Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo tour du lịch tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.25 KB, 39 trang )

Nếu như Hà Nội được biết đến là thủ đô của nước Việt Nam thì thành
phố Hồ Chí Minh được xem là trung tâm thương mại của cả nước. Nói đến
thành phố Hồ Chí Minh, người ta nghĩ ngay đến nhiều khu vui chơi, giải trí
nhộn nhịp, nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, nhiều khu mua sắm sầm uất,
nhiều khu du lịch hoành tráng… Ngoài những địa điểm náo nhiệt trên, thành
phố Hồ Chí Minh cũng có những địa điểm yên tĩnh, thích hợp cho những
chuyến du lịch về nguồn. Đó là “Nhà thờ Đức Bà”_ cổ kính và uy nghi,
“Bảo tàng lịch sử Việt Nam”_ đưa ta về cội nguồn dân tộc, “Bảo tàng chứng
tích chiến tranh”_ minh chứng đau thương của thời chiến, “Chợ Bến
Thành”_ linh hồn của thành phố, “Thảo Cầm Viên”_ bách thú hội tụ…

- 1 -
MỤC LỤC

Lời mở đầu 1
Mục lục
2 Nhật ký tour
3
Sơ đồ đường đi 4
Sài Gòn- Thành phố Hồ Chí Minh
6
Nhà thờ Đức Bà- Vương cung thánh đường 8
Bảo tàng lịch sử Việt Nam- Trở lại quá khứ
13
Bảo tàng chứng tích chiến tranh- Bi kịch thời chiến 30
Chợ Bến Thành- Linh hồn thành phố
32
Thảo CầmViên- Bách thú hội tụ 35
Nhận xét của Giáo viên
38
- 2 -


7h00: Xe và HDV đón đoàn tại trường.
7h30: Khởi hành.
7h45: Đến Nhà thờ Đức Bà.
8h15: Đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
9h40: Đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh.
11h00: Đến Chợ Bến Thành.
11h30: Dùng cơm trưa và tự do tham quan chợ.
14h15: Đến Thảo Cầm Viên.
16h00: Tập trung. Khởi hành về trường.
16h30: Về đến trường. Kết thúc chuyến đi.
- 3 -
Đường đến Nhà Thờ Đức Bà Tp.HCM.
Đường đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
- 4 -
Nhà thờ Đức Bà



A : BT Lịch sử Việt Nam.
B: BT Chứng tích chiến tranh.
Đường đến Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh.
Đường đến Chợ Bến Thành.
- 5 -
SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Diện tích : 2.095,239 km
2
.
Dân số : 6.239.938 người (2005).
Dân tộc : Việt , Hoa , Khơme , Chăm…
Đơn vị HC : 24 quận huyện.

T
hành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10
0
10’ – 10
0
38 vĩ độ bắc và 106
0
22’ – 106
0
54

kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu,
Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành
phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường
bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ
Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực
Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50
km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các
tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và
sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt
động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với
hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới
cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố
Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu
nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi
tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành
và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo

tàng phong phú.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn
Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc
có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc
trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với
- 6 -
những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con
người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh,
năng động, dám nghĩ, dám làm. Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi
đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn
thành phổ cập giáo dục trung học.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật -
y tế lớn của cả nước.
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông
nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm
cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
Sài Gòn ngày xưa.
Sài Gòn ngày nay.
- 7 -
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ – VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa
Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), là nhà thờ
lớn nhất và đặc sắc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 2 tháp chuông cao 60 m, tọa lạc
tại trung tâm thành phố (Số 1 Công trường Công xã Paris, Quận 1). Đây là một trong
những công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành
phố.
Lịch sử
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Pháp đã cho lập nhà thờ để làm nơi hành lễ cho tín đồ
Công giáo trong đoàn quân viễn chinh. Ngôi nhà thờ đầu tiên được lập ở đường số 5 (nay

là đường Ngô Đức Kế). Đây là một ngôi chùa của người Việt bị bỏ hoang do chiến cuộc,
cố đạo Lefebvre đã biến ngôi chùa này thành nhà thờ.
Năm 1863, Đô đốc Bonard đã quyết định cho khởi công xây dựng một thánh đường
bằng gỗ bên bờ "Kinh Lớn" (còn gọi là kinh Charner, thời Việt Nam Cộng hòa là trụ sở
Tòa Tạp tụng). Cố đạo Lefebvre tổ chức "Lễ đặt viên đá đầu tiên" xây dựng nhà thờ vào
ngày 28 tháng 3 năm 1863. Nhà thờ xây cất bằng gỗ, hoàn thành năm 1865, ban đầu gọi
là Nhà thờ Saigon. Về sau, do nhà thờ gỗ này bị hư hại nhiều vì mối mọt, các buổi lễ
được tổ chức trong phòng khánh tiết của "dinh Thống Đốc" cũ, về sau cải thành chủng
viện Taberd, cho đến khi nhà thờ lớn xây xong.
Tháng 8 năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ đồ án kiến
trúc nhà thờ mới. Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phụng, hành lễ cho tín đồ, việc xây dựng
nhà thờ lớn cũng nằm trong mục đích phô trương đạo Công giáo và sự vĩ đại của nền văn
minh Pháp trước người dân thuộc địa. Vượt qua 17 đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến
trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gotich đã được
chọn.
- 8 -
Ngày 7 tháng 10 năm 1877, Giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên trước
mặt Phó soái Nam Kỳ và đông đủ nhân vật tai mắt thời ấy. Thánh đường được xây dựng
trong 3 năm. Lễ Phục sinh, ngày 11 tháng 4 năm 1880, lễ cung hiến và khánh thành được
cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de
Vilers. Hiện nay, trên bệ phía trên, bên trong cửa ra vào nhà thờ, có chiếc bảng cẩm thạch
gắn trong hành lang ghi ngày khởi công, ngày khánh thành và tên vị công trình sư.
Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6 m và hai tháp có 6
chuông đồng lớn nặng 28,85 tấn. Trên đỉnh tháp có đính một cây thánh giá cao 3,50 m,
ngang 2 m, nặng 600 kg. Tổng thể chiều cao từ mặt đất lên đỉnh thánh giá là 60,50 m.
Trên vườn hoa trước nhà thờ, năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de
Béhaine (còn gọi là Giám mục Adran vì vị này làm Giám mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng
tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho
Việt Nam. Tượng đài này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên
trên là bức tượng tạc hình đức cha Adran với phẩm phục giám mục, tay phải dẫn hoàng

