Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và nền dân chủ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.03 KB, 14 trang )

Trên cơ sở làm sáng tỏ bản chất của nền dân chủ tư sản và dân chủ XHCN,
những thành tựu mà nền dân chủ XHCN đã đạt được, đồng chí hãy bác bỏ
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch về dân chủ
XHCN nói chung và nền dân chủ ở nước ta hiện nay nói riêng.
Bài làm
Dân chủ, tôn trọng quyền con người và việc xây dựng và củng cố một nền
dân chủ mang tính tham gia và cởi mở luôn là cơ sở và là động lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội bền vững của một quốc gia, sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của mọi người. Đó chính là mục tiêu mà xã
hội ta vươn đến trong tương lai.
Dân chủ là phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là một
trong những hình thức tổ chức bộ máy Nhà nước của xã hội thực thi quyền lực
của giai cấp thống trị.
Dân chủ là sản phẩm của quan hệ giai cấp là tổ chức quyền lực chính trị của
giai cấp cầm quyền đối với xã hội. Bất cứ một chế độ dân chủ nào cũng đều
mang bản chất của giai cấp thống trị - kể cả dân chủ xã hội chủ nghĩa
Dân chủ có nhiều thành tố và thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác. Tuy
nhiên, có một số đặc trưng cơ bản mà nền dân chủ nào cũng phải đảm bảo, đó
là : Một là thừa nhận một nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Hai là thừa
nhận quyền tự do, bình đẳng giữa các công dân, sự bình đẳng ấy được thể hiện
bằng sự bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật. Ba là thừa nhận
nhân dân là cội nguồn của quyền lực
1
Dân chủ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp,
tồn tại trong giai đoạn lịch sử nhất định và chỉ ra đời khi xã hội có phân chia
giai cấp (chế độ xã hội nguyên thuỷ không có dân chủ)
Trong lịch sử xã hội loài người, nền dân chủ đầu tiên xuất hiện đó là nền
dân chủ chủ nô. Dân chủ lúc này thuộc về giai cấp chủ nô, dân tự do và tầng
lớp hiệp sỹ, nó là sản phẩm đấu tranh giữa phái dân chủ và phái phản dân.
Những người nô lệ trong xã hội đó hoàn tòan không có một chút quyền dân chủ
nào, họ không được xem là những công dân. Toàn bộ cuộc sống của họ kể cả


thể xác đều do chủ nô quyết định, nô lệ được xem là loại công cụ đặc biệt, công
cụ biết nói.
Dưới chế độ phong kiến, tư tưởng dân chủ và biểu hiện của dân chủ tuy có
xuất hiện, nhưng là các Nhà nước chuyên chế nên nhà nước phong kiến không
có ban hành chế độ dân chủ, mà thi hành chính sách bóc lột bằng thế quyền và
thần quyền. Trong chế độ này, người nông dân tuy có khá hơn người nô lệ ở
chỗ họ trở thành thực thể tự do, không còn bị coi là vật sở hữu riêng của giai
cấp địa chủ nữa, nhưng vẫn là người có nghĩa vụ phục vụ vô điều kiện cho giai
cấp địa chủ và nhà nước phong Bỡi vì họ không có tư liệu sản xuất trong tay và
bị lệ thuộc về kinh tế, chính trị, tư tưởng, xã hội vào nhà nước phong kiến.
Chế độ dân chủ tư sản ra đời là một bước tiến lớn góp phần thủ tiêu quan hệ
phong kiến phản động, tạo động lực cho sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa
tư bản. Đó cũng là thành quả chung của sự phát triển của loài người trên tất cả
các lĩnh vực tư tưởng, văn hoá và sau nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển, nền dân
chủ tư sản đã đạt tới một trình độ mới với những thành quả to lớn đó là xây
dựng một xã hội công dân và một thể chế xã hội thúc đẩy cho sản xuất hàng
hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy có nhiều tiến bộ và những
thành tựu đáng kể nhưng bản chất của nền dân chủ tư sản vẫn không thay đổi,
bởi nó vẫn là nền dân chủ thiểu số, chịu sự chi phối của quyền lực giai cấp tư
2
sản và bảo vệ lợi ích của giai cấp này, dân chủ chỉ được thực hiện trong khuôn
khổ sự thống trị và lũng đọan của các tổ chức độc quyền đối với toàn bộ xã hội.
Mặc dù quyền lực ”thuộc về nhân dân lao động“ được tuyên bố mạnh mẽ và
ghi nhận một cách phổ biến trong hiến pháp của các nước cộng hoà dân chủ tư
sản nhưng trên thực tế nó chỉ mang tính hình thức và được thực thi hạn chế,
quyền lực chính trị thực sự chỉ thuộc về giai cấp tư sản, mà đằng sau là các tập
đoàn tư bản lớn
Điển hình nước Mỹ, được họ tự cho là thiên đường tự do, dân chủ thế nhưng
ai cũng biết rõ chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã từng đi áp bức, bóc lột các dân tộc
thuộc địa; áp bức, bóc lột nhân dân nước họ, đối xử tàn nhẫn với những người

