Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đồ án kỹ thuật luyện kim Hoạt động của Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.52 KB, 15 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời mở đầu
Nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn chuyên ngành đào tạo, bộ môn
kinh tế đầu tư cùng với các khoa và bộ môn khác - Trường đại học Kinh tế
Quốc Dân đã tổ chức cho các sinh viên các lớp cuối khoá đến các cơ sở để
thực tập.
Đây là cơ hội tốt cho mỗi sinh viên thực tế hoá những kiến thức mình đã
thu nhận được qua một quá trình học tập lâu dài tại trường.
Sau 3 tuần đầu thực tập, dựa trên những hiểu biết chung về Viện nghiên
cứu Mỏ và luyện kim, “báo cáo thực tập tổng hợp ” là tài liệu tổng kết sơ bộ
giai đoạn đầu này.
Báo cáo gồm 2 phần chính :
Phần I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM
Phần II : HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU MỎ VÀ LUYỆN KIM
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN.
Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim được Nhà nước thành lập năm 1967
tách ra từ Viện thiết kế tổng hợp (Bộ Công nghiệp nặng). Tại Quyết định số
119/CP ngày 17/3/1979 và số 782/TTg ngày 24/10/1996 của TTCP, đã quyết
định Viện là một trong 6 Viện trực thuộc Bộ Công nghiệp.
Năm 1967 : Tách ra từ Viện Thiết kế tổng hợp với tên “Phân viện luyện
kim màu” nhưng con dấu pháp nhân là “Viện luyện kim màu”.
Năm 1974 : Tách 1 bộ phận từ Viện ra thành lập “Phân viện thiết kế máy
nâng vận chuyển và xếp dỡ ký hiệu M - 74”.
Năm 1979 : Sát nhập đơn vị nghiên cứu nguyên tố hiếm và phóng xạ (ký
hiệu P.70 Bắc Thái) vào viện nên đến tháng 3/1979 có quyết định chính thức
của Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu và Thiết kế các công trình luyện
kim màu, gọi tắt là “Viện luyện kim màu”. Tổ chức trên cơ sở phân viện


luyện kim màu và P.70. Giữa 1993 Bộ Cơ khí và luyện kim có quyết định
chuyển giao bộ phận nghiên cứu và thiết kế mỏ, tuyển khoáng từ Viện luyện
kim đen sang Viện luyện kim màu.
Năm 1990 sau khi thành lập Bộ công nghiệp nặng, Bộ đã có quyết định
đổi tên Viện luyện kim màu thành “Viện Mỏ và luyện kim”. Tại quyết định số
: 782/TTg - CP ngày 17/3/1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Viện là
Viện nghiên cứu KH - CN chuyên ngành trực thuộc Bộ Công nghiệp có tên là
“Viện nc2 Mỏ và luyện kim”.
Ngày 31/12/1996 Bộ Công nghiệp có quyết định số 4013/QĐ - TCCB
quy định cụ thể chức năng và cơ cấu tổ chức quản lý.
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA VIỆN.
Tại quyết định số 4013/QĐ-TCCB ngày 31/12/1996 của Bộ Công nghiệp
có quy định :
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim là cơ quan sự nghiệp nghiên cứu
triển khai khoa học trực thuộc Bộ Công nghiệp về các chuyên ngành : Mỏ,
Tuyển khoáng, luyện kim, vật liệu và gia công kim loại, tư vấn đầu tư công
nghiệp, tư vấn xây dựng và bảo vệ môi trường viết tắt là VML. Tên giao dịch
quốc tế là National reseach institute of mining and metallurgy viết tắt là
NIMM.
* Những chắc năng nhiệm vụ cụ thể là :
1. Nghiên cứu chiến lược quy hoạch và chính sách khoa học - công nghệ
nghệ phát triển ngành mỏ và luyện kim.
2. Tổ chức triển khai thực hiện các công trình dự án, đề tài nghiên cứu
khoa học - công nghệ và kinh tế ngành mỏ và luyện kim.
3. Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan bồi dưỡng về chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Viện, tổ chức đào tạo sau đại học cho
các đối tượng có nhu cầu.
4. Tổ chức hoạt động thông tin khoa học - công nghệ và kinh tế bao

