Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của Xã hội Chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 36 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của
Xã hội Chủ nghĩa

Nhóm Nắng Cầu Vồng
TTHCM về mục tiêu của XHCN
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Chính trị
Kinh tế
Văn hóa – xã hội
Mục tiêu chung của XHCN

Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH và mục tiêu phấn
đấu của Người là duy nhất.

Có khi Người nêu ra 1 cách trực tiếp : đó là độc lập, tự do cho
dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Có khi Người lại nói gián tiếp rằng :
“Toàn Đảng, toàn dân ta, đoàn kết phấn đâu, xây dựng một
nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,
và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
(Trích trong Di chúc của Hồ Chí
Minh)
Mục tiêu chính trị

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ
chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của
dân, do dân và vì dân.



Nhà nước có 2 chức năng :
Dân chủ với nhân dân
Chuyên chính với kẻ thù của nhân dân

Cả 2 chức năng này không tách rồi nhau, mà luôn luôn đi đôi với
nhau.

Một mặt HCM muốn nhấn mạnh phải phát huy quyền làm chủ và
sinh hoạt chính trị của nhân dân

Mặt khác, Người yêu cầu phải chuyên chính đối với thiểu số phản
động gây tổn hại đến lợi ích của nhân dân, phá hoại chế độ XHCN
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, HCM đã chỉ rõ con đường và biện pháp thực
hiện các hình thức dân chủ trực tiếp :

Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng

Củng cố các hình thức dân chủ đại diện

Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp

Chính vì vậy mà HCM luôn đòi hỏi ở những người cầm quyền, những cán bộ công
chức nhà nước phải không ngừng học tập tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực
hiện “ cần, kiệm, liêm, chính”, “ Chí công vô tư”, đặc biệt là chống tham ô lãng phí, quan
liêu cửa quyền …


Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Trưởng Ban chỉ đạo) yêu

cầu, tập trung rà soát và hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng công
khai, minh bạch, nhất là trong lĩnh vực quản lí và sử dụng đất đai, sử dụng
ngân sách, thuế, đầu tư và chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước - những
lĩnh vực đang còn nhiều sơ hở và lãng phí.

Thủ tướng chỉ đạo, thời gian tới các cơ quan chức năng về thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố và xét xử cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn
nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu, trước một vụ án,
một vụ việc tham nhũng, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác cung
cấp thông tin cho báo chí nhằm định hướng dư luận, đảm bảo tính chính
thống, tính công khai, minh bạch của các thông tin được đưa ra, tránh tình
trạng thông tin không chính thống gây sự hiểu lầm trong nhân dân cho rằng
sự việc được bưng bít, các hoạt động công tác điều tra, truy tố, xét xử cũng
chỉ là “đầu voi đuôi chuột”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa quyền
làm chủ với nghĩa vụ và tính năng động của người làm chủ :
“Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm
lo việc nước như chăm lo việc nhà…Đã là
người chủ thì phải biết tự mình lo toan,
gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”.
Mục tiêu kinh tế

Theo HCM, chế độ chính trị của XHCN muốn vững mạnh, đứng
vững trước những sóng gió và biến động lớn của thế giới thì cần
được đảm bảo bởi 1 nền kinh tế thật vững mạnh.

Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nên kinh tế XHCN với
công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến. Bóc lột

TBCN được loại bỏ dần, đời sống vật chất của nhân đân ngày càng
được cải thiện.

Nền kinh tế nước ta cần phát triển 1 cách toàn diện các ngành, đặc
biệt là những ngành chủ chốt là công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, trong đó “ Công nghiệp và nông nghiệp là 2 chân của nền
kinh tế nước nhà”.

Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở
hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Trong thời ký quá độ, nền kinh
tế còn tồn tại 4 hình thức sở hữu chính:
*Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân.
*Sở hữu hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
*Sở hữu của người lao động riêng lẻ.
*Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của các nhà tư bản
Trong đó, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó
lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó
phát triển ưu tiên”.
Một điều rất quan trọng mà HCM đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là
một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.
Tại sao lại nói rằng : “ Công nghiệp và nông
nghiệp là 2 chân của nền kinh tế nước
nhà” ?
Mục tiêu văn hóa – xã hội

Theo HCM, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN.

Văn hóa được thể hiện trên tất cả các phương diện đời sống xã hội
như : xóa mù chữ, giải trí lành mạnh, thực hiện vệ sinh phòng bệnh,
thực hiện nếp sống văn minh gia đình văn hóa, bài trừ mê tín di

đoan và các hủ tục

 Xóa mù chữ :
Lớp học bình dân học vụ ở Phú Yên
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng phố Hàng Than, Hà Nội (1958)

 Bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu :

Về bản chất của nền văn hóa XHCN VN, Người khẳng định : “phải
xã hội chủ nghĩa về nội dung”.

