HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGÔ NGỌC CƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LỚP CAO HỌC QUẢN LÝ KINH TẾ: 804
MÃ SỐ: 60340410
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS BÙI THỊ HỒNG VIỆT
Hà Nội - 2014
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ
ràng. Những kết luận trong luận văn chưa từng công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả luận văn
Ngô Ngọc Cường
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BVMT Bảo vệ môi trường
CGCN Chuyển giao công nghệ
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
CCN Cụm công nghiệp
CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CP Cổ phần
CSSX Cơ sở sản xuất
DA Dự án
DN Doanh nghiệp
ĐTN Đào tạo nghề
HTCS Hạ tầng cơ sở
HTX Hợp tác xã
KHĐT Kế hoạch đầu tư
KHCN Khoa học & công nghệ
KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông
KTXH Kinh tế xã hội
LĐ, TB, XH Lao động, Thương binh, Xã hội
NHTG Ngân hàng thế giới
NTM Nông thôn mới
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTMN Nông thôn miền núi
SXKD Sản xuất kinh doanh
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSCĐ Tài sản cố định
TTTT Thông tin thị trường
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSMTNT Vệ sinh môi trường nông thôn
XDTH/TKSP Xây dựng thương hiệu/thiết kế sản phẩm
XTTMQG Xúc tiến thương mại quốc gia
Tiếng nước ngoài
BOO Build, own, operate (Xây dựng, sở hữu, vận hành)
BOT Build, operate, transfer (Xây dựng, vận hành, chuyển giao)
BT Build, transfer (Xây dựng, chuyển giao)
BROT Build, rehabilitate, operate, transfer (Xây dựng, phục hồi, vận hành)
CBO Community-based organization (Tổ chức dựa vào cộng đồng)
3
EIB European Investment Bank (Ngân hàng Đầu tư châu Âu)
EVN Vietnam Electricity (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
FHAN Federation of Handicraft Association of Nepal (Hiệp hội Thủ công
Nepal)
HACCP Phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn
HFIC Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh
IT/ICT Công nghệ thông tin
LPVR Least present value of revenue (Giá trị hiện tại thấp nhất của doanh thu)
PFI Private Finance Initiative (sáng kiến tài chính tư)
PMC Phú Mỹ Corporation (Tập đoàn Phú Mỹ)
PPP Public Private Partnership (Đối tác công tư)
PSP Private Sector Participation (sự tham gia của khu vực tư)
SOE State own enterprise (Doanh nghiệp nhà nước)
TIFIA Transportation Infrastructure Finance and Innovation Act
UK United Kingdom (Vương quốc Anh)
VGF Viable Gap Fund (Quĩ bù đắp khoảng thiếu hụt tài chính)
VWS Vietnam Waste Solution (Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam)
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
CHỮ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 5
MỞ ĐẦU 8
Chương 1 19
1.1. Làng nghề 19
1.1.1. Khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề 19
1.1.1.2. Phân loại làng nghề 20
1.1.2. Vai trò của làng nghề 22
1.1.3. Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề 25
1.2. HỢP TÁC CÔNG TƯ (PPP) TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 29
1.2.1. Tổng quan về hợp tác công tư 29
1.2.2. Hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 37
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ 45
1.3.1. PPP trong phát triển làng nghề ở Nepal 45
1.3.2. Sáng kiến PPP dựa vào cộng đồng ở Ấn độ 46
Chương II 49
THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 49
3.1 THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HÀ
NỘI 49
3.1.1 PPP trong bảo vệ môi trường làng nghề 50
3.1.2 PPP trong đào tạo nghề 56
3.1.4. PPP trong phát triển thị trường cho sản phẩm làng nghề 59
2.2. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY HỢP
TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 61
2.2.1.1 Các chính sách đặc thù cho làng nghề 61
2.2.1.2 Các chính sách liên quan khác 64
2.2.1.3 Khó khăn trong thực hiện chính sách phát triển làng nghề 77
2.2.2. CƠ SỞ THÚC ĐẨY HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
93
93
2.2.2.1 Chính sách khuyến khích xã hội hóa cung cấp dịch vụ công 93
2.2.2.2 Chính sách khuyến khích PPP 95
2.3.1. Thực trạng triển khai chính sách, giải pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển
làng nghề 98
5
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách, giải pháp thúc đẩy hợp tác công
tư trong phát triển làng nghề 101
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chê trong việc triển khai chinh sách, giải pháp thúc đẩy
hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 104
Chương 3 106
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP TÁC
CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI 106
3.1 TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI CỦA PPP Ở CÁC LÀNG NGHỀ 106
3.1.1 Lĩnh vực có tiềm năng áp dụng PPP trong làng nghề 106
3.1.2 Cơ hội hợp tác công tư trong làng nghề 107
3.1.3 Đặc điểm của các dự án PPP trong tương lai 113
3.2. NHU CẦU HỢP TÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA PPP TRONG
LÀNG NGHỀ 118
3.2.1 Nhu cầu và các hình thức PPP trong phát triển làng nghề 118
3.2.2 Vai trò của các bên tham gia hợp tác công tư trong làng nghề 120
3.3 ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PPP TRONG LÀNG NGHỀ
122
3.3.1 Quan điểm về chính sách, giải pháp thúc đẩy PPP trong làng nghề 122
3.3.2 Đề xuất chính sách thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề 123
3.3.3 Giải pháp thúc đẩy PPP trong làng nghề 129
3.3.4 Khuyến nghị địa chỉ áp dụng chính sách và giải pháp thúc đẩy PPP trong phát triển
làng nghề 131
KẾT LUẬN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
PHỤ LỤC 139
Danh mục các văn bản pháp luật liên quan đến làng nghề 139
6
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số. Từ bao
đời nay ngành nghề truyền thống đã gắn bó với người dân nông thôn. Nó vừa
tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân, vừa tạo dấu
ấn bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua sản phẩm truyền thống.