tử Cảnh. Tượng làm bằng đồng, được đúc tại Pháp, giới bình dân thời đó thường gọi là
tượng "Hai hình" để phân biệt với tượng "Một hình", là bức tượng của Đô đốc Hải quân
Pháp Genouilly ở phía công trường Mê Linh (cuối đường Hai Bà Trưng, gần bờ sông Sài
Gòn). Năm 1945, tượng này bị phá bỏ, nhưng cái bệ đài bằng đá hoa cương đỏ thì vẫn
còn tồn tại ở đó mà không có bất cứ một bức tượng nào ở trên.
Năm 1959, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên (sau làm Giám mục giáo phận Phú
Cường, nay đã qua đời), cai quản Giáo xứ Sài Gòn bấy giờ, đi dự đại hội Thánh Mẫu ở
Vatican, đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng loại đá cẩm thạch quý hiếm. Khi
tượng từ Roma gửi sang Sài Gòn bằng đường thủy, Linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đã
làm lễ dựng tượng trên cái bệ đài vẫn còn để trống kể từ năm 1945 vào ngày 16 tháng 2
năm 1959 và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Tự tay linh mục viết câu kinh cầu
nguyện "Xin Đức Mẹ cho Việt Nam được hòa bình" rồi đọc trước đông đảo quan khách
có mặt hôm ấy. Ngày hôm sau, Hồng y Aganianian từ Roma qua Sài Gòn để chủ toạ lễ bế
mạc Đại hội Thánh Mẫu, đã làm phép bức tượng này vào buổi chiều ngày 17 tháng 2 năm
1959. Do bức tượng này mà từ đó Nhà thờ có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.
- 9 -
Năm 1960, Tòa thánh Vatican thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam với ba tòa Tổng
Giám mục tại Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Thánh đường được mang tên Nhà thờ Chánh tòa
Sài Gòn.
Năm 1962, Tòa thánh Vatican đã cho phép làm lễ "xức dầu", tôn phong Nhà thờ Chánh
tòa Sài Gòn lên hàng Vương cung Thánh đường (basilique). Từ đó, tên gọi chính thức
của thánh đường là Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn.
Những nét đặc sắc
Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ
kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng
rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và
bây giờ.
Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ tiếp đến là hai
dãy nhà nguyện. Toàn bộ chiều dài thánh đường là 133 m, tính từ cửa ngăn đến mút chót
của phòng đọc kinh. Chiều ngang của hành lang là 35 m. Chiều cao của thánh đường là

21 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người. Nội thất thánh đường có hai
hàng cột chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.
Ngay sau hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ
cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo. Bàn thờ nơi Cung
Thánh làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối có hình sáu vị thiên thần khắc thẳng vào khối
đá đỡ lấy mặt bàn thờ, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc diễn tả thánh
tích. Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong
Thánh Kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với
những hình ảnh rất đẹp. Tất cả các đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức
Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã. Nội thất thánh đường ban đêm được chiếu
sáng bằng điện (không dùng đèn cầy) ngay từ khi khánh thành. Vào ban ngày, với thiết
kế phối sáng tuyệt hảo, hài hòa với nội thất tạo nên trong nội thất thánh đường một ánh
sáng êm dịu, tạo ra một cảm giác an lành và thánh thiện.
- 10 -
Ngay phía trên cao phía cửa chính là "gác đàn" với cây đàn organ ống, một trong hai
cây đàn cổ nhất Việt Nam hiện nay. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng
tay, thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng
không ồn. Phần thân đàn cao khoảng 3 m, ngang 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những ống
hơi bằng nhôm đường kính khoảng một inch. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân
đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường và những phím to
đặt dưới sàn nhà để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm. Đàn còn có những
thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh. Hiện nay, cây đàn này
đã hoàn toàn hỏng do bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay.
Ban đầu, hai tháp chuông cao 36,6 m, không có mái và chỉ có độc một chiếc cầu thang
hẹp chừng 40 cm bề ngang. Nội thất gác chuông rất tối và sàn được lót sơ sài bằng những
miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Vào năm 1895, thánh đường xây
thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21 m, theo thiết kế của kiến trúc sư Gardes,
tổng cộng tháp chuông cao 57 m. Có tất cả 6 chuông lớn (sol, la, si, đô, rê, mi), gồm sáu
âm, nặng tổng cộng 28,85 tấn, đặt dưới hai lầu chuông. Bộ chuông này được chế tạo tại
Pháp và mang qua Sài Gòn năm 1879. Trên tháp bên phải treo 4 quả chuông (sol, si, rê,

mi); tháp bên trái treo 2 chuông (la, đô). Trên mặt mỗi quả chuông đều có các họa tiết rất
tinh xảo. Ba quả chuông to nhất là chuông si nặng 3.150 kg, chuông re nặng 2.194 kg và
đặc biệt là chuông sol là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới: nặng 8.785 kg,
đường kính miệng chuông 2,25 m, cao 3,5 m (tính đến núm treo). Chuông này chỉ ngân
lên mỗi năm một lần vào đêm Giáng Sinh.
Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn
trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật
công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi hoặc rê vào lúc
5 giờ và 17g30. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông. Vào đêm
Giáng Sinh thì mới đổ cả 6 chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10 km theo đường chim
bay.
Bộ máy đồng hồ trước vòm mái cách mặt đất chừng 15 m, giữa hai tháp chuông được
chế tạo tại Thụy Sĩ năm 1887, hiệu R.A, cao khoảng 2,5 m, dài khoảng 3 m và ngang độ
hơn 1 m, nặng hơn 1 tấn, đặt nằm trên bệ gạch. Dù thô sơ, cũ kỹ nhưng hoạt động khá
- 11 -
chính xác. Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo
trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy
chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để
lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe. Đồng hồ còn có hệ thống chuông riêng, tuy
nhiên đã không còn hoạt động do dây cót quá cũ.
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình
thánh giá. Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay Nữ vương Hòa
bình). Tượng do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959. Tên của tác giả được ở
trên tà áo dưới chân, phía bên trái của bức tượng. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn,
bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, được tạc với chủ đích để nhìn từ xa nên không đánh
bóng, vì vậy mà toàn thân tượng, kể cả vùng mặt vẫn còn những vết điêu khắc thô.
Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu có đính cây
thánh giá, mắt Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện cho Việt Nam và
cho thế giới được hoà bình. Chân Đức Mẹ đạp đầu con rắn. Trên bệ đá, phía trước bức
tượng, người ta có gắn một tấm bảng đồng với hàng chữ tiếng Latin: REGINA PACIS -