gồm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức mạng thông tin và làm đầu mối hợp
tác, thông tin trong và ngoài nước.
- Phục vụ thông tin dưới mọi hình thức xuất bản Ên phẩm, báo cáo
chuyên đề, hội thảo khoa học, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
5. Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và các định mức
kinh tế kỹthuật ngành, giám định các công trình khoa học - công nghệ thuộc
lĩnh vực mỏ và luyện kim.
6. Phát triển quan hệ hợp tác về nghiên cứu khoa học công nghệ mỏ và
luyện kim với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
7. Tư vấn về quản lý, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đầu tư thiết kế,
xây dựng, chế tạo thiết bị và các hoạt động dịch vụ công nghiệp.
8. Sản xuất thử nghiệm các sản phẩm thuộc ngành.
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
9. Nghiên cứu ứng dụng về xử lý ô nhiễm làm sạch môi trường trong
sản xuất công nghiệp.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VIỆN HIỆN NAY.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đã được Bộ giao, cơ cấu tổ chức thực
trạng của Viện như sau :
1. Lãnh đạo Viện :
+ Viện trưởng : Tiến sĩ. Nguyễn Anh
+ Viện phó : Thạc sĩ. Hoàng Văn Khanh
Tiến sĩ. Lê Đăng Hoan
2. Các chi nhánh :
- Phân viện nghiên cứu mỏ và luyện kim tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ : Km 16 đường Hà Nội - Quận 9 TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 8966077 - 8966708.
- Trung tâm thực nghiệm và sản xuất tại Thái Nguyên.
Địa chỉ : Phường Tân Lập -TP Thái Nguyên

Điện thoại : 847005 Phú Xá.
- Trung tâm thực nghiệm tại Hà Nội
Địa chỉ : Xã Tam Hiệp - Huyện Thanh Trì Hà Nội
Điện thoại : 6880068
- Trụ sở chính : Trung tâm môi trường công nghiệp
Địa chỉ : 30B Đoàn Thị Điểm Hà Nội
Điện thoại : 8457515
3. Tập thể khoa học của Viện : Có trên 200 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ khoa
học và nhiều kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ, công nhân lành nghề.
4. Cơ cấu các phòng ban : xem trang bên
4
Bỏo cỏo thc tp tng hp
S : C CU T CHC CA VIN HIN NAY
5
Viện trởng
HĐKH
Phó Viện trởng
Phó Viện trởng
P. hành
chính vật t
Phòng KH
đầu t
P. tổ chức
nhân sự
Phòng quản
lý KH- CN
P. tài chính
kế toán
Ban quản lý
điện nớc

Phòng nghiên cứu thiết kế mỏ
Phòng nghiên cứu luyện kim màu
Phòng nghiên cứu luyện kim quý hiểm
Phòng nghiên cứu công nghệ vật liệu
kim loại
Phòng phân tích hoá lý
Phòng nghiên cứu tuyển khoáng
Trung tâm môi trờng công nghiệp
Phòng công nghệ thông tin NC
kinh tế ngành
Phòng thiết kế công nghệ tuyển khoáng
Phòng thiết kê lò công nghiệp
Phòng thiết kế thiết bị cơ giới hoá
Phòng thiết kế năng lợng
Phòng thiết kế xây dựng
Phòng thiết kế luyện kim
Xởng tuyển khoáng
Xởng sửa chữa thiết bị phòng
thí nghiệm
Xởng thực nghiệm
Tam Hiệp
Trung tâm thực
nghiệm sản xuất MLI
Thái Nguyên
Phân viện NC Mỏ
luyện kim TP
Hồ Chí Minh
Trung tâm SIMET
Báo cáo thực tập tổng hợp
IV. Phạm vi Hoạt động của Viện