Hiện nay phát triển làng nghề đang là giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở địa phương, đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề kinh tế -
văn hóa - xã hội của đất nước.
Theo tổng hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả
nước có 4.575 làng có nghề với khoảng 900.000 hộ dân tham gia hoạt động
và trên 22.000 doanh nghiệp, trong đó có 1.324 làng nghề và làng nghề truyền
thống được công nhận. Làng nghề tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc,
trong đó 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất lần lượt là Hà Nội, Thanh
Hóa, Nghệ An, Hải Dương và Thái Bình, chiếm 60% tổng số làng có nghề
của cả nước. Hoạt động ngành nghề nông thôn đã tạo việc làm cho hơn 11
triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn. Trung bình
mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho
khoảng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể
chuyên nghề tạo việc làm cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời
vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút
200-250 lao động
1
. Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành
nghề nông thôn ước đạt trên 80.000 tỉ đồng, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành
nghề nông thôn trong giá trị sản xuất khu vực nông thôn chiếm khoảng 14 -
1
Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn. Sở Nông nghiệp TPHCM, 4/11/2011
8
15%
2
. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-
80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40%. Trong những năm gần đây, số hộ
và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8-
9,8%/năm, hàng hoá của các làng nghề nước ta đã có mặt ở trên 100 nước
trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Nếu như năm 2004,
kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu đô la Mỹ, thì năm 2008 đã tăng lên
hơn 776 triệu và năm 2010 đạt khoảng gần 1 tỷ USD. Nếu tính cả các sản
phẩm đồ gỗ xuất khẩu thì tổng kim ngạch đạt trên 2,4 tỷ đô la Mỹ
3
. Phát triển
làng nghề là giải pháp hữu hiệu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
nông thôn. Thu nhập bình quân của những người dân trong làng nghề cao gấp
1,7 lần so với bên ngoài
4
.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các làng nghề gặp rất nhiều khó khăn,
phần vì do khủng hoảng kinh tế làm thu hẹp thị trường xuất khẩu, nhưng chủ
yếu là do những yếu kém trong nội tại của các làng nghề. Đó là các vấn đề
như: Quy hoạch phát triển; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Quản lý môi
trường; Đầu tư công nghệ; Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực; Khai thác tiềm năng du lịch và các dịch vụ hỗ trợ
khác v.v Những hạn chế, yếu kém trên đang làm cho các làng nghề truyền
thống có nguy cơ khủng hoảng mất nghề, tan rã, đòi hỏi phải nghiên cứu tìm
giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả. Một trong những giải pháp quan trọng,
đó là nghiên cứu chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công tư trong
phát triển làng nghề.
