Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Mục lục
Lời nói đầu 2
Phần 1 3
Giới thiệu khái quát chung về công ty điện lực Hà Nội 3
I. Giới thiệu chung 3
II. Lịch sử hình thành và phát triển 3
III. Chức năng- nhiệm vụ 4
IV. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây 5
Phần 2 7
Giới thiệu chung về ban quản lý dự án điện lực Hà nội 7
I.Cơ cấu tổ chức bộ máy 7
II. Chức năng, nhiệm vụ các phòng của ban quản lý 8
III.Kết quả hoạt động của ban quản lý dự án điện lực Hà nội các năm gần đây 14
IV.Dự kiến công tác quý I năm 2006 16
Phần 3 17
Phân tích dự án đầu tư “Hạ ngầm ĐZ 110kV, di chuyển đường cáp 22kV
trạm biến áp 110kV Thanh Xuân” 17
I.Sự cần thiết phải đầu tư công trình và mục tiêu của dự án 17
II.Lựa chọn phương án hạ ngầm đường dây 110kV và các xuất tuyến 22kV sau TBA 110kV
Thanh Xuân mới đấu nối vào lưới điện khu vực 21
III.Đánh giá tác động môi trường và biện pháp khắc phục 24
IV. Tổng mức đầu tư và phân tích kinh tế - tài chính 29
Kết luận 32
Phụ lục 33
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Lời nói đầu
Nhu cầu về năng lượng trong đời sống sinh hoạt và trong sản xuất là rất lớn
và đống vai trò vô cùng quan trọng, trong đó nhu cầu về điện năng chiếm một tỷ
trọng rất lớn và không thể thiếu trong bất kỳ một ngành nghề nào.
Do nhu cầu về điện năng phục vụ cho sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã
hội ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt, trong lúc đó hệ thống lưới điện cung
cấp thì lại chưa phát triển kịp thời để đáp ứng. Do vậy hàng năm ngành điện
phải có nhiều kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới các hệ thống cung cấp nhằm
đáp ứng những nhu cầu trên.
Nội dung chính của bản báo cáo gồm có bốn phần:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty điện lực Hà nội
Phần 2: Giới thiệu khái quát về ban quản lý dự án điện lực Hà nội
Phần3: Phân tích dự án đầu tư “Hạ ngầm tuyến đường dây 110kV, di
chuyển đường cáp 22kV TBA 110kV Thanh Xuân”.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị là cán bộ
ban quản lý dự án điện lực Hà nội. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Vũ Việt Hùng đã giúp em hoàn thành bản báo
cáo này.
Tuy đã cố gắng tìm hiểu để hoàn thành tốt nhất bản báo cáo song không thể
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý nhiệt
tình của các thầy, cô giáo cũng như những người quan tâm. Em xin chân thành
cảm ơn.
Hà nội, ngày 09 tháng 02 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nhữ Quỳnh Thanh
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Phần 1
Giới thiệu khái quát chung về công ty điện lực Hà Nội
I. Giới thiệu chung
Công ty Điện lực Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập,
là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt nam.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4kV
đến 110kV, đang trực tiếp quản lý, vận hành 17 trạm 110kV với tổng công suất
1413 MVA. Tính đến 31/07/2004 có 543.683 khách hàng mua điện.
số lượng các đơn vị trực thuộc công ty:
- 14 điện lực ở các quận, huyện nội ngoại thành.
- 1 xưởng công tơ.
- 1 xí nghiệp quản lý lưới điện 110kV.
- 1 trung tâm thiết kế điện.
- Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin.
- 1 ban quản lý dự án lưới điện Hà nội .
- 1 đội thí nghiệm điện.
- 17 phòng ban chức năng .
- và một số đơn vị phụ thuộc khác .
II. Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy đèn Bờ hồ, tiền thân công ty điện lực Hà nội được khởi công xây
dựng trong tháng 1/1895 với quy mô nhỏ, có hai máy phát điện một chiều công
suất 50kW.
Năm 1932 xưởng phát điện Yên Phụ được hoàn thành với 4 lò, 1 nồi hơi, 2
tuabin tổng công suất 3500kW
Nhà máy điện Hà nội ra đời với xưởng phát điện Yên Phụ và nhà máy đèn
Bờ Hồ.
Đến nay, lưới điện Hà nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cả công suất và
sản lượng điện của thủ đô.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Sơ đồ cơ cấu, tổ chức công ty điện lực Hà Nội
III. Chức năng- nhiệm vụ
- Kinh doanh điện năng.
- Tư vấn thiết kế điện.
- Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Xây lắp các công trình điện đến 110kV.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
- Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận huyện.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, đồ điện dân dụng, phụ kiện điện.
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
- Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà, cho thuê kho, bãi đỗ
xe…
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
- Quản lý bất động sản.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Xây dựng công trình.
- Lắp đặt các trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
- Hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều
khiển.
- Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt điện nội
thất…).
