Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Khảo sát mức tiền lương công việc làm thêm của sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.15 KB, 18 trang )

KHẢO SÁT MỨC TIỀN LƯƠNG TRONG VIỆC
LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐH NGÂN HÀNG
TP.HCM
Nhóm kinh tế lượng T03:
- Võ Bắc Thành
- Bùi Anh Thịnh
- Hồ Minh Quý
GVHD: LÊ HOÀNG OANH
LỜI MỠ ĐẦU
1
1/ Lí do chọn đề tài:
Việc làm thêm là một nhu cầu rất thực tế của những sinh viên ngày nay bởi
nó không chỉ có thể tạo thêm 1 thu nhập đáng kể cho sinh viên trang trải cho việc
học tập mà còn giúp cho sinh viên có thêm được kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo
quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp. Rất
nhiều bạn trẻ ngày này không còn coi việc làm thêm chĩ là một công việc kiếm
thêm thu nhập nữa bởi với suy nghĩ sau khi học bốn năm đại học nhưng đa số
những kiến thức học được trên ghế nhà trường chủ yếu là lí thuyết, khó mà thực
hành được nên 2 từ “kinh nghiệm” là một điều rất quý báu và nó làm nên sự khác
biệt trong môi trường cạnh tranh việc làm gay gắt như bây giờ. Ngoài kinh nghiệm
làm việc, các bạn ấy còn nhận được những kinh nghiệm thực sự đáng giá trong cuộc
sống: kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên.
Được va vấp và trưởng thành hơn. Suy nghĩ khác về công việc sau này và những kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống đã khiến họ có sự chọn lựa công việc làm thêm kỹ
càng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn những công việc làm thêm để có kinh nghiệm,
các bạn trẻ cũng thường quan tâm chú ý đến những công việc liên quan đến ngành
học của mình, để mình có nơi thực hành những cái đang học.
Tuy nhiên, công việc làm thêm là có hạn và năng lực tự tìm việc làm của
sinh viên còn hạn chế trong việc sử dụng thông tin qua báo chí, internet. Bên cạnh
đó, việc thiếu hụt sự hỗ trợ từ các Đoàn, Hội cũng như các trung tâm hỗ trợ việc
làm cho sinh viên nên nhu cầu thích đáng này khó được đáp ứng đầy đủ. Vì vậy, với


mong muốn qua bài “Khảo sát mức tiền lương trong việc làm thêm của sinh viên
ĐH Ngân Hàng” sẽ phần nào giúp sinh viên trường ta có những nhận định cần thiết
cho việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân cũng như ngành học của mình.
2/ Mục tiêu đề tài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu về công việc làm thêm để thấy được mục đích làm thêm cũng
như công việc bán thời gian của sinh viên là gì. Bên cạnh đó, tiền lương thu được từ
công việc làm thêm có giúp cho sinh viên trang trải thêm trong cuộc sống hay
không.
Ngoài ra, việc đi làm thêm này sẽ ảnh hưỡng như thế nào đến quỹ thời gian,
sức khỏe cũng như việc học hành của một sinh viên là như thế nào, và qua đây sẽ
giúp cho sinh viên có những sự lựa chọn hợp lí nhất cho bản thân.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những quan điểm của sinh viên của trường ĐH Ngân Hàng
TP.HCM về nhu cầu việc làm thêm.
- Pham vị nghiên cứu:
+ Toàn thể sinh viên của trường ĐH Ngân Hàng Tp.HCM.
+ Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực trạng tìm kiếm công việc làm
thêm của sinh viên ĐH Ngân Hàng Tp.HCM.
+ Nghiên cứu dựa trên những quan điểm của sinh viên đã đi làm và chưa đi
làm.
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp thống kê mà nhóm sử dụng bao gồm sáu phương pháp
nghiên cứu:
• Thiết kế phiếu điều tra.
• Thu thập thông tin.
2
• Tổng hợp thông tin.
• Các tham số phân tích thống kê.
• Bảng và đồ thị thống kê
• Hồi quy và tương quan.