Việc thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề là đúng đắn
và cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh
2
Khuyến khích đầu tư vào làng nghề
3
Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
4
Hiệp hội làng nghề 2008
9
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động các nguồn lực, thế mạnh
của các thành phần kinh tế để phát triển đất nước.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan
tâm nhiều đến việc hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề vượt qua khó khăn, nhất là
trong việc giải quyết các vấn đề như: ô nhiễm môi trường, đào tạo nhân lực,
xúc tiến thương mại, thúc đẩy du lịch và phát triển văn hóa thông qua việc
thực hiện các dự án. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển
nghề cho lao động nông thôn đã đào tạo được trên 401.000 người với tỷ lệ lao
động có việc làm sau đào tạo đạt trên 80%. Chương trình xúc tiến thương mại
với 200 đề án, tổng kinh phí 180 tỷ, tập trung vào hoạt động tổ chức các hội
chợ làng nghề, thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước đã góp phần phát triển
thị trường cho sản phẩm của làng nghề
5
. Tuy nhiên, đa số các dự án này đều
mang tính hỗ trợ một lần từ bên ngoài cho làng nghề, ít có sự tham gia của
khu vực tư nhân. Trong khi đó, các nhà đầu tư tư nhân và cả các doanh nghiệp
hay hộ nghề trong các làng nghề hiện nay thường chỉ quan tâm đến các dự án
kinh doanh của riêng mình, không tham gia cung cấp HTCS và các dịch vụ
công đang còn rất thiếu trong các làng nghề. Lí do là vì: làng nghề là thực thể
kinh tế xã hội (với phương thức tổ chức và các mối quan hệ kinh tế xã hội khá
chặt chẽ), nhưng lại không có tư cách pháp nhân, nên khó có thể huy động
nhà đầu tư tư nhân, kể cả hộ nghề trong làng cùng xây dựng các dự án hỗ trợ
phát triển chung. Đầu tư các dự án phát triển làng nghề nói riêng và phát triển
nông thôn nói chung khá tốn kém và lợi nhuận thấp. Nếu không có sự hỗ trợ
của phía nhà nước cả về cơ chế và nguồn lực thì các dự án phát triển này sẽ
không hấp dẫn được các nhà đầu tư khu vực tư nhân. Do hạn chế về quy mô
và nguồn lực nên các dự án rất khó triển khai nhân rộng trên phạm vi lớn.
5
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/4/2012
10
Cho tới nay, việc khuyến khích sự hợp tác công - tư trong việc cùng hỗ
trợ làng nghề ở Việt Nam là vấn đề còn mới mẻ, chưa có tiền lệ. Xét về bản
chất, việc hỗ trợ các làng nghề trong một số mặt (xây dựng cơ sở hạ tầng,
quản lý môi trường, quy hoạch không gian làng nghề, chuyển giao khoa học
kỹ thuật hay hỗ trợ đào tạo ) đều có thể là các dịch vụ công, bán công, trong
đó nhà nước có thể trực tiếp hỗ trợ hoặc kêu gọi tư nhân tham gia, phù hợp
với chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh hiện nay, để hỗ trợ các làng nghề phát triển cần huy động sự
tham gia của nhiều bên, bao gồm nhà nước, khu vực tư nhân và các tổ chức xã
hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư tại chỗ và bên ngoài, theo nguyên tắc cùng
chia sẻ lợi ích và rủi ro, theo định hướng và mục tiêu của nhà nước. Trên thực
tế, nước ta đã chủ trương áp dụng những bài học kinh nghiệm trong và ngoài
nước về hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển làng nghề tại Việt Nam.
Chẳng hạn, Quyết định 2656 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Chương trình Bảo
tồn và Phát triển làng nghề, cùng với những quy định pháp lý liên quan đến
PPP trong Quyết định 71/2010/QĐ-TTg, chủ trương thu hút tư nhân tham gia
cung cấp dịch vụ công thể hiện trong Nghị định 69/2008/NĐ-CP về xã hội
hóa hoạt động dạy nghề, môi trường, và chỉ thị 1792/2011/CT-TTg về tăng
cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và trái phiếu chính phủ quy định về cắt
giảm đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công kéo theo rất nhiều dự án phải chuyển
đổi hình thức đầu tư từ vốn NSNN, trái phiếu chính phủ sang hình thức BOT,
BT, hay PPP , hoặc bán, chuyển nhượng dự án, đã mở ra cơ hội cho việc kêu
gọi đầu tư phát triển làng nghề theo hình thức PPP.