IV. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây
Sản lượng điện thương phẩm từ năm 1995 đến năm 2004
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1995 đến 2004
Biểu đồ cơ cấu tiêu thụ điện năng năm 2004
Biểu đồ số lượng khách hàng
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Phần 2
Giới thiệu chung về ban quản lý dự án điện lực Hà nội
I.Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Cơ cấu lãnh đạo
- Trưởng ban: 1
- Phó trưởng ban: 1
2. Các phòng chức năng
T T Tên bộ phận Số người
1 Phòng Tổng hợp 8
2 Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật 6
3 Phòng GPMB (đền bù) 6
4 Phòng Giám sát thi công 13
5 Phòng Tài chính- Kế toán 10
6 Phòng vật tư 6
Tổng 49
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
7
Giám
đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng
kế
hoạch
Phòng
vật tư
Phòng
tổng
hợp
Phòng
TC-KT
Phòng
GSTC
Phòng
đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
II. Chức năng, nhiệm vụ các phòng của ban quản lý
1. Phòng tổng hợp
* Chức năng:
Tổ tổng hợp là bộ phận giúp việc trưởng ban quản lý dự án lưới điện, chịu
trách nhiệm giúp ban chủ nhiệm quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, lao
động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng và hành chính quản trị.
* Nhiệm vụ:
- Giúp việc trưởng ban để nhu cầu xây dựng các phương án tổ, chức đáp ứng
kịp thời nhu cầu nhiệm vụ của ban trong từng thời kỳ kế hoạch, thảo các quy
định về tổ chức, nhân sự.
- Giúp việc trưởng ban để quản lý đội ngũ cán bộ, CNV bao gồm các mặt:
Tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, điều động, thuyên chuyển công nhân viên,
nâng bậc đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện các chính sách
bảo hộ lao động, BHXH theo chính sách quy định.
- Giúp việc trưởng ban xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy chế
khen thưởng phát huy sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá công tác.
- Giúp việc trưởng ban lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên
môn nghiệp vụ, giải quyết các thủ tục cử cán bộ công nhân viên đi học hoặc đi
công tác.
- Lấp lịch công tác tuần. Thông báo kịp thời các buổi họp giao ban tuần và
báo cáo kết quả công tác trong tuần.
- Tiệp nhận và giải quyết các văn bản đi, đến của ban. Theo dõi việc thực
hiện các nhiệm vụ sản xuất do lãnh đạo ban giao cho các phòng thực hiện.
- Bố trí sắp xếp nơi làm việc, trang bị các dụng cụ, phương tiện làm việc cho
các phòng ban và quản lý các tài sản được trang bị tại cơ quan theo đúng chế độ
hiện hành.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Phòng kế hoạch kỹ thuật
* Chức năng:
- Tham mưu cho trưởng ban, thực hiện một số hoạt động của ban theo nhiệm
vụ được giao trong quy định này.
- Là phòng đầu mối lập kế hoạch quản lý các dự án; trực tiếp thực hiện công
tác quản lý dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc các dự án đưa
vào sử dụng.
* Nhiệm vụ:
Trong lĩnh vực kế hoạch:
- Căn cứ kế hoạch công ty giao cho ban quản lý dự án lưới điện, phối hợp với
các phòng chức năng, chủ trì việc lập kế hoạch về đầu tư XDCB theo khối
lượng, tiến độ và mục tiêu của các dự án.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được duyệt, lập kế hoạch điều chỉnh kịp
thời khi có yêu cầu cần thiết thay đổi. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được
giao của ban tiến hành lập kế hoạch cho năm sau để trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Là phòng đầu mối tổ chức thực hiện triển khai các dự án từ bước chuẩn bị
đầu tư- thực hiện dự án- kết thúc đầu tư đưa các dự án vào sử dụng và lập thủ
tục thanh lý các hợp đồng theo uỷ quyền của công ty cho ban.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ của công ty giao cho ban để xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát công tác tư vấn.
Trong công tác chuẩn bị đầu tư:
- Căn cứ kế hoạch hàng năm, giúp trưởng ban tổ chức tuyển chọn đơn vị tư
vấn lập dự án đầu tư ( hoặc BCNCKT), tham gia soạn thảo hợp đồng tư vấn.
Kiểm tra việc tư vấn theo hợp đồng, lập tờ trình, trình công ty duyệt hoặc công
ty trình tổng công ty duyệt.
- Theo dõi quá trình phê duyệt dự án, kịp thời giải quyết các khâu vướng mắc
thuộc trách nhiệm của ban, đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thiện dự án trong
quá trình thẩm tra, phê duyệt.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với phòng tài chính- kế toán để thanh quyết toán với bên
đối tác.
Trong công tác thực hiện đầu tư:
Sau khi có quyết định đầu tư, căn cứ báo cáo ngiên cứu khả thi được duyệt,
phòng có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ xin giao đất và hành lang cho công trình, tổ chức việc đền bù và
giải phóng mặt bằng, xin cấp giấy phép xây dựng, giấy phép đào hè đường…
- Giúp việc trưởng ban và chủ đầu tư trong công tác tuyển chọn tư vấn xây
dựng để lập báo cáo khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, dự toán. Tổ
chức thẩm tra các tài liệu đó, chuẩn bị hồ sơ trình công ty phê duyệt hoặc công
ty trình tổng công ty thẩm định và phê duyệt; theo dõi quá trình phê duyệt, kịp
thời giải quyết các khâu vướng mắc thuộc trách nhiệm của ban.
- Lập và trình duyệt các hồ sơ mời thầu về tư vấn xây dựng, cung ứng vật tư
thiết bị, xây lắp; tổ chức việc đấu thầu, đánh giá hố sơ dự thầu, trình duyệt kết
quả đấu thầu theo quy định của Nhà nước; giúp trưởng ban tổ chức thương
thảo, trình duyệt nội dung và ký kết các hợp đồng nêu trên trong trường hợp
ban được công ty uỷ quyền hoặc giao nhiệm vụ.
