Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

đồ án kỹ thuật điện điện tử 'Phân tích Dự án đầu tư Xây dựng trạm biến áp 110kV Mỹ đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.07 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Lời nói đầu
Bản báo cáo này được thực hiện sau quá trình thực tập tại Ban Quản lý dự
án điện lực Hà nội.
Nội dung chính của báo cáo gồm 2 phần chính, cụ thể như sau:
- Lời nói đầu.
- A- Phần phân tích tổng hợp.
- B- Phần phân tích chuyên sâu: Phân tích Dự án đầu tư “Xây dựng trạm
biến áp 110kV Mỹ đình”.
- Kết luận (định hướng đồ án tốt nghiệp).
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên của các phòng, các tổ
ở Ban QLDA đã tận tình hướng dẫn, cung cấp số liệu một cách cụ thể và đặc
biệt, tạo điều kiện cho chúng tôi được tiếp xúc một cách trực tiếp với công
việc của Ban. Xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn với những định hướng
cụ thể và những tài liệu liên quan đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này.
Trong bản báo cáo này sử dụng có chọn lọc một số ý kiến đóng góp của các
anh, các chị trong phòng kế hoạch cũng như một số số liệu của phòng hành
chính tổng hợp.
Tuy đã rất cố gắng tìm hiểu để có thể hoàn thành bản báo cáo một cách tốt
nhất, song không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Do vậy, kính mong
thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này chân thành góp ý để tôi có
được nhận thức một cách sâu sắc hơn.
Hà nội ngày 08/ 02/ 2006
Sinh viên thực hiện: Nguyễn mạnh Hiền
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
A- Phần phân tích tổng hợp.
Phần 1. Giới thiệu khái quát chung công ty điện lực
Hà Nội


1.1. Giới thiệu chung.
Công ty Điện lực Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập,
là đơn vị thành viên của Tổng công ty Điện lực Việt nam.
Công ty Điện lực Hà nội là một đợn vị giữ vai trò chủ chốt trong việc cung
cấp điện năng phục vụ sự phát triển chính trị , kinh tế- văn hoá, xã hội, an
ninh, quốc phòng cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân Thủ đô.
Công ty chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện từ cấp điện áp 0,4kV
đến 110kV, đang trực tiếp quản lý, vận hành 17 trạm 110kV với tổng công
suất 1413 MVA. Tính đến 31/07/2004 có 543.683 khách hàng mua điện.
Đặc biệt hàng năm, công ty điện lực Hà nội được vinh dự thay mặt ngành
điện cả nước cung cấp điện phục vụ cho mọi hoạt động chính trị, ngoại giao
của đất nước diễn ra ở thủ đô.
Năm mươi năm xây dựng và trưởng thành kế tiếp sự nghiệp, đến nay công
ty điện lực thành phố Hà nội có trên 3200 CBCNV trong đó có 500 người có
trình độ đại học và trên đại học, trên 700 công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc
7/7. Với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư kỹ thuật, công nhân đông đảo có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cao được đào tạo và trưởng thành trong lao động sản
xuất, có kinh nghiệm nghề nghiệp vững vàng sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác quản lý và vận hành lưới điện.
Số lượng các đơn vị trực thuộc công ty:
- 14 điện lực ở các quận, huyện nội ngoại thành.
- 1 xưởng công tơ.
- 1 xí nghiệp quản lý lưới điện 110kV.
- 1 trung tâm thiết kế điện.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Trung tâm viễn thông và công nghệ thông tin.
- 1 ban quản lý dự án lưới điện Hà nội.
- 1 đội thí nghiệm điện.

- 17 phòng ban chức năng.
- Và một số đơn vị phụ thuộc khác.
1.2. Chức năng- nhiệm vụ:
- Kinh doanh điện năng.
- Tư vấn thiết kế điện.
- Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện
- Xây lắp các công trình điện đến 110kV.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
- Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp quận huyện.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, đồ điện dân dụng, phụ kiện điện.
- Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
- Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà, cho thuê kho, bãi
đỗ xe…
- Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
- Quản lý bất động sản.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Xây dựng công trình.
- Lắp đặt các trng thiết bị cho các công trình xây dựng.
- Hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều
khiển.
- Các dịch vụ khác về điện.
1.3. Phân tích các kết quả kinh doanh.
a. Điện mua đầu nguồn:
Điện mua đầu nguồn năm 2002 là 3292 triệu kWh, so với năm 2001 tăng
115,39%. Điện mua đầu nguồn năm 2003 của Công ty tăng 3,625 % so với kế
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
hoạch Tổng Công ty giao, đạt 98,46 % so với thực hiện năm 2002. Trung bình

một ngày Công ty mua của Tổng Công ty 9,93 triệu KWh. Điện mua đầu
nguồn năm 2004 của Công ty tăng 9,77% so với năm 2003, trung bình một
ngày Công ty mua của Tổng Công ty 10,9 triệu KWh.
b. Điện thương phẩm:
Năm 2002, điện thương phẩm của Công ty là 2938 triệu kWh, tăng 12,01%
so với năm 2001. Bao gồm các thành phần phụ tải : Nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp, quản lý tiêu dùng, các hoạt động khác(bảng 4- Phụ
lục).
Năm 2003, điện thương phẩm của Công ty đạt 3291 triệu kWh, đạt 99,42%
so với kế hoạch của Tổng Công ty giao, tăng 12,01% so với thực hiện năm
2002 (bảng 5- Phụ lục).
Điện thương phẩm năm 2004 tăng 9,77% so với năm 2003 và đạt 100% so
với kế hoạch Tổng Công ty giao. Tính đến 31/12/2004, toàn công ty có
583783 khác hàng mua điện, tăng 61989 khách hàng so với thời điểm cuối
năm 2003 (bảng 6- Phụ lục).
Trong những năm gần đây, Công ty Điện lực TP Hà Nội luôn là một trong
những công ty hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật do Tổng Công ty
giao. Để đạt được những thành công đó là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công
nhân viên toàn công ty trong đó có sự đóng góp rất lớn của công tác kinh
doanh điện năng. Điều này được thể hiện bởi các chỉ tiêu kinh doanh điện
năng như : Điện nhận đầu nguồn, điện thương phẩm, doanh thu năm sau đều
tăng so với năm trước.
1.4. Định hướng phát triển:
- Trong thời gian từ 2001-2010 tiến hành việc củng cố và cải tiến lưới điện
thành phố Hà nội theo hướng hiện đại hóa để đảm bảo việc cung cấp điện an
toàn, ổn định, đảm bảo chất lượng cho sự phát triển của thủ đô Hà nội trong
tương lai với mức tăng trưởng cao nhất 15%/năm.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội

- Tổ chức sản xuất theo hướng tấp trung, hiện đại, phân cấp mạnh xuống
các xí nghiệp, đơn vị cơ sở.
- Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và các giải pháp mới vào
khâu quản lý. Nhanh chóng tiếp cận với “quản lý điện tử” ở tất cả mọi khâu:
Vận hành lưới điện theo hướng tự động hoá, giảm đến mức thấp nhất thời
gian mất điện do sự cố.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Đơn giản hoá các thủ tục để tạo
điều kiện cho khách hàng được mua điện và trả tiền điện được nhanh chóng
và thuận tiện. xây dựng và phát triển “ Trung tâm giao tiếp khách hàng”.
Trung tâm sẽ tiếp nhận mọi yêu cầu, thắc mắc trao đổi trong các lĩnh vực
cung cấp sửa chữa và tư vấn tiêu dùng về điện của khách hàng. Trung tâm sẽ
điều hành cập nhật thông tin về lưới điện qua hệ thống SCADA và các trung
tâm điều độ tại các điện lực để trả lời khách hàng và điều hành việc sửa chữa
nhanh chóng các sự cố điện xảy ra, đảm bảo cấp điện liên tục với chất lượng
cao cho khách hàng.
- Triển khai sản xuất các thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, áp dụng
kỹ thuật tin học.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Phần 2: Giới thiệu chung về ban quản lý dự án điện lực
Hà nội.
2.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy.
a. Cơ cấu lãnh đạo.
- Trưởng ban : 1
- Phó trưởng ban: 1
b. Các phòng chức năng.
Bảng 2.1. Phòng ban chức năng
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
TT Tên bộ phận Số người

6 Phòng vật tư 6
5 Phòng TC- KT 10
4 Phòng giám sát thi công 13
3 Phòng giải phóng mặt bằng(đền bù) 6
2 Phòng Kế hoạch kĩ thuật 6
1 Phòng Tổng hợp 8
Tổng số 49
Giám
đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng
kế
hoạch
Phòng
vật tư
Phòng
tổng
hợp
Phòng
TC-KT
Phòng
GSTC
Phòng
đền bù
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng của ban quản lý
a. Phòng tổng hợp.
* Chức năng:
Tổ tổng hợp là bộ phận giúp việc trưởng ban quản lý dự án lưới điện, chịu

trách nhiệm giúp ban chủ nhiệm quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, lao
động, tiền lương, đào tạo, thi đua khen thưởng và hành chính quản trị.
* Nhiệm vụ:
- Giúp việc trưởng ban để nhu cầu xây dựng các phương án tổ, chức đáp
ứng kịp thời nhu cầu nhiệm vụ của ban trong từng thời kỳ kế hoạch, thảo các
quy định về tổ chức, nhân sự.
- Giúp việc trưởng ban để quản lý đội ngũ cán bộ, CNV bao gồm các mặt:
Tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, điều động, thuyên chuyển công nhân
viên, nâng bậc đào tạo bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật. Thực hiện các chính
sách bảo hộ lao động, BHXH theo chính sách quy định.
- Giúp việc trưởng ban xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, quy chế
khen thưởng phát huy sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá công tác.
- Giúp việc trưởng ban lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ về chuyên
môn nghiệp vụ, giải quyết các thủ tục cử cán bộ công nhân viên đi học hoặc
đi công tác.
- Lấp lịch công tác tuần. Thông báo kịp thời các buổi họp giao ban tuần và
báo cáo kết quả công tác trong tuần.
- Tiệp nhận và giải quyết các văn bản đi, đến của ban. Theo dõi việc thực
hiện các nhiệm vụ sản xuất do lãnh đạo ban giao cho các phòng thực hiện.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Bố trí sắp xếp nơi làm việc, trang bị các dụng cụ, phương tiện làm việc
cho các phòng ban và quản lý các tài sản được trang bị tại cơ quan theo đúng
chế độ hiện hành.
b. Phòng kế hoạch kỹ thuật
* Chức năng:
- Tham mưu cho trưởng ban, thực hiện một số hoạt động của ban theo
nhiệm vụ được giao trong quy định này.
- Là phòng đầu mối lập kế hoạch quản lý các dự án; trực tiếp thực hiện

công tác quản lý dự án từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc các dự
án đưa vào sử dụng.
* Nhiệm vụ:
Trong lĩnh vực kế hoạch:
- Căn cứ kế hoạch công ty giao cho ban quản lý dự án lưới điện, phối hợp
với các phòng chức năng, chủ trì việc lập kế hoạch về đầu tư XDCB theo khối
lượng, tiến độ và mục tiêu của các dự án.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được duyệt, lập kế hoạch điều chỉnh
kịp thời khi có yêu cầu cần thiết thay đổi. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ
được giao của ban tiến hành lập kế hoạch cho năm sau để trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Là phòng đầu mối tổ chức thực hiện triển khai các dự án từ bước chuẩn bị
đầu tư- thực hiện dự án- kết thúc đầu tư đưa các dự án vào sử dụng và lập thủ
tục thanh lý các hợp đồng theo uỷ quyền của công ty cho ban.
- Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ của công ty giao cho ban để xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát công tác tư vấn.
Trong công tác chuẩn bị đầu tư:
- Căn cứ kế hoạch hàng năm, giúp trưởng ban tổ chức tuyển chọn đơn vị tư
vấn lập dự án đầu tư ( hoặc BCNCKT), tham gia soạn thảo hợp đồng tư vấn.
Kiểm tra việc tư vấn theo hợp đồng, lập tờ trình, trình công ty duyệt hoặc
công ty trình tổng công ty duyệt.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Theo dõi quá trình phê duyệt dự án, kịp thời giải quyết các khâu vướng
mắc thuộc trách nhiệm của ban, đôn đốc các đơn vị tư vấn hoàn thiện dự án
trong quá trình thẩm tra, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với phòng tài chính- kế toán để thanh quyết toán với bên
đối tác.
Trong công tác thực hiện đầu tư:

