Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

chuyên đề kỹ thuật di truyền vấn đề động vật chuyển gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 25 trang )

1
NHÓM THỰC HIỆN:
Phạm Thị Thùy Trâm
Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Hồ Thị Dung
Nguyễn Thị Lụa
Nguyễn Thị Hồng Hà
1.Giới thiệu:
Trong những cố gắng không ngừng của con người trong việc nâng cao sức
khoẻ, sự tiến bộ của nền khoa học hiện đại bao gồm công nghệ gen và công nghệ
chuyển gen đã phát hiện ra những liệu pháp gen mới dựa trên việc sản xuất protein
tái tổ hợp có trong sữa của bò chuyển gen. Phương pháp này cung cấp một nguồn
protein an toàn, có giá trị cao và không thể sản xuất bằng các phương pháp khác.
Chuyển gen là việc di chuyển các gen từ cấu trúc di truyền ban đầu gọi là thể
cho (donor) tới một cấu trúc di truyền khác có khả năng dung nạp gen đó gọi là thể
nhận (recipient) thông qua một vector, một phương tiện kỹ thuật hay bằng các kích
thích là các nhân tố chuyển gen như nhân tố sinh học, lí-sinh, hoá- sinh, hoặc bằng
cách tự vận động của gen. Đây là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất và cũng
hứa hẹn mang lại lợi ích to lớn nhất của kỹ thuật di truyền.
Động vật chuyển gen là những con vật mang những gen lạ (khác loài hoặc
những gen tái tổ hợp) mà những gen này được đưa vào hệ gen của nó có chủ ý
dưới sự can thiệp của con người. Gen chuyển phải được di truyền theo mô hình
của Menden và cho phép tạo ra một đàn gia súc theo các phương pháp lai tạo
truyền thống. Sử dụng động vật biến đổi gen có hàng loạt những ưu điểm, đó là:
chúng có khả năng sinh sản được để tạo ra thế hệ động vật chuyển gen tiếp theo;
khả năng sản xuất linh động, sản lượng của chúng phụ thuộc vào số lượng con vật
sản xuất; chúng có khả năng tự duy trì nguồn nguyên liệu và năng lượng cho bản
thân chúng; và trong hầu hết các sản phẩm thuốc được chế tạo từ vật nuôi, sản
phẩm được tạo ra tiện lợi nhất đó là ở dạng sữa.
Ở động vật, những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng suất
nuôi trồng, tạo ra các thế hệ động vật mới, có thêm một số tính trạng mới như


chống chịu bệnh tật, cho năng suất cao hơn, nhiều trứng hơn, tỷ lệ nạc cao hơn.
Hơn nữa, các động vật chuyển gen còn có khả năng sản xuất được các loại
protein quý hiếm mà con người rất cần trong trị liệu.
Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học đã có thể chuyển một gen lạ vào vi
khuẩn và bắt nó biểu hiện gen. Tuy nhiên, những protein phục vụ cho nhu cầu của
con người ngày càng đòi hỏi phức tạp và cơ thể vi khuẩn không biểu hiện được và
cần đến động vật chuyển gen. Sản phẩm thành công đầu tiên của con người về sản
xuất sản phẩm sinh học thông qua chuyển gen là Insulin và Hoc môn sinh trưởng
2
vào vi khuẩn E.coli (1982 và 1987). Năm 1998 có khoảng dưới 1% dược phẩm là
protein được tổng hợp tái tổ hợp nhưng trị giá của nó tới 12 tỷ USD. Người ta dự
tính rằng chỉ cần 600 con bò chuyển gen là có thể cung cấp đủ nhu cầu của cả thế
giới về một dược phẩm là 1 loại protein nào đó (ví dụ như human serum albumin
cho điều trị bỏng). Động vật chuyển gen được nghiên cứu nhằm các mục đích.
1. Nghiên cứu những gen gây bệnh như gen gây loạn dưỡng cơ tim, ung thư, tự
miễn dịch, hồng cầu lưỡi liềm. Dùng phương pháp chuyển gen để tạo động vật
thí nghiệm mà bị loại bỏ hoặc khoá các gen nào đó để xác định chức năng của
gen.
2. Tạo ra các loại protein, hóc môn, yếu tố sinh trưởng dùng trong trị liệu
3. Thay đổi cấu trúc giải phẫu, sinh lý cơ quan, nội tạng ( đưa một số gen mới,
loại bỏ một số gen) nhằm phục vụ mục đích cấy ghép nội tạng.
Ở Việt nam, việc tạo động vật chuyển gen vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Việc
nghiên cứu mới được bắt đầu vài năm gần đây và mới thực hiện được ở trên đối
tượng là cá, đầu tiên là cá vàng và cá chạch là những cá có kích thước nhỏ, thời
gian sinh trưởng và thành thục ngắn, rất thuận tiện cho công tác nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm. Thành công của những nghiên cứu này không những mang lại
hiệu quả kinh tế lớn cho sản xuất và mở rộng cho những nghiên cứu tiếp theo trên
đối tượng động vật bậc cao mà còn khẳng định được sự tiến bộ vượt bậc của
ngành khoa học công nghệ nước ta.
2 Các nguyên lý sinh học của quá trình chuyển gen.

2.1 Mục tiêu, yêu cầu
Mục tiêu của kỹ thuật chuyển gen là phải đưa một đoạn gen vào hệ gen nhân
của tế bào nhận, có khả năng biểu hiện và di truyền ổn định… Để đạt được điều
đó, chúng ta phải làm thoả mãn và đạt được các mục tiêu, yêu cầu sau:
• Gen được chuyển phải xâm nhập vào tế bào của sinh vật chuyển gen. Do
các tế bào của cơ thể nhận có xu hướng tự chọn lọc và ngăn cản sự xâm
nhập của các yếu tố lạ, do vậy chúng ta phải có một số biện pháp sinh lý,
sinh hoá hoặc cưỡng bức để đưa các thành phần lạ vào trong tế bào làm
tăng hiệu suất chuyển gen.
• Tế bào thể nhận phải tiếp nhận gen lạ vào hệ gen nhân. Không phải tất cả
các tế bào trong cơ thể đều có thể tiếp nhận các thành phần lạ, các cơ thể
không giống nhau phản ứng khác nhau với sự xâm nhập của một gen lạ.
Thậm chí, các mô khác nhau trong một cơ thể hay các tế bào khác nhau của
cùng một mô cũng có khả năng tiếp nhận sự biến nạp một cách khác nhau.
• Gen được chuyển phải được biểu hiện sau khi tiếp nhận vào hệ gen nhân.
Vấn đề quan trọng là sau khi đoạn gen được đưa vào trong tế bào và được
tế bào đó chấp nhận nhưng vấn đề gen đó có khả năng biểu hiện không và
biểu hiện như thế nào lại là một vấn đề khác. Có khoảng 1% của tế bào
phôi chuyển gen có chứa gen cần chuyển nhưng không phải bất cứ tế bào
phôi nào cũng phát triển bình thường. Khi một gen nào đó chuyển vào
trong tế bào phôi mới thụ tinh, do tính chất ngẫu nhiên nên đoạn gen có thể
3
chèn vào một gen cấu trúc nào đó và có thể gây lên hiện tượng gián đoạn
chức năng bình thường của cơ thể đẫn đến hiện tượng khiếm khuyết, phát
triển kém, ung thư, viêm khớp hoặc hàng loạt các loại bệnh khác.
• Tế bào chứa gen biến nạp phải có khả năng tái sinh (ở thực vật) hoặc có
khả năng chuyển lại cho đời sau. Đây là cơ sở cho việc duy trì cơ thể
chuyển gen để chọn lọc, tăng số lượng của cơ thể chuyển gen.
2.1 Biểu hiện các sản phẩm chuyển gen.
Sử dụng động vật chuyển gen như một nhà máy dược phẩm là một lựa chọn

