Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

LICH SU DOAN TNCS HO CHI MINH (4 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.53 KB, 137 trang )

CHƯƠNG X
CÁC PHONG TRÀO “BA SẴN SÀNG”, “NĂM XUNG PHONG” THỂ HIỆN
Ý CHÍ KIÊN CƯỜNG VÀ QUYẾT TÂM CỦA THANH NIÊN CẢ NƯỚC
VÌ THẮNG LỢI CỦA SỰ NGHIỆP CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
Ngày 5-8-1964 sau khi gây ra sự kiện “vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho không quân
tiến hành đánh phá một số điểm trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam (Vinh,
Thanh Hóa, Quảng Ninh…) mở đầu cuộc chiến tranh bằng không quân
chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trắng trợn xâm phạm chủ quyền
một quốc gia độc lập. Cả nước căm phẫn trước tội ác leo thang chiến tranh
của Mỹ. Từ trong các xí nghiệp, công trường, nhà máy, trên các đường
phố, cơ quan, các thôn xóm… ở đâu thanh niên cũng sục sôi khí thế sẵn
sàng cho một cuộc đối đầu lịch sử.
Bốn ngày sau, đêm 9-8-1964, 26 vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội đã xuống
đường lên án hành động phiêu lưu chiến tranh của Mỹ. Từ quảng trường
Nhà hát thành phố (nay là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám) lớp lớp
thanh niên công nhân, nông dân, trí thức, học sinh… ba lô trên vai, lá ngụy
trang đầy người rầm rộ diễu hành qua các đường phố Tràng Tiền, Hai Bà
Trưng, Lý Thái Tổ… biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ
của Đảng và Tổ quốc giao cho.
Tại hội trường Bộ Công nghiệp Nặng (đường Hai Bà Trưng) ngọn lửa
truyền thống được tuổi trẻ đốt lên khi Ban Chấp hành Thành Đoàn Hà Nội
kêu gọi đoàn viên và thanh niên vươn lên hàng đầu trong chiến đấu, lao
động và học tập… kiên quyết thực hiện “Ba sẵn sàng”:
- Sẵn sàng chiến đấu.
- Sẵn sàng nhập ngũ.
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến!
Từ Hà Nội, phong trào nhanh chóng lan rộng đến các tỉnh, thành phố: Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An… Chỉ trong vòng một tháng đã có 1.500.000
đoàn viên và thanh niên đăng ký thực hiện “Ba sẵn sàng”. Riêng Sơn La,
một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây của Tổ quốc, sau khi phong trào “Ba sẵn
sàng” được phát động một tháng đã có 40 ngàn đoàn viên và thanh niên


đăng ký tham gia, trong đó có 19 ngàn đăng ký tình nguyện tòng quân lên
đường giết giặc.
Trước hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, đêm 2-1-1965, hơn 5 vạn
thanh niên Hà Nội lại xuống đường, một lần nữa biểu thị quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược. Thanh niên các đường phố, các xí nghiệp, trường
học… tự tổ chức thành đội ngũ, vai khoác ba lô, lá ngụy trang đầy người,
vũ khí trong tay… hừng hực khí thế “Ba sẵn sàng”, rầm rập đi trên các
đường phố chính, tổng duyệt lực lượng.
Từ đó những cuộc hành quân vũ trang liên tiếp được tổ chức trên các
đường phố, trong các ngõ xóm và trở thành phong trào rèn luyện “vai trăm
cân, chân ngàn dặm”, chuẩn bị sẵn sàng khi Tổ quốc cần, có đủ ý chí và
sức khỏe lên đường chiến đấu được ngay.
Phát huy khí thế hào hùng của tuổi trẻ, đầu năm 1965, Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã ra Nghị quyết về công tác “Đẩy
mạnh sản xuất và tích cực chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu”, quyết định đẩy
mạnh phong trào tình nguyện “Ba sẵn sàng” khắp miền Bắc với nội dung
mới, thể hiện đầy đủ nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trước
yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước. Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ IX (khóa III) họp từ ngày 4-7 tháng 5-
1965 do đồng chí Bí thư thứ nhất Vũ Quang chủ trì đã quyết định nhiệm vụ
của Đoàn thanh niên yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ chủ
nghĩa anh hùng cách mạng; tổ chức động viên 4 triệu đoàn viên và thanh
niên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập
và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong
bất kỳ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải
phóng miền Nam và đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Nhiệm vụ chủ yếu đó nêu rõ các cấp bộ Đoàn và toàn thể đoàn viên, thanh
niên phương hướng hành động trên ba mặt cụ thể: Sản xuất và bảo vệ sản
xuất; chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; học tập và rèn luyện. Nội dung
phong trào “Ba sẵn sàng”, vì thế được bổ sung, hoàn thiện thêm:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng nhập ngũ (bộ đội
chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ).
- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, công tác và học
tập trong bất kỳ tình huống nào.
- Sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần đến.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã không ngừng quan tâm lãnh đạo phong trào có tính cách mạng
sâu rộng này của Đoàn và tuổi trẻ. Hội nghị lần thứ XI của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa III, họp tháng 3-1965) trong khi nêu lên nhiệm vụ
chiến lược của toàn Đảng, toàn dân đã vạch rõ nhiệm vụ của Đoàn: “Đối
với Đoàn cần đẩy mạnh phong trào “Ba sẵn sàng” với nội dung và hình
thức mới”. Ngày 29 tháng 7 năm 1965 Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra
chỉ thị số 105-CT-TW “Về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động
thanh niên trong tình hình mới” khẳng định thanh niên là một lực lượng to
lớn có giác ngộ XHCN, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, có sức
khỏe, nếu được tổ chức giáo dục và lãnh đạo tốt sẽ có nhiều cống hiến
cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng XHCN. Cho nên, “vấn đề
đặt ra cho các cấp ủy Đảng và các ngành là phải dựa vào Đoàn TNLĐ với
hơn 1 triệu đoàn viên mà tổ chức, động viên cho được 4 triệu thanh niên
nam nữ trên miền Bắc tiến lên hàng đầu trên mặt trận sản xuất, chiến đấu,
học tập và xây dựng cuộc sống mới, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm
lược, tích cực bảo vệ miền Bắc XHCN và góp phần vào sự nghiệp giải
phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc”.
Bản chỉ thị đã chỉ ra cho tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên những
nhiệm vụ cụ thể trên các mặt trận sản xuất, chiến đấu, học tập và xây dựng
cuộc sống mới, đồng thời coi việc ra sức củng cố Đoàn TNLĐ và tăng
cường đoàn kết, tập hợp thanh niên là một đảm bảo để các tầng lớp thanh
niên không ngừng phấn đấu vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử lực lượng
xung kích đi hàng đầu trong nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, sẵn sàng nhận
bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Là người tổ chức, rèn luyện các thế hệ thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm đến từng bước đi lên của tuổi trẻ. Nhân ngày
20-7-1965, Người kêu gọi thanh niên “Các cháu thanh niên gái cũng như
trai hãy thực hiện tốt “Ba sẵn sàng”, xung phong hiến dâng tất cả tinh thần
và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cho Tổ quốc
và chủ nghĩa xã hội”.
Cũng vào thời điểm này, nhân dịp Quốc khánh lần thứ XX của nước Việt
Nam độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên thanh niên. Bác
khen ngợi: “Các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng”, đồng
thời Bác căn dặn thanh niên “Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng
“Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy
sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung
phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”. Tại lễ kỷ niệm trọng
thể lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26-3-1931 - 26-3-1966), Bác Hồ kính
yêu, đồng chí Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lê Duẩn (khóa III),
đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, đồng chí Thủ tướng Chính phủ
Phạm Văn Đồng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước khác đã
đến với tuổi trẻ. Bác Hồ dạy: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên
cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc,
giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy Bác rất tự hào, sung
sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững
chắc và vẻ vang”.
Đánh giá cao vai trò xung kích cách mạng của tuổi trẻ và luôn đặt rõ vị trí
của thanh niên trong tiến trình cách mạng, đặc biệt vào lúc cả nước ở
trong tình trạng trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền
thống vẻ vang của Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tin tưởng
trao cho thế hệ trẻ lá cờ mang dòng chữ: “Vì chủ nghĩa xã hội, vì lý tưởng
cộng sản, thanh niên anh dũng tiến lên!”.
Tuân theo lời dạy của Bác Hồ và chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng, nhân Ngày Kỷ niệm thành lập Đoàn, Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn đã ra lời kêu gọi đoàn viên và thanh niên phát huy khí thế “Ba sẵn
sàng”, hăng hái tiến lên hàng đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết đem lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng
và Bác Hồ vĩ đại tới đích thắng lợi cuối cùng. Tại buổi lễ trang trọng này đã
vang lên lời thề “Ba sẵn sàng” chống Mỹ, cứu nước:
“Vì nghĩa vụ thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước.
Vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất Tổ quốc.
Chúng ta thề:
1. Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, dù phải đánh 5 năm, 10 năm,
20 năm hoặc lâu hơn nữa, dù phải hy sinh gian khổ đến mức nào, chúng ta
cũng quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.
2. Tuyệt đối tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng để thực hiện lời
dạy của Bác Hồ: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
3. Kiên quyết thực hiện “Ba sẵn sàng”
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng gia nhập các lực
lượng vũ trang.
- Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn đẩy mạnh sản xuất, công tác và học
tập trong bất kỳ tình huống nào.
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến”.
*
* *
Ở miền Nam nước ta vào thời điểm này cục diện chiến trường có những
chuyển biến mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ ngày 17 đến ngày 26-3-
1965 Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam lần thứ nhất
đã tiến hành tại vùng căn cứ kháng chiến Tây Ninh. Đại hội đã kiểm điểm
công tác xây dựng Đoàn và phong trào thanh niên từ sau ngày ký kết Hiệp
định Giơnevơ (1954) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và

phong trào thanh niên miền Nam giai đoạn tới.
Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, ủy viên Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng
(khóa III) đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo Đại hội. Sau khi nghe báo cáo
tổng kết của BCH Trung ương Đoàn TNND cách mạng (lâm thời) và báo
cáo bổ sung của các địa phương, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã phát
biểu với Đại hội. Đồng chí phân tích rõ tình hình và đề ra cho thanh niên
miền Nam 5 nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Thấu suốt những vấn đề đang đặt ra cho công tác Đoàn và phong trào
thanh niên miền Nam, Đại hội đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn
TNNDCM trong giai đoạn trước mắt: “Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời
sống mới ở vùng giải phóng, đoàn kết và tổ chức, tập hợp lực lượng thanh
niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng” và
quyết định phát động sâu rộng trong đoàn viên và thanh niên trên toàn
miền phong trào “Năm xung phong”.
1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh.
3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.
4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính.
5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.
Cũng vào thời gian này, ở Liên khu V, Đoàn TNNDCM cũng đã tiến hành
Đại hội Đoàn toàn Liên khu đánh dấu bước phát triển của phong trào thanh
niên miền Trung trong giai đoạn mới của cách mạng.
Tháng 6-1966, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNNDCM ra nghị quyết
đẩy mạnh phong trào “Năm xung phong” lên một bước mới với khí thế
“Phất cao cờ Năm xung phong, thanh niên thành đồng thừa thắng xông lên
đánh bại hoàn toàn Mỹ - Ngụy”. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của tuổi trẻ miền Nam là cầm súng giết giặc tham gia du kích địa
phương và tòng quân. Nhiệm vụ ấy xác định cụ thể là “phải xung phong
tiêu hao, tiêu diệt nhiều hơn nữa sinh lực địch bao gồm quân Mỹ, ngụy,
chư hầu và mọi phương tiện chiến tranh của chúng. Đó là nhiệm vụ vinh