5/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài:
Vấn đề làm thêm của sinh viên ngày nay vẫn còn nhiều bất cập. Mỗi sinh
viên có điều kiện hoàn cảnh gia đình khác nhau, bên cạnh những mặc tích cực của
việc làm thêm cũng đem lại nhiều tiêu cực không kém mà nhiều bạn sinh viên vẫn
còn chưa nhận thấy. Vì vậy, hi vọng sau bài tiểu luận này sẽ đưa ra một số định
hướng trong việc lựa chọn công việc làm thêm của từng sinh viên và giải pháp thời
gian sao cho phù hợp.
6/Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tổng quan về việc làm thêm và các yếu tố tác động đến mức tiền
lương của công việc làm thêm.
Chương 2: Thực trạng việc làm thêm của sinh viên ĐH Ngân hàng Tp.HCM
Chương 3: Thiết lập mô hình hồi quy
Chương 4: Một số nhận xét rút ra từ mô hình
MỤC LỤC
3
Chương 1: Tổng quan về việc làm thêm và các yếu tố tác động đến mức
lương của việc làm thêm 5
1.1- Khái niệm: 5
1.1.1- Công việc làm thêm ( công việc bán thời gian): 5
1.1.2- Mối quan hệ giữa mức tiền lường của việc làm thêm và các yếu tố tác
động: 5
Chương 2 : Thực trạng làm thêm của sinh viên ĐH Ngân Hàng TP.HCM.6
Chương 3: thiết lập mô hình 9
3.1- Mô hình nghiên cứu 9
3.2- Thống kê mô tả: 10
3.3- Thiết lập mô hình 10
3.3.1- Thiết lập mô hình hồi quy gốc: 10
3.3.2- Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình: 12
3.3.3- Kiểm định ý nghĩa thống kê của tham số: 12
3.3.4- Kiểm định đa cộng tuyến : 13

3.3.5- Kiểm định phương sai thay đổi: 13
3.3.6- Kiểm định tự tương quan: 13
3.3.7- Kiểm định việc chon mô hình có bị bỏ sót biến không: 14
Chương 4: Một số nhận xét được rút ra từ mô hình 15
Lời kết 16
Phụ lục 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM THÊM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN MỨC TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG VIỆC LÀM THÊM
1.1- Khái niệm:
4
1.1.1- Công việc làm thêm ( công việc bán thời gian): là những công việc
ngoài giờ học, hưởng thù lao theo ngày, giờ hoặc theo khối lượng cụ thể nào đó,
giúp trang trải cho những chi phí về việc học cũng như các chi tiêu hàng ngày.
Ví dụ: làm nhân viên nhà hàng, bảo vệ, giữ xe, gia sư . . . . . và những công
việc mang tính chuyên môn cao (như nhận làm báo cáo thuế, kế toán theo
đợt . . . . .)
1.1.2- Mối quan hệ giữa mức tiền lường của việc làm thêm và các yếu tố
tác động:
Như các bạn đã biết, khi kiếm một công việc làm thêm thì ngoài những lợi
ích mà nó mang lại cũng như sự phù hợp của nó đến quỹ thời gian eo hẹp của một
sinh viên thì tiêu chí được đặt lên hàng đầu cũng như quan trọng nhất mà một sinh
viên quan tâm khi tìm việc đó là tiền lương, bởi tiền lương phản ánh được giá trị lao
động của người làm việc và qua đó sinh viên sẽ đánh giá công việc đó có xứng đáng
với những gì mà bản thân bỏ ra hay không. Điều này cũng phù với lí thuyết nhu cầu
của Maslow khi mà nhu cầu cơ bản của một người đó là ăn, mặc, ỡ, những hóa đơn,
chi phí phát sinh trong cuộc sống . . . . phải được đáp ứng thì những nhu cầu cao
hơn mới được quan tâm đến. Nói chung, với một mức lương phù hợp với khả năng
của sinh viên thì công việc đó mới được gọi là mang lại lợi ích cho sinh viên và
được khuyến khích rất cao.
Như vậy, để tìm được mức tiền lương phù hợp mà một người sinh viên cần