mang lại lợi nhuận cao thay cho việc nuôi cấy tế bào. Đối với một số protein phức
tạp (có chứa các phân tử đường, cấu trúc bậc 2, bậc 3…) thì đây là một biện pháp
tối ưu. Những động vật này trở thành một phương tiện sản xuất có nhiều lợi ích
như dễ dàng duy trì, tái sản xuất bằng sinh sản, năng suất thay đổi linh hoạt qua số
lượng vật nuôi, giá thành thấp và đặc biệt, sản phẩm được biểu hiện qua sữa là một
dạng dễ sử dụng và tiện lợi.
Thực tế có khá nhiều cách để thu được sản phẩm chuyển gen của cơ thể như
thu hoạch từ máu, từ nước tiểu hoặc từ sữa. Hemoglobin từ lợn chuyển gen này là
một loại protein được tạo ra và thu hoạch từ máu với hy vọng tìm ra nguồn thay
thế máu người. Một số loại protein được thu lại từ nước tiểu của động vật chuyển
gen và họ cho rằng, có một số lợi thế khi tạo động vật chuyển gen sản xuất protein
qua nước tiểu như khong cần đợi đến khi động vật sinh sản, sản xuất liên tục,
không theo chu kỳ… Tuy nhiên, bàng quang, thận không phải là cơ quan có thể
sản xuất một lượng lớn và liên tục protein và việc sản xuất thuốc (protein) qua
đường này cần tiếp tục nghiên cứu.
Một con đường chủ yếu các công ty dược phẩm và các nghiên cứu tập trung
vào đó là sản suất protein qua sữa. Vậy, làm thế nào để chuyển một gen vào cơ thể
và protein của gen đó được tổng hợp trong quá trình tạo sữa và bài tiết theo đường
sữa.
Như chúng ta đã biết, để một gen hoạt động thì nó cần phải có gen chỉ huy, gen
khởi động, gen điều hoà, gen cấu trúc. Muốn protein nào đó được tổng hợp trong
quá trình tạo sữa thì gen cấu trúc của nó cần phải được đưa vào 1 promotor điều
khiển hoạt động và mã hoá protein ở tuyến sữa và như vậy nó sẽ hoạt động trong
quá trình tạo sữa. Vì vậy, gen đó có ở mọi mô bào nhưng nó chỉ hoạt động ở tuyến
sữa và được bài tiết vào trong sữa. Các gen, promoter của gen k-casein hoặc b-
lactoglobunin là những promoter đích cần chèn vào. Sản xuất protein qua tuyến
sữa có rất nhiều lợi thế, bao gồm:
-Tuyến sữa của động vật có vú là một cơ quan sản xuất sinh học thích nghi với
việc sản xuất protein và bài tiết sữa;
-Nhiều protein được sản xuất ở tuyến sữa của động vật có vú;

-Sự biểu hiện gen ở tuyến sữa của động vật có vú là chính xác về thời gian;Sản
lượng sữa được tiết ra ở động vật có vú là khá lớn.
4
3 Các bước tạo động vật chuyển gen
Thông qua chuyển gen, ADN cho một loại protein hay dược phẩm nào đó có
thể chuyển vào động vật để sản xuất một số lượng lớn dược phẩm nào đó, bao
gồm:
3.1 Xác định, đánh giá và phân lập gen mong muốn.
Để bắt đầu chuyển gen, chúng ta phải xác định gen cần chuyển, đặc tính mong
muốn là gì và gen điều khiển tính trạng đó là gen nào, nằm ở đâu trong hệ gen của
vật cho. Ví dụ, với mục đích sản xuất protein hemoglobin của người vào lợn,
người ta phải xác định tính trạng cần chuyển là protein hemoglobin ở người, tiếp
theo, người ta phải xác định gen tổng hợp lên hemoglobin là gen nào, trình tự gen
đó là gì và sau đó là phải phân lập được gen đó. Mục đích là tìm được gen cấu trúc
của tính trạng mình mong muốn.
Để một gen hoạt động được thì nó cần phải có gen chỉ huy, gen khởi động, gen
điều hoà, gen cấu trúc. Vùng điều hoà có chiều dài khoảng 100 bp kết hợp với các
nhân tố điều hoà cis- hoặc trans- để tham gia vào quá trình phiên mã, để khởi
động hoặc kết thúc quá trình phiên mã của một gen. Để tìm được gen cấu trúc
người ta có thể đi từ nhiều hướng khác nhau như từ ADN nhân, hoặc các sản phẩm
biểu hiện của nó là từ ARN thông tin (mARN) hoặc từ protein. Khi tìm được một
gen cấu trúc cần thiết rồi, người ta cần phân phân lập gen cấu trúc đó và kết hợp
với một promotor đã được xác định để tạo ra một tổ hợp gen cấu trúc và promotor.
Đoạn gen cấu trúc trong tổ hợp này có thể được phân lập trực tiếp từ ADN của hệ
gen, nó bao gồm cả vùng intron và vùng exon do vậy kích thước của nó khá dài.
Gen cần chuyển có thể được tổng hợp từ mARN để tạo ra cADN. Kích thước đoạn
cADN ngắn hơn nhiều so với kích thước đoạn gen phân lập tử ADN hệ gen, do
trong mARN chỉ có đoạn mang mã (exon). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều
tác giả thì hiệu quả chuyển gen từ ADN hệ gen cao hơn nhiều so với chuyển gen
từcDNA.