1. Công tác nghiên cứu triển khai
* Công tác nghiên cứu triển khai công nghệ quy mô phòng thí nghiệm và
bán công nghiệp.
- Các phòng nghiên cứu được trang bị hiện đại, tiến hành nghiên cứu các
chuyên ngành :
+ Khai thác mỏ
+ Tuyển khoáng
+ Luyện kim
+ Gia công kim loại và hợp kim, nấu đúc kim loại
+ Thử nghiệm điện, điện tử.
2. Công tác phân tích :
Các phòng phân tích theo các phương pháp được trang bị hiện đại đáp
ứng nhu cầu phát triển trong và ngoài nước.
3. Công tác lập quy hoạch, thiết kế, lập dự án và tư vấn đầu tư xây
dựng :
Các phòng tư vấn và thiết kế trong các lĩnh vực
- Lò công nghiệp làm sạch khí
- Thiết kế chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị phụ trợ.
- Tự động hoá và cấp năng lượng, nước, khí.,,,
- Xây dựng, kiến trúc, tổng mặt bằng, vận tải thoát nước…
- Khai khoáng mỏ
- Tuyển khoáng
- Luyện kim màu quý hiếm
- Gia công và nấu đúc kim loại và hợp kim.
- Thẩm định các dự án đầu tư, đề án thiết kế
- Tiến hành các dịch vụ tư vấn đầu tư trong và nước ngoài.
4. Hoạt động trong lĩnh vực môi trường
Nghiên cứu và tư vấn về công tác bảo vệ môi trường công nghiệp
6
Báo cáo thực tập tổng hợp

5. Chế tạo và cung cấp cho sản xuất các thiết bị chuyên dùng, bảo
dưỡng, sửa chữa, chế tạo thiết bị thí nghiệm
6. Sản xuất các sản phẩm quy mô nhỏ
- Thiếc thỏi, Antimon thỏi, thiếc hàn.
- Ô xít kẽm
- Oxít Atimon
- Tấm kẽm, đồng,nhôm
- Hợp kim, kim loại màu
- Quặng tinh Vonframit
- Dây đồng, nhôm
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II
HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN
I. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU :
Một số đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
cấp Nhà nước và cấp bộ Viện đã đảm nhiệm giai đoạn 1996 - 2000.
* Chương trình vật liệu khoa học - công nghệ - 03, đề tài 03 -10.
Nghiên cứu công nghệ nấu luyện hợp kim nhôm đúc Al - Si và một số
hợp kim nhôm có độ bền cao do Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim phối hợp
với Viện CN - Bộ Quốc phòng, Viện KHVL (TTKHTN & CNQG) và trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội thực hiện trong 2 năm 1997- 1998, kinh phí 610
triệu.
* Chương trình KHCN - 03. Đề tài 03 -25 : Nghiên cứu mở rộng và
hoàn thiện công nghệ luyện hợp kim Silumin từ nguyên liệu Việt Nam do
Viện phối hợp với Việc KHVL (TTKHCNTN và CNQG), trường ĐHBK Hà
Nội thực hiện trong 2 năm 1999-2000. Kinh phí 1999 là 180 triệu và năm
2000 là 200 triệu và (27) đề án nghiên cứu, dự án thử nghiệm cấp Bộ.
Dự kiến trong 5 năm 2001-2005, Viện sẽ đảm nhiệm 5 chương trình
KHCN cấp Nhà nước, 38 chương trình KHCN cấp bộ trong đó riêng năm

2001 thực hiện 13 chương trình.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CỦA VIỆN :
1. Đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu cho các TC khoa học và
công nghệ 1996 -2000.
- Dự án đồng bộ hoá trang thiÕt bị (cho phòng thiết kế và phân tích vật
liệu). Nhằm hoàn chỉnh dần các thiết bị phục vụ cho công tác tư vấn, thiết kế
của Viện.
Kinh phí Phòng thiết kế : 90 triệu, phòng phân tích : 390 triệu
- Dự án tăng cường lực lượng nghiên cứu, phòng thí nghiệm phân tích
quang phổ, kinh phí 50 triệu.
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Dự án tăng cường trang thiết bị Viện nghiên cứu Mỏ và luyện kim ở 8
phòng, bộ phận : Phòng phân tích hoá, phòng phân tích khoáng vật, phòng thí
nghiệm luyện kim màu (giai đoạn 2), bộ phận tin học và môi trường.
Tổng kinh phí : 3000 triệu
- Dự án SIDA - Thuỵ Điển “bảo vệ môi trường trong công nghiệp Mỏ”
nhằm phục vụ kịp thời và thiết thực cho công tác nghiên cứu môi trường tại
Viện và các tỉnh.
(Kinh phí 711,3 triệu USD do Thụy Điển tài trợ ở giai đoạn 1, giai đoạn
2 đang thực hiện).
2. Kế hoạch tăng cường năng lực nghiên cứu trang thiết bị của các
tổ chức khoa học và công nghệ giai đoạn 2001 -2005.
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng
Khu Hà Nội 1450 1415 770 540 750 4925
TP HCM 200 200 200 100 60 760
3. Kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và cán bộ
KHCN giai đoạn 2001 -2005
Trình độ đào tạo
Kinh phí