OPRA PRONOBIS - XVII. II. MCMLIX (Nữ vương Hoà bình - Cầu cho chúng tôi -
17/02/1959). Phía dưới bệ đá, người ta đã khoét một cái hốc chỗ giáp với chân tượng Đức
Mẹ, trong đó có một chiếc hộp bằng bạc, chứa những lời kinh cầu nguyện cho hoà bình
của Việt Nam và thế giới.
- 12 -
BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM – TRỞ LẠI QUÁ KHỨ
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh hiện tọa lạc bên trong Thảo Cầm
Viên Sài Gòn, số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, là nơi bảo tồn
hàng chục ngàn hiện vật quí được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.
Lịch Sử
Ngày 24 tháng 11 năm 1927, thừa lệnh Toàn quyền Đông Dương, ông B. de la Brosse,
Thống đốc Nam Kỳ đã ký quyết định cho phép xây dựng ở Sài Gòn một bảo tàng lấy tên
là Bảo tàng Nam Kỳ (Museé de la Cochinchine). Nhưng sau khi hoàn thành vào ngày 01
tháng 01 năm 1929, để ghi nhận công của người lập ra nó, người ta đổi tên là Moseé
Blanchard de la Brosse.
Đến năm 1956, đổi tên là Viện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Ngày 26 tháng 8 năm 1979,
đổi tên là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại là Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam - Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.
Kiến Trúc
Bảo tàng được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Delaval. Phần giữa
tòa nhà có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái của Kinh Dịch) có 2 nóc mái
lợp ngó ống, có gắn vật trang trí hình phụng, hình rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu
nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều
yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.
Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư
Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa là hồ cây cảnh lộ thiên, hai dãy
nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà ba tầng với 2 lớp mái, có gắn đầu rồng kiểu gặm
trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá
thoáng mát và sáng sủa.
- 13 -

Trưng bày
Theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, ban đầu Bảo tàng Nam kỳ có tính chất
là một bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc học, đặt dưới quyền kiểm soát của
thống đốc Nam Kỳ; Viện Viễn Đông Bác cổ chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên
môn.
Đến năm 1956, sau khi đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, chủ yếu nơi đây
trưng bày mỹ thuật của Việt Nam, Chăm Pa, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản và các dân
tộc thiểu số.
Hiện nay, bên trong bảo tàng có hai phần: Phần 1 gồm 15 phòng trưng bày những hiện
vật và cổ vật về lịch sử và tiền sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1930. Phần 2 có
6 phòng trưng bày các hiện vật và cổ vật có liên quan đến văn hóa và lịch sử khu vực
Nam Bộ như: Văn hóa Óc Eo, Chăm Pa, Khmer, khẩn hoang Nam bộ Bên ngoài Bảo
tàng còn có một sân khá rộng, dành trưng bày một số súng đại bác của quân đội Pháp và
quân đội Việt, đã sử dụng trong thời kỳ Pháp tiến chiếm Việt Nam. Ngoài ra, bảo tàng
còn có trên 25.000 sách, báo và tài liệu; rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành
khảo cổ học, dân tộc học, sử học, bảo tàng học
Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Và
buổi đầu, bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật (chủ yếu là bộ sưu tập của Holbé, mua lại với giá
45.000 đồng) thì nay chỉ tính đến những năm cuối thế kỷ 20, bảo tàng đã có hơn 16.000
hiện vật
Việt Nam thời tiền sử
Với diện tích 200 m
2
và khoảng hơn 1000 hiện vật, phòng trưng bày này giới thiệu các
giai đoạn phát triển của thời kỳ Tiền sử trên đất Việt Nam. Những lớp cư dân nguyên
thuỷ, qua quá trình sinh tồn đã sáng tạo nên những nền văn hoá nổi tiếng, phát triển liên
tục từ thời đại Đá cũ đến thời đại Đá mới, cách ngày nay khoảng 300.000 - 4000
năm. Phòng trưng bày chia làm hai giai đoạn:
- Thời đại đồ Đá cũ gồm các di tích và nền văn hoá: Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi… Những
di vật tiêu biểu gồm: rìu tay, công cụ chặt thô, răng người vượn và xương cốt các loài