Hình 1. So sánh 2 loại ADN đích có thể được sử dụng trong chuyển gen vào phôi
non.
5
3.2 Thiết kế và biểu hiện gen vào vật mang.
3.2.1 Các loại vật mang(nhân tố chuyển gen)
Vật mang là những yếu tố cần thiết cho việc đưa các gen muốn chuyển từ
thể cho sang thể nhận. Tuỳ theo cấu trúc gen cần chuyển mà yêu cầu các loại vật
mang khác nhau. Vật mang chủ yếu là các vector sinh học, đó là một đoạn phân tử
acid nucleic thường có dạng vòng, mang nhiều đặc tính trong đó có khả năng xâm
nhập vào tế bào vật chủ và mượn bộ máy của tế bào vật chủ để tạo ra nhiều bản
sao giống hệt ban đầu. Các loại vector dùng trong kỹ thuật chuyển gen là:
Plasmid( nhóm plasmid tự nhiên, plasmid nhân tạo ), phage, cosmide, virus của
eukaryote (SV40, adenovirus, retrovirus, herpes virus ), nhiễm sắc thể nhân tạo
của nấm men và động vật có vú.
Các đặc tính cần thiết của một vector:
- Có khả năng sao chép tích cực và độc lập trong tế bào vật chủ;
- Vector phải có kích thước càng nhỏ càng tốt để thu nhận ADN ngoại lai
có kích thước tối đa;
- Vector phải cho phép phát hiện dễ dàng so với tế bào không mang vector
này (thường là kháng kháng sinh hoặc sản sinh enzyme b-gallactosidase);
- Vector phải có khả năng tồn tại trong tế bào chủ trong nhiều thế hệ;
- Vector phải có vị trí nhận biết duy nhất (tồn tại vị trí cho mỗi enzyme giới
hạn, càng nhiều loại enzyme càng tốt)
3.2.2 Chuyển gen vào vật mang
Sau khi đã tạo được tổ hợp gen biểu hiện, chèn tổ hợp này vào
vector thích hợp có thể là plasmid hoặc phage để tạo dòng trong tế bào vi
khuẩn. Sự chuyển nạp plasmid vào tế bào vi khuẩn có thể được kiểm tra
bằng cách nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường chọn lọc sử dụng kháng sinh
tương ứng với gen kháng kháng sinh có trong plasmid đó. Số lượng tổ hợp
gen chuyển và plasmid sẽ được khuếch đại lên theo sự phân chia của tế bào

vi khuẩn. Hàng triệu plasmid sẽ được tách khỏi vi khuẩn và đoạn gen mong
muốn sẽ dược cắt khỏi plasmid bằng enzyme giới hạn. Sau khi cắt khỏi
plasmid, tổ hợp gen biểu hiện có thể thu lại được bằng cách thôi gel sau khi
điện di.
Tổ hợp plasmid mang gen chuyển cũng được biến nạp vào tế bào
eukaryote nuôi cấy để đánh giá sự biểu hiện của gen. Đoạn gen ngoại lai sau
khi tinh sạch từ gel agarose được hoà tan trong đèm chuyên dùng cho vi tiêm
(đệm TRIS-EDTA). Dung dịch ADN dùng cho vi tiêm có nồng độ từ l-5
mg/ml
3.3 Thu nhận tế bào nhận.
Ở động vật có vú thì giai đoạn biến nạp gen thích hợp nhất là trứng ở giai
đoạn tiền nhân (pronucleus), giai đoạn mà nhân của tinh trùng và trứng chưa
dung hợp với nhau. Ở giai đoạn này tổ hợp gen lạ có cơ hội xâm nhập vào hệ
gen của động vật nhờ sự tái tổ hợp ADN của tinh trùng và của trứng. Do tế bào
phôi chưa phân chia và phân hóa nên tổ hợp gen lạ được biến nạp vào giai
6
đoạn này sẽ có mặt ở tất cả các tế bào kể cả tế bào sinh sản của động vật
trưởng thành sau này. Đối với động vật có vú, trứng chín được thu nhận bằng
phương pháp sử dụng kích dục tố để gây siêu bài noãn theo chương trình đã
được xây dựng cho mỗi loài hoặc bằng phương pháp nuôi cấy trứng trong ống
nghiệm (in-vitro). Sau đó thụ tinh nhân tạo để tạo ra trứng tiền nhân
.
3.4 Chuyển vật mang vào tế bào nhận.
Tổ hợp gen ngoại lai có thể được chuyển vào tế bào nhận theo nhiều cách
khác nhau như, các phương pháp chính bao gồm:
1. Vi tiêm (microinjection), là một phương pháp sử dụng các thiết bị vi thao
tác cực nhạy với vi kim được thực hiện dưới kính hiển vi để tiêm một đoạn
ADN trong dịch tiêm vào phôi non của động vật.
2. Chuyển gen bằng sử dụng tế bào gốc(stem cell). Các tế bào phôi ở giai
đoạn 16-32 tế bào là các tế bào đa năng (totipotent) nghĩa là có thể phân

hóa thành bất kỳ loại mô nào. Người ta đã tiến hành nuôi cấy và biến nạp
gen vào những tế bào này bằng cách nhiễm với vector virus. Sau khi chọn
ra những tế bào đã được biến nạp gen lạ người ta đưa nó vào phôi khác ở
giai đoạn phôi nang để tạo ra động vật chuyển gen thể khảm. Tỉ lệ các phôi
sống sót sau thao tác là khá cao (80%), trong số đó 90% biểu hiện tính
trạng mới. Tiếp theo, người ta lai tạo qua các đời để thu được động vật
đồng hợp tử về các tính trạng mà ta chuyển vào.
3. Chuyển gen bằng súng bắn gen (gene gun), là biện pháp chuyển gen xuất
hiện cuối những năm 1980. Biện pháp này sử dụng các hạt bụi volfram
hoặc bụi vàng trộn lẫn ADN (tổ hợp gen cần chuyển) và bắn vào khối mô,
tổ chức cần nhận nhờ áp lực khí helium (3500 psi). Đây là biện pháp
chuyển gen có nhiều ưu điểm và hiệu quả, ở Việt nam đã có một số cơ quan
nghiên cứu áp dụng kỹ thuật này như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện
Công nghệ sinh học nhưng kỹ thuật này chỉ chủ yếu tiến hành đối với mô
thực vật
4. Phương pháp xung điện (electroporation). Phương pháp này tạo cho các
màng sinh học dễ thấm và dễ dung hợp nhờ sự kích thích của điện trường,
Một yếu tố khác đó là, xung điện tạo ra những lỗ thủng nhỏ trên bề mặt của
màng tế bào, nhờ vậy rất nhiều loại plasmid có thể chuyển qua được.
Phương pháp này có hiệu quả cao, phù hợp cho việc biến nạp với số lượng
lớn tế bào. Tuy nhiên tỷ lệ tế bào chết cũng khá nhieù và một một loại tế
bào cũng cần đòi hỏi biện pháp tiền xử lý thích hợp.
5. Qua trung gian virus(virus mediated), là biện pháp chuyển gen khá đặc
hiệu để chuyển gen vào đối tượng nhận. Nguyên lý của phương pháp này
khá đơn giản. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, virus thường chuyển một
đoạn gen cỉa nó vào tế bào chủ và bắt tế bào chủ phải tổng hợp nguyên vật
liệu cho nó. Phương pháp này mở ra một triển vọng cũng như là một thách
thức đối với khoa học để điều khiển và lợi dụng các đặc điểm có lợi để sửa
chữa khuyết tật di truyền trong liệu pháp gen. Chuyển gen sử dụng trung
7

