Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

đồ án kỹ thuật máy xây dựng Tình hình dạy học và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học ở trường TH KT - KT Tô Hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 133 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị ngọc Thúy, người đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Sư phạm và Ngoại Ngữ,
Trường Đại học Nông nghiệp, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Tâm lý và Phương
pháp Giáo dục đã giúp đỡ em hoàn thành bản luận văn này.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Luyện giáo viên dạy môn Dinh dưỡng và Thức ăn
vật nuôi. Đồng thời, xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tô
Hiệu, Hưng Yên, các thầy cô thuộc Khoa Kỹ thuật Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã hết lòng
động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình.
Do vốn kiến thức còn hạn chế và quá trình thực hiện đề tài có hạn nên sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy
cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đỗ Thị Vân
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy
học 1


1.1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật
nuôi ở trường trung học kinh tế kĩ thuật Tô Hiệu 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 3
2.1.1. Trên thế giới 3
2.1.2. Trong nước 4
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.2.1. Cơ sở lý luận về phương tiện dạy học 7
2.2.2. Cơ sở lý luận về tư liệu dạy học 9
2.2.3. Cơ sở lý luận về tích cực hóa 11
2.2.4. Quy trình sưu tầm tư liệu dạy học 12
2.2.5. Biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học 14
2.3. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG DẠY HỌC 16
2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học chương 2, môn Dinh dưỡng và Thức
ăn vật nuôi 16
ii
2.3.2. Phân tích cấu trúc nội dung dạy học 16
2.3.3. Danh mục các tư liệu cần có trong dạy học chương 2, môn Dinh
dưỡng và Thức ăn vật nuôi 18
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 24
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Khách thể nghiên cứu 24
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.3.1. Nghiên cứu lý thuyết 25
3.3.2. Phương pháp quan sát 25
3.3.3. Phương pháp phỏng vấn 25
3.3.4. Phương pháp điều tra 25

3.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 25
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 26
3.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 27
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28
4.1 KHẢO SÁT THỰC TIỄN 28
4.1.1. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy học ở trường TH KT-KT Tô
Hiệu 28
4.1.2. Tình hình dạy học và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học ở
trường TH KT - KT Tô Hiệu 28
4.2 SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU 29
4.2.1. Mục tiêu bài dạy 29
4.2.2. Kết quả sưu tầm và quản lý tư liệu dạy học chương 2, môn Dinh
dưỡng và Thức ăn vật nuôi 31
4.2.3. Sử dụng tư liệu dạy học chương 2, môn Dinh dưỡng và Thức ăn
vật nuôi 33
iii
4.2.4. Thiết kế giáo án và bài giảng 58
4.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 58
4.3.1. Phân tích định lượng 58
4.3.2. Phân tích định tính 64
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
5.1 KẾT LUẬN 68
5.2 KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 71
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương 2, môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi 17
Bảng 2.2. Danh mục các tư liệu cần có trong chương 2, môn Dinh dưỡng và

Thức ăn vật nuôi 18
Bảng 4.2. Mục tiêu bài dạy 29
Bảng 4.3. Thống kê số lượng TL sưu tầm được cho chương 2, Môn Dinh dưỡng
và Thức ăn vật nuôi 31
Bảng 4.4. Thống kê cách sử dụng tranh, ảnh theo từng khâu trong QTDH 33
Bảng 4.5. Thống kê cách sử dụng bảng biểu theo từng khâu trong QTDH 39
Bảng 4.7. Thống kê những TLDH sử dụng để xây dựng bài tập 51
Bảng 4.7. Điểm trung bình các lần kiểm tra trước và trong thực nghiệm 59
Bảng 4.8. Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm 60
Bảng 4.9. Quan sát tính tích cực của HS trước thực nghiệm 61
Bảng 4.10. Quan sát tính tích cực của HS trong thực nghiệm 62
B1.8. Thành phần hóa học thay đổi theo tuổi thu hoạch (Cỏ Ghinê) 64
B1.19. Phân bố HCN trong sắn củ 65
v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Quy trình sưu tầm TLDH 13
Sơ đồ 2.2. Quy trình sử dụng TLDH 14
Hình 4.1. Giao diện trang mở đầu 32
Biểu đồ 4.1: So sánh điểm kiểm tra trước, trong và sau thực nghiệm 60
Biểu đồ 4.2. So sánh tỷ lệ HS tích cực xây dựng bài trước và trong
thực nghiệm 63
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Đọc là
DH Dạy học
GD Giáo dục
GV Giáo viên
HS Học sinh
MTDH Mục tiêu dạy học

PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
QTDH Quá trình dạy học
THCN Trung học chuyên nghiệp
TH KT - KT Trung học Kinh tế - Kỹ thuật
THPT Trung học phổ thông
TL Tư liệu
TLDH Tư liệu dạy học
SGT Sách giáo trình
vii
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học
Sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó những yêu cầu đặt ra cho GD là xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức
và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện
đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức
khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XI đã đề ra. Đội ngũ nhân lực này có khả năng đáp ứng được
những đòi hỏi mới của xã hội, thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành
động, tính năng động, sáng tạo…Để thực hiện được cần đổi mới căn bản, toàn
diện GD và đào tạo.
Đổi mới PPDH cũng là thay đổi vai trò của người GV. Nếu như trước đây,
GV có vai trò truyền thụ kiến thức một cách máy móc không cần phải tư duy thì
theo phương pháp hiện nay HS sẽ giữ vai trò trọng tâm, chủ động phát hiện kiến
thức trên cơ sở hướng dẫn của GV.
1.1.2. Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi
ở trường trung học kinh tế kĩ thuật Tô Hiệu
Dinh dưỡng là những hoạt động hóa học và sinh lý để chuyển những chất

dinh dưỡng của thức ăn thành những chất dinh dưỡng của cơ thể. Đây là yếu tố
duy trì hoạt động sống của sinh vật…Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi là môn
học cơ sở cung cấp những kiến thức cơ sở, kĩ thuật về vai trò của các chất dinh
dưỡng, phân loại thức ăn vật nuôi, phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật
nuôi…từ đó có những kiến thức nền tảng để học tốt các môn học chăn nuôi gia
súc, gia cầm…
1
Qua nghiên cứu và tìm hiểu nội dung chương 2, Dinh dưỡng và Thức ăn vật
nuôi, chúng tôi nhận thấy chương 2 khối lượng kiến thức khá nhiều với những
kiến thức trừu tượng khó hiểu với HS. Số lượng tư liệu trong giáo trình chương
2 là 15 bảng biểu và 1 hình ảnh, tuy nhiên chưa đáp ứng được nội dung SGT và
nhu cầu tìm hiểu của HS. Chúng tôi nhân thấy, trong QTDH người GV cần phải
biết sưu tầm thêm nguồn TL bổ sung cho bài giảng như hình ảnh, sơ đồ, bảng
biểu, video… từ đó giúp QTDH trở nên sinh động, hấp dẫn và hiệu quả nhằm
kích thích sự hứng thú tìm tòi, khám phá của HS. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Sưu tầm và sử dụng tư liệu để dạy học chương
2: Phân loại thức ăn và Đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi – THCN”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Sưu tầm và sử dụng TL để dạy học chương 2: Phân loại thức ăn và Đặc
điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi môn Dinh dưỡng và
Thức ăn vật nuôi – THCN, nhằm nâng cao kết quả học tập và tính tích cực
trong hoạt động học tập của HS.
1.3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sưu tầm và sử dụng TL để DH chương 2: Phân loại thức ăn và Đặc điểm
một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi môn Dinh dưỡng và Thức ăn
vật nuôi sẽ giúp HS phát huy tính tích cực và nâng cao kết quả học tập.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1.1. Trên thế giới
Việc sưu tầm TL phục vụ giảng dạy rất được các nhà giáo dục chú trọng
và nó được xuất hiện từ rất sớm trên thế giới. J.A.Comenxki (1592 – 1670) -
nhà giáo dục Tiệp Khắc là người đầu tiên coi trọng việc sử dụng TL trong DH.
( Trích theo Nguyễn Tất thắng, 2006).
Đã có những công trình nghiên cứu về việc thu thập và sử dụng TL để
giảng dạy, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu như:
Viện sĩ I.D.Zverep đã biên soạn cuốn: “Các mẫu trích đọc về giải phẫu,
sinh lý, vệ sinh người” nhằm cung cấp cho GV và HS những mẩu truyện, những
hiện tượng, con số về hoạt động sinh lý của con người. ( Trích theo Nguyễn Tất
Thắng, 2006).
Năm 1905, trung tâm Media đầu tiên ở Mỹ sưu tầm đồ dùng dạy học bao
gồm các đồ vật, mô hình, bản đồ. Ðầu thế kỷ XX, ở Hoa kỳ bắt đầu có dạy học
bằng hình ảnh (visual), rồi vào thập niên 1920 và 1930 có âm thanh (audio). Về
sau, nhiều phim ảnh được đưa vào lớp học (phim kịch, phim khoa học và lịch
sử). Ðến đầu những năm 40 của thế kỷ XX ở Mỹ đã có trung tâm giáo dục theo
chương trình dạy học nghe nhìn (năm 1943). Trong thế chiến thứ 2, có nhiều
phim huấn luyện được dùng trong giáo dục quân sự (Trích theo Trần Thị Thanh
Thanh, 2011).
Năm 2000 Song Huyn – suk, Myung Jae Sub, Kim Jin –il mở một khóa
học “ Giảng dạy tiếng anh bằng cách sử dụng video, các ông đã sử dụng những
bộ phim truyền hình, kịch, quảng cáo, video âm nhạc trong QTDH và kết quả
thu được rất khả quan, các học viên khi được học bằng phương pháp này đều
cảm thấy rất hứng thú.
Hiện nay cũng đã có nhiều trang web, blog được lập dưới dạng kho tư
liệu là công cụ đắc lực hỗ trợ cho QTDH của GV. Ví dụ như năm 2001 webside
3
Lưu trữ Marchand có chứa hai bộ sưu tập: Bộ sưu tập hình ảnh và Vấn đề
Source Bộ sưu tập tài liệu hữu ích. Trong bộ sưu tập hình ảnh gồm 8.600 hình
ảnh, nhiều trong số đó đã được số hóa từ side và do đó không có sẵn ở các nơi