- Tổ chức khởi công công trình, bàn giao tài liệu, mặt bằng, tuyến, mốc…
cho nhà thầu xây lắp; thực hiện công tác giám sát của chủ đầu tư theo quy chế
quản lý chất lượng các công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số
17/2000/QĐ-BXD tháng 8 năm 2000.
- Tham gia phối hợp với các đơn vị được giao chuẩn bị sản xuất, đưa công
trình vào khai thác đúng tiến độ. Tổ chức nghiệm thu, đóng điện, hoàn thiện và
đưa công trình vào vận hành.
Kết thúc đầu tư:
- Thực hiện bàn giao toàn bộ hồ sơ kỹ thuật cho đơn vị quản lý.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành,
giá trị dự toán được duyệt, giá trúng thầu… Chủ trì, phối hợp với các phòng
chức năng tiến hành kiểm tra, đối chiếu lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
thành, hố sơ quyết toán làm cơ sở để ban trình chủ đầu tư cấp vốn và phòng tài
chính thanh toán cho các đơn vị theo hợp đồng đã ký kết.
- Chủ trì việc làm các thủ tục tạm tăng tài sản theo quy định của công ty. Tham
gia làm các thủ tục tăng tài sản chính thức khi có quyết toán vốn đầu tư của
công trình.
3. Phòng tài chính kế toán
* Chức năng:
Là phòng chức năng của ban quản lý. Chịu trách nhiẹm tham mưu cho giám
đốc ban trong công tác tài chính, kế toán, thống kê của ban đồng thời chịu trách
nhiẹm và có quyền hạn theo pháp lệnh về kế toán của Nhà nước quy định.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch năm, quý, tháng về sử dụng vốn có hiệu
quả để triển khai thực hiện kế hoạch của dự án.
- Quản lý và sử dụng chặt chẽ các nguồn vốn của dự án đầu tư.
- Tham gia việc thực hiện các chính sách giá cả.
- Chủ trì kiểm tra, lập phiếu giá thanh toán khối lượng các dự án hoàn thành,
quyết toán công trình.
- Theo dõi, thực hiện các hợp đồng vay vốn cho các dự án.
- Tiệp nhận vốn của chủ đầu tư, thực hiện viêcj cấp phát, thu nộp, tạm ứng và
thanh toán với các đơn vị có quan hệ kinh tế với công ty, với các cán bộ của ban
kịp thời, đúng tiến độ và theo đúng các quy định về chế độ cấp phát thanh toán
vốn đầu tư hiện hành.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài sản, thủ tục, nguyên tắc trong giao
nhận. Tăng, giảm, kiểm kê TSCĐ và vật tư thiết bị trong ban.
- Chủ trì thanh lý TSCĐ, vật tư thiết bị hư hỏng mất phẩm chất.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong ban nhằm đảm bảo việc ghi chép
tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực chính xá \c hoạt động kinh tế của ban
theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu kế toán theo quy định của
Nhà nước.
- Lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán vốn theo đúng tiến độ và quy định
của Nhà nước.
- Tham gia công tác đấu thầu vật tư thiết bị, đấu thầu xây lắp.
- Tham gia công tác khác do giám đốc ban phân công.
4. Phòng vật tư
* Chức năng:
Là phòng chức năng của ban. Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc ban
trong công tác quản lý vật tư thiết bị của ban theo quy định về quản lý vật tư
thiết bị của công ty và tổng công ty.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, đề xuất với công ty về bảo quản các vật tư
thiết bị của ban. Tiếp nhận toàn bộ các vật tư thiết bị từ các đơn vị cung ứng.
Quản lý và cấp phát cho các công trình theo kế hoạch, tiến độ thi công hoặc các
yêu cầu khác của ban.
- Lập kế hoạch về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản các vật tư thiết bị của
ban;lập kế hoạch cấp phát vaatj tư cho công trình đảm bảo phù hợp kế hoạch và
tiến độ thi công. Chủ động đê xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đáp ứng
đầy đủ vật tư, thiết bị để cấp phát cho các công trình.
- Lập báo cáo thống kê vật tư thiết bị định kỳ theo năm, quý, tháng; kiểm kê
vật tư thiết bị theo quy định.
- Chủ trì thực hiện việc quyết toán đầu tư cho các công trình.
- Tham gia công tác đấu thầu vật tư thiết bị, dấu thầu xây lắp.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu vật tư thiết bị đưa vào
công trình.
- Phối hợp phòng Kế hoạch kỹ thuật lập kế hoạch mua vật tư cho các công
trình XDCB theo kế hoạch năm đã được công ty giao.
- Tham gia công tác khai thác do giám đốc ban phân công.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
5. Phòng giải phóng mặt bằng
* Chức năng, nhiệm vụ
Giải phóng mặt bằng:
- Thực hiện công tác xin thoả thuận quy hoạch, xin phép cấp đất và xin phép
xây dựng cho các dự án.
- Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định cho
các dự án.
- Phối hợp với các phòng khác trong ban để theo dõi và điều chỉnh các yêu
cầu (nếu có phát sinh) trong công tác xin phép cấp đất, xin phép xây dựng và
đền bù giải phóng mặt bằng cho phù hợp với yêu vầu thực tế để đảm bảo mục
tiêu của dự án.
