Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Điều kiện tiên quyết về kinh tế-xã hội dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa Mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 26 trang )

Tư liệu tham khảo

www.Google.com

Www.marxists.org

www.wikipedia.org
Điều kiện tiên quyết về kinh tế-xã
hội dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa Mác
Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX
Điều kiện tiên quyết

Kinh tế:
o
Điều kiện đầu tiên phải nói tới là cuộc cách mạng công nghiệp

Trước tiên : cuộc cách mạng công nghiệp là gì?

Tác động của nó?

Xã hội: cục diện xã hội thay đổi một cách sâu sắc
Chính cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt toàn
thế giới trên mọi phương diện:chính trị, kinh tế, xã hội…
Cách mạng Công nghiệp là cú hích mạnh mẽ
làm thay đổi hoàn toàn cục diện xã hội
Cuộc cách mạng công nghiệp là gì?

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản
xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa
và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế


giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa
trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế
tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp"
thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế
kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng
công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ
19 đến đầu thế kỷ 20.

Tóm lại:
Con người
Máy móc
Cuộc cách mạng công nghiệp
Điểm một vài thành tựu của cuộc cách mạng “máy móc”
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát
minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi
bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo
sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình
là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi
không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn
được kéo bằng sức nước.
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là
máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy
này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường
Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi
nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất
cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có
thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.

Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt
"puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã
luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc.
Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có
khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này
đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất
lượng thép hồi đó.
Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng
hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã
lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ
hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu M
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy
bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay
những cánh buồm.
Tác động

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển vượt bậc

Nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa hình thành

Thay đổi sâu sắc cục diện xã hội (hệ quả quan trọng nhất)
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Trước tiên: là sự ra đời của các nhà máy và quá trình đô thị
hóa

Đầu tiên là nhà máy tơ John Lombe chạy bằng sức ở Derby,
hoạt động vào năm 1721


Sau đó là 1 sự bùng nổ các nhà máy, các đô thị trên toàn nước
Anh sau đó lan ra toàn thế giới

Bằng cách sử dụng máy móc, năng suất lao động được tăng
cao, tạo ra một nguốn của cải khổng lồ cho giai cấp tư sản. Tạo
ra bước chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế thế giới.
Manchester, England
("Cottonopolis"), in 1840,
sự điển hình cho quá
trình đô thị hóa
GDP thế giới sau cuộc cách mạng công
nghiệp
sản lượng sản xuất
Khoảng giữa thế kỷ 19, ở châu Âu, sự phát triển kinh tế này được
người ta ví là một ngày bằng 20 năm phát triển bình thường. Tất cả
của cải của châu Âu rất lớn mà xã hội trước cộng lại cũng không bằng
châu Âu làm ra trong mấy chục năm
Nền sản xuất đại công nghiệp tư bản

Đó là quá trình sản xuất công nghiệp trên quy mô lớn, tâp
trung, sử dụng nhiều máy móc sản xuất (thay thế sức người)
Thủ công
Đại công
nghiệp
Cục diện xã hội

Hình thành giai cấp vô sản

Mâu thuẫn xã hội
- Khủng hoảng kinh tế 1825

- Phong trào đấu tranh của công nhân
=>Vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị (tiên phong đấu
tranh cho sự dân chủ, công bằng xã hội)
Cần sự soi sáng, chỉ
dẫn bằng lý luận
khoa học
phải được trang bị
vũ khí về lý luận làm
cơ sở cho đấu
tranh giai cấp
Chủ nghĩa Mác ra
đời
(hé lộ qua)
(bộc lộ trực tiếp qua)
nguyên nhân là do sự bất công
Giai cấp vô sản

Theo Ăngghen: “Giai cấp vô sản là giai cấp những người công
nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản
thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. [4;
266]
Vô sản là ai?
Cuối thế kỷ XVI, kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản
bắt đầu, chế độ lao động làm thuê xuất hiện
Trải qua quá trình "tích lũy ban đầu" đã xuất hiện hai hạng
người đối lập nhau: Một bên là những người sở hữu tư liệu
sản xuất và sinh hoạt, một bên là những người trắng tay, chỉ
còn duy nhất sức lao động. Những người này bị tước đoạt
hết tư liệu sản xuất và sinh hoạt, trở thành người "tự do".
Đó chính là những người vô sản đầu tiên.

