Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

bài 1 thầy thời CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.73 KB, 12 trang )


Giáo viên thời hội nhập và kinh tế thị trường
Quyền trẻ em
Phổ cập TH và THCS.2 không ,4 nội dung
Hồ sơ sổ sách
Chuyên đề
Học sinh xem thường
Giáo Viên, vô lễ gv
Bị đổi đi trường xa
Con sãi ở chùa quét lá đa
Áo cơm con vợ chạy theo sau
Lương không theo kịp lạm phát
Đổi mới phương pháp
Nâng cao trình độ Anh văn tin
Học, áp dung cntt…
Thanh kiểm tra đột xuất
Hội họp, trực tết…. không được
hưởng chế độ
Kỹ luật vi phạm đđ nhà giáo
Công văn nghi,̣ định thay đổi
thường xuyên
Đạo đức HS xuống cấp
Đầy khẩu hiệu tiên học lễ , hậu học
văn
Ma mới hiếp ma cũ


Lỗi con người hay lỗi hệ thống?SGGP:: Cập nhật ngày
08/09/2006 lúc 01:45'(GMT+7)Những ngày này, trái tim
của đội ngũ thầy cô giáo như se thắt lại! Họ đang tự
hỏi: Những hành vi tiêu cực ở nhiều trường, từ phổ


thông đến cao đẳng, rồi đại học đang lần lượt bùng vỡ
– bắt đầu từ đâu? Lỗi lầm này thuộc về phạm trù đạo
đức cá nhân, thuộc về hệ thống giáo dục (GD) hay cả
hai? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng GS-TS Võ
Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học (ĐH) An Giang, người
rất tâm huyết với nền GD nước nhà, để góp phần tìm
ra lời giải.
Lỗi từ chính hệ thống giáo dục! GS-TS Võ Tòng Xuân,
Hiệu trưởng ĐH An Giang.Tôi kể với ông rằng, tôi trăn trở
rất nhiều khi đọc cuốn best-seller “Thế giới phẳng” của
Thomas L. Friedmen (NXB Trẻ).
Đó là câu chuyện về những biến động lớn diễn ra trong
thời đại của chúng ta, khi mà những tiến bộ nhanh đến
chóng mặt trong lĩnh vực công nghệ và thông tin đã giúp
mọi người trên thế giới gần nhau hơn, giúp nhiều quốc gia
trở nên vô cùng phồn thịnh và đòi hỏi chúng ta phải tiến
nhanh hơn nếu không muốn bị tụt hậu.


Mà, xét cho cùng, tất cả mọi hoạt động đều phải dựa vào nguồn nhân lực có tri thức.
Nhưng, chúng ta sẽ trông cậy gì ở nền GD hôm nay với nhiều khiếm khuyết?
Trầm ngâm, ông nói: Thôi thì, đành chấp nhận một lần “đại phẫu” bỏ hết ung nhọt, để
rồi còn mạnh khỏe đứng lên!
- Với những hiện tượng tiêu cực trong GD, từ chuyện thi cử đến tống tình, tống tiền
học sinh và phụ huynh… vừa qua, GS cho rằng, lỗi đơn thuần chỉ thuộc về con người
hay là lỗi từ hệ thống GD?
- Theo tôi, lỗi thuộc về hệ thống GD. Vẫn biết rằng, phàm đã là con người, lĩnh vực
nào cũng có người tốt, kẻ xấu, nhưng nếu hệ thống GD của chúng ta khoa học, chặt
chẽ thì… sẽ hạn chế rất nhiều những cái xấu!
Nỗi ưu thời như gợi lại trong ông: Nào phải chuyện tiêu cực của riêng vài người với

nhau đâu, nó tiêu cực từ trong lòng hệ thống. Như việc giao chỉ tiêu phổ cập chẳng
hạn, sẽ dẫn cán bộ quản lý GD đến chỗ “nói dóc, nói dối” kinh khủng. Tiêu cực lớn
lắm! Đầu năm học, các cấp quản lý GD lên kế hoạch bao nhiêu người phải phổ cập,
để lấy kinh phí. Tới chừng thi, thì bắt người khác vô thi hộ hoặc ngay chính đương sự
đi thi với sự “hỗ trợ chu đáo” như… trường ở Hà Tây, vì thi phổ cập mấy ai dòm ngó
đâu. Năm tới lại tiếp tục xin kinh phí xóa “tái mù”! Cứ thế mà “ăn”!