khác. Các thành viên Khoa Lịch Sử Bộ UC Davis đã sử dụng những hình ảnh
này trong QTDH (2001).
Tháng 6 năm 2005, James Billington – Giám đốc Thư viện Quốc hội Mỹ
đã đề xuất thành lập Thư viện số thế giới – World Digital Library (WDL), đến
tháng 4 năm 2009 WDL mới chính thức giới thiệu trên toàn thế giới. Đây là một
thư viện số cung cấp cho độc giả sự khám phá, học hỏi và thừa hưởng những
kho báu văn hóa từ khắp nơi trên thế giới. Tài sản văn hóa ở đây không giới hạn
bao gồm các bài viết tay, bản đồ, tài liệu quý hiếm, nhạc trong phim, các bài ghi
âm, phim ảnh, tài liệu in, ảnh chụp và các bản vẽ kiến trúc. WDL mang lại khả
năng học tập và khám phá kho tàng văn hóa từ nhiều quốc gia trên thế giới bao
gồm: các bản thảo, bản đồ, sách hiếm, hình ảnh, bản ghi ân, tài liệu in ấn, bản vẽ
kiến trúc
Năm 2009 viện nghiên cứu của thế giới cổ đại cũng đã lập nên ngân hàng
hình ảnh thế giới cổ đại. Đây là 1 tài liệu phục vụ tốt cho việc học và tìm hiểu
lịch sử thế giới ở các trường trung học, đại học hay cho những người đam mê về
lịch sử thế giới cổ đại.
2.1.2. Trong nước
Trong DH, công việc sưu tầm, sử dụng TL được xuất hiện từ rất sớm ở
Việt Nam. Trước đây những TL được sưu tầm chủ yếu là những mẫu vật thật,
tuy nhiên những TL này rất khó khăn trong việc bảo quản và sử dụng. Hiện nay
với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin thì công việc sưu tầm và sử dụng, bảo
quản TL không phải là một điều khó khăn nữa, các TLDH trở nên phong phú
hơn như tranh ảnh, sơ đồ , bảng biểu, video
Nhiều môn học như Hóa học, Sinh học, Vật lý, Công nghệ…ở các trường
trung học kho tư liệu phong phú được nhiều tác giả sưu tầm và tuyển chọn, GV
4
và HS có thể khai thác các TL đó một cách dễ dàng từ các phần mềm lưư trữ
TLDH được in ra các đĩa CD, hay vào các bolg, trang web về TLDH.
Có thể kể tên như luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tất Thắng (2006) với đề
tài là “Sưu tầm và sử dụng TL hỗ trợ DH chương 2: Chăn nuôi thủy sản đại