khi tìm việc là như thế nào thì nhóm chúng em xin đưa ra một số yếu tố tác động
đến yêu cầu tiền lương như sau:
- Thu nhập (tiền được chu cấp từ gia đình và người thân): theo lý thuyết của Keynes
nói về thu nhập và tiêu dùng thì khi thu nhập càng tăng thì chi tiêu cũng sẽ tăng ( và
ngược lại ). Ta có thể thấy, khi mà chi tiêu tăng thì mong muốn kiếm được một
công việc để có thêm thu nhập của người đó sẽ có xu hướng tăng theo và tất nhiên
tiền lương càng cao sẽ hấp dẫn hơn. Do đó, thu nhập cũng sẽ ảnh hưởng đến mức
tiền lương của công việc làm thêm và nó tác động cùng chiều với nhau.
- Sinh viên năm mấy: đây cũng là 1 yếu tố khá quan trọng, bởi nhìn vào đó mà ta có
thể đánh giá được mức độ yêu cầu của một sinh viên tới công việc tìm kiếm. Có thể
hình dung như thế này, khi mà một sinh viên năm nhất hay năm hai còn chập chững
bước vào cuộc đời sinh viên của mình thì với tâm trạng là khá rụt rè và chưa quen
với được nếp sống tự lập của phần đông các bạn xa nhà thì những chi phí như đi
chơi, đi ăn, đi uống . . . . cũng còn khá ít, bên cạnh đó với áp lực học tập còn nhẹ
nên thời gian rãnh rỗi còn khá nhiều nên mong muốn kiếm một công việc trong lúc
nhàn rỗi là rất cần thiết và các bạn cũng thấy không bỏ phí thời gian, vì như thế nên
yêu cầu về tiền lương cũng sẽ ít chứ không đòi hỏi nhiều. Còn qua đến năm 3, năm
4 thì thời gian đã bị bó hẹp lại rất nhiều với những môn chuyên ngành nặng nề,
những bài tiểu luận, thuyết trình, luận văn đã ảnh hướng đến quỹ thời gian cũng như
sức khỏe của các bạn nên yêu cầu kiếm được 1 công việc cũng ít hơn, bên cạnh đó
những bạn sinh viên này khi kiếm việc cũng đòi hỏi một mức lương cao hơn vì nghĩ
bản thân cũng đã có những khả năng nhất định.
- Công cụ tìm việc: đây là yếu tố sẽ phản ánh đến khả năng tìm việc của sinh viên,
qua đó với một sinh viên năng nỗ, ham tìm hiểu và biết tận dụng những lợi thế qua
những mối quan hệ, thông tin đại chúng sẽ giúp cho bạn đó kiếm được một công
việc tốt hơn với một mức lương cao hơn.
5
- Thời gian làm việc: đây là yếu tố phản ánh đến sự tác động của công việc lên quỹ
thời gian cũng như sức khỏe của một sinh viên. Ta có thể hiểu, nếu thời gian làm
việc quá nhiều sẽ khiến cho sinh viên dễ cảm thấy mệt mõi, stress và sẽ dễ ảnh