quang trước nhất của thanh niên trong các lực lượng vũ trang, đồng thời
đó cũng là nhiệm vụ của người thanh niên bất cứ ở đâu. Khi trên đất nước
thân yêu còn một căn cứ địch, còn một bóng giặc xâm lăng thì thanh niên
ta còn phải phát huy sáng kiến tiêu hao, tiêu diệt chúng, từ những hình
thức đơn sơ thông thường nhất cho đến những hình thức cao là trực tiếp
cầm vũ khí.
“Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” là những phong trào hành động
cách mạng tiêu biểu của thế hệ trách nhiệm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Phong trào có sức cuốn hút đông
đảo đoàn viên và thanh niên trên mọi miền đất nước, ở mọi vị trí công tác,
sản xuất, chiến đấu, học tập cũng như nghiên cứu… Khí thế “Ba sẵn
sàng”, tinh thần “Năm xung phong” được bộc lộ rõ trên mọi lĩnh vực hoạt
động. ở đâu có đoàn viên và thanh niên là ở đó có khí thế sôi nổi “Ba sẵn
sàng” và “Năm xung phong”.
Biểu hiện rõ nét nhất là tinh thần sẵn sàng tòng quân, đi thanh niên xung
phong, sẵn sàng tham gia chiến đấu, chiến đấu dũng cảm. Tòng quân, đi
TNXP trở thành nguyện vọng thiết tha của tuổi trẻ trên mọi miền đất nước.
ở Quảng Ninh 5 anh em họ Trương, con một gia đình công nhân ở mỏ
than Hòn Gai đã đứng chung một lá đơn, thiết tha xin được nhập ngũ. 4
anh em trong một gia đình họ Nguyễn ở Hà Nội đều là sinh viên đề đạt một
nguyện vọng chung xin ra tiền tuyến nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và
quân đội giao phó. Cũng ở Hà Nội, còn có 28 anh chị em ruột, anh chị em
con bác, con chú, trong gia đình đồng chí Nguyễn Thị Minh (ở quận Ba
Đình) đã cùng đứng một lá đơn thiết tha xin được nhập ngũ và tái ngũ. Có
nhiều lá đơn gửi đến Hội đồng nghĩa vụ quân sự thiết tha xin được nhập
ngũ đã viết bằng máu.
Đứng trước tình hình đế quốc Mỹ liều lĩnh mở rộng chiến tranh xâm lược
nước ta, vận mệnh Tổ quốc đứng trước những thử thách quyết liệt, tháng
7 năm 1966, Hội đồng Quốc phòng nước ta đã họp dưới sự chủ tọa của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó căn cứ vào quyết định của Hội đồng Quốc

phòng tối cao và ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
công bố Lệnh động viên cục bộ, “động viên một bộ phận sĩ quan, binh sĩ
dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngạch dự bị nhưng chưa phục vụ tại
ngũ” để tăng cường lực lượng quốc phòng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chính nghĩa của nhân dân ta.
Lệnh động viên cục bộ và Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Chủ tịch
Hồ Chí Minh ngay sau đó (17-7-1966) nhân ngày đấu tranh thống nhất
nước nhà, cổ vũ mạnh mẽ tuổi trẻ “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” sục
sôi ý chí cách mạng, giục giã mọi người hăng hái gia nhập lực lượng vũ
trang, đánh giặc cứu nước. Phong trào tòng quân, đi thanh niên xung
phong càng trở nên sôi động. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên ở Bộ
Lương thực đã mở hội nghị gia đình thảo luận và nhất trí để 15 người con,
cháu, dâu, rể gia nhập hoặc trở lại quân đội. 5 anh em Bùi Đình Hồng, Việt
kiều vừa về nước đã xung phong đi bộ đội cùng một lúc. ở xã Hải Thịnh,
một xã phần lớn đồng bào theo đạo Thiên chúa của huyện Hải Hậu (Nam
Định) chỉ trong một đợt tuyển quân đã có tới hơn 10 trường hợp phải dàn
xếp vì chưa đủ tiêu chuẩn nhập ngũ hoặc thuộc diện miễn hoãn. Trong đó
có 2 người lấy máu mình viết đơn xin nhập ngũ: Đỗ Nguyện và Trần Văn
Thỏa. Đỗ Nguyện người bé nhỏ đã hai lần lên đường đều phải quay về,
Đến lần thứ ba, anh nhất định không chịu rời đơn vị. Trần Văn Cảnh gặp
một hoàn cảnh khác. Gia đình anh đã có 3 người đi bộ đội. Cảnh phải nhờ
tới người anh công tác tại ủy ban hành chính xã nói hộ, vẫn không kết quả.
Anh quyết định cứ hành quân theo đơn vị. Mãi 2 tháng sau anh mới đạt
được nguyện vọng. Nhiều em thiếu nhi chưa đến tuổi nhập ngũ, nhưng sợ
sau này lớn lên không còn cơ hội được đánh Mỹ, đã khai tăng tuổi để đi
khám tuyển. Nhiều học sinh phổ thông, sinh viên đại học phát huy truyền
thống của cha anh đã “xếp bút nghiên” để được lên đường đánh Mỹ.
Trong phong trào tòng quân, bên cạnh việc không ngừng tuyên truyền,
giáo dục làm cho đoàn viên và thanh niên nhận rõ âm mưu, thủ đoạn xảo
quyệt, tàn bạo của kẻ địch, nâng cao lòng căm thù giặc, nâng cao ý chí

chiến đấu, xây dựng tinh thần dám xả thân vì nghĩa lớn… tổ chức Đoàn ở
nhiều cơ sở còn có những hình thức động viên, cổ vũ tuổi trẻ. Vĩnh Phú
(nay là Phú Thọ, Vĩnh Phúc) có phong trào “Trai đất tổ mở đội tòng quân”.
Hải Hưng (nay là Hải Dương, Hưng Yên), Thái Bình, Nam Hà (nay là Nam
Định, Hà Nam) và nhiều địa phương khác có “Ngày hội tuổi trẻ bàn việc
nước”… qua đó tổ chức Đoàn nắm được tâm tư, nguyện vọng của thanh
niên, chủ động phối hợp cử những người có đủ tiêu chuẩn tham gia các
lực lượng vũ trang. Nhiều hình ảnh có sức cổ vũ mạnh mẽ tinh thần thanh
niên lên đường chiến đấu được phát huy, mang lại nhiều hiệu quả: viếng
nghĩa trang liệt sĩ, ghi sổ vàng truyền thống trồng cây lưu niệm… Các tổ
chức Đoàn cơ sở còn phát huy vai trò chủ động trong việc giáo dục, sắp
xếp lực lượng thanh niên làm nghĩa vụ quân sự. Cùng với việc động viên
tinh thần tự nguyện đăng ký mỗi lần có đợt tuyển quân, Đoàn còn lập danh
sách những thanh niên sắp đến tuổi tòng quân, lập các đội dự nhiệm cho
những thanh niên đã được lựa chọn, sẵn sàng lên đường khi có lệnh.
Nhiều tổ chức Đoàn còn kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với
các gia đình, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện chính sách của
Đảng.
Yêu cầu của công tác tuyển quân ngày càng cao cả về số lượng và chất
lượng, về sức khỏe, trình độ văn hóa và kỹ thuật chiến đấu. ở Hòa Xá
(huyện ứng Hòa, Hà Tây) Đảng bộ chính quyền xã đã tổ chức khám sức
khỏe loại cho những người từ 18 đến 35 tuổi. Những người sức khỏe loại
một được sung vào đơn vị sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, được mệnh
danh “bộ đội làng”, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao thể lực, tổ
chức rèn luyện hành quân xa, mang vác nặng, học tập kỹ thuật chiến đấu
để khi cần lập tức lên đường chiến đấu. Những người sức khỏe loại hai trở
thành du kích, trực chiến trận địa. Những người còn lại vào dân quân xã
làm nhiệm vụ canh phòng.
Ngày “bộ đội làng” lên đường trở thành bộ đội chính quy thật sự là một
ngày hội. Gia đình, người thân chọn trong dãy tre đằng ngà bao quanh

làng kháng chiến cũ những đoạn thẳng nhất, làm thành những chiếc gạy
gửi theo các chiến sĩ ra tiền tuyến gọi là “gậy Trường Sơn”, Những người
ở lại, vợ hoặc người yêu, được tặng chiếc nhẫn thủy chung, có khắc con
số “500”, là kỷ niệm chiếc máy bay thứ 500 bị bắn rơi trên miền Bắc, do
dân quân Hòa Xá bắn hạ ngày 17-7-1967.
Năm 1968, sau khi kiểm tra, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam
ra quyết định công nhận Hòa Xá là xã có phong trào tòng quân khá nhất và
phát động các địa phương làm như Hòa Xá.
Trong phong trào học tập và làm theo Hòa Xá, thanh niên các địa phương
đã sáng tạo nhiều hình thức phong phú, cổ vũ tinh thần sẵn sàng chiến
đấu, sẵn sàng nhập ngũ, động viên hàng triệu đoàn viên và thanh niên lên
đường ra trận, với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”,
“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Chỉ riêng tỉnh Hà
Tây, trong hơn 10 năm từ 1965 đến 1975, đã có trên 17 vạn lượt thanh
niên tòng quân chiến đấu trên khắp các chiến trường. Trong đó có 68 tiểu
đoàn được tổ chức hoàn chỉnh, tập luyện thành thạo kỹ, chiến thuật chiến
đấu được giao thẳng cho mặt trận. Đợt tuyển quân năm 1965 tỉnh đã huy
động trên 25.000 thanh niên nhập ngũ, bằng tổng số thanh niên đi bộ đội
trong 10 năm, từ 1954 đến 1964. Năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống
Mỹ bước vào giai đoạn quyết định, chỉ một đợt giao quân trong quí I, tỉnh
đã đã vượt kế hoạch cả năm, với số quân gấp 2 lần năm trước, kịp thời chi
viện cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nhiều thanh niên Hà Tây ra đi theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”, chiến đấu trên
khắp các chiến trường, đã lập được nhiều chiến công xuất sắc. Tiêu biểu
là anh hùng LLVT Trịnh Tố Tâm. Anh tòng quân khi cả nước bước vào
cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong cao trào “Ba sẵn sàng” và vào ngay
chiến trường ác liệt nhất, Trị Thiên - Huế. Tại đây anh đã cùng đơn vị chiến
đấu mưu trí, dũng cảm, diệt hơn 1.500 tên Mỹ-Ngụy, phá hủy 61 xe quân
sự, đánh lật 19 đoàn xe của địch. Riêng Trịnh Tố Tâm đã diệt 272 tên địch,
trong đó có 185 tên Mỹ, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay lên thẳng, được