- Thực hiện các công tác khác để hoàn chỉnh thủ tục ban đầu phục vụ cho
việc lập và triển khai dự án, bao gồm: thoả thuận PCCC, môi trường và các yêu
cầu khác nếu có.
- Thực hiện các giai đoạn của dự án với chức danh chủ nhiệm dự án hay giám
sát chủ đầu tư theo sự phân công của giám đốc ban đối với các dự án mang tính
chất kiến trúc xây dựng.
Phần xây dựng:
- Chủ trì kiểm tra các BCNCKT, TKKT, hố sơ mời thầu các dự án mang tính
chất kiến trúc xây dựng.
- Lập tiến độ thực hiện của dự án khi triển khai, quản lý, kiểm tra và đôn đốc
việc thực hiện tiến độ dự án như đã lập.
- Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công.
- Tổ chức nghiệm thu bàn giao các công trình và làm thủ tục tăng tài sản.
- Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình.
- Thực hiện các báo cáo tiến độ công việc và nghiệm thu bàn giao của các dự
án theo định kỳ: tuần, tháng, quý, năm.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc ban quan lý dự án yêu cầu.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
6. Phòng giám sát thi công.
* Chức năng:
Trực tiếp thực hiện công tác giám tổ chức thi công, giám sát chất lượng và
tiến độ thi công các dự án, thanh quyết toán các hoạt động xây lắp.
* Nhiệm vụ:
- Tham gia góp ý các hồ sơ thiết kê, hồ sơ mời thầu dự án.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu kĩ thật dự án.
- Tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuât, nghiên cứu KHKT và phát
huy sáng kiến.
- Quản lý giám sát thi công, kiểm tra nghiệm thu công trình.
- Tổng hợp báo cáo tiến độ các dự án.
- Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình
- Làm thủ tục tăng tài sản theo quy định.
- Tham gia đề xuất các nhà thầu thi công tốt trong công tác chỉ định thầu.
III.Kết quả hoạt động của ban quản lý dự án điện lực Hà nội các
năm gần đây
* Báo cáo thực hiện công tác ĐTXD năm 2004
1. Thực hiện kế hoạch
Đến 31/12/2004 ước thực hiện khối lượng tương đương 317.163 triệu đồng,
hoàn thành 100,6% kế hoạch năm (kế hoạch điều chỉnh năm là 315.369 triệu
đồng), tăng 6,3% so với kế hoạch đầu năm (KH đầu năm là 298.387 triệu
đồng).
Trong đó:
Xây lắp: 126.084 triệu đồng.
Thiết bị: 88.445 triệu đồng.
Khá c: 102.634 triệu đồng.
Riêng tháng 12 thực hiện khối lượng tương đương 39.006 tr. đồng (trong đó:
XL= 14.772 tr. đồng, TB= 7.609 tr. đồng, KTCB khác= 16.675 tr. đồng).
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Khối lượng thực hiện
Tính đến 31/12/2004 số công rình ước tính hoàn thành đưa vào sử dụng là
47 công trình, trong đó lưới 110kV là 3 công trình, lưới trung hạ thế là 38 công
trình, các dự án đầu tư xây dựng khác là 6 công trình, trong đó: (xem phụ lục)
3. Công tác thanh quyết toán
+ Tổng vốn ước thanh toán đến 31/12/2004: 271.361 tr. đồng.
Trong đó: - Vốn KHCB: 148.404 tr. đồng .
- Vốn vay tín dụng: 111.508 tr đồng.
- Vốn ĐTPT: 11.449 tr đồng.
Theo cơ cấu vốn:
- Xây lắp: 97.574 tr đồng.
- Thiết bị: 76,354 tr đồng.
- Kiến thiết cơ bản khác: 97,433 tr đồng.
Trong đó vốn đã thanh toán đến 30/11/2004 theo kế hoạch năm 2004 là
192.629 tr đồng ( Kế hoạch= 86.711 tr đồng, vay TD= 96.477 tr đồng, ĐTPT=
9.441 tr đồng), giá trị giải ngân ước thực hiện còn lại trong năm tài chính 2004
là 78.732 tr đồng (Kế hoạch= 61.693 tr đồng, vay TD= 15.03 tr đồng, ĐTPT=
2.008 tr đồng).
• Báo cáo thực hiện công tác ĐTXD năm 2005
1. Thực hiện kế hoạch
Đến hết tháng 12 năm 2005, khối lượng ĐTXD do ban QLDA thực hiện là
370.323 tr đồng, hoàn thành 107,18% kế hoạch năm được giao (Kế hoạch điều
chỉnh năm= 345.498 tr đồng). Tăng 20,5% so với kế hoạch đầu năm (Kế hoạch
đầu năm là 307.324 tr đồng), so với năm 2004 thực hiện tăng 16,76% (năm
2004 thực hiện 317.163 tr đồng).
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
2. Khối lượng thực hiện
Tính đến 31/12/2005 số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là 42 công
trình bao gồm 4 công trình lưới 110kV, 22 công trình lưới trung thế, 16 công
trình đầu tư xây dựng khác (xem phụ lục).