da màu, nhất là những người da đỏ. Và cũng chính các thế lực hiếu chiến đó đã
từng mang quân đến xâm lược, đàn áp dã man nhân dân Việt Nam. Với hàng
triệu tấn bom đạn, các loại vũ khí kỹ thuật giết người hiện đại, cùng hàng triệu
lít chất độc da cam đi-ô-xin đội quân ấy không những đã chà đạp, dày xéo lên
các quyền cơ bản, tốì thiểu nhất của con người Việt Nam, mà đến nay hậu quả
của nó để lại về mặt kinh tế, xã hội, sức khoẻ là hết sức nặng nề và còn lâu dài
mới có thể giải quyết xong.
Ngày nay, Mỹ là nước vi phạm nhân quyền nhất thế giới, tỷ lệ bạo lực, tỷ lệ
người nghèo, tình trạng bất bình đẳng đứng đầu thế giới. Xã hội Mỹ đầy rẫy
bạo lực, hàng năm có số người bị mưu sát chiếm kỷ lục. Mỗi năm có khoảng
15.000 người chết do súng đạn. Quyền tư pháp của công dân bị vi phạm
nghiêm trọng, án tử hình ngày càng gia tăng, số người bị giam gĩư rất cao, Mỹ
là quốc gia điển hình về phân biệt chủng tộc. Người Mỹ da đen chiếm 13% dân
số, nhưng chỉ có 5% trong số các quan chức; tỷ lệ thất nghiệp cao gấp hai lần
người da trắng, còn số người bị kết án tử hình thì cao gấp bốn lần. Chính với lý
do đó, ông Rô- bớt Bu- sơ, một công dân bang Ô - hai-ô đã viết thư gửi Quốc
hội Mỹ nói rằng: “Thật là đạo đức giả khi chúng ta phán quyết Việt Nam, trong
3
khi chúng ta đang có hàng loạt vấn đề nhân quyền, như người da đỏ, người gốc
Phi ''.
Suy cho cùng, hạn chế lớn của các nền dân chủ qua các chế độ nô lệ, phong
kiến, tư sản là do được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa, khi không có sự bình đẳng về kinh tế thì không thể có
sự bình đẳng về chính trị - xã hội và vì vậy dân chủ chỉ là nửa vời, là chưa triệt
để. Trong đó, mâu thuẩn giữa phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa với khả năng
thực hiện quyền lực của nhân dân lao động là mâu thuẩn cơ bản và là sự thể
hiện hạn chế lịch sử của nền dân chủ tư sản.
Dân chủ XHCN ra đời như là kết quả tất yếu của lịch sử đấu tranh lâu dài của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động Sự ra đời của nền dân chủ XHCN là
một bước phát triển về chất của dân chủ là sự thay thế tất yếu hợp quy luật đối