tặng thưởng 20 huân chương các loại và 53 lần được công nhận danh
hiệu “Dũng sĩ”.
Làm tốt công tác động viên thanh niên tòng quân di thanh niên xung phong
chống Mỹ cứu nước, tổ chức Đoàn thanh niên ở các cơ sở đặc biệt coi
trọng công tác hậu phương quân đội. Nhiều hình thức hoạt động phong
phú được phát huy như thường xuyên chăm sóc, sửa sang nghĩa trang liệt
sĩ, quan tâm giúp đỡ các gia đình có người đang tại ngũ. Nhiều nơi còn có
sáng kiến phân công từng gia đình thương binh, bộ đội cho từng nhóm
đoàn viên, thanh niên để tiện theo dõi chăm sóc giúp đỡ, nhất là đối với
những gia đình neo đơn, gặp nhiều khó khăn. Nhiều đoàn viên và thanh
niên đã không quản khó khăn, vất vả, hàng ngày dành thời gian đến giúp
đỡ những gia đình có người đang đi chiến đấu.
Với phong trào “uống nước nhớ nguồn”, nhiều cơ sở Đoàn còn tổ chức xây
dựng những công trình “đền ơn đáp nghĩa”, những ao cá, những hàng cây,
những giếng nước, nhà tắm… tặng thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình
bộ đội, TNXP. Nhiều nữ thanh niên đã tình nguyện đảm việc nhà, phụng
dưỡng bố mẹ già, nuôi dạy con nhỏ để chồng yên tâm lên đường đi chiến
đấu. Từ trong phong trào đã xuất hiện không ít những “cô dâu” tương lai
sẵn sàng đến gánh nước, nấu cơm, đảm việc nhà, đỡ đần các bà “mẹ
chồng”. Không ít nữ thanh niên tuy mới chỉ hứa hẹn với nhau, nhưng trong
lúc người yêu đang chiến đấu ở chiến trường xa, không có tin tức vẫn một
lòng chờ đợi, còn dành thời gian giúp đỡ gia đình bạn trai như một cô dâu
thảo hiền. ở một số cơ sở, nữ thanh niên còn có phong trào tình nguyện
lấy thương binh, coi đó là vinh dự, là niềm hạnh phúc đáng tự hào. Khởi
đầu từ năm 1966, trong thanh niên xã Mường Hung (Sông Mã, Sơn La) đã
có 36 nữa thanh niên đăng ký lấy chồng là thương binh. Lò Thị Đôi, Lò Thị
Nhọt (Mộc Châu), Nguyễn Thị Thành (công nhân vắt sữa Nông trường Sao
Đỏ), và nhiều chị em khác, tuổi đời còn rất trẻ vẫn đăng ký tình nguyện lấy
chồng là thương binh từ hạng 3 trở lên.
Làm tốt công tác hậu phương, thanh niên yên tâm lên đường nhập ngũ,

các gia đình có con em đến tuổi làm nghĩa vụ quân sự cũng sẵn sàng động
viên conem mình làm tròn nghĩa vụ đối với Tổ quốc. ở huyện Sông Mã
(Sơn La) chỉ trong một đợt tuyển quân đã có 990 gia đình làm đơn tình
nguyện cho con em gia nhập lực lượng vũ trang. Bà Lừ Thị La (Yên Châu -
Sơn La) đã có 4 con đi bộ đội, vẫn tình nguyện đưa người con thứ 5 lên
đường đi đánh Mỹ.
Công tác Trần Quốc Toản của các em thiếu niên, nhi đồng cũng được đẩy
mạnh. Các em thường làm nhiệm vụ quét dọn nhà cửa, chăm sóc lợn gà,
vườn tược cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ đội, kết bạn
học tập với các em thuộc diện gia đình chính sách, giúp đỡ các em yếu
kém vươn lên…
Ở miền Nam, những năm đánh Mỹ, tuổi trẻ là đối tượng chủ yếu mà đế
quốc Mỹ và tay sai tìm đủ mọi cách đầu độc ru ngủ bằng các thủ đoạn
thâm độc, trắng trợn, tàn bạo nhằm làm nhụt chí khí đấu tranh, phá hoại về
tinh thần và tư tưởng, làm suy kiệt cả thể chất, đưa dần thanh niên vào con
đường thoái hóa, hư hỏng đi đến phản dân hại nước, phục vụ âm mưu đen
tối, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Giành và giữ
thanh niên trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong mọi công
tác của tổ chức Đoàn. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn TNNDCM, xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cụ thể của miền Nam đã
đề ra công tác trọng tâm trước mắt của Đoàn là “tích cực bảo vệ, giành và
giữ thanh niên. Kiên quyết đập tan kế hoạch bắt lính đôn quân của địch”.
Cùng với những cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống tuyên
truyền lừa bịp và xuyên tạc, đòi quân Mỹ rút về nước, đánh đổ ngụy quyền
tay sai bán nước… các cuộc đấu tranh chống bắt lính, chống bắt tập quân
sự nổ ra liên tiếp với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, có những nơi
cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra quyết liệt, phong trào tòng quân và
tham gia du kích của thanh niên càng phát triển. Có những xã ở tỉnh Kiến
Phong, tỉnh Long An, trong khi địch đang tiến hành bình định lấn chiếm,
dồn bắt thanh niên đi lính, vào phòng vệ dân sự vẫn có hàng trăm thanh

niên đi tòng quân và tham gia du kích. Hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng trong
điều kiện địch đánh phá ác liệt vẫn thường xuyên xấp đủ tân binh bổ sung
theo yêu cầu phát triển lực lượng địa phương và cung cấp nhiều tân binh
cho lực lượng chủ lực toàn miền. Hai tỉnh Bến Tre và Mỹ Tho hàng tháng
có từ 100-200 thanh niên tòng quân, góp phần xây dựng nên những đơn vị
chủ lực lớn của quân đội cách mạng, đáp ứng đòi hỏicủa chiến trường.
Riêng Mỹ Tho (ngày nay là tỉnh Tiền Giang) trong 2 năm 1967 - 1968 đã có
13.800 đoàn viên và thanh niên lên đường nhập ngũ. ở các xã Cẩm Sơn,
Mỹ Thiện… có đến 80% số thanh niên đến tuổi đã lên đường đi chiến đấu.
Từ năm 1965 đến năm 1968, tuổi trẻ liên khu 5 đã có 2 khóa tòng quân tập
trung. Khóa Nguyễn Văn Trỗi, kéo dài trong 2 năm 1965-1966, có trên
28.000 cán bộ, đoàn viên và thanh niên nhập ngũ, góp phần lập nên hai sư
đoàn quân chủ lực, sư đoàn 3 (thành lập tháng 9-1965) và sư đoàn 2
(thành lập tháng 11-1965). Chuẩn bị cho cuộc tấn công và nổi dậy xuân
Mậu Thân 1968, tổ chức Đoàn các tỉnh thuộc liên khu 5, lại phát động cao
trào tòng quân “xông lên giành chính quyền, thanh niên quyết thắng”, với
25.000 đoàn viên và thanh niên nhập ngũ.
Có nhiều hình ảnh sinh động xuất hiện trong phong trào tòng quân, như vợ
mới cưới tiễn đưa chồng đi làm nhiệm vụ, cha dẫn con ra mặt trận,v.v…
Có những gia đình lần lượt 5-7 anh chị em hy sinh, còn lại người con út
chưa đủ tuổi, vẫn thiết tha được lên đường cầm súng. ở Mộc Ninh, bà mẹ
Lê có 2 người con trai đến tuổi quân dịch, bà đã tìm cách che giấu cho con
suốt 4 năm trời, đến ngày quê hương được giải phóng, bà đã vui vẻ dẫn cả
2 con đến giao cho cách mạng, còn lại một mình ở nhà sản xuất.
Thấy rõ việc đưa thanh niên đứng hẳn về phía cách mạng và hình thức
triệt để nhất để bảo vệ thanh niên, các tổ chức Đoàn cơ sở đã đặc biệt coi
trọng việc vận động trách nhiệm đấu trah chống bắt lính, chống đôn quân,
đẩy mạnh công tác binh vận và dịch vận, làm tan rã từng mảng lớn hàng
ngũ địch, nhất là đấu tranh chống phá hình thức tổ chức phòng vệ dân sự,
vận động thanh niên trả súng, không canh gác, không tập quân sự. Nhiều

nơi tổ chức phòng vệ dân sự của địch tan rã từng mảng đến tan rã hoàn
toàn, địch phải tốn nhiều công sức lập đi lập lại vẫn không duy trì được.
Thấy rõ bộ mặt tàn bạo của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, hầu hết thanh
niên ta đều không muốn đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng cũng
không ít thanh niên chưa mạnh dạn đứng lên đấu tranh. Một số còn ngần
ngại gian khổ không dám ra vùng giải phóng. Phần đông số thanh niên này
đã chống bắt lính bằng những hình thức như: lánh né, làm giấy tờ giả, lo
lót tiền bạc, thậm chí có người đã tự thương, chặt đứt cả ngón tay… Một
số thanh niên khác, tích cực hơn tổ chức thành những lõm trốn lĩnh, và cả
lính trốn, làm hầm bí mật có vách ngăn làm hai, tủ quần áo cũng được làm
thành 2 ngăn, vừa đảm bảo chống bắt lính, vừa che giấu cán bộ hoạt động
bí mật khi cần thiết. ở nhiều nơi ngoài việc trốn tránh để khỏi bị bắt lính,
thanh niên còn tự trang bị vũ khí như lựu đạn, súng ngắn… để tự bảo vệ
khi địch lùng bắt.
Với hành động chống bắt lính tích cực, ngay cả trong thời kỳ địch bình định
lấn chiếm quyêt liệt nhất, thanh niên xã Mỹ Long (ngày nay thuộc tỉnh Tiền
Giang) vẫn còn được bảo vệ. Cả 240 thanh niên của xã không có một
người nào bị bắt lính. Lúc đầu tổ chức Đoàn thanh niên của địa phương
hướng dẫn những thanh niên trong số bà con thân thích của cán bộ Đoàn
vào các lõm địa hình thành ăn ở, sinh hoạt. Dần dần số thanh niên vào trụ
bám trong địa hình ngày càng đông. Cả một số binh sĩ địch và phòng vệ
dân sự đào ngũ cũng vào sống trong lõm du kích. Họ tự lực xây dựng cụm
ăn ở, gắn bó với nhau như anh em ruột thịt. Từng bước, tổ chức Đoàn
động viên, giáo dục các đối tượng thanh niên, vận động họ cùng tham gia
công tác cách mạng. Hầu hết thanh niên đều vào các đội du kích, tham gia
cài lựu đạn bảo vệ lõm địa hình, đánh địch khi chúng càn vào căn cứ, một
số khác tòng quân.
Thông qua phong trào “Năm xung phong”, nhiều cơ sở Đoàn đã kiên trì tổ
chức, tập hợp thanh niên theo những hình thức thích hợp: Hội những
người đá banh, đội văn nghệ thanh niên, tổ thanh niên xung phong chống