Sau khi có quyết định đầu tư, căn cứ báo cáo ngiên cứu khả thi được
duyệt, phòng có trách nhiệm:
- Lập hồ sơ xin giao đất và hành lang cho công trình, tổ chức việc đền bù
và giải phóng mặt bằng, xin cấp giấy phép xây dựng, giấy phép đào hè
đường…
- Giúp việc trưởng ban và chủ đầu tư trong công tác tuyển chọn tư vấn xây
dựng để lập báo cáo khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, dự toán. Tổ
chức thẩm tra các tài liệu đó, chuẩn bị hồ sơ trình công ty phê duyệt hoặc
công ty trình tổng công ty thẩm định và phê duyệt; theo dõi quá trình phê
duyệt, kịp thời giải quyết các khâu vướng mắc thuộc trách nhiệm của ban.
- Lập và trình duyệt các hồ sơ mời thầu về tư vấn xây dựng, cung ứng vật
tư thiết bị, xây lắp; tổ chức việc đấu thầu, đánh giá hố sơ dự thầu, trình duyệt
kết quả đấu thầu theo quy định của Nhà nước; giúp trưởng ban tổ chức
thương thảo, trình duyệt nội dung và ký kết các hợp đồng nêu trên trong
trường hợp ban được công ty uỷ quyền hoặc giao nhiệm vụ.
- Tổ chức khởi công công trình, bàn giao tài liệu, mặt bằng, tuyến, mốc…
cho nhà thầu xây lắp; thực hiện công tác giám sát của chủ đầu tư theo quy chế
quản lý chất lượng các công trình xây dựng ban hành kèm theo quyết định số
17/2000/QĐ-BXD tháng 8 năm 2000.
- Tham gia phối hợp với các đơn vị được giao chuẩn bị sản xuất, đưa công
trình vào khai thác đúng tiến độ. Tổ chức nghiệm thu, đóng điện, hoàn thiện
và đưa công trình vào vận hành.
Kết thúc đầu tư:
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Thực hiện bàn giao toàn bộ hồ sơ kỹ thuật cho đơn vị quản lý.
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn
thành, giá trị dự toán được duyệt, giá trúng thầu… Chủ trì, phối hợp với các
phòng chức năng tiến hành kiểm tra, đối chiếu lập hồ sơ thanh toán khối

lượng hoàn thành, hố sơ quyết toán làm cơ sở để ban trình chủ đầu tư cấp vốn
và phòng tài chính thanh toán cho các đơn vị theo hợp đồng đã ký kết.
- Chủ trì việc làm các thủ tục tạm tăng tài sản theo quy định của công ty.
Tham gia làm các thủ tục tăng tài sản chính thức khi có quyết toán vốn đầu tư
của công trình.
c. Phòng tài chính kế toán
* Chức năng:
Là phòng chức năng của ban quản lý. Chịu trách nhiẹm tham mưu cho giám
đốc ban trong công tác tài chính, kế toán, thống kê của ban đồng thời chịu
trách nhiẹm và có quyền hạn theo pháp lệnh về kế toán của Nhà nước quy
định.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch năm, quý, tháng về sử dụng vốn có
hiệu quả để triển khai thực hiện kế hoạch của dự án.
- Quản lý và sử dụng chặt chẽ các nguồn vốn của dự án đầu tư.
- Tham gia việc thực hiện các chính sách giá cả.
- Chủ trì kiểm tra, lập phiếu giá thanh toán khối lượng các dự án hoàn
thành, quyết toán công trình.
- Theo dõi, thực hiện các hợp đồng vay vốn cho các dự án.
- Tiệp nhận vốn của chủ đầu tư, thực hiện viêcj cấp phát, thu nộp, tạm ứng
và thanh toán với các đơn vị có quan hệ kinh tế với công ty, với các cán bộ
của ban kịp thời, đúng tiến độ và theo đúng các quy định về chế độ cấp phát
thanh toán vốn đầu tư hiện hành.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài sản, thủ tục, nguyên tắc trong
giao nhận. Tăng, giảm, kiểm kê TSCĐ và vật tư thiết bị trong ban.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Chủ trì thanh lý TSCĐ, vật tư thiết bị hư hỏng mất phẩm chất.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong ban nhằm đảm bảo việc ghi

