Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.89 KB, 34 trang )

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
I.Đặt vấn đề:
Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là những điều kiện tất yếu trong nông
nghiệp trong khi nhu cầu lương thực không ngừng tăng lên.Chúng ta không thể
đáp ứng nhu cầu nếu thiếu chúng nhưng lạm dụng nhiều sẽ để lại những hậu quả
như nhiễm độc cấp tính,quái thai.Ô nhiễm môi trường gồm đồ uống và nước tưới
tiêu tiêu diệt các loài có lợi và môi trường sống của chúng.Việt Nam đang chuyển
từ nước nông nghiệp sang hiện đại hóa công nghiệp,lực lượng nhân lực ngày càng
tăng lên thì nhu cầu lương thục càng tăng nhưng với vốn trinh độ hiểu biết thấp thì
các vấn đề từ vệ sinh an toàn thực phẩm dễ phát sinh.Các hóa chất có hại sẽ tích
lũy trong lương thực hàng ngày chúng ta ăn mà còn gây ô nhiễm môi trường sinh
thái.
Vì vậy đề tài này ta sẽ nghiên cứu dộc chất tích lũy trong sản
phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi
trường sống.Từ đó ta sẽ có một nhìn nhận và dánh giá thiết thực
để có những biện pháp bảo vệ cho chính mình và cho môi trường
quanh ta.
II.Mục đích – yêu cầu:
II.1.Mục đích: Tìm hiểu về nguồn độc chất tích lũy trong cây
trồng dưới nhiều hình thức và cách phòng chống ,cải tạo.
II.2.Yêu cầu: tìm hiểu các đôc chất cụ thể,tác hại.Đánh giá tình
trạng ô nhiễm và các biện pháp cai tạo hợp lí.
II.3.Đối tượng nghiên cứu: tác dụng của thuốc trừ sâu và phân
bón lên cây trồng.Các kim loại nặng tích lũy trong cây trồng.
II.4.Phương pháp nghiên cứu: tìm các thông tin về nguồn độc chất
tích lũy trong cây trồng từ các nguồn tài liệu của thư viện và trên
mạng internet
Trần Vũ Kim Quyên Trang 1
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
II.5.Phạm vi nghiên cứu:trên các tài liệu đã đươc thu thập từ trước


do khảo sát ở các vùng ô nhiễm ở thành phố và nông thôn trong
nước,cung các tài liệu khảo sát ở nước ngoài.
II.6.Kết quả nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu ta sẽ hiểu rõ thêm về các nguồn độc chất
trong cây trông và cách bảo vệ sức khỏe con người.
Vì thời gian có hạn nên khi làm bài em sẽ có nhũng sai
sót .Em rất mong được góp ý của thầy để bài tiểu luận sau đạt
kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, cảm
ơn viện đã cho em học bộ môn này và một nguồn tài liệu phong
phú từ thư viện.Em cảm ơn thầy đã cho em làm đề tài này để em
hiểu thêm về các độc chất phục vụ cho chuyên ngành mình học
và những kiến thức thực tiễn trong đời sống.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 2
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
I.Một số khái niệm:
I.1Độc chất:
Chất độc là các chất có thể gây các tác dụng có hại cho sức khoẻ của chúng
ta.
Chất độc có ở các dạng sau:
-Dạng rắn: các thuốc, cây cỏ, các hoá chất dạng bột,…
-Dạng lỏng: các hoá chất dạng dung dịch, mỹ phẩm, xà phòng dạng lỏng, hoá chất
đánh bóng, các thuốc dạng syrô,… Chú ý dạng chất độc này vì bạn có thể uống
với số lượng lớn trong một thời gian ngắn và được cơ thể hấp thu rất nhanh.
-Dạng mù (từ bình xịt hoặc phun): thuốc trừ sâu, sơn, hoặc một số hoá chất tẩy.
Các dung dịch dạng hơi hoặc mù này rất dễ cháy, nổ và gây tổn thương cho phổi,
tim,… nếu bạn hít phải.
-Dạng không nhìn thấy: dạng khí hoặc hơi như các khí độc từ các đám cháy, công
nghiệp,…
Chất độc có thể là:

Các hoá chất dùng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột, ).,Thuốc
(thuốc tân dược, y học dân tộc).Các hoá chất trong công nghiệp, môi trường.Các
hoá chất dùng trong gia đình.Mỹ phẩm, vệ sinh.Các chất ma tuý.Vũ khí chiến
tranh hoá học.Thực phẩm (đồ ăn, uống).Chất độc tự nhiên: động vật, cây cỏ, nấm
Chất độc có hình thức bên ngoài như thế nào ?
Trần Vũ Kim Quyên Trang 3
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Hình thức bên ngoài của chất độc rất đa dạng. Một chất độc có thể có
màu sắc rất đẹp, có thể có các hình dạng và kích cỡ khác nhau, mùi vị thơm ngon.
Chất độc thậm chí có thể rất giống với thức ăn hoặc đồ uống ưa thích của bạn.
Nhưng ở đây ta sẽ nghiên cứu chất độc tiềm ẩn trong sản phẩm nông nghiệp mà ta
ăn phải.
I.2.Tích lũy:
I.2.1.Khái niệm:Tức là Chứa chất cho nhiều lên.( ví dụ :Tích lũy của cải.Tích luỹ
vốn để tái sản xuất.)
Ở đây ta sẽ bàn đến sự tích lũy độc chất trong sinh vật mà đặc biệt là sản phẩm
nông nghiệp
I.2.2. Tích lũy sinh học
I.2.2.1. Đặc tính của quá trình tích lũy sinh học
Sự tíchlũy sinh học được định nghĩa như là một quá trình mà qua đó sinh vật
tích lũy các hóa chất trực tiếp từ môi trường vô sinh (vd. nước, khí, đất) và từ các
nguồnthức ăn (truyền dưỡng). Các hóa chất môi trường được hấp thu một lượng
lớn bởisinh vật qua quá trình khuếch tán thụ động.
4.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy sinh học
Sự tích lũy sinh học các độc chất môi trường chịu ảnh hưởng bởi một vài
yếu tố. Trước hết phải kể đến là tính bền vững trong môi trường của độc chất.
Mức độ tích lũy của một chất trong môi trường được xác định bằng nồng độ của
chất đó trong môi trường. Chất gây ô nhiễm dễ dàng bị đào thải ra khỏi môi
trường thì thường không sẵn sàng cho tích lũy sinh học.
(Ví dụ một số chất dễ dàng bị hấp thu bởi acid humic có trong bùn đáy thì thường