hưởng đến kết quả học tập. Điều này được thể hiện qua nhu cầu thứ 2 của Lí thuyết
nhu cầu của Maslow khi mà con người cần có cảm giác yên tâm về an toàn sức
khỏe, việc làm, lợi ích mang lời . . . . . và khi không đạt được nhu cầu thứ 2 này thì
đa phần các bạn sinh viên sẽ không có ham muốn với công việc đó hoặc sẽ có
những yêu cầu khắt khe hơn như về tiền lương phải cao hơn, điều này được thể hiện
qua lí thuyết đánh đổi.
- Giới tính: ta có thể thấy có những công việc có mức độ ưu tiên lớn về mặt giới tính,
chẳng hạn: kế toán, quảng bá kem, sữa tắm, làm tiếp tân nhà hàng thì thường người
ta có nhu cầu tuyển nữ cao hơn hoặc những việc như giữ xe, bảo vệ, những công
việc yêu cầu sức khỏe tốt thì lại thiên về nam giới. Ngoài ra, những mặt như về chi
tiêu, sinh hoạt, giờ giấc đi lại . . . . của từng giới tính cũng ảnh hưởng đến yêu cầu
tìm việc. Qua đó, giới tính cũng có ảnh hưởng đến yêu cầu công việc làm thêm
cũng như mức lương phù hợp mà sinh viên tìm kiếm.
- Nơi ỡ : sự thuận lợi hay khó khăn về giờ giấc đi lại, tự do trong việc bạn ỡ kí túc xá
hay ỡ trọ, ỡ nhà . . . cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến khả năng tìm việc của bạn.
- Phương tiện di chuyển: nếu bạn đi bộ thì bạn chĩ có thể kiếm được những công việc
gần nơi bạn ỡ, do đó số lượng công việc mà bạn kiếm được sẽ bị ít đi, bên cạnh đó
cũng có những công việc yêu cầu bạn phải tự có phương tiện di chuyển như tiếp thị
sản phẩm, giao hàng . . . . và do đó, có hay không phương tiện di chuyển cũng ảnh
hưởng đến khả năng kiếm một công việc tốt của bạn.
- Tính chất chuyên môn của công việc: với một công việc đòi hỏi người làm việc phải
có trình độ chuyên môn cao như kế toán, làm quản lí, tư vấn khách hàng . . . . thì
cũng sẽ mang lại một mức lương hấp dẫn hơn.
- Việc từng đi làm chưa: điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của người làm việc
vì khi đã đi làm bạn sẽ bít trước những khó khăn mà mình phải đối mặt hay những
kinh nghiệm mà bản thân đã được đút kết từ trước nên khi lựa chọn công việc làm
bạn cũng sẽ có những đánh giá khác với những người chưa từng đi làm.
- Sự cho phép của người thân: nếu gia đình không cho phép thì tất nhiên bạn sẽ
không thể tự ý đi kiếm việc được hoặc sẽ kiếm những công việc nhẹ nhàng ( và tất
nhiên tiền lương cũng sẽ thấp) để có thể thuyết phục gia đình có cho đi làm hay

không.
- Mục đích kiếm việc: nếu bạn chỉ làm việc để kiếm tiền thì tất nhiên tiêu chí hàng
đầu là mức lương phải cao, tuy nhiên nếu bạn còn đòi hỏi nó phải mang lợi sự hiểu
biết về giao tiếp ứng xữ, kinh nghiệm đi làm, những kiến thức xã hội hay đơn giản
chĩ là theo ý thích thì mức lương cũng sẽ ít được quan tâm hơn
- Tiền lương có đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu: việc kiếm được một công việc phù hợp
với mức lương xứng đáng mà bạn đã bỏ ra sẽ được bạn quan tâm cao.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN ĐH
NGÂN HÀNG TP.HCM
Hiện nay có rất nhiều sinh viên đến các trung tâm môi giới tìm cho mình một
công việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là kiếm thêm
6
ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Có thể coi đó là nhu cầu cần thiết của các bạn
sinh viên vốn được coi là những người bị mắc căn bệnh "viêm màng túi".
Về mặt tích cực, có thể coi công việc ngoài giờ của sinh viên là một môi
trường học tập mà nhà trường không thể dạy được.Sinh viên được giao tiếp rộng
hơn bên ngoài xã hội, điều này giúp cho họ có được thêm sự tự tin và mạnh mẽ, rất
có ích cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp.Bên cạnh đó họ có thể rèn luyện thêm
những kỹ năng mà họ đã được học trên giảng đường nhưng chưa có dịp đem nó ra
thực hành.
Ví dụ như sinh viên nghành ngoại ngữ làm nhân viên trong một số nhà hàng,
quán ăn được giao tiếp với người nước ngoài. Trong quá trình làm việc, họ có thể
thực hành luôn khả năng nghe nói và giao tiếp. Hay như sinh viên trong các ngành
kinh tế chẳng hạn, họ sẽ hiểu biết hơn về tâm lý khách hàng, cách điều hành của các
ông chủ sao cho đem lại hiệu quả nhất… Và một điều nữa là hầu hết sinh viên đều
rảnh rỗi sau nửa ngày học ở trường.Vì thế nhiều sinh viên tìm cho mình một công
việc bán thời gian, không chỉ giúp cho họ có thêm một khoản chi tiêu mà còn hữu
ích hóa thời gian rảnh rỗi, tránh "nhàn cư vi bất thiện".
Nhưng như đã nói, cái gì cũng có 2 mặt.Mặt tiêu cực không phải là ít.Chưa
nói đến việc nhiều trung tâm tư vấn có nhiều mánh khóe lắm khi làm những sinh