với dân chủ tư sản.
Dân chủ XHCN, với tư cách là một phạm trù lịch sử, nền dân chủ XHCN
mang tính giai cấp và đó là bản chất giai cấp công nhân, thực thi đường lối
cách mạng của giai cấp công nhân. Đồng thời với tính giai cấp, nền dân chủ
XHCN cũng mang tính nhân dân sâu sắc và rộng lớn vì lợi ích cơ bản, lâu dài
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là thống nhất với nhau và do quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ
yếu. Đây là nền dân chủ của đa số nhân dân lao động và phục vụ lợi ích của đa
số, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động; Với ý
nghĩa đó nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được biểu hiện ở những nội dung đặc
trưng như sau
Một là, dân chủ XHCN là nền dân chủ thực sự, của dân, do dân và vì dân, đó
là nền dân chủ rộng rãi, đầy đủ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên nó vẫn mang tính
4
giai cấp, đó là tính giai cấp công nhân trên cơ sở liên minh với giai cấp nông
dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp lao động khác.
Hai là, cơ sở kinh tế – xã hội của dân chủ XHCN là lợi ích chân chính
của người lao động không đối lập mà ngược lại phù hợp, gắn bó chặt chẽ
với lợi ích toàn xã hội. Dân chủ XHCN có đủ cơ sở và điều kiện xác định vai
trò làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội. Thực hiện dân chủ
trong kinh tế chính là điều kiện cơ bản chắc chắn cho việc thực hiện dân chủ
trên các lĩnh vực khác.
Ba là, dân chủ XHCN là dân chủ có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, có kỷ
luật, kỷ cương trong khuôn khổ pháp luật XHCN. Sự lãnh đạo của Đảng vừa
thể hiện bản chất giai cấp công nhân của dân chủ, vừa đảm bảo quyền lực và
lợi ích chính đáng của nhân dân. Dân chủ XHCN cũng đi liền với chuyên
chính: dân chủ đối với nhân dân lao động và chuyên chính với mọi hành vi vi
phạm lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc và của chế độ, chuyên chính vô sản
với thiểu số những kẻ tay sai, bán nước, phản động. Sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản là biểu hiện một cách rõ ràng nhất, sâu sắc nhất bản chất giai cấp của

dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Chế độ dân chủ XHCN chỉ dựa trên chế độ nhất nguyên chính trị với một
đảng cầm quyền duy nhất, trong khi dân chủ tư sản dựa trên chế độ đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập. Thực tế cho thấy rằng sự đa nguyên, đa đảng không
phải là tiêu chí cơ bản và là đỉnh cao của nền dân chủ thực sự như giai cấp tư
sản đã tuyên truyền, bởi vì thực chất nó chỉ là biểu hiện sự so sánh tương quan
lực lượng giữa các giai cấp, còn dân chủ nhiều hay ít, tiến bộ hay không tiến bộ
phụ thuộc vào lợi ích và quyền lực có thuộc về nhân dân hay không. Nhìn ở
khía cạnh khác, chế độ đa nguyên về hình thức có vẻ rất dân chủ, các đảng đều
có quyền tự do tranh luận, ứng cử và bầu cử để trở thành Đảng cầm quyền.
Nhưng thực chất chỉ có những đảng lớn, có thế lực và có sự hậu thuẫn của các
5
tập đoàn tư bản lớn, được pháp luật dành cho sự thuận lợi mới có khả năng
thắng cử và trở thành đảng cầm quyền. Cho nên, về thực chất, “đa nguyên
chính trị tư sản” cũng là nhất nguyên chính trị của giai cấp tư sản mà thôi.
Bốn là, dân chủ XHCN thực sự phản ánh và bảo đảm mối quan hệ bình đẳng
về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mọi công dân trước pháp luật, không có sự phân
biệt đối xử. Sự bảo đảm ấy không chỉ trên văn bản luật pháp mà còn được thực
thi đầy đủ trong cuộc sống. Dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho công
dân tham gia ngày càng đông đảo vào công việc quản lý Nhà nước
Tóm lại, phải khẳng định rằng, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là dân
chủ. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã
hội. Nó được thiết lập bằng quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với toàn
xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản. Vì vậy, có thể khẳng định
rằng, việc các đảng cộng sản cầm quyền, trong quá trình lãnh đạo, thông qua
Nhà nước, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Một nền dân chủ được xem
là đích thực, tiến bộ, phải là nền dân chủ của nhân dân lao động, lực lượng duy
nhất sáng tạo ra lịch sử và quyết định lịch sử
Dân chủ luôn là một nội dung quan trọng trong đường lối chính trị của đảng
và cũng là một trong những mục tiêu định hướng XHCN lâu dài của đảng ta :

mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân
dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng nước ta, là động mục
tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
Văn kiện Đại hội Đảng lần VII đã khẳng định :”Dân chủ là quy luật hình
thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ chính trị xã hội chủ nghĩa, nó vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta” (VKĐHĐ lần VII,
trang 115). Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước (1991) của Đảng cũng chỉ
6
rõ: "thực chất của đổi mới hệ thống chính trị là xây dựng và từng bước hoàn
thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân."
Trong phương hướng dân chủ hóa xã hội, nội dung đầu tiên cần xác định là
dân chủ hóa trong Đảng. Bởi lẽ, Đảng cộng sản Việt Nam là thành tố quan
trọng nhất của thiết chế dân chủ XHCN, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
chính trị và là điều kiện để đảm bảo một chế độ thực sự dân chủ, đi đúng định
hướng XHCN. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội về
các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước. Trong phương hướng phát
huy dân chủ XHCN, trước hết phải bắt đầu bằng sự phát huy dân chủ trong
Đảng. Đảng phải là một đảng thực sự dân chủ, hoạt động trong khuôn khổ luật
pháp, một đảng theo chế độ tập trung dân chủ, vừa có dân chủ sâu rộng trong
nội bộ, vừa có kỷ luật tập trung; và trong nội bộ đảng, phải tổ chức được sự
phản biện và sự giám sát của toàn bộ các tổ chức đảng đối với việc thực hiện
đường lối, chủ trương của đảng.
Dân chủ hóa còn được thực hiện thông qua việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN - cơ quan quyền lực của nhân dân và là trung tâm hệ thống chính
trị. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân, do dân, vì dân” là cách
thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực
Nhà nước thuộc về nhân dân. Thực thi quyền dân chủ còn được thể hiện ở chổ
mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc bầu cử cơ quan quyền lực
nhà nước được tổ chức bằng hình thức phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín,

mỗi công dân đều có quyền ứng cử và bầu cử, mỗi lá phiếu đều có quyền lợi
ngang bằng nhau. Hiến pháp cũng quy định mọi công dân có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, mọi công dân có
nghĩa vụ và quyền lợi trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân là thành tố của thiết chế dân
chủ có vai trò Là cơ sở chính trị của Đảng và nhà nước, phát huy dân chủ, nâng
7
cao trách nhiệm công dân của mỗi hội viên, đoàn viên, bênh vực quyền lợi của
dân, góp phần giữ gìn kỷ cương phép nước, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân
dân với Đảng và nhà nước
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không chỉ là xây dựng và hoàn thiện
các hình thức dân chủ đại diện, mà còn là xây dựng các hình thức dân chủ trực
tiếp ở cơ sở. Chính những hình thức dân chủ trực tiếp ở cơ sở nói lên tính ưu
việt của dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo ra một nền dân chủ thực chất
chứ không hình thức. Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30/CT - TW
"Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở". Chỉ thị đó đã được
Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thể chế hóa thành các nghị quyết và hướng
dẫn. .
Đảng ta khẳng định : Dân chủ là mục tiêu, là động lực của công cuộc đổi
mới, là giải pháp có tính chiến lược để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Một
cách khái quát, thành tựu qua 30 năm xây dựng nền dân chủ XHCN, nhân dân
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đang sống trong bầu
không khí dân chủ, đoàn kết và hăng hái. Quyền làm chủ và không khí dân chủ
trong xã hội ngày càng được mở rộng nâng cao thể hiện “ý Đảng hợp lòng
dân”. Cả thế giới đánh giá cao về những thành tựu của nhân dân ta trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, đánh giá cao về sự ''thay da đổi thịt'' đang diễn ra
hằng ngày của mọi người dân, của mọi tầng lớp dân cư Việt Nam trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thành tựu trước nhất phải kể đến là sự hiểu biết về dân chủ, pháp luật của
nhân dân ngày càng nâng lên. Sự tham gia đầy trách nhiệm, nhiệt tình và có