Như vậy, chúng ta thấy nguồn gốc của giai cấp
vô sản là những người thợ bạn và những người
thợ thủ công bị phá sản
Đội ngũ những người vô sản còn có những người nông dân bị
tước đoạt ruộng đất và bị cưỡng bức làm thuê. "Việc tước đoạt
và xua đuổi dân cư nông thôn ra khỏi ruộng đất không ngừng
hết đợt này đến đợt khác đã cung cấp cho công nghiệp và thành
thị ngày càng nhiều những đoàn người vô sản hoàn toàn đứng ở
ngoài quan hệ phường hội"
Nhưng họ vẫn chưa là giai cấp vô sản
Giai cấp vô sản

Theo Ăngghen: “Giai cấp vô sản là giai cấp những người công
nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản
thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. [4;
266]
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vào nửa
sau thế kỷ XVIII và sau đó tiếp tục ở nhiều nước.
Nó loại bỏ những người thợ thủ công cũ vì hàng hóa do máy
móc sản xuất ra thì rẻ hơn và tốt hơn so với hàng hóa do công
nhân sản xuất ra bằng xa kéo sợi và khung cửi không hoàn thiện
của mình
Sự cạnh tranh tư bản chủ nghĩa trong nền sản xuất công nghiệp
đã làm phá sản hàng loạt những người sản xuất nhỏ. Phần lớn
những người tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và nông dân
đều rơi vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Bởi vì số vốn ít ỏi của họ
không cho phép họ dùng những phương pháp của đại công
nghiệp, việc sử dụng máy móc đòi hỏi những chi phí lớn, chỉ có
những nhà tư bản mới sử dụng được.
Ăngghen viết: "Đại công nghiệp kéo người công nhân công

trường thủ công ra khỏi điều kiện gia trưởng của họ; họ mất hết
tài sản cuối cùng của họ và chỉ khỉ đó họ mới trở thành người
vô sản". [3; 462].
những người công nhân hoàn toàn tách khỏi tư liệu sản xuất và
cái duy nhất họ còn là sức lao động. Tất nhiên để sống họ
không còn cách nào khác là phải bán sức lao động cho nhà tư
bản. Trong điều kiện sản xuất công nghiệp, giai cấp vô sản ngày
càng trở thành một tập đoàn xã hội đông đảo và cùng với đó là
sự giác ngộ của họ tăng lên.
Khi đó giai cấp vô sản ra đời
Sự bất công
Vô sản
Tư sản
Bạn nghĩ gì khi nhìn những hình ảnh này?
Sự bất công

Tư sản: họ có tiền, có tài sản, có nhà, có một cuộc sống sung
túc
Sự bất công

Vô sản: không nhà, không tiền, không quyền lực.

Phải làm việc trong điều kiện vô cùng cực khổ
Tôi đã từng làm mục sư ở Huddersfield trong khoảng ba năm, khi
mà các công xưởng làm việc chật vật nhất; nhưng chưa bao giờ tôi
thấy tình hình nghèo khổ chẳng ai đoái hoài đến như ở Bethnal
Green. Trong toàn khu, cứ mười người chủ gia đình, chẳng có lấy
một người có được một bộ quần áo thứ hai ngoài bộ quần áo lao
động rách tả tơi; thậm chí nhiều người ban đêm chỉ có bộ quần áo
rách đó để làm chăn và một cái bao nhồi rơm và vỏ bao để làm

giường
G. Alston, mục sư của nhà thờ St. Philip, ở Bethnal Green
Khủng hoảng kinh tế 1825