viên nhẹ dạ cả tin tiền mất tật mang.
Công việc ngoài xã hội không hề đơn giản như nhiều người nghĩ. Công việc
đòi hỏi cường độ rất cao (chưa nói là khắc nghiệt) mà lương thì vô cùng ít ỏi. Với
cường độ lao động như vậy, họ có thể nằm lăn ra ngủ khi về nhà trọ. Bài vở vì thế
cũng đành phải xếp sau.Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân mà số sinh
viên phải thi lại, học lại không phải là con số nhỏ. Nhưng cái nguy hiểm nhất chính
là những mối hiểm họa bên ngoài xã hội mà không phải sinh viên nào cũng biết
được (hoặc có biết được nhưng khó có thể tránh) - những cám dỗ vật chất! Nó có
thể làm cho người ta tự đưa chân mình vào vũng bùn lúc nào không hay
Những nhận xét ở trên chỉ là tương đối bởi vì thực tế có rất nhiều sinh viên
sắp xếp thời gian cho việc học và việc làm hợp lý.Không những họ hạn chế được rất
nhiều mặt trái của công việc bán thời gian, mà còn thúc đẩy việc học ngày một tốt
hơn.Đó có thể coi là những sinh viên năng động của thế hệ mới.
Tìm cho mình một công việc ngoài giờ là rất nên vì những mặt tích cực ai
cũng có thể nhận ra, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh điều kiện khó khăn
nhưng bên cạnh đó nên ghi nhớ:
- Công việc chính của bạn vẫn là học tập. Công việc làm thêm không giúp
bạn đi đến mục tiêu mà bạn muốn hướng tới, có chăng chỉ là một trong những điều
kiện để giúp tiến gần hơn tới tương lai.Chỉ có việc học ở giảng đường và với tấm
bằng tốt nghiệp mới là hành trang để bạn bước tiếp.
7
- Bạn phải sắp xếp thời gian thật hợp lý (không dễ chút nào). Rất khó có thể
dung hòa được cả công việc và học tập. Nhưng nên nhớ bạn phải ưu tiên cho việc
học và thời gian nghỉ ngơi trong thời gian biểu của bạn.
- Nên tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến. Bạn thử đặt lên bàn cân giữa
một bên là công việc không có tương lai với mức lương vài trăm ngàn với một bên
là kỳ thi có ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này của bạn.
8
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH
3.1- Mô hình nghiên cứu:

Mô hình tổng quát:
Y= C
1
+ C
2
X
2
+ C
3
X
3
+ C
4
X
4
+ C
5
D
1
+ C
6
D
2
+ C
7
D
3
+ C
8
D

4
+ C
9
D
5
+
C
10
D
6
+ C
11
D
7
+ C
12
D
8
Trong đó:
• Biến phụ thuộc:
Y: mức tiền lương công việc làm thêm
Y=1: dưới 1 triệu
Y=2 : từ 1 – 1,5 triệu
Y=3 : từ 1,5 – 2 triệu
Y=4: trên 2 triệu
• Biến độc lập:
 X
2
(TN): thu nhập 1 tháng của 1 sinh viên ( tiền được chu cấp)
 X

3
: sinh viên năm thứ mấy
X
3
=1 : năm nhất
X
3
=2 : năm 2
X
3
=3 : năm 3
X
4
=4 : năm 4
 X
4
: Công cụ tìm việc của sinh viên
X
4
=1 : bạn bè, người thân
X
4
=2 : trung tâm hỗ trợ việc làm có tính phí
X
4
=3 : các thông tin đại chúng, internet
X
4
=4 : các công cụ khác.
 X

5
: thời gian làm trong 1 ngày
X
5
=1: dưới 3h
X
5
=2 : từ 3 – 4h
X
5
=3 : từ 4 – 5h
X
5
=4 : trên 5h
 D
1
: Giới tính
D
1
=1: Nam
D
1
=0: Nữ
 D
2
: Nơi ỡ
D
2
=1 : ở kí túc xá
D

2
=0 : ngoài kí túc xá
 D
3
: phương tiện di chuyển:
D
3
=1 : đi bộ
D
3
=0 : phương tiện khác.
 D
4
: công việc có liên quan đến ngành học của bạn không
D
4
=1 : Có
D
4
=0: Không
9
 D
5
: bạn đã từng đi làm chưa
D
5
=1: Có
D
5
=0: Không