hiệu quả của mọi tầng lớp nhân dân trong quá trình đóng góp ý kiến vào các
chủ trương, chính sách qua các kỳ đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội là bằng
chứng cho thấy không khí cởi mở, dân chủ và lành mạnh của xã hội ta; đồng
thời nói lên rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam không phải là ''hạn chế dân
8
chủ'', ''hạn chế tranh luận''. Báo chí Việt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt
bậc về tự do báo chí và là một kênh quan trọng để người dân bày tỏ quan điểm,
đóng góp cho đường lối cũng như đóng góp không nhỏ cho việc phát hiện
những hiện tượng sai trái, vi phạm pháp luật, kể cả của những quan chức cao
cấp trong bộ máy của Đảng và chính quyền. Quan điểm về tự do báo chí đã
được xác định một cách rõ ràng : phải dựa trên nền tảng của một chế độ chính
trị - xã hội ổn định; phải thật sự dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật; phải
góp phần vào sự phát triển của xã hội; nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân. Mọi thứ "tự do" vượt ra ngoài những tiêu chí đó đều là giả dối và phản
khoa học.
Nhân dân ta ngày càng tích cực tham gia phong trào dân chủ cơ sở ở địa
phương. Qua tổng kết thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở của cả nước, có thể
thấy rằng, dân chủ ở cơ sở thực sự đang là khâu đột phá của quá trình dân chủ
hóa đất nước. Việc thực hiện quy chế Dân chủ ở cơ sở đã đạt được những
thành tựu rất đáng phấn khởi, bước đầu tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ sở. Với phương châm "Nhà nước và nhân
dân cùng làm" nhà nước ta và các đoàn thể chính trị đã dấy lên nhiều phong
trào xã hội, giải quyết một cách sáng tạo nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nan giải
như : phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa Ta đã từng
bước xây dựng mối khối đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ dần những mặc cảm do
chiến tranh để lại. Sự trở về nước làm việc, đầu tư kinh tế hoặc sinh sống lâu
dài của người Việt ở nước ngoài là một minh chứng rõ nét
Nhu cầu dân chủ ngày càng phong phú và thể hiện sự dân chủ hóa sâu hơn,
rộng hơn trên các lĩnh vực đời sống XH. Thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực
kinh tế, ta đã thừa nhận sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu, sự tồn tại lâu dài

của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ, xác lập củng cố và nâng cao
địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, bảo đảm sự bình
9
đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế, giữa
doanh nghiệp và cá nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
Thực hiện quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, trước hết là dân chủ trong
bầu cử, ta đã và đang khắc phục triệt để những dân chủ hình thức trong bầu cử,
tăng cường dân chủ trực tiếp của nhân dân trong các tổ chức xã hội, đoàn thể
… bảo đảm cho người dân thực sự được tham gia vào công việc quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, tham gia vào các chính sách, chiến lược phát triển kinh tế
chính trị , văn hóa …của đất nước, đồng thời nâng cao dân trí để phát huy
quyền làm chủ của mình.
Thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực tinh thần thể hiện ở sự thừa nhận tính
phong phú đời sống tinh thần của công dân trên các mặt văn hóa, tôn giáo, tín
ngưỡng. Đặc biệt trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo - một vấn đề mà các thế lực
phản động đang khai thác như là một vũ khí phản bác lại nền dân chủ XHCN.
Các "điểm nóng" về tôn giáo trong thời gian gần đây như các hoạt động trái
phép nhằm lập ra tổ chức đạo "Tin lành Đề Ga" ở Tây Nguyên đã phản ánh
điều đó. Ở đây cần phải thấy rằng nước ta không hề ngăn cấm vấn đề tự do tín
ngưỡng. Hiến pháp của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng, chính sách của
Nhà nước ta đều khẳng định, mục tiêu cao cả nhất của cách mạng là bảo đảm
quyền tự do, dân chủ trong đời sống xã hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự do hội họp, tự do
báo chí của mọi tầng lớp nhân dân.
Trong những năm qua, tôn giáo ở nước ta phát triển khá mạnh mẽ, cả ở lĩnh
vực đào tạo chức sắc, phổ biến kinh sách và xây dựng, tu bổ các cơ sở thờ tự.
Hiện nay, cả nước có khoảng 20 triệu người là tín đồ tôn giáo, trong đó có 6
tôn giáo chính và 60 loại tín ngưỡng, tôn giáo khác đang tự do hoạt động. Khắp
nơi trên cả nước, dù ở thành phố, đồng bằng hay miền núi xa xôi, đều có thể
10