Ngay đến chuyện kiến tập, thực tập của sinh viên (SV) sư phạm cũng phải “rải tiền dữ lắm”. Ví
dụ, khoa Sư phạm có 300 SV cần kiến tập, thực tập. Theo quy chế, tại trường đã phải thành lập
ban chỉ đạo với đầy đủ hiệu trưởng, hiệu phó, các phòng ban. Xuống tới khoa, lại có Ban chỉ đạo
(BCĐ) với trưởng, phó khoa, chủ nhiệm bộ môn…

Qua tới sở GD-ĐT lại một BCĐ gồm giám đốc, phó giám đốc, phòng ban… Tới huyện, lại một
BCĐ với trưởng, phó phòng GD… Cuối cùng ở trường PT, nơi SV đến cũng lại là một BCĐ…
Thử hỏi, với từng đó BCĐ, tiền bồi dưỡng không đã là bao nhiêu? Trong khi đó, công việc nhiều
nhất là do người GV đứng lớp phải trực tiếp hướng dẫn các SV đến kiến tập. Tôi đi nghiên cứu
ở Australia, New Zealand… thấy người ta chỉ cần một cán bộ điều phối của trường sư phạm
quan hệ với một cán bộ điều phối của trường phổ thông đối tác, thế là xong!
Còn, những chuyện chạy trường vừa qua, không thể trách phụ huynh được! Một khi nền GD của
ta yếu kém, phụ huynh phải nhảy vào cuộc, họ không sửa được hệ thống thì họ lòn lách vào
những kẽ hở của nó để mong tìm một chỗ học tốt cho con em - tiêu cực là lẽ đương nhiên! “Có
trách thì trách ngay chính hệ thống GD của chúng ta đã kéo dài quá lâu những bất cập, yếu
kém” - ông nhấn mạnh.
Một thế hệ đủ sức “gắn liền hãnh diện giữa xưa-sau”: cần tố chất gì?
Tôi chợt nhớ và đọc cho ông nghe một lời thoại trong vở hát Thái hậu Dương Vân Nga, bà đã rút
ruột mình ra mà thốt lên rằng: “Ta đứng đây đã thấy ngã ba sông. Chảy trong óc, trong tim, trong
trang sử Tiên Rồng. Thuyền xã tắc phân vân bề tiến thoái. Đất nước hỏi ai xứng là gạch nối. Để
gắn liền hãnh diện giữa xưa-sau…”.
- Sao mà hào khí quá, và cũng khắc khoải quá, phải không ông?

- Dường như, thời cuộc của đất nước hôm nay cũng đang đứng ở “ngã ba sông”, nhìn từ “thế
giới tròn” sang “thế giới phẳng”, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có những quyết định sáng suốt để
đưa đất nước thoát đói nghèo. Nhưng, lãnh đạo có anh minh đến đâu cũng cần có nguồn nhân
lực mạnh để chung vai gánh vác sơn hà. Vậy, hơn bao giờ hết nền GD phải đào tạo cho được
một thế hệ trẻ năng động, đủ sức làm “gạch nối” - để gắn liền hãnh diện giữa nghìn xưa tới ngàn
sau! – ông nói tiếp. Nhưng để sửa cả một dòng tư duy “dạy nhồi sọ, học vẹt” của nền GD hôm
nay cũng không hề đơn giản!
Nói là vậy, song ông không hề mang tư tưởng yếm thế - khó thế nào cũng phải sửa cho được!
Sửa từ đâu ư? Hãy bắt đầu từ trường sư phạm, từ người thầy. Trường sư phạm mà còn dạy
người thầy theo cách học vẹt, chả trách thầy “trả bài” cho học sinh. Rồi, sư phạm cũng phải có
cơ chế tuyển thầy không chỉ trình độ mà trên hết là yêu nghề với cái tâm trong sáng. Một khi ông
thầy tốt rồi, thì ít nhất cũng hạn chế được 50% những tiêu cực trong ngành.