NSNN Nguồn khác
1. Tiến sĩ 170 90
2. Thạc sĩ 300 -
3. Ngắn hạn - 85
III. Công tác lập kế hoạch
Hàng năm và định kỳ 5 năm một lần Viện thường xuyên tổ chức xây
dựng kế hoạch năm và kế hoạch 5 năm. Dựa trên chức năng nhiệm vụ do
Viện đảm nhiệm, phòng kế hoạch và đầu tư phụ trách xây dựng các kế hoạch
này và phổ biến cho các phòng ban khác cùng phối hợp thực hiện.
Trong kế hoạch năm thường đề ra những nội dung sau :
- Mục tiêu tổng quát của năm
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Các chỉ tiêu chủ yếu về :
+ Doanh thu dự kiến
+ Các dự án đầu tư của Viện
+ Dự kiến TN bình quân
+ Nộp ngân sách
+ Dự kiến các khoản chi coi như lương của năm.
- Nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng cơ sở vật chất.
- Công tác hợp tác đào tạo
- Công tác quản lý
- Dự kiến việc làm và thu nhập.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình hoạt động và thu nhập thông
qua các số liệu về lập và thực hiện kế hoạch hàng năm của Viện, có thể lấy ví
dô trong năm 2001 vừa qua - đây là năm mở đầu của kế hoạch 5 năm
2001-2005.
1. Mục tiêu tổng quát của năm 2001 là :
Tiếp tục tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ và cơ sở hạ tầng theo
hướng tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển trong nước và quốc tế nhằm

nâng cao vai trò và vị thế của Viện.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - công nghệ môi trường hướng tới
những yêu cầu của ngành. Đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản
xuất và đời sống trước hết là sản xuất quy mô phù hợp tại Viện.
Giải quyết tốt hơn những vấn đề bức xúc như việc làm - thu nhập, đào
tạo bổ sung đội ngũ, tăng cường và đổi mới công tác quản lý.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu :
* Tổng doanh thu dự kiến : 24.020,0 triệu đồng
Trong đó :
- Công tác KHCN và MT : 1.796,0 triệu đồng
- Chế tạo và sản xuất : 22.000,0 triệu đồng
- Khác : 224,0 triệu đồng
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sẽ được điều chỉnh từng quý theo yêu cầu của thị trường.
* Các dự án đầu tư
- Dự án do nước ngoài tài trợ : 1.500,0 triệu đồng
- Dù án đầu tư XDCB : 2.500,0 triệu đồng
- Dự án SCXDN : 500,0 triệu đồng
- Dự án tăng cường năng lực NC : 1.000,0 triệu đồng
* Dự kiến thu nhập bình quân : Phấn đấu thực hiện việc điều chỉnh mức
lương mới thực hiện từ 2001 của Nhà nước trong toàn Viện.
* Nộp ngân sách toàn Viện : 1.200 triệu đ ÷ 1.500 triệu đ.
* Dự kiến các khoản chi coi như lương (thu nhập) năm 2001 (cho Hà
Nội) : 2.306,0 triệu đồng.
3. Nhiệm vụ chuyên môn và xây dựng cơ sở vật chất
* Công tác chuyên môn
* Nhiệm vụ KH -CN
- Bảo vệ và hoàn chỉnh các đề tài KHCN thuộc kế hoạch năm 2000 : 01
đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước, 06 đề tài cấp Bộ và 04 đề tài hợp