chép tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực chính xá \c hoạt động kinh tế của
ban theo đúng pháp lệnh kế toán của Nhà nước.
- Tơ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu kế toán theo quy định
của Nhà nước.
- Lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán vốn theo đúng tiến độ và quy
định của Nhà nước.
- Tham gia công tác đấu thầu vật tư thiết bị, đấu thầu xây lắp.
- Tham gia công tác khác do giám đốc ban phân công.
d. Phòng vật tư
* Chức năng:
Là phòng chức năng của ban. Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc ban
trong công tác quản lý vật tư thiết bị của ban theo quy định về quản lý vật tư
thiết bị của công ty và tổng công ty.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, đề xuất với công ty về bảo quản các vật tư
thiết bị của ban. Tiếp nhận toàn bộ các vật tư thiết bị từ các đơn vị cung ứng.
Quản lý và cấp phát cho các công trình theo kế hoạch, tiến độ thi công hoặc
các yêu cầu khác của ban.
- Lập kế hoạch về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản các vật tư thiết bị của
ban;lập kế hoạch cấp phát vaatj tư cho công trình đảm bảo phù hợp kế hoạch
và tiến độ thi công. Chủ động đê xuất và thực hiện các biện pháp nhằm đáp
ứng đầy đủ vật tư, thiết bị để cấp phát cho các công trình.
- Lập báo cáo thống kê vật tư thiết bị định kỳ theo năm, quý, tháng; kiểm
kê vật tư thiết bị theo quy định.
- Chủ trì thực hiện việc quyết toán đầu tư cho các công trình.
- Tham gia công tác đấu thầu vật tư thiết bị, dấu thầu xây lắp.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở, nghiệm thu vật tư thiết bị đưa vào

công trình.
- Phối hợp phòng Kế hoạch kỹ thuật lập kế hoạch mua vật tư cho các công
trình XDCB theo kế hoạch năm đã được công ty giao.
- Tham gia công tác khai thác do giám đốc ban phân công.
e. Phòng giải phóng mặt bằng
* Chức năng, nhiệm vụ
Giải phóng mặt bằng:
- Thực hiện công tác xin thoả thuận quy hoạch, xin phép cấp đất và xin
phép xây dựng cho các dự án.
- Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định cho
các dự án.
- Phối hợp với các phòng khác trong ban để theo dõi và điều chỉnh các yêu
cầu (nếu có phát sinh) trong công tác xin phép cấp đất, xin phép xây dựng và
đền bù giải phóng mặt bằng cho phù hợp với yêu vầu thực tế để đảm bảo mục
tiêu của dự án.
- Thực hiện các công tác khác để hoàn chỉnh thủ tục ban đầu phục vụ cho
việc lập và triển khai dự án, bao gồm: thoả thuận PCCC, môi trường và các
yêu cầu khác nếu có.
- Thực hiện các giai đoạn của dự án với chức danh chủ nhiệm dự án hay
giám sát chủ đầu tư theo sự phân công của giám đốc ban đối với các dự án
mang tính chất kiến trúc xây dựng.
Phần xây dựng:
- Chủ trì kiểm tra các BCNCKT, TKKT, hố sơ mời thầu các dự án mang
tính chất kiến trúc xây dựng.
- Lập tiến độ thực hiện của dự án khi triển khai, quản lý, kiểm tra và đôn
đốc việc thực hiện tiến độ dự án như đã lập.
- Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công.
- Tổ chức nghiệm thu bàn giao các công trình và làm thủ tục tăng tài sản.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình.
- Thực hiện các báo cáo tiến độ công việc và nghiệm thu bàn giao của các
dự án theo định kỳ: tuần, tháng, quý, năm.
- Thực hiện các công việc khác do giám đốc ban quan lý dự án yêu cầu.
f. Phòng giám sát thi công.
* Chức năng:
Trực tiếp thực hiện công tác giám tổ chức thi công, giám sát chất lượng và
tiến độ thi công các dự án, thanh quyết toán các hoạt động xây lắp.
* Nhiệm vụ:
- Tham gia góp ý các hồ sơ thiết kê, hồ sơ mời thầu dự án.
- Quản lý hồ sơ, tài liệu kĩ thật dự án.
- Tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuât, nghiên cứu KHKT và phát
huy sáng kiến.
- Quản lý giám sát thi công, kiểm tra nghiệm thu công trình.
- Tổng hợp báo cáo tiến độ các dự án.
- Kiểm tra khối lượng quyết toán công trình
- Làm thủ tục tăng tài sản theo quy định.
- Tham gia đề xuất các nhà thầu thi công tốt trong công tác chỉ định thầu.
2.3. Kết quả hoạt động của BQLDA điện lực Hà nội các năm gần đây.
2.3.1. Báo cáo thực hiện công tác ĐTXD năm 2004.
a. Thực hiện kế hoạch.
Đến 31/12/2004 ước thực hiện khối lượng tương đương 317.163 triệu đồng,
hoàn thành 100,6% kế hoạch năm (kế hoạch điều chỉnh năm là 315.369 triệu
đồng), tăng 6,3% so với kế hoạch đầu năm ( Kế hoạch đầu năm là 298.387
triệu đồng).
Trong đó:
- Xây lắp : 126.084 tr. đồng.
- Thiết bị : 88.445 tr. đồng.
- Khác : 102.634 tr. đồng.

Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Riêng tháng 12 thực hiện khối lượng tương đương 39.006 tr. đồng (trong
đó: XL= 14.772 tr. đồng, TB= 7.609 tr. đồng, KTCB khác= 16.675 tr. đồng).
b. Khối lượng thực hiện
Tính đến 31/12/2004 số công rình ước tính hoàn thành đưa vào sử dụng là
47 công trình, trong đó lưới 110kV là 3 công trình, lưới trung hạ thế là 38
công trình, các dự án đầu tư xây dựng khác là 6 công trình, trong đó:
* Các công trình dự kiến hoàn thành trong tháng 12:
- Cải tạo, xây lại nội thất và hệ thống kỹ thuật trụ sở công ty điện lực Hà
nội phần xây.
- Cải tạo buồng chia điện thành nhà ăn ca, nhà để xe.
- Cấp điện khu đô thị Mỹ Đình II.
- Trung tâm bồi huấn nghiệp vụ số 2.
- Lắp tụ bù cho các trạm 110kV.
- Phòng giới thiệu sản phẩm và truyền thống của công ty điện lực Hà nội .
* Các công trình thực hiện dở dang tháng 12:
- Cấp điện cho cụm công nghiệp Phú Thị.
- Cải tạo và xây dựng mới tuyến ĐDK 35kV lộ 371& 378E2 từ trạm 110kV
E2 đến cột vượt sông Đuống.
- Nâng áp 22kV lộ 673E9& lộ 676E9.
- Nâng áp 22kV từ E6 đến E9 dọc theo tuyến 977E9 &971E6.
- Xây dựng và cải tạo kho Đại thanh.
- Nâng điện áp 22kV lộ 276 Mai Động.
- Nâng điện áp lên 22kV lộ 281E18.
- Cấp điện cho khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm (giai đọan 2).
- Cấp điện cho toà nhà thương mại 191 Bà triệu.
- Nâng điện áp 22kV lộ 272E14.
- Nhà kho, nhà để xe điện lực Hai Bà Trưng.