3. Công tác thanh quyết toán
Đến 31/12/2005 thực hiện giải ngân được 225.831 tr đồng (KHCB= 98.969
triệu đồng, Vay TDTM= 80.495 triệu đồng, vốn ĐTPT= 2.755 triệu đồng, vốn
vay nước ngoài= 43.612 triệu đồng) trong đó:
Theo kế hoạch năm 2005: 199.121 triệu đồng (KH=93.764 triệu đồng,
TDTM=58.990 triệu đồng, vay nước ngoài= 43.612 triệu đồng, ĐTPT= 2.755
triệu đồng).
IV.Dự kiến công tác quý I năm 2006
• Tiếp tục thực hiện tiến độ ĐTXD đã đăng kí. Tập trung đôn đốc giải
quyết các công việc sau:
- Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng các hạng mục còn lại của
4 công trình TBA 110kV Thanh Xuân, trạm 110kV Mỹ Đình, tuyến cáp ngầm
110kV Thanh Xuân, tuyến cáp ngầm 110kV E11- E13 đảm bảo đưa vào vận
hành đúng tiến độ phục vụ hội nghị APEC.
- Đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán cho các nhà thầu cung ứng vật tư,
nhà thầu xây lắp, tư vấn theo kế hoạch 2005.
- Đẩy nhanh công tác tư vấn, công átc xin cấp đất, đền bù giải phóng mặt
bằng các dự án cải tạo phát triển lưới điện và các dự án ĐTXD khác.
- Hoàn thành thanh quyết toán vốn các công trình theo tiến độ đã đăng ký.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Phần 3
Phân tích dự án đầu tư “Hạ ngầm ĐZ 110kV, di chuyển
đường cáp 22kV trạm biến áp 110kV Thanh Xuân”
I.Sự cần thiết phải đầu tư công trình và mục tiêu của dự án
1.Hiện trạng tuyến đường dây 110kV lộ 173, 174 đoạn Nghĩa Đô- Thành
Công
Tuyến ĐDK 110kV lộ 173-174 E6.2 cấp điện cho các TBA 110kV Nghĩa
Đô, Thanh Xuân, Thành Công, Giám. Đoạn tuyến từ cột số 15 của tuyến ĐDK
110kV Chèm- Nghĩa Đô đến TBA 110kV Giám được Tổng công ty điện lực
Việt Nam đầu tư xây dựng năm 1988. Hướng tuyến từ điểm đấu chạy song song
với đường vành đai 3, tới đầu đường Láng Hạ- Thanh Xuân thì bẻ góc lái trái đi
theo đường Láng Hạ- Thanh Xuân. Sau khi cắt qua sông Tô Lịch thì bẻ góc lái
phải đi theo bờ sông. Tới đầu ngõ Thái Thịnh 2 thì bẻ góc lái trái đi theo ngõ
Thái Thịnh 2 tới TBA 110kV Thành Công. Sau đố tuyến đường dây đi tiếp, vượt
qua đường La Thành tới TBA 110kV Giám.
- Đoạn tuyến đường dây Nghĩa đô- Thành Công- Giám có đặc điểm như
sau:
+ Điểm đầu: Cột số 15- ĐDK 110kV Chèm- Nghĩa đô.
+ Điểm cuối: TBA 110kV Giám.
+ Chiều dài đoạn tuyến: 10751,74m. Trong đó đoạn tuyến từ cột số 15 đến
TBA 110kV Thành Công dài 9551,74m.
- Cột: cột thép đỡ, néo cao từ 22 đến 29m.
- Móng: móng trụ và móng bản bê tông cốt thép.
- Loại dây dẫn: AC185/29.
- Dây chống sét: TK50.
- Cách điện: cách điện treo loại 7 tấn cho cột đỡ và 12 tấn cho cột néo.
- Hiện tại đoạn tuyến đường dây Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cấp điện
cho các trạm biến áp:
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
+ TBA 110kV Thanh Xuân: 40 MVA.
+ TBA 110kV Thành Công: 2x25 MVA.
TBA 110kV Giám: 40 MVA + 63 MVA.
- Tổng công suất đặt của các TBA: 193 MVA.
2. Nhu cầu phụ tải
Hiện tại đường dây 110kV Chèm- Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cung cấp
điện cho 04 TBA 110kV với tổng công suất đặt 298 MVA. Đoạn tuyến đường
dây 110kV Nghĩa Đô- Thành Công- Giám cung cấp cho 03 TBA 110kV với
tổng công suất 193 MVA và công suất tiêu thụ lớn nhất hiện nay là167,08
MVA. Khả năng tải lớn nhất của đường dây này là 194,33 MVA. Hiện tại đường
dây chưa quá tải. Tuy nhiên trong trường hợp sự cố một mạch của ĐDK 110kV
thì mạch còn lại không đáp ứng được công suất của các TBA trên khi đầy tải.
Do đó công ty điện lực Hà nội đang hoàn thiện thủ tục đầu tư cải tạo thay tiết
diện dây dẫn từ AC185 lên AC400 đoạn tuyến từ cột số 15 đến cột 50.
Theo quy hoạch luới điện Hà nội tính đến năm 2015 và dự án di chuyển TBA
110kV Thanh Xuân cũng như khi TBA 220kV Thành Công đưa vào hoạt động
thì sơ đồ kết lưới đoạn đường dây 110kV Nghĩa Đô- Thành Công thay đổi, cụ
thể:
+ Từ TBA 220kV Chèm, một mạch 110kV đi thẳng về TBA 110kV Nghĩa
Đô rồi đấu nối với TBA 220/110kV Tây Hà nội (đi qua một mạch của ĐDK
110kV nhánh rẽ Thanh Xuân), mạch còn lại nối transit qua TBA110kV Thanh
Xuân mới về TBA 220/110kV Thành Công.