gian virus (retrovirus- là loại virus không gây bệnh) có lợi thế là không làm
thay đổi hoạt động của gen cũ của cơ thể nhưng gây nên mối nghi ngại việc
tạo ra virus mới, lan truyền các thành phần của virus để tạo ra một loại
virus mạnh hơn, nguy hiểm hơn.
6. Chuyển qua trung gian tinh trùng (sperm mediated), là một phương pháp
chuyển gen sử dụng tinh trùng ủ với liposome có chứa ADN plasmide và
dùng thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này được thực hiện khá thành công ở
thỏ. Phương pháp này cũng đang được nghiên cứu và áp dụng đối với
chuyển gen ở lợn, nhằm tạo ra nguồn cơ quan, tổ chức phục vụ cho cấy
ghép.
3.5 Phân tích hiệu quả của việc chuyển gen.
Để khẳng định động vật có được chuyển gen lạ vào hay không người ta
phải kiểm tra xem gen lạ có xâm nhập vào được bộ máy di truyền của động vật
và có biểu hiện được hay không. Đây là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và
công sức, các phương pháp xác định bao gồm:
3.5.1 Phương pháp nhân gen
Phương pháp để sàng lọc sơ bộ trước tiên là phản ứng nhân gen (PCR ) sử
dụng cặp mồi đặc hiệu để nhân đoạn gen được chuyển. Phương pháp PCR cho
phép nhân rất nhanh (hàng triệu lần trong một hai giờ) và chính xác từng đoạn
ADN riêng biệt.
Đây thật sự là phương pháp khá hiện đại, kinh tế và thuận tiện cho việc xác
định sự có mặt của một gen nào đó trong tế bào với độ chính xác tương dối
cao. Sự có mặt của băng ADN với kích thước mong muốn khi điện di sản
phẩm PCR chứng tỏ sự có mặt của gen ngoại lai trong hệ gen vật chủ. Tuy
nhiên, đây là một phương pháp có độ nhạy cao, do đó kết quả có thể bị nhiễu
vì PCR nhân các đoạn gen không phân biệt đó là ADN ngoài nhiễm sắc thể hay
không hoặc có thể bị lây nhiễm ADN trong quá trình thao tác.
Do tính phức tạp của hệ gen vật chủ, cặp mồi cũng có thể bắt cặp với những
đoạn không đặc hiệu trong hệ gen vật chủ tạo nên kết quả dương tính không
chính xác. Để nâng cao tính chính xác của việc xác định sự hội nhập của gen

ngoại lai, người ta còn sử dụng phương pháp Southern blot. Đây là một
phương pháp khá tốn kém nhưng là một phương pháp rất hữu hiệu để xác định
sự có mặt của gen ngoại lai và có thể phát hiện số lượng bản sao của gen hội
nhập.
Trong phần lớn các phòng thí nghiệm, người ta sử dụng PCR để sàng lọc sơ
bộ hàng trăm thậm chí hàng nghìn cá thể được chuyển gen sau đó sử dụng các
phương pháp khác để xác nhận lại kết quả PCR mà cho dương tính.
3.5.2 Phương pháp Southern blot.
Đây là phương pháp sử dụng để định vi những trình tự đặc biệt trên ADN
hệ gen. ADN mẫu được cắt bằng các loại enzyme giới hạn sau đó được điện di
trên gel (agarose hoặc polyacrylamide), tiếp theo mẫu được làm biến tính và
8
chuyển lên màng lai nitrocellulose, ở đó, ADN dò có đánh dấu phóng xạ (hoặc
không phóng xạ) được sử dụng để lai ghép. Tiếp theo, kết quả được phân tích
và đánh giá.
3.5.3 Phương pháp Dot blot và slot blot.
Hai phương pháp này được áp dụng để định lượng tương đối một loại ADN
đặc trưng nào đó cũng bằng phương pháp lai phân tử và đánh dấu phóng xạ
hoặc không phóng xạ.Tuy gen chuyển có thể hội nhập vào hệ gen vật chủ
nhưng có thể biểu hiện hoặc không. Các phương pháp trên cho phép kiểm tra
sự có mặt của gen chuyển ở trong cơ thể vật chuyển gen, nhưng sự biểu hiện
của gen là bước cuối cùng và quan trọng nhất để đánh giá động vật chuyển
gen. Có hai cách đánh giá sự biểu hiện của gen ngoại lai trong cơ thể vật chủ là
phát hiện sự có mặt của mARN hoặc sự có mặt của protein do gen đó qui định
được tổng hợp.
3.5.4 Các phương pháp phát hiện mRNA.
Để xác định gen chuyển có được hoạt động không, người ta có thể xác nhận
sự biểu hiện của gen thông qua sự có mặt của mARN bằng Northem blot, ARN
dot blot (kỹ thuật lai phân tử mà đối tượng là mARN), RT-PCR (PCR
ngược) . . . Trong các phương pháp trên thì RT-PCR là phương pháp nhạy và

nhanh hơn cả. Chỉ cần một lượng ARN khuôn rất nhỏ để tổng hợp nên sợi
cDNA đầu tiên bằng enzyme phiên mã ngược. Sợi cDNA sau đó được khuếch
đại lên nhờ PCR với cặp mồi đặc hiệu cho gen ngoại lai đó.
3.5.5 Các phương pháp phát hiện protein
Một cách khác để theo dõi thế hệ sau của động vật chuyển gen có gen lạ
xuất hiện không, tức là có tổng hợp ra protein mới hay không, trong trường
hợp có sẵn kháng thể kháng protein, kỹ thuật lai thấm protein (Westem
blotting) có thể được sử dụng để phát hiện sự biểu hiện của gen đó. Nội dung
của phương pháp này có thể tóm tắt như sau: Điện di protein tổng số trên gel
SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate - Polyacrylamide Gel Electrophoresis)
để tách các protein theo trọng lượng phân tử khác nhau. Chuyển protein sang
màng lai (nitrocellulose). Lai với kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody)
có đánh dấu phóng xạ. Phản ứng dương tính nói lên protein của gen lạ đã
được tổng hợp. Người ta có thể sử dụng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA)
hoặc kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA) để phát hiện protein lạ trong động vật.
3.6 Tạo dòng động vật chuyển gen
Động vật chuyển gen có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu ban đầu để tạo
dòng động vật chuyển gen. Con vật mới được tạo ra gọi là Fo (foundation
animal) khi có những biểu hiện gen được chuyển. Lai ghép để nhân lên dòng
chuyển gen có gen chuyển ở một vị trí (locus) nào đó) và là đồng hợp tử.
Thông thường, khi chuyển gen thì kết quả ban đầu sẽ là gen được chuyển vào
9
nhiều vị trí trong hệ gen và ở trạng thái dị hợp tử và cũng không thể điều khiển
được số lượng vị trí kết hợp. Các vị trí kết hợp khác nhau có những biểu hiện
khác nhau, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, có sự khác biệt đáng kể giữa các
con của thế hệ sau của động vật chuyển gen. Và hy vọng rằng, sự di truyền các
gen đó tuân theo các định luật Menden.
4 Chuyển gen bằng kỹ thuật vi tiêm.
Việc chuyển gen bằng vi tiêm vào phôi non của động vật được tiến hành
nhờ sự trợ giúp của các máy móc và thiết bị vô cùng chính xác và chuyên dụng.