Hà Nội là mảnh đất nghìn năm văn hiến, là thủ đô của cả nước, nơi
chứa đựng những tinh hoa văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc. Hà Nội cũng
là nơi có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề trong đó
có 277 làng nghề được thành phố công nhận. Những làng nghề truyền thống ở
11
Hà Nội không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công nổi tiếng mà
còn mang theo một lịch sử và văn hóa của những thế hệ đi trước. Những làng
nghề như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, dệt Triều
Khúc, thêu Đại Đồng, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, tranh Đông Hồ không chỉ
nổi tiếng trong phạm vi của thủ đô mà còn nức tiếng cả nước. Theo thống kê
của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tính riêng năm 2012, các làng nghề
Hà Nội thu hút hơn 739.630 lao động với 172.000 hộ sản xuất. Hoạt động
trong lĩnh vực này có 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466
doanh nghiệp tư nhân, 164 hợp tác xã, thu nhập bình quân của 1 lao động sản
xuất tại các làng nghề đạt 25 triệu đồng/người/ năm. Chính những công ty,
các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc vực dậy các làng
nghề với những hướng đi chuyên nghiệp và đúng đắn theo định hướng của
ngành văn hóa. Tính trong năm 2012, sản phẩm do thợ thủ công các làng
nghề góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Một số
làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, La Phù có doanh thu tới 800 tỷ và 350 tỷ
đồng/ năm, những làng nghề như Vạn Phúc, La Phù, Phú Vinh cũng đạt 100-
200 tỷ đồng/năm Trong quy hoạch phát triển nghề và làng nghề đến năm
2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng
800.000 đến 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập bình quân đầu người đạt
20 đến 30 triệu đồng/năm vào năm 2015, đạt 35 đến 40 triệu đồng/năm vào
năm 2020 và 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030
6
. Như vậy, sự phát triển
làng có nghề và làng nghề ở Hà Nội đã góp phần tích cực vào tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là
nông dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thủ
đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển làng nghề
6
(Theo Nguyễn Hương: Phát triển nghề truyền thống trong xã hội hiện đại.
/>12
ở Hà Nội cũng như cả nước đang đứng trước những khó khăn như thiếu vốn
để duy trì và mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ hạn chế, vấn đề đào tạo,
nâng cao tay nghề, vấn đề ô nhiễm môi trường, cơ sở hạ tầng kém phát triển
và các vấn đề xã hội khác đang ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống
dân cư các làng nghề và môi trường nông thôn nói chung, không bảo đảm sự
phát triển bền vững. Những khó khăn trên có thể được giải quyết nếu có cơ
chế, chính sách đúng đắn huy động được các nguồn lực trong xã hội, trong đó
có vấn đề hợp tác công tư trong lĩnh vực phát triển làng nghề - một vấn đề
còn rất mới ở nước ta. Việc nghiên cứu, đề xuất những chính sách và giải
pháp nhằm thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn
Hà Nội là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn trong quản lý
kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Với những lý do nói trên, tôi chọn "Nghiên cứu chính sách và giải
pháp thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà
Nội" làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình.
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.
Phương thức hợp tác công tư (PPP) đã có lịch sử hình thành và phát
triển lâu dài trên thế giới, và trở nên phổ biến từ những năm 1990. Cũng có
nhiều nghiên cứu phong phú và đa dạng về PPP, có thể kể đến một số nghiên
cứu gần đây và kết luận của các nghiên cứu này
7
:
- Hardcastle và các tác giả (2005), Jonh và Sussman (2006) khẳng định
không tồn tại một hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có những chiến lược
về PPP riêng tuỳ thuộc vào bối cảnh, thể chế, nguồn tài trợ và tính chất của dự án;
- Yscombe (2007), Khulumane (2008) trong nghiên cứu của mình đã
nhấn mạnh: các quốc gia có thể chế nhà nước mạnh với khung pháp lý đầy đủ
và minh bạch thường thành công với PPP;
7
Xem: Phương thức đối tác công - tư (PPP): kinh nghiệm quốc tề và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam. Nxb
Trí thức. H. 2013.
13
- Akintoye và các tác giả (2003), Zhang (2005), Young và các tác giả
(2009), đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của PPP và kết
luận rằng không có sự khác biệt về nhân tố này giữa các nước phát triển và
đang phát triển;
- Sau cuộc khủng khoảng tài chính 2008, nhiều nghiên cứu về mối quan
hệ giữa PPP và khủng hoảng đã được thực hiện, điển hình như nghiên cứu của
Plum và các tác giả (2009), Micheal (2010), Yelin và các tác giả (2010), Lyer
và Mohammed (2010). Các nghiên cứu đều đi đến kết luận: các điều kiện thị
trường hiện nay không loại trừ PPP mà còn tạo ra cơ hội để các nước phát
triển PPP ngày càng phù hợp hơn với những thay đổi của môi trường sau
khủng hoảng.
Ở Việt Nam, mặc dù là một trong những hình thức hợp tác và đầu tư
hiệu quả để huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, song PPP lại chưa
nhận được sự quan tâm và nghiên cứu đầy đủ, đúng mức. Những nghiên cứu
về PPP mới chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn gần đây, trong đó tiêu biểu có
thể kể tới các công trình:
- Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Thị Kim Dung (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), “Quan hệ đối tác giữa Nhà nước với khu vực tư nhân (PPP) trong
cung cấp một số loại dịch vụ công cơ bản: Kinh nghiệm, thông lệ quốc tế tốt
và ý nghĩa ứng dụng cho Việt Nam” (2008) là một trong những nghiên cứu
đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu về thực tiễn PPP trên thế giới và gợi mở khả
năng ứng dụng trong điều kiện của Việt Nam.