ít có khả năng tích lũy sinh học trong cá.)
Khi bị hấp thu bởi sinh vật, thì số phận của chất gây ô nhiễm sẽ ảnh
hưởng đến sự tích lũy sinh học của nó. Các chất bị chuyển hóa sinh học thường
trở nên dễ tan trong nước và ít tan trong lipid. Chất bị chuyển hóa sinh học do đó
Trần Vũ Kim Quyên Trang 4
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
ít bị cô lập trong khối lipid và dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể,các chất dễ dàng
bị chuyển hóa sinh học, thì sự tích lũy sinh họcsẽ ít diễn ra. Sự khác nhau về tốc
độ đào thải dẫn đến sự khác nhau trong tích lũy sinh học của loài.
I.3.Sản phẩm nông nghiệp:
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,
tơ, sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc.Sản phẩm nông nghiệp là các cây trồng,vật nuôi mang lai lợi ích
cho con người.Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông
nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây
giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm.
I.4.Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp:
Là các chất độc có hại tích lũy trong cây trồng bằng các con đường khac
nhau gây hại cho sức khỏe con người khi được sử dụng và tích lũy trong cơ thể.
II.Các con đường xâm nhập của độc chất:
Cây cối muốn phát triển được phải cần chất dinh dưỡng bên cạnh đó là các
yếu tố phong tránh kẻ thù ,nên chất độc sẽ xâm nhập qua quá trình sinh dưỡng của
cây. Như :
-phân bón
-thuốc trừ sâu
II.1.Phân bón:
II.1.1.Phân bón: là các hợp chất được cung cấp cho thực vật để đẩy mạnh tăng
trưởng. Phân bón thường được trộn vào đất để cây hấp thụ bằng rễ, hoặc phun để
cây hấp thụ qua lá.Phân bón có thể là phân hữu cơ (có thành phần là các chất hữu

cơ), hoặc phân vô cơ (gồm các chất hóa học hoặc chất khoáng vô cơ đơn giản).
Phân bón có thể được tạo một cách tự nhiên như lá mục hoặc khoáng chất có sẵn
trong đất, hoặc được sản xuất bằng các quy trình tự nhiên (chẳng hạn ủ) hoặc hóa
học (chẳng hạn quy trình Haber)
Trần Vũ Kim Quyên Trang 5
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
*So sánh giữa phân bón hóa học và phân bón tự nhiên
Phân Hóa học làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu
quả được lâu. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong
đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau : Ngăn cản cây trồng hấp thụ những
dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng .
Phân bón hóa học có thể gây nguy hiểm và độc hại cho bạn và môi trường sống
của bạn.
Phân Hữu Cơ giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh
khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh.
Phân hữu cơ bảo đảm cho bạn và cây trồng của bạn sống trong một môi trường an
toàn và không bị nhiễm độc. Dùng phân hữu cơ sẽ tạo sự cân bằng về môi trường
và một điều quan trọng là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng
gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón.
Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh.
Phân Hoá Học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc
giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất mà các VSV này bảo vệ cho cây trồng
khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh cho cây trồng được khống chế
bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một
số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân
hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân
hóa học. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố
nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị
yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.
Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: quanh vùng

lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng từ
dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn sẽ có hấp
lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim
Trần Vũ Kim Quyên Trang 6
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
loại khác. Khi phân hóa học được bón vào đất năm này qua năm khác sẽ gây nên
sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ và khi sử dụng liên tiếp, quá
nhiều các phần tử phân bón được đưa vào đất để mong đạt được sự phát triển
mạnh và nhanh của cây trồng. Khi có quá nhiều phân tử bám quanh các hạt mùn
làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn
khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.
Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như
một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các
Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự
phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết
các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các
vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ
liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn
trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà
chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản
không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên
trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp
đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.
*Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp
chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat
này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi,
quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị
thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng
Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin
trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều

hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 7
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Việc làm giảm hàm lượng nitrat (NO
3
) trong rau quả đang là một vấn đề
lớn và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Nông phẩm có dư
lượng NO
3
cao thì càng có nhiều nguy cơ gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Nông
phẩm không tồn đọng NO
3
và các hóa chất độc hại thì có giá trị trên thương
trường cao gấp nhiều lần so với nông phẩm bình thường.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nitơ là một trong
những yếu tố dinh dưỡng cơ bản cần thiết. Nó tham gia vào việc cấu thành các
chất liệu di truyền và tất cả các loại protein cũng như các thành phần chủ yếu khác
của tế bào thực vật. Khi cung cấp không đủ hàm lượng nitơ cần thiết, quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây trồng sẽ bị hạn chế hoặc ngưng hoàn toàn.
Để có thể tạo được các aminoacide, cần có nitơ ở dạng NO
3
và NO
2
. Khi
cây có đủ lượng glucide thì phần lớn NO
3
sẽ được chuyển hóa thành NH
3
ở bộ rễ.
Quá trình chuyển hóa này cần hàng loạt các enzyme flavoprotein xúc tác với sự

tham gia của kim loại như Mo, Cu, Fe, Mn trong đó Mo có ý nghĩa đặc biệt đối
với sự tăng cường quá trình khử NO
3
.
Quá trình trao đổi nitơ xảy ra trong toàn bộ đời sống cây trồng nhưng thay
đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Trong điều
kiện dinh dưỡng nitơ tối ưu, tốc độ sinh trưởng của cây trồng được thúc đẩy nhanh
hơn và quá trình hóa già có thể chậm lại. Khi lượng NO
3
trong cây thiếu hụt, nó sẽ
được đáp ứng bằng cách oxy hóa NH
3
. Đây là quá trình nitrat hóa. Quá trình này
xảy ra mạnh trong điều kiện ẩm độ của đất đạt 60-70%, nhiệt độ từ 25-30
o
C và pH
= 6,2-9,2.
Các chất hữu cơ và vô cơ chứa đạm dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo
dạng đạm, chúng được chia thành các dạng NO
3-
, NO
2-
, NH
3+
Một số cây trồng
có khả năng tích lũy một lượng lớn NH
3
trong suốt giai đoạn sinh trưởng của nó
mà không gây hại cho cây. Các kết quả phân tích cho thấy có sự liên quan giữa
năng suất thu hoạch và hàm lượng nitrat (lượng đạm bón càng cao thì năng suất