 D
6
: sự cho phép của người thân
D
6
=1: Có
D
6
=0: Không
 D
7
: mục đích làm của sinh viên
D
7
=1: kiếm tiền
D
7
=0: mục đích khác
 D
8
: số tiền kiếm được có đủ tiêu dùng hay không
D
8
=1: Có
D
8
=0: Không X
3.2- Thống kê mô tả:
- Nhận xét trị thống kê mô tả:
Số quan xát của nhóm chúng em là 200 mẩu phiếu điều tra khảo sát về “Mức

tiền lương trong việc làm thêm của sinh viên ĐH Ngân hàng Tp.HCM.
Trong đó:
• Biến Y: nhiều nhất là Y=2 với 110 mẫu, ít nhất là Y=4 với 9 mẫu, trong đó Y=1 là
46 mẫu, Y=3 là 45 mẫu.
• Biến X
2
: X
2
=1 có 42 mẫu, X
2
=2 có 97 mẫu, X
2
=3 có 88 mẫu, X
2
=4 có 15 mẫu
• Biến X
3
: X
3
=1 có 40 mẫu, X
3
=2 có 86 mẫu, X
3
=3 588 mẫu, X
3
=4 có 16 mẫu
• Biến X
4
: X
4

=1 có 114 mẫu, X
4
=2 có 24 mẫu, X
4
=3 có 46 mẫu, X
4
=4 có 16 mẫu
• Biến X
5
: X
5
=1 có 52 mẫu, X
5
=2 có 53 mẫu, X
5
=3 có 55 mẫu, X
5
=4 có 40 mẫu
• Biến D
1
: D
1
=1 52 có mẫu, D
1
=0 có 148 mẫu.
• Biến D
2
: D
2
=1 có 82 mẫu, D

2
=0 có 118 mẫu.
• Biến D
3
: D
3
=1 có 92mẫu, D
3
=0 có 108 mẫu.
• Biến D
4
: D
4
=1 có 20 mẫu, D
4
=0 có 180 mẫu.
• Biến D
5
: D
5
=1 67 có mẫu, D
5
=0 có 133 mẫu.
• Biến D
6
: D
6
=1 có 129 mẫu, D
6
=0 có 71 mẫu.

• Biến D
7
: D
7
=1 có 146 mẫu, D
7
=0 có 54 mẫu.
• Biến D
8
: D
8
=1 có 111 mẫu, D
8
=0 có 89 mẫu.
3.3- Thiết lập mô hình
3.3.1- Thiết lập mô hình hồi quy gốc:
Mô hình 1:
Bảng hồi quy gốc:
Y = -0,820984 + 0,358072*X
2
+ 0,261207*X
3
- 0,057344*X
4
+ 0,518290*X
5
+ 0,115220*D
1
+ 2,64E-15*D
2

+ 0,163671*D
3
+ 0,022350*D
4
- 8,82E-17*D
5
+
0,328571*D
6
- 0,257422*D
7
+ 0,350368*D
8
+ U
i
10
Nhận xét:
Mức độ phù hợp của mô hình so với thực tế là R
2
90,4637%, dựa vào bảng
hồi quy gốc ta thấy các biến X
2
,X
3
, X
5
, D
3
, D
6

,D
7
, D
8
,có /t-stat/ > 2 nên các biến này
thực sự có ý nghĩa thống kê. Các biến còn lại có /t-stat/ <2 nên không có ý nghĩa
thống kê.
Ta có mô hình tông quát:
Y=-0,624796+ 0,312163*X
2
+ 0,249692*X
3
+ 0,4705*X
5
+ 0,165585*D
3
+
0,336614*D
6
-0,288643*D
7
+ 0,363537*D
8
+ Ui
Mô hình 2 :
11
3.3.2- Kiểm định độ chặt chẽ của mô hình:
Mức ý nghĩa 5%
H0 : Không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R
2