- Nghiên cứu của Hồ Công Hòa “Mô hình hợp tác công tư - giải pháp
tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tư nhân cho các dự án môi
trường ở Việt Nam” (2011) cố gắng chỉ ra sự cần thiết triển khai các dự án hạ
tầng về môi trường ở Việt Nam theo hình thức PPP trên cơ sở phân tích nhu
14
cầu và thực trạng môi trường ở Việt Nam và những đặc trưng của mối quan
hệ hợp tác công tư.
- Năm 2011, Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện đề tài
“Hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác giữa nhà nước và tư nhân”. Đề tài
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích, đánh giá thực trạng của việc
thực hiện các quy định về đầu tư phát triển hạ tầng của Việt Nam, hệ thống
các quy định về sự hợp tác giữa nhà nước - tư nhân trong đầu tư phát triển hạ
tầng, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề
này. Qua việc nghiên cứu hoạt động PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đề tài
cũng đã nghiên cứu đánh giá thực trạng của pháp luật về hợp tác nhà nước, tư
nhân. Bên cạnh đó, đề tài cũng đi sâu nghiên cứu các nguyên lý và yếu tố tác
động lên sự vận hành của mô hình PPP trên thế giới để tìm ra phương hướng
hoàn thiện quy định về PPP cho Việt Nam.
- Luân án Thạc sỹ kinh tế của Võ Quốc Trường (2011) về "Hợp tác
công tư trong lĩnh vực y tế - nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh"
đi sâu nghiên cứu mô hình hợp tác công tư như là một giải pháp nhằm huy
động vốn tư nhân, thực hiện xã hội hóa y tế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
- Luận án Tiến sĩ kinh tế của Huỳnh Thị Thúy Giang (2012) về “Hình
thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đường bộ Việt Nam” là một công trình nghiên cứu khá công phu
về PPP. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu cách thức PPP hoạt
động tại những quốc gia chưa tồn tại thị trường PPP như Việt Nam để thu hút
vốn đầu tư phát triển đường bộ thông qua việc nghiên cứu các mô hình thực
nghiệm về PPP trên thế giới (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển)
để tìm hiểu cách thức PPP vận hành và các nhân tố thành công trong việc
vượt qua các rào cản của hình thức này trong lĩnh vực đường bộ, lựa chọn mô
hình phù hợp áp dụng nghiên cứu trong điều kiện của Việt Nam. Nghiên cứu
15
cũng đánh giá tình hình đầu tư tư nhân trong lĩnh vực đường bộ ở Việt Nam
và khám phá mức độ sẵn lòng khi đầu tư vào các dự án PPP đường bộ Việt
Nam của khu vực tư nhân (đặc biệt là FDI và liên doanh) thông qua đo lường
mức độ thỏa mãn các kỳ vọng của đối tượng này. Nghiên cứu cũng chỉ ra một
số cách thức để PPP khởi động và hoạt động thành công để thu hút vốn đầu tư
phát triển ngành đường bộ Việt Nam.
- Nghiên cứu của Phan Thị Bích Nguyệt “PPP - Lời giải cho bài toán
vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh”, Tạp
chí Phát triển và Hội nhập (2013), cố gắng phân tích tính hiệu quả của việc
áp dụng mô hình PPP để giải quyết bài toán vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông đô thị tại Việt Nam, đồng thời cũng chỉ ra một số bất cập trong
việc triển khai thí điểm hình thức PPP theo QĐ 71 tại Việt Nam, đặc biệt
trong sự thiếu hụt hành lang pháp lý và tính đồng bộ không cao, chưa hài hòa
về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên.
Những nghiên cứu kể trên đã phần nào giải đáp và cung cấp những kiến
thức cần thiết về PPP và thực tiễn PPP trên thế giới, song thiếu sự gắn kết với
tiến trình thực hiện thí điểm hình thức PPP tại Việt Nam theo QĐ 71, hoặc đi
sâu vào những lĩnh vực quá chuyên biệt (như khung pháp lý, môi trường,
đường bộ ) hoặc tại những địa phương cụ thể.
Đến nay, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về hợp
tác công tư trong lĩnh vực phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp
tác công tư trong phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tư (PPP) trong
phát triển làng nghề ở nước ta.
16
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách và giải pháp thúc đẩy PPP
trong phát triển làng nghề ở Hà Nội thời gian qua.