Trần Vũ Kim Quyên Trang 8
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
cây trồng cũng tăng cao nhưng lại tích lũy một lượng thừa nitrat trong nông
phẩm).
Khi xâm nhập vào cơ thể con người với liều cao, dưới tác động của các
enzyme trong cơ thể, nitrat chuyển hóa thành nitrit, ngăn cản việc hình thành và
trao đổi oxy của hemoglobine trong máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy của tế bào
(ngộ độc nitrat). Nitrat đặc biệt nguy hại đối với cơ thể trẻ em. Ngoài ra nitrit
trong cơ thể con là nguồn tạo ra các nitroza gây ung thư. Do đó, để hạn chế mối
nguy hại do nitrat trong nông phẩm gây nên, người ta đã quy định mức tối đa dư
lượng nitrat có trong từng loại rau quả
II.2.Thuốc trừ sâu:
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
có đặc điểm nóng và ẩm quanh năm. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho sự
phát triển của cây trồng và đây cũng là môi trường tốt cho sự phát sinh và phát
triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho cây trồng đặc biệt là trên cây rau. Để hạn
chế sự phá hại của sâu, bệnh hại thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ
mùa màng là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.Thuốc bảo vệ thực vật cùng với
phân bón là những phát minh vĩ đại của con người để đảm bảo an ninh lương thực,
đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao của loài người. Tuy nhiên thuốc bảo vệ
thực vật về tính độc thì nó lại độc hại đối với sức khỏe của con người do đó khi sử
dụng chúng cần phải tuân thủ đúng theo khuyến cáo của nhà khoa học và chỉ dẫn
ghi trên bao bì, không được lạm dụng và sử dụng một cách bừa bãi thiếu kiểm soát
nhằm đảm bảo sức khỏe con người và đảm bảo vệ sinh môi trường. Dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa
đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng xấu đến môi sinh. Ngoài ra, khi phun
thuốc bảo vệ thực vật thì một lượng thuốc đáng kể sẽ rơi vào đất và tồn tại trong
đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 9

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Tác hại thuốc trừ sâu?
1. Những người nông dân ở các quốc gia đang phát triển có nguy cơ phơi nhiễm
đặc biệt cao do chính các loại thuốc trừ sâu họ sử dụng và phần lớn trong số họ
thiếu hiểu biết về những nguy cơ có thể xảy ra. Những biện pháp bảo hộ thường
không được sử dụng và hậu quả là nhiễm độc thuốc trừ sâu xảy ra khá thường
xuyên.
2. Những biểu hiện cấp tính của việc nhiễm độc thuốc trừ sâu bao gồm: tê dại, cảm
giác kim châm, thiếu khả năng phối hợp hoạt động, đau đầu, chóng mặt, rùng
mình, cảm giác buồn nôn, đau bụng, đổ mồ hôi, mờ mắt, khó thở, suy hô hấp hay
giảm nhịp đập của tim.
3. Thuốc trừ sâu với một liều lượng cao có thể gây bất tỉnh, co giật hoặc tử vong.
4. Những ảnh hưởng mãn tính của việc tiếp xúc thuốc trừ sâu trong một thời gian
dài bao gồm: suy giảm trí nhớ và sự tập trung, mất phương hướng, sự trầm cảm
nghiêm trọng, nổi cáu, rối loạn, đau đầu, khó khăn trong giao tiếp, phản xạ chậm,
ác mộng, mộng du, ngủ gà hay mất ngủ.
5. Một số thuốc trừ sâu nhất định đã được chứng minh là chất làm ức chế thần
kinh (làm rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh) hay chất làm rối loạn hoóc
môn(cản trở hoạt động sản xuất và làm việc).
6. Các bằng chứng cũng cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng thuốc trừ sâu
với các bệnh về hô hấp, da, ung thư, khuyết tật thai nhi, rối loạn về sinh sản và
thần kinh.
7. Trẻ em và thai nhi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi sự nhiễm độc thuốc trừ sâu.
Việc tiếp xúc rộng rãi với thuốc trừ sâu tại các quốc gia đang phát triển là một vấn
đề hết sức nghiêm trọng.
8. Những khuôn khổ điều chỉnh hiện thời không quan tâm một cách hợp lý đến các
mô hình sử dụng thuốc trừ sâu tại các nước đang phát triển (ví dụ như sự pha trộn
các loại thuốc trừ sâu, việc thiếu quần áo bảo hộ, mức độ tiếp xúc cao…).
I.2.1. Thực trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau:
Trần Vũ Kim Quyên Trang 10

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Thuốc BVTV là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất
tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản chống lại sự phá hại của sinh
vật gây hại.Dư lượng là liều lượng hoạt chất và các sản phẩm trung gian sau khi
phân hủy có độc tính còn lưu lại trong nông sản, môi trường .Sau một khoảng thời
gian nó sinh ra các hợp chất mới thường có tính độc cao hơn bản thân nó.
Thuốc diệt cả2,4-D tồn lưu trong MTST đất cũng có khả năng tích lũy
trong quả hạt cây trồng.Các thuốc trừ sâu dẫn xuất từ EDBC như maned,propined
không có tính độc cao với động vật máu nóng và không tồn dư lâu trong môi
trường nhưng dư lượng của chúng trên khoai tây và cà rốt…,dưới tác dụng của
nhiệt có thể chuyển thành ETV,mà ETV qua nghiên cưu cho chuột ăn gây ung thư
và đẻ chuột quái thai.
Theo Chi cục BVTV thành phố Hồ Chí Minh (2007), kiểm tra trên 3.050
mẫu rau từ các chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng, cơ sở chế biến có 141 mẫu dư
lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép nhiều lần. Những mẫu rau bị nhiễm có
nguồn gốc từ nhiều nơi trên cả nước tập trung ở Lâm Đồng (52 mẫu), thành phố
Hồ Chí Minh (22 mẫu), Tiền Giang (15 mẫu) và Long An (11 mẫu). Qua đó cho
thấy tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau tại thành phố Hồ Chí Minh khó kiểm
soát được nguồn gốc xuất xứ của từng loại rau này nên khi bán ra thị trường
người tiêu dùng không thể biết được loại rau nào là an toàn và không an toàn ảnh
hưởng đến sức khỏe của chính họ.
Đây là một thực trạng đáng báo động không những ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người tiêu dùng, người sản xuất mà còn ảnh hưởng đến sự cạnh tranh
của rau cải trên thị trường. Muốn khắc phục được tình trạng này thì trong quá trình
sản xuất cần phải sử dụng thuốc BVTV một cách cân đối và hợp lý, sử dụng các
chế phẩm sinh học thay thế dần các loại thuốc hóa học và nhất là sản xuất rau an
toàn theo tiêu chuẩn GAP.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 11
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Đầu năm 2007 Chi cục BVTV An Giang tiến hành kiểm tra nhanh dư lượng