cương-môn Công nghệ 10 – THPT”. Trong đó tác giả đã sưu tầm được rất nhiều
những tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video… và đề xuất nhiều biện pháp sử dụng
theo hướng tích cực như dùng phiếu học tập, câu hỏi, bài tập.
Với môn Hóa học nhóm tác giả Nguyễn Đức Dũng và Nguyễn Thị Diệp ở
khoa Hóa học của trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nghiên cứu và thiết kế bài
dạy Hóa học lớp 10 trên phần mềm Microsoft PowerPoint đã sưu tầm được
nhiều hình ảnh, video…(Trích theo Nguyễn Tất Thắng, 2006)
Phạm Đình Văn (2006) với đề tài: “Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng sưu
tầm TL để giảng dạy môn Sinh học ở trường THPT”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Sư phạm Huế. Đề tài đã giúp sinh viên biết cách tìm kiếm, lựa chọn sưu tầm
được những kho TL phong phú phục vụ được công tác giảng dạy sau này.
Huỳnh Thị Ánh Ngọc (2006) với đề tài: “Sưu tầm và sử dụng TL để
giảng dạy phần Sinh thái học ở trường THPT”, Luận văn thạc sĩ, Đại học sư
phạm Huế cũng là một đề tài nghiên cứu được đánh giá rất cao. Trong đề tài
này, tác giả đã sưu tầm được rất nhiều TLDH trực quan và quản lý trên phần
mềm MS. Front page in ra đĩa CD nên thuận tiện cho việc bảo quản và vận
chuyển TL.
Lê Hoàng Ân, Trần Thị Ngọc Hân, Đào Thị Mộng Ngờ (2010) với đề tài:
“Sưu tầm và xây dựng kho TL để dạy học môn Sinh học lớp 7 ở trường THCS
theo hướng phát huy tính tích cực của HS”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Đồng Tháp. Đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn, các tác giả đã sưu
tầm được nhiều hình ảnh, sơ đồ, video hình thái và hoạt động sống của các loài
động, thực vật phục vụ cho việc dạy học môn Sinh học 7, các tác giả đã đưa ra
5
được những cách sử dụng những cách sử dụng như xây dựng câu hỏi, phiếu học
tập nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Nguyễn Thị Trúc Phương (2008) với đề tài: “Sưu tầm và xây dựng kho
TL để dạy học Công nghệ 7 theo hướng phát huy tính tích cực của HS, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Đồng Tháp. Tác giả đã sưu tầm được TLDH
dưới dạng tranh, ảnh, đoạn trích, sơ đồ, video. Tác giả cũng đã đề xuất một số

biện pháp sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực của HS, đề tài đã được
thực nghiệm và cho kết quả khá cao.
Ngoài ra với sự hỗ trợ của Internet thì các GV và HS cũng có thể tìm thấy
được những kho tư liệu phục vụ đắc lực cho quá trình dạy và học. Ví dụ như
blog “Sưu tầm tư liệu dạy và học Địa lý”.
Khoa Hóa học của trường Đại học Quy Nhơn có riêng một trang Web với
những tư liệu, thư viện video phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và tự học
của sinh viên.
Và gần đây đề tài này cũng đã được thực hiện ở khoa Sư phạm và Ngoại
ngữ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và bước đầu cho kết quả rất khả
quan.
Năm 2007, Khóa luận tốt nghiệp đại học của Phan Thị Thanh Cảnh với đề
tài: “Sưu tầm và sử dụng tư liệu để dạy học phần chương 2: Chăn nuôi thủy sản
đại cương, Công nghệ 10– THPT”. Đề tài được đánh giá cao và có giá trị về
thực tiễn. Tác giả đã góp phần làm phong phú thêm nguồn TL cho môn Công
nghệ 10, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Công nghệ 10.
Năm 2008, Khóa luận tốt nghiệp đại học của Đỗ Thu Thủy: “Sưu tầm và
sử dụng tư liệu hỗ trợ DH chương 4,– THPT”. Tác giả đã sưu tầm được nhiều
TL hỗ trợ DH như tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, video…đã được biên tập và lưu
trữ trên phần mềm Microsoft Front Page. Đây là tài liệu có ý nghĩa thực tiễn
giúp phong phú nội dung môn học và HS THPT hứng thú hơn trong học tập.
6
Năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp đại học của Nguyễn Thị Vy với đề tài:
“Sưu tầm và sử dụng TL để DH chương 1: Trồng trọt lâm nghiệp đại cương,
Công nghệ 10- THPT”.Trong đề tài này tác giả đã sưu tầm được rất nhiều TL
như video, tranh ảnh, bảng biểu, sơ đồ…và đã được quản lý trên phần mềm
Dreamweaver.
Năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Sưu tầm và sử dụng TLDH
chương 9: Bộ máy sinh dục, môn Giải phẫu - Sinh lý gia súc ở trường Trung
cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu” của tác giả Trần Thị Thanh Thanh (2011).