- Sao lại là 50%, thưa GS?
- Sửa thầy là “chủ đạo”, nhưng nếu song song đó tự thân ngành GD không tự cải tạo lại những bất cập trong hệ thống
thì thầy cũng “bó tay”. Chương trình quá tải, thầy chạy theo giáo án cũng hụt hơi, thời gian đâu cho thầy trò bàn luận.
Trang thiết bị học tập thì… èo uột, cái có- cái không- cái rơi rụng, lấy đâu thầy trò thực hành. Thư viện học đường chỉ
mang màu sắc… trình diễn, tài liệu làm sao đủ cho trò tự học, tự nghiên cứu. Lương thầy “chết đói” sao không dạy thêm
cho được.
- Chuyện lương bổng của thầy, quả thật GS có thấy khó giải quyết?
- Tôi nghĩ, với tổng kinh phí hiện nay của GD, nếu sửa lại cách chi xài, chúng ta hoàn toàn có thể tăng lương cho người
thầy đủ sống. Nói đâu xa, ngay Trường ĐH An Giang của tôi, chỉ cần thay đổi chút xíu thôi, trong một năm học đã “té” ra
thêm được 30 bộ máy vi tính. Tại sao?

Nếu tôi chấp hành theo đúng chỉ thị của Bộ GD-ĐT, sẽ phải cho tất cả GV của bộ môn… (thôi cho tôi khỏi nói cụ thể
nghen) đến hè đi nghiên cứu thực tế. Nhưng, ngặt nỗi “nghiên cứu” toàn chỗ “độc” không hà, hết Sa Pa đến Đồ Sơn,
Nha Trang… tốn cả hơn trăm triệu đồng. Năm nay, dứt khoát tôi chỉ cho 2 GV đại diện đi “nghiên cứu”, các anh chị học
được gì hay thì về phổ biến lại cho anh em khác và cứ thế mỗi năm sẽ luân phiên nhau đi. Nhờ thế, mà trường có thêm
30 bộ vi tính cho thầy trò.

Khi đã bàn sâu vào những bất cập của hệ thống GD, hình như ai cũng như rơi vào vòng xoáy ma mị của cơn lũ quét.
Ông cũng vậy, miên man với dòng suy tư đầy khắc khoải của một nhà giáo: Từ hiện thực của việc độc quyền sách giáo
khoa của NXBGD, chỉ bởi tại… hơn 30 năm rồi mà nền GD vẫn chưa xây dựng được một chuẩn kiến thức cho từng cấp
học - chuyện “khó tin mà lại có thật”. Đến, một hệ thống GD mà không rõ mục tiêu đào tạo cho từng loại hình đào tạo. Ở
bậc phổ thông, GD PT chính quy khác gì GD bổ túc văn hóa về chương trình đào tạo cũng như mục đích sử dụng? Ở
ĐH, có đủ ĐH chính quy, ĐH tại chức, ĐH từ xa, ĐH mở… cách học cũng như sử dụng bằng cấp cũng na ná nhau. Rồi,
cũng đủ loại trường, từ trường chuyên đến trường chất lượng cao, trường điểm… để học sinh và phụ huynh đua nhau
chạy, không ganh bằng đường học vấn được thì ganh bằng đường chạy chọt, tiêu cực phát sinh chính từ đây!
Ưu tư về nền GD nước nhà, luôn đong đầy trong trái tim mỗi nhà giáo, mỗi người dân và nhất là đối với tân Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân - ông đã mở một chiến dịch “Nói không với tiêu cực”. Nhưng, “nói không” phải bằng cơ
chế, chứ không thể bằng “phong trào” mà có thể giải quyết được! Tôi bày tỏ ý nghĩ của mình với GS Võ Tòng Xuân. Ông
kể, vừa qua tại một cuộc họp ông đã nói với tân Bộ trưởng rằng: Bộ trưởng đã lên ngựa, hàng tướng tá-quân sĩ cũng đã
dàn hàng ngang sau lưng cùng hô to “tiến lên”. Nhưng hãy coi chừng, bộ trưởng phóng tới rất nhanh, lát sau quay lưng
lại thì chỉ có… một mình! Bởi mọi người không có ngựa để chạy theo kịp!
Mong rằng, lời cảnh báo đó của GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH An Giang sẽ không thừa với tân Bộ trưởng
Nguyễn Thiện Nhân – người đang nỗ lực xoay chuyển chất lượng ngành GD!