- 14 -
động vật đã hoá thạch, công cụ hình múi bưởi, công cụ một phần tư hòn cuội, công cụ rìa
lưỡi ngang, công cụ rìa lưỡi dọc…
- Thời đại đồ Đá mới, điển hình là văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Đa Bút, Cái
Bèo, Hạ Long, Hoa Lộc, Xóm Cồn… Hiện vật tiêu biểu gồm công cụ rìu ngắn, công cụ
hình đĩa, công cụ hình bầu dục, công cụ hình hạnh nhân, đồ gốm, rìu tứ giác, rìu có vai,
đục, cuốc… Sưu tập hiện vật này thể hiện quá trình phát triển của kỹ nghệ chế tác đá từ
những chiếc rìu mài lưỡi thô sơ đến đa dạng loại hình công cụ của cư dân nguyên thuỷ.
Mở đầu phần trưng bày là những di tích sơ kỳ thời đại đồ đá cũ và những di vật phát
hiện ở các di chỉ khảo cổ học Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Hàng Gòn, Dầu Giây
(Xuân Lộc - Đồng Nai) như: rìu tay, công cụ chặt thô, mảnh tước.v.v . Đặc biệt là
những chiếc răng người vượn cùng các di cốt hoá thạch của nhiều loại động vật trong
hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Tân Văn - Lạng Sơn) và những di tích cổ sinh khác ở
Phai Vệ, Kéo Lèng (Lạng Sơn), Hang Hùm (Yên Bái). Đây là những chứng tích xa xưa
nhất của người nguyên thuỷ trên đất Việt Nam, cách ngày nay 300.000 - 400.000 vạn
năm. Những di tích hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, đại diện tiêu biểu là hai nhóm di tích - hai
nền văn hoá khảo cổ: văn hoá Thần Sa (Thái Nguyên) và văn hoá Sơn Vi (Phú Thọ). Đặc
trưng chung của hai nền văn hoá này là cùng sử dụng nguyên liệu đá cuội để chế tác công
cụ nhưng theo những kỹ nghệ khác nhau. Ở Thần Sa là kỹ nghệ mảnh với hiện vật đặc
trưng là công cụ mảnh tước có tu chỉnh, còn ở Sơn Vi là kỹ nghệ hạch với công cụ chặt
hình múi bưởi, công cụ 1/4 viên cuội v.v Hai nền văn hoá này có niên đại khoảng từ
15.000 - 30.000 năm cách ngày nay.
Tiếp theo là phần trưng bày những di tích thuộc thời đại đồ đá mới, tiêu biểu là văn hoá
Hoà Bình (Hoà Bình) - một nền văn hoá khảo cổ nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á và thế
giới. Địa bàn phân bố của văn hoá Hoà Bình chủ yếu trong các hang động và mái đá
thuộc các tỉnh Hoà Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá và một số nước trong khu
vực Đông Nam Á, cách ngày nay khoảng 10.000 - 16.000 năm . Đặc trưng tiêu biểu của
văn hoá Hoà Bình là công cụ được chế tạo từ đá cuội với kỹ thuật ghè đẽo một mặt, loại
hình công cụ phong phú, ổn định với chức năng sử dụng riêng biệt. Hiện vật được trưng
bày ở phần này gồm: rìu ngắn, công cụ hình đĩa, công cụ hình hạnh nhân, bắt đầu xuất

- 15 -
hiện rìu mài lưỡi và buộc ghép cán. Sự xuất hiện của đồ gốm cùng kết quả phân tích bào
tử phấn hoa là những bằng chứng rõ ràng về sự ra đời của nền nông nghiệp trồng trọt sơ
khai ở khu vực này.
Văn hoá Bắc Sơn trưng bày nối tiếp sau văn hoá Hoà Bình. Nhiều hiện vật tiêu biểu của
nền văn hoá này được trưng bày ở đây như rìu mài lưỡi, bàn mài, chày và bàn nghiền,
công cụ mài có dấu lõm đôi song song (còn được gọi tên riêng là "dấu Bắc Sơn"), rìu
buộc ghép cán, đồ gốm, hộp sọ người Tất cả đã thể hiện bước phát triển cao hơn trên
cơ sở kế thừa của nền văn hoá Hoà Bình trước đó. Văn hóa Bắc Sơn phân bố chủ yếu
trong các hang động, mái đá vùng sơn khối đá vôi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Cao Bằng, cách ngày nay khoảng 8.000 - 10.000 năm .
Sau văn hoá Bắc Sơn là những di tích khảo cổ học có niên đại khoảng 5.000 - 6.000
năm cách ngày nay. Hiện vật trưng bày là những di vật tìm thấy trong các cồn sò, điệp
ở ven biển thuộc các di tích Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hoá), Cái Bèo (Hải
Phòng), Bàu Dũ (Quảng Nam)
Giai đoạn hậu kỳ thời đại đồ đá mới được trưng bày giới thiệu ở phần cuối phòng trưng
bày đặc biệt phong phú, đa dạng với các di tích tìm thấy ở mọi miền đất nước từ miền
núi, trung du, đồng bằng đến miền ven biển và hải đảo. Cư dân nguyên thuỷ thời kỳ này
đã đẩy kỹ thuật chế tác đá lên đến đỉnh cao của sự tinh tế và thẩm mỹ, bao gồm các kỹ
thuật: ghè đẽo, cưa, khoan, mài, dũa, ép đá, đánh bóng và đã cho ra đời hàng loạt các loại
hình công cụ, đồ trang sức rất tinh xảo như rìu tứ giác, rìu có vai, khuyên tai, vòng tay,
hạt chuỗi, các đồ đựng bằng đất nung trang trí đẹp mắt.

Thời Dựng nước đầu tiên
Văn hoá Phùng Nguyên
Văn hoá Phùng Nguyên được phát hiện năm 1959 cách ngày nay khoảng 4000 năm, địa
bàn phân bố chủ yếu ở một số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ như: Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nội …. Văn hoá Phùng Nguyên là nền văn hoá mở đầu cho
- 16 -
thời đại đồng thau ở Việt Nam. Đây là thời kỳ con người đã phát hiện ra kỹ thuật luyện

kim (kim loại đồng) một nguyên liệu quan trọng giúp con người chế tạo những công cụ
và vũ khí hiệu quả hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên và cải tạo cuộc sống của
chính mình. Những dấu tích của nền văn hoá này hầu hết là các di chỉ cư trú ngoài trời,
phân bố ở những vùng chân đồi núi, ven sông suối, trên những thềm sông, những gò đồi
cao ở vùng đồng bằng và miền ven biển… Với một khối lượng di vật lớn phong phú về
chất liệu, đa dạng về loại hình đã được phát hiện cho thấy nền kinh tế thời kỳ này phát
triển hơn so với thời kỳ trước đó, đặc biệt là nông nghiệp, chăn nuôi. Với sự phổ biến của
các công cụ săn bắn, đánh cá như mũi tên, mũi lao, chì lưới… chứng tỏ săn bắn, hái lượm
vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế thời kỳ này.