+ Đề xuất chính sách và giải pháp thúc đẩy PPP trong phát triển làng
nghề ở Hà Nội thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn không nhằm vào các chính sách và giải pháp phát triển làng
nghề nói chung, mà là các chính sách và giải pháp thúc đẩy hợp tác công - tư
trong phát triển làng nghề ở Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của làng nghề có thể
thực hiện hợp tác công - tư, bao gồm: Quy hoạch làng nghề, cơ sở hạ tầng
làng nghề, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, xử lý môi trường ,
trong đó tập trung vào vấn đề đào tạo nghề và xử lý môi trường
+ Về không gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát 2 làng nghề tiêu biểu
là làng nghề chế biến nông sản ở Dương Liễu (Hoài Đức) và làng nghề gốm,
sứ Bát Tràng (Gia Lâm) Hà Nội.
Ngoài ra, Luận văn cũng đề cập ở một mức độ nhất định đến kết quả
nghiên cứu việc thực hiện PPP trong phát triển làng nghề tại một số cơ sở của
tỉnh Bắc Ninh và một số địa phương để đối chứng.
+ Về thời gian: Đề tài đi sâu tìm hiểu về các chính sách, chương trình,
dự án phát triển làng nghề và thúc đẩy PPP ở Hà Nội từ năm 2010 (gắn với
việc triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
17
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật mác-xít, chủ trương,
quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, trong đó có vấn đề hợp tác công - tư trong
lĩnh vực phát triển làng nghề.
Về phương pháp cụ thể: Luận án sử dụng các phương pháp như điều tra
xã hội học, khảo sát thực tiễn tại một số làng nghề ở Hà Nội, sử dụng phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa, phương pháp chuyên
gia v.v
6. Ý nghĩa khoa học của luận văn
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tư
trong phát triển làng nghề ở nước ta - một vấn đề chưa được quan tâm nghiên
cứu thỏa đáng.
- Khảo sát thực trạng, đánh giá nhu cầu và cơ hội thực hiện PPP trong
phát triển làng nghề ở Hà Nội, những thuận lợi, khó khăn của quá trình này.
- Bước đầu đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy hợp
tác công - tư trong phát triển làng nghề ở Hà Nội như một mô hình hữu ích
cho nhiều địa phương của nước ta tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được bố
cục làm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác công - tư trong phát
triển làng nghề
Chương II: Chính sách và giải pháp khuyến khích hợp tác công - tư
trong phát triển làng nghề
Chương III: Nhu cầu hợp tác công - tư và những khuyến nghị về chính
sách, giải pháp thúc đẩy hợp tác công - tư trong phát triển làng nghề ở Hà Nội.
18
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ HỢP TÁC
CÔNG TƯ TRONG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.1. Làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề
1.1.1.1 Khái niệm làng nghề
Làng nghề là một tập từ kép thể hiện một không gian vùng quê nông
thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định sinh sống, ngoài sản
xuất nông nghiệp, họ còn một số ngành nghề phi nông nghiệp. Trong các làng
nghề này, tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh tế, xã hội phong phú và
phức tạp.
Ngày nay ‘’làng nghề’’ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ bó hẹp
trong phạm vi chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng trên cùng
một tiểu vùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một số chủng loại mặt hàng truyền
thống hoặc cùng kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp và có quan hệ
mật thiết với nhau về kinh tế, xã hội. Mặt khác, có những xã tất cả các làng
trong xã đều là làng nghề, trong trường hợp này, người ta gọi là xã nghề hoặc
rộng hơn gọi là vùng nghề.
Như vậy làng nghề là những làng ở nông thôn có những nghề phi nông
nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông.
Làng nghề được hình thành chủ yếu từ các vùng nông thôn và được tồn
tại theo cả một chặng đường lịch sử cho đến ngày nay.
- Ngành nghề nông thôn: " Là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp
bao gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho
sản xuất và đời sống; có trình độ và qui mô khác nhau; với mọi thành phần
kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất, (gọi chung là hộ) và các tổ chức kinh
19
tế khác nhau như HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, xí nghiệp quốc
doanh chủ yếu của địa phương (gọi chung là cơ sở). Các tổ chức hộ và cơ sở
này với mức độ khác nhau đều có sử dụng các nguồn lực của địa phương (đất
đai, lao động, nguyên liệu, các nguồn lực khác) và có ảnh hưởng nhiều tới quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [25, tr 26].
- Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn: Là những cơ sở ở nông thôn
chuyên các hoạt động SXKD phi nông nghiệp (công nghiệp và thủ công
nghiệp, xây dựng và các loại dịch vụ) đã được cấp đăng ký doanh nghiệp theo
luật định, không phân biệt qui mô hoặc thành phần kinh tế nào (trừ các doanh
nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty).
Phân loại theo thành phần kinh tế, cơ sở chuyên ngành nghề được chia
thành 5 nhóm: Tổ hợp sản xuất, HTX, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH
và xí nghiệp quốc doanh [ 26, tr 27].