Trong đề tài này, tác giả đã sưu tầm được khá nhiều TL trực quan để dạy học
môn Giải phẫu - Sinh lý gia súc, hệ thống hóa các TL sưu tầm được và đề xuất
được các cách sử dụng bộ TL nhằm tích cực hóa hoạt động HS.
Kết luận:
Qua những công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả
nào nghiên cứu đề tài : “Sưu tầm và sử dụng TL để DH chương 2, môn Dinh
dưỡng và Thức ăn vật nuôi”, vì vậy đề tài của chúng tôi có ý nghĩa về khoa học
và thực tiễn.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1. Cơ sở lý luận về phương tiện dạy học
* Khái niệm phương tiện dạy học
QTDH bao gồm 5 yếu tố: MTDH, nội dung DH, PPDH, PTDH, kiểm tra
đánh giá. Phương tiện là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.
Theo Phan Trọng Ngọ (2000): “PTDH là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong
thế giới tham gia vào QTDH, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để GV và
học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng DH. PTDH có
chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động vào người dạy
và người học đến đối tượng DH”
* Vai trò của phương tiện dạy học
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (2011) PTDH có vai trò:
7
- Giúp cho HS dễ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
- Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ
môn, nâng cao lòng tin của HS vào khoa học.
- Giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức đặc biệt là khả năng quan
sát, tư duy.
- Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp GV
điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao.
* Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến (2011) sử dụng phương tiện trực quan
trong dạy học không những minh họa bài giảng mà còn khơi dậy và thúc đẩy
quá trình nhận thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và rèn luyện các kỹ
năng cho HS. Muốn vậy, sử dụng PTDH phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc sử dụng PTDH đúng lúc:
Đưa PT vào lúc cần thiết, lúc nào HS mong muốn nhất được quán sát, gợi
nhớ trong một trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất.
Cần đưa PT vào theo trình tự bài giảng, không nên đưa đồng loạt gây
phân tán sự chú ý của HS vào bài giảng. PTDH phải được đưa ra sử dụng và cất
giấu đúng lúc.
- Nguyên tắc xác định vị trí đặt PTDH hợp lý:
Khi sử dụng PTDH cần tìm vị trí để giới thiệu hợp lý nhất, giúp HS ngồi
ở mọi vị trí trong lớp học có thể quán sát dễ dàng, đặc biệt là hai hàng HS ngồi
sát hai bên tường và hàng ghế cuối lớp.
Vị trí đặt PTDH phải đảm bảo yêu cầu về độ chiếu sáng và cần bố trí chỗ
cất dấu PTDH tại lớp sau khi dùng.
- Nguyên tắc sử dụng PTDH đúng cường độ, mức độ
Nguyên tắc này chủ yếu đề cập đến nội dung và phương pháp giảng dạy
sao cho phù hợp với trình độ và lứa tuổi của HS.
8
- Nguyên tắc kết hợp nhiều PTDH trong quá trình dạy học
Mỗi loại PTDH có một số ưu, nhược điểm riêng, do đó khi sử dụng cần
phải phối hợp nhiều phương tiện với nhau để kích thích hứng thú học tập của
HS, hạn chế sự chán nản của HS khi làm việc nhiều với một PTDH.
2.2.2. Cơ sở lý luận về tư liệu dạy học
* Khái niệm về tư liệu, tư liệu dạy học
Theo tác giả Nguyễn Tất Thắng (2006): “TLDH là những tài liệu chứa
đựng những nội dung học tập được thể hiện dưới dạng PT trực quan (tranh ảnh,
mẫu vật, phim video…) hoặc dưới dạng ngôn ngữ viết” GV có thể sử dụng
những TL đó để tố chức QTDH và HS có thể sử dụng TL đó để tự tìm tòi phát

hiện tri thức mới.
* Phân loại tư liệu dạy học
Theo tác giả Trương Thị Hồng Loan (Trích dẫn từ Đỗ Thị Thu Thủy,
2008) TLDH gồm các loại sau:
- Dựa vào nội dung dạy học:
+ Tranh, ảnh: mô tả các sự vật, hiện tượng, cấu trúc, quá trình ở trạng thái
tĩnh, có thể chụp trực tiếp hoặc mô phỏng lại sơ đồ, hình vẽ.
+ Đoạn phim: miêu tả sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, diễn tả sự vật,
hiện tượng một cách chính xác và sống động.
+ Bảng biểu: minh họa và cụ thể hóa nội dung kiến thức.
- Dựa vào hình thức thể hiện hệ thống tư liệu:
+ TL bằng ngôn ngữ
+ TL là các bảng số liệu, các sơ đồ
+ TL là các hình ảnh
+ Tl là các đoạn phim video
- Dựa vào mục đích dạy học
+ TL để dạy bài mới
+ TL để minh họa kiến thức đã học
9
+ TL để nâng cao kiến thức
+ TL để ra bài tập về nhà
- Dựa vào cách sử dụng:
+ TL để xây dựng bài tập nhận thức
+ Tl để xây dựng câu hỏi.
+ TL để xây dựng PHT
+ TL để xây dựng tình huống có vấn đề
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các loại TL chính là
tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, các đoạn phim video, các đoạn lược trích để dạy
học chương 2: Phân loại và Đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi, trường TH KT – KT Tô Hiệu.