Văn hoá Đồng Đậu
Văn hoá Đồng Đậu được phát hiện năm 1962 tại Đồng Đậu (Minh Tân, Yên Lạc, Vĩnh
Phúc). Địa bàn phân bố của nền văn hoá này về cơ bản trùng hợp với địa bàn cư trú của
cư dân Phùng Nguyên. Người Đồng Đậu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du Bắc Bộ
thuộc các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh với một nền kinh tế
khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu. Vết tích
thóc gạo cháy, xương thú và những công cụ săn bắn như giáo, lao, mũi tên, lưỡi câu bằng
xương, đá và bằng đồng được phát hiện khá nhiều trong những di chỉ thuộc nền văn hoá
này chứng tỏ ngoài sản xuất nông nghiệp cư dân thời kỳ này vẫn duy trì hình thái kinh tế
săn bắn và hái lượm. Đặc biệt, thời kỳ này kỹ thuật luyện kim và đúc đồng khá phát triển.
Nhiều dấu tích của nghề đúc đồng đã được phát hiện ở hầu hết các di chỉ như xỉ đồng,
mảnh khuôn đúc rìu, mũi tên, trống đồng, phế phẩm và những sản phẩm công cụ bằng
đồng hoàn chỉnh như lưỡi câu, mũi tên, mũi nhọn, lao, giáo…
Một số lượng lớn đồ trang sức bằng đá và những băng hoa văn trang trí độc đáo trên
đồ gốm chứng tỏ đời sống tinh thần của người Đồng Đậu hết sức phong phú với trình độ
thẩm mỹ cao.
Văn hoá Gò Mun
Văn hoá Gò Mun được phát hiện năm 1961 tại Tứ Xã (Phong Châu, Phú Thọ). Những di
tích thuộc nền văn hoá này được phân bố trên các đồi gò thấp bên sông suối và những
- 17 -

đầm hồ thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội. Phương thức
kiếm sống chủ yếu của cư dân Gò Mun là làm ruộng lúa nước, trồng hoa màu, phát triển
nghề chăn nuôi. Bên cạnh đó săn bắn vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm thường xuyên,
bởi trong những di chỉ khảo cổ học xương răng thú hoang dã vẫn chiếm một khối lượng
đáng kể.
Kỹ thuật luyện kim đúc đồng đã được người Gò Mun kế thừa và phát triển hơn một
bước về kỹ thuật so với người Đồng Đậu trước đó. Loại hình công cụ lao động bằng đồng
đã đa dạng và phong phú hơn nhiều, chủ yếu là rìu lưỡi xéo, đục, lao, lưỡi câu, công cụ
mũi nhọn… Bên cạnh đó, một số công cụ lao động bằng đá vẫn được sử dụng phổ biến
trong đời sống của cư dân Gò Mun như rìu tứ giác, khuôn đúc đồng, chí lưới, đồ trang
sức…
Sự phát triển về kinh tế thời kỳ này, đặc biệt là kỹ thuật luyện kim đúc đồng đã là tiền đề
cho sự ra đời của nền văn hoá Đông Sơn - cơ sở vật chất chủ yếu của nhà nước Văn
Lang sau này.

Văn hoá Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn được phát hiện năm 1924 tại Thanh Hoá, ra đời và phát triển rực rỡ
dựa trên nền tảng của một quá trình hội tụ lâu dài của những nền văn hoá trước đó. Nền
văn hoá này có phạm vi phân bố rộng từ biên giới phía Bắc cho tới Nam đèo Ngang
(Quảng Bình), chủ yếu ở lưu vực 3 con sông lớn: sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Kỹ thuật
luyện kim và đúc đồng thời kỳ này đạt đến trình độ cao, đa dạng về loại hình, đặc biệt với
hệ thống hoa văn trang trí phong phú thể hiện trên trống và thạp đồng Đã phản ánh
chân thực và sinh động diện mạo xã hội Việt cổ trong buổi đầu dựng nước.
+ Nông nghiệp: Với sự phát triển của nghề luyện kim đúc đồng, cư dân Đông Sơn chế
tác ra nhiều nông cụ sắc bén có tính chuyên môn hoá cao như cuốc, mai, thuổng, nhíp
(dao hái). Đặc biệt tại di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) hàng trăm lưỡi cày đồng đã
được phát hiện chứng tỏ người Đông Sơn sớm biết sử dụng sức kéo của trâu bò, vì vậy
nông nghiệp thời kỳ này khá phát triển. Bên cạnh đó người Đông Sơn còn biết đến nhiều
loại cây trồng khác.
- 18 -

+ Nghề đúc đồng: Văn hóa Đông Sơn là đỉnh cao của thời đại đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt ở
Việt Nam, tồn tại vào khoảng thế kỉ 7 trước CN đến thế kỉ 1 - 2 sau CN. Đây là thời đại
người Việt hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và kỹ thuật chế tác đồng thau vô cùng độc đáo
và tinh xảo, mà trống đồng là một đỉnh cao.
- Trong sưu tập đồ đồng Đông Sơn, vũ khí chiếm một số lượng đáng kể, đa dạng về
loại hình và phong phú về hoa văn trang trí, điển hình là rìu, giáo, lao, mũi tên, hộ tâm
phiến … Đặc biệt một số dao găm có cán hình chữ T, đốc củ hành, hình người phụ nữ
mặc váy ngắn. Trên cán kiếm phát hiện tại Lạch Trường (Thanh Hoá) còn trang trí người
phụ nữ trong trang phục váy dài.
- Đồ trang sức của người Đông Sơn giai đoạn này rất đa dạng, được làm bằng các chất
liệu khác nhau chủ yếu là chất liệu đồng tiêu biểu như các loại vòng đồng, trâm cài đầu,
khoá thắt lưng… Chất liệu đá được sử dụng đa dạng như đá ngọc, đá vôi màu xanh, đá
thạch anh, đá mã não và thủy tinh màu. Loại hình chủ yếu là vòng tay, hoa tai, chuỗi hạt
đeo cổ…
- Trống đồng và trống đồng minh khí: Trống đồng là di vật tiêu biểu nhất của cư dân
Đông Sơn, việc chôn theo người chết những đồ dùng hay trống đồng minh khí là biểu
hiện của sự thu nhỏ thế giới thực tại để người chết mang về thế giới bên kia tái tạo cuộc
sống.
- Táng thức của người Đông Sơn rất phong phú ngoài mộ huyệt đất, mộ trải đá, mộ vò
còn có một loại hình mộ đặc trưng – mộ hình thuyền, điển hình là mộ thuyền Việt Khê
(Hải Phòng).
Văn hoá Đồng Nai
Văn hoá Đồng Nai thuộc thời đại kim khí, nằm ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Các di tích
văn hoá này phân bố chủ yếu trong các thềm phù sa cổ, ven các bờ biển, các doi đất cao
ven sông suối…Đây là một trong ba trung tâm văn hoá lớn trong thời đại kim khí Việt
Nam, có niên đại khoảng 3.000 -2.500 năm cách ngày nay, được chia thành 5 giai đoạn
phát triển như sau: Cầu Sắt - Bến Đò - Cù Lao Rùa - Dốc Chùa - Giồng Cá Vồ. Loại
hình di vật phát hiện ở những di chỉ này rất đa dạng, mang đậm nét đặc trưng của cư dân
đồng bằng Nam Bộ, chủ yếu là đồ gốm, công cụ lao động bằng sắt, đồ trang sức với các
loại chất liệu quý hiếm như vàng, ngọc, mã não…