Để có được nền văn hóa như vậy ta phải phát huy vốn quý báu của
dân tộc, đồng thời tiếp thu văn hóa tiên tiến của thế giới.
Phương châm xây dựng 1 nền văn hóa mới
Khoa học Dân tộc
Đại chúng

HCM đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của CM XHCN là đào tạo con người. Bởi vì, mục tiêu
cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựng chính là con người.

Người cho rằng :
“Muốn có con người XHCN, phải có tư tưởng XHCN, tư tưởng XHCN ở mỗi con
người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển chủ nghỉa Mác – Lênin,
nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội”.

Bác luôn nhấn mạnh việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, đồng thời
Người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, tạo điều kiện để mọi người đem tài
năng của mình ra cống hiến cho XH.

Bác luôn luôn gắn tài năng với đạo đức

 Hai mặt đó gắn bó thống nhất trong 1 con người. Vì vậy tất cả mọi người đều phải
luôn luôn trau dồi đạo đức và tài năng, vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa
“chuyên”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
TTHCM về động lực của XHCN

Để hoàn thành được những mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh cho
rằng cần phải nhận thức, vận dụng và phát huy tất cả các động lực
của CNXH. Động lực ở đây được hiểu là những nhân tố thông qua
hoạt động của con người sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội. Bên cạnh việc phát huy các động lực phải biết triệt tiêu
những trở lực.
1, Hệ thống các động lực của CNXH :
a, Động lực bên trong :
b, Động lực bên ngoài :
a, Nguồn nội lực của XHCN

Theo HCM, những động lực ấy biểu hiện ở hai phương diện: Vật
chất và Tinh thần.

Động lực quan trọng nhất chính là con người: nhân dân lao động,
nòng cốt công-nông-trí thức.

Hồ Chí Minh luôn xác định muốn xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội thì phải phát huy được khối đại đoàn kết dân tộc,
bởi đây không phải là sự nghiệp của riêng công nông mà là sự
nghiệp chúng của toàn dân tộc. Chỉ có xây dựng thành công
Chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh của dân tộc,

mới giữ vững được độc lập dân tộc.

Cuộc cách mạng tháng 8/1945:
Phát huy sức mạnh con người với tư cách là
cá nhân lao động

. Hồ Chí Minh đã chỉ ra một hệ thống, nội
dung, biện pháp vật chất và tinh thần
nhắm tác động vào đó, tạo ra sức mạnh
thúc đẩy hoạt động của con người cho
Chủ nghĩa xã hội. Bao gồm:
1> Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người :
2> Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần :
1> Tác động vào nhu cầu và lợi ích của
con người :

Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ Chủ
nghĩa cá nhân hơn ai hết nhưng Người rất
quan tâm đến việc khuyến khích lợi ích cá
nhân chính đáng, coi trọng động lực cá
nhân, tìm tòi cơ chế chính sách kết hợp
hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội, như
khoán, thưởng, phạt trong kinh tế.
2> Tác động vào các động lực chính trị -
tinh thần :

Trên cơ sở coi trọng các đòn bẩy kinh tế, nhưng Hồ Chí Minh cũng
nhận thấy rằng đó là phương thuốc chữa bách bệnh có thể giải
quyết được tất cả.



Có những lĩnh vực hoạt động xã hội – tinh thần đòi hỏi những hi
sinh thiệt thòi mà không có lợi ích vật chất nào có thể bù đắp được.

Trong những hoàn cảnh khó khăn của cách mạng và kháng chiến,
khi các điều kiện vật chất còn thiếu, Hồ Chí Minh đã đề lên hàng
đầu việc phát huy các động lực chính trị- tinh thần của nhân dân ta
như phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động,
thực hiện công bằng xã hội, sử dụng vai trò của các nhân tố tinh
thần khác như chính trị, văn hóa, đạo đức, pháp luật.
Động lực kinh tế.

Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh
tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải
phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi
người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc
lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ
thuật, kinh tế - xã hội.
Động lực khác

Động lực văn hóa, khoa học, giáo dục. Coi đó là động
lực tinh thần không thể thiếu được của CNXH.

Tất cả những động lực trên là những động lực tiềm tàng
của sự phát triển. Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển của CNXH. Đây là hạt nhân trong hệ động lực
CNXH.


Bác đặc biệt quan tâm đến bộ máy quản lý Nhà nước,
đến tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong
sạch, liêm khiết của đội ngũ công chức các cấp từ Trung
ương đến Địa phương.

×