Khủng hoảng vào năm 1825 được coi là thảm họa tài chính
toàn thế giới đầu tiên. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã
lan đến Mỹ Latin, châu Âu đã nhập thêm vốn-tư bản cho lục địa
đó, dẫn đến xuất khzu và các món nợ quốc gia của những nước
cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm được ở Mỹ đã
chuyển về cho nước Anh. Sự đầu cơ quá mạnh vào các kim loại
qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến
phá sản thị trường vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh
thổ Tây Âu và Mỹ Latin.
Thực chất: đây là cuộc khủng hoảng thừa( sản
xuất quá nhiều hàng hóa, cung vượt quá cầu.
Hàng hóa không tiêu thụ được, sản xuất bị thu
hẹp, xí nghiệp phá sản, thị trường rối loạn. Trong
khi hàng triệu người đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc
vì không có khả năng thanh toán. Nạn thất
nghiệp diễn ra
Khủng hoảng kinh tế 1825

Nguyên nhân: từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Tính tổ chức, kế hoạch trong từng xí nghiệp
VS
Khuynh hướng tự phát
Khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới
hạn của tư bản
Vs
Sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do

ngày càng bị bần cùng hóa
Giai cấp vô sản
VS
Giai cấp lao động làm thuê
Quy luật: cứ 8-12 năm kinh tế tư bản chủ
nghĩa lại trải qua một cuộc khủng hoảng
Các cuộc đấu tranh tiêu biểu thời kì
này

Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố Lyông - pháp
năm 1831 và 1834

Cuộc khởi nghĩa của công nhân Sêlêdiên (Đức) năm 1844

Phong trào Hiến chương ở Anh từ 1836 đến 1848
Tuy nhiên tất cả đều thất bại
Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố
Lyông - pháp năm 1831 và 1834
Pháp giai cấp vô sản bị bóc lột thậm tệ không có giới hạn ngày
công. Họ phải làm việc 15, 16 giờ một ngày thậm chí nhiều hơn
nữa (trong khi đó từ khổ sai chỉ phải làm 12 giờ một ngày). Họ
bị đủ loại phần tử trong giai cấp tư sản (chủ nhà cho thuế, chủ
hiệu bán lẻ, chủ hiệu cầm đồ ) bóc lột. Đồng lương đã ít ỏi lại
luôn bị cúp phạt hoặc một phần bị trả bằng hiện vật. Giai cấp
tư sản Pháp còn bóc lột thậm tệ sức lao động rẻ mạt của phụ nữ
và trẻ em trong đó có rất nhiều trẻ em dưới 8 tuổi tuy pháp luật
có ngăn cấm (Năm 1841 có đạo luật cấm sử dụng trẻ em dưới 8
tuổi và cấm bắt các em làm đêm khi các em chưa tới 12 tuổi).
Ngay trong những lúc có công ăn việc làm, đời sống của người
công nhân đã chật vật, đến khi gặp khủng hoảng kinh tế tình

cảnh của họ lại càng điêu đứng.
Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố
Lyông - pháp năm 1831 và 1834

Cuộc khởi nghĩa lần thứ nhất nổ ra vào ngày 21/11/1831.
Nguyên nhân là do bọn chủ ngoan cố không chịu thực hiện bản
quy định mới về tiền lương mà Uỷ ban liên hợp gồm đại biểu
của chủ và thợ vừa thông qua. Công nhân liền đứng lên biểu
tình và rất nhanh chóng nó được sự ủng hộ và tham gia của
công nhân và thợ thủ công trong các ngành sản xuất Lyông.
Đây là cuộc đấu tranh quy mô lớn đầu tiền trong lịch sử vô sản
Pháp. Cuộc khởi nghĩa đã làm rung chuyển toàn bộ nước Pháp.
Ban đầu những người thợ dệt tham gia biểu tình bằng tay không.
Họ không định khởi nghĩa, nhưng trước hành động khiêu khích
cho quân lính bắn vào quần chúng biểu tình của giai cấp tư sản,
buộc họ phải đứng lên cầm vũ khí chống lại để bảo đảm quyền
sống và làm việc của mình. Quần chúng biểu tình đã giương cao
lá cờ đen với hiệu lệnh đanh thép, kiên quyết: "Sống có việc làm
hay chết trong chiến đấu". Sau ba ngày chiến đấu, công nhân đã
làm chủ được thành phố. Những người khởi nghĩa đã thành lập
"Uỷ ban công nhân" để theo dõi hoạt động của thị trưởng. Nhưng
sau 10 ngày cuộc khởi nghĩa đã bị chính quyền của giai cấp tư
sản đàn áp một cách dã man.
Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt thành phố
Lyông - pháp năm 1831 và 1834