Những làng được gọi là làng nghề khi những người chuyên làm nghề
thủ công nghiệp sống bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ không
nhỏ trong dân số (hoặc người lao động) ở làng.
- Làng nghề: Là một cụm dân cư sinh sống trong một làng nghề cùng
với một nghề tiểu thủ công (có số hộ, lao động làm nghề phi nông nghiệp ở
làng đạt ít nhất 50% trở nên trong tổng số hộ và lao động của làng, thời gian
làm nghề phi nông nghiệp chiếm trên 50% tổng số thời gian lao động của số
lao động này) và các hộ có thể sinh sống bằng nghề đó (Giá trị sản lượng sản
xuất và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp ở làng đạt trên 50% so
với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm). [25, tr 18].
1.1.1.2. Phân loại làng nghề.
Làng nghề Việt Nam đã xuất hiện và phát triển hàng nghìn năm nay, rất
đa dạng về lịch sử hình thành, về ngành nghề và quy mô. Do đó có thể phân
loại làng nghề theo các tiêu chí sau:
20
. Phân theo loại ngành nghề.
Từ những khái niệm về làng nghề nêu trên, kết hợp với việc phân loại
làng, thôn ở Việt Nam thì các làng nghề gắn bó với các ngành nghề phi nông
nghiệp, các ngành nghề thủ công ở trong các thôn làng và các nghề thủ công
thôn dã vùng đồng bằng Bắc Bộ thành 3 loại ngành nghề cơ bản, bao gồm:
- Nghề dệt.
- Nghề chế biến thực phẩm.
- Nghề đan lát.
- Nghề mộc.
- Nghề sản xuất vôi, gạch, ngói, thợ nề.
- Nghề làm giấy,đồ vàng mã.
- Nghề rèn đúc, chế tác kim loại.
- Nghề làm nông cụ.
- Nghề gốm.
. Phân theo nguồn gốc và quá trình phát triển.
Xét từ nguồn gốc và quá trình phát triển cùng với thời gian lịch sử cho
thấy làng nghề có 4 loại chủ yếu sau:
-Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có thêm một
nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối.
-Làng nhiều nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một
số nghề thủ công nghiệp.
-Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời
trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng
trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm.
-Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả
của các làng nghề trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới,
chuyển sang nền kinh tế thị trường.
21
1.1.3.4. Phân theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.
- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành
nghề phi nông nghiệp.
- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp.
- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu
1.1.2. Vai trò của làng nghề
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng
cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường và phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước đây đã có những nhận
thức coi nhẹ làng nghề như làng nghề là nơi tận dụng sức lao động nhàn rỗi
trong sản xuất nông nghiệp một cách đơn thuần; sản phẩm sản xuất ra đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu, sản phẩm hàng hóa của làng nghề chưa
được chú trọng…nhưng hiện nay nhận thức đó đã được thay đổi.
Trong nền kinh tế thị trường, phát triển làng nghề có ý nghĩa quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với nước ta là một nước
có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì việc phát triển làng nghề lại cực kỳ
quan trọng. Vì nó góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ để tăng thêm thu nhập cho người
nông dân và tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều cơ chế chính sách khuyến khích huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân, vốn của các tổ chức trong nước và ngoài nước đầu tư vào sản
xuất thông qua phát triển kinh tế hợp tác.
Do đó, từ những nhận thức nêu trên làng nghề có một số vai trò sau:
1.1.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Xuất phát từ thực tế đất nước ta là một nước nông nghiệp, có bình
quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán
22
thất nghiệp ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 30-35% lao
động nông thôn).
Các làng nghề ở nước ta với nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, không
đòi hỏi nhiều vốn, yêu cầu kỹ thuật không cao chủ yếu là tận dụng lao động
và có khả năng làm việc phân tán trong từng hộ gia đình. Hơn nữa lao động
sống trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ cao (Khoảng 40- 60%) do vậy nếu
các làng nghề phát triển mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều lao động nông thôn.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để
giải quyết việc làm cho người lao động như đẩy mạnh hợp tác lao động quốc
tế, mở rộng và khuyến khích đầu tư, liên doanh với nước ngoài, đưa dân đi
xây dựng vùng kinh tế mới và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, phát triển trồng
trọt và chăn nuôi Những biện pháp đó bước đầu đã giải quyết được một số
lao động có công ăn việc làm. Nhưng do điều kiện đất chật người đông, sản
xuất nông nghiệp bản thân nó không giải quyết hết số lao động dư thừa hiện
nay ở nông thôn.