bắt lính, tổ thanh niên tuyên truyền xung phong, tổ thanh niên xung phong
cung ứng chiến trường, đội TNXP cơ sở,v.v… Nhiều thanh niên đã từng
vào phòng vệ dân sự của địch, khi được giáo dục giác ngộ đã hăng hái
tham gia du kích, tham gia diệt ác phá kềm. Xã Vĩnh Tường (Long Mỹ) có
cả một liên toán phòng vệ dân sự khởi nghĩa, chuyển thành lực lượng du
kích với 39 súng. ở Bắc Long An có 6 thanh niên bị bắt vào phòng vệ dân
sự đã tự đặt tên: Quyết - Tâm - Bảo - Vệ - Tổ - Quốc, rồi diệt ác mang
súng trở về với cách mạng tham gia du kích đánh địch. Không chỉ thanh
niên vùng giải phóng, vùng giáp ranh hăng hái tòng quân mà ngay ở các
vùng bị địch tạm chiếm sâu như ở Thới Bính thanh niên cùng tìm mọi cách
để ra vùng giải phóng tham gia công tác cách mạng. Có 3 thanh niên trong
một ấp chiến lược đã phá rào ra đồng nằm chờ 3 ngày 3 đêm để liên lạc
với cách mạng, xin đi chiến đấu.
*
* *
Trong giai đoạn cả nước có chiến tranh (1965-1975) tòng quân, đi thanh
niên xung phong là trách nhiệm đồng thời cũng là vinh dự, là niềm tự hào
của thanh niên trên cả 2 miền đất nước.
Được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ giao nhiệm vụ, tháng 3-
1965 Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam phát động trong đoàn
viên, thanh niên phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ, cứu
nước (tập trung). Chỉ một tháng sau, đã có hơn 10 vạn đoàn viên và thanh
niên đăng ký sẵn sàng lên đường. Ngày 25-4-1965, đội TNXP chống Mỹ,
cứu nước (tập trung) đầu tiên được thành lập, gồm 1.200 đội viên nam (vì
điều kiện công tác đặc biệt chưa nhận nữ) của tỉnh Thanh Hóa, tổ chức
thành 9 đại đội cấp tốc lên đường vào miền Tây Quảng Bình làm nhiệm vụ.
Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương Đoàn (khóa III) họp tháng
5-1965 đã quyết định “tổ chức các đội TNXP chống Mỹ, cứu nước phục vụ
sản xuất và chiến đấu”. Nghị quyết nhấn mạnh: “Phát huy truyền thống của
những đội TNXP trong kháng chiến, mỗi đội TNXP hiện nay phải là một

đơn vị sản xuất có năng suất cao, một đơn vị chiến đấu khi cần thiết và
đồng thời là một trường học giáo dục và rèn luyện thanh niên”.
Ngày 21-6-1965, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 71-TTg cho phép chính
thức thành lập đội TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung).
Ngày 21 tháng 6 (tức ngày Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 71-TTg)
được lấy làm số hiệu cho đội TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) thành
lập đầu tiên, đó là Đội 21 và đại hội được thành lập đầu tiên của Đội 21 có
số hiệu 216.
Đầu tháng 6-1965, hai đội TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) mang số
hiệu 23 và 25 của Hà Tĩnh cũng được thành lập và lên đường nhận nhiệm
vụ làm đường và vận chuyển hàng hóa bằng xe đạp thồ ở Nam Lào và
Bắc Quảng Bình do đoàn 559 quản lý.
Cũng trong tháng 6-1965, các tỉnh đã lần lượt tổ chức các đội TNXP chống
Mỹ cứu nước với tổng số quân 8.856 đội viên vào phục vụ đoàn 559 (Bộ
Quốc phòng). Do yêu cầu cấp bách của chiến trường, việc tổ chức lực
lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (tập trung) được triển khai rất khẩn
trương. Chưa kịp ổn định tổ chức, các đơn vị đã phải cấp tốc hành quân
trên những chặng đường dài 300-400, thậm chí hàng ngàn kilômét dưới
bom đạn địch. Đến hiện trường hầu hết các đơn vị phải làm lấy lán trại để
ở, tự làm công cụ để sản xuất.
Đến tháng 7-1965, phong trào tình nguyện gia nhập lực lượng TNXP
chống Mỹ, cứu nước (tập trung) càng được đẩy mạnh. ở hầu khắp các cơ
sở, số lượng thanh niên tình nguyện gia nhập TNXP hơn yêu cầu tiếp
nhận nhiều lần. ở khu phố Hoàn Kiếm (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
yêu cầu tuyển 200 đội viên TNXP đã có trên 1000 đoàn viên, thanh niên
đăng ký. ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tỉ lệ đó là 3.193/400. Trong số người
tình nguyện, tỉ lệ nữ thường chiếm tới 60-70%. Có chị đã nói: “Nam thanh
niên được tham gia bộ đội, tham gia các ngành nhiều rồi nay phải nhường
phần cho nữ thanh niên”. Có những gia đình có 2-3 chị em ruột cùng tuổi
thanh niên đã giành nhau để được đi thanh niên xung phong. Ai cũng hiểu

rõ đi thanh niên xung phong là phải chấp nhận gian khổ, hy sinh, nhưng
vốn khát khao được cống hiến, tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận thử thách.
Trong đó có không ít thanh niên xuất thân từ các thành phần không cơ bản
có nhiều mặc cảm với xã hội, được Đoàn động viên, đã hăng hái gia nhập
TNXP. Có trường hợp phải kiên trì mới thực hiện được nguyện vọng. Như
Nguyễn Thị Liệu, sau ngày trở thành một chiến sĩ TNXP nổi tiếng trên
tuyến đường “Quyết thắng” đã từng suýt bị để lại vì lý do lý lịch. Thoạt đầu
Liệu trốn theo đơn vị, mãi hai tháng sau mới được tiếp nhận do chính
những thành tích xuất sắc của mình.
Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước thật là nơi tập hợp, đoàn kết mọi
tầng lớp thanh niên trong xã hội vào sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, thanh
niên Việt kiều về nước, thanh niên các dân tộc thiểu số, thanh niên các tôn
giáo… không một tầng lớp thanh niên nào không có mặt trong đội hình
TNXP chống Mỹ, cứu nước. Nói như một thanh niên Việt kiều mới trở về
Tổ quốc, quê ở Hà Tĩnh: “Kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp
xâm lược, chúng tôi chưa được vinh dự đóng góp, nay xin cho chúng tôi đi
TNXP để góp phần với sự nghiệp của dân của nước”.
Gia nhập lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước trở thành tình cảm, thành
nỗi khát vọng của nhiều đoàn viên, thanh niên. Thanh niên các dân tộc
thiểu số ở Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Thái (nay là Bắc Cạn, Thái Nguyên),
Thanh Hóa… trước đây ít khi đi xa gia đình, giờ nhận thức được trách
nhiệm của tuổi trẻ cũng hăng hái lên đường làm nhiệm vụ. Thanh niên theo
đạo Thiên chúa ở Nam Định, Ninh Bình cũng tình nguyện gia nhập lực
lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đợt đầu tuyển TNXP đã có trên 1000 thanh
niên các dân tộc thiểu số, 1360 thanh niên theo đạo Thiên Chúa tham gia.
Cả những nhà sư cũng không thể tĩnh tâm tụng kinh gõ mõ. Như sư nữ
Đàm Thị Dần, trước đây khi cắt tóc đi tu, Dần chỉ muốn được tĩnh tâm.
Nhưng trước cảnh nhà tan cửa nát do giặc Mỹ gây ra, Dần muốn được
phá giới. Đàm Thị Dần mạnh dạn viết đơn gửi Đoàn thanh niên xã và gặp

sư bà xin cho mình đi TNXP. Sư bà tỏ ra thông cảm nhưng vì Dần ăn chay
niệm Phật đã được 6 năm, sắp được lên sư bác, nên bà có ý ngần ngại.
Dần không nản làm tiếp đơn thứ hai, gửi thẳng cho Huyện Đoàn đề nghị
giúp đỡ. Ngày lên đường của Đàm Thị Dần thật sự là một ngày hạnh phúc.
Cô hăng hái đi bộ 400 kilômét từ Hà Nội vào tận phía Tây Nam Hà Tĩnh
làm nhiệm vụ.
Bên cạnh lớp thanh niên tuổi mười bảy, đôi mươi, nhiều anh chị em thuộc
lớp nhiều tuổi hơn cũng hăng hái gia nhập lực lượng TNXP, với tất cả
nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ. Có đồng chí trước đây đã tham gia Đoàn
TNXP trong kháng chiến chống Pháp, nay lại thiết tha xin được trở lại đội
ngũ. Nhiều thanh niên vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự lại tình nguyện
tham gia lực lượng TNXP. Nhiều cán bộ Đoàn gia đình gặp khó khăn,
được cử phụ trách các đội TNXP đã tự thu xếp để có thể lên đường. Hàng
ngàn cán bộ y tế, giáo viên văn hóa đã tình nguyện vào phục vụ trong các
đội TNXP. Nhiều đồng chí tình nguyện không hưởng lương, chỉ hưởng chế
độ cung cấp như các đội viên TNXP.
Các bậc cha mẹ ý thức được “nước mất thì nhà tan” đã cổ vũ, động viên
con em mình lên đường làm tròn nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nhiều gia đình
chỉ có một con trai, vẫn thu xếp việc nhà để con yên tâm lên đường. Một
bà mẹ ở xã Thủy Triều (huyện Ân Thi, Hưng Yên) đã nói: “Lúc còn bé, nó
là con cha con mẹ, nay cháu đã lớn khôn là con dân con nước, chúng tôi
xin giao cháu cho Đảng, cho Đoàn, làm sao dạy dỗ các cháu làm tròn
nhiệm vụ với dân với nước là chúng tôi vui lòng”.
Trong những năm tháng cả nước cùng ra trận, biết bao bà mẹ Việt Nam đã
rất tự hào khi nhắc tới những đứa con đang tham gia lực lượng TNXP
chống Mỹ, cứu nước. Họ nói về con em mình với giọng thật thiêng liêng:
“Cháu nó đi Ba sẵn sàng”.
Nhiều tỉnh có số lượng tuyển TNXP trong một đợt rất lớn vẫn hoàn thành
nhanh gọn, đảm bảo chất lượng. Riêng tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định và
Hà Nam) chỉ trong tháng 7-1965 đã thành lập được 2 đội TNXP chống Mỹ,