thuốc BVTV trong rau bằng phương pháp GT – Test Kit. Trong số 19 mẫu rau quả
các loại tại Chợ Mới, Long Xuyên đã có 10 mẫu phát hiện có dư lượng trong đó có
8 mẫu ở mức không an toàn là cà chua, bẹ dún, đậu que, đậu đủa, cải xanh, cải bắp
chiếm 41,1%. Chỉ qua việc kiểm tra nhanh trên 19 mẫu rau quả mà đã có đến 10
mẫu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đây là một thực trạng đáng báo
động ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm đồng thời trên hết là ảnh hưởng đến
sức khỏe của người tiêu dùng. Tình trạng này cần phải được khắc phục nếu để kéo
dài thì không những sức khỏe của người tiêu dùng bị đe dọa mà còn ảnh hưởng
xấu đến thương hiệu rau quả của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Qua việc kiểm tra trên cho thấy tình hình dư lượng thuốc BVTV tại các tỉnh
là rất phức tạp người dân khó có thể phát hiện được loại rau mà họ sử dụng là có
nhiễm độc hay không, tạo tâm lý lo sợ khi họ sử dụng thực phẩm ảnh hưởng đến
uy tín và thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.
Theo thống kê của viện BVTV Việt mỗi ngày một tăng: từ 10.300 tấn lên
33.000 tấn vào đầu những năm 1990; đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm
2005 đã là 50.000 tấn. Nhiều loại thuốc trừ sâu cực độc đã bị cấm sử dụng ở Việt
Nam nhưng vẫn còn lưu thông trên thị trường và loại thuốc trừ sâu cực độc này
vẫn được sử dụng; ước còn khoảng 15 – 20% trên tổng lượng thuốc BVTV đang
được sử dụng. Sự lạm dụng hóa chất, thuốc BVTV và sử dụng những loại thuốc
cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất đai sút giảm nhanh chóng. Nhiều vùng đất
cạn kiệt chất dinh dưỡng và thành đất hoang hóa (Phương Liễu, 2006).
Theo báo Lao Động (2007), những loại rau có nguy cơ nhiễm thuốc
BVTV cao là cải xanh (miền Bắc 48,1%, miền Nam 44,4%), đậu cove (miền
Nam 69%, miền Bắc 51,5%), rau muống 30,4%. Những loại rau này là những
thực phẩm mà người dân sử dụng hằng ngày nếu chúng bị nhiễm thuốc BVTV
thì có nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 12
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Tình trạng ngộ độc thực phẩm (NĐTP) do sử dụng rau có dư lượng thuốc
bảo vệ thực đang là một thực trạng đáng báo động tạo tâm lý lo sợ cho người tiêu

dùng. Theo Hồng Hải (2007), từ năm 2000 – 2006 đã có 174 vụ NĐTP tại bếp ăn
tập thể với 14.653 người mắc, 97 vụ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với
9.989 người mắc, 58 vụ trong các trường học với 3.790 người mắc và 2 cháu tử
vong, 161 vụ NĐTP do thức ăn đường phố với 3.759 người mắc và 7 người chết.
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào nguyên nhân của NĐTP có rất
nhiều nhưng nguyên nhân cốt lõi nhất là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm độc nên
khi chế biến thức ăn thì rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng.
I.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến tồn dư thuốc BVTV trên rau:
Sử dụng thuốc nằm trong danh mục cấm hoặc đã quá hạn sử dụng
Tình hình lạm dụng thuốc BVTV gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho
con người do trong quá trình canh tác sản xuất rau họ không chú ý đến việc sử
dụng loại thuốc BVTV nào cho an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi
trường. Bên cạnh đó, người dân còn hạn chế sự hiểu biết về các loại thuốc BVTV
nó biểu hiện qua sự khảo sát ở 6.840 hộ nông dân tại khu vực phía Nam có 151 hộ
sử dụng thuốc BVTV cấm, 126 hộ dùng thuốc ngoài danh mục (Tấn Phát, 2003).
Theo Báo Lao Động (2008), nhiều loại thuốc nhóm lân hữu cơ thuộc danh
mục những loại thuốc cấm sử dụng trên rau vẫn được sử dụng tràn lan như:
Monitor, Azodrin, Endosulfan, Monocrotophos, Methamidophos, Methyl
parathion. Đây là những loại thuốc có độ độc rất cao thời gian phân hủy kéo dài
nếu tồn lưu trong rau thì cần phải trải qua thời gian dài mới phân hủy hết được.
Những sản phẩm này khi bán ra thị trường sẽ ảnh hưởng trược tiếp đến sức khỏe
của cộng đồng. Ngoài ra, một số loại thuốc có thể hủy hoại các mô tế bào của con
người gây ra những tổn thương về trước mắt và lâu dài.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 13
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Tất cả các trình bày trên đây đều là hiện tượng, nhưng tại sao? Tại sao bên
bán vẫn có thuốc cấm, và bên mua lại chuộng thuốc cấm? nhà nước đã làm gì để
khống chế việc này, và hiệu quả sao? Sao đi dông dài quá mà không thấy phân tích
gì hết vậy?

Không đảm bảo thời gian cách ly
Tình hình sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly diễn ra rất phổ
biến. Qua kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của 4.600 hộ nông dân phát hiện có
đến 59,8% hộ vi phạm chủ yếu là không đảm bảo thời gian cách ly chiếm đến
20,7% (Hữu Điền, 2008). Theo kết quả điều tra thực tế tại xã Kiến An, huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang cho thấy trước lúc thu hoạch 4 – 5 ngày nông dân vẫn sử dụng
thuốc để trừ sâu trong khi trên nhãn chai ghi thời gian cách lý là 7 ngày. Điều này
rất nguy hiểm vì thời gian quá ngắn không đủ để thuốc phân hủy nên còn tồn tại
trong rau nếu những sản phẩm này được xuất bán ra thị trường sẽ ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của con người.
Theo Bảo Trung (2008), cho biết ngành BVTV đã kiểm tra 10.028 hộ nông
dân trồng rau, phát hiện 3.515 hộ vi phạm, chủ yếu là không đảm bảo thời gian
cách ly có 844 hộ, sử dụng thuốc không đúng nồng độ và kỹ thuật 1.267 hộ. Nhìn
chung, thực trạng lạm dụng thuốc BVTV và sử dụng thuốc sai qui định đang diễn
ra rất phổ biến và theo nhiều chiều hướng khác nhau.
Liều lượng sử dụng thuốc vượt quá mức cho phép
Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích (đơn vị kg.ha
-
1
, L.ha
-1
) (Võ Tòng Xuân và Huỳnh Văn Thòn, 2004).
Hiện nay, trong quá trình sản xuất nông dân thường sử dụng thuốc không
đúng theo khuyến cáo và chi dẫn ghi trên nhãn thuốc, họ chỉ dùng thuốc theo kinh
nghiệm vượt quá chỉ định cho phép sử dụng gấp nhiều lần và số lần phun thuốc rất
nhiều lần. Theo Thanh Hà (2008), cho biết có tới 70 – 80% hộ trồng rau phun
trung bình từ 8 – 12 lần thuốc BVTV trên 1 vụ trồng rau. Cụ thể: số lần phun
Trần Vũ Kim Quyên Trang 14
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
thuốc trên rau muống là 2 – 5 lần.vụ