+ Từ TBA 220kV Thành Công xuất tuyến hai lộ cáp tiết diện 1200mm
2
cấp
điện cho TBA Phương Liệt và khép mạch vòng với TBA 220kV Mai Động.
+ Tù TBA 220/110kV Tây Hà nội đấu transit qua TBA 110kV Mỹ Đình về
TBA 220/110kV Thành Công (đi qua mạch đường dây còn lại của ĐDK 110kV
nhánh rẽ Thanh Xuân).
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Như vậy, khu vực được cấp điện từ 04 TBA 110kV, các TBA này khép mạch
vòng qua các đường dây 110kV. Các đường đấu nối về TBA 110kV Thanh
Xuân mới và TBA 220kV Thành Công chỉ có hai mạch.
Công suất đặt của các TBA 110kV trong các mạch vòng trên dự kiến tới năm
2015 như sau:
+ TBA 110kV Thanh Xuân: 2x63 MVA.
+ TBA 110kV Nghĩa Đô: 2x63 MVA.
+ TBA 110kV Mỹ Đình: 2x63 MVA.
Dòng công suất tính toán cho các giai đoạn cụ thể như sau:
Bảng 2: nhu cầu phụ tải khu vực tính đến năm 2015:
STT Chế độ làm việc Công suất truyền tải (MVA)
Số
mạch
vận
hành
2005 2010 2015
I. ĐDK 110kV Chèm- Thanh Xuân- Giám hiện tại
1 Vận hành bình thường 167,08 2 mạch
2 Sự cố một mạch 142 1 mạch
II. Đường dây từ TBA 220kV Chèm- TBA 110kV Thanh Xuân
1 Vận hành bình thường 20,8 45,92
2
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Thành Công
120,8
3
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Chèm
6,89
4
Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà
Đông
43,56
5
Sự cố đường dây 110kV từ TBA 110kV Thanh Xuân-
220kV Thành Công
261
III. Đường dây từ TBA 110kV Thanh Xuân- TBA 220kV Thành Công
1 Vận hành bình thường 57,43 46,01
2
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Thành Công
26,5
3
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Chèm
97,28
4
Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà
Đông
48,48
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
5
Sự cố đường dây 110kV từ TBA 110kV Thanh Xuân-
220kV Chèm
126
IV. Đường dây từ TBA 110kV Mỹ Đình- TBA 220kV Thành Công
1 Vận hành bình thường 33,86 46,55
2
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Thành Công
147,3
3
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Chèm
34,01
4
Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà
Đông
17,42
5
Sự cố đường dây 110kV từ TBA 110kV Mỹ Đình-
220kV Tây Hà nội
126
V. Đường dây từ TBA 110kV Nghĩa Đô- TBA 220kV Tây Hà nội
1 Vận hành bình thường 43,57 53,56
2
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Thành Công
55,57
3
Sự cố 02 MBA 220/110kV
Chèm
77,56
4
Sự cố 02 MBA 220/110kV Hà
Đông
44,06
5
Sự cố đường dây 110kV từ TBA 110kV Nghĩa Đô-
220kV Thành Công
126
Từ bảng nhu cầu công suất trên cho thấy tính đến năm 2015 trường hợp TBA
220/110kV Thành công bị sự cố 02 MBA thì công suất truyền tải lớn nhất trên
một mạch cáp từ TBA 110kV Mỹ Đình tới TBA 220kV Thành Công là 147,3
MVA. Khi sự cố một mạch cáp thì dòng công suất truyền tải trên các mạch còn
lại tối đa là 126MVA.
Tốc độ phát triển phụ tải giai đoạn từ nay đến 2015 trung bình từ 13 đến
15%/ năm. Căn cứ vào tiến độ đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của
khu vực đến năm 2015 cơ bản đã hoàn thành nên trong giai đoạn từ năm 2015
đến 2020 tốc độ phát triển phụ tải ước chừng 5%/ năm và công suất truyền tải
lớn nhất năm 2015 là 147,3 MVA thì công suất tối đa truyền tải trên một mạch
của đường cáp tương ứng với năm 2020 là 188MVA. Do đó để dự phòng truyền
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
tải công suất trên các tuyến cáp tới năm 2020 thì sử dụng lượng công suất
188MVA để lựa chọn tính toán tiết diện cáp.
3. Sự cần thiết đầu tư dự án
Như trên đã nêu do việc triển khai xây dựng khu Trung tâm họi nghị quốc tế
theo quyết định thu hồi đất số 1757/QĐ-UB của UBND thành phố Hà nội ngày
31/03/2004 nên cần thiết phải di dời các cơ sở hạ tầng hiện có trong khu vực
trong đó có TBA 110kV Thanh Xuân và đường dây 110kV đoạn tuyến từ cột 55
đến cột 58 và các tuyến cáp 22kV đấu nối sau TBA 110kV Thanh Xuân. Mặt
khác dự án hạ ngầm tuyến đường dây 110kV từ cột 61 đến cột 69 của đường dây
110kV Nghĩa Đô- Thành Công cũng đang được triển khai đồng bộ, thuận tiện
cho quản lý vận hành và để đảm bảo mỹ quan đô thị cần thiết phải hạ ngầm toàn
bộ đoạn tuyến 110kV từ cột 50 đến cột 62.