Trong số các biện pháp chuyển gen, cho đến nay, vi tiêm là biện pháp hiệu quả
nhất trong việc chuyển gen vào tế bào động vật đặc biệt là phôi của động vật có
vú. Trường hợp vi tiêm và phôi non để tạo ra động vật chuyển gen thành công đầu
tiên là của Gordon trên chuột. Tuy nhiên, gen đó đã không biểu hiện mặc dù tổ
hợp gen được thiết kế trên cấu trúc tái tổ hợp của virus. Trường hợp quan sát thấy
thay đổi về kiểu hình đầu tiên ở chuột chuyển gen hocmoon sinh trưởng được mô
tả năm 1982 nhờ công trình của Palmiter và cộng sự và đến nay, hàng trăm bài báo
liên quan đến việc chuyển gen bằng kỹ thuật vi tiêm được xuất bản hàng năm. Kỹ
thuật vi tiêm lượng ADN thuần khiết vào phôi non của động vật tạo ra việc kết
hợp đoạn gen đó vào trong bộ nhiễm sắc thể của trứng mới thụ tinh. Nếu nguyên
liệu di truyền đó được dung hợp vào nhiễm sắc thể thì con non sinh ra sẽ có bản
copy thông tin di truyền ở tất cả các tế bào. ADN ngoại lai cần phải được kết hợp
vào bộ gen của tế bào chủ trước khi được phân bào lần đầu tiên, nếu không, ta sẽ
thu được con vật chuyển gen thể khảm. Chính vì vậy, gen cần phải được chuyển
vào ở giai đoạn sớm nhất có thể được ví dụ như giai đoạn nhân non, lý tưởng nhất
là một vài giờ sau khi thụ tinh, khi đó nhân của tinh trùng và nhân của trứng có thể
quan sát được dưới kính hiển vi. Gen chuyển có thể được tiêm vào bất cứ nhân
nào, tuy nhiên, nhiễm sắc thể X và Y cũng có thể tiếp nhận gen chuyển và có thể
cho kiểu hình khác nhau, như vậy chúng ta có thể lựa chọn tiền nhân thích hợp.
Bình thường nhân đực to hơn và gần phía ngoài hơn là nhân cái. (hình )
4.1 Điều kiện cơ bản để thực hiện vi tiêm.
Brinster và các cộng sự (1985) đã thông báo về những thay đổi trong
phương pháp luận đối với chuyển gen thông qua vi tiêm vào phôi chuột và kết quả
cuối cùng chỉ ra rằng cần có những điều kiện cơ bản để tăng tần số hoà nhập của
ADN ngoại lai vào tế bào thể nhận. Có một vài nhân tố quan trọng nhất, đó là:
· Nồng độ ADN được tiêm: Nồng độ ADN được tiêm có thể là một nhân tố
hạn chế đối với hiệu quả hoà nhập. Nồng độ tối ưu là 1-2 ng/ml, tức là khoảng
100-1000 bản sao của đoạn ADN.
· Tạo đầu dính (non-blunt end): Một phân tử ADN mạch thẳng sẽ được
tiêm vào hiệu quả hơn nếu được cắt bởi enzym endonuclease tạo ra hai đầu dính.

· Vị trí tiêm ADN vào trong tế bào: Tiêm ADN ngoại lai vào nhân thường
cho hiệu quả cao hơn vào tế bào chất.
· Kiểu tế bào được tiêm: Tiêm ADN lạ vào nhân trứng hoặc nhân tinh trùng
cũng làm thay đổi kiểu gen và kiểu hình của hợp tử do trứng hoặc tinh trùng này
10
tạo ra. Một cách khác cho hiệu quả cao hơn là tiêm vào nhân của hợp tử. Tuy
nhiên, bằng cách này người ta tiến hành ở bò và cừu thì hiệu quả cũng chỉ đạt 0. 2-
2%. Sau đó những tiến bộ đã được thông báo trong lĩnh vực nghiên cứu các tế bào
cuống phôi (ES) và nguyên bào tinh, nguyên bào noãn (PGC). Những dòng tế bào
này đã cho phép sự hoà nhập của ADN lạ vào hệ gen của động vật một cách có
hiệu quả cao.
· Nguồn vật liệu di truyền được tạo phôi: Hiệu quả gắn kết ADN lạ vào
genome của phôi lai giữa các nòi cho hiệu quả cao hơn vào genome của phôi đối
với các dòng cận huyết.
4.2 Quy trình tạo động vật chuyển gen
(1) Gen có chức năng nào đó được lựa chọn và phân lập trong phòng thí
nghiệm.
(2) Một con vật cho được gây siêu bài noãn và thu hoạch phôi từ ống dẫn
trứng.
(3) Gen được đưa vào trứng được thụ tinh bằng kỹ thuật vi tiêm.
(4) Phôi chuyển gen được đưa vào con vật nhận mà có thể cho ra đời con non
có gen đã chuyển.
(5) Kiểm tra con non đối với gen mới chuyển, lai tạo để tạo con non có tính ổn
định di truyền về tính trạng mới.
4.3 Những thiết bị yêu cầu cho thao tác vi tiêm.
11
Gía thết bị cần thiết cho thao tác chuyển gen bằng vi tiêm khoảng 50ngàn-80
ngàn USD và bao gồm:
· Hệ thống kính hiển vi độ phân giải cao với vật kính Nomarski hoặc
Hoffman(Kính hiển vi soi ngược) với thị kính là 10x-15x và vật kính 20x hoặc