-1
, cây đậu 8 – 15 lần, rau cải củ 3- 4 lần, cà
chua 3 – 10 lần, bắp cải 8 – 12 lần, mướp đắng 6 – 7 lần, dưa chuột 6 – 10 lần, dưa
hấu 6 – 15 lần. Qua đó thấy được sự lạm dụng thuốc BVTV quá mức là nguyên
nhân chính dẫn đến dư lượng thuốc BVTV trên rau ảnh hưởng xấu đến uy tính và
chất lượng của vùng trồng rau, sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu
dùng.
Nông dân hiểu biết về bệnh hại còn thấp
Theo kết quả khảo sát hiện trạng và biện pháp xử lý rác thải BVTV trên rau
màu tại tiểu vùng III xã Kiến An, 2008 cho thấy nông dân luôn sử dụng thuốc
BVTV quá liều lượng so với nhãn thuốc chiếm tới 96,7% hộ nông dân khi sử dụng
thuốc, trong đó có 66,67% hộ nông dân sử dụng gấp 2 – 3 lần liều lượng so với
nhãn thuốc và 30% hộ sử dụng gấp 4 – 5 lần so với nhãn thuốc và chỉ có 3,33% hộ
nông dân sử dụng đúng liều lượng so với nhãn thuốc. Hầu hết nông dân trong
vùng có trình độ còn hạn chế, nhận thức không đồng đều nên việc hướng dẫn
chuyển giao kỹ thuật gặp nhiều khó khăn trở ngại. Phần lớn nông dân chỉ áp dụng
các biện pháp thủ công trong việc phòng trừ sâu hại. Họ chưa nắm rõ được từng
loại dịch hại nên khi dùng thuốc để diệt sâu bệnh họ chỉ dùng theo kinh nghiệm
của mình hoặc được những nông dân khác truyền miệng. Do vậy, mặc dù cùng
một loại thuốc đó người này sử dụng có hiệu quả nhưng người kia lại dùng không
có tác dụng nguyên nhân chính là do loại thuốc đó, hoạt chất đó không phù hợp
không kháng được sâu bệnh mà cây trồng của họ nhiễm phải và khi không thấy
được hiệu quả thì tất nhiên là họ phải sử dụng loại thuốc khác, khi đó lượng thuốc
họ vừa sử dụng trước đó chưa kịp phân hủy còn tồn dư lại trên cây trồng. Qua một
thời gian thì dư lượng thuốc BVTV ngày càng tăng lên khi họ thu hoạch thì vô
tình họ đã đem thực phẩm bị nhiễm độc tiêu thụ trên thị trường.
Muốn khắc phục được tình trạng này thì cần phải tổ chức thường xuyên các
lớp tập huấn triển khai những kỹ thuật trong sử dụng thuốc BVTV để nông dân
nắm chắc được những kỹ thuật này thì hiệu quả sử dụng thuốc của họ sẽ dần được
Trần Vũ Kim Quyên Trang 15

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
hoàn thiện. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong công tác thanh
tra liên ngành (Sở Y tế; Sở Khoa học công nghệ; Sở công an; trung tâm kiểm định
thuốc BVTV) quản lý lưu thông thuốc BVTV trên thị trường về nhãn hàng hóa,
các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh, tài
liệu quảng cáo, hội thảo. Xây dựng và thực hiện kiểm tra đột xuất và thường
xuyên.
Thị trường thuốc BVTV đa dạng khó quản lý
Theo Kim Oanh (2008), chỉ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thị trường thuốc
BVTV đã rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, không chỉ
được kinh doanh trong các đại lý cấp 1, cấp 2, mà còn ở những cửa hàng buôn bán
nhỏ lẻ bán theo mùa vụ. Việc đăng ký kinh doanh thuốc BVTV đòi hỏi người chủ
cửa hàng phải có chứng nhận chuyên môn tuy nhiên không phải chủ cửa hàng nào
cũng đã từng được tập huấn, có trình độ chuyên môn, nhiều chủ cửa hàng thậm chí
chỉ mới học hết tiểu học. Điều này rất không tốt, khi vào mùa vụ nông dân đến cửa
hàng mua thuốc chủ cửa hàng giới thiệu thuốc nào cũng đặc hiệu trị được nhiều
loại sâu hại mà giá thành lại rẻ. Tâm lý của người nông dân thích rẻ nên mua về
dùng kết quả là không diệt được sâu hại mà còn phải tốn tiền của và công sức để
phun xịt thêm lần nữa. Như vậy, vô tình người nông dân đã gieo vào đất lượng
thuốc trừ sâu dư thừa làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong đất làm ảnh hưởng
xấu đến tính chất đất, gián tiếp ảnh hưởng đến sức sinh trưởng và phát triển của
cây trồng.
III.Các chất độc tích lũy trong các cây nông nghiệp và tác hại:
Rau xanh là thức ăn hằng ngày và rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng
nếu trong rau xanh có hàm lượng kim loại nặng vượt mức giới hạn thì sẽ làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người. Khi nghiên cứu kim loại nặng có trong rau xanh ở
địa bàn thuộc ngoại ơ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để biết mức độ kim loại
nặng hiện diện trong rau.
III.1.Giới thiệu:
Trần Vũ Kim Quyên Trang 16

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Hiện nay dân số gia tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người
ta cần có nhiều lương thực, thực phẩm, cụ thể là cung cấp trong các bữa ăn hàng
ngày. Rau cải không thể thiếu được, ông bà ta thường nói: “Đói ăn rau, đau uống
thuốc”. Rau cũng là nguồn thức ăn bổ dưỡng nuôi sống con người. Rau không
những cung cấp một lượng lớn sinh tố A, B, C…, mà còn cung cấp một phần các
nguyên tố vi, đa lượng rất cần thiết trong cấu tạo tế bào. Rau còn là một nguồn
dược liệu quý góp phần bảo vệ sức khoẻ cho con người. Nhưng nếu trong rau chứa
một lượng lớn kim loại nặng thì sẽ gây hại cho con người.
Nghiên cứu các xã thuộc ngoại ô TP.HCM như : xã Tân Thới Nhì, xã Bà
Điểm, xã Xuân Thới Sơn, xã Xuân Thới Thượng, xã Thới Tam Thôn, xã Đông
Thạnh thuộc huyện Hốc Môn; xã B ình Chánh, xã Đa Phước, xã Qui Đức thuộc
huyện Bình Chánh; xã Tân Phú Trung, xã Tân Thông Hội, xã Tân An Hội, xã
Phước Thạnh thuộc huyện Củ Chi.
III.2. Tính độc của một số kim loại nặng tồn dư trong thực vật:
III.2.1.Quá trình hấp thụ kim loại nặng vào thục vật:
Quá trình xâm nhập KLN vào cây trải qua bốn giai đoạn sau:
*KLN đi vào vùng tự do của rễ cây:
Sự di chuyển của các ion kim loại không bị giơi hạn tại bề mặt rễ cây,ion KL
có khả năng tích lũy trong vùng tự do của rễ cây một số bám chặt vào mặt tế bào
rễ
*KLN ở trong tế bào của rễ
Các KLN bị hâp thụ trong tế bào ,có thể mất tính linh động hay tính độc trong tế
bào chất,thông qua quá trính tạo phức với các phân tử hữu cơ,KLN cũng có thể
được chuyển vào trạng thái tự do hoặc trong trang thái phức chất.Đi với nhiều loại
cây sự hiện diện của các ion độc chất trong tế bào chất bao gồm sự tổng hợp
Protein có liên kết với KLN
*Vận chuyển KLN đến các mầm chồi:
Trần Vũ Kim Quyên Trang 17
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp

Các KL ở trong tế bào chất có thể được di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác
thông qua con đường tổng hợp sẽ đi vào mao dẫn rễ và đưa tới các mầm non.
*Tích lũy trong các bộ phận của cây:
Làm biến đổi dị hóa các yếu tố gen.Hầu hết các KLN được tích lũy trong rễ cây
đều ở trong không gian bào và được liên kết với chất pectin Và protein của thành
tế bào
III.2.Một số tính độc của KLN điển hình:
*Tính độc của Kẽm (Zn) :
- Đối với cây trồng: Sự dư thừa Zn cũng gây độc đối với cây trồng khi Zn
tích tụ trong đất quá cao. Dư thừa Zn cũng gây ra bệnh mất diệp lục. Sự tích tụ Zn
trong cây quả nhiều cũng gây một số mối liên hệ đến mức dư lượng Zn trong cơ
thể người và góp phần phát triển thêm sự tích tụ Zn trong môi trường mà đặc biệt
là môi trường đất.
- Đối với con người: Zn là dinh dưỡng thiết yếu và nó sẽ gây ra các chứng
bệnh nếu thiếu hụt cũng như dư thừa. Trong cơ thể con người, Zn thường tích tụ
chủ yếu là trong gan, là bộ phận tích tụ chính của các nguyên tố vi lượng trong cơ
thể, khoảng 2g Zn được thận lọc mỗi ngày. Trong máu, 2/3 Zn được kết nối với
Albumin và hầu hết các phần còn lại được tạo phức chất với λ -macroglobin. Zn
còn có khả năng gây ung thư đột biến, gây ngộ độc hệ thần kinh, sự nhạy cảm, sự
sinh sản, gây độc đến hệ miễn nhiễm. Sự thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu
chứng như bệnh liệt dương, teo tinh hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một
số triệu chứng khác.
* Tính độc của Đồng (Cu)
- Đối với cây trồng: Theo kết quả nghiên cứu nhiều công trình cho thấy Cu
có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Cây trồng thiếu Cu
thường có tỷ lệ quang hợp bất thường, điều này cho thấy Cu có liên quan đến mức
phản ứng oxit hoá của cây. Lý do chính của điều này là trong cây thiếu chất Cu thì
quá trình oxit hoá Acid Ascorbic bị chậm, Cu hình thành một số lớn chất hữu cơ
Trần Vũ Kim Quyên Trang 18
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp

tổng hợp với protein, Acid amin và một số chất khác mà chúng ta thường gặp
trong nước trái cây.
- Ngoài những ảnh hưởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra những
biểu hiện ngộ độc mà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết. Lý do của việc này
là do dùng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, đã khiến cho chất liệu Cu bị cặn lại trong
đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân Sulfat Cu cũng gây tác hại tương
tự.
- Đối với con người: Nguyên liệu dẫn đến ngộ độc Cu của con người có thể
là do: uống nước thông qua hệ thống ống dẫn nước bằng Cu, ăn thực phẩm có
chứa lượng Cu cao như Chocolate, nho, nấm, tôm…, bơi trong các hồ bơi có sử
dụng thuốc diệt tảo (Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ, uống bia hay rượu
đế mà cả hai được lọc với Cu sulfides. Đây là một chất độc đối với động vật: Đối
với người 1g/1kg thể trọng đã gây tử vong, từ 60 -100mg/1kg gây buồn nôn. Cu
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ do sự thiếu hụt cũng như dư thừa. Cu thiết
yếu cho việc sử dụng sắt (Fe), bệnh thiếu máu do thiếu hụt Fe ở trẻ em đôi khi
cũng được kết hợp với sự thiếu hụt Cu.
* Tính độc của Cadmium (Cd)
- Đối với cây trồng: Rau diếp, cần tây, củ cải, cải bắp có xu hướng tích luỹ
Cd khá cao, trong khi đó củ khoai tây, bắp, đậu tròn, đậu dài được tích luỹ một số
lượng Cd nhiều nhất trong các loại thực phẩm, lá cà chua được tìm thấy tích luỹ
Cd khoảng 70 lần so với lá cà rốt trong cùng biện pháp trồng trọt giống nhau.
Trong các cây, Cd tập trung cao trong các rễ cây hơn các bộ phận khác ở các loài
yến mạch, đậu nành, cỏ, hạt bắp, cà chua, nhưng các loài này sẽ không phát triển
được khi tích luỹ Cd ở rễ cây. Tuy nhiên, trong rau diếp, cà rốt, cây thuốc lá, khoai
tây, Cd được chứa nhiều nhất trong lá. Trong cây đậu nành, 2% Cd được tích luỹ
hiện diện trong lá và 8% ở các chồi. Cd trong mô cây thực phẩm là một yếu tố
quan trọng trong việc giải quyết sự tích luỹ chất Cd trong cơ thể con người.
Sự tập trung Cd trong mô thực vật có thể gây ra thông tin sai lệch của quần
thể.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 19