* Các công trình khởi công mới trong tháng 12:
- Nâng điện áp 22kV lộ 684E5.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Nâng điện áp từ 6kV lên 22kV lộ 274 Mai Động.
- Cải tạo lưới điện trung thế và các TBA lộ 274E9.
- Nhánh rẽ 110kV Thanh Xuân.
- Nâng điện áp 22kV lộ 676E5.
- Nâng điện áp 22kV lộ 273 Mai Động.
- Trang bị nội thất và lắp đặt mạng máy tính, viễn thông tại khu nhà 69
Đinh Tiên Hoàng.
- Cung cấp đưòng truyền quang từ EVN 18 Trần Nguyên Hãn- C. ty FPT
16 Láng Hạ.
c. Công tác thanh quyết toán:
- Tổng vốn ước thanh toán đến 31/12/2004: 271.361 tr. đồng.
Trong đó: - Vốn KHCB: 148.404 tr. đồng.
- Vốn vay tín dụng: 111.508 tr đồng.
- Vốn ĐTPT: 11.449 tr đồng.
Theo cơ cấu vốn:
- Xây lắp: 97.574 tr đồng.
- Thiết bị: 76,354 tr đồng.
- Kiến thiết cơ bản khác: 97,433 tr đồng.
Trong đó vốn đã thanh toán đến 30/11/2004 theo kế hoạch năm 2004 là
192.629 tr đồng ( Kế hoạch= 86.711 tr đồng, vay TD= 96.477 tr đồng,
ĐTPT= 9.441 tr đồng), giá trị giải ngân ước thực hiện còn lại trong năm tài
chính 2004 là 78.732 tr đồng (Kế hoạch= 61.693 tr đồng, vay TD= 15.03 tr
đồng, ĐTPT= 2.008 tr đồng).
2.3.2.Báo cáo thực hiện công tác ĐTXD năm 2005.
a. Thực hiện kế hoạch.

Đến hết tháng 12 năm 2005, khối lượng ĐTXD do ban QLDA thực hiện là
370.323 tr đồng, hoàn thành 107,18% kế hoạch năm được giao (Kế hoạch
điều chỉnh năm= 345.498 tr đồng). Tăng 20,5% so với kế hoạch đầu năm ( Kế
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
hoạch đầu năm là 307.324 tr đồng), so với năm 2004 thực hiện tăng 16,76%
(năm 2004 thực hiện 317.163 tr đồng).
b. Khối lượng thực hiện.
Tính đến 31/12/2005 số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng là 42 công
trình bao gồm 4 công trình lưới 110kV, 22 công trình lưới trung thế, 16 công
trình đầu tư xây dựng khác.
* Các công trình hoàn thành, đóng điện đưa vào sử dụng trong năm 2005:
- Nhánh rẽ 110kV Thanh Xuân.
- Củng cố trạm 110kV Sài Đồng.
- Lắp cầu dao 172-7 tại trạm E16.
- Lắp tụ bù cho các trạm 110kV.
- Phòng giới thiệu sản phẩm và truyền thống của công ty ĐLHN.
- Khu đô thị Mỹ Đình II.
- Cải tạo lưới trung thế và các TBA 274E9.
- Nâng điện áp 14 TBA Khâm Thiên.
- Cấp điện cho khu công nghiệp vừa và nhỏ huyện Từ Liêm (giai đoạn 2).
- Cấp điện cho khu công nghiệp Phú Thị .
- Nâng điện áp 22kV 676E5.
- Nâng điện áp 22kV lộ 273 Mai Động.
- Nâng điện áp 22kV lộ 276 Mai Động.
- Nâng điện áp 22kV lộ 274 Mai Động.
- Hạ ngầm 976- 979E11 từ xuất tuyến đến TBA cột Chùa Bộc.
- Hạ ngầm 976- 979 E11 từ TBA cột Chùa Bộc đến dao 15A-B Khương
Thượng.

- Xây dựng tuyến cáp liên thông E9- E21.
- Cấp điện cho khu đô thị Nam Thăng Long .
- Hạ ngầm ĐDK lộ 684- 685E5 dọc Quan Nhân từ dao 1A-B Quan Nhân
đến dao 40AB Cống Mọc.
- Nâng điện áp lộ 684 E5.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Tuyến cáp 22kV từ E20 đến trạm T8 và T10 khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì.
- Lắp tụ bù lưới trung thế khu vực Hà nội .
- Xây dựng mạng cáp quang đa dịch vụ khu vực Gia Lâm.
- Khai thác mạng cáp quang đa dịch vụ công ty điện lực Hà nội .
- Xây dựng mạng máy tính Xí nghiệp quản lý lưới điện 110kV.
- Lắp đặt thiết bị chống sét mạng Lan công ty.
- Trang bị nội thất, hệ thống mạng máy tính và viễn thông tổng đài 992000.
- Cung cấp dịch vụ điện thoại có dây khu vực Đinh Tiên Hoàng và lân cận.
- Nâng cấp mạng WAN công ty.
- Xây dựng cột ăng ten và mạng truyền dẫn cho BTS (giai đoạn 2).
- Xây dựng cột ăng ten và mạng truyền dẫn cho BTS ( giai đoạn 3).
- Hệ thống quản lý xếp hàng bán tự động QMS phục vụ thu tiền tại quấy
điện lực Ba Đình.
- Cổng tường rào khu vực 69 Đinh Tiên Hoàng.
- Nhà kho chứa vật tư XDCB tại trạm E1 Đông Anh.
- Lắp đặt tổng đài điện lực Ba Đình.
- NĐA vận hành 22kV lộ 272 E14.
- Tạo thêm nguồn xuất tuyến hỗ trợ 3 lộ 974, 975, 984 E11.
- Cấp điện cho khu đô thị Mỹ Đình 1
- Xây dựng tuyêns cáp 24kV cấp nguồn cho TBA trung tâm thương mại,
dịch vụ và văn phòng cho thuê 191 Bà Triệu.
- Xây dựng cổng, tường rào khu bồi huấn nghiệp vụ Suối Hai- Ba Vì.