* Vai trò của tư liệu dạy học
Theo nhóm tác giả Lê Hoàng Ân, Trần Thị Ngọc Hân, Đào Mộng Ngờ
(2010) thì TLDH có vai trò như sau:
- TL bổ sung nội dung cho SGT
- TL là biện pháp tạo ra các hoạt động để tổ chức quá trình nhận thức
cho HS
- TL tạo sự hấp dẫn, hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá của HS
- Góp phần đổi mới PPDH
* Các nguyên tắc sử dụng tư liệu dạy học
Theo tác giả Nguyễn Tất Thắng (2006) cần chú ý 6 nguyên tắc khi sưu
tầm và sử dụng TLDH.
- Quán triệt mục tiêu dạy học
- Đảm bảo chính xác của nội dung
- Đảm bảo phù hợp với đối tượng
TLDH được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sưu tầm, sử dụng hiệu quả thì
còn phải phù hợp với đối tượng DH: cấp học, lớp học, người học…
- Đảm bảo phát huy tính tích cực của học sinh
10
- Đảm bảo tính thực tiễn
- Đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ
- Nguyên tắc đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả, hữu dụng.
Các nguyên tắc trên có ý nghĩa về mặt lý luận DH, chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Các nguyên tắc này cũng chính là nguyên tắc chỉ đạo trong
suốt quá trình sưu tầm, biên tập và sử dụng TLDH
2.2.3. Cơ sở lý luận về tích cực hóa
* Khái niêm tích cực hóa
Tích cực hóa là tác động để làm cho ai đó, sự vật nào đó trở nên năng
động hơn, linh hoạt hơn, thể hiện hoạt tính của chúng nhiều và cao hơn so với
trạng thái trước đây (Nguyễn Tất Thắng, 2011)
*Tích cực hóa trong hoạt động dạy học

Tích cực ở đây được hiểu theo nghĩa là hoạt động chủ động trong nhận
thức và hành động. Một cách chung nhất, tính tích cực trong học tập của HS là
một trạng thái hoạt động của HS được xuất hiện khi HS có động cơ, mục đích
học tập đúng đắn, rõ ràng, có nhu cầu học và cảm thấy hứng thú trong học tập.
Tính tích cực nhận thức trong học tập liên quan trước hết với động cơ.
Động cơ học tập là cái mà vì nó khiến người ta học tập (trí tò mò, ham hiểu biết,
muốn làm vừa lòng người thân, muốn được tôn trọng, muốn được khẳng định
mình…)
* Tính tích cực nhận thức trong học tập có các cấp độ từ thấp đến cao
- Bắt chước, cố gắng làm theo các mẫu hành động đã được quan sát.
- Tìm tòi, độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết khác
nhau.
- Sáng tạo, tìm ra giải pháp mới, độc lập, hiệu quả.
* Những biểu hiện của tính tích cực học tập (Trích theo Nguyễn Tất
thắng, 2010):
11
- HS khao khát tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả
lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra.
- HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề nêu ra.
- HS chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức
các vấn đề mới.
- HS mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới
lấy từ các nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi môn học, bài học
- HS còn có những biểu hiện về mặt xúc cảm như hứng thú, buồn chán,
ngạc nhiên
2.2.4. Quy trình sưu tầm tư liệu dạy học
Theo tác giả Nguyễn Tất Thắng (2006) quy trình sưu tầm và lực chọn
TLDH gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định MTDH
Bước 2: Phân tích nội dung và đề xuất danh mục TL cần có

Bước 3: Sưu tầm các TLDH cần thiết
Bước 4: Biên tập TL, sắp xếp theo các dạng, bài baicccccbabàicác bài
Bước 6: Hoàn thiện và in ra đĩa CD TL hỗ trợ dạy học
Bước 5: Xây dựng bộ TL bằng phần mềm Dreamwave
12
Sơ đồ 2.1. Quy trình sưu tầm TLDH