đồng.
- Các đề tài KHCN năm 2001 : 10 ÷15 đề tài :
+ Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước : Dự kiến 02 đề tài
+ Đề tài KHCN cấp bộ : Dự kiến 07 đề tài
+ Đề tài nghiên cứu bảo vệ môi trường : Dự kiến 05 đề tài
+ Đề tài KHCN hợp đồng với các đối tác : Dự kiến 02 đề tài
- Tư vấn đầu tư và đánh giá tác động môi trường :
+ BVTC và lập hồ sơ mời thầu công trình nhà nghiên cứu KHCN của
Viện Quyền (Trung Quốc Tổng thầu tư vấn thiết kế), công tác tư vấn về
nguyên liệu cho mở rộng khu gang thép Thái Nguyên, tư vấn thiết kế và
chuyển giao công nghệ mỏ Caolin Trại Mát Lâm Đồng; tư vấn thiết kế
chuyển và giao công nghệ khâu xử lý Silicát Zircon đạt yêu cầu chất lượng
cho nghiền mịn làm men trắng.
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Đánh giá tác động môi trường một số đối tượng thiếc, caolin,đồng.
- Chế tạo thiết bị : Tiếp tục cung cấp thiết bị cho ngành sản xuất titan sa
khoáng, cho tuyển caolin và thu bôi.
- Sản xuất sản phẩm :
+ Dự kiến sản xuất sản phẩm xuất khẩu : 250 tấn thiếc, gia công 50 tấn
thiếc cho khách hàng, 40 tấn WO3 65%, 100 tấn hợp kim pb - sb.
+ 20 tấn chì thỏi, 400 tấn manhetít làm huyÒn phù cho tuyển than.
+ Sản xuất một số sản phẩm Fero, các sản phẩm nấu đúc hợp kim, gia
công.
* Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
- Từ nguồn ngân sách khoa học - công nghệ
Vốn tăng cường năng lực nghiên cứu và chống xuống cấp các công trình
xây dựng dự kiến năm 2001 như sau:
+ Tăng cường năng lực nghiên cưu : 1 tỷ đồng
+ SCXDN: 0,5 tỷ đồng

- Dự án tăng cường trang thiết bị nghiên cứu (thực hiện vốn nhà nghiên
cứu KHCN) : 2,0 ÷ 2,5 tỷ đồng.
- Nguồn tài trợ của nước ngoài : Hoàn thành cơ bản dự án “tăng cường
năng lực bảo vệ môi trường trong ngành khai thác mỏ và các hoạt động có
liên quan ở Việt Nam” do Thụy Điển tài trợ :
+ Vốn thiết bị ≈ 1,5 tỷ đồng
+ Vốn đối ứng ≈ 0,25 tỷ đồng.
4. Dự kiến việc làm và thu nhập
Từ các quy hoạch, kế hoạch 5 năm 2001 -2005 của ngành khai khoáng,
có thể dễ dàng nhận thấy những khó khăn trong việc phát triển ngành, cho nên
Viện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về việc làm, tìm kiếm việc làm
để giải quyết thu nhập vẫn là nhiệm vụ thường trực đối với LĐV, quản lý và
mọi cán bộ công nhân viên. Năm 2001 phải phấn đấu đưa được sản xuất vào
các xưởng ở Tam Hiệp để bổ sung việc làm.
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thu nhập bình quân : Cố gắng thực hiện mức lương điều chỉnh mới từ
năm 2001 của Nhà nước trong toàn Viện. Các chế độ trợ cấp xã hội, trợ cấp
thiếu việc như năm 2000.
Kế hoạch năm 2001 xây dựng trên cơ sở những dự kiến hoặc đón đầu.
Còn nhiều khó khăn phải vượt qua thông qua tìm việc trên thị trường, do vậy
công việc sẽ được điều chỉnh bổ sung căn cứ vào nhu cầu thị trường.
bảng : Dự kiến doanh thu năm 2001
Đơn vị : Triệu đồng
TT Danh mục Dự kiến doanh thu
(hoặc đầu tư)
năm 2001
Ghi chó
I. Nghiên cứu KHCN &MT, tư
vấn đầu tư, chế tạo, sản xuất