4/1834 công nhân Lyông lại vùng lên khởi nghĩa một lần nữa.
Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa lần này là sự phản kháng
của công nhân đối với đạo luật tháng 3/1834 cấm việc lập hội
một cách hết sức khắt khe. Theo đạo luật đó, ngay cả những tổ

chức dưới 20 người cũng không được tồn tại. Cuộc khởi nghĩa
bắt đầu khi chính quyền địa phương vin vào đạo luật đó để trấn
áp các cuộc đình công của công nhân. Lần này cuộc khởi nghĩa
dưới sự lãnh đạo của "Hội nhân quyền và dân quyền" , một tổ
chức bí mật của phái Cộng hòa.

Quần chúng khởi nghĩa đã giương cao lá cờ đỏ với khzu hiệu:
"Cộng hòa hay là chết", thể hiện tính chất chính trị rõ rệt của
cuộc khởi nghĩa. Những người khởi nghĩa đã chiến đấu quyết
liệt với quân đội trên đường phố và vùng ngoại ô trong 4 ngày
(từ 9/4 đến 12/4/1834). Một lần nữa cuộc khởi nghĩa lại bị dìm
trong biển máu.
Cuộc khởi nghĩa của công nhân
Sêlêdiên (Đức) năm 1844

Nỗi căm hờn đã tích tụ từ lâu trong những người thợ dệt Sêlêdiên, sự
căm phẫn đó được thể hiện ở bài hát "Sự tàn sát đẫm máu". Đây là
bài ca của những người thợ dệt, được phổ biến rộng rãi trong các khu
vực của những người thợ dệt ở Sêlêdiên ngay trước ngày nổi dậy. Đó
là tiếng hô dũng cảm chiến đấu trong đó không hề nhắc đến tổ ấm,
nhà máy, khu vực "Nhưng trong đó giai cấp vô sản dõng dạc tuyên
bố ngay lập tức, một cách dứt khoát lạ lùng, một cách gay gắt, mạnh
mẽ và thẳng tuột ra rằng nó đối lập với xã hội tư hữu" [4 ; 38]. Một
công nhân đã hát vang bài ca này trước nhà chủ xưởng Xôvanh
Xighê. Thế là anh ta lập tức bị bắt và bị đánh đập tàn nhẫn. Hành
động dã man của tên chủ xưởng đã làm cho những người thợ dệt ở
địa phương càng thêm tức giận. Ngày 4/6/1844 một số công nhân kéo
đến đập phá nhà xưởng, kho tàng của tên Xôvanh Xighê. Ngày 5/6 số
đông thợ dệt đã tham gia khởi nghĩa. Họ kéo từ Pêtesvanđau đến
Langhenbilan và ở đó họ lại đập phá thêm một số xí nghiệp.


Những người thợ dệt Sêlêdiên phải chịu "một cổ hai tròng" một
mặt họ bị tầng lớp thương nhân, chủ xí nghiệp bóc lột, mặt khác
họ lại phải đóng thuế cho bọn địa chủ địa phương mới có quyền
được dệt vải. Đặc biệt đời sống của thợ dệt ở Langhenbilan và
Pêtesvanđau cực kỳ vất vả, ở đây có những người thợ dệt đã
chết vì thiếu đói.