MAI LAN

Chống tiêu cực trong giáo dục: Không đánh trống bỏ dùi!
(Dân trí) - Ngay khi bộ trưởng Bộ GD-ĐT đứng ra triển khai cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, dư luận nhiều người cho rằng nó sẽ giống như những cuộc vận động khác, nghĩa là đánh trống bỏ dùi. Điều này có đúng không?
Theo ông Văn Đình Ưng, Phó chánh văn phòng Bộ đồng thời là Trưởng ban thư ký cuộc vận động cho
biết, cuộc vận động đang có những bước chuyển đáng kể nhờ vào chương trình
phối hợp hoạt động với các đơn vị trong và ngoài ngành.


Không để tạo ra những sản phẩm giả cho xã
hội


Xin ông cho biết, lý do khiến bộ trưởng Nguyễn
Thiện Nhân quyết định tuyên chiến với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong xã hội?

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục là hai vấn đề dư luận bức xúc nhất hiện
nay. Nó cũng chính là mấu chốt tác động tới các
mục tiêu khác như dạy tốt học tốt, đổi mới
chương trình giáo dục, sách giáo khoa, thiết bị
dạy học, hợp tác quốc tế Nếu chúng ta không
ngăn chặn được, những tiêu cực sẽ ngày càng
ngang nhiên và gây hậu quả nghiêm trọng cho
nền giáo dục nước nhà.


Chẳng hạn như việc người dạy không chịu được
tình trạng học sinh học lười biếng nhưng cuối
năm vẫn lên lớp. Từ đó, những người có tâm
huyết với ngành giáo dục không muốn làm.
Những học sinh học tốt thấy có bạn học kém mà
vẫn đỗ, thậm chí còn điểm cao khiến các em
giảm động lực học tập. Rồi bản thân phụ huynh,
khi thấy con mình chơi mà vẫn thấy đỗ tốt
nghiệp, thì việc gì phải đôn đốc nữa.

Điều này dẫn đến tình trạng toàn bộ xã hội đi
xuống một cấp độ là giả, đào tạo ra những sản
phẩm giả. Rồi những con người kém năng lực
lại vào tất cả những bộ máy này, máy kia. Như
vậy thì làm sao mà hội nhập, phát triển được.

Chính điều đó đã khiến Bộ trưởng quyết định
chấn chỉnh nền giáo dục nước nhà bắt đầu từ
hai khâu quan trọng này.

Nhưng dường như, xã hội đã rất quen với những
tiêu cực trong giáo dục


Chúng ta đã đặt ra những tiêu chí rất cao như năm nay
không học sinh nào lưu ban, hay kết quả đỗ là 99%. Như
vậy, các trường phải làm chuyện này chuyện kia để có
thành tích như vậy. Đấy là những căn bệnh mà hầu như cả
xã hội sẵn sàng quen với việc chấp nhận. Ai không tiêu cực
thậm chí thấy nó không bình thường. Điều này dẫn đến việc
nếu anh tuyên chiến với nó sẽ rất khó.

Cần có sức mạnh của toàn xã hội

Vậy Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị những gì để tuyên chiến với căn
bệnh này?

Việc này đòi hỏi cần phải có sức mạnh của toàn xã hội.
Chính vì thế, vừa qua, Bộ GD-ĐT đã ký kết chương trình
phối hợp hoạt động triển khai cuộc vận động “nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với
6 cơ quan đó là: Bộ Công An, TW Đoàn TNCS HCM, Hội
liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam,
Đài truyền hình Việt Nam và Hội cựu giáo chức Việt Nam.

Tại sao Bộ GD-ĐT lại lựa chọn những đơn vị này?