- Cung cấp đường truyền quang EVN từ 18 Trần Nguyên Hãn- công ty FPT
86 Làng Hạ.
- Kết nối và quản lý mạng truy cập.
c. Các công trình đang thực hiện dở dang:
- Cải tạo và xây dựng mới tuyến ĐDK 35kV lộ 371&378 E2 từ trạm
110kVE2 đến cột vựơt sông Đuống.
- Xây dựng và cải tạo kho Đại thanh.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Nhà kho, nhà để xe điện lực Hai Bà Trưng.
- Cấp điện chô khu công nghiệp Ngọc Hồi- Thanh trì.
- Nâng điện áp 22kV lộ 273E1.
- Nâng điện áp lên 22kV lộ 675E5.
- Cải tạo TBA 11kV Đông Anh.
- Xây dựng TBA 110kV Mỹ Đình.
- Tăng cường cáp xuất tuyên E14-E21.
- Cấp điện cho khu công nghiệp Hapro- Lệ Chi.
- NĐA lộ 281E18
- Nđa 22kV 673E9& 676E9.
d. Các công trình dự kiến khởi công mới, đang xin phép:
Tên công trình
Khởi công
mới
Đang
xin
phép
NĐA 22kV lộ 283E8 v
NĐA 22kV lộ 281E8 v
Gói thầu 4: Xây dựng cổng, hàng rào, đường vào trạm, nhà

điều khiển công trình cải tạo và mở rộng TBA 110kV Gia
Lâm
v
Gói thầu 4: Xây dựng cổng, hàng rào, đường vào trạm, nhà
điều khiển công trình cải tạo và mở rộng TBA 110kV Văn
Điển
v
Xây dựng mới TBA 110kV Mỹ Đình: gói thầu san nền,
đường vào trạm nhà điều khiển…
v
Xây dựng mới TBA 110kV Thanh Xuân: gói thầu xây
dựng đường vào trạm
v
e. Công tác thanh quyết toán
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Đến 31/12/2005 thực hiện giải ngân được 225.831 tr đồng (KHCB= 98.969
tr đồng, Vay TDTM= 80.495 tr đồng, vốn ĐTPT= 2.755 tr đồng, vốn vay
nước ngoài= 43.612 tr đồng) trong đó:
Theo kế hoạch năm 2005: 199.121 tr đồng (KH=93.764 trđồng,
TDTM=58.990 tr đồng, vay nước ngoài= 43.612 tr đồng, ĐTPT= 2.755 tr
đồng).
f. Dự kiến công tác quý I năm 2006:
- Tiếp tục thực hiện tiến độ ĐTXD đã đăng kí. Tập trung đôn đốc giải
quyết các công việc sau:
- Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn bị xây dựng các hạng mục còn lại của 4
công trình TBA 110kV Thanh Xuân, trạm 110kV Mỹ Đình, tuyến cáp ngầm
110kV Thanh Xuân, tuyến cáp ngầm 110kV E11- E13 đảm bảo đưa vào vận
hành đúng tiến độ phục vụ hội nghị APEC.

- Đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán cho các nhà thầu cung ứng vật tư, nhà
thầu xây lắp, tư vấn theo kế hoạch 2005.
- Đẩy nhanh công tác tư vấn, công tác xin cấp đất, đền bù giải phóng mặt
bằng các dự án cải tạo phát triển lưới điện và các dự án ĐTXD khác.
- Hoàn thành thanh quyết toán vốn các công trình theo tiến độ đã đăng ký.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
B- Phần phân tích chuyên sâu.
Phân tích Dự án đầu tư Xây dựng trạm biến áp 110kV
Mỹ đình.
1. Sự cần thiết đầu tư công trình.
1.1. Tình hình kinh tế xã hội khu vực cấp điện của công trình.
Trong những năm gần đây, Từ liêm là một trong những huyện ngoại thành
Hà nội nổi bật về tốc độ phát triển kinh tế cũng như phát triển văn hoá- xã
hội. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển do sẵn có giao thông đường
bộ, dường sông. Huyện đã xác định rõ được về thế mạnh về địa lý cũng như
cơ sở hạ tầng kĩ thuật là môi trường phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Trong huyện sẽ hình thành các khu đô thị mới như CIPUTRA (432 ha), Mỹ
đình- Mễ trì ( 36 ha ), thành phố giao lưu Cổ nhuế ( 108 ha ), Mỹ đình 1(23 ha
), Mỹ đình 2 ( 26 ha )… Ngoài ra còn có các công trình công cộng, dịch vụ
như công viên Mễ trì ( 170 ha ), khu liên hợp thể thao Mỹ đình ( 247 ha ), khu
công viên cảm giác mạnh Mễ trì ( 60 ha )…
Về công nghiệp bao gồm khu công nghiệp Nam Thăng long ( 99 ha ), khu
công nghiệp Tây Cầu Diễn ( 75 ha ), mở rông khu công nghiệp Cầu Diễn-
Mai dịch ( 85 ha ), mở rộng khu công nghiệp chèm ( 20 ha ),…
Về thương mại dịch vụ sẽ tập trung đầu tư các trung tâm thương mại như
chợ đầu mối Nhổn, trung tâm thưong mại- dịch vụ Cầu Diễn, chợ nông sản
Xuân Phương,…

