Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NHIỆT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.94 KB, 5 trang )

NHIỆT HỌC _ LUYỆN TẬP
Cấu tạo các chất _ Nhiệt năng
1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Các chất dược cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là nguyên tử, phân tử.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
C. Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
2. Tại sao lốp xe đạp còn tốt khi bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp đi?
A. Vì lúc bơm không khí vào xăm còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co
lại làm cho xăm bị xẹp.
B. Vì giữa các phân tử của chất làm xăm có khoảng cách nên không khí có thể thoát qua
đó ra ngoài.
C. Vì xăm xe làm bằng cao su nên nó co lại
D. Vì không khí trong xăm nó tự thu nhỏ thể tích của nó
3. Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và dường chuyển động nhanh
hơn
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tủ nước bay hơi nhanh
D. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút
mạnh
4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng nào sau
đây thay đổi?
A. Nhiệt độ của vật
B. Khối lượng của vật
C. Thể tích của vật
D. Các đại lượng trên đều thay đổi
5. Trong các hiện tương sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn độn của
các nguyên tử , phân tử gây ra
A. Sự khuếch tán của đồng sunphat vào nước
B. Sự tạo thành gió


C. Quả bóng bay dù buộc chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
D. Đường tan vào nước
6. Khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước, người ta thấy các hạt phấn hoa chuyển động
hỗn độn không ngừng. đó là do
A. Các hạt phấn hoa tự chuyển động trong nước
B. Gió thổi
C. Mặt nước rung động
D. Do các hạt cấu tạo nên nước chuyển động hỗn độn nên xô đẩy, làm cho các hạt phấn
hoa chuyển động hỗn độn
7. Các nguyên tử có thể nhìn thấy được bằng:
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Mắt thường
D. Kính hiển vi điện
8. Xét nước đá và hơi nước thì khoảng cách giữa các phân tử ở trạng thái nào lớn hơn?
A. Hơi nước
B. Nước đá
C. Bằng nhau
D. Tất cả đều đúng
9. Quả bóng được bơm căng, dù cột chặt cũng cứ mỗi ngày xẹp dần vì:
A. Nhiệt độ quả bóng giảm
B. Bóng đàn hồi co lại
C. Các phân tử khí thoát ra ngoài
D. Thể tích các phân tử khí co lại
10. Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp, nước ở dưới và dầu ở trên. Nguyên nhân của
hiện tượng này là:
A. Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách
B. Phân tử dầu nhệ hơn phân tử nước nên nổi lên trên
C. Dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng
của nước

D. Dầu không hòa tan trong nước
11. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các phát biểu sau đây
A. Các chất đều được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử
B. Giữa các nguyên tử hay phân tử có khoảng cách
C. Khoảng cách giữa các nguyên tử và phân tử của các chất không giống nhau
D. Khi đun nước, nước càng nóng thì các phân tử có vận tốc càng nhỏ
E. Một chất có thể có cả ba trạng thái rắn , lỏng, khí
12. Với điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất có thể xảy ra nhanh hơn
A. Khi nhiệt độ giảm
B. Khi nhiệt độ tăng
C. Khi thể tích các chất lỏng nhỏ
D. Khi trọng lượng riêng của các chất lớn hơn
13. Nhiệt năng là:
A. Động năng chuyển động của phân tử
B. Tổng động năng của phân tử cấu tạo nên vật
C. Động năng chuyển động của vật
D. Cả A, B, C đều đúng
14. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì:
A. Nhiệt độ của vật càng cao
B. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
C. Vật càng chứa nhiều phân tử
D. Cả A và B đều đúng
15. Hai tấm sắt và đồng có cùng khối lượng như nhau, nhiệt độ của tấm đồng cao hơn nhiệt
độ của tấm săt. So sánh nhiệt năng của hai tấm đó
A. Nhiệt năng của tấm đồng lớn hơn
B. Nhiệt năng của tấm sắt lớn hơn
C. Nhiệt năng của hai tấm bằng nhau
D. Không so sánh được
16. Cho nước đá vào cốc café đen còn nóng thì nhiệt năng của đá và café trong cốc thay đổi
như thế nào?