cứu nước (tập trung): đội 35 và 37, nhanh chóng lên đường vào các tỉnh
khu IV cũ làm nhiệm vụ trên tuyến đường 15B, từ Cầu Giát qua Thái Hòa,
Tân ấp, Vinh… nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, ở
phân tán cách nhau hàng trăm kilômét.
Trong vòng 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1965, gần 5 vạn đội viên
thanh niên xung phong đã được tập hợp trong 32 đội, gồm 7 đội do đoàn
559 (Bộ Quốc phòng) quản lý làm nhiệm vụ mở đường mới và vận chuyển
trên tuyến hành lang ở Quảng Bình và trên chiến trường miền Nam, chiến
trường Lào: 7 đội do Tổng cục đường sắt quản lý, hoạt động dọc theo
tuyến đường sắt từ Ninh Bình đến Nghệ An; số còn lại làm nhiệm vụ bảo
đảm giao thông và mở đường mới do ngành giao thông vận tải quản lý,
chủ yếu hoạt động trên các tuyến đường 1A, 15, 21, 22, 22B, 20 (còn có
tên là đường Quyết Thắng),v.v… chốt giữ ở hầu hết các trọng điểm xung
yếu: Đò Lèn, Hàm Rồng, Cầu Cấm, Hoàng Mai (trên đường số 1), Bãi
Dinh, Mụ Giạ (đường 12A), đèo Ba Trại, ngầm Hạ Trạch (đường số 2,
Quảng Bình), phà Địa Lợi, ngã ba Đồng Lộc, khe Tang, khe Rinh, đèo Đá
Đẽo, phà Xuân Sơn, phà Long Đại (đường 15); cua chữ A, K59, dốc Đồng
Tiền (đường Quyết Thắng)…
Tháng 9-1965, cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên chiến trường miền
Nam phát triển mau lẹ, cần một lực lượng trẻ, khỏe làm nhiệm vụ trên
tuyến đường dây liên tỉnh Trị - Thiên. Được Đảng giao nhiệm vụ, Trung
ương Đoàn đã trực tiếp chỉ đạo 3 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình, Hà Tây, tuyển
mỗi tỉnh 110 đoàn viên thanh niên nam tuổi từ 18 đến 25 thành lập đại hội
TNXP đặc biệt phục vụ chiến trường miền Nam, mang phiên hiệu Đoàn
K53.
Cũng tháng 9-1965, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho phép Tổng cục
Lâm nghiệp được tuyển dụng 1000 thanh niên để tổ chức thí điểm “Đội
TNXP chống Mỹ, cứu nước” phục vụ ngành lâm nghiệp. Về sau, ngành
lâm nghiệp đã tổ chức được 7 đội TNXP, phần lớn làm đường vận chuyển,
chỉ có một đội làm nhiệm vụ trồng rừng.

Yêu cầu mở đường mới và đảm bảo giao thông trong thời chiến rất lớn.
Ngoài lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước do Trung ương quản lý, từ
tháng 5-1965, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước
của địa phương, mang phiên hiệu 263 trên cơ sở sáp nhập các đơn vị ở 2
công trường Núi Thành và Đồng Xoài.
Cũng thời gian này, Nghệ An thành lập đội TNXP chống Mỹ, cứu nước đầu
tiên của tỉnh, mang tên đội Cù Chính Lan. Đến năm 1966, đội được chuyển
vào phục vụ trong ngành giao thông vận tải Quảng Bình tỉnh lại quyết định
thành lập Tổng đội TNXP Cù Chính Lan trực thuộc ủy ban tỉnh nhằm phát
huy tính chủ động sáng tạo, tự đảm nhận các công trình xây dựng và đảm
bảo giao thông của TNXP. Qua 3 nhiệm kỳ, 18.000 lượt cán bộ, đoàn viên
thanh niên đã trực tiếp phục vụ trong Tổng đội TNXP Cù Chính Lan góp
phần mở thêm hàng trăm kilômét đường mới, sửa chữa hàng trăm cầu,
phà, đảm bảo giao thông suốt trên nhiều tuyến đường, ở hầu hết các vị trí
xung yếu như Cầu Cấm, Truông Bồn, Phương Tích, Bến Thủy, Hoàng Mai,
Cầu Giát, Thái Hòa, rú Nguộc, núi Trét, Bàu Bàng…
Ngoài nhiệm vụ đảm bảo giao thông trên những tuyến đường huyết mạch
trong tỉnh, Tổng đội còn cử 1.500 cán bộ, đội viên chi viện cho tỉnh Quảng
Bình bốc xếp, chuyển tải hàng hóa tại nam-bắc sông Gianh từ năm 1967-
1968. Năm 1969-1970 đi làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa vào Tây Quảng
Trị - Thừa Thiên. Năm 1970-1971 tham gia chiến dịch Nam Lào - đường 9.
4.000 cán bộ, đội viên làm nhiệm vụ đảm bảo tuyến đường sắt phía Nam
từ Hàm Rồng đến Vinh-Bến Thủy.
Trong những tháng cuối năm 1965, đầu năm 1966, các tỉnh, thành phố đều
lần lượt thành lập đội TNXP chống Mỹ, cứu nước do địa phương quản lý.
Hà Nội có đội 51, Hải Phòng có đội 77, Ninh Bình có đội 3, Thanh Hóa sau
khi thành lập đội 263 đến tháng 12-1965 lại thành lập thêm đội 696, Bắc
Thái có đội XP91-TC,v.v…
Do tính chất nhiệm vụ của địa phương, khu vực Vĩnh Linh (nay thuộc tỉnh
Quảng Trị), ngoài các đơn vị TNXP chống Mỹ, cứu nước của Trung ương

hoạt động trên địa bàn địa phương. ủy ban hành chính khu vực Vĩnh Linh
cũng quyết định thành lập 2 đội TNXP chống Mỹ, cứu nước phục vụ trong
ngành giao thông vận tải và trong ngành thủy lợi.
Các tỉnh thuộc khu IV cũ đều thành lập từ 2 đội TNXP chống Mỹ, cứu nước
trở lên, ngoài các đội do Trung ương quản lý. Riêng tỉnh Nghệ An thành
lập tới 6 đội.
Một số đội TNXP chống Mỹ, cứu nước cũng được thành lập để phục vụ
trong một số ngành biệt lập của giao thông vận tải: Đội 27 phục vụ công ty
đường Goòng, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh quản lý: đội TNXP đường sông, trực
thuộc Cục vận tải đường sông, đảm nhận việc chuyển tải, xếp dỡ và bảo
vệ hàng hóa theo kế hoạch.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu
n¬ước và để thống nhất sự chỉ đạo, ngày 29-8-1968, Ban Bí thư Trung
ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã quyết định thành lập Tổng đội TNXP chống
Mỹ, cứu n¬ước 768, bao gồm các đội 39, 31, 45, 35 đang làm nhiệm vụ
trên các tuyến đường 22 và 22B. Tổng đội đảm nhận toàn bộ công trình
kiến thiết cơ bản và đảm bảo giao thông trên 2 tuyến đường này. Đồng chí
Bùi Nguyên Tích, ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên GTVT Trung
ương, nguyên Đội trưởng đội 39 được chỉ định làm Tổng đội trưởng.
Cùng thời gian, ở các tỉnh trên chiến trường miền Nam, trước yêu cầu bức
thiết phải huy động sức người sức của ngày càng cao, khi tình hình cách
mạng chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn đánh thắng chiến tranh đặc
biệt và sau đó khi đế quốc Mỹ buộc phải ồ ạt đưa quân vào tham chiến,
tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ hết sức tàn bạo, thực hiện nghị quyết
của Trung ương Đảng, triển khai nghị quyết của Đại hội Đoàn TNND Cách
mạng lần thứ nhất về tổ chức ra Đội thanh niên xung phong công tác phục
vụ chiến trường, ngày 20-4-1965, Trung ương Đoàn TNND cách mạng,
phát động thanh niên các cơ quan chung quanh Trung ương cục miền
Nam thành lập đội Thanh niên xung phong mang ký hiệu C.100, có 108 đội
viên, trong đó có 14 đảng viên và 40 đoàn viên. Tháng 8-1965, đáp ứng

yêu cầu của chiến trường trọng điểm miền Đông, Thường vụ Trung ương
Đoàn TNND cách mạng quyết định thành lập Tổng đội TNXP giải phóng
miền Nam vừa làm nhiệm vụ chỉ đạo theo hệ thống ở các tỉnh Nam Bộ
(cũ), vừa chỉ huy các liên đội của miền.
C.100 được lấy làm khung cho tổ chức Tổng đội. Một nửa làm nòng cốt để
xây dựng đội 198 mang tên Thành Đồng, nửa còn lại biên chế các bộ phận
thuộc văn phòng Tổng đội. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, ủy viên Thường
vụ Trung ương Đoàn được cử làm Tổng đội trưởng.
Căn cứ nghị quyết Đại hội Đoàn TNND cách mạng lần thứ nhất, TNXP giải
phóng miền Nam được thành lập theo 3 hình thức: TNXP giải phóng miền
Nam tập trung dài hạn, làm nhiệm vụ phục vụ chiến trường, ngày đêm sát
cánh với các đơn vị quân giải phóng miền Nam, tải thương, vận chuyển
hàng chiến lược, vũ khí, làm cầu đường. Các đội thường hoạt động phân
tán theo từng trung đoàn quân giải phóng hoặc ở một hướng chiến trường
nhất định.
Hình thức thứ hai, TNXP giải phóng miền Nam tập trung có thời hạn, do
các tỉnh hoặc các khu Đoàn tổ chức và chỉ đạo. Riêng khu V đã có 5.506
thanh niên xung phong tập trung của tỉnh và khu, với các liên đội Võ Như
Hưng, Võ Thị Sáu. Khu VI có 19 đại đội với 2.500 đội viên. Các tỉnh thuộc
Nam Bộ cũ ít nhất cũng thành lập được một đội TNXP giải phóng tập trung.
Thủ Dầu Một có đội 112 mang tên “Phú Lợi căm thù”, Tây Ninh có đội 2311
Hoàng Lệ Kha. Long An có đội 29 mang tên “Hiệp Hòa anh dũng”, Mỹ Tho
có đội ấp Bắc I và ấp Bắc II, Bến Tre có đội 2012 Nguyễn Văn Tư. Cần
Thơ có đội Tây Đô quyết thắng, Cà Mau có đội Nguyễn Việt Khái, Rạch
Giá có đội Hòn Đất I…
Hình thức thứ ba, TNXP giải phóng miền Nam ở cơ sở (xã, ấp), được tổ
chức rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh, với hàng chục ngàn đoàn viên, thanh
niên tham gia. Riêng tỉnh Bến Tre, trong chưa đầy 2 năm (1965-1966) đã
có 10.215 đội viên. Một số xã, đội viên TNXP chiếm trên 60% tổng số đoàn
viên, thanh niên ở địa phương.