1.2. Hiện trạng lưới điện khu vực.
Hiện tại huyện Từ liêm đang được cung cấp điện từ các trạm 110kV chèm-
E62, tram 110kV nghĩa đô- E9, trạm 110kV Thượng đình- E5, trạm 110kV
Hà đông- E4 và các trạm 110kV Thanh xuân- E20, trạm 110kV Nhật tân.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Ngoài ra, các hộ phụ tải của huyện Từ liêm còn được cấp điện từ trạm trung
gian Cầu diễn 35/6kV- 3x6,3MVA.
Lưới điện trung áp huyện Từ liêm tồn tại 4 cáp điện áp trong đó chủ yếu là
cấp 6kV, sau đó là cấp 10kV, cấp 35kV, cấp điện 22kV đang dần được xây
dựng.
Lưới cấp 6kV được cấp điện từ 6 lộ ( 671 đến 676 ) sau trạm trung gian Cầu
diễn và một lộ 677 từ trạm Thượng đình.
Lưới 10kV có 2 cấp lộ đến, một từ lộ 971 trạm Chèm và lộ 973 từ trạm
Nghĩa đô.
Lưới 22kV được cấp điện từ lộ 481 và 483 của trạm Nhật tân, 2 lộ từ trạm
110kV Thanh xuân và 2 lộ từ trạm 110kV Thượng đình.
Lưới 35kV được cấp điện từ lộ 373 của trạm Hà đông, lộ 371,372 và 373 từ
trạm Chèm.
Nhìn chung lưới điên huyện Từ liêm chủ yếu là đường dây trên không, rất ít
cáp ngầm. Hầu hết lưới điện hình tia, mạch hở. Các đường trục đẫ được đầu
tư cải tạo nhưng chỉ đạt được 1/2 số lượng còn sử dụng được, phần còn lại cũ
nát, chắp vá. Các tuyến đường dây xây dựng từ rất lâu, tiết diện dây điện nhỏ
dẫn tới chất lượng cáp điện không cao, sự cố thường xuyên xảy ra.
Diễn biến tiêu thụ điện của huyện cho thấy điện năng tiêu thụ năm sau đều
cao hơn năm trước. Từ năm 1999-2001, tốc độ tăng trưởng bình quân điện
thương phẩm đạt 14,9%, năm 2002 đạt xấp xỉ 20%.
Với tốc độ đô thị hoá và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh như hiện nay,
việc cải tạo, nâng cấp lưới điện huyện Từ liêm đang được tiến hành một cách

khẩn trương. Trong đó việc xây dựng mới các nguồn cấp điện ( trạm 110kV )
trong lòng các trung tâm phụ tải của khu vực được đánh giá là một giải pháp
khá hữu hiệu.
1.3. Nhu cầu phụ tải khu vực.
Trong đề án quy hoạch và cải tạo lưới điện huyện Từ liêm, việc dự báo nhu
cầu công suất được tính toán bằng 2 phương pháp: Phương pháp trực tiếp
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
(trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cũng như chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội cua huyện giai đoạn 2001- 2010) và phương pháp gián tiếp
( hệ số đàn hồi theo nhịp tăng GDP của các thành phần kinh tế ). Tổng nhu
cầu điện của huyện được xác định dựa trên việc kết hợp cả 2 phương pháp.
Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng điện hằng năm của huyện là khá cao,
cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Tốc độ phát triển điện thương phẩm hằng năm giai đoạn
2001- 2010.
Trong đó nhu cầu công suất điện của toàn huyện Từ liêm khá cao (được tính
toán và tổng hợp trong bảng 12 ở phần phụ lục).
Đặc biệt trong giai đoạn 2010- 2020 nhu cầu công suất của huyện Từ liêm
rất cao:
- Năm 2015: Pmax = 312MW.
- Năm 2020: Pmax = 509MW.
Trong giai đoạn tới vừa qua (2004- 2005), nhu cầu theo công suất đăng kí
của các hộ phu tải trong hai xã Mỹ đình và Mễ trì là rất cao do sự hình thành
và mở rộng của các khu đô thị mới Mỹ đình, Mễ trì,…
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
TT Giai đoạn Phương án cao Phương án cơ sở
1 2001- 2005 29,3% 27,3%
2 2006- 2010 20,2% 18,7%

3 2001- 2010 22,4% 21,1%
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
Bảng 1.4. Nhu cầu công suất của các hộ phụ tải mới của 2 xa Mỹ đình và
Mễ trì giai đoạn 2004- 2005.
TT Tên hộ phụ tải Nhu cầu
1 Khu đô thị Mỹ đình 1 15.780 kVA- 11 trạm
2 Khu đô thị Mỹ đình 2 8.870 kVA- 10 trạm
3 Khu đô thị Mỹ đình- Mễ trì 20.500 kVA- 15 trạm
4 Khu đô thị Mễ trì hạ 9.420 kVA- 07 trạm
5 Khu liên hợp thể thao quốc gia 19.500 kVA
Tổng 70.070 kVA

Ngoài ra, trong giai đoạn sau năm 2005 một số phụ tải mới sẽ tiếp tục hình
thành và phát triển như khu công viên quốc gia Mễ trì, khu Hội nghị Quốc
gia.
Với tốc độ tăng trưởng phụ tải cao như đã trình bày ở trên, mà đặc biệt là
nhu cầu phụ tải tập trung trong hai xã Mễ trì và Mỹ đình thì việc hình thành
nguồn cấp điện mới trong khu vực này là thực sự cần thiết.
1.4. Cân bằng công suất nguồn và tải khu vực.
Theo đề án phát triển lưới điện Hà nội, phương án cấp điện trong thành phố
là chỉ được phép mang tải đến 75% để dự phòng công suất khi xảy ra sự cố
một nguồn nào đó. Trong đề án Quy hoach cải tạo và phát tiển lưới điện
huyện Từ liêm, phương án cung cấp điện cho toàn huyện sẽ được cấp từ 7
nguồn khác nhau với công suất cấp được dự kiến cân đối với tổng nhu cầu
phụ tải (tổng hợp ở bảng 7- phụ lục). Theo cân bằng công suất trong bảng, ta
thấy rằng trong giai đoạn 2005- 2010 nguồn trong khu vực vẫn còn thiếu hụt,
cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến 2005: thiếu hụt 20,05MW.
- Giai đoạn đến 2010: thiếu hụt 54,80MW.