A. Nhiệt năng của nước đá tăng, của café giảm
B. Nhiệt năng của nước đá giảm, café giảm
C. Nhiệt năng của nước đá tăng, nhiệt năng của café giảm
D. Nhiệt năng của nước đá và nhiệt năng của café không thay đổi
17. Một viên đạn đang bay lên cao, theo em nó có những dạng năng lượng nào?
A. Động năng, thế năng
B. Thế năng
C. Nhiệt năng ,thế năng
D. Động năng, thế năng và nhiệt năng
18. Để nước ngọt nhanh mát ta thường cho nước đá vào, nhưng làm thế nào để cốc nước
nhanh mát nhất? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
19. Thả một chiếc thìa bằng nhôm và một chiếc thìa bằng thiếc có khối lượng như nhau và ở
cùng một nhiệt độ vào cốc nước nống.Nhiệt độ cuối cùng của chúng có bằng nhau
không? Nhiệt lượng mà chúng thu được của nước có bằng nhau không?tại sao?
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
LUYỆN TẬP _ DẪN NHIỆT
Cấu tạo các chất _ nhiệt năng
1. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào
đúng?
A. Đồng ,nước,thủy tinh,không khí
B. Đồng,thủy tinh,nước, không khí
C. Không khí, nước, thủy tinh, đồng
D. Nước, đồng, thủy tinh, không khí
2. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền từ vật có.
A. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn
B. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn
C. Nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn

D. Cả ba câu trên đều đúng
3. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí
D. Khí và lỏng
4. Bản chất của sự dẫn nhiệt là
A. Sự truyền nhiệt độ từ vật nay đến vật khác
B. Sự truyền nhiệt năng từ vật này đến vật khác
C. Sự thực hiện công từ vật này đến vật khác
D. Sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang các nguyên tử, phân tử
khác
5. Sự dẫn nhiệt chỉ xảy ra giữa hai vật rắn khi:
A. Hai vật có nhiệt năng khác nhau
B. Hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau
C. Hai vật có nhiệt độ khác nhau
D. Hai vật có nhiệt độ khác nhau ,tiếp xúc nhau
6. Để giữa nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp kín vì:
A. Hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém
B. Trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém
C. Trong xốp có các chân không khí nên dẫn nhiệt kem
D. Cả 3 lí do trên
7. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ vỡ hơn cốc mỏng? muốn cốc
khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
8. Đun nước bằng ấm nhôm và ấm đất trên cùng một ngọn lửa thì nước trong ấm nào sẽ
nhanh sôi hơn?
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
9. Tại sao mùn cưa dẫn nhiệt kém hơn gỗ?Người ta dùng tính chất này để làm gì?
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
10. Tại sao về mùa đông khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
…………………………………………………………………………………………
11. Một hòn bi chuyển động nhanh va chạm vào một hòn bi chuyển động chậm hơn sẽ truyền
lại một phần động năng của nó cho hòn bi này và chuyển động chậm hơn trong khi hòn bi
chuyển động chậm hơn lại chyển động nhanh lên. Hiện tượng này tương tự như hiện
tượng truyền nhiệt năng trong các phân tử trong sự dẫn nhiệt.
Hãy dùng sự tưởng tượng này để giả thích hiện tượng xảy ra khi thả một miếng đồng
được nung nóng vào một cốc nước lạnh.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
12. Về mùa hè ở một số nước châu phi rất nóng, người ta thường mặc quần áo trùm kín cả
người: còn ở nước ta người ta thường mặc áo ngắn. Tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
13. Tại sao về mùa hè, không khí trong nhà tranh lại mát hơn trong nhà tôn: còn về mùa đông
không khí trong nhà tranh lai ấm hơn không khí trong nhà mái tôn?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

14. Có hai ấm nước kích thước bằng nhau được làm bằng nhôm, một làm bằng đồng.
a. Nếu đung cùng một lượng nước bằng hai ấm này trên những bếp tỏa nhiệt như nhau
thì nước trong ấm nào sôi trước? Tại sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
b. Nếu sau khi nước sôi, ta tắt lủa đi, thi nước ở ấm nào nguội đi nhanh hơn? Tại sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
15. Điền vào chổ trống:
Dùng búa đạp vào đinh thi thì đinh nóng lên.Vậy búa đã thực hiện ………………làm
………………… của vật nóng lên.
Đinh bị nóng lên truyền ……………………. sang gỗ.Ta nhận biết gỗ nhận nhiệt lượng vì
………………… của vùng gỗ xung quanh đinh tăng lên. Như vậy…………… của gỗ
thay đổi là do sự……………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×