Đội viên TNXP ở cơ sở và TNXP tập trung có thời hạn là nguồn bổ sung
dồi dào cho bộ đội và TNXP tập trung dài hạn. Khi thành lập Tổng đội
TNXP giải phóng miền Nam, Thường vụ Trung ương Đoàn đã quyết định
rút lực lượng TNXP các tỉnh về bổ sung lực lượng xây dựng Tổng đội.
Năm 1967, trước yêu cầu của chiến trường, các đơn vị trong Tổng đội
được biên chế thành 3 liên đội (tiểu đoàn). Mỗi liên đội phối thuộc, gắn bó
với một sư đoàn chủ lực miền và mang phiên hiệu của sư đoàn đó, gồm
liên đội 9, liên đội 5 và liên đội 7. ở chiến trường khu V và khu VI, TNXP
được chuyển sang trực thuộc hậu cần quân khu làm nhiệm vụ phục vụ
theo các đường hành lang.
Tòng quân, đi TNXP là những biểu hiện sinh động khí thế “Ba sẵn sàng” và
tinh thần “Năm xung phong”. Đã có trên 5 triệu lượt đoàn viên thanh niên
gia nhập lực lượng vũ trang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Riêng ở
làng Hòa Xá, lá cờ đầu trong phong trào tòng quân đã có 6 gia đình có 4
con đi bộ đội, 11 gia đình có 3 con, 61 gia đình có 2 con, 388 gia đình có 1
con… Tính ra đã có 568 thanh niên của làng đi bộ đội chống Mỹ, chiếm tỉ
lệ 16,9% dân số. Bên cạnh đó trên 133 ngàn đoàn viên và thanh niên,
trong đó có trên 69 ngàn nữ, tham gia lực lượng thanh niên xung phong
chống Mỹ, cứu nước (tập trung); hàng vạn đoàn viên, thanh niên tham gia
lực lượng thanh niên xung phong giải phóng miền Nam… là những con số
mang nhiều ý nghĩa, không chỉ đáp ứng yêu cầu cấp bách về sức người
sức của cho chiến trường. Sâu xa hơn, tinh thần ấy càng nuôi lớn dậy ý
chí dám xả thân vì nghĩa lớn của một thế hệ dám đương đầu với thử thách
và làm nên thắng trận.
*
* *
Từ trận đầu máy bay Mỹ đánh phá một số điểm ở Quảng Ninh, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Bình… ngày 5-8-1964, với tinh thần “có lệnh là đi, giặc
đến là đánh, đã đánh là phải thắng” thanh niên trong các đơn vị pháo cao
xạ và dân quân tự vệ ở các địa phương đã thể hiện rõ ý chí và khả năng

chiến đấu, đã chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, hạ máy bay, bắt sống
giặc lái. Hải quân nhân dân Việt Nam, lần đầu xuất kích với 3 tàu phóng lôi
đã đánh đuổi tàu Ma-đốc của Mỹ xâm phạm vùng biển nước ta. Hôm sau
(ngày 5-8-1964) Hải quân nhân dân Việt Nam lại cùng các đơn vị phòng
không và nhân dân các địa phương khu vực sông Gianh, Cửa Hội, Lạch
Trường, Hòn Gai… đánh thắng không quân Mỹ một trận oanh liệt mở đầu
trang sử vẻ vang của binh chủng.
Nhiều chiến sĩ trẻ lần đầu đối mặt với máy bay Mỹ đã tỏ ra ngoan cường
dũng cảm, kiên cường bám trận địa, boong tàu, bị thương cũng không chịu
rời trận địa. Ngày 18-11-1964, tại miền Tây Quảng Bình, người chính trị
viên trẻ tuổi Nguyễn Viết Xuân sau khi chỉ huy đại đội pháo cao xạ của
mình phối hợp chiến đấu trong đội hình của tiểu đoàn bắn hạ một máy bay
của Mỹ, đã bị thương nặng, chân giập nát. Không do dự, anh đề nghị cứu
thương chặt đứt chân cho khỏi vướng và yêu cầu không để các chiến sĩ
biết. Anh đứng tựa vào thành công sự tiếp tục chỉ huy bộ đội chiến đấu.
Thấy máy bay Mỹ vẫn liều lĩnh lao xuống cắt bom, Nguyễn Viết Xuân cố
nén đau, dồn sức hô to:
- Các đồng chí! Máy bay Mỹ không có gì đáng sợ, học tập Nguyễn Văn
Trỗi, các đồng chí hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn!
“Nhằm thẳng quân thù, bắn” đã trở thành khẩu hiệu chiến đấu của toàn
quân, toàn dân và thanh niên Việt Nam trong những năm kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Trên các trận địa bắn máy bay Mỹ, trong các chiến
hào đối mặt kẻ thù, ở đâu cũng vang lên tiếng hô đầy dũng khí: “Nhằm
thẳng quân thù, bắn!”.
Càng trong gian khổ, ác liệt, phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ “Ba sẵn
sàng” càng bộc lộ rõ nét. Cầu Hàm Rồng là một trong những biểu tượng
của tinh thần quyết thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ. “Cầu Hàm Rồng không những tượng trưng cho cuộc chiến đấu
của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược mà còn tượng trưng cho
thắng lợi. Đó là “Đài chiến thắng” xây dựng ngay trong lúc còn chiến đấu

và do chiến đấu” (lời ông Chủ tịch Ban liên lạc quốc tế Hội nghị Xtốckhôm
về Việt Nam Béctanhxvantrân).
Từ ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 cho đến suốt hai đợt gây chiến tranh
phá hoại của không quân Mỹ đối với miền Bắc, cầu Hàm Rồng (Thanh
Hóa), luôn là mục tiêu đánh phá của chúng. Trong các ngày 3 và 4-4-1965
đã diễn ra những trận chiến đấu hiệp đồng tuyệt vời giữa các quân, binh
chủng, các lực lượng, không quân, hải quân, bộ đội pháo cao xạ, dân quân
tự vệ… không quân nhân dân trẻ tuổi lần đầu tiên xuất kích đã lập công vẻ
vang. Ngày 3-4 biên đội máy bay Phạm Ngọc Lan bắn rơi chiếc F8. Ngày
4-4 biên đội máy bay Trần Hanh bắn rơi 2 chiếc F105. Các tàu hải quân
cơ động, linh hoạt chăng lưới dày đặc, góp phần hạ máy bay địch.
Các lực lượng pháo cao xạ và dân quân tự vệ ngoan cường, dũng cảm giữ
vững vị trí chiến đấu. Đại đội 4 pháo cao xạ Hàm Rồng, trận địa đóng trên
đồi “3 cây thông” bất chấp những trận bom địch xối xả xuống trận địa, kiên
cường bắn trả máy bay Mỹ. Nhiều chiến sĩ trẻ, như Vũ Minh Dương, 2 lần
bị thương vẫn không chịu rời trận địa; Lê Như Đắc bị ngất, nhưng khi tỉnh
lại câu hỏi đầu tiên của anh là: “Cầu có việc gì không? Anh em có ai việc gì
không?”. Các chiến sĩ trẻ đơn vị phòng không 19-5, hiệp đồng chặt chẽ,
đánh địch đúng tầm, đúng hướng, thực hiện “đã ra quân là chiến thắng”.
Lực lượng dân quân tự vệ Hàm Rồng - Nam Ngạn luôn tỏ ra ngoan cường,
xông xáo hết vị trí này đến vị trí khác, phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng
cảm. Hàn Thị Tĩnh, Trương Thị Thạch… những tay súng bắn máy bay Mỹ
tầm thấp quyết liệt, khi có pháo thủ bị thương đã nhanh chóng thay thế vị
trí, đảm bảo các khẩu đội pháo cao xạ có thể chiến đấu liên tục. Ngô Thị
Sáu, Ngô Thị Dung và nhiều nam nữ thanh niên Nam Ngạn dũng cảm bơi
ra giữa dòng sông Mã, dưới làn mưa bom của địch, cứu thuyền chở lương
thực, tiếp đạn, mang lá ngụy trang cho tàu hải quân. Nguyễn Thị Hằng
cùng đồng đội đã nêu cao tinh thần chiến đấu và phục vụ chiến đấu gan dạ
trong nhiều đợt đánh trả máy bay Mỹ. Ngô Thị Tuyển, trong lúc khẩn
trương một mình đã vác một lúc cả 2 hòm đạn nặng 98 kg, gấp 2 lần trọng

lượng cơ thể mình, kịp thời tiếp đạn cho bộ đội đánh trả máy bay địch.
Trong những ngày chến đấu căng thẳng với máy bay Mỹ, lúc nào Ngô Thị
Tuyển cũng xông xáo, lúc tiếp đạn, lúc mang cơm và nước uống cho bộ
đội. Sau này Ngô Thị Tuyển đã được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng
lực lượng vũ trang.
Chiến tranh luôn là một thử thách khắc nghiệt, trước hết đối với thế hệ trẻ,
làm bộc lộ phẩm chất và năng lực hành động của những con người trẻ tuổi
trước vận mệnh sống còn của Tổ quốc, của nhân dân. Với một tiềm lực
quân sự khổng lồ, đế quốc Mỹ đã sử dụng đủ mọi loại máy bay, từ Thần
sấm, Con ma đến siêu pháo đài bay B52, F111 cánh cụp cánh xòe áp
dụng đủ các thứ chiến thuật đánh phá của không quân, hải quân, đánh phá
ác liệt các mục tiêu trong đất liền, đánh phá cả những hòn đảo ở ngoài
biển xa. Nhiều hòn đảo trở thành những túi đựng bom, đạn của không
quân và hải quân Mỹ, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ cũng như Hòn Ngư, Hòn
Mắt… là những hòn đảo xa phải hứng chịu nhiều trận đánh phá ác liệt của
chúng. Nhưng cũng chính trong những điều kiện ác liệt đó các chiến sĩ trẻ
tuổi trong các lực lượng vũ trang càng bộc lộ rõ phẩm chất sẵn sàng của
mình, giữa mưa bom bão đạn vẫn “rắn như thép, vững như đồng”.
Cồn Cỏ là một hòn đảo ở ngoài khơi Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh - Quảng
Trị). Kẻ địch dùng không quân, hải quân đánh phá Cồn Cỏ ngày đêm. Mỗi
mét vuông đất đai trên đảo Cồn Cỏ phải chịu hàng tấn bom đạn. Các chiến
sĩ làm nhiệm vụ trên đảo, từ đồng chí nuôi quân đến các chiến sĩ thông tin,
quân y, pháo thủ… đã trở thành một khối thép vững chắc, từng giờ từng
phút đối mặt với máy bay, tàu chiến Mỹ, không một giây chùn bước, nêu
tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam.
Có những chiến sĩ đã trở thành biểu tượng sinh động cho ý chí kiên cường
không có gì có thể khuất phục. Thái Văn A, chiến sĩ quan trắc của đảo,
ngày đêm bám vị trí chiến đấu, kể cả lúc bom đạn địch trút xuống quanh
mình dày đặc, anh vẫn bình tĩnh quan sát, thông báo kịp thời từng diễn
biến để đơn vị tổ chức đánh địch có hiệu quả.