* Giới thiệu về phần mềm Dreamweaver
MS. Front Page tuy có nhiều tiện ích với người sử dụng tuy nhiên nó chỉ
chạy tốt trên Intrernet Explorer. Khi sử dụng trên dao diện Firefox, Opera,
Goole Chrome thì dễ bị lỗi do dao diện không cân xứng, chính vì thế chúng tôi
đã lựa chọn phần mềm Dreamweaver. Dreamweaver là một chương trình biên
tập HTML chuyên nghiệp, nhằm phục vụ cho việc thiết kế, lập trình, phát triển
các website, các trang web và các ứng dụng web (Trích theo Trần Việt An,
2006)
Sau khi có các TL được sắp xếp theo từng bài dưới dạng cây thư mục,
chúng tôi tiến hành xây dựng trang web đầu tiên, nhập nội dung cho các trang
web con, tạo liên kết giữa các trang. Trang trình chiếu đầu tiên khi mở website
TL thường được trình bày một số thông tin quan trọng nhưng quan trọng hơn là
phải trình bày các liên kết đến các hình ảnh, video, sơ đồ , bảng biểu, đoạn
trích…cho phép mọi người có thể mở đến các phần còn lại của nội dung trên
slide TL.
Để thuận lợi cho người sử dụng, trong trang chủ có phần trợ giúp hướng
dẫn khai thác TL rất cụ thể. Đồng thời sao chép các phần mềm trợ giúp xem
ảnh, xem video vào đĩa CD TL để hỗ trợ khi các máy tính khác chưa cài các
phần mềm này.
Ngoài ra trang Web TL cũng cần bố trí chặt chẽ, hệ thống và mang tính
thẩm mĩ cao.
Bước 6: Hoàn thiện và in ra đĩa CD
Xây dựng xong bộ TL sưu tầm được chúng tôi in ra đĩa CD cho chạy thử

chương trình để kiểm tra chất lượng nội dung các TL, kiểu phông chữ, các
đường liên kết giữa các đối tượng, khai thác các TL để DH…Nếu chưa đạt yêu
13
cầu cần thiết sẽ chỉnh sửa lại. Cuối cùng là hoàn thiện và in ra CD thành sản
phẩm.
2.2.5. Biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học
* Quy trình sử dụng TLDH
Tùy thuộc vào từng loại TL, từng nội dung kiến thức và trình độ của HS
cũng như điều kiên cơ sở vật chất của trường mà người GV có những biện pháp sử
dụng khác nhau. Trong đề tài này, chúng tôi xin đưa ra quy trình sử dụng chung cho
các loại TL như sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình sử dụng TLDH
* Biện pháp sử dụng TLDH
- Sử dụng TLDH để xây dựng câu hỏi
Câu hỏi có vai trò quan trọng trong dạy học. Câu hỏi là một dạng cấu trúc
ngôn ngữ dễ dàng diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần giải
quyết (Nguyễn Tất Thắng, 2006).
Từ những TL có được có thể sử dụng để tổ chức quá trình nhận thức (câu
hỏi tìm tòi), liên hệ thực tế hoặc đánh giá trình độ nhận thức của HS.
- Sử dụng TLDH để thiết kế phiếu học tập
Bước 1: Xác định MTDH
Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung DH
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức cần sử dụng TLDH
Bước 4: Khai thác TL đã chọn để tổ chức hoạt động học tập cho HS
Bước 5: Thiết kế hoạt động dạy học dựa trên TL và đưa vào DH
14
Theo Trần Bá Hoành (1996): “ Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn
những công tác độc lập hay làm theo nhóm nhỏ, được phát cho mỗi HS tự lực
hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tập có thể giao
cho HS một vài nhiệm vụ nhận thức nhằm dẫn tới một kiến thức, tập dượt một

kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc thăm dò thái độ trước một vấn đề.
Những TLDH đều có thể đi kèm với phiếu học tập như tranh, ảnh, sơ đồ,
bảng biểu, video…và phiếu học tập có thể sử dụng trong các khâu như: hình
thành kiến thức, củng cố, kiểm tra đánh giá. Biết cách kết hợp giữa TL và phiếu
học tập sẽ mang lại hiệu quả cao.
- Sử dụng TL để xây dựng tình huống có vấn đề
Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về tình huống có vấn đề.
Theo X.L Rubinstein tình huống có vấn đề là “Tình huống trong đó có điều gì
đó được đặt ra nhưng chưa sáng tỏ, không xác định được trước đó mà chỉ đặt ra
mối quan hệ của nó tới những gì có trong tình huống” (Trích theo Nguyễn Thị
Phương Hoa, 2010)
Tình huống luôn chứa đựng vấn đề mâu thuẫn và kích thích người học
mong muốn, hứng thú giải quyết. Có thể sử dụng tư liệu và xây dựng thành
những tình huống để HS giải quyết mâu thuẫn, đồng thời giải quyết nhiệm vụ
nhận thức. Những TL có thể phù hợp để xây dựng tình huống có vấn đề như các
đoạn video, đoạn trích hoặc bài biết chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết
nhiệm vụ nhận thức.
- Sử dụng TL để xây dựng bài tập
Theo Nguyễn Ngọc Quang (1986): “Bài tập là một nhiệm vụ mà người
giải cần phải thực hiện, trong bài tập bao gồm có dữ kiện và yêu cầu cần phải
tìm”.
Từ những TL trong kho GV có thể thiết kế những bài tập làm trên lớp
hoặc làm bài tập về nhà như các đoạn trích, sơ đồ, bảng biểu… mà HS phải vận
dụng những điều đã học để tìm lời giải.
15
2.3. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC NỘI DUNG DẠY HỌC
2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học chương 2, môn Dinh dưỡng và Thức ăn
vật nuôi
Mục tiêu của chương 2 bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ
đó là:

* Về kiến thức:
- Trình bày được cách phân loại thức ăn.
- Nêu được đặc điểm và lưu ý khi sử dụng một số loại thức ăn thường
dùng trong chăn nuôi.
- Nêu và phân tích được một số loại thức ăn bổ sung sử dụng trong chăn
nuôi
* Về kĩ năng:
- Phân biệt được các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi.
- Sử dụng được thức ăn bổ sung cho chăn nuôi.
- Phát triển kỹ năng tư duy, quan sát, phân tích, trình bày thông qua quan
sát tranh, phân tích bảng biểu, theo dõi video…
- Vận dụng những kiến thức của bài học vào sử dụng thức ăn cho vật
nuôi ở địa phương.
* Về thái độ:
- Tôn trọng những quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tuân thủ đúng những nguyên tắc khi sử dụng thức ăn bổ sung, đảm bảo
vật nuôi sinh trưởng tốt và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.3.2. Phân tích cấu trúc nội dung dạy học
Chương trình môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi ở trường Trung học Kinh
tế Kỹ thuật Tô Hiệu có cấu trúc nội dung phần lý thuyết như sau:
16
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung chương 2, môn Dinh dưỡng và Thức ăn vật nuôi
Bài Kiến thức cơ bản Số tiết
Bài 1: Phân loại và Đặc điểm
một số loại thức ăn thường dùng
trong chăn nuôi.
- Phân loại thức ăn
- Đặc điểm một số loại thức ăn
thường dùng trong chăn nuôi.
+ Thức ăn xanh: Cỏ voi, cỏ Ghine, cỏ

stylo, cây keo dậu.
+ Thức ăn thô khô: rơm rạ, cây ngô
già sau thu bắp.
2
Bài 2: Phân loại và Đặc điểm
một số loại thức ăn thường dùng
trong chăn nuôi.
- Đặc điểm của hạt ngũ cốc và phụ
phẩm.
- Thức ăn protein có nguồn gốc từ
thực vật.
- Thức ăn protein có nguồn gốc từ
động vật.
- Các chất bổ sung phi dinh dưỡng
trong thức ăn.
2
Bài 3: Thức ăn bổ sung - Thức ăn bổ sung
- Premix
- Các chất kháng khuẩn
- Enzym
- Chất chống oxy hóa
- Chất chống mốc
- Sử dụng nitơ phi protein cho loài
nhai lại
- Phụ gia thực phẩm
2
17
Từ những đặc điểm trên về cấu trúc, nội dung chương 2, môn Dinh dưỡng và
Thức ăn vật nuôi chúng tôi nhận thấy cần bổ sung các TL như tranh ảnh, sơ đồ, bảng
biểu, video để làm rõ hơn về nội dung kiến thức trong sách giáo trình đồng thời để tổ

chức hoạt động học tập để phát huy tính tích cực của HS.
2.3.3. Danh mục các tư liệu cần có trong dạy học chương 2, môn Dinh
dưỡng và Thức ăn vật nuôi
Bảng 2.2. Danh mục các tư liệu cần có trong chương 2, môn Dinh dưỡng và
Thức ăn vật nuôi
Bài
Nội dung
kiến thức
Những tư liệu đã có
trong SGT
Những tư liệu cần có
1
Phân loại thức ăn Không có tư liệu
- Tranh ảnh một số loại thức
ăn sử dụng trong chăn nuôi.
- Đoạn trích về các cách phân
loại thức ăn khác nhau.
Đặc điểm một số
loại thức ăn
thường dùng
trong chăn nuôi:
- Thức ăn xanh
- Thức ăn thô khô
Không có tư liệu - Tranh ảnh một số loại thức
ăn xanh.
- Tranh, ảnh một số loại cỏ họ
hòa thảo, họ đậu.
- Tranh ảnh và bảng biểu về
thành phần dinh dưỡng của cỏ
voi, cỏ Pangola, cỏ Ghine, cỏ

Ruzi, cỏ Guatemala, cây mía.
- Đoạn trích những lưu ý khi
sử dụng thức ăn xanh
- Video về biện pháp hạn chế
độc tố trong thức ăn xanh(chế
biến lá sắn)
- Tranh ảnh bảng biểu về
18

×