4. Mục tiêu cần đạt được của dự án
+ Giải phóng mặt bằng cho Ban quản lý dự án nhà Quốc hội và Hội trường
Ba Đình để thực hiện xây dựng Trung tâm hội nghị quốc gia.
+ Phù hợp với quy hoạch chung khu vực.
+ Đảm bảo mỹ quan đô thị.
+ Đáp ứng nhu cầu truyền tải công suất hiện tại cũng như trong tương lai.
+ Tăng cường độ tin cậy cung cấp điện.
+ Phù hợp với sơ đồ kết lưới theo qui hoạch tới năm 2015 có xét đến năm
2020.
+ Giảm thời gian cắt điện.
+ Việc di chuyển đơn giản, an toàn và thuận tiện cho thi công.
II.Lựa chọn phương án hạ ngầm đường dây 110kV và các xuất
tuyến 22kV sau TBA 110kV Thanh Xuân mới đấu nối vào lưới điện
khu vực
1.Phương án hạ ngầm đường dây 110kV
a. Phương án hạ ngầm đường dây
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Xây dựng mới cột xuất tuyến cáp thay thế cho cột 50 hiện có. Hạ ngầm tuyến
cáp 110kV từ cột 50 mới và số 32 nhánh rẽ Thanh Xuân đến cột 62 và đấu nối
với TBA 110kV Thanh Xuân mới. Dài 3542m.
b. Phương án đấu nối tạm tuyến cáp 110kV
Để giải quyết trường hợp dự án hạ ngầm đường dây 110kV từ cột 61-69 dọc
theo đường Láng Hạ- Thanh Xuân đầu tư không đồng bộ với dự án này và TBA
220/110kV Thành Công chưa xây dựng xong thì phải đầu tư xây dựng tuyến cáp
vận hành tạm đấu nối với ĐDK 110kV cấp điện cho TBA 110kV Thanh Xuân.
Phương án như sau:
- Xây dựng mới cột xuất tuyến cáp 59 thay thế cho cột 59 hiện có.
- Xây dựng tuyến cáp đấu nối tạm từ TBA 110kV Thanh Xuân địa điểm
mới đến cột xuất tuyến cáp xây dựng mới số 59.
- Phương thức đặt cáp: Cáp đặt trong ống HDPE, bảo vệ bằng bê tông.
- Chiều dài cuộn cáp 586m.
2.Lựa chọn phương án đấu nối xuất tuyến 22kV sau TBA 110kV
Thanh Xuân mới vào lưới điện khu vực
Căn cứ vào phương án kỹ thuật dự án khai thác nguồn trung thế 22kV của
TBA 110kV Mỹ Đình phục vụ GPMB xây dựng Trung tâm hội nghị quốc gia do
công ty điện lực Hà nội lập ngày 27/9/2005. Để cấp điện tạm cho các phụ tải
trong khu vực khi di dời TBA 110kV Thanh Xuân sang địa điểm mới phải cấp
điện 22kV sau TBA 110kV Mỹ Đình và TBA 110kV Nghĩa Đô. Các xuất tuyến
22kV sau TBA 110kV Thanh Xuân địa điểm mới là 8 lộ cụ thể như sau: 01 lộ
cấp điện cho khu đô thị Nam Trung Yên, 01 lộ 472 cấp điện cho KĐT Trung
Yên, 02 lộ 475, 476 cấp điện cho trạm cắt Vinaconex, 01 lộ 478 liên thông E9,
01 lộ cấp điện cho KĐT Mý Đình- Mễ Trì, 02 lộ đi cắt Seagame.
Căn cứ vào mặt bằng hiện trạng các xuất tuyến cáp ngầm 22kV hiện có như
trên và mặt bằng qui hoạch hạ tầng khu vực, để giảm thời gian cắt điện khi di
chuyển đấu nối thì các xuất tuyến cáp từ trong TBA 110kV Thanh Xuân mới
được xây dựng trước.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
3.Các giải pháp thực hiện
a. Phương án giải phóng mặt bằng
Dự án được thực hiện trong khu vực đang thi công nên chủ yếu không cần
GPMB và đền bù.
Chủ đầu tư làm việc với các ban ngành có liên quan của Thành phố để thực
hiện công tác đền bù: hoàn trả vỉa hè đường, cây xanh khu vực tuyến cáp đi qua
(nếu có).
b. Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án
• Phân đoạn thực hiện
- Việc thi công tuyến cáp ngầm 110kV cần phải tiến hành đồng thời với
trạm biến áp 110kV Thanh Xuân tại địa điểm mới.
- Bàn giao tim mốc mặt bằng vị trí tuyến cáp 22kV, 110kV và định vị các
vị trí đặt hộp nối cáp 110kV, cột xuất tuyến cáp 110kV.
- Phối hợp với các ban ngành chức năng củ thành phố thực hiện cấp giấy
phép xây dựng và GPMB.
- Xây dựng lán trại tạm.
- Phối hợp với các dự án đang triển khai: đường vành đai 3, tuyến cáp
ngầm 22kV Hà Đông- Thành Công, đường dây 110kV nhánh rẽ Thanh Xuân,
tuyến cáp ngầm 110kV Phương Liệt- Thành Công, tuyến cáp 110kV dọc theo
đường Láng Hạ- Thanh Xuân. San gạt mặt bằng, làm tiếp địa, xây dựng hào cáp.