Phát triển làng nghề là điều kiện thuận lợi giúp cho số lao động trong
nông thôn không có khả năng sản xuất nông nghiệp mà lại có tay nghề, kỹ
thuật, các đối tượng là lao động thanh niên tạm thời nhàn rỗi chuyển sang
hoạt động ở những nghề mà họ có ưu thế hơn. Đây là một vấn đề hết sức quan
trọng làm cho kinh tế nông thôn phát triển tổng hợp, phong phú và đa dạng (ai
giỏi nghề gì, làm nghề đó). Điều đó giúp cho sản xuất nông nghiệp đẩy nhanh
được nhịp độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa sản xuất, có
như vậy mới giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập
cho họ. Theo một số kết quả điều tra, nghiên cứu mỗi cơ sở chuyên ngành
nghề ở các làng nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành
nghề cho 4-6 lao động. Ngoài lao động thường xuyên các hộ, các cơ sở ngành
nghề ở các làng nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi trong nông thôn (Bình
23
quân 2-5 người/hộ và 8-10 người/ cơ sở) nhiều làng nghề đã thu hút trên 60%
số lao động vào các hoạt động ngành nghề [1].
1.1.2.2. Tạo thu nhập cho người lao động.
Theo kết quả điều tra đánh giá của Cục chế biến và ngành nghề nông
thôn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn), thu nhập bình quân của lao
động của các cơ sở chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430.000đ/tháng, ở
hộ chuyên là 236.000đ/tháng, ở hộ kiêm là 186.000đ/tháng, bằng 1.7 – 3.9 lần
so với thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp. Thu nhập từ các hoạt
động ngành nghề phi nông nghiệp ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong lao
động của các hộ kiêm. ở các làng nghề số hộ đói hầu như không còn, số hộ
nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ, số hộ giàu ngày càng tăng. Trên cơ sở tạo việc làm,
tăng thêm thu nhập, các làng nghề được coi là nhân tố chủ lực làm chuyển
dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng
cao phúc lợi cho người dân.
1.1.2.3. Tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hoá cho nền kinh tế.
Hiện nay làng nghề được phân bố rộng khắp ở các vùng, miền do đó
làng nghề có khả năng sử dụng tốt hơn các nguồn lực sẵn có ở nông thôn như:
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguồn nguyên liệu, phế liệu, phụ phẩm
của nông nghiệp sản xuất ra, cũng như khai thác có hiệu quả nguồn vốn trong
dân cư, cơ sở vật chất kỹ thuật và những kỹ năng, kỹ năng của người lao động
để đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa có chất lượng
cao, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhu cầu xuất khẩu.
1.1.2.4. Thực hiện các yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Việc phát triển các làng nghề, các ngành nghề phi nông nghiệp đã góp
phần sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cơ sở, hộ, vùng nhất là sử dụng
hợp lý, hiệu quả đất đai lao động vốn. Ngày nay làng nghề đã được mở rộng
và phát triển, tạo ra những tiền đề vật chất để tiếp thu những tiến bộ khoa học
24
kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là hệ thống công cụ sản xuất, hệ thống thông
tin liên lạc, hệ thống giao thông, điện, nước phục vụ cho sản xuất và đời
sống. Nói cách khác, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề, từ đó có
điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và nó lại tác động trở lại
thúc đẩy kinh tế làng nghề phát triển. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật được phát
triển, trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao, củng cố khối đoàn kết
công nông, xoá bỏ dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các
vùng với nhau, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng CNH, HĐH.
1.1.2.5. Thu hút vốn nhàn rỗi.
Hiện nay nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tương đối nhiều, đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để có thể huy động để tạo điều kiện cho việc
mở rộng và phát triển làng nghề, có như vậy mới tạo được việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động và tránh được tình trạng vốn bị ứ đọng hoặc không
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động.
1.1.2.6. Bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Các làng nghề luôn gắn liền với lịch sử phát triển nền văn hoá Việt
Nam. Do đặc điểm của sản phẩm làng nghề có tính chất lâu đời, mang tính kỹ
thuật và tính mỹ thuật cao mà những sản phẩm của những vùng miền khác
nhau có đặc điểm khác nhau, đại diện cho cả vùng miền đó. Cho nên, những
sản phẩm của làng nghề có những nét văn hoá riêng, mang bản sắc văn hoá
riêng của từng địa phương. Vì vậy, cần duy trì và phát triển làng nghề nhất là
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.1.3. Các yếu tố quyết định sự phát triển của làng nghề.
1.1.3.1. Vốn và tín dụng.
Sự phát triển của ngành nghề phi nông nghiệp ở các làng nghề thực
chất cũng là một bước, một hình thức của CNH nông thôn. Quá trình đó đòi
25