thấy không khí hành lễ thanh bình của đồng bào có đạo; các lễ hội diễn ra nhộn
nhịp, sôi động, chẳng có sự ngăn cấm nào.
Nhưng cũng phải thấy rằng, trong pháp luật của các quốc gia, tất cả các quyền
tự do đều có giới hạn. Tính hợp pháp của những hạn chế đó là ở chỗ, phải do
luật định và phù hợp với lợi ích của cộng đồng. Việc người công dân có đạo,
không có nghĩa là họ không có nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Trái lại, họ
phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đầy đủ như những công dân không có đạo.
Việc một số công dân có đạo bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý không có
nghĩa là Nhà nước ta xét xử họ về việc họ theo tôn giáo này hay tôn giáo khác,
mà vì họ đã hành động phạm pháp luật, vi phạm lợi ích của cộng đồng.
Tuy đạt được những thành tựu to lớn, nhưng nền dân chủ XHCN ở nước ta
đang ở giai đoạn đầu xây dựng, vì vậy việc thực hiện dân chủ XHCN nước ta
cũng còn không ít những hạn chế, yếu kém, sai sót, lệch lạc. Lúc này hay lúc
khác, chỗ này hay chỗ khác vừa có dân chủ, vừa chưa có đầy đủ dân chủ ; vừa
rất tôn trọng dân chủ vừa có vi phạm dân chủ, có khi có nơi sự vi phạm dân
chủ này là khá nghiêm trọng. Cũng từ tình hình đó, các thế lực cơ hội trong
nước bị các thế lực phản động ngoài nước lôi kéo mua chuộc đã giương cao
con bài mị dân : đòi "dân chủ đa nguyên", đa đảng đối lập, và vu cáo ta "vi
phạm nhân quyền". Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, đường
lối, chính sách của Ðảng và nhà nước việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ dễ có sai phạm về phía này hay về phía khác. Nạn tham nhũng, quan liêu,
tình trạng thiếu dân chủ, quen "hành dân", chủ nghĩa cơ hội, thực dụng quan
liêu, xa dân vẫn còn tồn tại, cơ chế “xin cho” trong bộ máy nhà nước đã làm
hạn chế đến việc thực hiện dân chủ XHCN, . Tình trạng dân trí còn thấp nên
người dân chưa thật sự phát huy tốt quyền làm chủ, một số bộ phận lại lợi dụng
“dân chủ” để thưa kiện, tố cáo tràn lan theo kiểu “trúng ăn, trật huề”, lấn chiếm
đất đai, xây dựng trái phép nhưng khi cưỡng chế, giải tỏa thì nhất định không
đi làm cho việc thực hiện kỷ cương phép nước lỏng lẻo.
11
Để nâng cao dân chủ XHCN, vấn đề đặt ra hàng đầu là nâng cao chất lượng

chế độ dân chủ đại diện, mở rộng và có cơ chế từng bước thực hiện chế độ dân
chủ trực tiếp một cách thiết thực, đúng hướng và có hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng chế độ DCĐD, cần chú ý mấy khía cạnh sau:
Một là, nâng cao trình độ và phẩm chất mọi mặt của cá nhân và tổ chức đại
diện, đảm bảo các quyết định của người đại diện phải vô tư, trong sáng, không
bị chi phối bởi lợi ích cá nhân, cục bộ, địa phương, do đó phản ánh đúng ý chí,
nguyện vọng có tính toàn cục của nhân dân.
Hai là, xây dựng một cơ chế đảm bảo các đại biểu của nhân dân hoạt động
theo hướng chuyên nghiệp hóa để có nhiều thời gian tiếp xúc với nhân dân. Có
cơ chế để các cơ quan đại diện thực hiện đúng thẩm quyền theo luật định, nhất
là tăng cường đối thoại, chất vấn, phản biện và thực hiện nghiêm túc chế độ bãi
miễn, bãi nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và bất tín nhiệm.
Ba là, xây dựng nhiều kênh thông tin lý luận và thông tin xã hội cung cấp cho
cá nhân và cơ quan đại diện để giúp họ có cái nhìn khách quan, toàn diện đối
với các vấn đề thuộc đối tượng quản lý. Đó là kênh báo chí, kênh các đoàn thể
chính trị - xã hội, kênh dân nguyện được phản ánh trực tiếp bằng chế độ phê
bình, góp ý, khiếu nại, tố cáo.
Bốn là, mở rộng một số kênh DCTT để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng
chế độ DCĐD. Đáng chú ý là việc mở rộng sự phê bình trực tiếp của nhân dân
đối với cán bộ, công chức; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong từng cơ
quan, đơn vị; tăng cường tiếp xúc giữa đại biểu với cử tri để lắng nghe ý kiến.
Năm là, đảm bảo các nhu cầu về vật chất và tinh thần để đại biểu của nhân dân
thực thi tốt chức trách xã hội như chế độ đãi ngộ, đi lại, học tập, thông tin.
12
Để mở rộng và phát huy dân chủ trực tiếp đúng hướng, cần quan tâm mấy khía
cạnh sau:
Một là, việc mở rộng nội dung DCTT cần phù hợp với bước phát triển của
trình độ kinh tế và dân trí. Do đó, gắn liền với việc tìm tòi các nội dung DCTT,
phải không ngừng chăm lo tạo dựng các điều kiện cho DCTT phát huy thực
chất và đúng định hướng, nhất là các điều kiện về dân sinh, dân trí.