Thông qua một vài vụ như việc của thầy Đỗ Việt Khoa, khi
bộ trưởng đến tận nơi thấy có những lực lượng đe doạ ném
đá. Rồi thậm chí cán bộ từ trên cũng ép xuống, tạo một sức
ép rất là lớn cho người tố cáo. Một vụ tiếp nữa là đổi tình
lấy điểm ở trường cao đẳng phát thanh truyền hình 1. Lúc
bộ trưởng đến, nhiều học sinh sinh viên tố cáo đã phải ẩn
mình đi, phải sơ tán vì họ cảm thấy sợ do các lực lượng
tiêu cực có thể trấn áp được những người tố cáo.

Từ đó rút ra bài học, tuyên chiến với tiêu cực cần phải có
sức mạnh của nhiều cơ quan đoàn thể, trong đó lực lượng
công an đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó báo chí
cũng là một nhân tố không thể thiếu. Tuy nhiên, việc ký kết
mới chỉ có đài truyền hình Việt Nam do những lợi thế nhất
định của loại báo này, đó là những người không có tiền
cũng có thể xem được.

Công đoàn giáo dục VN thì đương nhiên rồi vì tất cả các
cán bộ giáo viên đều thuộc công đoàn. Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam vì phần lớn giáo viên là phụ nữ.


Thông qua một vài vụ như việc của thầy Đỗ Việt Khoa, khi
bộ trưởng đến tận nơi thấy có những lực lượng đe doạ
ném đá. Rồi thậm chí cán bộ từ trên cũng ép xuống, tạo
một sức ép rất là lớn cho người tố cáo. Một vụ tiếp nữa là
đổi tình lấy điểm ở trường cao đẳng phát thanh truyền
hình 1. Lúc bộ trưởng đến, nhiều học sinh sinh viên tố cáo

đã phải ẩn mình đi, phải sơ tán vì họ cảm thấy sợ do các
lực lượng tiêu cực có thể trấn áp được những người tố
cáo.

Từ đó rút ra bài học, tuyên chiến với tiêu cực cần phải có
sức mạnh của nhiều cơ quan đoàn thể, trong đó lực
lượng công an đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó
báo chí cũng là một nhân tố không thể thiếu. Tuy nhiên,
việc ký kết mới chỉ có đài truyền hình Việt Nam do những
lợi thế nhất định của loại báo này, đó là những người
không có tiền cũng có thể xem được.

Công đoàn giáo dục VN thì đương nhiên rồi vì tất cả các
cán bộ giáo viên đều thuộc công đoàn. Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam vì phần lớn giáo viên là phụ nữ.


Theo ông, khó khăn nhất hiện nay để cuộc vận động thành công là gì?

Cái khó nhất là việc hình thành phương pháp làm một cách bài bản, có thể
thay đổi về nhận thức, có sự vào cuộc của các ban ngành xã hội và có sự
ủng hộ từ trên xuống dưới.

Bên cạnh đó là vấn đề nhận thức chung của toàn xã hội và của ngành.
Ngay như ở cấp Bộ, cấp Sở GD-ĐT và các địa phương, không ít nơi còn lo
là nếu triển khai việc này mạnh mẽ có thể dẫn đến kết quả thi tốt nghiệp
giảm đột ngột thì lấy kinh phí, cơ sở vật chất, giáo viên để dành cho học
sinh lưu ban!

Chính vì thế khi triển khai cuộc vận động này cần đồng thời tổ chức cuộc

sinh hoạt trong nhà trường, giữa phụ huynh, giáo viên, học sinh là phải cam
kết học thạt, dạy thật và có kết quả thật. Giáo viên phải cam kết giúp đỡ cho
học sinh học tốt lên, học sinh thì phải cố gắng, và các bậc phụ huynh cùng
hỗ trợ, tạo điều kiện cho con học tập tốt.

Tôi tin rằng, nếu làm được việc này thì kết quả thi năm tới cũng không bi
quan như nhiều người nghĩ. Thậm chí tỷ lệ tốt nghiệp sẽ vẫn cao mà đó là
những kết quả “thật”.

Xin cảm ơn ông!

Lan Hương
(Thực hiện)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×