Anh trở thành “Cây ra đa sống” của đảo. Bùi Thanh Phong, một pháo thủ
gan góc, mấy lần bị bom Mỹ vùi xuống đất, cả mấy lần anh đều đội đất
đứng lên tiếp tục chiến đấu. Cùng với tập thể đảo Cồn Cỏ, Thái Văn A và
Bùi Thanh Phong đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang.
Cồn Cỏ trở thành biểu tượng của sức mạnh chiến thắng của quân và dân
ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nơi máy bay địch
thường xuyên đánh phá ác liệt đều được mệnh danh là Cồn Cỏ. Và những
đoàn viên và thanh niên được phân công làm nhiệm vụ ở những vị trí trọng
yếu đó đều thấy vinh dự, tự hào và đều nêu cao tinh thần bám trụ đến
cùng, như các chiến sĩ Cồn Cỏ kiên cường bám đảo.
Vào thời điểm quyết liệt của cuộc chiến đấu, Tổng cục Chính trị Quân đội
nhân dân Việt Nam phát động phong trào giành danh hiệu “Đơn vị quyết
thắng” và “Chiến sĩ quyết thắng”. Cũng thời gian này, Trung ương Đoàn
TNLĐ Việt Nam quyết định đặt cờ thưởng mang chân dung Nguyễn Văn
Trỗi tặng những tập thể lập công xuất sắc trong chiến đấu, sản xuất, học
tập và rèn luyện. Về sau Trung ương Đoàn còn đặt phần thưởng huy hiệu
mang chân dung Nguyễn Văn Trỗi tặng những cá nhân có thành tích xuất
sắc. Khí thế thi đua lập công trong tuổi trẻ các lực lượng vũ trang và trong
mọi đối tượng thanh niên ngày càng sôi nổi. Những gương sáng về hạ
máy bay địch tại chỗ, hạ ngay từ loạt đạn đầu xuất hiện ngày một nhiều.
Đó là các tập thể tiểu đoàn pháo cao xạ Nguyễn Viết Xuân, các lực lượng
pháo phòng không bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác…
cảnh giác cao, cơ động linh hoạt, đón đánh địch trong mọi tình huống, đã
đánh là thắng. Là những chiến sĩ trẻ kiên cường, dũng cảm, có quyết tâm
tiêu diệt địch cao, Nguyễn Văn Mật, 26 tuổi, tiểu đội trưởng súng máy trực
tiếp chiến đấu hơn 200 trận với máy bay, tàu chiến Mỹ, trận nào cũng lập
công. Binh nhất pháo cao xạ Nguyễn Hữu Ngạn, 21 tuổi, trong một năm
liên tục chiến đấu 60 trận, có trận 3 lần bị thương vẫn không rời vị trí. Đó
còn là các chiến sĩ trẻ trong các lực lượng tên lửa, ra đa, thông tin, hậu

cần, công binh v.v… ngày đêm chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu giữ vững
bầu trời và mặt biển của Tổ quốc.
Vai trò và vị trí của tổ chức Đoàn trong các lực lượng vũ trang ngày càng
được củng cố và phát huy. Trong tất cả các đại đội, phân đội đều có tổ
chức chi đoàn, Đoàn cơ sở và hầu hết đều do đồng chí chính trị viên phó
trực tiếp làm bí thư. Từ cấp trung đoàn và các đơn vị tương đương trở lên
có trợ lý phụ trách công tác thanh niên nằm trong cơ quan chính trị. Các tổ
chức Đoàn thanh niên ở các đơn vị đã không ngừng giáo dục đoàn viên và
thanh niên tinh thần ngoan cường dũng cảm, dám xả thân vì Tổ quốc và
chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng hoàn thành mọi mệnh lệnh của các cấp chỉ huy
trong bất kỳ tình huống nào.
Trong số đoàn viên thanh niên gia nhập quân đội trong những năm đầu
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, nhiều người đã tốt nghiệp hoặc đang
theo học tại các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.Trong số này
một phần vào quân đội theo lệnh điều động vào phục vụ trong các đơn vị
chuyên môn kỹ thuật, còn lại phần lớn đều đi theo tiếng gọi “Ba sẵn sàng”,
bổ sung cho các đơn vị trực tiếp chiến đấu. Đông đảo hơn cả vẫn là lực
lượng đoàn viên thanh niên đã tốt nghiệp cấp II, cấp III phổ thông, đã được
huấn luyện cơ bản về quân sự, đang sôi nổi khí thế “Ba sẵn sàng”.
Chất lượng tổ chức Đoàn trong các lực lượng vũ trang nhờ đó được tăng
lên đáng kể, góp phần không nhỏ tạo thêm sức mạnh chính trị trong quân
đội, và nhất là nhanh chóng vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật quân
sự hiện đại trước đòi hỏi cấp bách của cuộc chiến đấu. Nhiều cơ sở Đoàn
coi việc vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật hiện đại là thước đo trình
độ giác ngộ của người chiến sĩ trẻ. Đoàn đã chủ động đề nghị tổ chức học
tập, rèn luyện kỹ năng chiến đấu ngay trong các chiến hào. Vừa chiến đấu
vừa học tập. Học giữa hai đợt máy bay địch đánh phá. Học cả ban ngày
lẫn ban đêm. Các chiến sĩ trẻ pháo cao xạ không những học sử dụng
thành thạo các binh khí kỹ thuật hiện đại mà còn học để đứng được tất cả
các số trong một kíp chiến đấu. Tập thể đoàn viên và thanh niên đoàn tên

lửa 61, đơn vị anh hùng, bất kể trong hoàn cảnh nào cũng ra sức học tập
chính trị để nâng cao trình độ chính trị và không ngừng khổ luyện để nắm
vững và nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, liên tiếp bắn rơi nhiều máy
bay Mỹ, kể cả siêu pháo đài bay B52.
Cùng với đoàn 61, binh chủng tên lửa phòng không trẻ tuổi, với lực lượng
chủ yếu là thanh niên, ngay từ trận đầu ra quân đã bất ngờ diệt máy bay
địch trên vùng trời Bất Bạt (Hà Tây). Từ đó (ngày 24-7-1965) bộ đội tên lửa
phòng không với cách đánh mưu trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, liên
tiếp lập nhiều chiến công vẻ vang. Trong 2 cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại của Mỹ lực lượng tên lửa phòng không đã bắn rơi hơn 800
máy bay Mỹ, trong đó có 57 máy bay B52. Có trận chỉ bằng 1 quả tên lửa
đã diệt 2 máy bay. Đặc biệt trong 12 ngày đêm chiến đấu quyết liệt cuối
năm 1972, lực lượng tên lửa đã chiến đấu dũng cảm và sáng tạo, bắn rơi
37 máy bay Mỹ, trong đó có 32 chiếc B52. Chiến sĩ điều khiển tên lửa,
Trung úy Nguyễn Tuyên là một trong những thanh niên tiêu biểu không
ngừng vươn lên nắm vững khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại, góp phần
đánh thắng nhiều loại máy bay Mỹ, được Nhà nước tuyên dương Anh
hùng lực lượng vũ trang ngay trong những năm đầu của cuộc chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Tuổi trẻ phân đội 7, hải quân, Đoàn Không quân Sao Đỏ… vừa chiến đấu,
vừa xây dựng đã trưởng thành nhanh chóng, đọ sức hàng trăm trận với
máy bay tàu chiến Mỹ, hạ hàng chục máy bay, đánh đắm hàng trăm tàu
thuyền của chúng. Tính đến năm 1975, nhân dân đã chiến đấu hàng ngàn
trận với hải quân, không quân và cả bộ binh Mỹ-Ngụy đánh chìm 353 tàu,
xuồng chiến đấu, vận tải quân sự của địch, diệt 2.000 tên, phá hủy hàng
chục vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch; đánh bị thương
nặng 45 tàu các loại, trong đó có nhiều tàu lớn như tàu tuần dương Niupo
Niu, tàu khu trục Oasinhtơn… bắn rơi 118 máy bay, diệt 35 xe tăng, tháo
gỡ và phá nổ hàng nghìn quả thủy lôi và bom các loại của địch.
Trong mười năm đọ sức với không quân và hải quân Mỹ, không quân nhân

dân Việt Nam, một binh chủng mới được xây dựng mà hầu hết sĩ quan,
chiến sĩ, đang độ tuổi thanh xuân, đã xây dựng nên truyền thống “trung
thành vô hạn, tiến công kiên quyết, đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể”,
chiến đấu hơn 300 trận, bắn rơi 320 máy bay Mỹ, gồm 19 loại, trong đó có
2 máy bay B52, phá hủy 24 chiếc, đánh chìm và bắn cháy 6 tàu chiến và
tàu biệt kích, đánh thiệt hại nặng 3 căn cứ quân sự địch. Có trung đoàn
bắn rơi 100 máy bay, có đại đội bắn rơi trên 60 chiếc. Nhiều chiến sĩ lái đã
lập công xuất sắc. Tiêu biểu là các Anh hùng không quân trẻ tuổi Nguyễn
Văn Bảy, Lê Thanh Đạo, Nguyễn Văn Cốc, Phạm Tuân…
Với khẩu hiệu “Toàn dân vũ trang, toàn dân đánh giặc”, thanh niên luôn giữ
vai trò nòng cốt trong các lực lượng dân quân tự vệ, đã nêu cao tinh thần
chiến đấu và phục vụ chiến đấu, sản xuất và bảo vệ sản xuất trong mọi
tình huống. Hàng trăm đơn vị đã bắn rơi hoặc cùng bộ đội bắn rơi máy bay
Mỹ. Tiêu biểu là thanh niên dân quân Yên Vực - Nam Ngạn (Thanh Hóa),
Quỳnh Lưu (Nghệ An), Cảnh Dương (Quảng Bình), Vĩnh Thái (Vĩnh Linh),
Hải Thịnh (Nam Hà),v.v… với những đoàn viên, thanh niên như Ngô Thị
Tuyển, Trần Thị Lý, Trương Thị Khuê… đã chiến đấu vô cùng thông minh,
dũng cảm với đủ loại phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ. Trần Thị Lý,
ở tuổi 19, phơi phới sức thanh xuân, trong một trận chiến đấu 6 lần bị bom
vùi lấp, cả 6 lần đồng chí tự bới đất đứng lên tiếp tục cuộc chiến đấu. Tại
Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ nhất Trần
Thị Lý là người trẻ nhất được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang.
Phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh phát triển rộng khắp. Cùng
với thanh niên dân quân Nam Ngạn, Hàm Rồng, thanh niên tự vệ nhà máy
điện Hà Nội, thanh niên đội cầu 19-5 dũng cảm đánh trả địch, bảo vệ nhà
máy, xí nghiệp, thanh niên dân quân xã Minh Khôi (Nông Cống, Thanh
Hóa) đã bắn rơi máy bay A4D của Mỹ bằng súng bộ binh. Tiếp đó, thanh
niên dân quân xã Hoằng Hải (Hoằng Hóa) Phú Lễ (Quan Hóa) nay thuộc
tỉnh Thanh Hóa cũng bắn rơi máy bay Mỹ. Trung đội dân quân gái xã Hoa

Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa), phần lớn chỉ tuổi mười tám, đôi mươi, chỉ sau
một tháng thành lập, ngày 16-6-1967, đã bắn rơi máy bay A4 của Mỹ, mở
đầu phong trào dân quân gái toàn miền Bắc thi đua bắn rơi máy bay Mỹ
bằng súng bộ binh. Và ngày 16-11-1967, đơn vị dân quân gái xã Hoằng
Trường (Thanh Hóa) bắn rơi 2 máy bay AD6 của Mỹ, dân quân gái xã An
Hồng (Hải Phòng), bắn rơi một máy bay, 13 nữ dân quân Quảng Ninh
(Quảng Bình) và nhiều đơn vị dân quân gái khác đều bắn rơi máy bay Mỹ.
Phong trào bắn rơi máy bay Mỹ ở tầm thấp diễn ra ở mọi nơi, trong bất cứ
hoàn cảnh nào. Ba đoàn viên thanh niên ở Diễn Châu (Nghệ An) với 3
khẩu súng trường, khi máy bay Mỹ đến đánh phá quê hương đã cùng
chiến đấu, hạ 1 máy bay Mỹ. Tỉnh miền núi Sơn La trong những điều kiện
hết sức khó khăn, đoàn viên và thanh niên vẫn hăng hái thực hiện “Ba sẵn
sàng”. Trong những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, thanh niên Sơn La chiếm tới 90% lực lượng của các đơn vị vũ
trang trong tỉnh. Hầu hết thanh niên chưa có điều kiện nhập ngũ đều tham
gia các đơn vị trực chiến của dân quân tự vệ, chiến đấu và phục vụ chiến
đấu dũng cảm, lập công xuất sắc. Trong đó tổ dân quân của đoàn viên
thanh niên Lò Văn Sáng (Mường La) đã dùng súng bộ binh bắn rơi một
máy bay F105 của Mỹ ngay năm đầu chúng đến đánh phá Sơn La, mở đầu
phong trào bắn máy bay Mỹ tầm thấp trong toàn tỉnh. Tiếp đó, thanh niên
các dân tộc Sơn La đã chiến đấu dũng cảm, đánh địch trong mọi tình
huống. 2 thanh niên người H’Mông xã Kim Bon (Phù Yên) bắn rơi tại chỗ 1
máy bay F105, là xã vùng cao đầu tiên của miền Bắc bắn rơi máy bay Mỹ.
Đoàn viên Mùa Lao Chu, người dân tộc H’Mông, đang làm ruộng, đã lợi
dụng thân trâu làm giá súng bắn bị thương máy bay Mỹ. Đoàn viên Giàng
A Dênh dùng súng trường bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ khi chúng đến
cứu đồng bọn, giết chết tên giặc lái đang leo thang máy bay.
*
* *
Trên chiến trường miền Nam, ngay khi quân Mỹ vừa ồ ạt kéo vào miền

Nam, tuổi trẻ “Năm xung phong” đã đương đầu một cách oanh liệt. Từ trận
Vạn Tường mở đầu, tuổi trẻ cùng đồng bào và chiến sĩ miền Nam đã
khẳng định là có thể đánh và nhất định đánh thắng Mỹ. Vừa chiến đấu vừa
tìm hiểu những chỗ yếu của quân đội Mỹ, thanh niên miền Nam Việt Nam
đã cùng quân và dân khắp các địa phương sáng tạo nhiều cách đánh
phong phú, táo bạo. Quân Mỹ đi đến đâu, gieo tai họa ở chỗ nào là ở đó
chúng phải trả nợ máu. Chúng bị vây, bị chặn đánh ở mọi nơi, mọi lúc.
Những mũi chông sắc nhọn, những phát súng bắn tỉa bất thần của các
chiến sĩ trẻ tuổi đã diệt hàng ngàn tên xâm lược. Củ Chi trở thành đất thép,
với những địa đạo ngang dọc, vây hãm quân thù vào trong trận đồ bát
quái, chúng đã vào là khó có đường ra. Những bài học sinh động của Củ
Chi mở ra hướng đi có hiệu quả trong chiến đấu. Chiến khu Đ lần đầu tiên
Mỹ đưa lực lượng lớn, kể cả bọn chư hầu đến càn quét đã bị du kích, phần
lớn là đoàn viên, thanh niên đánh tiêu diệt. Du kích Thái Hòa (Phước
Thành) chỉ một tiểu đội đã đương đầu với cả 2 tiểu đoàn Mỹ có máy bay,
pháo binh và cơ giới yểm trợ, suốt một ngày trời, vừa sửa công sự vừa
đánh địch, cuối cùng buộc chúng phải rút lui. Vành đai Rạch Kiến (Long
An) vừa kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị chỉ trong 6 tháng
đã diệt hơn 200 tên Mỹ.
Ở Mỹ Tho, ngay từ ngày đầu Mỹ tiến hành xây dựng căn cứ Đồng Tâm
làm bàn đạp khống chế cả vùng đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn, tuổi
trẻ đã cùng quân và dân trong tỉnh hình thành thế bao vây tiến cống địch
bằng “2 chân và 3 mũi giáp công”. Cả những thanh niên mới lớn cũng
tham gia đánh Mỹ bằng nhiều cách có hiệu quả. Hồ Văn Nhánh, 16 tuổi,
nhà ở gần căn cứ Đồng Tâm. Hàng ngày đi coi trâu gần căn cứ, Nhánh
chú ý quan sát và phát hiện trên hàng rào địch gài nhiều mìn và lựu đạn.
Anh nảy ra ý định gỡ trái về cho du kích, nhưng không biết làm cách nào
để gỡ, phải đào nguyên cả bệ đất đựng vào mo cau mang về. Dần dần
được hướng dẫn, Nhánh đã tự gỡ và còn hướng dẫn lại cho em Dũng ở
gần nhà cùng gỡ. Kết quả gỡ được hàng ngàn quả mìn, lựu đạn các loại,

phục vụ cho du kích và bộ đội đánh địch trên 300 trận, diệt 130 tên Mỹ và
nhiều tên ngụy. Nhánh đã cùng với Dũng vào căn cứ gỡ trái tới 131 lần.
Lần cuối cùng không may, mìn nổ cả 2 đã hy sinh. Về sau Hồ Văn Nhánh
được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng. Đáng chú ý là
trận đánh của 4 chiến sĩ đặc công do Bảy Chịu chỉ huy. Cả 4 chiến sĩ đều
là đoàn viên thanh niên, đêm 8 rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 1967 họ đã
mưu trí vượt qua hàng rào bảo vệ dày đặc tiếp cận cho nổ gói thuốc TNT
nặng 200 kg, đánh chìm tàu cuốc Giamaicabay, phá hỏng 12 tiểu pháo
hạm, diệt trên 200 nhân viên kỹ thuật Mỹ.
Đi đôi với những vành đai diệt Mỹ, phong trào thi đua giành danh hiệu
“Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ quyết thắng”, “Dũng sĩ diệt xe cơ giới, hạ máy
bay” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên ở các địa bàn khác nhau
tham gia, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “31 triệu đồng bào là 31 triệu dũng
sĩ”. Phan Hành Sơn, 21 tuổi đời diệt một số địch gấp 21 lần số tuổi của
mình. Hồ Văn Mên, 13 tuổi đã mưu trí đánh địch giữa thị xã, diệt một lúc 59
tên, phần lớn là sĩ quan. Nguyễn Văn Lên, chiến sĩ đặc công quận Tân
Uyên, 2 ngày liền chống chọi với một trung đoàn địch, diệt cả trăm tên Mỹ.
Bùi Văn Hòa, chiến sĩ đánh hậu cứ ngoan cường đã dẫn đồng đội vượt
mọi lưới bố phòng như mạng nhện của địch tấn công vào kho Long Bình
lần thứ tư, phá hủy 889 ngàn đạn pháo, 23 xe cơ giới, 3 máy đèn, diệt 107
tên Mỹ, làm bị thương 243 tên khác.
Một sự kiện đáng chú ý là sự ra đời những tập thể thanh niên chiến đấu:
“Đội thanh niên quyết tử”; “Đội thanh niên quyết thắng”; “Đội thanh niên
khởi nghĩa”… Thanh niên vùng ven thành phố Đà Nẵng đã mở đầu sáng
kiến này. Lúc đầu là một nhóm nhỏ thanh niên, có một số em thiếu nhi phối
hợp, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đã tổ chức đánh thử để rút kinh
nghiệm. Ngày 10-3-1965, khi đợt đầu tiên của đội quân viễn chinh Mỹ đổ
vào Đà Nẵng, một tên Mỹ đã ngã gục trước mũi súng bắn tỉa của “Đội
thanh niên quyết tử” do Tỉnh Đoàn Quảng Đà (ngày nay là thành phố Đà
Nẵng) tổ chức. Sau đó, khu Đoàn liên khu V quyết định phát triển các đội

“thanh niên quyết tử” ở tất cả 9 tỉnh, từ vùng núi Tây Nguyên đến các
thành phố Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Đội “Thanh niên quyết tử”
mang tên Anh hùng Võ Như Hưng do Huyện Đoàn Điện Bàn tổ chức,
nhanh chóng nổi lên với nhiều cách đánh mưu trí, táo bạo. Đội ra mắt tại
Gò Nổi, phía Nam sông Thu Bồn, với lực lượng ban đầu 31 tay súng.
Trong một trận đánh không cân sức, đội đã chiến đấu kiên cường, đánh lui
một lực lượng liên hợp gồm 3 tiểu đoàn quân Mỹ và ngụy, diệt 125 tên,
bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép, rồi thừa thắng, truy kích địch vào tận thị
xã Vĩnh Diện. Tại đây, một lực nhỏ của đội trụ lại, thoắt ẩn, thoắt hiện bám
đánh địch liên tiếp trong nhiều ngày. Đội “thiếu niên quyết tử Nguyễn Văn
Trỗi” ở Điện Hòa chỉ có 6 em cũng đã lập công xuất sắc: Trong 3 tháng diệt
135 tên Mỹ và thu được 15 súng. Tại thành phố Sài Gòn và các thành phố,
thị xã khác đã xuất hiện những “đội quân ngầm” hoạt động táo bạo, đánh
sập nhiều bin đinh, cư xá Mỹ, diệt hàng trăm tên giặc xâm lược, trong đó
có nhiều tên giặc lái nhà nghề và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ.
Tổ chức Đoàn ở nhiều nơi còn góp phần tổ chức những đơn vị chiến đấu
gồm toàn nữ thanh niên. 6 nữ thanh niên du kích ở Quế Sơn (Quảng Nam)
7 ngày đêm liền chống trả một trung đoàn địch đến càn quét, diệt 59 tên

×