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
- Đối với con người: Cd trong môi trường thường không độc hại nhiều
nhưng nguy hại chính đối với sức khoẻ con người từ Cd là sự tích tụ mãn tính của
nó ở trong thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập trung ở trong
thận lên trên 200mg/kg trọng lượng tươi. Thức ăn là con đường chính mà Cd đi
vào cơ thể, nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm kim loại nặng, những
người hút thuốc lá có thể thấm vào cơ thể lượng Cd dư thừa từ 20 - 35 µ
gCd/ngày.Cd đã được tìm thấy trong protein mà thường ở trong các khối của cơ
thể và những protein này có thể tìm thấy trong nấm, đậu nành, lúa mì, cải bắp và
các loại thực vật khác. Cd là một kim loại nặng có hại, vào cơ thể qua thực phẩm
và nước uống, Cd dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt ở đó. Khi xâm
nhập vào cơ thể Cd sẽ phá huỷ thận. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Cd gây
chứng bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ khiến
việc cố định Ca trở nên khó khăn. Những tổn thương về xương làm cho người bị
nhiễm độc đau đớn ở vùng xương chậu và hai chân. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư tiền
liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người thường xuyên tiếp xúc với
chất độc này.
*Tính độc của Arsenic (As)
- Đối với cây trồng: Arsenic được nhiều người biết đến do tính độc của một
số hợp chất có trong nó. Sự hấp thụ As của nhiều cây trồng trên đất liền không quá
lớn, thậm chí ở đất trồng tương đối nhiều As, cây trồng thường không có chứa
lượng As gây nguy hiểm. As khác hẳn với một số kim loại nặng bình thường vì đa
số các hợp chất As hữu cơ ít độc hơn các As vô cơ. Lượng As trong các cây có thể
ăn được thường rất ít. Sự có mặt của As trong đất ảnh hưởng đến sự thay đổi pH,
khi độc tố As tăng lên khiến đất trồng trở nên chua hơn, nồng độ pH < 5 khi có sự
kết hợp giữa các loại nguyên tố khác nhau như Fe, Al. Chất độc ảnh hưởng từ As
làm giảm đột ngột sự chuyển động trong nước hay làm đổi màu của lá kéo theo sự
chết lá cây, hạt giống thì ngừng phát triển. Cây đậu và những cây họ Đậu
(Fabaceae) rất nhạy cảm đối với độc tố As.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 20

GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
- Đối với con người: Khi lượng độc tố As vượt quá ngưỡng, nhất là trong
thực vật, rau cải thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhiều hơn sẽ gây ngộ
độc. Nhiễm độc As trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang,
thận, gan và phổi. As còn gây ra những chứng bệnh timmạch như cao huyết áp,
tăng nhịp tim và các vấn đề thần kinh. Đặc biệt, khi uống nước có nhiễm As cao
trong thời gian dài sẽ gây hội chứng đen da và ung thư da.
Các mẫu rau muống, cần và cải xoong lấy tại thôn Bằng B (Hoàng Liệt,
Thanh Trì) chứa nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, một số loại bị cấm sử dụng.
Riêng chất cholopyrifos trong rau muống vượt chuẩn cho phép gần 20 lần.
Trước sự lo ngại của người dân về độ an toàn của các loại rau trồng ở khu
vực Thanh Trì (Hà Nội), một trong những nguồn cung cấp rau chủ yếu cho nội
thành, Bộ Y tế đã lấy mẫu rau ở thôn Bằng B, phường Hoàng Liệt, để xét nghiệm.
Tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết, họ đã lấy
mẫu rau muống, cần và cải xoong, mỗi loại 3 mẫu bao gồm cả rau mới cắt và rau
bán ở cửa hàng. Kết quả kiểm định tại Viện Dinh dưỡng cho thấy, các loại rau trên
tồn dư nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó có các chất đã bị cấm sử dụng
như monitor, BHC, Endrin, Heptachlor. Riêng hàm lượng chất cholopyrifos trong
rau muống là 1,97 mg/kg, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 0,1 mg/kg rau tươi.
Một số chất độc lại có nhiều trong những loại rau phổ biến như rau diếp,
cần tây, cải bắp, khoai tây Trước thực trạng này, liên tiếp trong những ngày gần
đây, Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ NN&PTNT
đã tổ chức họp bàn về vấn đề này.
Còn nhiều rau quả chứa dư lượng thuốc BVTV cao Hành, cà chua, mướp
đắng chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Tại hội nghị về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành nông
nghiệp vừa diễn ra hôm 25/8, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NN&PTNT) công
Trần Vũ Kim Quyên Trang 21
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
bố kết quả kiểm tra 25 mẫu rau tại các tỉnh phía Bắc, có tới 44% mẫu rau có dư

lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 4% có hoạt chất độc hại vượt quá giới hạn
cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới
54% mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện
có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng.
Tại Bình Dương, kiểm tra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9
mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn. Tại Đồng Nai, kiểm tra 495
mẫu rau, có tới 56 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu
chuẩn cho phép. Một số loại rau thường bị phát hiện chứa nhiều dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật như: Hành, cà chua, đậu đỗ, mướp đắng, dưa chuột
Tại một loạt vựa rau của Hà Nội như Thường Tín, Hoài Đức, Thanh Trì
tình trạng tưới rau bằng phân tươi hoặc nguồn nước bị ô nhiễm khá phổ biến.
Không chỉ các loại rau củ như su hào, khoai tây mà ngay cả các loại rau dùng để
ăn sống như hành, rau diếp, rau thơm cũng được tưới bằng những nguồn nước
không đảm bảo vệ sinh. Một loạt vùng rau như xóm Hồng Thái, Hoà Lương,
Quang Trung, Tiên Hoàng, Phú Cốc, Nội Thôn, Đông Thai, Nỏ Bạn thuộc huyện
Thường Tín, hoặc vựa rau thuộc huyện Hoài Đức, thường có ngay một hố ủ phân
gà cạnh ruộng rau, bốc mùi khăn khẳn khắp vùng.
Dễ gây ung thư, ngộ độc thần kinh
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng chỉ với thực tế 3% rau
xanh có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép, tương ứng với
hơn 2 triệu người hàng ngày phải ăn rau không đảm bảo. Thực tế, việc hàng ngày
ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy
hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận Nếu ăn phải rau bị
nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ
độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác.
Trần Vũ Kim Quyên Trang 22
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
Thứ trưởng Bùi Bá Bổng yêu cầu, phải phấn đấu đến cuối năm 2009 các loại thực
phẩm như rau và cả thịt, cá được đảm bảo an toàn.
Cùng liên quan đến chất lượng nguồn rau, TS. Ngô Kiều Oanh (Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam) khẳng định, hiện Hà Nội chỉ còn khu vực Ba Vì, Sơn
Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng là chưa bị ô nhiễm, có sản vật phong phú
rất thuận lợi để hình thành một vùng sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn
mang tính hàng hóa lớn cho thành phố.
Nhưng bên cạnh các nguyên tố vi lượng gây hại thì một số nguyên tố có
lợi cho cay trồng
SILÍC – NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG DIỆU KỲ(NGUYỄN ĐẠI
HƯƠNG)(Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường)
Silíc là nguyên tố khoáng quan trọng nhất trong số những nguyên tố không
thiết yếu. Trừ nhóm cây trong họ Mộc tặc (Equisetaceae) xem silic là nguyên tố
thiết yếu, các cây còn lại không xem silic là cây thiết yếu vì hàm lượng silíc trong
tế bào thấp và thiếu silíc cây vẫn hoàn thành chức năng sinh trưởng và phát triển.
Marschner (1995) và Epstein (1994) cho rằng silíc là nguyên tố dinh dưỡng hữu
ích cho hầu hết các loài thực vật. Tuy nhiên, ở cây một lá mầm, trong đó cây lúa
và mía là những cây có hàm lượng silíc trong tế bào đạt 5% trở lên (Epstein, 1994;
Miyake & Takahashi, 1983). Hơn nữa, lượng silíc có trong tế bào phụ thuộc rất
nhiều vào hàm lượng silíc hòa tan sẵn có trong môi trường sống của cây. Điều
đáng quan tâm ở đây, khi cây được bón đầy đủ silíc sẽ tăng tính kháng sâu đục
thân, kháng bệnh do nấm và các yếu tố môi trường bất lợi khác như nhiễm mặn,
hạn, úng, ngộ độc kim loại. Quả là nguyên tố dinh dưỡng kỳ diệu của cây trồng.
Các nhà nghiên cứu Nam Phi và chuyên gia CIRAD nghiên cứu thành công
việc ứng dụng phân bón silíc để làm tăng tính chống chịu sâu đục thân mía Eldana
saccharina Walker (Kvedaras, 2006). Giáo sư Liang, MD. tại Đại học Kwa Zulu
Natal khẳng định trong nghiên cứu của mình tại Nam Phi rằng silíc tạo ra rào cản
Trần Vũ Kim Quyên Trang 23
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
cơ học chống lại sự tấn công của côn trùng miệng nhai và chích hút. Hàm dưới của
sâu tuổi rất yếu nên không gặm được lớp cutin trên biểu bì của lá. Bên cạnh đó,
silic cũng có vai trò xúc tác trong tính kháng sinh lý bằng cách sản sinh ra những
hợp chất hóa học, tan-nin và phenol. Do đó, dùng silic để kiểm soát dịch hại là hợp