1.5. Sự cần thiết phải đầu tư công trình.
Căn cứ trên viêc cân bằng công suất giữa nguồn cấp và nhu cầu phụ tải của
huyện Từ liêm giai đoạn 2005- 2010 trong bảng 4, khu vực huyện từ liêm sẽ
thiếu hụt khoảng 28 MW- 55 MW. Ngoài ra theo quy hoạch trong khu vực sẽ
xuất hiện hộ phụ tải loại 1 là tung tâm hội nghị quốc gia. Do vậy, nếu khu vực
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
này có thêm nguồn cung cấp 110 kV để cấp nguồn và tạo thêm mạch vòng
cho lưới trung áp thì phương án cấp điện sẽ đảm bảo an toàn và tin cậy hơn
nhiều. Vì lý do trên, việc đầu tư thên nguồn 110 kV cấp điện cho lưới trung
áp khu vực này la thực sự cần thiết.
Theo kết quả phân tích, việc đầu tư xây dụnh công trình sẽ giải quyết đựôc
các vấn đề sau:
- Đáp ứng được nhu cầu phụ tải dự báo như đã phân tích ở trên.
- Việc đầu tư xây dụng trạm biến áp 110 kV Mỹ đình sẽ có tác dụng làm
giảm tổn thất công suất , cải thiện chất lượng điện năng trong lưới điện.
- Phân bbố lại dòng công suất tránh việc quá tải các nguồn hiện có
- Nâng cao được độ tin cậy cung cấp điện và khả năng linh hoạt trong cung
cấp điện.
Để đáp ứng được phương hướng quy hoạch phát triển chủ yếu khu vực
huyện Từ liêm nói riêng và toàn thành phố nói chung trong giai đoạn đến năm
2020 thì việc đảm bảo độ tin cậy trong cung cấp điện là một nhiệm vụ rất
quan trọng trong toàn nghành điện. Do đó, việc đầu tư xây dụng trạm biến áp
110 kV Mỹ đình là hết sức cần thiết.
2. Địa điểm quy mô và kế hoạch triển khai dự án.
2.1.Quy mô dự án.
Trạm được đặt trong phạm vi khu đất tạm cắt SEAGAMES đã được xây
dụng tường hào bao thuộc địa phận xã Mỹ đình huyện Từ liêm, thành phố Hà
nội và nằm cách dường vào sân vận động Mỹ đình khoảng 200m.

- Trạm biến áp 110 kV Mỹ đình đươcj thiết kế lắp đặt 2 máy biến áp
110/22kV- 2x63MVA. Trạm dược vận hành với 2 cấp điện áp là 110kV và
22kV.
- Phía 110kV: Thiết kế theo sơ đồ cầu gồm 5 máy cắt. Các thiết bị đống cắt
được chọn là thiết bị đặt ngoài trời. Quy mô số ngăn lộ 110kV bao gồm: 2
ngăn dường dây, 2 ngăn máy biến áp, 1 ngăn phân đoạn.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ban Quản lý dự án Điện lực Hà Nội
- Phía 22kV: Thiết kế theo sơ đồ 1 thanh cái có phân đoạn, thiết bị phân phối
kiểu tủ trọn bộ đặt trong nhà.
- Thiết bị điều khiển: Việc điều khiển và giám sát đối với trạm được thực
hiện ở 4 mức- Tại trung tâm điều độ lưới điện hà nội, tại trạm thao tác của hệ
thống điều khiển máy tính, tại tủ điều khiển bảo vệ và tại từng ngăn lộ. Một
hệ thông máy tính với cấu hình phù hợp sẽ được trang bị cho trạm.
- Thiết bị Rơle bảo vệ: Phù hợp với quy định của Tổng Công ty Điện lực
Việt Nam. Trong mỗi mạch bảo vệ có bảo vệ chính và bảo vệ dự phòng. Các
Rơle dược trang bị thuộc thế hệ Rơle số, có bộ vi xử lí, có khả năng giao tiếp
với hệ thống máy tính điều khiển trạm và hẹ thống SCADA.
- Phần xây dựng: Bao gồm nhà điều khiển và các phân phối với đầy đủ các
phòngchức năng, móng máy biến ap, hệ thống mương cáp, hệ thông cấp thải
nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, đường vào trạm. Tổng diện tích chiếm
đất của trạm là 1991,5m2.
Tuyến cáp ngầm 110kV.
Tuyến cáp ngầm 110kV tuyến rẽ Mỹ đình có các đặc điểm chính sau:
- Điểm đầu: Cột 27 ĐDK 110kV nhánh rẽ Thanh xuân.
- Điểm cuối: Trạm biến áp 110kV mỹ đình.
- Cấp điện áp: 110kV.
- Số mạch : 02.
- Chiều dài tuyến cáp: 550m.

- Loại cáp: Đơn pha, lõi đồng, tiết diện 1200mm2, cách điện XLPE.
- Cấu hình đặt cáp: Bố trí tam giác (chủ yếu), đặt trong ống HDPE, chôn trực
tiếp trong đất.
- Nối đất: Nối đất trực tiếp tại hai vị trí đầu cáp và nối đất đảo pha vỏ cáp tại
hai hộp nối cáp.
- Hầm nối cáp, hầm nối đất bằng bê tông cốt thép đúc tại chỗ.
Khu nhà điều hành sản xuất.
Nguyễn Mạnh Hiền – Kinh tế Năng lượng K46

×