Các đơn vị quân đội lập tức được điều động đến vùng khởi nghĩa.
Trong cuộc xung đột đầu tiên quân khởi nghĩa đã đánh bại và buộc
binh lính phải rút lui. Nhưng khi đơn vị lớn của quân đội kéo tới đàn
áp thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Gần 70 thợ dệt bị bắt và bị tra tấn
nhục hình.
Phong trào Hiến chương ở Anh từ
1836 đến 1848

Điều kiện sinh hoạt của công nhân trong thời gian 1832 - 1848
càng ngày càng sút kém do ảnh hưởng của các cuộc khủng
hoảng và do sự tăng cường bóc lột của tư sản. Bọn tư sản tìm
mọi cách để bóc lột người công nhân: hạ lương, sử dụng rộng
rãi phụ nữ và trẻ em, kéo dài thời gian làm việc Thâm độc
nhất là việc thành lập các "trại lao động". Đạo luận năm 1831
"về những người nghèo khổ" quy định những người lang thang
phải đi vào trại lao động và làm bất kỳ những công việc nặng
nhọc nào dưới sự kiểm soát tàn bạo của bọn coi trại, họ đánh
dập và thường ăn không đủ no.

Trong hoàn cảnh đó, những người công nhân thấy
không còn cách nào khác là phải đứng dậy đấu
tranh chống chính quyền, chống lại bọn tư sản, đòi

quyền chính trị và quyền sống của minh. Sau cuộc
cải cách tuyển cử năm 1832, giai cấp tư sản có
phần thỏa mãn, rời bỏ cuộc đấu tranh. Còn giai
cấp vô sản tham gia vào cuộc đấu tranh thì không
được hưởng một chút quyền chính trị nào thì vẫn
tiếp tục đấu tranh tham gia tuyển cử. Phong trào
Hiến chương diễn ra trong những năm 30 - 40 của
thế kỷ XIX đánh dấu bước phát triển lớn lao của
công nhân Anh và có ảnh hưởng tới phong trào
công nhân châu Âu và Bắc Mỹ.
Năm 1836, hai tổ chức công nhân lớn ra đời: Hội công nhân Luân
Đôn do Lôvét đứng đầu và Liên hiệp lớn miền Bắc do Ô.Cô no
đứng đầu. Những người công nhân trong hai tổ chức này tự xưng là
phái "Hiến chương", vì mục tiêu đấu tranh của họ là buộc Quốc hội
Anh phải thông qua bản "Hiến chương" gồm 6 điểm:
1. Quyền phổ thông đầu phiếu cho mọi người đàn ông đến tuổi
thành niên có tinh thần lành mạnh vì không phạm tội.
2. Nghị viên mỗi năm bầu lại một lầna.
3. Nghị sĩ có phụ cấp để cho người không có tài sản cũng có thể
làm đại biểu được.
4. Bỏ phiếu kín để ngăn ngừa sự mua chuộc và sự đe dọa của giai
cấp tư sản.
5. Phân chia khu vực bầu cử cho bình đẳng để bảo đảm quyền đại
biểu bình đẳng.
6. Thủ tiêu sự hạn chế tư cách đại biểu để cho mỗi cử tri đều có
quyền ứng cử.
Phong trào Hiến chương ở Anh từ
1836 đến 1848

Sáu điểm trên chỉ đề cập đến cơ cấu của hạ nghị viện, thoạt

nhìn hiền lành thôi nhưng nó vẫn đủ quét sạch hiến pháp nước
Anh với cả nữ hoàng và Thượng nghị viện. Đây là cương lĩnh
cải cách dân chủ công nhân. Tuy không bao hàm những yêu cầu
kinh tế - xã hội nhưng nếu được thực hiện thì nó tạo điều kiện
cho việc cải thiện đời sống cho nên nó được sự ủng hộ đông đảo
của công nhân.

Như vậy trải qua hơn 10 năm phong trào Hiến
chương lúc cao trào, lúc thoái trào đã coi như
chấm dứt hoạt động vào năm 1848, cái năm mà ở
lục địa châu Âu đang bùng lên một cao trào cách
mạng sôi nổi. Cuộc đấu tranh của công nhân nhằm
thực hiện "Hiến chương " là một phong trào cách
mạng vô sản to lớn đầu tiên thực sự có tính quần
chúng và có hình thức chính trị (Lênin).

Như vậy: chính các tiền đề về kinh tế xã hội thời điểm đó đã dẫn
đến sự hình thành của chủ nghĩa Mác và phát triển cho đến
ngày nay.

×