo nghề miễn phí cho bộ đội xuất ngũ, các đối tượng chính
sách.
Nét mới, trong nhiệm kỳ vừa qua, lực lượng doanh nghiệp trẻ có sự phát
triển tích cực, khẳng định sự trưởng thành của một lớp thanh niên biết làm
giàu chính đáng, tham gia phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết các vấn
đề xã hội của thanh niên. Lực lượng trí thức trẻ tích cực nghiên cứu, lao
động sáng tạo, tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ cho thanh niên nông thôn, vùng núi; nhiều đề tài, giải pháp có giá trị
của trí thức trẻ đoạt giải thưởng VIFOTEC và các giải thưởng khác được
ứng dụng trong thực tế, trí thức trẻ có vai trò ngày càng rõ trong nghiên

cứu các đề tài quốc gia.
Trong phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”, nhiều nội dung và hình thức hoạt
động đã được tổng kết và triển khai ngày càng rộng rãi, thường xuyên ở
cơ sở như các hoạt động viên thanh niên nhập ngũ, các hoạt động đền ơn
đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn… Phong trào “Xứng danh anh bộ đội Cụ
Hồ” tiếp tục đẩy mạnh với những cuộc vận động mới như “Giành 3 đỉnh
cao quyết thắng” (Lý tưởng đẹp - trách nhiệm cao; học tập tốt - hành động
giỏi; đoàn kết tốt - kỷ luật nghiêm); mỗi chi đoàn thanh niên quân đội nhận
giúp đỡ thường xuyên một gia đình đối tượng chính sách, mỗi Đoàn cơ sở
quân đội nhận đỡ đầu một tổ chức cơ sở Đội Thiếu niên… là những nét
mới trong phong trào thanh niên quân đội. Đến cuối năm 1998 đã có 2.046
gia đình chính sách được đăng ký giúp đỡ, 120 tổ chức Đội cơ sở được
Đoàn cơ sở quân đội đỡ đầu. Trong phong trào thi đua “Thực hiện 6 điều
Bác Hồ dạy” của đoàn viên thanh niên lực lượng công an đã xuất hiện
nhiều tấm gương anh dũng, mưu trí đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã
hội; giúp nhân dân vượt qua thiên tai lũ lụt, dũng cảm hy sinh bảo vệ tính
mạng, tài sản nhân dân, góp phần tạo ra môi trường để thanh niên các lực
lượng vũ trang rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và
trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng xung kích trong bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, chỗ dựa vững chắc của hệ thống
chính trị.
Với nhiều cách làm tốt, hoạt động Đoàn trong các lực lượng vũ trang đã
có thêm sức sống mới.
Các đội thanh niên xung kích an ninh, tổ tuần tra thanh niên, thiếu niên
“Sao đỏ” duy trì thường xuyên hoạt động, góp phần tích cực giữ gìn an

×