phần quản lý tổng hợp về sâu bệnh hại vì nó không để lại tồn dư độc chất hóa học
trên cây trồng và môi trường. Ông Liang cũng nhận định, 70% đất ở Nam Phi thiếu
silíc từ vừa đến trầm trọng.
Trong một khía cạnh khác, Viator và CS so sánh hiệu quả bón can-xi cho
mía từ nguồn vôi đôlômít và xỉ can-xi silicat phụ phẩm của ngành luyện thép). Kết
quả, năng suất ở ruộng bón can-xi silicat cao hơn có ý nghĩa so với ruộng bón vôi
đôlômít với cùng hàm lượng can-xi kể cả vụ tơ và hai vụ gốc. Điều đó chứng tỏ
silic đóng vai trò trong việc tăng năng suất cây trồng.
Cây hút silíc và tích luỹ trong thành tế bào ngăn chặn sự xâm nhập của tế
bào sợi nấm vào tế bào. Hơn nữa, silíc làm tăng tính chống chịu bệnh hại do nấm
bằng cách tạo vách ngăn cơ học và tích luỹ chất phenol như là chất diệt nấm
(fungicide) diệt hết tế bào khuẩn ty có manh nha xâm nhập vào tế bào. Các thí
nghiệm của Datnoff (1991) và Willow (1992), bón silic làm cho lúa tăng đáng kể
tính kháng bệnh và làm tăng năng suất lúa lên 56 đến 88%. Ngoài ra, Belanger và
Mezies đã kết luận silic làm giảm đáng kể bệnh phấn trắng, thối gốc (Pythium
ultimum) và thối rễ (Pythium aphanidermatum) trên dưa chuột trong điều kiện thuỷ
canh trong nhà kính.
Trong việc chịu hạn và mặn, silíc giúp cây hạn chế thoát hơi nước, duy trì
nước trong lá ở mức cao, ổn định nhờ việc tạo thành lớp biểu bì kép silica-cutic
(sừng cứng).
Nhiều nghiên cứu cho thấy silíc giúp cây loại bỏ khả năng bị ngộ độc
mangan, sắt và nhôm vì silic giúp cây phân phối các nguyên tố kim loại này một
Trần Vũ Kim Quyên Trang 24
GS.TS Lê Huy Bá Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp
cách hợp lý. Nếu thiếu silic, các nguyên tố kim loại này tích trữ không đều, gây
nên ngộ độc. Bên cạnh đó, silic còn giúp loại bỏ sự mất cân đối dinh dưỡng có hại
giữa kẽm và lân trong cây làm cho cây khoẻ hơn.
Với cây mía, có bằng chứng cho thấy silic giúp cây mía tránh khỏi các bức
xạ tia cực tím bằng cách lọc những tia có hại.
Không những thế, Moriss, D. và Tai, P.Y.P. chứng minh rằng khi cây mía

được bón đủ silic còn có khả năng kháng rét, hay nói cách khác là silíc giúp cây
mía hạn chế tổn thương tế bào do nhiệt độ xuống ngưỡng rét hại.
Silíc là nguyên tố rất giàu trong lớp vỏ trái đất, ít ai nghĩ rằng đất trồng
thiếu silíc. Tuy nhiên, silíc trong đất hầu hết nằm ở dạng không hòa tan gồm cát,
khoáng thạch anh và di-oxýt silíc. Vì hầu hết các hợp chất chứa silíc nằm ở dạng
trơ nên silíc hữu hiệu trong đất rất thấp. Nhà khoa học người Mỹ Emanuel Epstein
nhận định lâu nay chúng ta chưa đánh giá đúng vai trò của silíc trong đời sống của
thực vật. Ở Pakistan, silíc được biết như là nguyên tố dinh dưỡng nên nhu cầu
dùng phân có silíc đã giúp cây trồng cải thiện đáng kể tính chống chịu với các tác
nhân gây bệnh (Sabir và CS). Các kết quả nghiên cứu này đã đặt ra yêu cầu phải
đánh giá lại vai trò của silíc như là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. Silíc hiện diện
trong một số cây trồng với số lượng lớn có thể sánh với canxi, lưu huỳnh và ngay
cả lân. Do vậy, cần cân nhắc xem silic như là nguyên tố trung lượng đối với cây
lớp một lá mầm (Michael Kernan, 2000). Ở Nhật, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và
Thủy sản nước này công nhận xỉ canxi silicát là phân bón cung cấp silíc từ năm
1955 (Ma và Takahashi, 2002) và phân bón silic đã có nhiều hứa hẹn trong việc
tăng năng suất, giữ ổn định sản xuất cho Nhật.
Vấn đề đặt ra là cây trồng cần bao nhiêu silíc? Theo tính toán của Machael,
M. và Donald, H.M. (2000) rằng 1 ha lúa cho năng suất 5 tấn thóc sẽ lấy đi 230 –
Trần Vũ Kim Quyên Trang 25

×