=0)
H1 : Tồn tại mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập (R
2
#0)
Theo kết quả báo cáo 1, ta có P-value (Fs) = 0,00000<0,05 => bác bỏ H0,
chấp nhận H1. Vậy mô hình có ý nghĩa.
3.3.3- Kiểm định ý nghĩa thống kê của tham số:
 Kiểm định C
2
:
H0: không có mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến X
2
(C
2
=0)
H1: biến X
2
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Theo kết quả hồi quy ta có P-value= 0,0002<0,05 => bác bỏ H0,. Vậy biến
X
2
có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Tương tự ta có biến X
3
và X
5
, D
3
, D
6,

D
7
, D
8
, có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc.
3.3.4- Kiểm định đa cộng tuyến :
 Đa cộng tuyến: là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lân nhau và
thể hiện dưới dạng hàm số
Xét mô hình hồi quy ta có:
Correlation
12
Theo kết quả hồi quy, ta thấy có sự tương quan lớn giữa các biến (X2,X3),
(X2,X5) , (X3,X5) , (X3,D6) . . . . . Do đó, mô hình bị đa cộng tuyến.
Chúng ta có thể khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến bằng các phương pháp
như:
• Sử dụng thông tin tiên nghiệm
• Loại trừ một hoặc nhiều biến giải thích ra khỏi mô hình
• Thu thập thêm số liệu hoặc lấy mẫu mới
• Sữ dung sai phân cấp 1.
• Giảm tương quan trong các hàm hồi quy đa thức
• . . . . . .
3.3.5- Kiểm định phương sai thay đổi:
Với mức ý nghĩa 5%
H
0
: phương sai không bị thay đổi
H
1
: phương sai thay đổi

Theo kết quả hồi quy, ta thấy có: P-value=0.0000 < 0.05 => Bác bỏ H
0
Do đó, mô hình bị phương sai thay đổi.
3.3.6- Kiểm định tự tương quan:
 Tự tương quan: là các hiện tượng các sai số ngẫu nhiên của mô hình có tương
quan với nhau về mặt thống kê.
Với mức ý nghĩa 5%
H
0
: Mô hình không có sự tự tương quan
H
1
: Mô hình có sự tự tương quan
Theo kết quả hồi quy, ta có: P-value=0.000 < 0.05 => bác bỏ H0
13
Do đó, mô hình có sự tự tương quan.
3.3.7- Kiểm định việc chon mô hình có bị bỏ sót biến không:
Với mức ý nghĩa 5%
H0: Biến không bị bỏ sót.
H1: Biến bị bỏ sót.
Theo kết quả hồi quy, ta có: P-value=0.0280 < 0.05 => Bác bỏ H0
Do đó, mô hình có bỏ sót biến.
14
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐƯỢC RÚT RA TỪ MÔ
HÌNH
Đi làm thêm là cách giúp nhiều sinh viên trang trải cuộc sống, phụ giúp gia
đình.Song, không phải ai cũng biết tìm một công việc làm thêm hài hòa với bản
thân và không bị ảnh hướng đến việc học.
Hiện nay, nhiều sinh viên vẫn thường tìm kiếm những công việc làm thêm
với mục đích do khác nhau: thêm tiền đóng học phí, có tiền tiêu vặt cho sinh họat