40x để quan sát nhân non.
· Tủ ấm CO
2
, để duy trì nhiệt độ là 37-38
o
C với nồng độ CO
2
là 5%-6%.
· 1 cặp vi thao tác Litz hoặc tương đương có tác dụng điều khiển kim vi tiêm
và kim giữ;
· Cặp syringe điều khiển lượng dung dịch trong kim vi tiêm và kim giữ
· Thiết bị giữ và điều khiển syringe,
· Các thiết bị chế tạo và gia cố kim ống capillary dùng đế chế tạo kim vi tiêm,
kim giữ và kim nạp
·Dầu parafin, agar và các hoá chất cần thiết khác .
· Bàn chống rung, kính hiển vi soi nổi, dụng cụ phẫu thuật và vi phẫu thuật,
4.4 Các gen dùng để chuyển vào động vật.
Cho đến nay, người ta đã chuyển khá nhiều gen lạ có nguồn gốc từ người,
động vật, thực vật và vi sinh vật vào các loại động vật như chuột, thỏ, cá và các
loại vật nuôi như bò, cừ, dê, lợn , gà, chim thậm chí cả vào muỗi.
Động vật
nhận
Gen và chức năng của chúng
Cá -Gen sinh trưởng và yếu tố sinh trưởng (fGH, hGH, bGH) d-crystallin
(gà), b-gallactosidase, kháng hygromycine, protein chống đông lạnh, ÀP,
a-globin, neomicine, phosphats-transferase, liciferase
Lợn -Các loại gen hóc môn sinh trưởng và yếu tố sinh trưởng
(mMT, hGH, mMT-bGH, PRL-bGH, mMT-hGRF, alb-hGRF, mMT-
hGF và mMT-bGH
Chuột hGH, rGH, hGRF, gen mã hoá luciferase

Cừu (mMT, hGH, mMT-bGH, PRL-bGH, mMT-hGRF, alb-hGRF, mMT-
hGF ), smt-sGH5, sMT-sGH9.
a1-antitripsin (trong điều trị viêm phổi), tạo albumin, yếu tố trong quá
trình đông máu.
Bò b-GH
5 Ứng dụng của chuyển gen thông qua vi tiêm.
Ngày nay, chuyển gen nói chung và vi tiêm ADN nói riêng như là một cuộc
cách mạng trong ngành chăn nuôi trên thế giới. Mục tiêu chính của chăn nuôi là
tăng khả năng sinh sản, tăng hiệu quả chăn nuôi, tăng năng suất sản phẩm và tăng
khả năng chống bệnh Do chuyển gen làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền nên
có thể tạo ra bước nhảy vọt vế khả năng của vật nuôi mà trong tự nhiên không có
được. Những thành tựu và ứng dụng tạo động vật chuyển gen nhờ vi tiêm như sau:
12
5.1 Tăng cường khả năng sinh trưởng và thay đổi đặc tính cơ thể:
Khả năng sinh trưởng và chất lượng sản phẩm động vật cao do sự kiểm soát
bởi các gen tăng cường sinh trưởng. Việc chuyển gen hoocmon sinh trưởng của
chuột hoặc người vào động vật đã tăng tỉ lệ và kích thước cơ thể lên hai lần. Lợn
được chuyển gen 9 tháng tuổi nặng hơn 28% so với lợn không được chuyển gen
và có mức hoocmon sinh trưởng gấp 50 lần do sự dịch mã gen dung hợp MLP.
5.2 Tăng sản lượng và chất lượng sữa:
Machlin(1979) thấy rằng nếu tăng hoocmon sinh trưởng HGH có nguồn gốc
ngoại sinh làm tăng 18% sản lượng sữa. Nếu bò được chuyển gen hoocmon sinh
trưởng làm tăng lượng hoocmôn sinh trưởng trong cơ thể và tăng sản lượng sữa
mà không gây tác dụng xấu như tiêm nhiều hoocmon sinh trưởng.
5.3 Tạo các biệt dược, mô và phủ tạng thay thế cho người:
Người ta đã tan ra những con cừu chuyển gen mà trong sữacủa chúng có chứa
protein lactofein có tác dụng nhưchất kháng sinh. Một loài dê chuyển gen đũng đã
được tạo ra mà trong máu của chứng chứa chất antitrombine của một loại
glycoproteincó chức năng điều hoà sự đông máu.Người ta cho rằng phủ tạng của
linh trưởng là nhóm gần người có thể dùng ghép cho người nhưng thực tế rất khó

khăn: Ngày nay dùng phủ tạng lợn vì dễtìm và có kích thước tương tựnhưcủa
người.Tuy nhiên, người ta dùng phủ tạng lợn gặp khó khăn vì trong màng tế bào
của chứng có enzymgalactose (người không có) đã làm trở ngại choviệc ghép. Vì
thế, các nhà khoa học (1998)đã nghiên cứu và tạo ra giống lợn không có galactose
dochuyển hai. hoặc ba gen của người cho lợn vàbướcđầu giải quyếtđược khó khăn
trên. Đối với động vật sản xuất dượcphẩm, yêu cầuđối với con vật chuyển gen sản
xuất dược phẩm là: Nó có khảnăng sản xuấtđược dược phẩm theo yêu cầu ở mức
độ cao mà khôngảnhhưởngđến sức khoẻ của bản thân nó và nó có thể chuyển khả
năng sản xuất dược phẩm sang đời sau.
Bảng 1. Các loại dược phẩm được sử dụng gần đây có nguồn gốc từ động vật
chuyển gen.
Động vật Dược Sử dụng
13
chuyển
gen
phẩm/protein
Máu và hệ tuần hoàn
Lợn Hemoglobin ở
người
Năm 1991, 3 lợn chuyển gen được tạo ra từ phôi 1
ngày tuổi tại TTCNSH NewJersey. Gen được chuyển
la tạo hemoglobin của người, có khả năng vận chyển
oxy như bình thường.
Cừu,
Lợn, Bò
Yếu tố chống
đông máu VIII,
IX.
Điều trị bệnh ưa chảy máu và giảm nguy cơ phản ứng
truyền máu.

Cừu, Bò Fibrinogen Điều trị vết thương
Bò Albumin huyết
thanh người
Duy trì thể tích máu và chống sốc khi mất máu
Dê Chất chống đông
máu nhóm III
Protein chống đông máu nhóm III xuất hiện thường
xuyên trong cơ thể và nó có vai trò đông máu. Công ty
CNSH Massachusess đã tạo ra dê chuyển gen này, mỗi
con hàng năm tạo ra 500-800 lít sữa, mỗi lít chứa 28 g
protein.
Cừu Alpha-1-anti
tripsin
Thiếu hụt dẫn tới hội chứng “Emphysema”. Protein
này giúp tăng quá trình vận chuyển qua màng của
dưỡng khí cũng như chất thải. Các nhà KH ở Scottlen
đã tạo ra cừu biến đổi gen sản xuất >35g alpha-1-
antitripsin trong 1 lít sữa=1/5 nhu cầu điều trị cho 1
bệnh nhân/năm. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2003,
công ty này đã phải từ bỏ công trình do chi phí quá tốn
kém cho việc tinh chế protein từ sữa cừu.
Cừu, lợn,

Yếu tố hoạt hoá
plasminogen của
mô bào
Enzyme chống đông vón sử dụng điều trị một số bệnh
tim mạch, ngẽn mạch
Điều trị và phòng chống lây nhiễm
Dê Pro542 Điều trị HIV