- 19 -
Sưu tập đồ gốm: Chủ yếu là những đồ đựng như nồi, bát mâm bồng, bình nhiều tầng,
bình có kích thước nhỏ, chậu các loại, chum nhỏ, nắp vung… Các nhà khảo cổ học còn
phát hiện nhiều hiện vật liên quan đến đời sồng tâm linh của người Đồng Nai như những
mảnh tháp, các trụ gốm, những cà ràng (đầu rau) minh khí chôn theo người chết. Cũng
như gốm Sa Huỳnh, gốm Đồng Nai thường được tô màu đỏ hoặc màu đen ánh chì với
nhiều băng hoa văn trang trí sóng nước, hồi văn…Đặc biệt chạc gốm đã được phát hiện
rất nhiều trong những di chỉ khảo cổ học điển hình là di chỉ Gò Ô Chùa (Long An).
Đồ trang sức của cư dân Đồng Nai rất phong phú, đa dạng về loại hình và kiểu dáng
như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hình vành khăn, các loại hạt
chuỗi, các loại vòng tay, lục lạc… được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, mã
não, thuỷ tinh, xương, vỏ nhuyễn thể, đồng, sắt, vàng, đất nung, . Đáng chú ý là các loại
hạt chuỗi trang trí hình tròn, hình thoi dẹt, các khuyên tai hai đầu thú, hình khánh…
Các hình thức mai táng chủ yếu của cư dân Đồng Nai là mộ đất và mộ chum. Mộ đất
thường chỉ cách mặt đất từ 0,5m đến 0,7m, được phát hiện với số lượng không nhiều.
Bên cạnh đó mộ chum được phân bố khá dày đặc. Phần lớn những mộ chum này có hình
cầu đáy tròn, với kích thước lớn nhỏ khác nhau, trong đó di cốt người còn khá đầy đủ và
đã được chôn theo nhiều đồ tuỳ táng độc đáo như đồ trang sức, những vật dụng mang đặc
trưng của cư dân Đồng Nai: cà ràng (đầu rau) minh khí…
Văn hoá Sa Huỳnh
Sa Huỳnh là tên gọi của một nền văn hoá phân bố dọc theo các tỉnh Trung và Nam Trung
bộ từ Quảng Bình đến Đồng Nai và một số đảo như Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu… có
niên đại cách ngày nay khoảng 2500 năm. Năm 1906 những di vật đầu tiên của nền văn
hoá này đã được tìm thấy trong những cồn cát ở vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Năm
1909 những thông tin về nền văn hoá này đã được Vinet, học giả người Pháp công bố
trên Tập san của trường Viễn Đông Bác cổ.
Gốm văn hoá Sa Huỳnh đa dạng về loại hình và hoa văn trang trí, bao gồm các loại nồi,
bình, bát, mâm bồng, chân đèn… Hầu hết những đồ gốm thời kỳ này có thân phình, đáy
tròn, miệng loe, dáng thấp. Hoa văn trang trí chủ yếu là các đường khắc vạch gãy hình
díc dắc, hình thoi, in mép vỏ sò, dấu thừng, chấm dải…

- 20 -
Đồ trang sức là di vật phổ biến gắn liền với cuộc sống của cư dân văn hoá Sa Huỳnh.
Trong việc chế tác các đồ trang sức như hạt chuỗi, vòng tay, khuyên tai… cư dân Sa
Huỳnh xưa đã thể hiện trình độ thẩm mỹ và sự sáng tạo của mình trên chất liệu phong
phú như các loại đá quý, đá bán quý, thuỷ tinh, mã não
Đặc trưng của người Sa Huỳnh là phong tục táng thức mộ vò, mộ chum bằng gốm trên
các cồn cát ven sông, ven biển hoặc ngay tại nơi cư trú. Hầu hết các ngôi mộ được phát
hiện đều không tìm thấy vết tích của xương người. Bởi cuộc sống của cư dân gắn liền với
biển, vì vậy khi chết người thân đã đưa họ về với biển. Theo các nhà nghiên cứu, tục thuỷ
táng này vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay trong cuộc sống của cư dân vùng ven biển. Mộ
chum thường có kích thước lớn bao gồm các loại hình chủ yếu sau:
* Mộ chum có thân hình trứng, nắp đậy hình lồng bàn úp.
* Mộ chum có thân hình cầu, vai gẫy.
* Mộ chum có thân hình trụ đứng, nắp đậy hình nón cụt.
Văn hoá Óc Eo
Văn hoá Óc Eo là một nền văn hoá nổi tiếng trong lịch sử dân tộc được học giả người
Pháp – Louis Malleret phát hiện đầu tiên vào những năm 40 của thế kỷ 20 tại Gò Óc Eo,
(Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang). Địa danh trên đã trở thành tên gọi của một nền văn
hoá lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1944, Louis Malleret đã tiến hành
khai quật tại địa điểm trên và những kết quả nghiên cứu bước đầu này đã được ông công
bố trong công trình luận án tiến sĩ và sau này được xuất bản thành bộ sách 4 tập với tên
gọi "Khảo cổ học đồng bằng sông Cửu Long"(Archéologie du delta du Mekong).
Hơn 30 năm sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã
tiếp tục điều tra, khảo sát khai quật hàng trăm địa điểm thuộc nền văn hoá Óc Eo ở hầu
khắp vùng đồng bằng Nam Bộ và diện mạo của nền văn hoá này đã được phác hoạ rõ
hơn. Nền văn hoá này được hình thành và phát triển vào khoảng tk 1 - 7, tập trung chủ
yếu ở khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ. Đây là một cảng thị hình thành sớm trên cơ
sở của những nền văn hoá bản địa trong đó có văn hoá Đồng Nai. Ngay từ khi ra đời, cư
dân văn hoá Óc Eo đã có sự tiếp xúc giao lưu với các nước trong khu vực và xa hơn nữa
- 21 -

như Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và cả khu vực Địa Trung Hải. Những di vật còn lại
đến ngày nay đa dạng về loại hình, phong phú về chất liệu như đá, gốm, đồng,
vàng, bạc… đã cho chúng ta thấy được bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của cư dân Óc Eo
trong những thế kỷ đầu công nguyên. Văn hoá Óc Eo là cơ sở quan trọng để hình thành
nên những quốc gia cổ đại đầu tiên ở khu vực Nam Bộ mà điển hình là vương quốc Phù
Nam.
Thời kỳ chống Bắc thuộc
Phòng trưng bày tập trung giới thiệu những sưu tập hiện vật đặc sắc và những hình ảnh
về cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam chống phong kiến phương
Bắc trong suốt 10 thế kỷ (tk 1tr. Cn - tk 10) trên hai phương diện sau:
- Quá trình đấu tranh bền bỉ của dân tộc Việt chống âm mưu đồng hoá của phong kiến
phương Bắc trên lĩnh vực văn hóa, gìn giữ bản sắc và tiếp thu văn minh nhân loại, làm
giàu cho văn hoá dân tộc.
- Các phong trào đấu tranh quật cường chống phong kiến phương Bắc xâm lược dành độc
lập dân tộc mà mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43 S.Cn).
Ngay từ buổi đầu dựng nước, tk 1tr.Cn, dân tộc Việt Nam cùng với nền văn minh Đông
Sơn đứng trước một thử thách của sự tồn vong. Mặc dù ách thống trị tàn bạo và thâm độc
kéo dài nhiều thế kỷ, nhưng sức sống văn hoá Việt vẫn được bảo tồn, phát triển theo một
mạch ngầm và rồi lại bừng khởi khi đất nước giành lại được nền độc lập tự chủ. Những
chiếc trống đồng loại II, III, IV Heger và trung gian mang đậm bản sắc Đông Sơn đã
phản ánh rõ hình thức bảo tồn văn hoá Việt, đồng thời cũng giúp người xem một cảm
quan có hệ thống về sự diễn tiến của trống đồng cổ Việt Nam. Sưu tập gốm 10 thế kỷ đầu
Công nguyên cũng đã để lại ấn tượng đẹp về sức sống bền vững của văn hóa Đông Sơn
qua những chiếc ấm đầu gà, đầu voi, bình hình vịt, bát có tai và nhiều đồ gia dụng khác.
Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, trên nền tảng một quốc gia phong kiến độc lập tự
chủ, lịch sử Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ: kỷ nguyên văn minh Đại
- 22 -
Việt. Mở đầu thời kỳ này là các triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê (nửa sau tk 10). Đây là
các triều đại phong kiến đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất

nước. Hiện vật trưng bày giới thiệu ở phần này chủ yếu được phát hiện trong các đợt
nghiên cứu và khai quật khảo cổ ở khu thành cổ Hoa Lư (Ninh Bình) năm 1970. Đó là
những vật liệu kiến trúc gồm gạch xây tường, cọc gỗ đóng móng tường thành, gạch lát
nền trang trí nổi hoa sen, chim phượng, cột đá khắc kinh Phật, gạch xây thành có khắc
chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân" … Bên cạnh đó, sưu
tập tiền đồng thời Tiền Lê được trưng bày trong bảo tàng cũng là một minh chứng cho sự
phát triển của hoạt động thương mại tự chủ thời bấy giờ.
Nước Đại Việt thời Lý (1010-1225)
Bằng những sưu tập hiện vật phong phú, phòng trưng bày giới thiệu thời kỳ phục hưng
của văn hoá dân tộc: nền văn minh Đại Việt. Sự phát triển rực rỡ của nền văn hoá
này được phản ánh qua những sưu tập hiện vật sau:
- Bộ sưu tập gốm men độc sắc gồm men trắng ngà, men ngọc, men xanh lục, men
nâu Những sản phẩm gốm men này được khắc chìm hoặc đắp nổi những họa tiết hoa
văn đặc trưng như hoa sen, hoa cúc dây, lá đề … Đồ gia dụng gồm: bát, đĩa, ấm, bình,
chậu, thố thạp…; Đồ trang trí gồm tượng người, thú như vẹt, mèo, sư tử, bùa đầu người
Sự đa dạng về loại hình và hoa văn trang trí của đồ gốm nêu trên đã đáp ứng nhu cầu sử
dụng và tiêu dùng ngày càng cao của các tầng lớp cư dân Đại Việt thời kỳ này.
- Nghệ thuật chạm khắc đá cũng đạt đến đỉnh cao với pho tượng Phật Adiđà, cột đá rồng
cuốn, tượng đầu người mình chim đeo trống cơm trước ngực; những trang trí kiến trúc
kinh thành và tôn giáo nổi tiếng như những mảng đá chạm hình lá đề, hình rồng, hình
sóng nước; bệ đá kê chân cột hình vuông mặt đắp nổi hoa sen…
- Vật liệu trang trí kiến trúc đất nung thời kỳ này cũng in đậm dấu ấn nghệ thuật Phật giáo
như: lá đề chạm rồng; đầu ngói ống trang trí hoa sen; tượng Phật; gạch lát nền chạm nổi
rồng và lá đề
Bên cạnh thành quả xây dựng và phát triển đất nước, quân dân Đại Việt thời Lý đã hai
lần kháng chiến chống Tống thắng lợi (1076 - 1077). Chiến tích kháng chiến chống Tống
đã được giới thiệu qua một số vũ khí cổ thời Lý và bài thơ "Nam quốc sơn hà" bất hủ
- 23 -
(được coi là tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam) … Ngoài ra tấm bia đá
Linh Xứng niên hiệu Thiên Phù Duệ Võ 7 (Lý Nhân Tông - 1126) còn là bằng chứng ghi

lại công lao của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt thế kỷ 11.