- Đào móng dựng cột lắp xà và kéo dây lại tuyến ĐDK 110kV.
- Rải cáp ngầm, đấu nối.
- Hoàn thiện.
- Thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị.
- Nghiệm thu, bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
- Riêng đoan tuyến cáp 110kV đi phía trước cổng TTHNQG phải phối hợp
với việc thi công cải tạo đường Trần Duy Hưng (hiện nay đang thi công) nên
đoạn tuyến này cần phải thi công trước, tránh ảnh hưởng tới việc đào phá nề
đường sau này.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
• Tiến độ thực hiện
Căn cứ vào yêu cầu tiến độ cung cấp điện, khả năng cung cấp vật tư thiết bị
của chủ đầu tư dự kiến tiến độ xây lắp và thời gian đưa công trình vào hoạt động
như sau:
+ Hoàn thành hồ sơ chuẩn bị đầu tư và đầu tư: từ tháng 9/2004 đến tháng
10/2005.
+ Hoàn thành nhập khẩu thiết bị- vật liệu và xây lắp công trình: 10/2005 đến
tháng 06/2006. Trong đó:
- Thời gian phần thi công xây dựng: 2 tháng.
- Thời gian nhập khẩu cáp và phụ kiện: 6 tháng: từ tháng 10/2005 đến
tháng 3/2006.
- Thời gian thi công lắp đặt cáp ngầm 22kV, 110kV: 2 tháng.
- Thời gian thí nghiệm và hiệu chỉnh: 1 tháng.
• Hình thức quản lý dự án
- Chủ đầu tư: Công ty Điện lực Hà nội điều hành dự án thông qua ban quản
lý dự án.
- Đơn vị tư vấn xây dựng: công ty tư vấn xây dựng điện I.
- Hình thức chọn nhà thầu: Chỉ định thầu.
- Phương thức thực hiện hợp đồng: Hợp đồng trọn gói. Toàn bộ dự án được
phân chia làm 3 gói thầu:
+ Gói thầu 1: mua sắm, lắp đặt cáp ngầm 110kV và phụ kiện.
+ Gói thầu 2: mua sắm, lắp đặt cáp ngầm 22kV và phụ kiện.
+ Gói thầu 3: xây lắp mương cáp và các cột xuất tuyến cáp 110kV.
- Đơn vị thi công xây lắp: làdv có đủ tư cách pháp nhân theo Nghị định 16
Chính phủ.
III.Đánh giá tác động môi trường và biện pháp khắc phục
1.Đánh giá tác động môi trường và biện pháp khắc phục
Khi đưa đường cáp vào vận hành, điện từ trường xung quanh sợi cáp có thể
tác động đến con người, động vật, vật kim loại lắp đặt gần và những thiết bị điện
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp.
tử. Ngoài ra, trong quá trình thi công cũng có những ảnh hưởng nhất định đến
các công trình ngầm hiện có, điều kiện giao thông bình thường và các sinh hoạt
khác ở gần tuyến cáp.
Dưới đây, sẽ xem xét cụ thể các ảnh hưởng nói trên và biện pháp hạn chế:
a. Ảnh hưởng đến con người
Trên mặt đất, trông vùng đường cáp ngầm đi qua, với độ sau chôn cáp như
dự kiến thí sẽ không ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên không được xây dựng
công trình trong hành lang an toàn của tuyến cáp.
Về điện trường, do cấu trúc của cáp ngầm, sẽ không có điện trường ngoài vỏ
cáp.
Từ trường đồng tâm tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện. Biên độ
của từ trường tỉ lệ với biên độ của dòng điện và tỷ lệ nghịch với khoảng cách tới
dây dẫn. Nói chung là không ảnh hưởng.
Để giảm ảnh hưởng của từ trường, chọn cách bố trí các pha hình tam giác
đều cho các đoạn tuyến đi trên vỉa hè đường vành đai 3 và bố trí các pha đối
xứng. Cách bố trí này sẽ làm giảm tổn thất và từ trường dọc theo tuyến cáp.
b. Ảnh hưởng đến các công trình khác
- Đối với các công trình cấp thoát nước, đường cáp ngầm không gây ảnh
hưởng gì đặc biệt. chỉ cần tính toán đủ khoảng cách thẳng đứng giữa các công
trình sao cho khi sửa chữa công tring này không gây ảnh hưởng đến công trình
khác. Tuy nhiên, tuyến cáp đi trong hào cáp kỹ thuật và đã được quy hoạch tổng
thể nên đã loại trừ được các ảnh hưởng trên.
- Đối với đường cáp ngầm điện lực, nhất là đường cáp trung, hạ áp đi gần
đường áp cao áp, khả năng ảnh hưởng sóng điện từ, nhất là khi xảy ra ngắn
mạch trên đường cáp ngầm trên đường cao áp là rất lớn. Ảnh hưởng này có khả
năng dẫn tới qua điện áp (tương tự như quá điện áp khí quyển trên đường dây
không) của đường cáp ngầm trung áp. Muốn khống chế ảnh hưởng này, vần phải
tiến hành đảo pha cáp điện lực cao áp.
Nhữ Quỳnh Thanh Kinh tế Năng lượng K46
25