Dê, cừu Yếu tố vận
chuyển xuyên
màng
Bò Alpha-lactabumin Chống nhiễm trùng
Bò Colagen I và II Sửa chữa mô bào, điều trị thấp khớp
Kháng thể
Gà Kháng thể,
Protein máu, dinh
dưỡng
Trứng với hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu
con người
Chuột Kháng thể người Kháng thể động vật có phản ứng quá mẫn nhưng
14
kháng thể người được tổng hợp từ chuột thì không.
Gà, bò,

Kháng thể đơn
dòng
Các loại vaccine được tạo ra như vaccine viêm gan B.
Các loại khác
Dê Protein chống
bệnh số rét
Năm 1998, 1 báo cáo cho rằng, sữa dê có chứa 1 loại
protein giống với protein của ký sinh trùng số rét, vì
vậy sữa này có thể được dùng như một loại vaccine
chống bệnh sốt rét.
Thỏ Alpha-
glucosidase
Chống bệnh Pompe’s, bệnh rối loạn tế bào gan->
không có khả năng chuyển hoá glycogen –> đái

đường.
Bò Lactoferin loại protein này giúp con vật non hấp thụ Fe
2+
, có tác
dụng chống nhiễm khuẩn, chống thiếu máu, chống
viêm khớp.
Dê Acide Glutamic
decarboxylase
Điều trị tiểu đường nhóm 1
Chuột Hoocmôn sinh
trưởng ở người
5.4 Giá trị thương mại
Có khoảng 10-30% số trường hợp cấy chuyển gen ở chuột thành công, trong
khi đó, chỉ có dưới 5% số trường hợp của Bò, dê, cừu thành công. Việc tạo một
con vật chuyển gen trong giai đoạn hiện tại còn đắt (100.000 -200.000 USD năm
1999) và hy vọng trong vài năm nữa, chi phí cho một ca chuyển gen chỉ khoảng
5000 USD.
Hiệu quả của động vật chuyển gen đem lại khá cao, công ty Winscosin dự tính
một con bò chuyển gen trong vòng đời của nó có thể tạo ra 200-300 triệu USD trị
giá dược phẩm.
Bảng 2. Giá một số sản phẩm thuốc được tạo ra bởi công ty ‘Animal
Pharming’
Thuốc Động vật Gía/con/năm
AAT (a-1 antitrypsin, thiếu hụt di truyền dẫn tới hội
chứng emphysema)
Cừu 15.000 USD
TPA(tissue Plasminogen activator, điều trị đông máu) Dê 75.000 USD
Yếu tố VIII ( yếu tố đông máu, điều trị ưa chảy máu
XI)
Cừu 37.000 USD

15
Hemoglobin (máu thay thế) Lợn 3.000 USD
Lactoferin (chất thay thế bỏ sung cho trẻ nhỏ) Bò 20.000 USD
CFTR (Cystic fibrosis transmenbrane conductant
regulator, điều trị nang xơ.
Cừu, chuột,

75.000 USD
Human Protein C, chống đông máu, điều trị đông máu Lợn 1.000.000
USD
(giá thị trường hiện thời sản xuất trên một động vật)
5.5 Tạo các sản phẩm kinh tế khác:
Chuyển genlàm tăng hàm lượng systein, làm tăng tốcđộmọc lông, làm tăng
tổng hợp collagen và làm tăng độ bền của da. Người ta đã tạo rađược giống cừu
chuyển gen mà có thể tự thay bộ lông khi ăn một loại thứcăn đạc biệt mặc dù
không cần cắt xén lông. Một giống cừu chuyển gen khác có thời gian cho lông chỉ
bằng 1/3 so với cừu khôngđược chuyển gen.
5.6 Khả năng ứng dụng tại Việt Nam.
Thực phẩm biến đổi gen đã và đang đóng góp rất nhiều trong việc đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm cho con người. Cây biến đổi gen với một sốcác tính
trạng như khả năng kháng bệnh, chịu hạn, chịu lạnh, kháng chất diệt cỏ, bất
thụđực, gạo có tiền chất caroten, cà chua chín chậm với diện tích canh tác dành
cho cây chuyển gen là vào khoảng 130.000 km
2
tập trung tại cácnước như Mỹ,
Trung quốc, Canada, Achentina, Úc và các nước Ảrập với hầu hết là trên các loại
cây trồng (khoảng 60 loại ).Triển vọng của động vật chuyển gen hầu như không có
giới hạn. Tuy nhiên,đểđạt tới một tiềm năng như thế dường như là một quá trình
lâu dài và khó khăn trong một số trường hợp, nhưng triển vọng thật là rõ ràng và
ngày càng có nhiều sự đầu tư về kinh phí và chất xám vào lĩnh vực này. Lĩnh vực

đang phát triển nhất hiện nay là tạo động vật chuyển gen sản xuất thuốc,sản xuất
các protein quí qua con đường tiết sữa. Mặc dù cá cứng dụng động vật chuyển gen
trong nông nghiệp hiện tại còn chưa được khai thác, song trong tương lai nó cũng
hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ.
Mặc dầu những thành tựu của kỹ thuật chuyển gen rất to lớn và dễ nhận thấy
nhưng những nguy hại từ nó cũng không nhỏ và thật khó nắm bắt và đề phòng.
Cũng nhìn lại dưới góc độ tiến hoá,việc chuyển gen nhân tạo làm đảo lộn dòng
gen trong tự nhiên, dễ sinh ra một sự ưu chuyển dòng gen hỗn độn trong tự nhiên
mà con người khó kiểm soát hết được. Khả năng trôi dạt của những dòng gen có
thể gây ra hiểm hoạ đối với môi trường sinh thái. Mặt khác đối với động vật
chuyển gen nhờ retrovirus – một loại virus thường chứa một gen gây ung thư,
dođó khi sử dụng retrovirus làm vector thì có thể sẽ nảy sinh những nguy cơ
không thể lường trước được.Việc chuyển gen vào động vật đã làm nảy sinh những
vấn đề về pháp luật và đạo đức. Trong khi tạo động vật chuyển gen đã và sẽ mang
lại rất nhiều lợi nhuận nhưng cũng có những quan điểm trái ngược, lo sợ rằng tạo
động vật chuyển gen đe doạ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái hoặc động vật chuyển
gen có khả năng sinh sản thấp, nếu lai với động vật tự nhiên có thể làm giảm khả
năng sinh sản, giảm số lượng, đe doạ sự tồn tại của loài. Một số trường hợp động
16
vật chuyển gen có khả năng kháng bệnh kém hoặc có biểu hiện bệnh lý. Thêm vào
đó,động vật chuyển gen sử dụng làm thực phẩm cũng không đạt được nhiều sự
ủng hộ của tuyệt đại công chúng. Có một số quan điểm cho rằng thực phẩm
chuyển gen có thể có những tác hại đối với con người như gây dị ứng. Người ta lo
lắng đến những vấn đề về sức khoẻ khi sử dụng những loại thực phẩm này.
Trong khi đó, những ứng dụng trong y học của động vật chuyển gen dễ dàng được
chấp nhận hơn bởi khi đối mặt với những bệnh tật hiểm nghèo người ta sẽ lựa
chọn giải pháp ít rủi ro hơn. Trong tương lai không xa, các nhà khoa học hy vọng
sẽ làm tăng nhận thức của công chúng và sự chấp nhận những sản phẩm chuyển
gen.
Ở Việt nam, những nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học và đặc biệt là