Nước Đại Việt thời Trần (1226- 1400)
Thông qua nhiều sưu tập hiện vật quí kết hợp tư liệu và hình ảnh của các công trình tôn
giáo thời Trần, phòng trưng bày giới thiệu những thành tựu phát triển rực rỡ của nước
Đại Việt tk 13 - 14 trên nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo
Đây là thời kỳ nhà nước phong kiến Đại Việt đã trở thành một quốc gia cường
thịnh trong khu vực. Nhiều di vật lịch sử thời Trần đang được lưu giữ và trưng bày
gồm vật liệu, trang trí kiến trúc và hình ảnh hiện trạng của các khu di tích nổi tiếng như
chùa, tháp Phổ Minh (Nam Định), đền Kiếp Bạc (Hải Dương), tháp Bình Sơn (Vĩnh
Phúc), chuông Vân Bản (Hải Phòng), mộc bài Đa Bối (Thái Bình) Đặc biệt, võ công
hiển hách ba lần chống Mông - Nguyên và những chính sách phát triển kinh tế, xã
hội, kiện toàn hệ thống tổ chức nhà nước Bức tranh kinh tế xã hội thời Trần được thể
hiện qua những sưu tập hiện vật sau:
- Sưu tập gốm dân gian và cung đình mang phong cách đặc trưng của thời Trần. Nổi bật
là sưu tập gốm hoa nâu. Đây là nét độc đáo của nghệ thuật gốm cổ mang đậm dấu ấn
Việt, với nhiều tiêu bản đẹp và quí hiếm, đa dạng về loại hình như: bát, đĩa, âu, liễn,
chậu, thạp… được trang trí nhiều hoa văn như: rồng, chim, cá, hoa sen, hoa dây, lá đề …
- Vật liệu và trang trí kiến trúc đất nung như gạch lát nền hoa sen, hoa cúc, các loại ngói
trang trí rồng, phượng, lá đề… Những sưu tập hiện vật này vừa mang sắc thái của sự kế
thừtrong truyền thống vừa là bằng chứng về bước phát triển mới của thời Trần.
- Sưu tập cọc gỗ được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt sử
dụng trên sông Bạch Đằng năm 1288 là minh chứng cho ba lần kháng chiến chống
Nguyên - Mông xâm lược (1257 - 1285 - 1288) của quân dân nhà Trần, bảo vệ độc lập
dân tộc cùng với những chiến thắng vang dội trong lịch sử: Chiêm Hoá, Chương Dương,
Hàm Tử, Vạn Kiếp …
- 24 -
Triều Hồ (1400 - 1407)
Niên hiệu Quang Thái năm thứ 10 thời Trần Thuận Tông (1397), Hồ Quý Ly bắt vua
Trần Thuận Tông rời đô về Thanh Hóa, năm sau, Hồ Quý Ly ép Trần Thuận Tông

"nhường ngôi" cho thái tử là Trần Án mới 3 tuổi, tự lập làm "Nhiếp chính quốc tổ" trông
coi việc triều chính. Năm thứ 2 niên hiệu Kiến Tân (1400), Hồ Quý Ly phế Thiếu Đế
Trần Án, tự xưng là hoàng đế, đổi quốc hiệu là "Đại Ngu", đặt niên hiệu là "Thánh
Nguyên". Cũng năm đó Hồ Quý Ly rút về làm "Thái thượng hoàng" và truyền ngôi cho
con trai là Hồ Hán Thương. Hồ Hán Thương đổi niên hiệu là "Thiệu Thành", được 2 năm
lại đổi niên hiệu là "Khai Đại" (1403 - 1406). Năm 1406, nhà Minh (Trung Quốc) đem
quân đánh nhà Hồ. Năm 1407, triều Hồ tiêu vong, truyền được 2 đời, tổng cộng 7 năm.
Những sưu tập hiện vật và tư liệu hình ảnh giới thiệu trong phòng trưng bày gồm vật liệu
kiến trúc khai quật ở Ly Cung (Thanh Hóa) như gạch, ngói, trang trí kiến trúc; bức ảnh
chụp thành Tây Đô; sử liệu về việc phát hành tiền giấy đã góp phần chứng tỏ rằng tuy
tồn tại ngắn ngủi (1400-1407), nhưng triều Hồ đã để lại một dấu ấn khó phai về những
cải cách tiến bộ của triều đại này. Đó là chủ trương về cải cách tiền tệ, những chính sách
về thuế khoá, hạn điền, hạn nô, tổ chức thi tuyển Thái học sinh, khuyến khích sử dụng
chữ Nôm….
Triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng
Bằng những hình ảnh, tư liệu và hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau, phòng trưng bày
đã thể hiện một cách khái quát diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Minh ở tk 15 và tình hình kinh tế, văn hoá xã hội thời Lê sơ.
Sau 10 năm trường kỳ kháng chiến, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi
lãnh đạo đã giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được khôi phục, đất nước được giải
phóng. Triều đại Lê Sơ ra đời và phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Ngoài những tư liệu
lịch sử về việc cải cách chế độ ruộng đất, thi cử, pháp luật … chúng ta còn thấy được sự
phát triển của một số nghề thủ công cổ truyền như nghề làm gốm, làm đồ gỗ, đồ đồng
- 25 -

×