Hai là, phạm vi DCTT được mở rộng ở những nội dung nào, thời điểm nào
cần cân nhắc, lựa chọn cẩn trọng. Sự lựa chọn không đúng đắn các nội dung
DCTT và xác định lộ trình thiếu phù hợp chẳng những làm cho dân chủ không
thực chất, mà thậm chí nhiều khi còn phản tác dụng.
Ba là, thực hiện DCTT phải gắn chặt với nâng cao chất lượng DCĐD. Đáng
chú ý là, trong tổ chức ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm phải đảm bảo
thật sự khách quan và dân chủ để lựa chọn những đại biểu xứng đáng của dân,
do dân và vì dân; tổ chức tiếp thu ý kiến đóng góp trực tiếp của nhân dân với
tinh thần cầu thị và xác định lộ trình sửa chữa nghiêm túc; lựa chọn những nội
dung DCTT thực chất, khơi dậy được động lực sáng tạo mạnh mẽ của nhân
dân.
Bốn là, thực hiện DCTT phải theo quan điểm động, gắn với quá trình vận
động và biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội
Năm là, cần tổng kết, đánh giá đầy đủ sau 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ để
làm rõ những khía cạnh DCTT nào ở cơ sở phát huy tích cực, còn những khía
cạnh nào vướng mắc để tìm biện pháp tháo gỡ, đưa dân chủ ở cơ sở phát huy
đúng hướng và đảm bảo hiệu quả thiết thực.
13
Song song với giải pháp trên, thì việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính
trị thật sự là một guồng máy thực hành dân chủ nhịp nhàng, có hiệu quả cao
nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng là yêu cầu cấp bách. Trong đó : một là phải
thực hiện đổi mới chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng
vững mạnh về cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức; hai là phải xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, phải lấy việc xây dựng bộ máy, đội
ngũ cán bộ, công chức thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
làm tiền đề quan trọng để phát huy dân chủ XHCN, ba là đổi mới và củng cố
các tổ chức chính trị, xã hội đảm bảo sát dân, là cầu nối với Đảng, Nhà nước
với nhân dân.
Tóm lại, sự nghiệp dân chủ xã hội chủ nghĩa mới ở những chặng ban đầu,
còn nhiều việc phải làm, nhất là về mặt cơ chế, thể chế. Tuy nhiên bản chất ưu

việt của nền dân chủ XHCN và những thành tựu đã đạt được khiến chúng ta tin
tưởng rằng nền dân chủ XHCN mà ta đang xây dựng là thực sự đáp ứng
nguyện vọng thiết tha của nhân dân, của dân tộc; từ đó, phấn đấu không ngừng
thực hiện tốt công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không ngừng
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt
hơn nửa qui chế dân chủ cơ sở, hoàn thiện hệ thống chính trị, bảo vệ trật tự, kỷ
cương, pháp luật vì nền dân chủ, nhân quyền chân chính và tốt đẹp của xã hôi
ta.
14

×