24,020,0
1 Nhiệm vô KHCN & môi trường 1.796,000 Các đề tài
Nhà nước và
Bộ là tạm
dự kiến
- Đề tài từ KH 2000 chuyển sang 155,000
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước 500,000
- Đề tài KHCN cấp Bộ 960,000
- Thông tin KHCN 50,000
- Các đề tài và dịch vụ KHCN hợp
đồng
131,000
2 Tư vấn đầu tư và đánh giá TĐM 220,000
3 Chế tạo thiết bị 1.961,000
4 Sản xuất 20.043,000
II. Các dự án đầu tư và tăng
cường năng lực N/c
5.750
1 Dự án tăng cường năng lực N/c 1.000
2 Dự án SCXDN 500
3 Dự án tăng cường trang thiết bị N/c
(nhà NCKHCN)
2.500
4 Dự án MT do Thụy Điển tài trợ
- Vốn thiết bị tài trợ 1.500
- Vốn đối ứng trong nước 250
III. Trích nộp 2001
1 Phân viện NC mỏ và luyện kim (V1) 40,0
2 Trung tâm NC thực nghiệm sản xuất
mỏ và luyện kim (V3)

80,0
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
BẢNG : KẾ HOẠCH CÔNG TÁC TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐTM NĂM 2001
Đơn vị tính : 1000đ
TT Công trình - công việc Ký
hiệu
Dự kiến doanh
thu năm 2001
1 Thiết kế cải tạo hệ thống thiết bị xử lý bụi nhà
máy xi măng Bình An.
- Lập TKKT & BVTC
T155 100.000
2 Thiết kế kỹ thuật thi công má caolin Tấn Mài
- Bảo vệ đề án, nghiệm thu thanh lý
T157 20.000
3 Dự án nghiên cứu khả thi khai thác xuống sâu mỏ
Thác Lạc III
- Hoàn thành dự án, bảo vệ
P182 15.000
4 Báo cáo nghiên cứu khả thi xưởng tuyển Caolin
Trại Mát Lâm Đồng
20.000
5 Đánh giá tác động môi trường mỏ thiếc Bản Cô
Quỳ Hợp
35.000
6 Đánh giá TĐM công trình đồng Sin Quyền
Cộng 190.000đ
Dự phòng
1 Má Antimon Hà Giag : Thiết kế BVTC phần khai

thác mỏ
2 Thiết kế khai thác vét mỏ thiếc Khuôn Phầy III.
3 Tham gia các công trình
- Thiết kế phân giao của Trung Quốc công trình
Đồng Sin Quyền.
- Dự án khả thi mỏ tuyển boxít
4 Thiết kế kỹ thuật thi công xưởng tuyển nghiền
mịn silicát Zircon.
CÔNG TRÌNH XDCB CỦA VIỆN
1 Nhà nghiên cứu KHCN của Viện
- Thiết kế BVTC, tư vấn giám sát.
- Giám sát tác giả
30.000
2 Thiết kế các hạng mục SCXDN, giám sát tác giả
Tổng 220.000
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
KẾT LUẬN
Trong xu hướng CNH - HĐH đất nước, sự góp mặt của các cơ qua
nghiên cứu, thực nghiệm cũng như thực hiện các hoạt động tư vấn đầu tư, tư
vấn môi trường như Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim đang ngày càng đóng
vai trò quan trọng.
Là một cơ quan trực thuộc Bộ công nghiệp, kinh phí hàng năm một phần
được ngân sách cấp, phần còn lại Viện thực hiện tự trang trải bằng các hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, bên cạnh việc hoàn thành các
nhiệm vụ do Bé giao, Viện cũng rất quan tâm đến phát triển sản xuất kinh
doanh, nâng cao uy tín Viện, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ, viên
chức, công nhân.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là nghiên cứu, đầu tư của Viện, cùng với hoạt
động tư vấn đầu tư công nghiệp, tư vấn môi trường và các hoạt động khác

được tiến hành khá sôi động đặc biệt là trong những năm gần đây, khi hoạt
động đầu tư chung của cả nước có những bước phát triển đáng khích lệ.
Nghiên cứu về đầu tư tại Viện là một công việc thiết thực phục vụ mục
đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn chuyên ngành Kinh tế Đầu tư - Đại học
Kinh tế Quốc Dân.
Mặt khác, Viện là một trong những cơ quan chuyên môn chủ chốt của
Bộ Công nghiệp nên sự phát triển của Viện cũng góp phần không nhỏ trong
sự phát triển chung của ngành công nghiệp và của cả nước nói chung.


15

×