hằng ngày, tích lũy kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp Thị trường việc làm thêm cho
sinh viên ngày càng mở cửa, các bạn trẻ năng động có khá nhiều lựa chọn việc làm
cho nhưng không phải ai cũng biết chọn cho mình một lối đi sáng suốt. Các chuyên
gia tư vấn việc làm cho sinh viên đưa ra lời khuyên đó là: sinh viên nên chọn việc
làm thêm liên quan đến những gì đang mình học ở trường.
Các bạn nên lựa chọn những công việc mang tính chất bán thời gian hoặc
tạm thời, liên quan trực tiếp đến những gì đang học tại trường đại học, coi công việc
đó chính là những bước thực tập đầu tiên để chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này. Ví
dụ: sinh viên Báo chí có thể làm thêm bằng việc cộng tác viết bài cho các tờ báo,
trang báo mạng điện tử, Đài truyền hình, Đài phát thanh; sinh viên Quan hệ công
chúng và Quảng cáo có thể tham gia làm thêm tại các công ty truyền thông, các lĩnh
vực tiếp thị của các công ty; sinh viên Biên dịch Tiếng Ah có thể tham gia dịch tài
liệu, gia sư, hướng dẫn viên cho người nước ngoài… Qua đó, bạn không chỉ có cơ
hội tích lũy được những kinh nghiệm mà còn tạo được thêm các mối quan hệ xã
hội, đó có thể là cơ hội cho bạn có việc làm tốt khi ra trường. Đồng thời, từ việc làm
thêm đó bạn sẽ nhận ra linh vực đó có phù hợp với mình hay không, nếu không phù
hợp bạn cũng dễ dàng chuyển hướng và tiếp tục tìm kiếm ngành nghề thực sự thuộc
sở trường của bạn.
Nếu các bạn sinh viên đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm là mục tiêu chính,
các bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện, các chương trình công chúng, hoặc
các trung tâm xã hội như: dạy thêm cho các em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, tham gia
tuyên truyền ngày lễ của trường, của đất nước… Không ít sinh viên đã tích lũy được
kinh nghiệm và có cơ hội việc làm tốt khi ra trường nhờ vào các hoạt động đó.
Sinh viên có thể tranh thủ quãng thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường để
trải nghiệm nhiều công việc khác nhau.Điều này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều
trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai, và khi ra trường bạn sẽ tự tin và có
nhiều cơ hội kiếm được việc phù hợp với mình.
15
LỜI KẾT
Sự tìm kiếm công việc làm thêm của sinh viên với 1 mức lương phù hợp từ

những điều kiện của mình là một xu hướng tất yếu để lấy ngắn nuôi dài, đã là xu
hướng tất yếu thì chúng ta không thể nào kiểm soát được. Tuy nhiên, để kiếm được
một công việc phù hợp với từng cá nhân sinh viên thì không phải chuyện dễ dàng,
mỗi người phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để có thể đưa ra một
sự lựa chọn công việc ưng ý cho bản thân, vừa có thể đem lại những lợi ích mà còn
giúp cho bản thân được có thêm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày, nhất là những
bạn sinh viên vốn ỡ xa thường thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình nên tập cho
bản thân tính tự lập để có thể đối mặt với những khó khăn sắp tới trên con đường
đời.
Với bài khảo sát còn mang nhiều thiếu sót vì những lí do khách quan như
chưa có đủ thời gian để hiểu rõ một vấn đề mới và đầy bỡ ngỡ, mong Cô thông cảm
và có những góp ý đến chúng em để chúng em có thể cải thiện bài làm được tốt hơn
cũng như có những kiến thức vững vàng hơn. Xin cám ơn Cô đã theo dõi bài khảo
sát ạ.
16
Phụ lục
Bảng khảo sat về số tiền lương mong muốn cho
công việc làm thêm của sinh viên đại học Ngan hàng
TP.HCM
1.Thu nhập của bạn theo từng tháng
O Dưới 1000000 đồng
O Từ 1000000 đến 2000000
O Từ 2000000 đến 3000000
O Trên 3000000
2.Bạ là sinh viên năm mấy
O Năm 1
O Năm 2
O Năm 3
O Năm4
3.Công cụ tìm việc của bạn

O Bạn bè người thân
O Trung tâm hỗ trợ việc làm có tính phí
O Thông tin đại chúng, internet
O Khác
4.Số giờ làm việc trong 1 ngày của bạn ( nếu bạn đã và đang đi làm )
O Dưới 3h
O 3h đến 4h
O 4h đến 5h
O Trên 5h
5.Giới tính của bạn
O Nam
O Nữ
6.Nơi ở
O ở ktx
O Ngoài ktx
7.Phương tiện di chuyển
O Đi bộ
O Phương tiện khác
8.Mục đích đi làm của bạn là gì ?
O Kiếm tiền
O Khác
9.Bạn đã từng đi làm chưa?
O Có
O Không
10.Số tiền kiếm được có đu chi tiêu không?
O Có
17
O Không
11.Bạn có được sự cho phép của người thân?
O Có

O Không
12.Công việc có liên quan đến ngành học của bạn không?
O Có
O Không
13. mức tiền lương bạn mong muốn
O Dưới 1 triệu
O 1 triệu đến 1,5 triệu
O 1,5 triệu đến 2 triệu
O trên 2 triệu
18

×