Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Sức mạnh của những lời nói nhẹ nhàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.7 KB, 4 trang )

Sức mạnh của những lời nói nhẹ nhàng
"Chỉ vì cái bút chì mà con chị đẩy bạn ngã đập đầu vào bàn, chảy máu ra đấy. Chị
nên nhẹ nhàng khuyên nhủ, dạy bảo cháu nhiều hơn, đừng để hành động như thế dần trở
thành tính cách khó sửa đổi". Tim mẹ quặn thắt, tê tái khi đến trường đón con, nghe cô
giáo thông báo những điều không hay ấy.


Trở về nhà, mẹ định nổi giận lên, song nhìn đôi mắt đỏ hoe, đầy âu lo, sợ hãi của
con, lòng mẹ chùng xuống. Cố tỏ ra bình tĩnh, mẹ nhẹ nhàng cất lời: "Tại sao con đánh
bạn?". Sà vào lòng mẹ, con òa lên: "Con xin lỗi mẹ. Tại bạn ấy làm mất bút của con không
chịu trả lại". "Có cái bút chì mất rồi thì thôi chớ sao con làm vậy?" . Mẹ căn vặn. Con trả
lời trong tiếng nấc: "Con sợ về nhà bị mẹ đánh. Chiều qua mẹ đã mắng con là đồ phá
hoại, đi học hết mất sách vở, lại mất thước, bút và bảo nếu còn làm mất thì nghĩ học, sau
này đi đạp xích lô chứ mẹ không có tiền mua cho con nữa " Từng lời con thốt lên khiến
mẹ chợt bừng tỉnh nhận ra sự đáng trách của bản thân. Đúng là hôm qua, bị chi phối bởi
sự hiểu lầm của đồng nghiệp, cộng với áp lực công việc nên khi mệt mõi lê bước về nhà,
nghe con kêu mất đồ dùng học tập, mẹ đã vô tình trút xuống đầu óc non nớt của đứa con
thơ 6 tuổi những lời nặng nề khó nghe. Mẹ đâu ngờ sự quát tháo, dọa dẫm trong giây phút
ấy đã làm con tổn thương, đã dẫn con tới cách cư xử ngổ ngược.
Từng có lần mẹ giận bố cả tuần chỉ vì câu nói như ra lệnh "Pha ngay cho cốc cà
phê nhé". Dù biết bố bận bịu hoàn thành bản thiết kế nên chẳng mấy để tâm tới ngôn từ
song mẹ vẫn hụt hẫng, thất vọng với ngổn ngang câu hỏi: Chẳng lẽ trong mắt bố, mẹ chỉ
là người giúp việc để sai khiến ư? Hay bố cậy mình làm ra nhiều tiền nên coi thường mẹ?
Tình cảm bố dành cho mẹ không còn nồng nàn như trước sao? Mẹ không lười biếng,
ngại việc, cũng chẳng phải thiếu tâm lý, không biết cách chăm sóc chồng, song giá như
bố nói: "Pha cho anh cốc cà phê nhé" hoặc tếu táo đùa như mọi lần: "Vợ yêu ơi, khuyến
mãi cho chồng ly cà phê" thì mẹ đã vui vẻ làm trong niềm an ủi đầy kiêu hãnh, những cử
chỉ bình dị ấy chính là cách vun bồi hạnh phúc đôi lứa. Lần đó mẹ tự ái đáp trả lại: "Thích
uống thì đứng dậy mà pha, không ai hầu được". Rồi lời qua tiếng lại khiến mâu thuẫn
thêm trầm trọng. Suốt một tuần vợ chồng giận nhau, đầu óc mẹ lúc nào cũng nặng trĩu,
không khí trong nhà nặng nề, ngột ngạt, cả mẹ và bố đều chẳng làm được việc gì hiệu


quả. Khi tự ái cá nhân đã lắng xuống, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, bố mẹ hiểu ra nguyên
nhân xuất phát từ lời nói không khéo đã gây nên sự hiểu lầm, khiến cả hai khổ sở. Giá
như bố và mẹ biết nhường nhịn nhau, biết ý thức lời nói trong lúc nóng giận, thiếu kiềm
chế không chỉ gieo rắc tổn thương cho nhau mà hệ lụy còn là nỗi buồn cho con cái, người
thân thì sau đó đã không phải day dứt.
Con trai à, sau những trải nghiệm, mẹ đã thắm thía sức mạnh diệu kỳ của những lời nói
nhẹ nhàng đầy yêu thương và tác hại nghiêm trọng của những ngôn từ thiếu suy nghĩ
trong lúc nóng giận, hồ đồ. Ánh mắt trìu mến, lời nói ngọt ngào, chân thành chính là sợi
dây gắn kết tình cảm gia đình thêm bền chặt, khắng khít, tình bạn bè, đồng nghiệp thêm
thắm thiết, làm cho tình người thăng hoa hơn, cuộc sống đậm đà vị nhân ái hơn. Mẹ nhớ
đã từng đọc một thông điệp rất sâu sắc rằng: Những vết thương gây ra bởi người mà
mình yêu thương bao giờ cũng là vết thương khó lành nhất.
Chính vì vậy từ bây giờ tất cả mọi thành viên trong gia đình ta chỉ giành cho nhau
những lời dễ nghe để ngọn lửa yêu thương luôn nồng cháy mãnh liệt, con nhé.

×