công nghệ gen được phát triển khá mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nghiên
cứu chuyển gen thực vật và động vật đã được tiến hành ở nhiều cơ sở nghiên cứu
như Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Công nghệ sinh học,Trung tâm công nghệ
sinh học -Đại học quốc gia Hà nội….Ở động vật, những nghiên cứu chuyển gen
mới được bắt đầu và chủ yếu thực hiện ở các hạch với tổ hợp gen hoc môn sinh
trưởng bằng vi tiêm. Chuyển gen trên cá có nhiều thuận lợi hơn rất nhiều so với
chuyển gen vào động vật có vú do số lượng trứng nhiều, kích thước trứng lớn,
không cần cấy vào cơ thể mẹ sau khi vi tiêm, không đòi hỏi điều kiện chăm sóc
quá nghiêm ngặt. Ở động vật có vú, chưa có công trình nào công bố thực hiện việc
chuyển gen vào động vật có vú ở Việt nam. Tuy nhiên, các kỹ thuật liên quan đến
việc tạo động vật chuyển gen thì đã được tiếp cận và thực hiện ở một số cơ sở
nghiên cứu. Ví dụ như, phòng thí nghiệm và trang thiết bị máy móc cho phân tích
gen, protein; thụ tinh nhân tạo, gây siêu bài noãn, thu hoạch phôi, trứng, cắt phôi,
cấy truyền phôi, xác định giới tính phôi, lai tạo và chọn giống.Hơn nữa, rất nhiều
cơ sở nghiên cứu đã có những kết quả và kinh nghiệm về chuyển gen ở thực vật và
động vật.
Động vật chuyển gen đã và đang trở thành một xu hướng nghiên cứu và phát
triển thay vì chỉ cung cấp thực phẩm đơn thuần. Việc nghiên cứu và tạo động vật
chuyển gen để tạo ra các dược phẩm và các sản phẩm của chúng đang thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu thị trường thế giới đối với các dược phẩm đặc
hiệu chỉ có thể tạo ra bằng con đường chuyển gen. Việc chuyển gen và tạo sản
phẩm chuyển gen cho đến nay tỷ lệ thành công còn thấp, chi phí còn cao nhưng
chi phí đã giảm nhiều trong những năm gần đây và còn giảm nhiều trong những
năm tới. Động vật chuyển gen sẽ là một xu hướng phát triển tất yếu phục vụ nhu
cầu ngày càng tăng của con người. Do vậy, với điều kiện cơ sở vật chất và con
người ở các cơ quan nghiên cứu ở nước ta, việc kết hợp nghiên cứu để tiến hành
chuyển gen vào động vật có vú là hoàn toàn có thể thực hiện được giai đoạn này.
Chi phí cho việc chuyển gen càng ngày càng thấp và trong thời gian không xa, với
sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ thì việc chuyển gen vào động
vật với hiệu quả cao; tổ hợp gen cần chuyển được chèn chính xác vào vị trí cần

thiết và khống chế được những tác động tiêu cực của việc chuyển gen ở cơ thể tiếp
nhận, thì việc chấp nhận và khả năng ứng dụng rộng rãi kỹ thuật chuyển gen để
17
phục vụ các nhu cầu của con người là vô cùng lớn. Việc nghiên cứu và chuyển gen
vào động vật ở Việt nam là yêu cầu và hướng đi cần thiết để chúng ta không bị lạc
hậu về khoa học và công nghệ so với các nước trong khu vực và thế giới.
MỘT SỐ THÀNH TỰU CHUYỂN GEN Ở ĐỘNG VẬT:
Để phục vụ mục đích nghiên cứu và thương mại, các nhà khoa học đã tiến
hành biến đổi gen nhằm tạo ra những động vật phát sáng nhân tạo. Hãy cùng ngắm
nhìn các sản phẩm đặc biệt của họ.
18
Một số ít cá Medaka biến đổi gen phát sáng trong bóng tối khi bơi trong một bể
cá tại Đài Bắc ngày 6/9/2001. Tập đoàn Taikong của Đài Loan đã tạo ra những
con cá này với ý định bắt đầu tiếp thị chúng trước công luận như những vật nuôi
đầu tiên trên thế giới có khả năng phát sáng trong bóng tối. Ảnh: Reuters.
19
Một đàn cá biến đổi gen Medaka của Tập đoàn Taikong khoe khả năng phát
sáng đặc biệt trong một bể chứa tại triển lãm ở Đài Bắc ngày 26/7/2007. Ảnh:
Reuters.
Các con cá Archocentrus Nigrofasciatus Var có khả năng phát sáng nhân tạo tại
20
Triển lãm thủy sinh quốc tế Đài Loan 2010. Ảnh: Reuters.
Hình ảnh kết hợp cho thấy một chân của con chó săn nhân bản vô tính, 3
tháng tuổi phát quang trong bóng tối dưới ánh sáng cực tím (trái) và dưới
ánh sáng bình thường tại Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc ngày
13/5/2009. Ảnh: Reuters.
21
Con chó săn đặc biệt trên là một trong những hậu duệ đời đầu của "Ruppy" - con
chó biến đổi gen đầu tiên trên thế giới mang gen huỳnh quang. Các nhà khoa
học đã lấy một protein huỳnh quang và cấy nó vào các tế bào của con chó săn.

Con cái của những con chó như Ruppy cũng sẽ thừa hưởng cùng gen huỳnh
quang như mẹ của chúng và có khả năng phát sáng trong bóng tối dưới ánh
sáng cực tím. Ảnh: Reuters.
22
Một con cá gấu trúc (Convict Cichlids) biến đổi gen phát sáng trong bể nước tại
buổi họp báo giới thiệu Triển lãm thủy sinh quốc tế Đài Loan 2010. Ảnh: Reuters.
Ba con lợn biến đổi gen phát sáng màu xanh lục ở Đài Bắc tháng 1/2006. Các
nhà khoa học Đài Loan - nơi sản sinh ra những con cá phát sáng nhân tạo đầu
tiên trên thế giới - hy vọng thành công mới của họ sẽ tăng thanh thế cho hoạt
động nghiên cứu tế bào gốc của vùng lãnh thổ này.
23
Ánh sáng neon tỏa ra từ các con cá ngựa vằn biến đổi gen tại Triển lãm
thủy sinh quốc tế Đài Loan tháng 11/2009.
24
25
Cá hồi chuyển đổi gen AquAdvantage được làm thực phẩm

×